Tải bản đầy đủ (.docx) (55 trang)

Tiểu luận hệ thống tòa án pháp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (480.99 KB, 55 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH

TIỂU LUẬN

HỆ THỐNG TỊA ÁN PHÁP


MỤC LỤC
LỜI NĨI ĐẦU.......................................................................................................1
CHƯƠNG 1: Tìm hiểu về hệ thống pháp luật Pháp..............................................4
1. Sợ lược hệ thống Tòa án Pháp ...................................................................4
2. Cấu trúc hệ thống Tòa án Pháp...................................................................5
2.1. Nhánh tòa thẩm quyền chung................................................................6
2.2. Nhánh tịa hành chính............................................................................15
2.3. Hội đồng Hiến Pháp..............................................................................19
2.4. Tòa xung đột.........................................................................................20
CHƯƠNG II: So sánh cấu trúc giữa ba hệ thống Tòa án Pháp, Anh và Việt Nam
............................................................................................................................... 22
1. Thẩm quyền................................................................................................22
1.1. Điểm tương đồng..................................................................................22
1.2. Điểm đặc trưng nổi bật..........................................................................22
1.3. Nhận xét................................................................................................28
2. Cách thức tổ chức.......................................................................................29
2.1. Điểm tương đồng..................................................................................29
2.2. Điểm đặc trưng nổi bật..........................................................................29
2.3. Nhận xét................................................................................................35
3. Chức năng...................................................................................................37
3.1. Điểm tương đồng..................................................................................37
3.2. Điểm đặc trưng nổi bật..........................................................................37
3.3. Nhận xét................................................................................................39


4. Vị trí...........................................................................................................39
4.1. Điểm tương đồng..................................................................................39
4.2. Điểm đặc trưng nổi bật..........................................................................39
4.3. Nhận xét................................................................................................42
5. Cách thức phá án........................................................................................42
5.1. Điểm tương đồng..................................................................................42
5.2. Điểm đặc trưng nổi bật..........................................................................42
5.3. Nhận xét................................................................................................49
KẾT LUẬN...........................................................................................................51


LỜI NÓI ĐẦU
1.

Lý do lựa chọn đề tài
Một trong những mục tiêu lớn được đặt ra trong Nghị quyết số 49-NQ-TW về

chiến lược cải cách hành chính tư pháp đến năm 2020 đó là xây dựng nền tư pháp hiện
đại, phục vụ nhân dân, phụng sự Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Để thực hiện
mục tiêu này, một trong những công việc hết sức quan trọng cần được thực hiện, đó
chính là nghiên cứu về mơ hình cấu trúc của hệ thống Tòa án mà các quốc gia có nền
tư pháp phát triển trên thế giới đang áp dụng để xem mơ hình cấu trúc Tịa án các quốc
gia này có ưu điểm gì nổi bật, phù hợp với thực tiễn của Việt Nam và nghiên cứu áp
dụng.
Nhắc đến các quốc gia có nền tư pháp phát triển trên thế giới, khơng thể khơng
nhắc đến hệ thống Tịa án của Cộng hòa – hệ thống Tòa án tiêu biểu của một quốc gia
theo truyền thống pháp luật châu Âu lục địa, một quốc gia có hệ thống Tịa án được
xây dựng và tổ chức hết sức đặc biệt so với các quốc gia khác trên thế giới. Nghiên cứu
mơ hình cấu trúc Tịa án Pháp sẽ giúp chúng ta nhận ra được những điểm tiến bộ, hợp
lý mà Việt Nam hồn tồn có thể vận dụng trong việc xây dựng và hồn thiện nền tư

pháp nước nhà. Đó là lý do nhóm nghiên cứu quyết định lựa chọn đề tài nghiên cứu về
mơ hình cấu trúc hệ thống Tòa án Pháp, trên cơ sở những kiến thức đã tìm hiểu, nhóm
nghiên cứu cũng tiến hành so sánh cấu trúc hệ thống Tòa án Pháp với cấu trúc hệ thống
Tịa án của Anh và Việt Nam, từ đó có thể đưa ra được những nhìn nhận khách quan,
chính xác nhất về những điểm tương đồng, khác biệt trong cấu trúc hệ thống Tòa án
giữa ba quốc gia là đại diện của ba hệ thống pháp luật lớn nhất thế giới hiện nay.
2.

Cấu trúc của bài tiểu luận
Bài tiểu luận được thiết kế gồm các phần lời nói đầu, hai phần nội dung, phần

kết luận và dành mục tài liệu tham khảo. Trong khn khổ bài tiểu luận, nhóm nghiên
cứu sẽ trình những phần nội dung cụ thể sau đây:
Chương I: Tìm hiểu về hệ thống Tịa án Pháp

1


Chương II: So sánh cấu trúc giữa ba hệ thống Tòa án Pháp, Anh và Việt Nam

2


CÁC TỪ VIẾT TẮT TRONG BÀI TIỂU LUẬN
BLTTDS: Bộ luật tố tụng dân sự
BLTTHS: Bộ luật tố tụng hình sự
TAND: Tịa án nhân dân
TTHC: Tố tụng hành chính

3



CHƯƠNG I: TÌM HIỂU VỀ HỆ THỐNG TỊA ÁN PHÁP
1.

