Tải bản đầy đủ (.pdf) (91 trang)

Tác động của tín dụng thương mại đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp ngành công nghiệp niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán thành phố hồ chí minh, từ sự khác biệt theo quy mô

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.57 MB, 91 trang )

MỞ TP HỒ CHÍ MINH

BÙI TÁ DUY CƠNG
NG CỦA TÍN D
Ơ
M
ẾN HIỆU QUẢ HO
NG
CỦA DOANH NGHIỆP NGÀNH CÔNG NGHIỆP NIÊM YẾT TRÊN SÀN
GIAO DỊCH CHỨNG KHỐN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, TỪ SỰ KHÁC
BIỆT THEO QUY MƠ

Tai Lieu Chat Luong

LUẬ

Ă



Í

Â

TP.Hồ Chí Minh, Năm 2021

i


MỞ TP HỒ CHÍ MINH


NG CỦA TÍN D
Ơ
M
ẾN HIỆU QUẢ HO
NG
CỦA DOANH NGHIỆP NGÀNH CÔNG NGHIỆP NIÊM YẾT TRÊN SÀN
GIAO DỊCH CHỨNG KHỐN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, TỪ SỰ KHÁC
BIỆT THEO QUY MƠ

Chun ngành

: Tài chính ngân hàng

Mã số chuyên ngành : 8340201

LUẬ

Ă



Í

Â

Người hướng dẫn khoa học
PGS. TS. LÊ PHAN THỊ DIỆU THẢO

TP.Hồ Chí Minh, Năm 2021



TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

GIẤY XÁC NHẬN

Tôi tên là: BÙI TÁ DUY CÔNG….……………………………………………
Ngày sinh: 18/12/1992…………………

Nơi sinh: Quảng Ngãi……………

Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng…… Mã học viên: 1983402011002 ……
Tơi đồng ý cung cấp tồn văn thơng tin luận án/ luận văn tốt nghiệp hợp lệ về bản
quyền cho Thư viện trường đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh. Thư viện trường
đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh sẽ kết nối tồn văn thơng tin luận án/ luận văn
tốt nghiệp vào hệ thống thông tin khoa học của Sở Khoa học và Cơng nghệ Thành
phố Hồ Chí Minh.

Ký tên

Bùi Tá Duy Công




L I CAM

A

Tôi cam đoan rằng luận văn “Tác động của tín dụng thương mại đến hiệu quả hoạt
động của doanh nghiệp ngành công nghiệp niêm yết trên Sở giao dịch chứng khốn
thành phố Hồ Chí Minh, từ sự khác biệt theo quy mơ” là bài nghiên cứu của chính tơi.
Ngoại trừ những tài liệu tham khảo được trích dẫn trong luận văn này, tơi cam đoan
rằng tồn phần hay những phần nhỏ của luận văn này chưa từng được công bố hoặc
được sử dụng để nhận bằng cấp ở những nơi khác.
Khơng có sản phẩm/nghiên cứu nào của người khác được sử dụng trong luận văn này
mà không được trích dẫn theo đúng quy định
Luận văn này chưa bao giờ được nộp để nhận bất kỳ bằng cấp nào tại các trường đại
học hoặc cơ sở đào tạo khác

Tp.HCM,ngày…..tháng….năm 2021

Bùi Tá Duy Công

i


L I CẢM Ơ
Trước tiên, tôi xin được gửi lời cảm ơn chân thành đến tất cả quý Thầy Cô đã
giảng dạy trong khóa học Cao học Tài chính Ngân hàng - Trường Đại học Mở thành
phố Hồ Chí Minh, những người đã truyền đạt cho tôi những kiến thức hữu ích làm cơ
sở giúp tơi có cái nhìn rộng bao quát hơn trong ngành học tài chính ngân hàng.
Đặc biệt, cho phép tôi được gửi lời cảm ơn chân thành và biết ơn nhất đến cô
PGS. TS Lê Phan Thị Diệu Thảo, giảng viên hướng dẫn của tôi. Bằng tấm lịng tận tụy
của người nhà giáo, cơ đã tận tình theo sát, đơn đốc, cũng như chỉ dẫn và góp ý sửa

chữa những lỗi thiếu sót để giúp tơi hồn thiện đề tài nghiên cứu.
Sau cùng, tơi xin phép được gửi lời cảm ơn đến gia đình, bạn bè và người thân
đã luôn động viên và tạo điều kiện tinh thần để tơi có thể tập trung nghiên cứu và hoàn
thiện luận văn này.

ii


ABSTRACT
To examine the impacts of trade credit on firms performance during the period from
2014 to 2020, the thesis has used the financial statement data of 105 industrial
enterprises listed on the Ho Chi Minh Stock Exchange. After data processing, the thesis
has conducted the regression analysis by using the Random Effect Model. The
dependent variable to be analysed has been return on assets, the key independent
variables is the investment in accounts receivable and accounts payable and control
variables include: firm size, growth sales, leverage and growth gross domestic product.
In particular, based on the study of Martínez- Sola et al (2014), the thesis has used
dummy variable to divide the sample data intro large-scale and small-scale enterprises
while incorporating interaction into the model. Based on the outcome of the report,
trade credit has a positive impact on the firm performance, especially there is a
different in the level of impact between large-scale business and small-scale business.
In addition, the research outcomes have been provided more evidence that except for
the ratio of bank loans harmed the firm performance, other control variables have a
positive impact on the firm performance such as firm size and revenue growth.

