Tải bản đầy đủ (.pdf) (121 trang)

Các yếu tố của môi trường đầu tư ảnh hưởng đến quyết định đầu tư của doanh nghiệp nhỏ và vừa tại bình dương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (7.57 MB, 121 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

-------- ∞0∞--------

LÊ NHẬT HUY

CÁC YẾU TỐ CỦA MÔI TRƯỜNG ĐẦU TƯ
ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH ĐẦU TƯ CỦA
DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI BÌNH DƯƠNG

Tai Lieu Chat Luong

LUẬN VĂN THẠC SĨ
KINH TẾ HỌC

TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2021


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

-------- ∞0∞--------

LÊ NHẬT HUY

CÁC YẾU TỐ CỦA MÔI TRƯỜNG ĐẦU TƯ
ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH ĐẦU TƯ CỦA
DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI BÌNH DƯƠNG

Chuyên ngành: Kinh tế học


Mã số chuyên ngành: 8 31 01 01
LUẬN VĂN THẠC SĨ
KINH TẾ HỌC
Giảng viên hướng dẫn : PGS.TS LÊ THANH TÙNG

TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2021


TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

GIẤY XÁC NHẬN
Tôi tên là: Lê Nhật Huy
Ngày sinh: 26/10/1991

Nơi sinh: Bình Dương

Chuyên ngành: Kinh tế học

Mã học viên: 1883101010011

Tôi đồng ý cung cấp tồn văn thơng tin luận án/ luận văn tốt nghiệp hợp lệ về bản
quyền cho Thư viện trường đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh. Thư viện trường
đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh sẽ kết nối tồn văn thông tin luận án/ luận văn

tốt nghiệp vào hệ thống thông tin khoa học của Sở Khoa học và Cơng nghệ Thành
phố Hồ Chí Minh.

Ký tên

Lê Nhật Huy



iii

L I CAM ĐOAN

Tôi cam đoan rằng luận văn “Các yếu tố của môi tư trường đầu tư ảnh hưởng đến
quyết định đầu tư của doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Bình Dương” là bài làm của riêng tơi.
Trừ những tài liệu được trích dẫn trong luận văn này, Luận văn này chưa nộp để nhận bằng
cấp thạc sĩ tại các trường đại học khác.
TP. HCM, tháng

năm 2021

Học viên

Lê Nhật Huy


iv

LỜI CÁM ƠN
Để hồn thành luận văn tơi đã nhận được sự giúp đỡ của rất nhiều người, khoa Đào tạo

Sau Đại học Trường Đại học Mở TP. HCM đã hỗ trợ thuận lợi tôi.
Xin hàm ơn đến thầy hướng dẫn khoa học cho tôi PGS. TS. Lê Thanh Tùng đã tận tình
hướng dẫn để tơi có thể hồn thành luận văn.
Cuối cùng, chân thành cảm ơn tới người thân và cơ quan đang công tác đã tạo điều kiện
về thời gian, động viên, chia sẻ tinh thần, giúp đỡ tơi trong q trình học tập, nghiên cứu.


v

TÓM TẮT LUẬN VĂN
Đề tài luận văn tốt nghiệp “Các yếu tố của môi tư trường đầu tư ảnh hưởng đến quyết
định đầu tư của doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Bình Dương” được thực hiện nhằm tìm hiểu
các yếu tố liên quan đến các khái niệm nền tảng cho nghiên cứu như lý thuyết có liên quan
khả năng hoạt động đầu tư, quan điểm, khái niệm liên quan đến môi trường đầu tư của
doanh nghiệp vừa và nhỏ và lược khảo các nghiên cứu thực nghiệm trước đây có liên quan.
Qua đó, đưa ra các giả thuyết nghiên cứu và mơ hình nghiên cứu gồm: 7 thành phần ảnh
hưởng đến quyết định đầu tư: Chính trị và pháp luật; Cơ sở hạ tầng; Chi phí; Thị trường,
Chính sách và các cơng cụ hỗ trợ, Văn hóa xã hội và Đầu tư và trách nhiệm xã hội và 01
biến phụ thuộc Quyết định đầu tư. Phương pháp nghiên cứu dùng kiểm định các giả thuyết
là phương pháp định lượng, với bảng câu hỏi điều tra lấy ý kiến và mẫu có kích thước n =
289.
Kết quả nghiên cứu phát hiện 6 yếu tố ảnh hưởng thuận chiều đến quyết định đầu tư
của doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Bình Dương, vì vậy các giả thuyết: H1, H2, H3, H4, H5
và H6 được công nhận.
Thang đo các khái niệm nghiên cứu đã đạt giá trị hội tụ và giá trị phân biệt thông qua
sự thoả mãn các điều kiện của phân tích yếu tố EFA và phân tích tương quan Pearson. Căn
cứ vào hệ số Beta chuẩn hóa, chúng ta có thể xác định được tầm quan trọng của các yếu tố
ảnh hưởng đến môi trường đầu tư nhà đầu tư. Kết quả nghiên cứu như sau: các yếu tố (1)
Văn hóa xã hội (VHXH), có hệ số Beta chuẩn hóa là 0,429 (Sig. = 0,000) lớn nhất. Kế đến
các yếu tố lần lượt tác động mạnh theo thứ tự hệ số từ cao xuống thấp là (2) Cơ sở hạ tầng

(CSHT) có hệ số Beta chuẩn hóa là 0,251 (Sig.=0,000); (3) Chi phí (CP) có hệ số Beta
chuẩn hóa là 0,232 (Sig.=0,000); (4)Thị trường (TT) có hệ số Beta chuẩn hóa là 0,157 (Sig.
=0,000); (5) Chính trị-pháp luật (CTPL) có hệ số Beta chuẩn hóa là 0,128 (Sig.=0,003); (6)
Chính sách và các cơng cụ hỗ trợ (CSCC) có hệ số Beta chuẩn hóa là 0,099 (Sig.=0,009)
và cuối cùng (7) Đầu tư và trách nhiệm xã hội (DTTN) có hệ số Beta chuẩn hóa là -0,057
Sig = 0,193 > 0,05 khơng có ý nghĩa thống kê.