Sơ lược hệ thống tòa án Pháp
Hệ thống tòa án của Pháp bao gồm hai hệ thống chính: Tịa thơng thường (the

ordre judiciaire) và Tịa hành chính (ordre administratif). Tịa thơng thường có thẩm
quyền dân sự và hình sự, trừ trường hợp liên quan đến việc Nhà nước hoặc một nhân
viên Nhà nước hoặc Nhà nước hợp tác một phần, trong trường hợp này tịa hành chính
sẽ có thẩm quyền độc quyền1.
Hệ thống Tịa án nước Pháp có một số đặc điểm cơ bản sau:


Tổ chức theo nguyên tắc hành chính lãnh thổ
Các Thẩm phán của Pháp tại tất cả các cấp Tòa án của cả hai nhánh Tòa án đều

được bổ nhiệm hay đề bạt bởi các cấp có thẩm quyền ở Trung ương chứ khơng phải cơ
quan hành chính ở địa phương.


Có cấu trúc nhị ngun:
Hệ thống tịa án Pháp được tổ chức điển hình cho mơ hình nhị ngun. Người

Pháp gọi đây là mơ hình Kim tự tháp đơi (double pyramid structure). Nhị ngun có
nghĩa là ở Pháp song song tồn tại hai hệ thống tịa án có chức năng xét xử riêng biệt,
độc lập lẫn nhau cả về thẩm quyền lẫn quy trình tuyển chọn các viên chức2.
Gồm 2 ngạch tòa án



Nhánh tòa thẩm quyền chung (tòa án tư pháp) (ordre judiciaire): chuyên giải

quyết các vấn đề dân sự, hình sự


Nhánh tịa hành chính (ordre administrative): chun giải quyết các vấn đề trong

lĩnh vực hành chính. Tịa án tư pháp bị cấm ngăn can thiệp vào lĩnh vực hoạt động của
tịa án hành chính.
1

Peter De Cruz, Comparative law in a changing world third edition, 2007, tr.73.
truy cập lúc 10h17’ ngày
18/09/2016
2

4


Mỗi ngạch tịa án đều hình thành cho mình một cấu trúc tịa án độc lập có mơ
hình kim tự tháp và đều khép lại bởi các tòa án tòa án tối cao cũng hồn tồn độc lập.
Hai ngạch tịa án tuy khác biệt, độc lập nhau nhưng đều có chung một đặc điểm về cấu
trúc: 2 cấp xét xử và 3 cấp tòa.3
Nguyên nhân dẫn đến cấu trúc nhị nguyên của hệ thống Tòa án Pháp bao gồm:


Do vai trị của Tịa án trong lịch sử: Từ 1789, chính quyền mới khơng cho phép

các tịa án dân sự, hình sự được can thiệp vào công việc của cơ quan hành chính. Tiếp

đến, năm 1795 tiếp tục ban hành một đạo luật cấm các tịa án dân sự, hình sự xét sử các
vụ việc liên quan đến chính quyền và cho đến nay vẫn còn hiệu lực.


Do áp dụng nguyên tắc tam quyền trong tổ chức bộ máy nhà nước.



Sự phân chia pháp luật thành luật công và luật tư. Sự tách bạch này nhằm bảo vệ

tối ưu các lợi ích mà từng lĩnh vực luật theo đuổi.

3

Chức năng đặc thù của Tòa phá án ở Cộng hòa Pháp – Nguyến Thị Bích Ngọc, Phan Hồi Nam – Tạp chí khoa
học pháp lý số 02/2011 tr 41

5


Sơ đồ cấu trúc Tòa án Pháp
2.

Cấu trúc của hệ thống Tòa án Pháp

2.1.

Nhánh tòa thẩm quyền chung

2.1.1. Cấp sơ thẩm

a)

Tịa sơ thẩm dân sự.



Tịa dân sự thơng thường



Tịa sơ thẩm thẩm quyền hẹp (The tribunal d’instance - TI)
Đây là Tòa án thấp nhất trong nhánh tòa án thẩm quyền chung. Tòa này thay thế

cho các tòa án hòa giải tồn tại trước năm 1958. Theo số liệu năm 2010, tịa án nước
Pháp có 297 tịa sơ thẩm thẩm quyền hẹp.4
4

Giáo trình Luật So sánh – NXB Cơng an nhân dân – Đại học Luật Hà Nội - tr 161

6


Theo quy định tại Điều R221 – 4 và Điều R231 – 3 Luật tổ chức tư pháp năm
2012 thì thẩm quyền của Tòa này giới hạn trong các vụ việc dân sự có giá trị tranh
chấp nhỏ (có giá trị tranh chấp đến 10.000 euros), sơ thẩm đồng thời chung thẩm các tố
quyền đối nhân hoặc động sản mà giá trị của yêu cầu có giá trị từ 4.000 euros trở
xuống hoặc đối với một yêu cầu không xác định có nguồn gốc từ việc thi hành nghĩa
vụ trả tiền có giá trị dưới hoặc bằng 4.000 euros, sơ thẩm đồng thời chung thẩm các vụ
kiện về dân sự đối với các tố quyền đối nhân hoặc động sản mà giá trị của yêu cầu dưới
4.000 euros (cơ quan này gọi là tribuanl civil)5. Vì vụ việc được thụ lý ở tòa này

thường đơn giản, giá trị tranh chấp nhỏ nên việc xét xử được tiến hành bằng một thẩm
phán.