iii


TĨM TẮT
Để xem xét tác động của tín dụng thương mại đến hiệu quả hoạt động của doanh

nghiệp trong giai đoạn từ 2014 đến 2020, đề tài nghiên cứu sử dụng dữ liệu báo cáo tài
chính của 105 doanh nghiệp ngành cơng nghiệp niêm yết trên Sở giao dịch chứng
khốn thành phố Hồ Chí Minh. Sau khi xử lý dữ liệu, luận văn tiến hành hồi quy bằng
mơ hình Random Effect Model với biến phụ thuộc là hiệu quả hoạt động của doanh
nghiệp được đo lường bằng chỉ số tài chính tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản, biến phụ
thuộc là tín dụng thương mại được đo lường bằng khoản phải thu và khoản phải trả
cùng các biến kiểm sốt khác như quy mơ doanh nghiệp, chỉ số tăng trưởng doanh thu,
tỷ lệ nợ vay và chỉ số tăng trưởng GDP. Đặc biệt, qua việc tìm hiểu nghiên cứu của
Martínez-Sola và cộng sự (2014) với cùng chủ đề nghiên cứu, luận văn sử dụng biến
giả để phân chia dữ liệu mẫu thành doanh nghiệp có quy mơ lớn và doanh nghiệp có
quy mơ nhỏ, đồng thời kết hợp biến tương tác vào trong mơ hình. Kết quả nghiên cứu
cho thấy, tín dụng thương mại có tác động cùng chiều đến hiệu quả hoạt động của
doanh nghiệp, đặc biệt xuất hiện sự khác biệt về lợi thế giữa doanh nghiệp có quy mơ
lớn và doanh nghiệp có quy mơ nhỏ trong việc cung cấp hoặc sử dụng tín dụng thương
mại. Ngoài ra kết quả nghiên cứu cung cấp thêm bằng chứng cho thấy khi xuất hiện tín
dụng thương mại, ngoại trừ tỷ lệ nợ vay ngân hàng tác động ngược chiều đến hiệu quả
hoạt động của doanh nghiệp, các biến kiểm sốt khác như quy mơ doanh nghiệp, tốc độ
tăng trưởng doanh thu đều có tác động cùng chiều đến hiệu quả hoạt động của doanh
nghiệp.

iv


M CL C
Trang
L

AM

A ............................................................................................................ i


L I CẢM Ơ ................................................................................................................. ii
ABSTRACT ...................................................................................................................iii
TÓM TẮT ...................................................................................................................... iv
M C L C ....................................................................................................................... v
DANH M C BẢNG ..................................................................................................... vii
DANH M C PH L C .............................................................................................viii
DANH M C TỪ VIẾT TẮT ....................................................................................... ix
Ơ

1.

ỚI THIỆU NGHIÊN CỨU ................................................................ 1

1.1 Lý do chọn đề tài ................................................................................................... 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu .............................................................................................. 4
1.3 Câu hỏi nghiên cứu ............................................................................................... 4
1.4 Đối tượng nghiên cứu ............................................................................................ 4
1.5 Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................... 4
1.6 Phương pháp nghiên cứu ....................................................................................... 4
1.7 Ý nghĩa nghiên cứu ............................................................................................... 5
1.8 Kết cấu của luận văn ............................................................................................. 5
Ơ

2.

Ê

ỨU LÝ THUYẾT VÀ THỰC NGHIỆM .......................... 7


2.1 Khái niệm .............................................................................................................. 7
2.1.1 Hiệu quả hoạt động doanh nghiệp................................................................... 7
2.1.2 Tín dụng thương mại ....................................................................................... 9
2.2 Cơ Sở lý thuyết .................................................................................................... 12
2.2.1 Lý thuyết về tín dụng thương mại ................................................................. 12
2.2.2 Lý thuyết về tác động của tín dụng thương mại đến hiệu quả hoạt động
doanh nghiệp .......................................................................................................... 15
2.3 Nghiên cứu thực nghiệm ..................................................................................... 17
2.3.1 Nghiên cứu của Kestens và cộng sự (2012) .................................................. 17
2.3.2 Nghiên cứu của Martínez-Sola và cộng sự (2014) ....................................... 19
2.3.3 Nghiên cứu của Abuhommous và Ala'a Adden A (2017) ............................ 20
v


2.3.4 Nghiên cứu của Hoang và cộng sự (2019) .................................................... 20
Ơ

3. P

Ơ

P

P

Ê

ỨU ....................................................... 23

3.1 Giả thuyết nghiên cứu ......................................................................................... 23

3.2 Mơ hình nghiên cứu ............................................................................................ 25
3.3 Phương pháp xác định biến ................................................................................. 25
3.3.1 Biến phụ thuộc .............................................................................................. 25
3.3.2 Biến độc lập................................................................................................... 26
3.3.3 Biến kiểm soát ............................................................................................... 26
3.3.4 Biến tương tác ............................................................................................... 27
3.4 Dữ liệu nghiên cứu .............................................................................................. 28
3.5 Phương pháp phân tích ........................................................................................ 29
3.5.1 Mơ hình hồi quy Pooled OLS ....................................................................... 30
3.5.2 Mơ hình FEM ................................................................................................ 30
3.5.3 Mơ hình REM ............................................................................................... 31
3.5.4 Một số kiểm định của mơ hình...................................................................... 31
Ơ

4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ................................... 33

4.1 Thống kê mơ tả biến ............................................................................................ 33
4.2 Phân tích tác động của khoản phải thu đến hiệu quả hoạt động doanh nghiệp... 34
4.3 Phân tích tác động của khoản phải trả đến hiệu quả hoạt động doanh nghiệp ... 40
Ơ

5. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ...................................................... 45

