Tải bản đầy đủ (.pdf) (80 trang)

Bảo vệ người thứ ba ngay tình khi giao dịch dân sự vô hiệu thực trạng và giải pháp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (844.59 KB, 80 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

-------- ∞0∞--------

TRƯƠNG HỒNG PHONG

Bảo vệ người thứ ba ngay tình khi giao dịch

Tai Lieu Chat Luong

dân sự vô hiệu - thực trạng và giải pháp

Chuyên ngành: Luật kinh tế
Mã số chuyên ngành: 60 38 01 07
LUẬN VĂN THẠC SĨ
LUẬT KINH TẾ
Giảng viên hướng dẫn : TS. VŨ THẾ HỒI
TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2021


LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan rằng luận văn “Bảo vệ người thứ ba ngay tình khi giao dịch dân
sự vơ hiệu – Thực trạng và giải pháp” là bài nghiên cứu của chính tơi.
Ngoại trừ những tài liệu tham khảo được trích dẫn trong luận văn này, tơi cam
đoan rằng toàn phần hay những phần nhỏ của luận văn này chưa từng được
công bố hoặc được sử dụng để nhận bằng cấp ở những nơi khác.
Khơng có sản phẩm/nghiên cứu nào của người khác được sử dụng trong luận
văn này mà khơng được trích dẫn theo đúng quy định.
Luận văn này chưa bao giờ được nộp để nhận bất kỳ bằng cấp nào tại các
trường đại học hoặc cơ sở đào tạo khác.


Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2021

Trương Hồng Phong


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cảm ơn và bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới sự giúp đỡ
nhiệt tình của tồn bộ các thầy, cơ giáo trong khoa Sau đại học – Trường Đại
học Mở thành phố Hồ Chí Minh, đặc biệt là sự quan tâm và chỉ dẫn tận tình
của TS. Vũ Thế Hồi, người đã trực tiếp hướng dẫn tơi trong suốt q trình
thực hiện luận văn.
Ngồi ra, tơi cũng xin cảm ơn sự động viên và đồng hành của các thành
viên gia đình và bạn bè trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu vừa qua.
Tác giả luận văn


TÓM TẮT
Tác giả lựa chọn đề tài Bảo vệ người thứ ba ngay tình khi giao dịch dân
sự vơ hiệu – Thực trạng và giải pháp để làm đề tài luận văn thạc sỹ của mình.
Tại Chương 1, đề tài đã trình bày khái niệm giao dịch dân sự vơ hiệu,
người thứ ba người tình trong giao dịch dân sự vô hiệu, hậu quả pháp lý của
giao dịch dân sự vô hiệu. Đây đều là những khái niệm cơ bản trong khoa học
pháp lý nhưng có giá trị nền tảng quan trọng trong việc thực hiện đề tài nghiên
cứu này. Tiếp đó, đề tài trình bày điều kiện để xác định người thứ ba ngay tình
khi giao dịch dân sự vô hiệu theo pháp luật Việt Nam gồm bốn yếu tố khác
nhau. Cuối cùng tại chương này, đề tài trình bày quy định pháp luật về bảo vệ
người thứ ngay tình khi giao dịch dân sự vơ hiệu theo Bộ luật Dân sự 2015 và
đối chiếu với Bộ luật Dân sự 2005. Cụ thể bao gồm bảo vệ người thứ ba ngay
tình khi đối tượng của giao dịch khơng phải đăng ký quyền sở hữu, quyền sử
dụng; bảo vệ người thứ ba ngày tình khi đối tượng của giao dịch phải đăng ký

quyền sở hữu, quyền sử dụng; bảo vệ người thứ ba ngay tình khi đối tượng của
giao dịch phải đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng nhưng chưa đăng ký.
Việc phân loại và sắp xếp này được thực hiện theo trình tự của Điều 133 Bộ
luật Dân sự 2015 nên đảm bảo sự logic và đầy đủ. Các phương thức bảo vệ
người thứ ba ngay tình là nhóm các quy định cuối cùng được trình bày.
Tiếp đó, tại Chương 2, đề tài đã trình bày 06 tranh chấp tiêu biểu làm ví dụ
cho thấy nhiều khía cạnh khác nhau trong việc giải quyết thực tiễn tại Toà án.
Dựa trên 06 tranh chấp này và các số liệu, thông tin thu thập được, đề tài đưa
ra các đánh giá khách quan về quy định pháp luật và tình hình áp dụng quy
định pháp luật về bảo vệ người thứ ba ngay tình khi giao dịch dân sự vơ hiệu.
Nhóm nội dung lớn thứ hai tại chương này là định hướng hoàn thiện pháp luật
và một số kiến nghị cụ thể nhằm nâng cao chất lượng quy định pháp luật và
chất lượng giải quyết tranh chấp có liên quan.
Từ khố: Giao dịch dân sự vơ hiệu, người thứ ba ngay tình, bảo vệ.


The topic of “Protection of bona fide third parties with regard to invalid civil
transactions - Situation and recommendations” is chosen as the topic for this
master thesis.
In chapter 1, the concepts of invalid civil transactions, bona fide third parties
in invalid civil transactions, and legal consequences of invalid civil
transactions are introduced, which are all basic legal definitions in legal
science with important foundational values in conducting this research.
Following that, four aspects are offered as criteria for determining bona fide
third parties in invalid civil transactions under Vietnamese Law. In
comparison to the Civil Code 2005, the legal requirements on protection of
bona fide third parties in invalid civil transactions are also specified in the
Civil Code 2015, in particular the protection of bona fide third parties if the
object of the transaction does not require registration of ownership, use right;
protection of bona fide parties if the object of the transaction requires

registration of ownership, use right; protection of bona fide parties if the object
of the transaction requires to be registered the ownership, use right but has not
been registered. This classification and arrangement are conducted in
accordance with the order of Article 133 of the Civil Code 2015 to ensure the
logic and the completeness. The protection methods of bona fide third parties
are the ultimate part represented in this chapter.
The thesis then provided 06 typical disputes as instances in Chapter 2,
demonstrating many diverse facets of practical court settlement. The thesis
presents an objective assessment of the legal regulations and the application of
legal regulations on the protection of bona fide third parties in invalid civil
transactions based on these 06 conflicts, the collected data and information.
The second largest content in this chapter demonstrates the orientation to
perfect the law and some particular recommendations to improve the quality of
legal regulations and related dispute resolution.
Keywords: Invalid civil transaction, bona fide third party, protection.


LỜI CAM ĐOAN

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN
MỤC LỤC
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
PHẦN MỞ ĐẦU................................................................................................. 1
1. Tính cấp thiết của đề tài............................................................................ 1
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài................................................2
3. Mục tiêu nghiên cứu..................................................................................3
4. Câu hỏi nghiên cứu....................................................................................4
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.............................................................4

6. Phương pháp nghiên cứu...........................................................................5
7. Ý nghĩa của đề tài...................................................................................... 5
8. Kết cấu của luận văn................................................................................. 6
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ QUY ĐỊNH VỀ GIAO DỊCH DÂN SỰ
VÔ HIỆU VÀ BẢO VỆ NGƯỜI THỨ BA NGAY TÌNH KHI GIAO DỊCH
DÂN SỰ VƠ HIỆU............................................................................................. 7
1.1. Khái quát chung về giao dịch dân sự vô hiệu và người thứ ba ngay
tình khi giao dịch dân sự vô hiệu..................................................................... 7
1.1.1.