Tòa sơ thẩm thẩm quyền rộng (The Tribunal de Grande Instance - TGI)
Tồn bộ nước Pháp có 158 tịa ở mẫu quốc và 7 tòa ở lãnh thổ hải ngoại 6. Tịa án

này có thẩm quyền xét xử tất cả các loại vụ việc hình sự và dân sự “trừ những thẩm
quyền đã được trao một cách rõ ràng cho một loại tòa án khác trên cơ sở đặc điểm của
tranh chấp hoặc số tiền (hoặc mức độ nghiêm trọng của tội phạm) có liên quan”. Như
vậy, thẩm quyền của Tòa này là rất rộng. Tòa TGI giải quyết các vụ án dân sự có giá trị
tranh chấp trên 10.000 euros.
Cơ quan xét xử dân sự của loại Tòa này cũng được gọi là tribunal civil. Cụ thể,
Tòa án sơ thẩm thẩm quyền rộng có thẩm quyền xét xử đối với những vụ việc về nhân
thân như: thừa kế, tuyên bố mất tích, u cầu tun bố vơ hiệu, truất bằng sáng chế,
làm giả sáng chế, nhãn hiệu hàng hóa, giải thưởng công nghiệp, trách nhiệm bồi
thường thiệt hại do xe cộ gây ra, sửa chữa giấy tờ hộ tịch, nuôi con nuôi, chia tài sản
khi ly hôn, xử lý tài sản đối với pháp nhân mà không phải là thương nhân, tranh chấp
về thuế trong các trường hợp quy định các quyền liên quan đến các vụ về thuế, khiếu
nại về hoạt động của ủy viên tư pháp.7

5

Natalie FRICERO, Procédure civile – Gualino efiteur năm 2004 – tr 84.
Giáo trình Luật So sánh – NXB Cơng an nhân dân – Đại học Luật Hà Nội - tr 161
7
Một số quy định về thẩm quyền giải quyết của Tòa án trong BL TTDS Cộng hòa Pháp – Nguyễn Thị Thúy
Hằng – Tạp chí kiểm sát số 20 tr 61
6


7


Mỗi tịa ít nhất đều có một Chánh án, một Thẩm phán điều tra, một công tố viên,
một Thẩm phán xét xử. Mỗi tịa này có thể phân chia thành các phân tòa do một Chánh
án phụ trách. Mỗi phân tịa cũng có thể chia nhỏ hơn. Chánh án quản lý hoạt động của
Tòa án và giám sát hoạt động của các Thẩm phán của Tịa mình8.
Tịa án này xét xử theo nguyên tắc tập thể, mỗi phiên xét xử sẽ được thực hiện
bằng hội đồng xét xử gồm ba thẩm phán. Tuy nhiên, vẫn có một số trường hợp vụ việc
có thể chỉ được xét xử bởi một thẩm phán.
Theo Pháp luật Tố tụng dân sự Pháp, thủ tục trước Tịa sơ thẩm thẩm quyền rộng
có thể trải qua 5 bước sau:
(1) Bắt đầu vụ kiện và thụ lý của tòa án;
(2) Các thủ tục chỉ định và phân cơng;
(3) Phiên họp của chánh tịa;
(4) Việc thẩm cứu trước thẩm phán điều tra;
(5) Phiên tòa xét xử.9
Các phán quyết được tuyên bởi TGI sẽ được kháng cáo đương nhiên lên Tòa án
Phúc thẩm. Nếu vụ việc bị kháng cáo chỉ liên quan tới khía cạnh pháp luật thì tịa án có
thẩm quyền xem xét lại là Tịa Phá án.


Tịa dân sự đặc biệt:



Tòa thương mại sơ thẩm (Tribunal de commerce)
Tòa thương mại sơ thẩm xét xử các tranh chấp thương mại và phá sản trong

phạm vi lãnh thổ thuộc thẩm quyền của mình. Cụ thể là các tranh chấp giữa các thương

nhân, tranh chấp liên quan đến hành vi thương mại giữa bất cứ người nào, tranh chấp

8

Tiểu luận Hệ thống Tòa án Pháp nhánh thẩm quyền chung – Dương Quốc Anh – Trường ĐH Kinh tế TP.HCM
tr10.
9
Thủ tục Tố tụng dân sự của một số nước Châu Âu và so sánh với thủ tục Tố tụng Tố tụng dân sự Việt Nam –
Trần Anh Tuấn – Tạp chí Luật học số 11/2015 – tr 44

