Tải bản đầy đủ (.pdf) (95 trang)

Những yếu tố tác động đến sự tham gia vào thị trường lao động của phụ nữ đã kết hôn ở việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.92 MB, 95 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ TP. HỒ CHÍ MINH

ĐINH THỊ KIM HƯƠNG

NHỮNG YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN
SỰ THAM GIA VÀO THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG
CỦA PHỤ NỮ ĐÃ KẾT HÔN Ở VIỆT NAM

Tai Lieu Chat Luong

LUẬN VĂN THẠC SỸ

TP. HỒ CHÍ MINH, 10/2016


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng, luận văn “Những yếu tố tác động đến sự tham gia vào thị
trường lao động của phụ nữ sau kết hôn ở Việt Nam” là bài nghiên cứu khoa học của
chính tơi.
Ngoại trừ những tài liệu tham khảo được trích dẫn trong luận văn, tơi cam đoan
rằng, tồn phần hay những phần nhỏ của luận văn này chưa từng được công bố hoặc được
sử dụng để nhận bằng cấp ở những nơi khác.
Không có nghiên cứu, luận văn, tài liệu nào của người khác được sử dụng trong luận
văn này mà không được trích dẫn theo đúng quy định.
Luận văn này chưa bao giờ được nộp để nhận bất kỳ bằng cấp nào tại các trường đại
học hoặc cơ sở đào tạo khác.

TP. Hồ Chí Minh, tháng 9 năm 2016


Đinh Thị Kim Hương

trang i


LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến quý Thầy, Cô của trường Đại học
Mở Thành phố Hồ Chí Minh, những người đã trực tiếp giảng dạy, truyền đạt những kiến
thức cũng như kinh nghiệm thực tế về kinh tế học và các lĩnh vực liên quan trong suốt
thời gian tôi theo học tại Trường.
Đặc biệt, tơi cũng xin bày tỏ lịng biết ơn đến TS. Hà Văn Dũng, người đã dành
nhiều thời gian để định hướng, góp ý và chỉnh sửa giúp tơi trong q trình thực hiện luận
văn này. Đồng thời, tơi cũng xin trân trọng cảm ơn thầy Trần Tiến Khai, đã nhiệt tình góp
ý cho ý tưởng ban đầu của luận văn, và hổ trợ tôi trong việc download bộ dữ liệu của bài
nghiên cứu.
Đồng thời, tôi cũng xin cảm ơn đến những người thân trong gia đình, các bạn khóa
ME07, và các đồng nghiệp đã ln động viên, chia sẽ mọi khó khăn, tạo điều kiện thuận
lợi giúp tơi hoàn thành nghiên cứu này đúng thời gian.
Trân trọng!
Đinh Thị Kim Hương

trang ii


TÓM TẮT
Trong khi ở một số quốc gia như Nhật Bản, Hàn quốc, hoặc các quốc gia hồi giáo…
đang cố gắng tìm giải pháp để nâng tỷ lệ tham gia vào thị trường lao động của phụ nữ sau
kết hôn, thì Việt Nam đang thuộc nhóm có tỷ lệ tham gia lao động của phụ nữ cao nhất
trên thế giới (ILO, 2015). Như vậy, Việt Nam có những yếu tố nào thuận lợi nào góp phần
đưa tỷ lệ tham gia vào thị trường lao động của phụ nữ ở mức cao? Bài nghiên cứu “Các

