Tải bản đầy đủ (.doc) (35 trang)

TIỂU LUẬN CUỐI KỲ TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ THANH NIÊN. LIÊN HỆ ĐẾN VAI TRÒ CỦA THANH NIÊN TRONG CÔNG CUỘC XÂY DỰNG VÀ BẢO VỆ TỔ QUỐC HIỆN NAY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.15 MB, 35 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ
THUẬT TP. HCM KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ MƠN HỌC: TƯ
TƯỞNG HỒ CHÍ MINH 

TIỂU LUẬN CUỐI KỲ
TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ THANH NIÊN. LIÊN HỆ
ĐẾN VAI TRỊ CỦA THANH NIÊN TRONG CÔNG CUỘC
XÂY DỰNG VÀ BẢO VỆ TỔ QUỐC HIỆN NAY


ĐIỂM SỐ
TIÊU CHÍNỘI DUNG

BỐ CỤCTRÌNH BÀY

TỔNG

ĐIỂM
Nhận xét của giáo viên:
......................................................................................................................
......................................................................................................................
......................................................................................................................
......................................................................................................................


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU..................................................................................................1
1.

Lý do chọn đề tài.......................................................................................1


2.

Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu............................................................1

3.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.............................................................2

4.

Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu................................................2

5.

Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của tiểu luận.............................................2

6.

Kết cấu của tiểu luận.................................................................................3

PHẦN NỘI DUNG..............................................................................................4
Chương 1: Tư tưởng Hồ Chí Minh về thanh niên........................................4
1.1. Khái niệm thanh niên.............................................................................4
1.2. Nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về thanh niên.....................................5
1.2.1. Muốn thức tỉnh một dân tộc, trước hết phải thức tỉnh thanh niên.......7
1.2.2. Tuổi trẻ là mùa xuân của xã hội, của dân tộc......................................7
1.2.3. Sự phát triển của xã hội phần lớn phụ thuộc vào thanh niên..............8
1.2.4. Sự học tập, rèn luyện của thế hệ trẻ góp phần quan trọng đến tương lai

đất nước.................................................................................................................9

1.2.5.Vai trò của giáo dục, đào tạo thế hệ trẻ đối với sự nghiệp cách mạng
10
Chương 2. Vai trò của thanh niên trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ
quốc hiện nay.....................................................................................................13
2.1.Trước tiên phải rèn luyện tinh thần và đạo đức cách mạng của một người

thanh niên yêu nước......................................................................................................................13
2.2.Học tập, rèn luyện sức khỏe, chuẩn bị hành trang cho công cuộc xây
dựng và bảo vệ Tổ quốc.........................................................................................................................14
2.3.Xây dựng, phát triển đất nước, rút ngắn khoảng cách với các nước phát
triển.....................................................................................................................................................................15


2.4. Nêu cao tinh thần đoàn kết, chia sẻ, tương thân, tương ái, vì cộng đồng
và lợi ích quốc gia......................................................................................................................................17
2.5. Những thành tựu....................................................................................................................18
2.6. Mặt hạn chế và thách thức...............................................................................................19
2.7. Giải pháp....................................................................................................................................20
KẾT LUẬN........................................................................................................22
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC HÌNH ẢNH


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Lịch sử Việt Nam phát triển theo một dòng chảy liên tục, nhiều thế hệ nối
tiếp nhau. Đó là một quy luật. Các dân tộc, các giai cấp, các lực lượng chính trị
trong xã hội muốn duy trì và phát triển lực lượng của mình, phải nhận thức đầy
đủ quy luật đó, phải quan tâm đến việc bồi dưỡng các thế hệ kế tiếp.
Kế thừa những giá trị của Chủ nghĩa Mác – Lê nin, trong quá trình tìm

đường cứu nước và lãnh đạo cách mạng, Hồ Chí Minh ln đề cao vị trí, vai trị
và đặt niềm tin sâu sắc vào thế hệ trẻ. Theo Hồ Chí Minh, tương lai của đất
nước, của dân tộc nằm ngay trong tay các thế hệ thanh niên. Người khẳng định,
thanh niên là lực lượng cách mạng hùng hậu, bộ phận quan trọng của dân tộc, là
lớp người kế tục sự nghiệp cách mạng của cha anh.
Đảng Cộng sản Việt Nam ln đề cao vị trí, vai trò của thanh niên, xác
định thanh niên là lực lượng xung kích cách mạng, cơng tác thanh niên là vấn đề
sống cịn của dân tộc, ln phát huy vai trị thanh niên trong đấu tranh giải
phóng dân tộc và sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Thanh niên là lực lượng đi đầu trong việc thực hiện khát vọng phát triển đất
nước phồn vinh, hạnh phúc, sớm trở thành nước phát triển, vì mục tiêu dân giàu,
nước mạnh, dân chủ, cơng bằng, văn minh.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Nắm được những nội dung cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh về thanh
niên, hiểu được vai trị của thanh niên trong cơng cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ
quốc, đồng thời phân tích những mặt hạn chế của thanh niên ngày nay. Từ đó
hình thành nên cơ sở tư tưởng và lý luận để vạch ra chiến lược giáo dục, bồi
dưỡng thanh niên Việt Nam trong thế kỷ XXI nhằm đáp ứng yêu cầu của công
cuộc đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

1


Qua nghiên cứu đề tài này, sinh viên bước đầu có được tư duy và kỹ năng
đúng đắn, phù hợp khi phân tích về mặt lý luận các vấn đề về thanh niên, vận
dụng kiến thức môn học vào giải quyết vấn đề thực tiễn.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là những vấn đề lý luận về khái niệm, nội dung, vai
trị và những đóng góp của thanh niên. Để từ đó làm rõ được quan điểm của tư
tưởng Hồ Chí Minh về thanh niên.