8


giữa các thành viên công ty thương mại, các tranh chấp liên quan đến doanh nghiệp
thương mại và những người làm nghề thủ cơng gặp khó khăn về tài chính.10
Đây là một tịa khá đặc biệt vì bắt buộc một bên trong vụ kiện phải là thương
nhân. Một tranh chấp thương mại giữa 2 thương nhân bắt buộc sẽ bị đưa ra Tịa thương
mại. Nếu tranh chấp đó diễn ra giữa một người bình thường kiện một thương nhân thì
nguyên đơn có quyền chọn Tịa thường hoặc Tịa thương mại. Nếu thương nhân đứng
đơn kiện thì bắt buộc vụ án phải được đưa ra xét xử ở Tòa thương mại. Đó là ngun
tắc đặc trưng của Tịa này. Tại một số địa phận khơng có Tịa án thương mại thì Tịa án
sơ thẩm thẩm quyền rộng tại đó sẽ có trách nhiệm giải quyết các tranh chấp về thương
mại.
Hội đồng xét xử của Tòa thương mại gồm ba thẩm phán. Phán quyết của tòa này
sẽ được kháng cáo lên Tòa sơ thẩm thẩm quyền rộng có chung thẩm quyền về mặt lãnh
thổ với Tòa thương mại.
Thẩm phán tại Tòa án thương mại sơ thẩm là những thương nhân được bầu ra từ
nghiệp đoàn của họ. Trừ vùng Alsacelorraine và lãnh thổ hải ngoại thì tịa án thương
mại sơ thẩm là một phân tòa của tòa án sơ thẩm thẩm quyền chung, có Chánh án là
thẩm phán chuyên nghiệp, những người còn lại được bầu từ thương nhân.11



Tòa lao động (Conseil de Prud’hommes)
Theo quy định của pháp luật thì trong địa hạt của Tịa án sơ thẩm thẩm quyền

rộng phải có ít nhất một Tòa án lao động sơ thẩm. Tòa này có thẩm quyền đối với tất cả
các tranh chấp liên quan đến hợp đồng lao động cụ thể là các tranh chấp phát sinh từ
hợp đồng lao động cá nhân giữa người sử dụng lao động hoặc đại diện người sử dụng
lao động với người làm công ăn lương 12 trừ vấn đề bảo hiểm xã hội và các vấn đề thỏa

10

Một số quy định về thẩm quyền giải quyết của Tòa án trong BL TTDS Cộng hòa Pháp – Nguyễn Thị Thúy
Hằng – Tạp chí kiểm sát số 20 tr 62
11
Tiểu luận Hệ thống Tòa án Pháp nhánh thẩm quyền chung – Dương Quốc Anh – Trường ĐH Kinh tế TP.HCM
tr12.
12
Một số quy định về thẩm quyền giải quyết của Tòa án trong BL TTDS Cộng hòa Pháp – Nguyễn Thị Thúy
Hằng – Tạp chí kiểm sát số 20 tr 62

9


ước lao động tập thể (do Tòa án sơ thẩm thẩm quyền rộng xét xử). Nếu người lao động
là cán bộ, cơng chức, viên chức thì sẽ do Tịa Hành chính giải quyết.
Hội đồng xét xử có sự tham gia của bốn Thẩm phán đại diện đều cho cả hai phía
trong vụ án. Thẩm phán được bầu ra từ nghiệp đoàn người sử dụng lao động và nghiệp
đoàn người lao động với nhiệm kỳ 5 năm và có gia hạn. Phán quyết của Tịa này có thể
được kháng cáo lên Tịa phúc thẩm có thẩm quyền. Tịa lao động sơ thẩm có thẩm

quyền chung thẩm với các vụ án có giá trị nhỏ hơn 3.830 euros, giá trị lớn hơn thì bản
án có thể bị kháng cáo kháng nghị phúc thẩm.


Tòa an sinh xã hội (Tribunal des Affaires de Sescurté)
Tòa án sinh xã hội có thẩm quyền giải quyết các vấn đề liên quan tới bảo hiểm

xã hội. Hội đồng xét xử gồm ba thành viên: hai thẩm phán không chuyên (một đại diện
cho người lao động, một đại diện cho người sử dụng lao động), thành viên còn lại là
một thẩm phán chuyên nghiệp. Các phán quyết của Tòa có thể bị kháng cáo lên Tịa
Phúc thẩm để xét xử lại.


Tịa nơng nghiệp (Tribunaux Partitaires des Baux Ruraux)
Tịa nơng nghiệp có thẩm quyền đối với tranh chấp giữa người chủ và người

thuê đất nông nghiệp. Hội đồng xét xử gồm có bốn thẩm phán khơng chun đến từ
phía người đi thuê và người cho thuê với tỉ lệ ngang nhau. Hội đồng xét xử sẽ tiến hành
giải quyết tranh chấp bằng cách hòa giải hoặc đưa ra những phán quyết.
Quyết định của Tòa án là quyết định sơ thẩm có thể bị xem xét lại theo trình tự
phúc thẩm. Tuy nhiên đối với tranh chấp có giá trị nhỏ hơn 3.800 euros thì quyết định
của Tịa có giá trị chung thẩm.
b)