yếu tố tác động đến sự tham gia vào thị trường lao động của phụ nữ sau kết hôn ở Việt
Nam” sẽ xem xét các yếu tố có ảnh hưởng và ảnh hưởng như thế nào đến sự tham gia lao
động của phụ nữ sau kết hơn. Dữ liệu nghiên cứu được trích từ bộ số liệu khảo sát mức
sống hộ gia đình Việt Nam, trong khoảng thời gian 2012 – 2014, phạm vi nghiên cứu ở
khu vực thành thị.
Theo các nghiên cứu trước có liên quan đến chủ đề này, biến phụ thuộc đều có dạng
nhị phân, do đó mơ hình hồi quy thơng thường bằng Logit hoặc Probit, trong bài này tác
giả chọn mô hình Logit để phân tích định lượng.
Phân tích thống kê mơ tả từ số liệu cho thấy, có hơn 87% phụ nữ sau kết hơn có
tham gia vào thị trường lao động ở khu vực thành thị trong hai năm 2012 và 2014. Đối
với những trường hợp phụ nữ không tham gia vào thị trường lao động, thì có hơn 75% ở
nhà nội trợ, chăm sóc gia đình, tiếp theo là các lý do khác chiếm khoảng 10%,… Đồng
thời, trình độ học vấn của phụ nữ đã kết hơn nhìn chung cịn thấp, chỉ có hơn 20% phụ nữ
có trình độ học vấn từ Cao đẳng chính quy trở lên, và hơn 67% có trình độ học vấn từ
Trung học phổ thơng trở xuống. Nhóm phụ nữ khơng tham gia vào thị trường lao động
cũng rơi vào nhóm học vấn thấp nhất (Trung học phổ thông trở xuống) với hơn 77%.
Kết quả nghiên cứu định lượng cho thấy, trong 12 yếu tố có khả năng tác động đến
sự tham gia vào thị trường lao động của phụ nữ sau kết hơn, thì có 9 yếu tố có thể tác
động khi kiểm định có ý nghĩa thống kê và 3 yếu tố có thể khơng tác động (khơng có ý
nghĩa thống kê). Trong số các yếu tố có tác động, thì có 4 yếu tố tác động cùng chiều với
khả năng tham gia lao động gồm: thu nhập bình quân của hộ, tuổi của người phụ nữ, trình
độ học vấn của người phụ nữ và số trẻ em từ 6 đến dưới 15 tuổi trong hộ. Nhóm tác động
trái chiều gồm 5 yếu tố: các khoản thu khác, số trẻ dưới 6 tuổi trong hộ, trình độ học vấn
của người chồng, tuổi của người chồng và tình trạng thất nghiệp của chồng. So với giả
thuyết ban đầu của tác giả, thì có 4 yếu tố cho kết quả ngược lại với kỳ vọng của tác giả
là: thu nhập bình quân hộ gia đình, dân tộc, số trẻ từ 6 đến dưới 15 tuổi và tình trạng thất
nghiệp của người chồng. Ngồi ra, các yếu tố có thể khơng tác động (kiểm định khơng có
ý nghĩa thống kê) đó là qui mơ hộ gia đình, dân tộc, hộ nghèo và tuổi của người chồng.

trang iii



MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................................ ii
TÓM TẮT ............................................................................................................................. iii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ............................................................................................. viii
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU ................................................... 1
1.1 Lý do chọn vấn đề nghiên cứu .................................................................................... 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu .................................................................................................... 3
1.3 Câu hỏi nghiên cứu...................................................................................................... 3
1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................................... 3
1.5 Phương pháp nghiên cứu ............................................................................................. 4
1.6 Ý nghĩa nghiên cứu ................................................................................................................. 4

1.7 Cấu trúc sơ lược bài nghiên cứu .................................................................................. 4
CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC .............................. 6
2.1 Một số thuật ngữ được sử dụng trong nghiên cứu ...................................................... 6
2.1.1 Thị trường lao động......................................................................................................... 6
2.1.2 Độ tuổi lao động .............................................................................................................. 7
2.1.3 Phụ nữ đã kết hôn ............................................................................................................ 7
2.1.4 Thất nghiệp, bán thất nghiệp ........................................................................................... 7
2.1.5 Tỷ lệ thất nghiệp .............................................................................................................. 8
2.1.6 Tỉ phần tham gia lực lượng lao động .............................................................................. 9
2.1.7 Tham gia lao động ........................................................................................................... 9

2.2 Cơ sở lý thuyết về kinh tế học của nghiên cứu ........................................................... 9
2.2.1 Lý thuyết về quy luật cung – cầu của lao động .................................................... 9
2.2.2 Lý thuyết chính sách tiền lương tối thiểu ...................................................................... 11
2.2.3 Lý thuyết về sản xuất tại nhà: lựa chọn bộ ba – làm việc kiếm tiền, làm việc tại nhà

và nghỉ ngơi ............................................................................................................................ 12

2.3 Các nghiên cứu trước có liên quan ............................................................................ 14
2.3.1 Nghiên cứu nước ngoài ................................................................................................. 14
2.3.2 Nghiên cứu ở Việt Nam ................................................................................................. 18