Khái niệm và phân loại giao dịch dân sự vô hiệu...........................7

1.1.2. Khái quát chung về người thứ ba ngay tình trong giao dịch dân sự
vơ hiệu và hậu quả pháp lý......................................................................... 12
1.2. Điều kiện để người thứ ba ngay tình được bảo vệ khi giao dịch dân sự
vơ hiệu theo pháp luật Việt Nam................................................................... 15
1.3. Pháp luật Việt Nam về bảo vệ người thứ ba ngay tình khi giao dịch
dân sự vô hiệu.................................................................................................18
1.3.1. Quy định của pháp luật Việt Nam về bảo vệ người thứ ba ngay
tình khi đối tượng của giao dịch là tài sản không phải đăng ký................ 19
1.3.2. Quy định của pháp luật Việt Nam về bảo vệ người thứ ba ngay
tình khi đối tượng của giao dịch là tài sản đã đăng ký...............................22


1.3.3. Quy định của pháp luật Việt Nam về bảo vệ người thứ ba ngay
tình khi đối tượng của giao dịch là tài sản phải đăng ký nhưng chưa đăng

....................................................................................................... 24
1.4. Các phương thức bảo vệ người thứ ba ngay tình khi giao dịch dân sự
vơ hiệu theo pháp luật Việt Nam................................................................... 26

TIỂU KẾT CHƯƠNG 1.................................................................................30
CHƯƠNG 2: THỰC TIỄN GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP LIÊN QUAN ĐẾN
BẢO VỆ NGƯỜI THỨ BA NGAY TÌNH KHI GIAO DỊCH DÂN SỰ VƠ
HIỆU VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT..........31
2.1. Thực tiễn giải quyết tranh chấp liên quan đến người thứ ba ngay tình
khi giao dịch dân sự vơ hiệu.......................................................................... 31
2.2. Một số đánh giá về các quy định pháp luật và việc áp dụng pháp luật
trong giải quyết tranh chấp tại Việt Nam.......................................................47
2.2.1. Đánh giá quy định pháp luật Việt Nam về bảo vệ người thứ ba
ngay tình khi giao dịch dân sự vô hiệu.......................................................47
2.2.2. Đánh giá việc áp dụng quy định pháp luật Việt Nam về bảo vệ
người thứ ba ngay tình khi giao dịch dân sự vơ hiệu................................. 53
2.3. Một số đề xuất nhằm hoàn thiện pháp luật về bảo vệ người thứ ba ngay
tình khi giao dịch dân sự vô hiệu.................................................................... 57
TIỂU KẾT CHƯƠNG 2.................................................................................65
KẾT LUẬN........................................................................................................66
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt

Nội dung

BLDS

Bộ luật Dân sự

BTTH


Bồi thường thiệt hại

CQNN

Cơ quan nhà nước

GCNQSDĐ

Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

GDDS

Giao dịch dân sự

HNGĐ

Hơn nhân gia đình

NTBNT

Người thứ ba ngay tình


1

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Từ trước tới nay, bất kể tốc độ phát triển của nền kinh tế ra sao thì giao dịch dân
sự vẫn diễn ra một cách thường xuyên, liên tục giữa mọi loại chủ thể từ cá nhân tới
tổ chức. Cá nhân, doanh nghiệp, hộ gia đình, tổ chức… xác lập các giao dịch dân sự

với nhau nhằm thỏa mãn các nhu cầu trong sinh hoạt, tiêu dùng và sản xuất kinh
doanh. Các giao dịch này là công cụ, phương tiện để các chủ thể trao đổi lợi ích với
nhau, từ đó tạo động lực phát triển cho nền kinh tế. Chính vì lẽ đó mà khơng ai có
thể phủ nhận tầm quan trọng của giao dịch dân sự trong cuộc sống hàng ngày. Tuy
nhiên, mặc dù quan trọng và phổ biến như vậy nhưng thực tế cho thấy rất nhiều các
giao dịch dân sự hiện khơng có hiệu lực và khơng thể thực hiện. Lý do mà giao dịch
dân sự trở nên vơ hiệu rất đa dạng, có thể do thẩm quyền giao kết, do nội dung và
mục đích giao kết hay hình thức giao kết khơng tn thủ quy định pháp luật. Một
giao dịch dân sự vô hiệu sẽ kéo theo nhiều hậu quả pháp lý khác nhau nhưng dễ
nhận thấy nhất là các bên không đạt được mục tiêu mà mình đề ra khi giao kết, tốn
kém thời gian, tiền của và công sức của các bên.
Tuy nhiên, việc một giao dịch trở nên vô hiệu không chỉ đơn thuần ảnh hưởng
tới các bên trong giao dịch mà trong nhiều trường hợp cịn ảnh hưởng tới quyền và
lợi ích hợp pháp của một bên thứ ba. Đây là người đã tham gia vào một giao dịch
khác với một trong hai bên của giao dịch đầu tiên và nhận được tài sản một cách
hồn tồn hợp pháp. Khi đó, quyền lợi của người này liệu có được đảm bảo khi giao
dịch đầu tiên bị tuyên vô hiệu và các bên phải hồn trả cho nhau những gì đã nhận?
Bộ luật Dân sự 2015 ra đời và chính thức có hiệu lực từ 01/01/2017 đã có nhiều
bổ sung quan trọng nhằm bảo vệ đối tượng này. Tuy nhiên, thực tế áp dụng cho
thấy vẫn cịn nhiều vướng mắc, bất cập và khơng bảo đảm được quyền lợi cho
người thứ ba ngay tình khi giao dịch dân sự vô hiệu. Điều này tạo nên nhiều bức
xúc trong dư luận và việc nghi ngờ các quy định pháp luật cùng cả hệ thống cơ quan
nhà nước. Luật pháp sẽ có ý nghĩa và vai trị gì khi khơng thể bảo vệ quyền lợi hợp
pháp của người dân?


2

Chính vì những lý do trên mà tác giả đã chọn đề tài Bảo vệ người thứ ba ngay
tình khi giao dịch dân sự vô hiệu – Thực trạng và giải pháp để nghiên cứu.