Các tịa sơ thẩm hình sự
Tổ chức của Tịa hình sự giống như Tịa dân sự. Luật Hình sự Pháp phân chia

các loại tội phạm thành 3 loại theo mức độ nghiêm trọng khác nhau, gồm tội vi cảnh
(loại tội hình sự có mức độ nghiêm trọng ít hơn cả, là những tội bị phạt dưới 20.000 F);


10


khinh tội hay còn gọi là thường tội (là tội bị phạt tiền dưới 25.000 F và bị phạt tù tối đa
10 năm) và trọng tội là những tội phạm nghiêm trọng với mức hình phạt trên 10 năm
tù. Mỗi loại tội phạm này thuộc thẩm quyền xét xử của một Tòa chuyên biệt, trừ Tối
cao pháp viện, Tòa án cơng lý của nhà nước cộng hịa, Tịa án qn sự và các Tịa hình
sự xét xử vị thành niên.


Tịa hình sự thơng thường



Tịa vi cảnh (Tribunal de police)
Thẩm phán chính là các thẩm phán của Tịa sơ thẩm thẩm quyền hẹp. Việc xét

xử chỉ do một thẩm phán tiến hành. Tịa này có thẩm quyền xét xử các tội vi cảnh, có
thể áp dụng các hình phạt từ 1 ngày đến hai tháng, phạt tiền từ 3.000 euros trở xuống13.


Tịa tiểu hình (tribunal correctional)
Tịa tiểu hình là một bộ phận của Tòa án sơ thẩm thẩm quyền rộng. Thẩm quyền

của Tịa tiểu hình được quy định từ Điều 381 đến Điều 520 BLTTHS Pháp. Tịa án tiểu
hình có thẩm quyền xét xử đối với các khinh tội, những vụ án phức tạp, có nhiều hành
vi phạm tội gồm cả khinh tội và tội vi cảnh cũng thuộc thẩm quyền của Tịa tiểu hình.
Có thể áp dụng hình phạt tù trên hai tháng và án có khung hình phạt cao nhất là 6 năm
tù giam hoặc phạt tiền trên 12.000 euros.
Tịa tiểu hình bao gồm một Chánh tịa và hai Thẩm phán. Chánh tịa là người có

vai trị chính trong việc hướng dẫn xét xử. Việc buộc tội do Viện trưởng hoặc Phó Viện
trường Viện cơng tố đệ trình lên Tịa14.


Tịa đại hình
Mỗi tỉnh của Pháp có một Tịa đại hình. Trên tồn lãnh thổ của Pháp có 99 tịa

đại hình. Trụ sở của Tịa đại hình nằm trong trụ sở của Tòa án sơ thẩm thẩm quyền
rộng. Tòa đại hình khơng phải là tịa án hoạt động thường trực mà hoạt động 3

13
14

Giáo trình Luật So sánh – NXB Công an nhân dân – Đại học Luật Hà Nội - tr 162
truy cập lúc 16h43’ ngày 18/09/2016

11


tháng/kỳ. Tịa có thẩm quyền xét xử đối với các trọng tội như giết người, phản quốc,
gián điệp.
Hội đồng xét xử gồm 12 thành viên. Một thẩm phán là chủ tọa phiên tòa và hai
thẩm phán khác. Tuy nhiên nếu là vụ án nghiêm trọng hoặc thời gian xét xử có thể kéo
dài thì có thể thêm một hoặc nhiều thẩm phán nữa. Các thẩm phán và hội thẩm bình
đẳng khi xử án.
Vì đây là những tội mà hình phạt rất nghiêm khắc, cho nên pháp luật hình sự
Pháp xây dựng nên chế định bồi thẩm đoàn (jury) (bồi thẩm đoàn gồm 9 thành viên).
Bồi thẩm đoàn là một chế định tập hợp những người dân bình thường, tham gia xét xử
chung với các thẩm phán chuyên nghiệp. Trong khi các thẩm phán chuyên nghiệp sẽ
quyết định các vấn đề có tính pháp lý (matter of law), bồi thẩm đồn sẽ là người trả lời

các câu hỏi có tính sự kiện (matter of facts), ví dụ như bị cáo có mặt ở hiện trường lúc
xảy ra vụ án hay không, hay hành vi trên có phải là bất khả kháng hay không.15
Thủ tục duy nhất để xem lại phán quyết của Tịa Đại hình là thủ tục Giám đốc
thẩm tại Tịa phá án. Như vậy, khía cạnh tình tiết do Tịa Đại hình đưa ra có giá trị
chung thẩm.