Kết luận chương 2:............................................................................................................... 20

trang iv


CHƯƠNG 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................................................................. 21
3.1 Phương pháp phân tích hồi quy theo dữ liệu bảng .................................................... 21
3.2 Qui trình nghiên cứu ............................................................................................................. 23

3.3 Giả thuyết nghiên cứu ............................................................................................... 23
3.4 Mơ hình nghiên cứu .................................................................................................. 27
3.4.1 Mơ hình nghiên cứu đề xuất .............................................................................. 27
3.4.2 Ước lượng mơ hình Logit .............................................................................................. 29
3.4.3 Odds và tỷ số odds ......................................................................................................... 30
3.5 Phương pháp thu thập dữ liệu ............................................................................................... 31
3.5.1 Bộ dữ liệu VHLSS .......................................................................................................... 31
3.5.2 Cách khai thác bộ dữ liệu để lọc các biến trong mơ hình nghiên cứu .......................... 32

CHƯƠNG 4 PHÂN TÍCH KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ................................................. 37
4.1 Thực trạng lao động nữ sau kết hôn ở Việt Nam trong 2012-2014 ...................................... 37
4.1.1 Một vài nét tổng quát về lao động Việt Nam ................................................................. 37
4.1.2 Thực trạng lao động nữ sau kết hôn ở Việt Nam........................................................... 39
4.1.3 Mơ tả các biến phân tích trong dữ liệu ......................................................................... 43
4.2 Kết quả mơ hình hồi qui Logit theo dữ liệu bảng ................................................................. 43

4.2.1 Kết quả hồi quy các yếu tố ảnh hưởng đến sự tham gia vào thị trường lao động của
phụ nữ sau kết hôn ở Việt Nam. ............................................................................................. 44
4.2.2 Các kiểm định cho mơ hình ........................................................................................... 46
4.2.3 Lập bảng xác suất.......................................................................................................... 47
4.2.4 Thảo luận và giải thích kết quả ..................................................................................... 48
Kết luận chương 4 ............................................................................................................................ 59

CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ................................................................ 61
5.1 Kết luận ................................................................................................................................. 61
5.2 Gợi ý chính sách .................................................................................................................... 63
5.3 Hạn chế nghiên cứu ............................................................................................................. 635
5.4 Hướng nghiên cứu tiếp theo .................................................................................................. 65
Tài liệu tiếng Anh........................................................................................................................... i
Tài liệu tiếng Việt........................................................................................................................ iii

PHỤ LỤC .............................................................................................................................. v
Phụ lục 1: Quảng cáo về việc làm ................................................................................................. v
Phụ lục 2: Khái quát thực trạng lao động Việt Nam .................................................................... vi

trang v


DANH MỤC HÌNH

Hình 2.1: Minh họa mối quan hệ giữa cung-cầu lao động và tiền lương ............................ 10
Hình 2.2: Minh họa mối quan hệ tiền lương và cung lao động ........................................... 11
Hình 2.3: Minh họa mối quan hệ cung-cầu lao động và tiền lương tối thiểu ...................... 12
Hình 2.4: Hiệu ứng thay thế tương đối lớn giữa làm việc kiếm tiền và làm việc tại
nhà ........................................................................................................................................ 13
Hình 2.5: Hiệu ứng thay thế tương đối nhỏ giữa làm việc kiếm tiền và làm việc ở

nhà ........................................................................................................................................ 14
Hình 4.1: Năng suất ở nhà có thể thay đổi qua vịng đời .................................................... 55