2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Ở Việt Nam, dựa trên những nguồn học liệu mà tác giả có thể tiếp cận được như
tại thư viện Trường Đại học Mở thành phố Hồ Chí Minh, thư viện Trường Đại học
Luật thành phố Hồ Chí Minh, thư viện Trường Đại học Luật Hà Nội hay thư viện
Trường Đại học Quốc gia Hà Nội, có thể dễ dàng nhận thấy bảo vệ người thứ ba
ngay tình khơng phải là một vấn đề mới. Đã có rất nhiều các sách chuyên khảo về
dân sự, học liệu như giáo trình hay các bài viết trên tạp chí, khóa luận, luận văn đề
cập tới vấn đề này. Có thể kể tới các cơng trình như:
-

Trường đại học Luật Hà Nội (2019), Giáo trình Luật dân sự Việt

Nam, Tập II, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội: Do đây là giáo trình nên khối lượng
kiến thức rất lớn, bao trùm gần như mọi vấn đề cốt lõi của pháp luật dân sự. Và vì
vậy, bảo vệ người thứ ba ngay tình được trình bày một cách khái quát tại Mục Đ
Chương IV: Quyền sở hữu và các quyền khác đối với tài sản. Mục này trình bày các
phương thức bảo vệ chủ thể có quyền, bao gồm cả người thứ ba ngay tình.
-

Trần Thị Huệ, Chu Thị Lam Giang (2016), “Một số bất cập trong quy định

tại Điều 133 Bộ luật Dân sự năm 2015 về bảo vệ quyền lợi của người thứ ba ngay
tình khi giao dịch dân sự vơ hiệu”, Tịa án nhân dân, 13, 14: Hai kỳ bài viết trên tạp
chí Tịa án nhân dân đã trình bày khái niệm người thứ ba ngay tình, sự xung đột về
lợi ích giữa quyền của chủ sở hữu tài sản và lợi ích của người thứ ba ngay tình cũng
như quyền lợi của người thứ ba ngay tình được bảo vệ khi chủ sử hữu đòi tài sản,…
-

Tưởng Duy Lượng (2018), “Quy định của các Bộ luật Dân sự về bảo vệ


người thứ ba ngay tình và thực tiễn giải quyết”, Tòa án nhân dân, 2, 3: Đây cũng là
một bài viết dài hai kỳ nhưng không chỉ tập trung vào trình bày quy định pháp luật
mà cịn so sánh với quy định năm 1995, 2005 và thực tiễn giải quyết tại Tòa án
nhân dân.


3

-

Trường Đại học Luật Hà Nội (2019), Nguyễn Xuân Hiếu, Bảo vệ người thứ

ba ngay tình khi giao dịch dân sự vô hiệu, Luận văn thạc sĩ Luật học, Đại học Luật
Hà Nội, Hà Nội: Đây là luận văn có đề tài nghiên cứu về người thứ ba ngay tình gần
đây nhất mà tác giả tìm được trong các trường đào tạo chuyên ngành luật. Đề tài đã
trình bày được một cách tổng quan pháp luật, thực tiễn thực thi pháp luật, đánh giá
ưu điểm, hạn chế khi áp dụng trên thực tế và đề xuất hoàn thiện pháp luật về bảo vệ
người thứ ba ngay tình khi giao dịch dân sự vơ hiệu.
Ngồi ra, cịn khá nhiều các cơng trình nghiên cứu khác mà tác giả khơng thể đề
cập hết tại đây. Các cơng trình này dù là bài viết tạp chí hay luận văn, sách chun
khảo thì cũng được trình bày cơng phu, logic với tính cập nhật cao. Tuy nhiên, luận
văn cùng đề tài tập trung nhiều vào vấn đề lý luận, khơng trình bày các vụ việc thực
tế; trong khi đó, các bài viết tạp chí mặc dù có trình bày giải quyết vụ việc thực tế
tại Tòa án nhưng do dung lượng hạn chế nên vấn đề lý luận khơng được chú trọng
Do đó, căn cứ vào cơ sở lý luận và thực tiễn giải quyết tại các cơng trình trước
đây, luận văn sẽ tập trung vào giải quyết cùng lúc hai nhiệm vụ chính là trình bày lý
luận và việc áp dụng trên thực tế các quy định pháp luật.
3. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu chính của luận văn là làm rõ các quy định của pháp luật
Việt Nam về vấn đề bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người thứ ba ngay tình

khi các giao dịch dân sự vơ hiệu cũng như thực tế áp dụng tại Việt Nam. Từ những
phân tích về mặt lý luận và thực tiễn đó, luận văn sẽ đề xuất các giải pháp nhằm
hồn thiện pháp luật về bảo vệ người thứ ba ngay tình khi giao dịch dân sự vơ hiệu
nói riêng và trong các giao dịch dân sự nói chung.
Để thực hiện được mục tiêu ấy, luận văn chia thành các nhiệm vụ nghiên cứu
nhỏ hơn để đi giải quyết từng vấn đề. Cụ thể như sau:
- Tìm hiểu những vấn đề lý luận cơ bản liên quan tới người thứ ba ngay tình,
giao dịch dân sự vơ hiệu cũng như các quy định bảo vệ người thứ ba ngay tình trong
các giao dịch này;


4

- Phân tích, đánh giá thực trạng pháp luật Việt Nam về bảo vệ người thứ ba
ngay tình khi giao dịch dân sự vô hiệu;
- Đánh giá thực tiễn áp dụng pháp luật về người thứ ba ngay tình khi giao dịch
dân sự vô hiệu trong giải quyết các vụ việc dân sự tại Toà án;
- Đề xuất các kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật về bảo vệ người thứ ba
ngay tình khi giao dịch dân sự vơ hiệu tại Việt Nam.
4. Câu hỏi nghiên cứu
Các câu hỏi nghiên cứu chính cần được giải đáp trong q trình nghiên cứu đề
tài là:
- Các quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành về bảo vệ người thứ ba ngay
tình khi giao dịch dân sự vô hiệu như thế nào? Có hay khơng có sự cải cách và tiến
bộ so với các quy định cũ?
- Thực tiễn áp dụng các quy định pháp luật trên tại Toà án như thế nào? Có
đang gặp những vướng mắc, khó khăn gì hay khơng? Ngun nhân của tình trạng
đó là gì?
- Đâu là những giải pháp thích hợp để hồn thiện các quy định pháp luật về
bảo vệ quyền của người thứ ba ngay tình khi giao dịch dân sự vơ hiệu nói riêng và

trong thực tiễn áp dụng tại Tồ án nói chung?
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
5.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là các quy định của pháp luật dân sự về bảo
vệ quyền lợi của người thứ ba ngay tình khi giao dịch dân sự vơ hiệu. Ngồi ra, thực
tiễn áp dụng các quy định ấy cũng là đối tượng nghiên cứu của luận văn.
5.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu của luận văn bao gồm các phạm vi về nội dung, không gian
và thời gian, cụ thể như sau:
- Phạm vi về nội dung: Luận văn tập trung nghiên cứu pháp luật điều chỉnh
việc bảo vệ người thứ ba ngay tình khi giao dịch dân sự vô hiệu.


5

- Phạm vi về khơng gian: Luận văn sẽ trình bày các quy định của pháp luật
Việt Nam và thực tiễn áp dụng tại Việt Nam. Tuy nhiên, tuỳ vào từng nội dung cụ
thể, luận văn có thể dẫn chiếu quy định pháp luật của các quốc gia khác trên thế giới.
- Phạm vi về thời gian: Các quy định pháp luật mà Luận văn nghiên cứu sẽ là
những quy định pháp luật mới nhất và đang được áp dụng tại các quốc gia này. Tại
Việt Nam, tác giả sẽ tập trung phân tích từ thời điểm Bộ luật Dân sự năm 2015 có
hiệu lực (từ ngày 01/01/2017) đến nay để đảm bảo tính cập nhật.
6. Phương pháp nghiên cứu
Lấy phương pháp luận của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và
quan điểm, đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam làm kim chỉ nam, luận văn sẽ
được tiến hành dựa trên các phương pháp cụ thể như sau:
- Phương pháp phân tích – tổng hợp với mục đích để làm rõ thế nào là người
thứ ba ngay tình, giao dịch dân sự vô hiệu và bảo vệ người thứ ba ngay tình khi giao
dịch dân sự vơ hiệu. Phương pháp sẽ được sử dụng xuyên suốt tại cả ba chương của
luận văn.