vi

THESIS ABSTRACT
Graduation thesis topic "Factors of investment environment affecting investment
decisions of medium and small enterprises in Binh Duong" was conducted to understand the
factors related to fundamental concepts for research such as the theory related to investment
performance, views and concepts related to the investment environment of small and mediumsized enterprises and a review of previous relevant empirical studies. Thereby, research
hypotheses and research models are proposed, including: 7 components affecting investment
decisions: Politics and law; The infrastructure; Cost; Market, Policy and supporting tools,
Socio-culture and Investment and social responsibility and 01 dependent variable Investment
decision. The research method used to test hypotheses is a quantitative method, with a survey
questionnaire and sample size n = 289.
The research results found that 6 factors positively affect the investment decisions of
small and medium enterprises in Binh Duong, so the following hypotheses: H1, H2, H3, H4,
H5 and H6 are recognized.
The scale of research concepts has reached convergent and discriminant validity through
satisfying the conditions of EFA factor analysis and Pearson correlation analysis. Based on
the standardized Beta coefficient, we can determine the importance of factors affecting the
investor's investment environment. The research results are as follows: the factors (1) Sociocultural (Socio-cultural) have the largest standardized Beta coefficient of 0.429 (Sig. = 0.000).
Next, the factors that have a strong influence in order of coefficients from high to low are (2)
Infrastructure with a standardized Beta coefficient of 0.251 (Sig.=0,000); (3) Cost (C) has a
standardized Beta coefficient of 0.232 (Sig.=0,000); (4) The market (M) has a standardized

Beta coefficient of 0.157 (Sig. = 0.000); (5) Politics-Law (PL) has a standardized Beta
coefficient of 0.128 (Sig.=0.003); (6) Policy and support tools (CST) has a standardized Beta
coefficient of 0.099 (Sig.=0.009) and finally (7) Investment and social responsibility (ICS)
has a standardized Beta coefficient. is -0.057 Sig = 0.193 > 0.05 not statistically significant.


vii

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................................... iii
LỜI CÁM ƠN ......................................................................................................................... iv
TÓM TẮT LUẬN VĂN .......................................................................................................... v
THESIS ABSTRACT ............................................................................................................. vi
MỤC LỤC ............................................................................................................................. vii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ................................................................................................. ix
DANH MỤC CÁC HÌNH ....................................................................................................... x
DANH MỤC CÁC BẢNG ..................................................................................................... xi
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU ........................................................... 1
1.1. Lý do chọn đề tài .............................................................................................................. 1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu ......................................................................................................... 4
1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .................................................................................... 5
1.5. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................................. 5
1.6. Ý nghĩa của đề tài ............................................................................................................. 5
1.7. Cấu trúc của luận văn ....................................................................................................... 6
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MƠ HÌNH NGHIÊN CỨU .................................... 7
2.1.Một số khái niệm ............................................................................................................... 7
2.2. Quyết định đầu tư của doanh nghiệp vừa và nhỏ ........................................................... 10
2.4. Các yếu tố của môi trường đầu tư ảnh hưởng tới quyết định đầu tư của doanh nghiệp
nhỏ và vừa ............................................................................................................................. 15
2.5. Tổng quan các cơng trình nghiên cứu liên quan ............................................................ 19

2.6. Đề xuất mơ hình nghiên cứu và giả thuyết ..................................................................... 25
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU................................................................... 30
3.1. Quy trình nghiên cứu ...................................................................................................... 30
3.2. Thiết kế nghiên cứu ........................................................................................................ 30
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN .............................................. 40
4.1. Phân tích thống kê mơ tả mẫu khảo sát .......................................................................... 40
4.2. Kiểm định độ tin cậy ...................................................................................................... 41
4.3. Phân tích yếu tố khám phá.............................................................................................. 42
4.4. Phân tích phân tích hồi quy ............................................................................................ 44
4.5. Thảo luận kết quả nghiên cứu ........................................................................................ 50


viii

CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH ...................................................... 52
5.1. Những kết quả chính yếu của nghiên cứu ...................................................................... 52
5.2. Đề xuất hàm ý chính sách ............................................................................................... 52
5.3. Hạn chế và đề xuất hướng nghiên cứu tương lai ............................................................ 58
TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................................................... 59


ix

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

Từ viết

Tiếng Anh

Tiếng Việt


tắt
ANOVA

Analysis of Variance

Phân tích phương sai

BMI

Business Monitor International

Tổ chức giám sát KD quốc tế

EFA

Exploratory Factor Analysis

Phân tích nhân tố khám phá

Sig.

Significance level

Mức độ ý nghĩa

SPSS

Statistical Package for the Social Sciences Phần mềm thống kê



x

DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 2.1. Mơ hình nghiên cứu thực nghiệm ở cấp địa phương...................................... 22
Hình 2.2. Mơ hình nghiên cứu Ảnh hưởng của môi trường đầu tư tới ý định đầu tư .... 22
Hình 2.3. Mơ hình thu hút vốn đầu tư doanh nghiệp tỉnh Gia lai ................................. 24
Hình 2.4. Mơ hình sự hài lịng của nhà đầu tư vào tỉnh Bắc Ninh ................................. 25
Hình 2.5. Mơ hình nghiên cứu đề nghị ........................................................................... 25
Hình 3.1. Quy trình nghiên cứu ...................................................................................... 30
Hình 4.1. Giá rị dự đốn và phần dư .............................................................................. 48
Hình 4.2. Giá trị phân phối chuẩn .................................................................................. 49


xi

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Tiêu chí các doanh nghiệp nhỏ và vừa........................................................... 11
Bảng 3.1. Kết quả thảo luận về các yếu tố môi tư trường đầu tư ảnh hưởng đến quyết
định đầu tư của doanh nghiệp ......................................................................................... 31
Bảng 3.2. Biến quan sát các yếu tố môi trường đầu tư ảnh hưởng đến quyết định đầu tư
của doanh nghiệp ............................................................................................................ 32
Bảng 3.3. Kết quả đánh giá sơ bộ độ tin cậy của các thang đo ...................................... 36
Bảng 4.1. Đặc điểm mẫu khảo sát .................................................................................. 40
Bảng 4.2. Kết quả kiểm định tổng hợp Cronbach’s Alpha ............................................ 42
Bảng 4.3. Kết quả EFA thang đo các yếu tố môi trường đầu tư ảnh hưởng đến
quyết định của doanh nghiệp vừa và nhỏ ....................................................................... 43
Bảng 4.4. Kết quả EFA cho thang đo môi trường đầu tư của nhà đầu tư ...................... 44
Bảng 4.5. Tóm tắt kết quả kiểm định thang đo .............................................................. 44
Bảng 4.6. Ma trận hệ số tương quan............................................................................... 45