Tịa hình sự đặc biệt
Gồm có:



Tịa án dành cho các vị thành niên



Tòa án quân sự



Tòa án an ninh quốc gia
Cơ cấu tổ chức bao gồm 1 chánh án và hai thẩm phán từ tòa phúc thẩm vùng hay

tòa dân sự sơ thẩm thẩm quyền chung được biệt phái theo vụ việc mà khơng có biên
chế riêng. Các vụ án hình sự được xét xử bởi ba thẩm phán và sử dụng chế định bồi
thẩm đồn. Bản án của tịa án này chỉ có thể xem lại ở Tịa Phá án.
15

truy cập lúc 16h56’ ngày
18/09/2016


12


2.1.2. Cấp phúc thẩm
Tòa Phúc thẩm trong nhánh tòa tư pháp có chức năng thực hiện việc phúc thẩm
trung gian của Pháp. Tồn thể nước Pháp có 35 Tịa Phúc thẩm (chưa kể lãnh thổ hải
ngoại)16. Theo pháp luật tố tụng Pháp, Tòa phúc thẩm sẽ nhận phúc thẩm tất cả các bản
án bị kháng cáo kháng nghị của tất cả các loại Tòa sơ thẩm trong nhánh Tòa tư pháp,
trừ Tịa Đại hình.
Trước đây, để giảm tải các tranh cãi khơng cần thiết đối với vụ án nhỏ, Tịa phúc
thẩm Pháp đã không nhận phúc thẩm các vụ án thuộc thẩm quyền sơ thẩm của Tòa dân
sự sơ thẩm thẩm quyền hẹp. Nhưng kể từ sau khi các Bộ luật về Tố tụng Dân sự và Tố
tụng Hình sự Pháp được sửa đổi, Tòa phúc thẩm đã nhận phúc thẩm tất cả các vụ án do
Tòa sơ thẩm thụ lý.
Về cơ bản, Tịa phúc thẩm có 4 cơ quan chính: cơ quan Hộ tịch (sociale), chuyên
phúc thẩm các quyết định của Tòa lao động (Conseil de Preud'hommes); cơ quan
Thương mại (commercial) chuyên phúc thẩm các bản án của Tòa thương mại; cơ quan
Dân sự (civile) chuyên phúc thẩm các bản án của tribunal civil; cơ quan hình sự
(correctionnel) chuyên phúc thẩm các bản án của Tịa tiểu hình và Tòa vi cảnh.
Mỗi phiên xét xử được thực hiện bởi hội đồng gồm ba đến bảy thẩm phán. Các
phán quyết của Tịa Phúc thẩm có giá trị chung thẩm với phần nhận định về các sự
kiện. Phần về áp dụng pháp luật có thể bị kháng cáo lên cấp xét xứ cuối cùng là Tòa
Phá án.
2.1.3. Cấp tối cao (Tòa Phá án)
Đây là cơ quan xét xử cao nhất trong hệ thống xét xử của Pháp, nếu khơng tính
các vụ hành chính là Tịa Phá án. Như ý nghĩa bao hàm trong tên gọi, tịa án này có
chức năng được quy định theo nguyên tắc phá án, nghĩa là nó có thể hủy bỏ quyết định
của tịa án cấp dưới nhưng thường không thay thế bằng quyết định cuối cùng của chính
nó17.

16
17

Giáo trình Luật So sánh – NXB Cơng an nhân dân – Đại học Luật hà Nội - tr 161
Luật So sánh – Micheal Bogdan tr 135

13


Tòa Phá án là tòa cao nhất trong nhánh tòa tư pháp nên nó cịn được gọi là Tịa
giám đốc thẩm. Tịa Phá án có thẩm quyền khơng chỉ xem xét lại các phán quyết của
Tòa Phúc thẩm mà còn xem xét lại các phán quyết của bất kỳ tòa nào trong nhánh tòa
tư pháp.
Vụ việc muốn được xem xét lại ở Tịa Phá án phải có đơn giám đốc thẩm. Một
vụ việc có thể được xem xét theo thủ tục giám đốc thẩm tại Tòa Phá án hai lần.


Giám đốc thẩm lần 1: Khi thụ lý một đơn giám đốc thẩm, Hội đồng xét xử có

thể bác đơn kháng cáo và giữ nguyên bản án bị kháng cáo, hoặc hủy bản án đó và giao
lại cho một trong những tòa sơ thẩm để xét xử lại. Tuy nhiên, tòa sơ thẩm mới này
không bắt buộc phải tuân theo phán quyết của hội đồng giám đốc thẩm.


Giám đốc thẩm lần 2: Nếu vụ việc được chấp nhận giám đốc thẩm lần 2 thì sẽ

được xem xét bởi một Ủy ban thẩm phán. Phán quyết lần 2 có giá trị bắt buộc tồn cấp.
Khác với tịa án cấp cao nhất ở nhiều nước, Tịa Phá án kể từ năm 1958 khơng
thể giảm lượng cơng việc của mình bằng cách chuyển án xuống cho tịa phúc thẩm. Vì
vậy, các vụ việc phải chờ đợi rất lâu vì tịa án phải quyết định hàng ngàn vụ việc hàng

năm, bao gồm cả các vụ việc nhỏ khơng mấy quan trọng.18
Tịa Phá án được chia thành 6 tịa chun trách, năm tịa trong đó giải quyết các
vụ án dân sự và 1 tòa giải quyết án hình sự. Dưới tịa phá án có khoảng 30 tòa phúc
thẩm.19 Sáu tòa chuyên trách bao gồm: 3 tòa dân sự, 1 tịa thương mại, tài chính, 1 tịa
hình sự, 1 tòa về các vấn đề xã hội. Về nhân sự: tịa phá án có một chánh án, 6 chánh
tòa, 84 thẩm phán, 37 cố vấn, 1 viện trưởng viện công tố, 19 công tố viên cao cấp, 2
công tố viên ủy quyền. Tổng số thẩm phán và công tố viên Tịa Phá án là 149.20
2.2.