trang vi


DANH MỤC BẢNG

Bảng 3.1: Kỳ vọng mối quan hệ giữa các biến độc lập với biến phụ thuộc ........................ 28
Bảng 4.1: Năng suấ t lao đô ̣ng các nước thời kỳ 2007-2013 (USD, PPP2005) .................. 38
Bảng 4.2: Thống kê lao động từ 15 tuổi theo khu vực và giới tính (đvt: ngàn người). ....... 38
Bảng 4.3: Thống kê lý do không tham gia lao động của phụ nữ sau kết hơn khu vực
thành thị năm 2014 .............................................................................................................. 41
Bảng 4.4: Trình độ học vấn của phụ nữ sau kết hôn khu vực thành thị ở Việt Nam .......... 42
Bảng 4.5: Thống kê phân loại dân tộc của phụ nữ sau kết hôn khu vực thành thị
tham gia thị trường lao động (đvt: người) ........................................................................... 43
Bảng 4.6: Các yếu tố ảnh hưởng đến sự tham gia lao động của phụ nữ sau kết hôn khu
vực thành thị năm 2012-2014. ...................................................................................................... 44
Bảng 4.7: Kết quả tỷ số Odds của các yếu tố ảnh hưởng đến sự tham gia lao động
của phụ nữ sau kết hôn khu vực thành thị năm 2012-2014 ................................................. 45
Bảng 4.8: Kết quả kiểm định Hausman ............................................................................... 46
Bảng 4.9: Mô phỏng xác suất tham gia vào thị trường lao động của phụ nữ sau kết
hôn theo tác động biên của từng nhân tố. ............................................................................ 48
Bảng 4.10: Thực trạng lao động nữ sau kết hơn phân theo nhóm tuổi tham gia thị
trường lao động (đvt: người) ............................................................................................... 50
Bảng 4.11: Thống kê phụ nữ sau kết hôn khu vực thành thị thuộc hộ có nguồn thu
khác ngồi thu nhập (đvt: người) ......................................................................................... 53

trang vii



DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

CIEM

: Viện nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương

Cum

: Tổng theo cột

đvt

: đơn vị tính

GSO

: Tổng cục thống kê Việt Nam

ILO

: International Labour Organization

RE

: Random-effects

FE

: Fixed-effects


PA

: Population-averaged

VHLSS2012

: Dữ liệu khảo sát mức sống hộ gia đình Việt Nam năm 2012

VHLSS2014

: Dữ liệu khảo sát mức sống hộ gia đình Việt Nam năm 2014

VLSS

: Điều tra mức sống dân cư tồn quốc

UNDP

: Chương trình Phát triển của Liên hợp quốc

trang viii


CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU

Chương 1 giới thiệu một cách tổng quan về đề tài nghiên cứu, gồm các nội dung
cơ bản như sau: lý do tại sao chọn vấn đề này để nghiên cứu; mục tiêu nghiên cứu là
gì; các câu hỏi nghiên cứu; đối tượng và phạm vi nghiên cứu; phương pháp nghiên cứu

và tóm tắt cấu trúc cơ bản của luận văn.

1.1 Lý do chọn vấn đề nghiên cứu
Với dân số năm 2014 khoảng 90,73 triệu dân, và diện tích cả nước gần 330966
km2 (GSO, 2015), Việt Nam là một quốc gia có nguồn cung lao động tương đối đa
dạng và phong phú, với mật độ dân số lên đến 274 người/km2. Trong đó tỷ lệ lao động
là nữ chiếm khá cao với 48,7%, trong khi nam giới là 51,3% (GSO, 2015) trên cả nước.
Như vậy tỷ lệ lao động phân chia theo giới tính của nam và nữ ở nước ta cũng gần
tương đương nhau, nam giới nhiều hơn chỉ khoảng 2,6%. Theo một báo cáo khác về
“Bình đẳng giới trong thực tiễn tuyển dụng và thăng tiến tại Việt Nam” của ILO vào
tháng 03 năm 2015 cho thấy rằng, tỷ lệ tham gia của phụ nữ vào thị trường lao động
nước ta thuộc nhóm cao nhất so với các nước khác trên thế giới. Có đến 73% phụ nữ
Việt Nam trong độ tuổi lao động tham gia vào lực lượng lao động, trong khi nam giới
là 82% (ILO, 2015). Sự chênh lệch 9% này giữa 2 nhóm là tương đối thấp, so với mức
chênh lệch trung bình của thế giới khoảng 25% (ILO, 2015). Nhóm thấp nhất thường
rơi vào các quốc gia theo đạo Hồi, cụ thể như Pakistan chỉ 14,4% phụ nữ tham gia vào
thị trường lao động, so với nam giới là 70,3% (Khan và Khan, 2009). Hoặc trường hợp
ngoại lệ ở các quốc gia phát triển như Nhật Bản và Hàn Quốc, cũng có tỷ lệ tham gia
của phụ nữ vào thị trường lao động tương đối thấp. Đặc biệt có đến 60% phụ nữ đã kết
hơn ở Nhật bỏ cơng việc khi có con (Phan Cao Nhật Anh, 2014). Như vậy, ở những
nước này không phải do sự phát triển kinh tế của quốc gia, mà do ảnh hưởng sâu đậm
của nét văn hóa Nho giáo (Minh Huyền, 2014).