- Phương pháp so sánh, đối chiếu luật học có mục đích làm nổi bật lên các
điểm tiến bộ và hạn chế của các quy định pháp luật nói trên qua các thời kỳ và với
cả các quốc gia khác. Phương pháp này chủ yếu được sử dụng tại Chương 1 của
luận văn.
- Phương pháp liệt kê được sử dụng tại Chương 2 nhằm nêu lên các quy định
pháp luật về bảo vệ quyền lợi của người thứ ba ngay tình khi giao dịch dân sự vơ
hiệu và thực tiễn áp dụng trên thực tế.
- Phương pháp phân tích án lệ sẽ được áp dụng tại Chương 2 để phục vụ công
tác nghiên cứu thực tiễn giải quyết tại Toà án.
Ngoài ra, các phương pháp khác như phương pháp lịch sử, thống kê cũng sẽ
được kết hợp áp dụng.
7. Ý nghĩa của đề tài
7.1. Ý nghĩa khoa học


6

Ý nghĩa khoa học của luận văn thể hiện ở chỗ luận văn đã góp phần làm sáng tỏ
hơn các nội dung về người thứ ba ngay tình, giao dịch dân sự vô hiệu và bảo vệ
người thứ ba ngay tình trong loại giao dịch này. Khơng chỉ trình bày các quy định
pháp luật mà luận văn còn đưa ra quan điểm, ý kiến của nhiều học giả và cá nhân để
làm phong phú thêm về mặt lý luận.
7.2. Ý nghĩa thực tiễn
Ý nghĩa thực tiễn của luận văn là đã đánh giá được các quy định pháp luật hiện
hành và thực tiễn áp dụng tại Việt Nam. Từ đây, tài liệu có thể trở thành ý kiến,
tiếng nói của người học luật góp phần hồn thiện, hỗ trợ và là ý kiến tham khảo cho
công tác lập pháp.
8. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận thì luận văn được kết cấu thành hai chương
như sau:

Chương 1: Cơ sở lý luận và quy định về giao dịch dân sự vô hiệu và bảo vệ
người thứ ba ngày tình khi giao dịch dân sự vơ hiệu
Chương 2: Thực tiễn giải quyết tranh chấp liên quan đến người thứ ba ngay
tình khi giao dịch dân sự vơ hiệu và một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật


7

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ QUY ĐỊNH VỀ GIAO DỊCH DÂN SỰ
VÔ HIỆU VÀ BẢO VỆ NGƯỜI THỨ BA NGAY TÌNH KHI GIAO DỊCH
DÂN SỰ VƠ HIỆU
1.1.

Khái qt chung về giao dịch dân sự vô hiệu và người thứ ba ngay

tình khi giao dịch dân sự vơ hiệu
1.1.1.

Khái niệm và phân loại giao dịch dân sự vô hiệu

1.1.1.1. Khái niệm giao dịch dân sự
Khái niệm cơ bản đầu tiên cần làm rõ tại Chương 1 này là khái niệm GDDS bởi
từ khái niệm này mới có thể hiểu được thế nào là GDDS vô hiệu. Mặc dù được sử
dụng phổ biến trong cả lĩnh vực pháp lý và trong cuộc sống hàng ngày nhưng khái
niệm GDDS mới chỉ được quan tâm trong thời gian gần đây.
Ở các quốc gia mà pháp luật phát triển và đạt nhiều thành tựu sớm như châu Âu
hay Bắc Mỹ, thời gian đầu các nhà lập pháp chỉ quan tâm tới các giao dịch thương
mại (commercial transaction). Khái niệm GDDS và nhu cầu phân biệt nó với các
giao dịch thương mại chỉ được đặt ra khi xảy ra các tranh chấp trước toà và toà phải
quyết định xem luật nào sẽ được áp dụng hay Tồ án nào sẽ có thẩm quyền giải

quyết1. Chính vì lý do này mà ở nhiều quốc gia, khái niệm GDDS được xây dựng
dựa trên nền tảng khái niệm giao dịch thương mại.
Ở Việt Nam, chiếu theo từ điển tiếng Việt, giao dịch là “có quan hệ gặp gỡ, tiếp
xúc với nhau” 2 và dân sự là “việc có quan hệ đến dân” hay “việc thuộc về quan hệ
tài sản, hoặc hơn nhân, gia đình do Tồ án xét xử, phân biệt với hình sự” 3. Như vậy,
tựu chung lại, GDDS về mặt ngôn ngữ được hiểu là quan hệ gặp gỡ, tiếp xúc giữa
những người dân với nhau. Tuy nhiên, nếu hiểu theo nghĩa này thì chưa thể hiện
được đầy đủ bản chất của GDDS. Do đó, khái niệm này cần được tiếp tục nghiên
cứu sâu hơn dưới góc độ khoa học. Một số định nghĩa được nêu ra bao gồm:
“GDDS là hành vi được thực hiện nhằm thu được kết quả nhất định và pháp luật
tạo điều kiện cho kết quả trở thành hiện thực” hay “giao dịch là một sự kiện pháp
truy cập lần cuối ngày 13/9/2021.
Viện Ngôn ngữ (2010), Từ điển tiếng Việt phổ thông, NXB Thanh Niên, Hà Nội, tr.348
3
Ban biên tập ngôn ngữ - từ điển (1988), Từ điển tiếng Việt, NXB. Khoa học Xã hội, tr. 267
1
2


8

lý bao gồm hành vi pháp lý đơn phương hoặc đa phương làm phát sinh hậu quả
pháp lý”4. Như vậy, so với góc độ ngơn ngữ, dưới góc độ khoa học, GDDS được
nhấn mạnh ở việc tạo ra các kết quả nhất định hoặc các hậu quả pháp lý. Điều này
đã được cụ thể hoá và nêu chi tiết hơn ở định nghĩa của khoa học pháp lý. Theo từ
điển Luật học, GDDS là hành vi pháp lý đơn phương hoặc Hợp đồng cá nhân, pháp
nhân, hộ gia đình, tổ hợp tác nhằm làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt các quyền
và nghĩa vụ dân sự. Cách hiểu này cũng đã được luật hoá tại Điều 116 BLDS 2015
của nước ta. Theo đó, “GDDS là hợp đồng hoặc hành vi pháp lý đơn phương làm
phát sinh, thay đổi chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự”.