Phạm vi nghiên cứu của đề tài là tư tưởng Hồ Chí Minh về thanh niên và vai
trị của thanh niên trong công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam ở thế kỉ
21. Dựa trên những tài liệu từ các trang báo mạng chính thống như báo Nhân Dân,

báo Thanh niên, Công an nhân dân…
4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
Tiểu luận đã sử dụng phương pháp nghiên cứu chính đó là phương pháp
luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng với chủ nghĩa duy vật lịch sử của chủ
nghĩa Mác - Lênin và những nguyên tắc mang tính phương pháp luận của Hồ
Chí Minh đó là tính Đảng, tính khoa học; lý luận gắn liền thực tiễn; tính lịch sử,
tính cụ thể; tính tồn diện; tính kế thừa và phát triển.
Từ phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin và Hồ Chí Minh, khi
nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh, chúng ta sử dụng các phương pháp khoa học
cụ thể đó là: phương pháp phân tích tổng hợp, phương pháp đối chiếu, phương
pháp logic, phương pháp xã hội học để nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh.
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của tiểu luận
5.1. Ý nghĩa khoa học
Giúp cho sinh viên trang bị vững kiến thức quan điểm tư tưởng Hồ Chí
Minh về vấn đề thanh niên.
Phân tích tầm quan trọng của vị trí và vai trị của thanh niên trong công cuộc
xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc hiện nay.
5.2. Ý nghĩa thực tiễn
Góp phần nâng cao tinh thần yêu nước, yêu Đảng của thế hệ thanh niên.
2


Đề xuất các phương pháp, giải pháp học tập và rèn luyện; góp phần xây dựng,

củng cố, phát triển và bảo vệ Tổ quốc.
6. Kết cấu của tiểu luận

Ngoài phần mở đầu và kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, đề tài
được kết cấu thành 2 mục như sau:
Chương 1. TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ THANH NIÊN
Chương 2. LIÊN HỆ ĐẾN VAI TRÒ THANH NIÊN TRONG CÔNG CUỘC
XÂY DỰNG VÀ BẢO VỆ TỔ QUỐC HIỆN NAY

3


PHẦN NỘI DUNG
Chương 1: Tư tưởng Hồ Chí Minh về thanh niên
1.1. Khái niệm thanh niên
Khái niệm thanh niên có thể được hiểu theo nhiều nghĩa. Thanh niên được
dùng để chỉ đến đối tượng là một nhóm người trong xã hội hoặc một con người
nào đó cụ thể, cũng có khi thanh niên được dùng để chỉ một trạng thái tính cách
của con người. Trong bài tiểu luận này chúng ta sẽ tìm hiểu thanh niên theo
nghĩa một nhóm người còn trẻ tuổi. Sự kết thúc của tuổi thiếu niên và sự khởi
đầu của tuổi trưởng thành khác biệt theo từng quốc gia và bởi chức năng, và hơn
nữa thậm chí bên trong một quốc gia hay nền văn hố cũng có những độ tuổi
khác nhau để một cá nhân được coi là (theo tuổi tác và pháp lý) đủ lớn để được
xã hội tin tưởng giao phó một số trách nhiệm.
Thanh niên là lực lượng xã hội to lớn, một trong những nhân tố quan trọng
quyết định tương lai, vận mệnh dân tộc; là lực lượng chủ yếu trên nhiều lĩnh
vực, đảm nhiệm những cơng việc địi hỏi hy sinh, gian khổ, sức khỏe và sáng
tạo. Trong quá trình lãnh đạo đất nước, Đảng ta luôn đề cao vai trị, vị trí của
thanh niên, xác định thanh niên là lực lượng xung kích cách mạng, Đồn Thanh
niên Cộng sản Hồ Chí Minh là đội dự bị tin cậy của Đảng; cơng tác thanh niên
là vấn đề sống cịn của dân tộc.
Hiện nay lực lượng thanh niên có vị trí rất quan trọng không thể thiếu trong
công cuộc xây dưng và bảo vệ tổ quốc. Chủ tịch Hồ Chí Minh từng khẳng định:

“Thanh niên là người chủ tương lai của nước nhà. Thật vậy, nước nhà thịnh hay
suy, mạnh hay yếu, một phần lớn là do các thanh niên. Thanh niên muốn làm
người chủ tương lai cho xứng đáng thì ngay hiện tại phải rèn luyện tinh thần và
lực lượng của mình, phải làm việc chuẩn bị cái tương lai đó.”
Thanh niên là trụ cột của nước nhà, chủ nhân tương lai của đất nước, là lực
lượng xung kích trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, một trong những nhân tố quyết
định sự thành bại của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, hội nhập
quốc tế và xây dựng chủ nghĩa xã hội. Thanh niên được đặt ở vị trí trung tâm
4


trong chiến lược bồi dưỡng, phát huy nhân tố và nguồn lực con người. Chăm lo,
bồi dưỡng, giáo dục thanh niên vừa là mục tiêu, vừa là động lực bảo đảm cho sự
ổn định và phát triển vững bền của đất nước.
1.2. Nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về thanh niên
Là lãnh tụ vĩ đại, có tầm nhìn xa trơng rộng, hơn ai hết, Người thấu hiểu vai
trị vơ cùng to lớn của lực lượng thanh niên trong sự nghiệp cách mạng, trong
công cuộc xây dựng, bảo vệ nước nhà. Hồ Chí Minh cho rằng, thanh niên là lớp
người trẻ tuổi, có hồi bão, ước mơ, giàu nghị lực và rất khát khao với lý tưởng
cao đẹp, có đức xả thân vì nghĩa lớn và lịng vị tha sâu sắc. Đó là lứa tuổi có tính
nhạy cảm cao với những cái mới, đẹp và tiến bộ. Do vậy, nếu được giáo dục tốt,
phù hợp với tâm lý và tính cách, giáo dục tiến hành trên cơ sở tạo ra những điều
kiện vật chất, tinh thần cho sự phát triển của tâm lý, tính cách đó và biết định
hướng, động viên đúng mức, thanh niên sẽ say sưa với lý tưởng sống cao đẹp,
phát huy tài năng, tính sáng tạo, sẵn sàng hy sinh vì đại nghĩa.
Khi bàn về nhiệm vụ của thanh niên, Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng:
Nhiệm vụ vẻ vang nhất của thanh niên là ra sức giúp Đảng xây dựng thành công
chủ nghĩa xã hội. Song muốn làm tròn được nhiệm vụ vẻ vang ấy, trước hết
Người yêu cầu mỗi thanh niên phải thấm nhuần tinh thần làm chủ nước nhà và
phải trao đổi đạo đức của người cách mạng.

Theo Người, mỗi người thanh niên trước hết cần phải có đạo đức cách
mạng làm nền tảng thì mới hồn thành được nhiệm vụ cách mạng vẻ vang.
Người nói: "Có đạo đức cách mạng thì khi gặp khó khăn gian khổ, thất bại cũng
khơng sợ sệt, rụt rè, lùi bước. Vì lợi ích chung của dân tộc, của Đảng của cách
mạng mà không ngần ngại hy sinh lợi ích cá nhân. Khi cần thì sẵn sàng hy sinh
cả tính mạng mình cũng khơng thương tiếc. Đó là biểu hiện rất rõ rệt, rất cao
quý của đạo đức cách mạng"
Nhưng muốn có được đạo đức cách mạng thì địi hỏi mỗi thanh niên phải có
sự phấn đấu không ngừng trong mọi hoạt động thực tiễn cách mạng. Người nói:
"Đạo đức cách mạng khơng phải từ trên trời sa xuống, nó do đấu tranh rèn luyện
5


bền bỉ hàng ngày mà phát triển và củng cố, cũng như ngọc càng mài càng sáng,
vàng càng luyện càng trong".
Song chỉ có đạo đức cách mạng thì chưa đủ, theo Người đã trở thành một
người thanh niên tiên tiến thì cần phải có sự nỗ lực học tập khơng ngừng. Người
nói: Thanh niên muốn làm người chủ trong lai cho xứng đáng thì ngay hiện tại
phải rèn luyện tinh thần và lực lượng của mình, phải ra sức làm việc để chuẩn bị
cái tương lai đó. Ngay từ ngày khai trương đầu tiên sau Cách mạng tháng 8 năm
1945, Người đã căn dặn thế hệ trẻ: "Trong công cuộc kiến thiết đó, nước nhà
trơng mong, chờ đời ở các em rất nhiều. Non sơng Việt Nam có trở lên tươi đẹp
hay khơng, dân tộc Việt nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các
cường quốc năm châu được hay khơng, chính là nhờ một phần lớn ở công học
tập của các em". Người khuyên thanh niên phải cố gắng học. Do hoàn cảnh
trong xã hội cũ hạn hệ mà số đơng thanh niên ta ít được học và nay chúng ta
muốn xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội thì nhất định phải có học thức. Lê
nin nói: Khơng học thì khơng thể trở thành người cộng sản". Thanh niên ta hiện
nay cần phải học văn hóa, chính trị, kỹ thuật, cần phải học lý luận Mác-Lênin,
kết hợp với đấu tranh và công tác hàng ngày, học phải đi đơi với hành.