Nhánh tịa hành chính
Các tịa hành chính tại Pháp thực sự thuộc về các cơ quan điều hành của nhà

nước và được coi là một phần của bộ máy hành chính. Do đó, chỉ có các tịa án thơng
18

Luật so sánh – Micheal Bogdan tr 137
Luật so sánh – Micheal Bogdan tr 137
20
Giáo trình Luật So sánh – NXB Công an nhân dân – Đại học Luật Hà Nội - tr 164
19

14


thường hoàn toàn thuộc về các cơ quan tư pháp (hoặc trong tiếng Pháp, appellationautorité judiciaire – quyền tư pháp). Sự khác biệt giữa các Tồ án thơng thường và Tịa
hành chính nằm ở tầm quan trọng đối với hệ thống pháp luật Pháp.21
2.2.1. Tịa án hành chính thẩm quyền chung
a)

Tịa hành chính sơ thẩm (Tribunal administratif)

Trên tồn lãnh thổ nước Pháp có 37 Tịa án hành chính sơ thẩm. Đây là tịa án có

thẩm quyền chung trong lĩnh vực hành chính, xét xử sơ thẩm mọi vụ việc hành chính
(Điều L. 211-1 Bộ pháp điển về tài phán hành chính) trừ một số ngoại lệ; một số
trường hợp đặc biệt về giải quyết tranh chấp trong lĩnh vực thuế; hoặc trường hợp u
cầu chuyển vụ án vì có lý do chính đáng nghi ngờ Tồ án hành chính sơ thẩm đã thụ lý
sẽ không xét xử công minh.22 Thẩm quyền của Tòa án cũng được xác định theo nguyên
tắc lãnh thổ. Bên cạnh đó, Tịa án này cịn có thẩm quyền cố vấn cho người đứng đầu
bộ máy hành chính của các tỉnh nằm trong phạm vi lãnh thổ của mình.
Mỗi phiên xét xử của Tịa hành chính sơ thẩm được thực hiện bằng hội đồng bao
gồm một số lẻ các thẩm phán hành chính, thơng thường là ba thẩm phán. Phán quyết
của tịa có thể gửi lên Tịa Hành chính Phúc thẩm có thẩm quyền hoặc Hội đồn Nhà
nước.
b)

Tịa Hành chính phúc thẩm (cấp phúc thẩm)
Tịa Hành chính phúc thẩm được lập tại các thành phố lớn, hiện nay tại Pháp có

8 tịa hành chính phúc thẩm. Tịa có thẩm quyền giải quyết mọi kháng cáo, kháng nghị
đối với các bản án của Tồ án hành chính sơ thẩm, cả trong lĩnh vực khiếu kiện đầy đủ
lẫn khiếu kiện yêu cầu huỷ văn bản. Các trường ngoại lệ là những kháng cáo, kháng
nghị liên quan đến tính hợp pháp của các quyết định hành chính và bầu cử địa phương

21

Peter De Cruz, Comparative law in a changing world third edition, 2007, tr.73.
truy cập lúc 22h47’ ngày
18/09/2016
22


15


(Hội đồng xã và tổng)23. Phán quyết của bất cứ tịa nào trong 33 tịa hành chính đều có
thể bị kháng cáo tới một trong năm tòa Phúc thẩm Hành chính.24
Việc xét xử được thực hiện trực tiếp bởi một trong các tòa án chuyên trách theo
thủ tục tố tụng về cơ bản giống như cấp sơ thẩm. Phán quyết của Tịa Hành chính Phúc
thẩm có giá trị chung thẩm đối với phần nhận định về mặt sự kiện. Chúng chỉ có thể bị
kháng cáo theo thủ tục giám đốc thẩm tại Hội đồng Nhà nước đối với các tình tiết pháp
lý.
c)

Tham chính viện - Hội đồng Nhà nước (Cấp tối cao) (Conseil d’Etat)
Tham chính viện là tịa án hành chính tối cao của Pháp, ngồi ra cịn là cơ quan

có chức năng tham mưu cho Chính phủ Pháp. Tham chính viện có 2 chức năng là tham
vấn và xét xử. Có thể nói đây là một điểm rất đặc thù của hệ thống tài phán hành chính
của Cộng hịa Pháp.
Một nguyên tắc quan trọng của nền hành chính Pháp, đó là ngun tắc phân chia
hành chính quản lý và hành chính tài phán với lý lẽ nền hành chính quốc gia là thống
nhất gồm hai hoạt động:


Hành chính quản lý (hay hành chính điều hành) là tồn bộ hoạt động thường

ngày của cơ quan hành chính trong các lĩnh vực của đời sống xã hội.