Bảng 4.7. Kết quả phân tích hồi tuyến tính .................................................................... 46
Bảng 4.8. Kết quả phân tích Anova ................................................................................ 46
Bảng 4.9. Kết quả của phân tích hồi quy tuyến tính đa biến .......................................... 47
Bảng 4.10. Bảng tổng hợp kết quả kiểm định giả thuyết ............................................... 50


1

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
1.1. Lý do chọn đề tài
Ngày nay, môi trường đầu tư ngày càng được quan tâm nhiều hơn, ở cả cấp quốc
gia và quốc tế. Có một số kết quả nghiên cứu về động lực đầu tư của doanh nghiệp được
phát triển bởi J. Dunning (1970) Hymer hoặc R.Vernon (1971). Các nhà kinh tế cho
rằng đầu tư là một yếu tố quan trọng của sự phát triển kinh tế ở tất cả các nước, đặc biệt
là các nước đang phát triển. Kết luận thu được sau một số nghiên cứu thực nghiệm về
mối quan hệ giữa đầu tư và phát triển kinh tế là những tác động của đầu tư rất phức tạp.
Ở góc độ vĩ mô, nhà đầu tư thường được coi là những người tạo ra việc làm, năng suất
cao, tính cạnh tranh và sự lan tỏa công nghệ. Đặc biệt đối với các nước kém phát triển
nhất, đầu tư có nghĩa là xuất khẩu cao hơn, tiếp cận thị trường quốc tế và tiền tệ quốc tế,
là nguồn tài chính quan trọng, thay thế các khoản vay ngân hàng.
Trong xã hội đương đại, thị trườngthay đổi là vĩnh viễn. Để cải thiện kinh doanh
của mình, một cơng ty nên đáp ứng nhu cầu của thị trường (Kljucnikov và cộng sư,
2016). Thay đổi và cải thiện doanh nghiệp là không thể nếu khơng có đầu tư. Cái đó một
cơng ty đầu tư ngày hơm nay, có thể, trong tương lai, đạt được thu nhập vượt xa mức
ban đầu đầu tư. Nó là cần thiết để nhận thức một đầu tư như một chiến thuật mà một
cơng ty có thể sử dụng để chống lại những thay đổi liên tục của thị trường. Khi đầu tư,
mọi công ty đều phải đối mặt với một trong những quyết định khó khăn nhất được thực
hiện trong kinh doanh và đó là đầu tư phán quyết. Đưa ra quyết định sai lầm về thực
hiện các khoản đầu tư nhất định có thểgây ra hậu quả thảm khốc lâu dài dành cho công

ty. Lựa chọn đầu tư là rất khó và địi hỏi phải xem xét nhiều khía cạnh. (Ghura, 1997).
Có một số bằng chứng ủng hộ ý kiến cho rằng đầu tư thúc đẩy khả năng cạnh tranh
của các doanh nghiệp địa phương. Blomstrom (1996) tìm thấy bằng chứng tích cực ở
Mexico và Indonesia, trong khi Caves (1971) cho rằng những nỗ lực của các quốc gia
khác nhau trong việc thu hút đầu tư là do những tác động tích cực tiềm tàng mà điều này
sẽ có đối với nền kinh tế. Đầu tư sẽ tăng năng suất, chuyển giao cơng nghệ, kỹ năng
quản lý, bí quyết, mạng lưới sản xuất quốc tế, giảm tỷ lệ thất nghiệp và tiếp cận thị
trường bên ngoài. Borensztein (1998) ủng hộ những ý tưởng này, coi đầu tư là cách để
đạt được sự lan tỏa về công nghệ, với đóng góp lớn hơn vào tăng trưởng kinh tế so với
đầu tư quốc gia. Tầm quan trọng của chuyển giao công nghệ cũng được nhấn mạnh bởi


2

Findlay, người tin rằng đầu tư dẫn đến sự lan tỏa của các công nghệ tiên tiến đến các
doanh nghiệp địa phương (Findlay, 1978).
Mặt khác, có thể hiểu đầu tư là việc đưa ra một khối lượng lớn vốn nhất định vào
qúa trình hoạt động kinh tế nhằm thu được một khối lượng lớn hơn sau một khoảng thời
gian nhất định. Đưa ra quyết định đầu tư là hành động chuẩn bị quan trọng nhất trong
lập kế hoạch đầu tư. Trong việc tạo ra một quyết định đầu tư, trước hết cần phải xác
định các ý tưởng và sau đó xác định có thể các biến thể đầu tư để thực hiện những ý
tưởng này, tất cả đều phải nhất quán với các mục tiêu của công ty. Cân nhắc đầu tư cá
nhân chương trình được thực hiện bằng cách sử dụng phương thức cho đánh giá hiệu
quả đầu tư các dự án. Các phương pháp này được chia thành hai nhóm: phương pháp
tĩnh và phương pháp động. Phương pháp tĩnh thường được sử dụng trong nghiên cứu
trước khi đầu tư vì nó dễ dàng tính tốn chúng. Nhược điểm của những phương pháp là
kết quả của chúng đại diện cho thực hiện đầu tư trong vòng một năm, được gọi là năm
đại diện. Các phương pháp động cung cấp một đánh giá giai đoạn đầu tư và không chỉ
đại diện của một năm. (Kinda và cộng sự, 2010; David Dollar và cộng sự, 2005).
Tại Việt Nam, doanh nghiệp vừa và nhỏ cần ổn định chính trị để phát triển mọi mặt