Hồ Chí Minh coi sự nghiệp giáo dục và đào tạo phải được quan tâm, quán triệt
thường xuyên, trong bất cứ hoàn cảnh nào. Khi dân tộc bước vào cuộc trường kỳ
kháng chiến chống thực dân Pháp, Hồ Chí Minh yêu cầu: ta cần phải có một nền
giáo dục kháng chiến và kiến quốc, vì chúng ta phải đào tạo cán bộ mới và giúp đỡ
cán bộ cũ theo tôn chỉ kháng chiến và kiến quốc. Khi cách mạng Việt Nam cùng
một lúc phải thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược, Hồ Chí Minh nêu rõ: "Văn hóa
giáo dục phải phát triển mạnh để phục vụ yêu cầu của cách mạng. Văn hóa giáo dục
là một mặt trận quan trọng trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc
và đấu tranh thực hiện thống nhất nước nhà" . Khi đế quốc Mỹ mở rộng chiến tranh
ra cả nước, Hồ Chí Minh xác định: Trong hồn cảnh cả nước có chiến tranh, sự
nghiệp giáo dục của chúng ta vẫn phát triển nhanh, mạnh hơn bao giờ hết. Trong
hoàn cảnh nào cũng phải tiếp tục thi đua dạy tốt, học tốt.
6


1.2.1. Muốn thức tỉnh một dân tộc, trước hết phải thức tỉnh thanh niên
Năm 1925 trong bài: “Gửi thanh niên An Nam” Hồ Chí Minh đã nhắc nhỏ:
"Hỡi Đơng Dương đáng thương hại, người sẽ chết mất nếu đám thanh niên già
cỗi của người không sớm hồi sinh". Khi truyền bá tư tưởng cách mạng vào trong
nước, Hồ Chí Minh đã chọn đối tượng đầu tiên là thanh niên và tập hợp họ trong
tổ chức "Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên" nhằm tập hợp thanh niên yêu
nước giác ngộ cách mạng tiến hành cơng cuộc giải phóng dân tộc. Trong kháng
chiến chống Pháp, Người đã nói với thanh niên: người ta thường nói thanh niên
là người chủ tương lai của nước nhà. Từ quan điểm và nhận thức đó nên trong
suốt thời kỳ lãnh đạo cách mạng Hồ Chí Minh đã phát huy được rộng khắp
phong trào thi đua tích cực của thanh niên, xứng đáng với khẩu hiệu “đâu Đảng
cần thì thanh niên có, việc gì khó có thanh niên”.
Khi bắt đầu thực hiện nhiệm vụ xây dựng lực lượng cách mạng cho sự nghiệp
giải phóng dân tộc, Hồ Chí Minh quan tâm đến giáo dục thanh niên, thức tỉnh thanh
niên, kêu gọi thanh niên ý thức được trách nhiệm trước dân tộc để đấu tranh giành

lại độc lập cho đất nước, bởi vì theo Người, thanh niên là những người trẻ tuổi, có
sức khỏe, nhiệt tình, hăng hái, ham tìm hiểu, nhanh tiếp thu cái mới..., có vai trò
quan trọng trong các phong trào xã hội. Thực dân Pháp đơ hộ nước ta, thực hiện
chính sách ngu dân, thanh niên nước ta bị nền giáo dục thực dân "nhồi sọ", quên đi
thân phận của người dân mất nước, cam chịu cuộc sống nô lệ.

1.2.2. Tuổi trẻ là mùa xuân của xã hội, của dân tộc
Xuất phát từ quy luật vận động của xã hội loài người, Hồ Chí Minh khẳng
định tuổi trẻ khơng những là người kế tục các thế hệ trước, mà còn là tương lai của
đất nước, của dân tộc. Người đã ví tuổi trẻ như mùa xuân, bắt đầu của một năm.
Năm 1946, trong thư gửi học sinh, Hồ Chí Minh viết: "Một năm khởi đầu từ mùa
xuân. Một đời khởi đầu từ tuổi trẻ. Tuổi trẻ là mùa xuân của xã hội" Ở đây, Người
đã chỉ ra thanh niên là thời kỳ đẹp nhất, sống động nhất, như mùa xuân

7


trăm hoa đua nở, tràn đầy nhựa sống. Đó là hình ảnh nói lên sức trẻ có thể dời
núi, lấp biển, cả dân tộc luôn kỳ vọng, tin yêu.
1.2.3. Sự phát triển của xã hội phần lớn phụ thuộc vào thanh niên
Theo Hồ Chí Minh, thanh niên là những người khỏe mạnh, hăng hái, là một
lực lượng năng động, sáng tạo, có nghị lực và lý tưởng cao đẹp. Đảng ta đã
nhiều lần xác định: Thanh niên là lực lượng nòng cốt của dân tộc, là chủ nhân
tương lai của đất nước, là lực lượng xung kích trong xây dựng và bảo vệ Tổ
quốc, một trong những nhân tố quyết định sự thành bại của sự nghiệp đổi mới,
xây dựng chủ nghĩa xã hội. Thanh niên có mạnh thì dân tộc mới mạnh; trong sức
mạnh của dân tộc có sức mạnh của thanh niên. Sự phát triển lâu dài của xã hội
phụ thuộc nhiều vào thanh niên. Người viết: "Người ta thường nói: Thanh niên
là người chủ tương lai của nước nhà. Thật vậy nước nhà thịnh hay suy, yếu hay
mạnh một phần lớn là do các thanh niên. Thanh niên muốn làm người chủ tương