Nói tóm lại, từ các khái niệm nêu trên, có thể đưa ra định nghĩa chung về GDDS
như sau: GDDS là sự trao đổi, gặp gỡ, tiếp xúc giữa các chủ thể với nhau trên cơ sở
nền tảng là Hợp đồng hoặc các hành vi pháp lý đơn phương.
1.1.1.2. Khái niệm giao dịch dân sự vô hiệu
Trên thực tế, GDDS là hoạt động diễn ra phổ biến hàng ngày, hàng giờ ở khắp
mọi nơi trên trái đất. Đây chính là nền tảng và động lực cho sự phát triển kinh tế của
mỗi quốc gia. Thông qua các GDDS, hàng hoá, nhà cửa, vật phẩm được lưu thơng.
Tuy nhiên, khơng phải GDDS nào cũng có thể được thực hiện trên thực tế. Chính vì
vậy mà GDDS thường được chia thành hai loại là GDDS có hiệu lực và GDDS vô
hiệu.
Theo cách hiểu về mặt ngữ nghĩa, vơ hiệu là “khơng có hiệu lực, khơng có hiệu
quả; trái với hữu hiệu”5. Do đó, GDDS vơ hiệu cũng là việc xác lập hoặc thực hiện
Hợp đồng hay hành vi pháp lý đơn phương mà khơng có hiệu lực pháp lý, không
được pháp luật bảo hộ. Tại Việt Nam, Điều 122 BLDS 2015 quy định: “GDDS
khơng có một trong các điều kiện được quy định tại Điều 117 của Bộ luật này thì vơ
hiệu, trừ trường hợp Bộ luật này có quy định khác”. Điều kiện này bao gồm: chủ
thể tham gia GDDS, ý chí của chủ thể tham gia giao dịch, mục đích, nội dung và
hình thức của GDDS. Tuy nhiên trong đó, điều kiện về hình thức khơng mang tính
Nguyễn Văn Cường (2005), Giao dịch dân sự vô hiệu và việc giải quyết hậu quả pháp lý của giao dịch dân
sự vô hiệu, Luận án Tiến sĩ luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội, Hà Nội.
5
Ban biên tập ngôn ngữ - từ điển, tlđd, tr.1158
4


9

bắt buộc, trừ khi pháp luật có quy định bắt buộc về mặt hình thức với một GDDS cụ
thể. Các điều kiện mà một GDDS cần phải thoả mãn để khơng vơ hiệu sẽ được trình
bày cụ thể dưới đây, gồm:

Một là quy định về chủ thể tham gia vào các GDDS. Vì sự đa dạng của chủ thể
và đa dạng trong tính chất của GDDS nên khơng phải người hay tổ chức nào cũng
có thể tham gia vào mọi GDDS mà mình mong muốn. Ví dụ như một học sinh lớp 2
khơng thể tự mình sử dụng tiền mừng tuổi để mua nhà hay như mặc dù là phó giám
đốc tại công ty nhưng anh A không thể thay mặt công ty tự ý xác lập giao dịch bán
hàng hóa cho đối tác vì anh A khơng phải là người đại diện theo pháp luật của công
ty hay được cơng ty ủy quyền. Do đó, pháp luật các nước nhìn chung đều yêu cầu
chủ thể tham gia GDDS phải có năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch cụ
thể được xác lập. Cụ thể, năng lực hành vi dân sự là khả năng cá nhân bằng hành vi
của mình xác lập, thực hiện các nghĩa vụ dân sự. Việc xác định năng lực hành vi
dân sự của một cá nhân dựa vào ba yếu tố là độ tuổi, khuyết tật về tinh thần và trạng
thái tỉnh táo của người thực hiện hành vi. Thông thường, người thành niên từ đủ 18
tuổi trở lên có năng lực hành vi dân sự đầy đủ và có thể tham gia vào mọi GDDS.
Những người dưới 18 tuổi hoặc từ 18 tuổi trở lên nhưng khơng có hoặc bị hạn chế
về mặt nhận thức và làm chủ bản thân thì chỉ có thể tham gia vào một số giao dịch
nhất định hoặc thông qua người đại diện để thực hiện. Ngồi ra, theo pháp luật Việt
Nam thì trẻ dưới 6 tuổi hoặc trẻ dưới 7 tuổi theo pháp luật Anh và Đức khơng có
năng lực hành vi dân sự, mọi giao dịch phải được thực hiện bởi người đại diện. Đối
với pháp nhân, việc xác định chủ thể phụ thuộc vào mục đích thành lập, nhiệm vụ
của pháp nhân hay với pháp nhân kinh tế thì phụ thuộc vào nội dung đăng ký kinh
doanh được ghi tại các giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hay giấy chứng nhận
đầu tư. Ví dụ như trong các ngành nghề kinh doanh có điều kiện như kinh doanh bất
động sản, ngân hàng, pháp nhân chỉ được hoạt động khi đáp ứng các điều kiện về
vốn do pháp luật chuyên ngành quy định và có đăng ký kinh doanh phù hợp. Pháp
nhân khơng thể trực tiếp tham gia vào các GDDS mà tham gia thông qua người đại
diện theo pháp luật hoặc theo ủy quyền. Thơng thường, nếu đó là các doanh nghiệp


10


thì điều lệ cơng ty ln quy định về người đại diện theo pháp luật và thẩm quyền
tương ứng của người này khi tham gia vào các GDDS, thương mại.
Hai là quy định về nội dung, mục đích của GDDS. Dù được thể hiện dưới dạng
vật chất hay phi vật chất thì mọi chủ thể khi tham gia vào một GDDS đều nhằm đạt
được một mục đích cụ thể. Đây chính là yếu tố được các ngành khoa học và khoa
học pháp lý nhấn mạnh khi nêu ra định nghĩa GDDS. Các bên sẽ đạt được mục đích
bằng việc thực hiện các nội dung của giao dịch. Mặc dù các nước đều tôn trọng
quyền tự do, tự nguyện cam kết thỏa thuận và xác lập GDDS nhưng mục đích và
nội dung của giao dịch vẫn phải hợp pháp và không trái đạo đức xã hội. Điều này có
thể tìm thấy ở mọi hệ thống pháp luật trên thế giới dưới nhiều tên gọi khác nhau
nhưng phổ biến nhất là cụm từ “chính sách cơng” (public policy). Và mặc dù cụm
từ này không được định nghĩa, các học giả và cơ quan lập pháp tại các nước đều coi
nó là các chuẩn mực xã hội và luôn luôn vận động, biến đổi không ngừng để phù
hợp với mỗi giai đoạn khác nhau của xã hội, đặc tính của quốc gia hay vụ việc6.
Một khi đi ngược lại với các giá trị này, có thể là các vi phạm pháp luật hoặc đạo
đức nói chung, thì GDDS sẽ khơng thể, khơng được thực hiện hay không được thừa
nhận trên thực tế bất chấp việc cả hai bên có đồng thuận hay khơng.
Ba là quy định về sự tự nguyện khi tham gia GDDS. Mặc dù nội dung và mục
đích của GDDS quan trọng nhưng các nước vẫn tôn trọng và đề cao sự tự do ý chí
và thoả thuận giữa các bên tham gia giao dịch. Điều này được phát triển từ nguyên
tắc tự do hợp đồng trong các giao dịch về thương mại. Ví dụ: Điều 123 BLDS Đức,
việc thể hiện ý định tham gia GDDS của một cá nhân, từ đó dẫn tới hình thành một
GDDS có thể bị huỷ bỏ nếu người này bị ép buộc7. Như vậy, việc các bên có thể tự
do thể hiện ý chí của bản thân mà không bị ràng buộc, bắt ép bởi bất kỳ cá nhân hay
thiết chế nào là yếu tố vô cùng quan trọng nhằm xác lập giao dịch hay Hợp đồng
dân sự. Chủ thể tham gia giao dịch chỉ có thể thực hiện sự tự do này nếu họ tự
Lawarée Valentin (2014), Public Policy in English and American Law, Universiteit Gent,
ngày truy cập
29/3/2021.
7