cả về kinh tế và xã hội để trở thành điểm đến đầu tư đáng tin cậy của các cường quốc
kinh tế lớn và đa quốc gia các doanh nghiệp trên khắp thế giới. Ngoài ra, Việt Nam cần
mở cửa và hội nhập để tự do học hỏi, nâng cao trình độ kinh tế - xã hội, khoa học công
nghệ để tham gia và hưởng lợi từ chuỗi giá trị tồn cầu. Bên cạnh đó, Việt Nam cũng
buộc phải hạn chế những mặt tiêu cực để phát triển, thành cơng và vươn xa hơn nữa.
Với những chính sách ưu đãi, những kế hoạch “hút vốn” Nghiên cứu nhằm điều tra quá
trình ra quyết định đầu tư ở cấp độ doanh nghiệp nói chung cho thấy đây là một q
trình có nhiều tiêu chí (Enoma và Mustapha, 2010), có tính đến nhiều yếu tố. Nói chung
tất cả các nhà đầu tư đánh giá cao sự minh bạch của thông tin và độ tin cậy của một quốc
gia hoặc của một thị trường. Các nhà đầu tư sợ các yếu tố rủi ro như sự không chắc
chắn của thị trường, thiếu kiến thức thị trường và thiếu kinh nghiệm đầu tư (Kahraman,
2011). Hơn nữa, tỷ lệ lợi nhuận, mặc dù không rõ ràng, có thể bị ảnh hưởng bởi hiệu
suất của các tổ chức trong nước (Nelson, 1996). Cuối cùng, quyết định đầu tư có thể bị
ảnh hưởng bởi các rào cản. Có thể là do tình trạng của các quy định hiện hành ở một
quốc gia (Ozorio và cộng sự, 2013), rất dễ thấy trong lĩnh vực bảo vệ môi trường
(Laurikka và Koljonen, 2006).


3

Mơi trường đầu tư có thể ảnh hưởng quan trọng tới quyết định đầu tư của các
doanh nghiệp, nhưng trong bối cảnh nền kinh tế Bình Dương cịn thiếu những bằng
chứng khoa học cụ thể. Với mơ hình "tiếp thị trực tuyến," từ năm 2020 đến nay, Bình
Dương đã đẩy mạnh thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào các khu công
nghiệp trên địa bàn tỉnh. Các buổi hội nghị trực tuyến xúc tiến thu hút đầu tư nước ngồi
đã tạo lịng tin khá lớn về mơi trường đầu tư của tỉnh. Cụ thể, trong giai đoạn bị dịch
bệnh COVID-19 diễn biến còn phức tạp, tỉnh đã chủ động phối hợp với các sở, ban,
ngành và các đơn vị liên quanh và Tổng công ty Becamex IDC tổ chức được hàng chục
buổi hội nghị, hội thảo để thu hút đầu tư. Tỉnh đã phối hợp tổ chức nhiều buổi hội nghị
trực tuyến với thị trường lớn như Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ, Trung Quốc và mới đây

là Bỉ và các nước châu Âu...
Tham gia buổi xúc tiến thu hút đầu tư trực tuyến của tỉnh Bình Dương với các
nhà đầu tư Ấn Độ đã đánh giá Bình Dương là một trong những địa phương tiên phong
về tiếp thị, thu hút đầu tư thơng qua hình thức trực tuyến. Đây cách tiếp cận khá nhanh
nhạy với các các nhà đầu tư và thiết thực nhất trong bối cảnh dịch COVID-19 gây cản
trở cho công tác xúc tiến đầu tư trực tiếp. Tổng Công ty Becamex IDC, dựa trên nền
tảng sau 35 năm đổi mới và phát triển, tỉnh Bình Dương đã khẳng định được vị thế quan
trọng, đáp ứng nhu cầu đầu tư của các doanh nghiệp, đặc biệt là định hướng xây dựng
thành phố thông minh trong thời gian tới.Bên cạnh đó, tỉnh tập trung hồn thiện hạ tầng
giao thông kết nối vùng, hệ thống logistics, đào tạo nguồn lao động chất lượng cao...
Đây là nền tảng giúp tỉnh Bình Dương thu hút ngày càng nhiều các nhà đầu tư nước
ngồi.
Tỉnh Bình Dương đề ra chính sách mang tính định hướng lớn như triển khai Đề
án vùng đổi mới sáng tạo Bình Dương với quy hoạch Khu công nghiệp khoa học công
nghệ, hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo, đẩy mạnh tỷ trọng dịch vụ, đặc biệt là thương
mại điện tử, thương mại quốc tế với dự án tiêu biểu là Trung tâm Thương mại Thế giới
đặt tại Bình Dương.Ngồi hoạch định chiến lược trong định hướng lớn, trong thời gian
qua, tỉnh Bình Dương đã tập trung vào cải cách hành chính, tạo mơi trường đầu tư, sản
xuất, kinh doanh thuận lợi hơn cho doanh nghiệp. Chỉ tính riêng trong năm 2020, các
sở, ban, ngành đã tiếp nhận gần 168.000 hồ sơ thủ tục hành chính, tăng 39.440 hồ sơ,
trong đó đã giải quyết đúng hạn gần 160.000 hồ sơ, đạt tỷ lệ 96,85%, góp phần giải
quyết nhanh các nhu cầu của doanh nghiệp.


4

Bên cạnh đó, tỉnh thực hiện niêm yết cơng khai thủ tục hành chính rõ ràng, minh
bạch và thực hiện tốt các thủ tục hành chính cơng mức độ 3 và 4. Đáng chú ý, hồ sơ
đăng ký doanh nghiệp qua mạng điện tử đạt 99,4%. Đây là điểm cộng tạo thêm sự thuận
lợi về môi trường đầu tư ở Bình Dương.

Tuy nhiên, song song với việc này, tỷ lệ doanh nghiệp gặp khó khăn trong đầu tư
kinh doanh, phải dừng hoạt động cũng rất cao, chiếm khoảng 2/3 các doanh nghiệp ra
đời hàng năm. Những hạn chế, tồn tại đó đang làm cho đầu tư của doanh nghiệp thiếu
hiệu quả, gặp bất lợi về năng lực cạnh tranh (Ngô Thắng Lợi, 2011). Đó chính là lý do
tác giả nghiên cứu đề tài “Các yếu tố của môi tư trường đầu tư ảnh hưởng đến quyết
định đầu tư của doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Bình Dương” để làm luận văn tốt nghiệp
thạc sĩ.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1. Mục tiêu tổng quát
Nghiên cứu lý thuyết môi trường đầu tư và các yếu tố của môi trường đầu tư ảnh
hướng đến quyết định đầu tư của doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Bình Dương.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
Luận văn khám phá các yếu tố môi trường đầu tư, làm rõ sự ảnh hưởng của môi
trường đầu tới quyết định đầu tư của doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Bình Dương. Cụ thể
là:
- Xác định các yếu tố của môi trường đầu tư tác động đến quyết định đầu tư của
doanh nghiệp.
- Đo lường và phân tích tác động của các yếu tố môi trường đầu tư đến quyết định
đầu tư của doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Bình Dương.
- Đề xuất hàm ý chính sách về mơi trường đầu tư hướng tới thúc đẩy đầu tư của
doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Bình Dương.
1.3. Câu hỏi nghiên cứu
Để đạt được các mục tiêu nêu trên, nghiên cứu cần trả lời các câu hỏi sau đây:
- Những yếu tố nào của môi trường đầu tư có thể ảnh hưởng đến mơi trường đầu
tư của doanh nghiệp?
- Đo lường mức độ các yếu tố liên quan của môi trường đầu tư ảnh hưởng đến
quyết định đầu tư của các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Bình Dương như thế nào?