lai cho xứng đáng thì ngay hiện tại phải rèn luyện tinh thần và lực lượng của
mình, phải ra làm việc để chuẩn bị cái tương lai đó".
"Khơng có việc gì khó,
Chỉ sợ lịng khơng bền,
Đào núi và lấp biển,
Quyết chí ắt làm nên"
Đây là 4 câu thơ nổi tiếng mà Hồ Chí Minh dành tặng thanh niên xung
phong cách đây tròn 70 năm, tại Bắc Kạn. Qua đó Người muốn nhắn nhủ rằng,
thanh niên muốn thực hiện ước mơ, hoài bão cao đẹp, muốn làm được việc lớn
ích nước, lợi dân thì trước hết phải tự mình bồi dưỡng và nâng cao chí khí, tuyệt
đối trung với nước, với Đảng, hiếu với dân.
Trong luận điểm này, Hồ Chí Minh đã nhắc đến cả hai khía cạnh của một vấn
đề, có mối quan hệ khăng khít với nhau. Hồ Chí Minh rất tin ở thanh niên, tin rằng
thanh niên với ý chí, nghị lực và quyết tâm, có thể vượt qua được mọi khó khăn
gian khổ. Thanh niên hãy ln xung kích tiến lên trong học tập, lao động, sản xuất,
chiến đấu, góp sức xây dựng quê hương, đất nước ta ngày càng đàng
8


hoàng hơn, to đẹp hơn, xứng đáng với kỳ vọng và niềm tin yêu của Đảng, Chủ
tịch Hồ Chí Minh và nhân dân cả nước.
1.2.4. Sự học tập, rèn luyện của thế hệ trẻ góp phần quan trọng đến tương
lai đất nước
Xác định rõ tuổi trẻ không những là người kế tục các thế hệ trước, mà còn
là tương lai của đất nước, của dân tộc, Hồ Chí Minh yêu cầu thế hệ trẻ phải tự
mình phấn đấu, học tập và rèn luyện để nắm lấy tri thức, bồi dưỡng ý chí, nghị
lực và tinh thần cách mạng. Việc học tập, rèn luyện của thế hệ trẻ có ý nghĩa
quyết định đến tương lai của đất nước. Trong ngày khai trường đầu tiên sau khi
thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hịa, Hồ Chí Minh đã viết thư gửi học
sinh, kêu gọi học sinh học tập: Sau 80 năm nô lệ làm cho nước nhà bị yếu hèn,

ngày nay chúng ta phải xây dựng lại cơ đồ mà tổ tiên đã để lại cho chúng ta, làm
sao cho chúng ta theo kịp được các nước khác trên toàn cầu. Trong cơng cuộc
kiến thiết đó, nước nhà trơng mong chờ đợi ở các em rất nhiều. Non sơng Việt
Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh
quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay khơng, chính là nhờ
một phần lớn ở công học tập của các em.
Trong thư gửi thanh niên nhân dịp kỷ niệm lần thứ 20, ngày Cách mạng
Tháng Tám thành công, Người viết “Ra sức học tập nâng cao trình độ chính trị,
văn hóa, khoa học kỹ thuật và quân sự để cống hiến ngày càng nhiều cho Tổ
quốc, cho nhân dân”. Người còn chỉ rõ: làm nghề gì cũng phải học, mục đích
của học khơng phải gì khác hơn là để nâng cao năng lực, làm cho kinh tế phát
triển, chiến đấu thắng lợi, đời sống nhân dân ngày càng được ấm no, vui tươi.
Người căn dặn thanh niên phải ra sức học tập để nâng cao hiểu biết, đáp
ứng yêu cầu ngày càng cao của nhiệm vụ cách mạng. Việc học tập phải gắn với
yêu Tổ quốc, yêu nhân dân, yêu lao động, yêu khoa học, yêu đạo đức. Học để
phụng sự Tổ quốc, phụng sự nhân dân, làm cho dân giàu, nước mạnh. Có như
vậy thanh niên thế hệ mới mới có khả năng giữ vững và viết tiếp những trang sử
vẻ vang, hào hùng của dân tộc.
9


1.2.5. Vai trò của giáo dục, đào tạo thế hệ trẻ đối với sự nghiệp cách mạng
Trong toàn bộ cuộc đời hoạt động cách mạng của mình, Hồ Chí Minh luôn
dành sự quan tâm đến thế hệ trẻ, đặc biệt là công tác giáo dục đào tạo, bồi dưỡng
họ thành lớp người thừa kế, tiếp tục sự nghiệp cách mạng vẻ vang của Đảng, của
nhân dân. Trong bản “Di chúc”, Người viết: “Bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho
đời sau là việc làm rất quan trọng và cần thiết”, “…đoàn viên, thanh niên ta nói
chung là tốt, mọi việc đều hăng hái xung phong, khơng ngại khó khăn có chí tiến
thủ, Đảng cần phải chăm lo giáo dục đạo đức cách mạng cho họ, đào tạo họ
thành những người thừa kế xây dựng chủ nghĩa xã hội vừa “hồng”, vừa