5.1 Kết luận nghiên cứu ............................................................................................ 45
5.2 Khuyến nghị ........................................................................................................ 46
5.3 Hạn chế của nghiên cứu ...................................................................................... 47
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................... 48

vi



DANH M C BẢNG
Trang
Bảng 3.1 Bảng tổng hợp các biến trong mơ hình nghiên cứu ...................................... 28
Bảng 4.1 Thống kê mô tả các biến định lượng ............................................................ 33
Bảng 4.2 Thống kê mơ tả biến định tính mơ hình 1 ..................................................... 34
Bảng 4.3 Ma trận tương quan giữa các biến mô hình 1 ............................................... 35
Bảng 4.4 Kết quả hồi quy Pooled OLS, FEM và REM mơ hình 1 .............................. 36
Bảng 4.5 Kết quả hồi bằng phương pháp GLS mơ hình 1 ........................................... 38
Bảng 4.6 Ma trận tương quan giữa các biến mơ hình 2 ............................................... 40
Bảng 4.7 Bảng 4.4 Kết quả hồi quy Pooled OLS, FEM và REM mơ hình 2 .............. 41
Bảng 4.8 Kết quả hồi quy bằng phương pháp GLS mơ hình 2 .................................... 42

vii


DANH M C PH L C
Trang
PH L C A. Tổng hợp kết quả từ phần mềm Stata 15 .......................................... 52
Phụ lục 1: Thống kê mô tả các biến .............................................................................. 52
Phụ lục 2: Ma trận tương quan giữa các biến mô hình 1 .............................................. 52
Phụ lục 3: Kiểm định đa cộng tuyến mơ hình 1 ........................................................... 53
Phụ lục 4: Kết quả hồi quy OLS mơ hình 1 .................................................................. 53
Phụ lục 5: Kết quả hồi quy FEM mơ hình 1 ................................................................. 54
Phụ lục 6: Kết quả hồi quy REM mơ hình 1 ................................................................ 55
Phụ lục 7: Kiểm định Hausman mơ hình 1 ................................................................... 56
Phụ lục 8: Kiểm định phương sai của sai số thay đổi mơ hình 1 ................................. 56
Phụ lục 9: Kiểm định tự tương quan chuỗi mơ hình 1 .................................................. 57
Phụ lục 10: Kết quả hồi quy mơ hình sau khi xử lý khuyết tật mơ hình 1.................... 57
Phụ lục 11: Kiểm định đa cộng tuyến mơ hình 2 .......................................................... 58

Phục lục 12: Kết quả hồi quy mơ hình OLS mơ hình 2 ................................................ 58
Phụ lục 13: Kết quả hồi quy mơ hình FEM mơ hình 2 ................................................. 59
Phụ lục 14: Kết quả hồi quy mơ hình REM mơ hình 2 ................................................. 60
Phụ lục 15: Kiểm định Hausman mơ hình 2 ................................................................ 61
Phụ lục 16: Kiểm định phương sai của sai số thay đổi mơ hình 2 ............................... 61
Phục lục 17: Kiểm định tự tương quan chuỗi mơ hình 2 ............................................. 62
Phụ lục 18: Kết quả hồi quy mơ hình sau khi xử lý khuyết tật mơ hình 2 ................... 62
PH L C B. Danh sách các doanh nghiệp niêm yết .............................................. 63

viii


DANH M C TỪ VIẾT TẮT

Từ viết tắt

Tiếng Anh

Tiếng Việt

HOSE

Ho Chi Minh Stock Exchange

Sở giao dịch chứng khoán thành
phố Hồ Chí Minh

GICS

Global Industry Classification

Standard

Tiêu chuẩn phân ngành tồn cầu

Pooled OLS

Ordinary Least Square

Bình phương nhỏ nhất gộp

FEM

Fixed Effect Model

Mơ hình hồi quy yếu tố cố định

REM

Fixed Effect Random Model

Mơ hình hồi quy yếu tố ngẫu nhiên

GLS

Generalized Lest Square

Bình phương tối thiểu tổng quát

ROA


Return on Assets

Tỷ số lợi nhuận trên tài sản

ix


Ơ

1. GIỚI THIỆU NGHIÊN CỨU

Trong Chương đầu, luận văn đề cập đến nội dung bao gồm giới thiệu khái quát
về lý do chọn đề tài, mục tiêu nghiên cứu và các câu hỏi đặt ra trong nghiên cứu. Kế
tiếp, bài viết giới thiệu về đối tượng nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu và phạm vi
nghiên cứu sẽ được nói đến xuyên suốt các bước thực hiện đề tài. Cuối cùng, nội dung
chương nêu lên ý nghĩa đóng góp của nghiên cứu và kết cấu của đề tài.
1.1 Lý do chọn đề tài
Theo dòng chảy lịch sử kinh tế và xã hội lồi người, tín dụng thương mại hình
thành và phát triển như một lẻ tất yếu. Tín dụng thương mại là cầu nối quan trọng giữa
người mua và người bán giúp q trình trao đổi hàng hóa một cách thuận lợi và nhanh
chóng. Xét về góc độ tài chính doanh nghiệp, nhiều nghiên cứu cho thấy rằng tín dụng
thương mại đem lại nguồn vốn với chi phí thấp hơn nhiều so với các cách tiếp cận
nguồn vốn tài chính khác. Martínez-Sola và cộng sự (2014) cho rằng đối với các doanh
nghiệp khó tiếp cận nguồn vốn ngân hàng, tín dụng thương mại được xem là nguồn
vốn quan trọng và cần thiết. Có thể nói, tín dụng thương mại là một cơng cụ thị trường
cực kì quan trọng trong việc đưa ra quyết định thay thế việc tiếp cận nguồn vốn ngân
hàng với quá nhiều pháp lý ràng buộc. Khi đó, việc lựa chọn tín dụng thương mại trở
nên ngày càng hấp dẫn hơn trong mắt các doanh nghiệp (Guariglia và Mateut, 2006).
Đồng quan điểm trên, Boyer và Gobert (2009) nhận định rằng tín dụng thương mại cịn
là một nguồn tài chính quan trọng trong doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp

vừa và nhỏ.
Mặc khác, khi nhắc đến tín dụng thương mại, các nhà nghiên cứu trước chỉ tập
trung nghiên cứu 3 vấn đề chính như sau: (1) Các yếu tố tác động đến tín dụng thương
mại, (2) Mối quan hệ giữa tín dụng thương mại và tín dụng ngân hàng. (3) Tác động
của tín dụng thương mại đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp trong các giai đoạn
biến động kinh tế. Các kết quả nghiên cứu cho thấy tín dụng thương mại nhìn chung
đều tác động đến doanh nghiệp thông qua các biến đo lường hiệu quả hoạt động doanh
1


nghiệp. Tuy vậy, việc nghiên cứu về tác động của tín dụng thương mại đến hiệu quả
hoạt động của doanh nghiệp vẫn chưa được nhắc đến nhiều trong các nghiên cứu tại
Việt Nam. Một số nghiên cứu trước đây liên quan đến tín dụng thương mại sẽ được
nhắc đến Chương hai làm tiền đề cho các nghiên cứu sau này.
Một số lý do khác trong việc lựa chọn đề tài nghiên cứu các doanh nghiệp thuộc
ngành công nghiệp niêm yết trên Sở giao dịch chứng khốn thành phố Hồ Chí Minh
(HOSE). Thứ nhất, các doanh nghiệp thuộc tiểu ngành công nghiệp nói riêng và lĩnh
vực cơng nghiệp của đất nước nói chung đã và đang đóng góp một phần khơng nhỏ vào
tốc độ phát triển của Việt Nam trong những năm gần đây. Cụ thể, theo báo cáo số liệu
thống kê thuộc Bộ Công Thương, GDP 06 tháng đầu năm 2021 ngành công nghiệp đạt
8,91% so với cùng kỳ năm trước. Mặc khác, với đường lối chủ trương cơng nghiệp
hóa, hiện đại hóa đất nước, ngành cơng nghiệp vẫn đã và đang từng bước cải thiện và
nâng cao chất lượng và sản lượng hàng hóa đóng góp trong sự phát triển của đất nước.
Thứ hai, bản chất đặc thù của các ngành công nghiệp là sử dụng nguyên vật liệu, tài
nguyên đầu vào để sản xuất ra hàng hóa, thành phẩm…Như vậy, tín dụng thương mại
như một phần khơng thể thiếu và gắn kết chặt chẽ đối với các doanh nghiệp thuộc
ngành công nghiệp là điều không thể bàn cãi. Thứ ba, trong các nghiên cứu trước đây
sẽ được nhắc đến trong các chương tiếp theo, các nhà nghiên cứu đều đề cập đến yếu tố
ngành như một biến quan trọng để phân nhóm các doanh nghiệp theo từng mục đích
nghiên cứu khác nhau. Điển hình như Fisman và Love (2003) đã nghiên cứu tác động

của tín dụng thương mại đến tốc độ tăng trưởng mỗi ngành của mỗi đất nước, qua đó
nhận định rằng các ngành có mức độ phụ thuộc vào tín dụng thương mại (khoản phải
trả) càng cao thì tốc độ tăng trưởng càng cao so với các tổ chức tài chính yếu hơn. Kế
đến, nghiên cứu của Martínez-Sola và cộng sự (2014) cho rằng xét về phương diện
cung cấp tín dụng (khoản phải thu), những doanh nghiệp có mức độ đầu tư tín dụng
thương mại cao hơn trung bình ngành sẽ giúp gia tăng hơn lợi nhuận của doanh nghiệp.
Nghiên cứu của Niskanen và Niskanen (2006) đã chỉ ra rằng, những doanh nghiệp kỳ
vọng doanh thu tăng trong tương lại hoặc doanh nghiệp có doanh số bán hàng giảm
2


luôn sẵn sàng chấp nhận sử dụng chiến lược cung cấp tín dụng thương mại nhiều hơn
(khoản phải thu) mức trung bình ngành để gia tăng doanh thu. Trên cơ sở lập luận trên,
bài nghiên cứu nghiên cứu đi sâu tại một nhóm ngành cụ thể nhằm có được kết quả
nghiên cứu rõ rệt và cụ thể hơn trong một phân nhóm ngành riêng biệt. Thứ tư, theo
phân ngành chuẩn hóa quốc tế GICS số lượng doanh nghiệp thuộc ngành cơng nghiệp
chiếm hơn 80% số lượng doanh nghiệp tồn ngành niêm yết trên HOSE, điều này đảm
bảo được dữ liệu đầu vào trong nghiên cứu của tác giả phản ánh đúng phân ngành hoạt
động của doanh nghiệp.
Cuối cùng, một trong những yếu tố quan trọng tác động đến hiệu quả hoạt động
của doanh nghiệp chính là quy mơ. Trong lý thuyết Lợi thế kinh tế quy mô (Economic
of scale) cho thấy yếu tố quy mơ doanh nghiệp có tác động rất lớn trong việc có được
những lợi thế về chi phí để sản xuất trở nên hiệu quả. Doanh nghiệp càng lớn, chi phí
tiết kiệm được càng nhiều. Khơng những thế, trong một nghiên cứu của Kumar và cộng
sự (1999) khi nghiên cứu các yếu tố tác động đến quy mơ cũng chỉ ra rằng mức độ sử
dụng địn bẩy tài chính, tín dụng thương mại hay lợi nhuận mà doanh nghiệp đạt được
đều liên quan đến đối tượng này. Ngồi ra. yếu tố quy mơ cũng được nhắc đến ở các
nghiên cứu của Petersen và Rajan (1997), Kestens và cộng sự (2012) khi nghiên cứu
đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.
Tóm lại, từ vai trị của dụng thương mại, những tín hiệu khả quan về tốc độ tăng