5


- Môi trường đầu tư cần cải thiện như thế nào để thu hútcác doanh nghiệp nhỏ và
vừa tại Bình Dương đầu tư?
1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Luận văn tiếp cận và thực hiện các mục tiêu nghiên cứu ở
cấp độ doanh nghiệp. Các đối tượng nghiên cứu chính bao gồm:
- Mơi trường đầu tư và quyết định đầu tư của các doanh nghiệp.
- Sự ảnh hưởng của môi trường đầu tư tới quyết định đầu tư của các doanh nghiệp.
Đối tượng khảo sát: Đối tượng được khảo sát là đại diện giám đốc/phó giám đốc
các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Bình Dương.
Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu được giới hạn các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Bình Dương.
Thời gian thực hiện nghiên cứu là 04 tháng, bao gồm hai giai đoạn.
Giai đoạn 1: Từ tháng 04/2020 tới tháng 06/2020 thu thập dữ liệu, số liệu thứ cấp
và thực hiện phỏng vấn sâu và thảo luận nhóm.
Giai đoạn 2: Từ tháng 06/2020 tới tháng 10/2020 phân tích dữ liệu và viết báo cáo
kết quả nghiên cứu.
1.5. Phương pháp nghiên cứu
Các dữ liệu định tính được thu thập thơng qua một nhóm tập trung hoặc thảo luận
1-1, với 5 chuyên gia và thảo luận nhóm nhằm tìm hiễu rõ và điều chỉnh phù hợp các
câu hỏi khảo sát, tạo thuận lợi cho khảo sát thu thập dữ liệu.
Phương pháp nghiên cứu định lượng: Khảo sát thu thập dữ liệu. Kiểm định hệ số
độ tin cậy và phân tích EFA các biến. Phân tích hồi quy để chấp nhận giả thuyết nghiên
cứu, mơ hình nghiên cứu và xác định giá trị các yếu tố liên quan đến thu hút đầu tư ở
các doanh nghiệp tại Bình Dương.
1.6. Ý nghĩa của đề tài
Ý nghĩa khoa học
Nghiên cứu sẽ tìm hiểu sâu và hệ thống các lý thuyết và các mơ hình về các yếu tố
liên quan môi trường đầu tư ảnh hưởng đến quyết định đầu tư các doanh nghiệp tại Bình
Dương. Phát triển hệ thống thang đo các yếu tố liên quan môi trường đầu tư với các

doanh nghiệp tại Bình Dương.
Ý nghĩa thực tiễn


6

Thông qua nghiên cứu, các nhà quản lý các doanh nghiệp tại Bình Dương biết được
mức độ các yếu tố liên quan môi trường đầu tư kinh doanh, marketing phù hợp với đặc
điểm của các doanh nghiệp.
1.7. Cấu trúc của luận văn
Cấu trúc của đề tài dự kiến được chia làm năm chương:
Chương 1: Tổng quan về nghiên cứu - Trình bày lý do chọn đề tài, đối tượng và
phạm vi nghiên cứu, tình hình nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu và ý nghĩa nghiên
cứu.
Chương 2: Cơ sở lý thuyết và mơ hình nghiên cứu – Trình bày cơ sở lý thuyết nền
tảng của một số yếu tố ảnh hưởng môi trường đầu tư tới quyết định đầu tư và mối quan
hệ giữa các khái niệm này. Xây dựng mô hình và các giả thuyết nghiên cứu.
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu – Trình bày quy trình nghiên cứu, xây dựng
và kiểm định các thang đo nghiên cứu.
Chương 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận. Trình bày kết quả về mẫu khảo sát,
kết quả kiểm định mơ hình và đo lường, phân tích đánh giá kết quả.
Chương 5: Kết luận và kiến nghị – Tóm tắt kết quả nghiên cứu và đề xuất các hàm
ý. Những hạn chế của nghiên cứu và hướng nghiên cứu tiếp theo.


7

CHƯƠNG 2
CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MƠ HÌNH NGHIÊN CỨU
2.1.Một số khái niệm