trang 1


Các quyết định gia nhập vào thị trường lao động là một chủ đề của truyền thống
lâu đời trong kinh tế (Heckman, 1993; Blundell và Macurdy, 1999). Đáng chú ý, một
phần quan trọng của các nghiên cứu trong lĩnh vực này đã được dành cho việc nghiên
cứu về sự tham gia của phụ nữ đã kết hôn vào thị trường lao động (Arango và Posada,

2006; Khan và Khan, 2009). Đối với phụ nữ, lao động không chỉ là hoạt động để có thu
nhập, mà quan trọng cịn là khẳng định vị trí trong xã hội, trong gia đình (Polachek và
Robust, 1997). Hơn nữa, lao động còn là cầu nối giữa phát triển kinh tế và cơ hội cho
phát triển con người (UNDP, 1996). Tuy nhiên, đối với những phụ nữ đã kết hơn dù có
hoặc chưa có trẻ con, thì cũng dành thời gian không phải cho công việc nhiều hơn
những người chưa kết hôn (Duncan, 1993). Phần lớn thời gian của họ được dành cho
việc chăm sóc con cái và nội trợ gia đình. Nhưng ở một khía cạnh khác, thì phụ nữ sau
kết hơn vẫn có thể tiếp tục tham gia các hoạt động kinh tế, hoặc tham gia vào thị
trường lao động nếu họ nhận được mức lương tốt (Ofer và Vinokur, 1983) hoặc phúc
lợi xã hội cao khi nghỉ hưu (McGratten và Rogerson, 2004). Ở Việt Nam, bình đẳng
giới đang ngày càng được coi trọng, vai trò của phụ nữ ngày càng được nâng cao trong
gia đình cũng như ngồi xã hội (Nguyễn Bảo Thanh Nghi, 2012). Tuy nhiên, các quyết
định liên quan đến bản thân mỗi người phụ nữ còn bị chi phối bởi nhiều yếu tố xung
quanh họ, gia đình là thứ tự ưu tiên hơn là công việc với nhiều người ở nước ta hiện
nay.
Việt Nam vẫn còn là một nước đang phát triển, và nền văn hóa chịu ảnh hưởng
nhiều bởi khn mẫu Nho giáo, nên nhiệm vụ chăm lo việc nhà được xem như đương
nhiên là của phụ nữ. Mặc khác, tình trạng bất bình đẳng trong thu nhập, bất bình đẳng
vị trí cơng việc của nam và nữ vẫn cịn khá phổ biến. Các nghiên cứu định lượng về thu
nhập tiền lương của nam luôn luôn cao hơn nữ, với cùng một trình độ văn hóa hoặc tay
nghề, cùng nhóm công việc, cùng điều kiện làm việc như nhau, cùng tình trạng hơn
nhân, cùng nhóm tuổi, (Nguyễn Thị Thanh Mai, 2014)… Cuộc khảo sát mức sống dân
cư Việt Nam 1998 cho thấy rằng phụ nữ ở tất cả các độ tuổi đều phải làm việc trong
thời gian dài gấp đôi nam giới (Desai, 2000). Phụ nữ ở Việt Nam nhận được thù lao
cơng việc ít hơn, số tiền trung bình mỗi tháng họ nhận được ít hơn 14% so với nam
giới. Ngồi chính sách về thu nhập, sự phân biệt đối xử với lao động nữ ở nước ta cũng
trang 2


còn thể hiện rõ từ khâu tuyển dụng. Theo thống kê của tổ chức ILO tại Việt Nam, khá