trưởng ngành công nghiệp trong những năm gần đây và thông qua tra khảo cơ sở lý
thuyết về tín dụng thương mại, tính phân loại trong yếu tố ngành, những ảnh hưởng từ
quy mô của doanh nghiệp là những lý do quan trọng làm cơ Sở để lựa chọn đề tài
nghiên cứu của tác giả. Thơng qua đó, nhằm làm rõ thêm bằng chứng thực nghiệm vai
trị tín dụng đối với các doanh nghiệp tại Việt Nam cụ thể là các doanh nghiệp thuộc
ngành công nghiệp, đề tài tác động của tín dụng thương mại đến hiệu quả hoạt động
của các doanh nghiệp thuộc ngành công nghiệp niêm yết trên HOSE, từ sự khác biệt
theo quy mô được tiến hành nghiên cứu là hết sức cần thiết.

3


1.2 Mục tiêu nghiên cứu
Thông qua lý do lựa chọn đề tài, mục tiêu nghiên cứu của luận văn tìm hiểu tác
động của tín dụng thương mại đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp niêm yết trên
HOSE. Không những thế, bài viết đi sâu nghiên cứu đến tác động của yếu tố quy mơ
lên mối quan hệ giữa tín dụng thương mại và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.
1.3 Câu hỏi nghiên cứu
Để đạt được mục tiêu nêu trên, cơng trình đã đặt ra các câu hỏi nghiên cứu như sau:
 Có tồn tại tác động của tín dụng thương mại đến hiệu quả hoạt động của
các doanh nghiệp?
 Giữa doanh nghiệp có quy mơ lớn và doanh nghiệp có quy mơ nhỏ có sự
khác biệt như thế nào về tác động của tín dụng thương mại đến hiệu quả
hoạt động của doanh nghiệp?
1.4 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu đo lường mức độ tác động của tín dụng thương mại đến
hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp thuộc ngành công nghiệp niêm yết trên HOSE.
1.5 Phạm vi nghiên cứu
Với tiêu chí phân ngành dựa vào chuẩn phân ngành toàn cầu GICS (Global
Industry Classification Standard) luận văn nghiên cứu riêng biệt các doanh nghiệp

thuộc ngành công nghiệp niêm yết trên HOSE. Đồng thời, dữ liệu nghiên cứu được lấy
từ báo cáo tài chính của các doanh nghiệp giai đoạn từ năm 2014 đến năm 2020.
1.6 Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu sử dụng phương pháp phân tích hồi quy thơng qua 3 mơ hình:
Pooled OLS, FEM (Fixed Effect Model), REM (Random Effect Model). Sau đó, tác
giả sử dụng phương pháp kiểm định Hausman để lựa chọn ra mô hình phù hợp với dữ
liệu nghiên cứu. Kế đến, bằng cách sử dụng các phương pháp kiểm định sẽ đề cập
trong Chương ba, bài nghiên cứu tìm ra và khắc phục các lỗi sai phạm trong mơ hình.
4


Cuối cùng, tổng hợp các kết quả từ phần mềm Stata 15, bài nghiên cứu tìm ra mơ hình
hồi quy chính xác nhất phù hợp với đề tài nghiên cứu.
1.7 Ý nghĩa nghiên cứu
Kết quả nghiên cứu cung cấp thêm bằng chứng thực nghiệm về tác động của tín
dụng thương mại đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp, cụ thể có tác động cùng
chiều giữa khoản phải thu và khoản phải trả đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.
Măc khác, trong hoạt động thực tiễn, bài nghiên cứu là cơ sở tham khảo giúp các nhà
đầu tư đưa ra quyết định lựa chọn doanh nghiệp có sức khỏe tốt thơng qua việc đánh
giá, phân tích tác động của tín dụng thương mại đến hiệu quả hoạt động của doanh
nghiệp.
1.8 Kết cấu của luận văn
Bài luận văn được trình bày gồm có năm chương, bao gồm.
 Chương một giới thiệu nghiên cứu
Trong Chương một, luận văn trình bày các nội dung gồm lý do lựa chọn đề tài,
mục tiêu nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu, đối tượng nghiên, phạm vi nghiên cứu, ý
nghĩa nghiên cứu và kết cấu của luận văn.
 Chương hai trình bày các nghiên cứu lý thuyết và thực nghiệm
Trong Chương hai đề cập các nội dung gồm khái niệm, cơ sở lý thuyết, nghiên
cứu thực nghiệm.

 Chương ba trình bày phương pháp nghiên cứu
Trong Chương ba, bài nghiên cứu đưa ra các giả thuyết nghiên cứu, phương
pháp đo lường khái niệm, phương pháp phân loại doanh nghiệp theo quy mơ. Sau đó,
nội dung chương đề cập về dữ liệu nghiên cứu, các mơ hình nghiên cứu được đề xuất.
Cuối cùng, Chương ba trình bày nội dung một số khuyết tật và phương pháp xử lý sai
phạm trong mơ hình.
5


 Chương bốn đề cập kết quả nghiên cứu của mơ hình
Thơng qua phương pháp nghiên cứu đã đề cập trong chương trước, nội dung
Chương bốn tiền hành các phương pháp thống kê mơ tả các biến, phân tích ma trận
tương quan, chạy hồi quy và khắc phục sai phạm trong cả hai mơ hình. Sau khi thực
hiện trên phần mềm Stata 15, nghiên cứu trình bày kết quả về mức độ tác động của tín
dụng thương mại mà cụ thể là khoản phải trả và khoản phải thu đến hiệu quả hoạt động
của doanh nghiệp ngành công nghiệp niêm yết tại HOSE giai đoạn 2014-2020.
 Chương năm trình bày kết luận và khuyến nghị
Thông qua kết quả nghiên cứu trong Chương bốn, luận văn đưa ra các nhận định
về tác động của tín dụng thương mại đến hiệu quả của doanh nghiệp. Từ những nhận
định trên, bài nghiên cứu đưa ra những kiến nghị về giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả
hoạt động của doanh nghiệp thông qua sự tác động của tín dụng thương mại, đăc biệt
doanh nghiệp có quy mơ vừa và nhỏ.