Bộ Luật Dân sự Đức (2013), />ngày truy cập 2/4/2021.
6


11

nguyện tham gia giao dịch, không bị lừa dối, cưỡng ép hay đe dọa dưới bất kỳ hình
thức nào. Điều kiện này cũng có quan hệ mật thiết tới quy định về năng lực hành vi
dân sự của chủ thể. Bởi lẽ, chỉ những người đạt độ tuổi nhất định, có suy nghĩ vừa
đủ, có sự sáng suốt và nhận thức rõ ràng thì mới có thể cân nhắc khi tham gia các
GDDS.
Bốn là điều kiện về hình thức của GDDS. GDDS có hình thức rất đa dạng và
phụ thuộc nhiều vào sự tự do ý chí và quyết định của các bên. Các chủ thể có thể
giao dịch thơng qua lời nói, chữ viết, hành động, qua các phương thức điện tử hay
bất kỳ cách thức nào phù hợp. Tuy nhiên, để bảo đảm quyền và lợi ích cho các bên
trong giao dịch và thuận lợi cho việc kiểm tra, kiểm soát của nhà nước, pháp luật
nhiều nước quy định một số hình thức bắt buộc của GDDS như phải được xác lập
bằng văn bản, phải công chứng, chứng thực, đăng ký tại CQNN có thẩm quyền…
Ví dụ như tại Quy tắc đăng ký đất đai 2003 của Anh có quy định để đảm bảo quyền
sở hữu của chủ sở hữu đất thì có một cách là đăng ký với phòng đăng ký đất đai8.
Mặc dù vậy, quy định về hình thức khơng phải là điều kiện tiên quyết và mang yếu
tố quyết định với mọi GDDS.
Như vậy, một GDDS vơ hiệu là giao dịch khơng có hiệu lực pháp lý do vi phạm
một trong những điều kiện có hiệu lực của GDDS theo quy định của pháp luật, vì
vậy giao dịch này khơng làm phát sinh quyền, nghĩa vụ của các bên tham gia giao
dịch.
1.1.1.3. Phân loại giao dịch dân sự vô hiệu
Về phân loại GDDS vô hiệu, nếu như một GDDS có hiệu lực khơng cần và
cũng khó để phân loại thì GDDS vơ hiệu lại có thể phân loại theo nhiều cách khác
nhau. Tuy nhiên, cách thức phân loại phổ biến nhất được áp dụng trong việc lập

pháp tại các quốc gia, trong đó có Việt Nam là phân loại thành GDDS vô hiệu tuyệt
đối (void transaction) và GDDS vô hiệu tương đối (voidable transaction).
Về GDDS vô hiệu tuyệt đối, đây là loại giao dịch không có hiệu lực pháp lý và
khơng có bất kỳ sự tồn tại nào. Nó khơng thể được thực hiện, xác nhận bởi các bên
ngày truy cập
28/7/2021.
8


12

tham gia giao dịch hay CQNN có thẩm quyền ở mọi thời điểm. Một GDDS có thể
vơ hiệu tuyệt đối vì nhiều lý do khác nhau như GDDS vơ hiệu do vi phạm điều cấm
của pháp luật, trái đạo đức xã hội; GDDS vô hiệu do giả tạo. Điều 129 BLDS 2015
đưa ra hai tình huống mà GDDS được xác lập do giả tạo. Một là nếu giao dịch được
xác lập để che giấu một giao dịch khác thì giao dịch giả tạo vơ hiệu; khi đó giao
dịch bị che giấu vẫn giữ nguyên hiệu lực trừ khi giao dịch này cũng vi phạm các
quy định về điều kiện có hiệu lực của GDDS. Hai là nếu giao dịch đó được xác lập
nhằm trốn tránh việc thực hiện nghĩa vụ với người thứ ba thì giao dịch đó vơ hiệu.
Về GDDS vơ hiệu tương đối, đây là giao dịch có hiệu lực cho tới khi một trong
các bên tham gia giao dịch hoặc một bên thứ ba khác là người ngồi u cầu CQNN
có thẩm quyền tun rằng giao dịch vô hiệu. Điều này nghĩa là tại thời điểm bắt đầu,
đây là một giao dịch bình thường và tạo ra quyền, nghĩa vụ pháp lý cho các bên
nhưng sau này bị tuyên vô hiệu và chấm dứt hiệu lực kể từ thời điểm đó. GDDS vơ
hiệu tương đối gồm GDDS vơ hiệu do khơng tn thủ hình thức bắt buộc; giao dịch
được lập bởi người khơng có năng lực hành vi dân sự, người mất năng lực hành vi
dân sự, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự; GDDS được lập do nhầm lẫn;
GDDS được lập do một bên trong giao dịch bị lừa dối, đe dọa. Có thể thấy nếu như
GDDS vơ hiệu tuyệt đối vì lý do nội dung giao dịch thì GDDS vơ hiệu tương đối
đều vì các lý do như chủ thể. Vì vậy, thực tế cho thấy các GDDS vô hiệu tương đối

thường không xâm hại trật tự công cộng, đạo đức hay chuẩn mực xã hội. CQNN
trong trường hợp này cũng không có vai trị phán xử mà chỉ thực hiện cơng việc
mang tính thủ tục hành chính là tuyên bố/ xác nhận GDDS vô hiệu.
1.1.2.

Khái quát chung về người thứ ba ngay tình trong giao dịch dân sự

vơ hiệu và hậu quả pháp lý
1.1.2.1.

Khái niệm người thứ ba ngay tình trong giao dịch dân sự vô hiệu

GDDS được xác lập giữa các chủ thể nhằm thỏa mãn quyền và lợi ích của các
bên. Tuy nhiên, trong GDDS, nhiều trường hợp không chỉ có quan hệ đơn thuần
giữa các chủ thể chính tham gia GDDS mà cịn có thể có sự liên quan đến người thứ
ba.