2.1.1. Khái niệm môi trường đầu tư
Khái niệm môi trường đầu tư đã được thảo luận trong nhiều nghiên cứu và thuật
ngữ “đầu tư môi trường” đã được đặt ra gần đây. Đó là một thuật ngữ mới nổi và khơng
có sự đồng thuận chung về phạm vi của mơi truờng đầu tư. Chính vì vậy, việc tìm ra
một khái niệm có tính phổ qt, đại diện chung cho mọi tình huống là rất khó khả thi.
Tuy nhiên, nhìn chung thì có ba góc độ tiếp cận về mơi trường đầu tư như sau:
Ở góc độ thứ nhất, các khái niệm nhấn mạnh quá trình quản lý và mục tiêu của các
cấp chính quyền. Với mục tiêu thu hút nguồn vốn đầu tư, trong vai trò là chủ thể tiếp
nhận đầu tư, các cấp chính quyền ban hành các chính sách nhằm điều chỉnh, cải thiện
làm cho mơi trường đầu tư trở lên hấp dẫn hơn. Nổi bật trong quan điểm này, Enoma và
cộng sự (2010) quan niệm mơi trường đầu tư là các yếu tố có khả năng làm thay đổi số
lượng, chất lượng dòng vốn đầu tư tại một quốc gia. Theo đó, chính quyền cần tạo ra
các điều kiện nhằm tăng cường lợi nhuận kỳ vọng của nhà đầu tư và và làm giảm sự
không chắc chắn xung quanh lợi nhuận mong đợi đó. Các vấn đề cần cải thiện chính bao
gồm: 1) Các vấn đề vĩ mô của một quốc gia như sự ổn định kinh tế, chính trị; 2) Các vấn
đề về hiệu quả của các khuôn khổ pháp lý của một quốc gia; 3) Chất lượng và sự sẵn có
cơ sở hạ tầng vật lý và tài chính, chẳng hạn như điện, giao thơng, viễn thơng và ngân
hàng. Nhìn chung các nghiên cứu theo cách tiếp cận này nhấn mạnh khả năng chính
quyền có thể chủ động cải thiện mơi trường đầu tư nhằm lôi kéo các nhà đầu tư ở bất cứ
đâu, tạo nguồn vốn để phát triển kinh tế.
Ở một góc độ khác, các nghiên cứu lại nhấn mạnh vào hành vi, động cơ của nhà
đầu tư. Chẳng hạn như Dunning (1973) lại chú trọng vào việc các doanh nghiệp sẽ cân
nhắc các yếu tố tại nơi đầu tư tiềm năng có khả năng tác động tới sự thành cơng của một
công cuộc đầu tư. Môi trường đầu tư khi đó sẽ đóng vai trị cung cấp những lợi thế cho
tiến trình thực hiện và vận hành các khoản đầu tư, chẳng hạn như chi phí tài ngun,
quy mơ của thị trường, các rào cản thương mại… Tương tự là các khái niệm của Ngân
hàng Thế giới, môi trường đầu tư được cho là tập hợp nhiều yếu tố cụ thể hình thành
nên các cơ hội và động cơ khuyến khích doanh nghiệp đầu tư và đạt được hiệu quả cao.
Như vậy, theo cách tiếp cận các nhà đầu tư được coi là những người chủ động trong



8

cuộc chơi, chủ động trong việc xem xét, đánh giá và lựa chọn địa điểm đầu tư tối ưu
nhằm chiếm lĩnh cơ hội và thực hiện đầu tư một cách hiệu quả.
Ngồi ra, cũng có nghiên cứu mơi trường đầu tư được tiếp cận trên cả góc độ của
chủ thể tiếp nhận và chủ thể thực hiện đầu tư. Theo cách hiểu của Đỗ Hải Hồ (2011),
môi trường đầu tư là tổng hịa các yếu tố có ảnh hưởng đến công cuộc kinh doanh của
nhà các đầu tư và phát triển kinh tế xã hội tại nơi tiếp nhận đầu tư như chính trị, chính
sách, địa lý, tự nhiên dân số và cơ sở hạ tầng do trình độ của nền kinh tế quy định.
Từ ba góc độ tiếp cận nói trên, có thể thấy rằng dù theo cách nào thì khái niệm về
mơi trường đầu tư vẫn hội tụ một số điểm chung nhất định, cụ thể là: (i) mơi trường đầu
tư là sự tổng hịa của rất nhiều yếu tố về chính trị, kinh tế, xã hội tại một địa điểm cụ
thể, là nơi đầu tư tiềm năng hoặc nơi mà hoạt động đầu tư đang được thực hiện. (ii) Các
yếu tố cấu thành môi trường đầu tư phải có ý nghĩa nhất định để tạo ra lợi thế cho tiến
trình triển khai, vận hành hoạt động đầu tư, có thể ảnh hưởng đến lợi ích, lợi nhuận cho
nhà đầu tư. (iii) môi trường đầu tư luôn gắn với với việc thu hút nguồn vốn và thúc đẩy
đầu tư.
Trên góc độ nghiên cứu ảnh hưởng của mơi trường đầu tư tới quyết định đầu tư
của doanh nghiệp, doanh nghiệp đóng vai trị là hạt nhân trong mối quan hệ quyền – môi
trường đầu tư – Doanh nghiệp. Do đó, cách tiếp cận mơi trường đầu tư đứng trên góc
độ nhìn nhận của doanh nghiệp là phù hợp hơn cả. Trong trường hợp này, để thấy rõ
được tầm quan trọng của môi trường đầu tư, các dự kiến đầu tư của các doanh nghiệp
được giả định là phù hợp với tình hình nội bộ của họ như về năng lực, chiến lược... khi
đó việc quyết định đầu tư sẽ phụ thuộc vào môi trường đầu tư tại địa điểm đầu tư dự
kiến. Nghĩa là, môi trường đầu tư sẽ bao gồm các yếu tố được hình thành tại một địa
điểm cụ thể mà doanh nghiệp đang hoặc dự kiến sẽ đầu tư, nó khơng bao gồm các yếu
tố thuộc về nội bộ doanh nghiệp hay nhà đầu tư. Tùy vào cảm nhận, đánh giá của doanh
nghiệp, họ sẽ có những quyết định về hoạt động đầu tư của mình chẳng hạn như có đầu
tư hay khơng, đầu tư ở đâu, quy mô đầu tư như thế nào?

Do vậy, quyết định đầu tư sẽ được khái niệm như sau: “quyết định đầu tư là tổng
hịa các yếu tố bên ngồi doanh nghiệp, tại nơi doanh nghiệp đang hoạt động hoặc dự
kiến sẽ đầu tư, có thể tạo ra lợi thế hoặc khó khăn cho tiến trình thực hiện và vận hành
hoạt động đầu tư và do đó, nó sẽ ảnh hưởng đến quyết định đầu tư của doanh nghiệp”.
2.1.2. Đầu tư phát triển