6


Ơ

2. NGHIÊN CỨU LÝ THUYẾT VÀ THỰC NGHIỆM


Trong Chương hai, bài viết trình bày khái niệm đối tượng nghiên cứu trong đề
tài, cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu trước đây. Nội dung cơ sở lý thuyết trong
Chương hai được tổng hợp thơng qua q trình lược khảo lý thuyết của tác giả.
2.1 Khái niệm
Nhằm mục đích hiểu rõ bản chất của các đối tượng nghiên cứu và có cái nhìn
tổng quan trong việc xác định đối tượng nghiên cứu, bài nghiên cứu trình bày khái
niệm của các đối tượng nghiên cứu được phát biểu như sau.
2.1.1 Hiệu quả hoạt động doanh nghiệp
Từ những thập niên 50, hiệu quả hoạt động được định nghĩa như hiệu quả hoạt
động của một đất nước, phản ánh về văn hóa, hệ thống xã hội song song với nguồn lực
bị giới hạn. Theo đó, thứ tự đánh giá hiệu quả bao gồm năng suất, tính linh hoạt và sức
ảnh hưởng từ hệ thống tổ chức (Georgopoulos và Tannenbaum, 1957).
Tiếp theo đó những năm 60 và 70, các tổ chức bắt đầu khám phá những khía
cạnh mới để đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Khi đó, hiệu quả hoạt
động doanh nghiệp được định nghĩa là khả năng của một tổ chức trong việc khai thác
các điều kiện mơi trường của mình để sử dụng trong điều kiện nguồn tài nguyên hạn
chế (Yuchtman và Seashore, 1967), (Hurle và cộng sự, 1968). Cùng thời điểm ấy, theo
F. Harrison (1974) cho rằng hiệu quả hoạt động cịn được đánh giá thơng qua kết quả
của sự nỗ lực. Ngoài ra, Warmington và cộng sự (1977) đã xem xét khái niệm về hiệu
quả hoạt động của tổ chức một cách rõ ràng hơn cụ thể được tính tốn bằng tỷ lệ năng
suất và mức độ hài lòng và động lực của các thành viên trong tổ chức, các chi phí và
tình trạng bất ổn lao động đạt mức thấp hoặc khơng đáng kể. Bên cạnh đó, theo Katz
và Kahn (1978) hiệu quả và hiệu suất của một tổ chức là tương đương và cả hai đều là
yếu tố quan trọng của một doanh nghiệp trong việc tối đa hóa lợi nhuận.
Năm 1980, hiệu quả hoạt động của công ty được định nghĩa và đánh giá phụ
thuộc vào khả năng tạo ra giá trị của khách hàng (Pearce và Porter, 1986). Mặc khác,
7


Cherrington (1994) còn xem xét kết quả hoạt động doanh nghiệp được đánh giá thông

qua cách thức mà doanh nghiệp đó hoạt động để đạt được mục tiêu thành cơng. Trong
suốt thập kỷ tiếp theo, Adam Jr (1994) đã xem xét hiệu quả hoạt động của một tổ chức
phụ thuộc sâu sắc nhất và chất lượng hiệu suất làm việc của nhân viên. Ông tin tưởng
rằng để hiệu quả hoạt động của một doanh nghiệp được nâng cao, nhân viên của một
công ty cần thường xuyên tiếp xúc với kiến thức và có kỹ năng cập nhật thơng tin, từ
đó sẽ giúp họ nâng cao trình độ và tăng chất lượng hoạt động của doanh nghiệp. Những
năm sau đó, Bourguignon (1997) đã định nghĩa hiệu quả hoạt động giữa “hành động”
và “hành vi”. Ngoài ra, J. S. Harrison và Freeman (1999) đã khẳng định hiệu quả hoạt
động của một tổ chức với mức độ tiêu chuẩn đánh giá cao thông qua tiêu chuẩn đáp
ứng các yêu cầu từ bên đối tác.
Mười năm đầu của thế kỷ 21, hiệu quả hoạt động doanh nghiệp được định nghĩa
tập trung vào khả năng của họ trong việc khai thác hiệu quả các nguồn lực có sẵn để
đạt thành tích cao trong mục tiêu đề ra của doanh nghiệp và xem xét mức độ liên quan
của chúng đến người tiêu dùng (Peterson và cộng sự, 2003). Đáng kể đến là nghiên cứu
của Lebans và Euske (2006) đưa ra các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh
nghiệp cụ thể như sau:
- Hiệu quả hoạt động là một tập hợp các chỉ số tài chính và phi tài chính về
mức độ hồn thành các mục tiêu và kết quả
- Hiệu quả hoạt động là chỉ số động địi hỏi sự phân tích và diễn giải
- Hiệu quả hoạt động được minh họa bằng các mơ hình nhân quả nhằm mơ tả
kết quả trong tương lai chịu tác động như thế nào bởi các hoạt động ở thời
điểm hiện tại
- Hiệu quả hoạt động có thể được hiểu khác nhau tùy thuộc vào mỗi người
tham gia vào hoạt động đánh giá của công ty
- Để xác định khái niệm và hiệu quả hoạt động của doanh ngiệp, cần phải biết
các đặc điểm cơ bản về trách nhiệm trong lĩnh vực đó.