“chuyên”. Phải vun trồng được những thế hệ kế tục sự nghiệp cách mạng thật
trung thành, có đức, có tài để cống hiến, đóng góp vào sự nghiệp xây dựng và
bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Theo Người, thế hệ đi sau tiến bộ
hơn thế hệ đi trước mới tốt, nếu thế hệ đi sau không bằng thế hệ đi trước, như
thế là thụt lùi, là đáng phê bình.
Sau khi nước nhà giành được độc lập, Hồ Chí Minh quan tâm ngay đến giáo
dục, đào tạo, coi việc chống giặc dốt cấp bách hơn cả giặc ngoại xâm. Người viết:
"Nay chúng ta đã giành được quyền độc lập. Một trong những công việc phải thực
hiện cấp tốc trong lúc này, là nâng cao dân trí", vì "Nước nhà cần phải kiến thiết.
Kiến thiết cần phải có nhân tài". Bây giờ xây dựng kinh tế, khơng có cán bộ khơng
làm được. Khơng có giáo dục, khơng có cán bộ thì cũng khơng nói gì đến kinh tế
văn hóa. Trong việc đào tạo cán bộ, giáo dục là bước đầu.
Hồ Chí Minh quan tâm đến đào tạo thế hệ trẻ khơng chỉ trên sách vở mà cịn
trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng của Người. Năm 1919, tại Paris, Hồ Chí
Minh đã thành lập Hội những người Việt Nam yêu nước, chủ yếu là thanh niên. Khi
sang Liên Xô, Người tham gia vào các hoạt động của Quốc tế Thanh niên, một tổ
chức của Quốc tế Cộng sản. Năm 1925, tại Quảng Châu, Trung Quốc, Hồ Chí Minh
đã cải tổ Tâm tâm xã để thành lập Hội Việt Nam cách mạng thanh niên, thu nạp
những thanh niên Việt Nam yêu nước ở Quảng Châu lúc đó. Tiếp theo đó, tại
Quảng Châu, Người đã mở các lớp huấn luyện cho các thanh niên yêu nước từ
10


trong nước sang sau đó cử về nước để vận động quần chúng. Sau khi về nước,
Hồ Chí Minh đã dành nhiều thời gian để giáo dục, vận động thanh niên. Sinh
thời Người rất quan tâm, theo dõi, nâng đỡ từng bước tiến của thế hệ trẻ, rất
nhiều lần Người viết thư cho thanh niên Việt Nam.
Nội dung giáo dục, bồi dưỡng thế hệ trẻ phải toàn diện trên tất cả các mặt
"đức, trí, thể, mỹ", thể hiện ở 5 nội dung sau:
Thứ nhất, giáo dục, bồi dưỡng lý tưởng cách mạng cho thế hệ trẻ.

Thứ hai, quan tâm đến việc bồi dưỡng nâng cao chí khí cách mạng cho

tuổi trẻ.
Thứ ba, giáo dục, bồi dưỡng đạo đức cách mạng cho thế hệ trẻ.
Thứ tư, giáo dục nâng cao trình độ chính trị, học vấn, khoa học, kỹ
thuật và quân sự.
Thứ năm, giáo dục, bồi dưỡng nếp sống văn hóa, thể chất cho tuổi trẻ.
Phương pháp giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng thanh niên:
- Giáo dục phải phù hợp với mỗi đối tượng, giáo dục là một khoa học.
Với thanh niên thì phải chun tâm học hành và cơng tác, nhưng cũng cần có vui

chơi. Vui chơi lành mạnh là một bộ phận trong sự sinh hoạt của thanh niên...
Trong vui chơi cũng cần có giáo dục. Cần có những thứ vui chơi văn hóa, thể
dục có tính chất tập thể và quần chúng.
- Giáo dục phải gắn liền với xã hội, học đi đôi với hành.
- Giáo dục phải phối hợp nhà trường - xã hội - gia đình. Hồ Chí Minh
khẳng định: Giáo dục trong nhà trường chỉ là một phần, cịn cần có sự giáo dục
ngồi xã hội, trong gia đình để giúp cho việc giáo dục trong nhà trường được tốt
hơn. Vì vậy, Hồ Chí Minh u cầu: Trường học, gia đình và đồn thể thanh niên
cần phải chú ý đến giáo dục tư tưởng, thái độ, hoạt động và sinh hoạt hàng ngày
của thanh niên để kịp thời khuyến khích, uốn nắn, sửa chữa. Trường học, gia
đình và đồn thể thanh niên phải liên hệ chặt chẽ trong việc giáo dục thanh niên.
- Thực hiện dân chủ, bình đẳng trong giáo dục. Hồ Chí Minh dạy: Trong

trường, cần có dân chủ. Đối với mọi vấn đề, thầy và trò cùng nhau thảo luận, ai
11


có ý kiến gì đều thật thà phát biểu. Điều gì chưa thơng suốt, thì hỏi, bàn cho
thơng suốt. Dân chủ nhưng trị phải kính thầy, thầy phải q trị.

- Giáo dục phải gắn liền với thi đua
Với niềm tin vào thế hệ trẻ, vì sự nghiệp giải phóng dân tộc và xây dựng
đất nước, Hồ Chí Minh đã bắt đầu các hoạt động cách mạng của mình trong
thanh niên và luôn luôn quan tâm đến sự nghiệp giáo dục, bồi dưỡng thế hệ trẻ.