9

Khái niệm về đầu tư nhìn chung khơng có sự khác biệt đối với doanh nghiệp vừa
và nhỏ hay doanh nghiệp lớn. Theo Đinh Phi Hổ (2011) Yếu tố ảnh hưởng đến thu hút
đầu tư vào các khu công nghiệp, trong sách Phương pháp nghiên cứu định lượng và
những nghiên cứu thực tiễn trong kinh tế phát triển - nông nghiệp, NXB Phương Đông.
Hoạt động này luôn giữ một vai trị rất quan trọng ở cả góc độ vĩ mơ và vi mơ. Ở góc độ
vĩ mơ, đầu tư của doanh nghiệp chính là động lực và nguồn gốc duy trì các hoạt động
kinh tế, tạo ra sự tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội của các quốc gia (Zarnowitz,
1992). Trên phương diện vi mô, đầu tư là cách thức các doanh nghiệp triển khai các
chiến lược tăng trưởng và phát triển. Hoạt động đầu tư được phân chia theo nhiều loại
khác nhau, tùy theo mỗi tiêu thức, nghiên cứu này tập trung vào đầu tư phát triển, một
dạng thức trong đầu tư trực tiếp.
2.1.3. Quá trình ra quyết định đầu tư
Một số lý thuyết cho thấy việc ra quyết định đầu tư xuất phát từ những động cơ
khác nhau và chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố khách quan và chủ quan. Trong nỗ lực
nhận thức về các yếu tố đóng vai trị thúc đẩy đầu tư của doanh nghiệp, nhiều nghiên
cứu về môi trường đầu tư cũng đã xuất phát từ các lý thuyết này.
Lý thuyết chiết trung: Mơ hình chiết trung là một lý thuyết trong kinh tế học và cịn
được gọi là Mơ hình OLI hoặc Khung OLI. Đây là sự phát triển thêm của lý thuyết nội
bộ hóa và được xuất bản bởi John H. Dunning vào năm 1979. Lợi thế nội bộ hóa các
cơng ty có thể tổ chức việc tạo ra và khai thác các năng lực cốt lõi của họ (Dunning,
1996) được nhiều nghiên cứu sử dụng như một lý thuyết nền tảng cho các nghiên cứu

thực nghiệm về việc ra quyết định đầu tư, cung cấp khái niệm chung cũng như định h́ nh
các yếu tố giải thích lư do quyết định đầu tư của các doanh nghiệp. Lợi thế quyền sở
hữu: Dunning (1996) xác định hai loại lợi thế sở hữu chính gồm lợi thế tài sản và lợi thế
chi phí giao dịch. Những lợi thế tài sản của doanh nghiệp có thể xuất phát từ việc sở hữu
tài sản vơ hình như: Kinh nghiệm thị trường; trình độ quản lý, các bằng sáng chế; thương
hiệu hàng hóa; chất lượng lao động và quy mô của hãng. Những lợi thế giao dịch là ưu
thế của doanh nghiệp xuất phát từ năng lực tổ chức, doanh nghiệp nắm giữ ưu thế tiếp
cận nguồn vốn với chi phí thấp, chiếm ưu thế trong tiếp cận thị trường hoặc nguyên vật
liệu, hàng hoá trung gian.
Hoạt động nhằm định ra mục tiêu, chương trình và tính chất hoạt động cho doanh
nghiệp chính là các quyết định quản trị, đó là cơng việc của các nhà quản trị trong quá


10

trình điều hành doanh nghiệp. Trong đó, vốn đầu tư có thể bao gồm các tài sản thực ở
những hình thái khác nhau nhưng đều có thể xác định giá trị bằng tiền, từ nhà các cơng
trình nhà xưởng đến máy móc, nguyên liệu,... Như vậy, quyết định đầu tư có liên quan
đến việc trả lời câu hỏi việc gia tăng tài sản vốn ngày hơm nay có làm gia tăng lợi nhuận
trong tương lai hay khơng. Nói cách khác, quyết định đầu tư chính là cam kết về các
nguồn tiền vào các thời điểm khác nhau với kỳ vọng lợi ích lớn hơn trong trong tương
lai. Do đó, quyết định đầu tư cũng được hiểu là một dạng quyết định về tài chính và nó
kéo theo sự thay đổi về vốn đầu tư của doanh nghiệp.
Doanh nghiệp trước hết phải quyết định xem có đầu tư hay khơng, tiếp sau đó là
một loạt các lựa chọn cần được quyết định để đáp ứng các động cơ đầu tư cụ thể, ví dụ
như: (1) Quyết định đầu tư về hàng tồn kho để đảm bảo duy trì hoạt động kinh doanh
trơn tru; (2) quyết định đầu tư chiến lược để tăng cường sức mạnh thị trường; (3) Quyết
định đầu tư hiện đại hóa, áp dụng một cơng nghệ mới và tốt hơn thay cho cơng nghệ cũ
để giảm chi phí; (4) Quyết định đầu tư vào một doanh nghiệp mới; (5) Quyết định đầu
tư thay thế các tài sản đã lỗi thời bằng những tài sản mới; (6) Quyết định đầu năng lực

sản xuất hàng hóa, dịch vụ sẵn có.
Tóm lại, về bản chất, quyết định đầu tư theo Lý thuyết chiết trung của Dunning,
được áp dụng cho lựa chọn phương thức gia nhập tuyên bố rằng các công ty sẽ chọn
hình thức gia nhập thích hợp nhất vào một thị trường quốc tế mới bằng cách xem xét lợi
thế sở hữu của họ, lợi thế vị trí của quốc gia đang được xem xét và lợi thế nội bộ của
tình hình cụ thể. Theo Dunning (1973: p.299), lý do tại sao lý thuyết danh mục đầu tư
chỉ có thể giải thích một phần đầu tư nước ngồi trực tiếp là nó bỏ qua rằng “đầu tư trực
tiếp khơng liên quan đến những thay đổi về quyền sở hữu. Tuy nhiên, nó liên quan đến
việc truyền tải các yếu tố đầu vào khác ngoài vốn tiền, tinh thần kinh doanh, cơng nghệ
và chun mơn quản lý, và có khả năng bị ảnh hưởng bởi lợi nhuận tương đối của việc
sử dụng các nguồn lực này ở các quốc gia khác nhau như vốn tiền”. Ngay cả khi họ có,
khơng có lý do gì họ buộc phải tìm kiếm lợi nhuận từ FDI cao hơn đầu tư trong nước
(Agarwal, 1980: p. 743).
2.2. Quyết định đầu tư của doanh nghiệp nhỏ và vừa
2.2.1. Doanh nghiệp nhỏ và vừa