13

Trước khi đi vào khái niệm có thể xét ví dụ sau: Công ty X sản xuất và bán các
sản phẩm đồ gia dụng cho Công ty B, một công ty chuyên phân phối và bán lẻ mặt
hàng này. Công ty X và Công ty B ký kết Hợp đồng mua bán hàng hố, trong đó
Cơng ty X sẽ bán cho Công ty 6750 sản phẩm máy lọc nước theo mẫu mà hai bên
đã thống nhất. Tuy nhiên, sau này Công ty X phát hiện ra rằng người ký Hợp đồng
khơng có thẩm quyền và người này đã câu kết với nhân viên cấp dưới để ăn trộm
hàng hoá và bán cho Công ty B dưới danh nghĩa Công ty X. Nghiêm trọng hơn, sản
phẩm được tuồn bán ra thị trường là các sản phẩm mẫu mới nhất và được đặt hàng
riêng cho một cơng ty tại Hoa Kỳ. Vì vậy, Cơng ty X u cầu Tồ án tun Hợp
đồng vơ hiệu và Cơng ty B phải trả lại tồn bộ sản phẩm một cách nhanh nhất.

Nhưng trên thực tế, Công ty B đã bán được một số lượng không nhỏ sản phẩm ra thị
trường. Do đó, Cơng ty B đã phải huỷ Hợp đồng với một số khách hàng, không
cung cấp máy nữa. Với những khách đã nhận hàng, Cơng ty B đề nghị khách hồn
hàng nếu chưa sử dụng hoặc thay thế bằng mẫu khác. Như vậy ở đây các khách
hàng đã mua máy lọc nước của Công ty B chính là những “người thứ ba”.
Người thứ ba này không xuất hiện trong giao dịch đầu tiên nhưng lại tham gia
vào một giao dịch mới sau đó với một trong hai bên đó. Và vì cũng là một bên trong
GDDS nên người thứ ba ở đây có thể là cá nhân, pháp nhân, hộ gia đình hay tổ hợp
tác theo điểm a khoản 1 Điều 22 BLDS 2015. Tuy nhiên, BLDS 2015 không đưa ra
khái niệm người thứ ba nên cũng có quan điểm cho rằng: "Trong quan hệ dân sự,
ngoài các chủ thể hoặc người đại diện, người được ủy quyền tham gia giao dịch,
một số trường hợp có người khác có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan. Đó là người
thứ ba trong quan hệ dân sự”9. Cách hiểu này là cách hiểu rộng nhất và bao trùm
lên mọi đối tượng người thứ ba. Tuy nhiên, trong phạm vi luận văn này, khái niệm
người thứ ba hẹp hơn và được hiểu cụ thể hơn sau khi phân tích làm rõ thuật ngữ
“ngay tình”.

9

Nguyễn Mạnh Hùng (2011), Thuật ngữ pháp lý, NXB Chính trị Quốc gia – Sự thật, Hà Nội, tr.313


14

Từ điển Luật học định nghĩa: "Ngay tình là lịng ngay thẳng, thực thà, tình thế
rõ ràng"10. Việt Nam chỉ có quy định về "chiếm hữu ngay tình" tại Điều 180 BLDS
2015 như sau: "Chiếm hữu ngay tình là việc chiếm hữu mà người chiếm hữu có căn
cứ để tin rằng mình có quyền đối với tài sản đang chiếm hữu.” Như vậy, NTBNT
có thể hiểu là người chiếm được và sở hữu tài sản nhưng không biết/ không thể biết
việc chiếm hữu tài sản này của mình là khơng có căn cứ pháp luật. Người này

khơng biết/ khơng thể biết rằng họ đã giao kết và tham gia giao dịch với chủ sở hữu
thực sự hoặc người khơng có quyền định đoạt đối với tài sản giao dịch.
Mặc dù vậy, sự ngay tình hay khơng cịn khó xác định rõ vì nó phụ thuộc vào ý
chí chủ quan của người thứ ba khi nhận thức về tài sản mà họ giao dịch có phải là
đối tượng của một giao dịch vơ hiệu trước đó hay khơng. Theo Từ điển thì NTBNT
tham gia giao dịch vơ hiệu là "người được chuyển giao tài sản thông qua GDDS mà
không biết hoặc khơng buộc phải biết tài sản đó do người chuyển giao cho họ thu
được từ một GD vô hiệu"11.
Như vậy, NTBNT trong GDDS vô hiệu là người tham gia giao dịch một cách tự
nguyện, bình đẳng và tuân thủ các quy định của pháp luật mà không biết đối tượng
giao dịch là tài sản bất minh, do chủ sở hữu được xác lập trước đó có được từ một
giao dịch vô hiệu.
1.1.2.2.

Hậu quả pháp lý giao dịch dân sự vô hiệu liên quan đến quyền lợi của

người thứ ba ngay tình
Hậu quả pháp lý của GDDS vơ hiệu về cơ bản có thể hiểu là những hệ quả về
mặt pháp lý phát sinh theo quy định của pháp luật khi GDDS vô hiệu. Nếu không
phải là GDDS vô hiệu tuyệt đối thì GDDS vơ hiệu tương đối chỉ phát sinh hậu quả
khi có quyết định của CQNN có thẩm quyền hoặc trên cơ sở một quyết định, bản án
của Toà án có hiệu lực pháp luật. Cơ sở để xác định hậu quả pháp lý có thể được
pháp luật dân sự quy định trước hoặc do các bên tham gia giao dịch thỏa thuận. Dù
Bộ Tư Pháp, Viện Khoa học Pháp lý (2006), Từ điển Luật học, NXB Từ điển Bách khoa - Tư pháp, Hà Nội,
tr. 550
11
Trường Đại học Luật Hà Nội (1995), Từ điển giải thích thuật ngữ Luật học, NXB Công an nhân dân, Hà
Nội, tr. 95
10



15

xác định bằng cách nào thì hậu quả pháp lý của GDDS vô hiệu đều phải tuân theo
quy định tại Điều 131 BLDS năm 2015. Như vậy, GDDS vô hiệu sẽ có hậu quả
pháp lý là các bên tham gia giao dịch hoàn trả tài sản, giá trị tài sản tại thời điểm
trước khi thực hiện giao dịch; giải quyết những thỏa thuận của các bên khi GDDS
vô hiệu; vấn đề BTTH do GDDS gây ra và vấn đề bảo vệ quyền lợi của NTBNT.
Khi xem xét hậu quả pháp lý của GDDS vơ hiệu có người thứ ba tham gia cần
xem xét đầy đủ các thành tố: tính có hiệu lực của giao dịch do người thứ ba xác lập,
khả năng nhận thức hành vi, xác định việc có lỗi hay không của các bên tham gia
giao dịch và người thứ ba thực hiện việc chứng minh mình ngay tình; đồng thời
đánh giá hiện trạng của tài sản. Việc xem xét các yếu tố này sẽ là căn cứ để các bên
và cơ quan giải quyết tranh chấp xác định hậu quả pháp lý cụ thể trong từng trường
hợp.
Riêng đối với các GDDS vơ hiệu mà có sự tham gia của bên thứ ba thì hậu quả
pháp lý phổ biến là (i) NTBNT bị chủ sở hữu kiện đòi lại tài sản; (ii) NTBNT kiện
yêu cầu BTTH từ bên trực tiếp chuyển nhượng tài sản và (iii) NTBNT được công
nhận quyền sở hữu tài sản.
1.2.