12


Chương 2. Vai trò của thanh niên trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ
quốc hiện nay
Trong công cuộc đổi mới, cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Đảng và
Nhà nước ta đánh giá rất cao vai trò của thanh niên, luôn quan tâm chăm lo xây
dựng và phát huy sức mạnh của các thế hệ thanh niên tham gia vào sự nghiệp
xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
2.1. Rèn luyện tinh thần và đạo đức cách mạng của một người thanh niên
Hồ Chí Minh đã thấy vai trò của đạo đức đối với sự nghiệp cách mạng
nước ta ngay từ những ngày đầu hoạt động cách mạng. Người coi đạo đức là cái
gốc, cái nền của mỗi người. Người nói: “Cũng như sơng thì có nguồn mới có
nước, khơng có nguồn thì sơng cạn. Cây phải có gốc, khơng có gốc thì cây héo.
Người cách mạng phải có đạo đức, khơng có đạo đức thì dù tài giỏi mấy cũng
không lãnh đạo được nhân dân”
Đạo đức cách mạng vừa là mục tiêu vừa là động lực để mỗi người thanh niên
không ngừng phấn đấu vươn lên để tự hồn thiện mình, vượt qua mọi hồn cảnh.

Đạo đức cách mạng quyết định sức mạnh tinh thần to lớn của con người
nhờ đó mà đạo đức góp phần vào việc quyết định sự thành bại của cách mạng
nước ta. Chính vì vậy, Hồ Chí Minh ln coi trọng giáo dục, rèn luyện đạo đức
cho đoàn thanh niên.
Để hoàn thành tốt vai trò người chủ nước nhà, thanh niên phải được giáo
dục, đào tạo một cách chu đáo, được chuẩn bị đầy đủ các hành trang cần thiết

nhất. Hồ Chí Minh đã đưa ra quan điểm về giáo dục, rèn luyện đạo đức cách
mạng cho đoàn viên thanh niên với những nội dung như sau:
Giáo dục tinh thần yêu nước: Với thanh niên, Người cho rằng: "Trước hết
phải yêu Tổ quốc, yêu nhân dân. Phải có tinh thần dân tộc vững chắc và tinh
thần quốc tế đúng đắn”.
Cần nêu cao hơn nữa tinh thần phấn đấu cách mạng: Thanh niên cần phải có
tinh thần phấn đấu. Người đã chỉ rõ: “Trong học tập cũng như trong lao động sản

13


xuất, thanh niên cần làm đúng khẩu hiệu vẻ vang là: “Đâu cần thanh niên có,
việc khó thanh niên làm”.
Thanh niên phải luôn luôn rèn luyện đạo đức cách mạng. Đạo đức cách
mạng có thể tóm tắt trong mấy điểm:
- Trung thành: Trọn đời trung thành với sự nghiệp cách mạng, với Tổ
quốc, với Đảng, với giai cấp.
- Dũng cảm: Khơng sợ khổ, khơng sợ khó, thực hiện: “Đâu cần thanh
niên có, việc gì khó thanh niên làm”, “gian khổ thì đi trước, hưởng thụ sau mọi
người”.
- Khiêm tốn: Khơng nên tự cho mình là tài giỏi, khơng khoe cơng,
khơng tự phụ”.
Ngồi ra cần phải giáo dục thanh niên: “có tinh thần và gan dạ sáng tạo,
cần phải có chí khí hăng hái và tinh thần tiến lên, vượt mọi khó khăn, gian khổ
để tiến mãi khơng ngừng. Cần phải trung thành, thật thà, chính trực”. Dù trong
bất cứ hồn cảnh nào, người thanh niên cũng phải sống xứng đáng với truyền
thống vẻ vang của dân tộc.
2.2. Học tập, rèn luyện sức khỏe, chuẩn bị hành trang cho công cuộc xây
dựng và bảo vệ Tổ quốc
Để trở thành những con người phát triển hài hoà và toàn diện, con đường

duy nhất của thanh niên là không ngừng ra sức phấn đấu, rèn luyện, học tập trên
tất cả các lĩnh vực, "phải ra sức học tập chính trị, kỹ thuật, văn hoá, phải thấm
nhuần tư tưởng xã hội chủ nghĩa". Điều đó có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, nhất
là trong điều kiện tồn cầu hố và sự bùng nổ của cách mạng khoa học – công
nghệ hiện đại.
Thanh niên cần có sức khỏe tốt. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy “Khỏe để công
tác tốt, muốn công tác tốt phải có sức khỏe”. Hơn nữa, thanh niên lại là mùa xuân
của đất nước, mùa xuân của xã hội, do đó lại càng cần có một sức khỏe tốt. Có sức
khỏe tốt mới đảm bảo cho thanh niên có đủ điều kiện để học tập, lao động.

14


Có sức khỏe thanh niên mới phát huy được sức trẻ vào xây dựng và bảo vệ Tổ
quốc.
2.3.