11

Khái niệm doanh nghiệp nhỏ và vừa được hiểu là: “Doanh nghiệp nhỏ và vừa là các
cơ sở sản xuất - kinh doanh độc lập, đã đăng ký kinh doanh theo pháp luật hiện hành, có
số vốn đăng ký khơng quá 10 tỷ đồng hoặc có số lao động trung bình hàng năm khơng q
300 lao động”. Quan niệm về doanh nghiệp vừa và nhỏ có sự khác biệt ở mỗi quốc gia,
mỗi tổ chức hoặc mỗi học giả, theo thống kê của Gentrit and Justina (2015) có tới trên
50 khái niệm khác nhau đã được đưa ra. Như vậy tiêu chí để xác định doanh nghiệp vừa
và nhỏ theo Nghị định số 90 là:
- Có số vốn đăng ký dưới 10 tỷ đồng, hoặc
- Có số lượng lao động dưới 300 người.
Để khắc phục các nhược điểm trên, Chính phủ đã ban hành định nghĩa mới về
doanh nghiệp nhỏ và vừa trong Nghị định số 56/2009/NĐ-CP ngày 30/6/2009 về trợ

giúp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa. Theo Nghị định này, doanh nghiệp nhỏ và vừa
đã được phân theo khu vực kinh doanh và có phân loại cụ thể cho doanh nghiệp siêu
nhỏ, doanh nghiệp nhỏ và doanh nghiệp vừa.
Ngày 11/03/2018 Chính phủ ban hành Nghị định số 39/2018/NĐ-CP. Nhằm quy
định chi tiết một số điều của Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa. Đồng thời thay thế
Nghị định số 26/2009/NĐ-CP ngày 30/09/2018.
Doanh nghiệp vừa và nhỏ là cơ sở kinh doanh đã đăng ký kinh doanh theo quy định
pháp luật, được chia thành ba cấp: siêu nhỏ, nhỏ, vừa theo quy mô tổng nguồn vốn (tổng
nguồn vốn tương đương tổng tài sản được xác định trong bảng cân đối kế toán của doanh
nghiệp) hoặc số lao động bình qn năm (tổng nguồn vốn là tiêu chí ưu tiên), cụ thể như
Bảng 2.1.
Bảng 2.1. Tiêu chí các doanh nghiệp vừa và nhỏ
Nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản
Chỉ
tiêu/Loại và lĩnh vực cơng nghệp, xây dựng
hình
Siêu Nhỏ
Nhỏ
Vừa

Lĩnh vực thương mại, dịch vụ
Siêu Nhỏ

Số LĐ Không quá Không quá Không quá Không quá
tham gia
BHXH 10 người 100 người 200 người
10 người
(BQ năm)
Không quá Không quá Không quá Không quá
Doanh Thu

hàng năm
3 tỷ
50 tỷ
200 tỷ
10 tỷ
Tổng
Không quá Không quá Không quá Không quá
nguồn vốn
3 tỷ
20 tỷ
100 tỷ
3 tỷ
(đồng)

Nhỏ

Vừa

Không quá

Không quá

50 người

100 người

Không quá

Không quá


100 tỷ

300 tỷ

Không quá

Không quá

50 tỷ

100 tỷ


12

Như vậy, các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Việt Nam được xác định trên các tiêu
chí định lượng, có sự tương đồng với cách phân loại của nhiều quốc gia và các nhà
nghiên cứu. Với bối cảnh và phạm vi nghiên cứu đã xác định, luận văn sẽ lựa chọn phân
định loại doanh nghiệp vừa và nhỏ theo các tiêu chí định lượng này.
2.2.2. Vai trị của doanh nghiệp nhỏ và vừa
Là khởi đầu của hầu hết các doanh nghiệp, doanh nghiệp nhỏ và vừa là chủ thể có
đóng một vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế của một quốc gia. Vai trò của họ
đối với sản xuất, tạo việc làm, đóng góp vào xuất khẩu và tạo điều kiện phân phối thu
nhập một cách công bằng là rất quan trọng. Các ngành công nghiệp tiểu thủ công nghiệp
và gia dụng truyền thống như công nghiệp làng nghề, thủ công mỹ nghệ và công nghiệp
xơ dừa. Các làng nghề truyền thống và tiểu thủ công nghiệp được phân biệt với các
doanh nghiệp vừa và nhỏ hiện đại hầu hết chưa được tổ chức và nằm ở các khu vực nông
thôn và bán thành thị. Họ thường khơng sử dụng máy móc/thiết bị hoạt động bằng điện
và sử dụng mức đầu tư & công nghệ tương đối thấp. Nhưng họ cung cấp việc làm bán
thời gian cho một số rất lớn các bộ phận nghèo hơn trong xã hội (Ngui, 2014). Họ cũng

cung cấp các sản phẩm thiết yếu cho tiêu dùng hàng loạt và xuất khẩu.
Đóng góp của khu vực quy mơ nhỏ vào khu vực sản xuất và GDP nói chung là
đáng kể về tỷ trọng trong tổng giá trị gia tăng. Khu vực quy mô nhỏ ảnh hưởng đến khu
vực sản xuất và GDP nói chung là đáng kể về tỷ trọng của nó trong tổng giá trị gia tăng.
Các doanh nghiệp vừa và nhỏ có thể đóng một vai trị trong việc giảm thiểu vấn đề mất
cân đối trong cán cân thanh toán thông qua xúc tiến xuất khẩu. Trong khi các ngành
công nghiệp quy mô lớn được kỳ vọng sẽ làm gia tăng sự bất bình đẳng về thu nhập và
mức độ tập trung của cải, các doanh nghiệp vừa và nhỏ được kỳ vọng sẽ giúp phân phối
thu nhập và của cải một cách bình đẳng rộng rãi. Khu vực nhỏ có thể mang lại cơ hội
cho một số lượng lớn các doanh nhân có năng lực và tiềm năng đang bị tước mất các cơ
hội thích hợp. Nó có thể giúp giải phóng nguồn vốn khan hiếm để sử dụng có hiệu quả.
Các doanh nghiệp vừa và nhỏ có thể gặt hái được những lợi ích của sản xuất tinh gọn
và có thể tìm ra các kỹ thuật sản xuất tinh gọn mới hiệu quả về chi phí. Khi các đơn vị
nhỏ có thể sử dụng tài nguyên hiệu quả hơn với công suất đầy đủ mà không bị lãng phí,
họ có thể có hiệu suất phân bổ cao hơn. Do yếu tố rủi ro thấp trong các doanh nghiệp
vừa và nhỏ, nên lượng lớn lao động sẽ sử dụng nhiều nguồn lực hơn.


×