8



- Để báo cáo mức độ hoạt động của doanh nghiệp cần phải có khả năng phân
tích định lượng kết quả.
Từ các nghiên cứu trên, hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp được hiểu là một
tập hợp các chỉ số tài chính và phi tài chính về mức độ hồn thành các mục tiêu và kết
quả như định nghĩa của Lebans và Euske (2006). Định nghĩa này làm tiền đề căn cứ đo
lượng hiệu quả hoạt động doanh nghiệp bằng chỉ số tài chính.
2.1.2 Tín dụng thương mại
Tín dụng được hiểu như một sự tin tưởng chấp nhận việc cung cấp nguồn lực và
tiền bạc của đối tượng này cho đối tượng khác, đối tượng được nhận chưa thể hoàn trả
liền (tạo nên một khoản nợ) và cam kết sẽ hồn trả lại vào một ngày ấn định nào đó.
Nói cách khác, tín dụng là phương thức giúp việc trao đổi bn bán được sn sẻ và
hợp pháp. Có rất nhiều hình thức của tín dụng, tùy từng đối tượng, thời gian và mục
đích sử dụng vốn để phân loại theo từng hình thái tín dụng như tín dụng ngắn hạn, tín
dụng trung hạn, tín dụng vốn lưu động, tín dụng vốn cố định…Trong bài nghiên cứu
này, tác giả tiếp cận tín dụng theo hình thức tín dụng thương mại của các doanh nghiệp
thuộc ngành công nghiệp niêm yết trên HOSE.
Tại Việt Nam nói riêng và các nước trên thế giới nói chung, trong giai đoạn
cơng nghiệp hóa hội nhập kinh tế hiện nay, để có được một nguồn vốn giá rẻ luôn là
một nhu cầu cấp thiết hàng đầu của mỗi doanh nghiệp. Tín dụng thương mại là một
cơng cụ thị trường cực kì quan trọng trong việc đưa ra quyết định thay thế việc tiếp cận
nguồn vốn ngân hàng với quá nhiều pháp lý ràng buộc. Lựa chọn tín dụng thương mại
trở nên ngày càng hấp dẫn hơn trong mắt các doanh nghiệp (Guariglia và Mateut,
2006). Đồng quan điểm trên Boyer và Gobert (2009) nhận định rằng tín dụng thương
mại cịn là một nguồn tài chính quan trọng trong doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh
nghiệp vừa và nhỏ. Không những thế, theo Wilson và cộng sự (2002) cho rằng tín dụng
thương mại là cơng cụ tiếp thị thị trường hiệu quả mà dựa vào đó doanh nghiệp có thể
xây dựng được các mối quan hệ kinh doanh mà ở đó các đối tượng tham gia đều có lợi
9



ích...Tín dụng thương mại là hình thức tín dụng mà ở đó người bán (nhà cung cấp)
đồng ý cho người mua trả chậm giá trị hang hóa đã mua trong một khoảng thời gian
nhất định trong tương lai (Petersen và Rajan, 1997). Theo ngơn ngữ thuần Việt, tín
dụng thương mại là hình thức mua/bán chịu (hay mua/bán trả chậm). Đây là một hình
thức bn bán khá phổ biến ở Việt Nam nhất là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, hộ gia
đình kinh doanh. Mặc khác, theo Nadiri (1969) cho rằng tín dụng thương mại được
hiểu cụ thể hơn theo khía cạnh kế toán biểu thị khoản phải thu từ người mua (Account
Receivable – A/R) và khoản phải trả cho người bán (Account Payable – A/P) trên bảng
cân đối kế toán tài sản của doanh nghiệp. Giải thích theo phương diện kế toán, khi tài
khoản này xuất hiện ở bên phần tài sản của bảng cân đối kế tốn khi đó được gọi là
khoản phải thu và ngược lại khi tín dụng thương mại xuất hiện ở bên nguồn vốn được
gọi là khoản phải trả. Tín dụng thương mại nâng cao hiệu quả hoạt động một phần nào
đó cho cả người bán và người mua bằng cách giải quyết những bất ổn trong chu kỳ
giao hàng và đơn giản hóa tiền mặt quản lý (Schwartz, 1974).
Như vậy, tín dụng thương mại là hình thức tín dụng mà ở đó người bán (nhà
cung cấp) đồng ý cho người mua trả chậm giá trị hàng hóa đã mua trong một khoảng
thời gian nhất định trong tương lai. Khái niệm này tương đồng với phát biểu về tín
dụng thương mại trong nghiên cứu của Petersen và Rajan (1997).
 Khoản phải thu
Qua quá trình lược khảo lý thuyết của tác giả, định nghĩa cho khái niệm về
khoản phải thu được nhắc đến với nhiều khía cạnh khác nhau. Theo từ điển Oxford
University Press 2021 (OUP 2021), khoản phải thu được định nghĩa như một phần tài
sản của cơng ty được trình bày trong bảng cân đối kế tốn nhằm mục đích ghi nhận các
hóa đơn được gửi cho khách hàng đã đến hạn thanh toán nhưng chưa nhận được. Xét
về phương diện tài chính doanh nghiệp, Nguyễn Minh Kiều (2016) cho rằng khoản
phải thu là số tiền khách hàng nợ công ty do mua chịu hàng hóa và dịch vụ. Phần lớn
các doanh nghiệp đều phát sinh khoản phải thu nhưng ở mức độ khác nhau tùy thuộc
vào nhu cầu mở rộng đầu tư tín dụng thương mại hoặc từ phía khách hàng mức độ tăng
10