Hành chính tài phán là hoạt động xem xét tính hợp pháp của các hành vi hành


chính quản lý thơng qua việc giải quyết các khiếu kiện của người dân khi họ phản đối
quyết định của cơ quan hành chính vì cho rằng quyết định đó trái pháp luật, gây thiệt
hại hoặc cản trở việc thực hiện các quyền và lợi ích đã được pháp luật ghi nhận và bảo
đảm thực hiện.
Tham chính viện bắt buộc phải được tham vấn về tất cả các dự án luật trước khi
được Chính phủ thơng qua và trước khi trình Nghị viện thơng qua (Điều 39 Hiến pháp
1958); về các dự án pháp lệnh (Điều 38 Hiến pháp 1958); về các nghị định sửa đổi, bổ
23
24

Pháp luật Hành chính của Cộng Hịa Pháp – NXB Tư pháp 2007, trang 703
Luật so sánh – Micheal Bogdan tr 137

16


sung văn bản pháp luật đã ban hành trong lĩnh vực thuộc thẩm quyền lập quy (Điều 37
Hiến pháp 1958).
Ngoài ra Chính phủ có thể chủ động xin ý kiến của Tham chính viện về bất kỳ
dự thảo văn bản nào hoặc về mọi vướng mắc phát sinh trong lĩnh vực hành chính (Điều
23 Pháp lệnh ngày 31/07/1945)25. Ý kiến tham vấn của Tham chính viện khơng có giá
trị bắt buộc.
Tham chính viện được chia thành 6 ban, 5 ban có chức năng hành chính và 1 ban
có chức năng tài phán. Ban tài phán chia thành 10 tiểu ban.
Các vụ việc thuộc thẩm quyền xét xử của Tham chính viện chủ yếu bao gồm:
(1)

Khiếu kiện đối với nghị định và pháp lệnh;

(2)


Khiếu kiện đối với quyết định quy phạm của bộ trưởng cũng như quyết

định hành chính do bộ trưởng ban hành;
(3)

Khiếu kiện đối với những văn bản hành chính có phạm vi áp dụng vượt

q thẩm quyền lãnh thổ của một tồ án hành chính sơ thẩm;
(4)

Khiếu kiện đối với quyết định hành chính của các cơ quan đại diện của

Pháp ở nước ngoài;
(5)

Khiếu kiện đối với quyết định của bộ trưởng trong lĩnh vực kiểm soát tập

trung kinh tế;
(6)

Khiếu kiện yêu cầu bảo vệ quyền khỏi sự xâm hại của các quyết định xử

phạt do cơ quan Hành chính độc lập ban hành, căn cứ theo quy định rõ trong một văn
bản cụ thể;
(7)

Khiếu kiện yêu cầu giải thích văn bản và khiếu kiện yêu cầu đánh giá

tính hợp pháp của các văn bản hành chính (có thể trực tiếp yêu cầu Tham chính viện

xem xét huỷ văn bản đó);
(8)

Tranh chấp liên quan đến tình trạng cá nhân của công chức được bổ

nhiệm theo quyết định của Tổng thống;
25

truy cập lúc 23h 24’ ngày
18/09/2016

17


(9)

Khiếu kiện về bầu cử đại biểu Hội đồng vùng, đại biểu Hội đồng đảo

Corse và thành viên Nghị viện Châu Âu26.
Tham chính viện có thẩm quyền sơ thẩm đối với những vụ việc hành chính có
tầm đặc biệt quan trọng. Vì là cấp tịa cao nhất trong nhánh tịa hành chính nên phán
quyết sơ thẩm của Tham chính viện có giá trị chung thẩm.
Tham chính viện tiến hành xét xử phúc thẩm trong các trường hợp sau
Khi áp dụng thủ tục xem xét tính hợp pháp của hành vi hành chính theo thủ tục


sơ bộ;


Khi có khiếu nại về bầu cử hội đồng thành phố, thị trấn và canton (tổng/miền);




Khi đơn kháng cáo phúc thẩm đến từ các tòa hành chính chun trách.
Ngồi ra, Tham chính viện có quyền xét xử giám đốc thẩm đối với phán quyết

của bất kỳ tịa án hành chính nào. Tham chính viện là cơ quan duy nhất có quyền giải
quyết kháng nghị giám đốc thẩm đối với các quyết định xét xử chung thẩm của mọi tịa
án hành chính. Khác với Tịa phá án trong tịa án tư pháp, Tham chính viện sau khi hủy
án hành chính có thể trực tiếp xét xử lại về mặt nội dung vụ việc nếu thấy “có lợi cho
cơng tác quản lý xét xử”. Bên cạnh đó, cơ quan này có thẩm quyền đưa ra ý kiến
hướng dẫn giải quyết vụ việc theo yêu cầu của các tịa án hành chính sơ thẩm hoặc tịa
án hành chính phúc thẩm.
Kể từ năm 1963, Tham chính viện cịn có thêm một chức năng nữa là hàng năm
phải nộp bản báo cáo hoạt động cho Tổng thống.
2.2.2. Các Tòa án Hành chính thẩm quyền chun biệt
Gồm có:


Tịa kiểm tốn (Tribunal de Compte) thành lập năm 1807;



Tòa kỉ luật, ngân sách và tài chính thành lập năm 1948;

26

Pháp luật Hành chính của Cộng Hòa Pháp, NXB Tư pháp 2007, trang 584

18




×