Điều kiện để người thứ ba ngay tình được bảo vệ khi giao dịch dân
sự vô hiệu theo pháp luật Việt Nam

Như vậy, thực tế cho thấy trong nhiều GDDS có sự xuất hiện của NTBNT.
Nhưng liệu có phải người này ln được pháp luật bảo vệ trong mọi trường hợp và
người thứ ba nào cũng là NTBNT? Mục này sẽ trình bày và phân tích năm điều kiện
mà người thứ ba phải thoả mãn để trở thành NTBNT và được pháp luật bảo vệ khi
GDDS vô hiệu theo pháp luật Việt Nam.
Điều kiện thứ nhất là có một GDDS đầu tiên đã được xác lập trước khi người

thứ ba tham gia vào một GDDS sau này nhưng giao dịch đó vơ hiệu. Bởi đây không
phải là GDDS ba bên hoặc một GDDS hai bên nhưng tên của một bên thứ ba được
nêu ra trong đó như một bên có quyền/ nghĩa vụ tương ứng nên cần phải có một
GDDS ban đầu. Tại giao dịch này không xuất hiện người thứ ba nhưng thông qua
giao dịch đó xác định được người sẽ tham gia vào giao dịch với người thứ ba sau


16

này. Giao dịch đầu tiên có thể vơ hiệu tuyệt đối hoặc vô hiệu tương đối nhưng sau
khi chuyển giao cho người thứ ba thì giao dịch này bị tuyên vơ hiệu, từ đó đặt ra
vấn đề là đối tượng của GDDS vơ hiệu có thể khơng cịn thuộc sở hữu của người
thứ ba theo giao dịch sau này nữa.
Điều kiện thứ hai là người thứ ba khi tham gia vào giao dịch sau này phải ngay
tình. Điều này nghĩa là người này khơng biết/ khơng thể biết rằng mình tham gia
GDDS với người khơng có quyền định đoạt tài sản, hoặc đối tượng của giao dịch
liên quan đến giao dịch vơ hiệu trước đó. Vậy vấn đề đặt ra ở đây là làm thế nào để
chứng minh/ xác minh được ý chí của người thứ ba khi xác lập giao dịch này? Liệu
họ có biết rằng mình đang chiếm hữu khơng có căn cứ pháp luật đối với tài sản hay
không? Đối với tài sản không phải đăng ký quyền sở hữu, ta có thể xác định bằng
cách xem xét xem giao dịch có được diễn ra một cách cơng khai, minh bạch hay
khơng, tài sản có được mua bán, chuyển giao đúng với giá trị thực của nó trên thị
trường hay không… Các căn cứ này dựa trên logic và lẽ thông thường bởi đây là
loại tài sản mà pháp luật khơng bắt đăng ký nên cũng có thể hiểu pháp luật không
bắt buộc phải biết hành vi chiếm hữu của một người là hợp pháp hay không. Ví dụ,
người thứ ba mua một chiếc laptop cũ đã qua sử dụng từ một người khác theo đúng
giá trị thực nhưng sau đó phát hiện chiếc laptop đó là tài sản bị lấy trộm. Với tài sản
phải đăng ký quyền sở hữu thì việc phải kiểm tra các giấy tờ đăng ký đó để xác
minh tư cách của người chuyển giao tài sản là một nội dung bắt buộc đối với người
thứ ba. Tuy nhiên, do sự phát triển của khoa học cơng nghệ, giấy tờ hiện nay có thể

được làm giả một cách tinh vi tới nỗi một người bình thường khơng có nghiệp vụ
chun mơn khó có thể nhận biết. Khi đó thì bất chấp tài sản phải đăng ký và người
thứ ba có nghĩa vụ xác minh tính chính xác của các giấy tờ ấy thì vẫn được quy vào
trường hợp người chiếm hữu không thể biết được hành vi của mình là khơng có căn
cứ pháp luật.
Như vậy, người thứ ba phải hoàn toàn ngay tình, nghĩa là khơng biết/ khơng thể
biết rằng mình giao kết GDDS với người khơng có quyền định đoạt tài sản, hoặc đối
tượng của giao dịch liên quan đến giao dịch vơ hiệu trước đó. Điều này cũng đồng


17

nghĩa với việc họ khơng biết rằng giao dịch mình tham gia có thể vơ hiệu. Khi đó,
pháp luật cơng nhận giao dịch với NTBNT vẫn có hiệu lực trong một số trường hợp
cụ thể và việc bảo vệ họ như vậy là cần thiết.
Điều kiện thứ ba là GDDS mà NTBNT xác lập là một giao dịch có hiệu lực hoặc
trong trường hợp vơ hiệu thì chỉ vơ hiệu tương đối. Theo đó, giao dịch này cần đáp
ứng đầy đủ các điều kiện để một GDDS có hiệu lực như nêu tại mục 1.1.1.1 Luận
văn này. Người thứ ba tham gia vào GDDS là người có năng lực pháp luật và năng
lực hành vi dân sự. Trường hợp không có năng lực hành vi đầy đủ thì người thứ ba
này phải có người giám hộ hoặc người đại diện hợp pháp theo quy định của pháp
luật. Ngoài ra, mục đích và nội dung của giao dịch cũng khơng được trái quy định
của pháp luật và đạo đức xã hội, trình tự xác lập giao dịch phải tuân thủ đúng trình
tự, thủ tục mà pháp luật đưa ra. Mặt khác, tài sản là đối tượng của giao dịch phải
được phép lưu thông trên thị trường. Lý do là bởi nếu tài sản là vật cấm lưu thơng
thì người thứ ba không thể không biết việc tham gia giao dịch là bất hợp pháp và vô
hiệu. Các loại tài sản này là ma tuý, động vật hoang dã quý hiếm… Còn nếu tài sản
được quy định hạn chế lưu thông như ngoại tệ, vũ khí,…thì người thứ ba và cả chủ
thể khác trong giao dịch cũng phải đáp ứng các điều kiện kèm theo để GDDS có
hiệu lực. Mặt khác, giao dịch này có thể vơ hiệu nhưng chỉ trong trường hợp chủ sở

hữu hoặc người có quyền đối với tài sản thực sự u cầu CQNN có thẩm quyền
tun vơ hiệu. Khi đó thì mới cần đặt ra vấn đề bảo vệ người thứ ba này.
Điều kiện thứ tư là người thứ ba đã thực hiện các nghĩa vụ và hưởng các quyền
dân sự trong giao dịch mà họ xác lập. Nếu trong thực tế người thứ ba đã xác lập
giao dịch nhưng các bên chưa thực hiện hoặc việc thực hiện nghĩa vụ của các bên
chưa đáng kể thì việc giải quyết sẽ đơn giản hơn nhiều. CQNN có thẩm quyền chỉ
cần không công nhận hiệu lực của giao dịch này và yêu cầu các bên hoàn trả cho
nhau những gì đã nhận, chưa nhận gì của nhau thì chấm dứt giao dịch ngay lập tức.
Tuy nhiên, vấn đề chỉ trở nên phức tạp và cần sự can thiệp của nhà nước và pháp
luật khi người thứ ba đã nhận tài sản từ giao dịch và các bên đã đạt được mục đích
mà mình đề ra khi tham gia vào giao dịch đó. Ví dụ như một bên đã nhận tiền và


×