dần từ có thể kiểm sốt hoặc vượt mức khơng thể kiểm soát. Quản lý khoản phải thu là
một nghiệp vụ cần thiết ảnh hưởng đến lợi nhuận và chi phí trong q trình sản xuất và
kinh doanh, việc đánh đổi giữa lợi nhuận và rủi ro xảy ra khi doanh nghiệp chấp nhận
cung cấp tín dụng thương mại để giữ chân khách hàng nhằm mục đích tạo cơ hội bán
hàng, mở rộng thị trường, maketing sản phẩm…Mặc khác, nếu bạn chịu hàng hóa quá
nhiều nguy cơ phát sinh nợ khó địi dẫn đến khơng thu hồi được nợ cũng gia tăng, vì
vậy doanh nghiệp cần phải xem xét đánh giá tác động của tín dụng thương mại mà cụ
thể là khoản phải thu tác động như thế nào đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.
Tóm lại, từ các định nghĩa cho khái niệm khoản phải thu trên, đề tài nghiên cứu
trình bày định nghĩa khoản phải thu của doanh nghiệp như sau khoản phải thu là những
khoản nợ của khách hàng đối với một doanh nghiệp đối với các dịch vụ đã mua hoặc
sản phẩm có trên cơ Sở tín dụng mà doanh nghiệp đó chưa thu được.
 Khoản phải trả
Theo Robinson (2020), khoản phải trả (Account Payable) là số tiền mà một
doanh nghiệp đã nợ nhà cung cấp của họ trong việc mua hàng hóa, dịch vụ nhưng vẫn
chưa thanh tốn. Khi đó, xét theo phương diện kế toán, khoản phải trả là một bút toán
kế toán thể hiện nghĩa vụ thanh toán nợ ngắn hạn của đơn vị đối với chủ nợ. Tài khoản
này được thể hiện trên bảng cân đối kế tốn nhóm nợ ngắn hạn. Cụ thể, khoản phải trả
hay còn được gọi là “nợ phải trả” được ghi chép vào tài khoản phải trả của doanh
nghiệp nhận hàng hóa dịch vụ từ các nhà cung cấp. Tại Việt Nam, theo thông tư
200/2014/TT-BTC khoản phải trả cụ thể trong tín dụng thương mại được ghi nhận theo
tài khoản 331 – Phải trả cho người bán phản ánh tình hình thanh tốn về các khoản nợ
phải trả của công ty cho người bán vật tư, hàng hóa, người cung cấp dịch vụ TSCĐ,
BĐSĐT, các khoản đầu tư tài chính theo hợp đồng kinh tế đã ký kết. Như vậy, với
những khoản công nợ phải trả của doanh nghiệp cho việc cung cấp hàng hóa, dịch vụ
đã thực hiện và đã được bên người bán cung cấp hóa đơn hoặc bên mua đã đồng ý
chính thức bằng nhiều hình thức khác nhau. Điều này nhấn mạnh rằng các khoản được
phân loại phải trả nhà cung cấp bao gồm mọi ngành nghề, lĩnh vực hoạt động khi đã
11



được phát hành hóa đơn hoặc chấp nhận thanh tốn chính thức qua nhiều hình thức đều
được ghi nhận là khoản phải trả của công ty.
Khoản phải trả (Account Payabale) giúp doanh nghiệp kiểm soát và hạn chế rủi
ro nguy cơ “rị rỉ” các khoản tiền từ việc thanh tốn trùng lặp, nhiều lần hoặc sai sót,
các khoản chiết khấu bị bỏ lỡ, sử dụng sai nguồn trả…Tài khoản phải trả là một trong
những yếu tố quan trọng của doanh nghiệp khơng những tác động đến tín dụng thương
mại mà còn ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt dộng của doanh nghiệp. Với vai trò quan
trọng nêu trên, yếu tố phải trả sẽ được đưa vào mơ hình nghiên cứu của tác giả.
Như vậy, định nghĩa khoản phải trả được phát biểu như một phần những khoản
nợ của doanh nghiệp đối với nhà cung cấp dịch vụ hoặc sản phẩm đã mua hoặc sử
dụng, nhưng vẫn chưa thanh toán.
2.2 Cơ Sở lý thuyết
2.2.1 Lý thuyết về tín dụng thương mại
Trong nhiều thập kỷ qua, chủ đề tín dụng thương mại ln có sức hấp dẫn đến
nhiều nhà nghiên cứu, nhắc kể đến trong việc nghiên cứu về tín dụng thương mại bắt
đầu từ mối liên hệ giữa tín dụng thương mại và tín dụng ngân hàng trong mơ hình kinh
tế vĩ mơ bởi Meltzer (1960). Ơng chỉ ra rằng trong giai đoạn chính sách thắt chặt tiền
tệ, các doanh nghiệp có năng lực thanh khoản cao có xu hướng mở rộng tín dụng
thương mại cho những doanh nghiệp bị hạn chế tiếp cận các khoản vay ngân hàng, do
đó giúp các doanh nghiệp này giảm thiểu được tình trạng hạn chế tín dụng. Tuy vậy,
vẫn có những trường hợp, nhữngdoanh nghiệp nhỏ lại là đối tượng cung cấp tín dụng
thương mại bất chấp những hậu quả khó khăn gây ra cho họ. Nhiều nghiên cứu sau đó
về mối quan hệ giữa hai nguồn tài chính này nhằm xem xét tác động qua lại của chúng
đến việc cho vay bất chấp các chính sách tiền tệ. Mặc khác, một giả thuyết về mối liên
hệ giữa tín dụng ngân hàng và tín dụng thương mại cho rằng các doanh nghiệp có xu
hướng sử dụng tín dụng thương mại có mức độ tăng dần khi tín dụng ngân hàng bị hạn
chế. Điều này được lý giải từ việc đối với tín dụng thương mại, nhà cung cấp có thể
12



×