Xây dựng, phát triển đất nước, rút ngắn khoảng cách với các nước

phát triển
Hồ Chí Minh cho rằng thanh niên có vị trí, vai trị rất quan trọng trong q
trình phát triển đất nước. Người cũng khẳng định, thanh niên đóng vai trị quan
trọng trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước. Trong bài “Thư gửi các
bạn thanh niên”, Hồ Chí Minh khẳng định: “Thanh niên là người chủ tương lai
của nước nhà. Thật vậy nước nhà thịnh hay suy, yếu hay mạnh một phần lớn là
do các thanh niên”.
Để thực hiện thắng lợi mục tiêu xây dựng và phát triển đất nước, cần phải
phát huy mạnh mẽ hơn nữa vai trị tiên phong, xung kích, sáng tạo của thanh
niên với tư cách là lực lượng xã hội đông đảo, trẻ tuổi, giàu tiềm năng. Điều đó
địi hỏi thanh niên phải tiếp tục đổi mới hơn nữa, nâng cao hơn nữa chất lượng,

nội dung, phương thức hoạt động, nâng cao hiệu quả phong trào hành động cách
mạng, mở rộng mặt trận đoàn kết, tập hợp thanh niên.
Triển khai việc học tập, quán triệt, tuyên truyền những chủ trương công tác
lớn của Đoàn, coi đây là kim chỉ nam để triển khai cơng tác Đồn, xây dựng
chương trình, kế hoạch, chỉ rõ những cơng việc cụ thể mà mỗi tổ chức Đồn,
mỗi thanh niên cần thực hiện để chung tay xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Tăng cường giáo dục về lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống văn hoá,
nâng cao lòng yêu nước, tự hào dân tộc, đặc biệt mỗi thanh niên cần ni dưỡng
hồi bão, khát vọng xây dựng đất nước và nhận thức rõ sứ mệnh, trách nhiệm
của mình trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Coi trọng công tác tuyên truyền,
giáo dục, học tập, nghiên cứu và vận dụng chủ trương, đường lối, nghị quyết của
Đảng vào thực tiễn.
Bản thân mỗi thanh niên phải luôn trau dồi đạo đức cách mạng, khiêm tốn,
giản dị, dưỡng tâm trong, rèn trí sáng, xây hồi bão lớn. Ra sức đấu tranh chống
lại các biểu hiện tiêu cực, tệ nạn xã hội và luận điệu sai trái của các thế lực thù
15


địch; kiên quyết đấu tranh chống các biểu hiện của chủ nghĩa cá nhân, chủ nghĩa
cơ hội, lối sống thực dụng, ích kỷ; chống tâm lý ngại khó, ngại khổ.
Chú ý xây dựng môi trường, điều kiện học tập, rèn luyện, lao động, giải trí
để mỗi thanh niên có thể phát triển lành mạnh, toàn diện, hài hoà cả về thể lực,
trí tuệ và tâm hồn. Thanh niên phải là những người xung phong đi đầu trong
thực hiện chủ trương đẩy mạnh chuyển đổi số quốc gia; phát triển kinh tế số trên
nền tảng khoa học và công nghệ, đổi mới sáng tạo; phải là những người đầu tiên,
tích cực nhất trong hội nhập sâu rộng với thế giới.
Xây dựng, củng cố tổ chức Đoàn vững mạnh cả về tư tưởng, chính trị, tổ
chức và hành động, trở thành đội qn xung kích của cách mạng, lực lượng
nịng cốt của tuổi trẻ, đội dự bị tin cậy của Đảng. Tăng cường công tác quốc tế
thanh niên; mở rộng mặt trận đoàn kết, tập hợp thanh niên; đầu tư chăm lo phụ

trách Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh và bảo vệ, chăm sóc, giáo dục
thiếu niên, nhi đồng. Đồn Thanh niên phải tạo được mơi trường bình đẳng,
trong sáng, nghĩa tình để cán bộ, đồn viên, thanh niên rèn luyện bản lĩnh chính
trị, phẩm chất đạo đức, tác phong công tác, chuyên môn, nghiệp vụ, tạo nguồn
cán bộ trẻ có chất lượng cho Đảng.
Thanh niên Việt Nam cần phải biết vươn lên làm chủ những công nghệ tiên
tiến nhất, để rút ngắn khoảng cách với những quốc gia phát triển. Thực tế cho
thấy, rất nhiều thanh niên đã và đang xứng đáng với lời dạy đó của Người.
Những thắng lợi vẻ vang của tuổi trẻ Việt Nam trong các cuộc thi quốc tế, trong
học tập, sản xuất và kinh doanh,...đã chứng minh vai trò và năng lực của các thế
hệ thanh niên trong công cuộc xây dựng đất nước. Tuy nhiên, tuổi trẻ ngày nay
cần phải làm được nhiều hơn thế, cần phải tiếp tục phấn đấu và rèn luyện. Trên
nhiều lĩnh vực, chúng ta cịn tụt hậu, có khoảng cách quá xa so với các nước
phát triển trong khu vực và trên thế giới. Vậy nên nhiệm vụ của thanh niên là
phải góp phần thu hẹp, san bằng khoảng cách đó.

16



×