nhiều vị trí cơng việc hấp dẫn nhưng chỉ dành cho nam giới (phụ lục 1). Đặc biệt là
càng khó khăn, thử thách hơn đối với lực lượng lao động nữ đã kết hơn, khi mà áp lực
chăm sóc con nhỏ sẽ ảnh hưởng rất lớn đến công việc, bắt buộc họ phải có một sự lựa
chọn nào đó. Nguồn lực khan hiếm, “con người luôn đối mặt với sự đánh đổi” và “con
người ln phản ứng lại các kích thích” (Mankiw, 2010) là những nguyên lý căn bản
của kinh tế học mơ tả hành vi của con người. Có thể tùy theo từng trường hợp cá biệt
khác nhau, mà họ sẽ lựa chọn thứ tự ưu tiên gia đình hay cơng việc.
Với những lý do trên, tác giả chọn đề tài nghiên cứu “những yếu tố tác động đến
sự tham gia vào thị trường lao động của phụ nữ sau kết hôn ở Việt Nam” làm luận
văn tốt nghiệp. Đồng thời bài viết có thể là nguồn tham khảo cho các tổ chức quốc tế
hỗ trợ phụ nữ, các nghiên cứu liên quan đến thực trạng lao động ở Việt Nam.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
Nghiên cứu nhằm làm rõ một vài mục tiêu cụ thể:
Thực trạng tham gia vào thị trường lao động của nữ sau kết hôn ở Việt Nam,
trong phạm vi nghiên cứu.
Xác định và phân tích những yếu tố tác động đến quyết định tham gia hoặc không
tham gia vào thị trường lao động của phụ nữ sau kết hôn ở Việt Nam.
1.3 Câu hỏi nghiên cứu
Để đạt được những mục tiêu trên, nghiên cứu cần trả lời các câu hỏi sau:
Thực trạng lao động nữ sau kết hôn ở Việt Nam hiện nay như thế nào?
Những yếu tố nào tác động, và tác động như thế nào đến sự tham gia của phụ nữ
sau kết hôn vào thị trường lao động ở Việt Nam?
1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: những yếu tố ảnh hưởng đến việc tham gia vào thị trường
lao động của phụ nữ sau kết hơn, cịn trong độ tuổi lao động theo qui định của luật lao
động Việt Nam.
trang 3


Phạm vi nghiên cứu: khai thác bộ dữ liệu của VHLSS 2012 và VHLLSS 2014 do

Tổng cục thống kê Việt Nam phát hành, chỉ khảo sát các hộ ở khu vực thành thị của
Việt Nam.
1.5 Phương pháp nghiên cứu
Phần này sẽ trình bày sơ lược về phương pháp nghiên cứu của đề tài, gồm có:
Phương pháp định tính: dùng thống kê mơ tả, so sánh và phân tích diễn dịch bộ
dữ liệu khảo sát mức sống hộ gia đình VHLSS 2012 và 2014. Bộ số liệu này sau khi
được xử lý thỏa các điều kiện của bài, sẽ khai thác để mơ tả, so sánh sơ bộ về tình hình
tham gia lao động của phụ nữ đã kết hôn theo vùng, theo nhóm tuổi. Đồng thời mơ tả
thực trạng thơng tin đến đối tượng nghiên cứu về học vấn, độ tuổi, các khoản thu nhập
khác từ tài sản, dân tộc… để hỗ trợ đánh giá, phân tích chuẩn xác hơn.
Phương pháp định lượng: dùng mơ hình hồi qui tuyến tính logit cho dữ liệu bảng
để ước lượng các yếu tố ảnh hưởng đến sự tham gia vào thị trường lao động của phụ nữ
đã kết hôn qua 2 năm 2012 và 2014. Phần mềm để sử dụng để hồi quy và kiểm định
các hệ số ước lượng là Stata 13.0, ngoài ra Mircrosoft Excel 2010 cũng được dùng để
hỗ trợ trong một số tính tốn.
1.6 Ý nghĩa nghiên cứu
Nghiên cứu này giúp chỉ ra chính xác các nhân tố tác động đến khả năng tham gia
vào thị trường lao động của phụ nữ sau kết hôn ở Việt Nam, trong thời gian 2012–
2014. Từ các kết quả đó, tác giả đưa ra một số khuyến nghị nhằm giúp phụ nữ sau kết
hôn giảm bớt áp lực trong công việc cũng như trong cuộc sống, thúc đẩy sự phát triển
xã hội ngày một tốt hơn.
1.7 Cấu trúc sơ lược bài nghiên cứu
Nghiên cứu thực hiện gồm có 5 chương chính, khơng bao gồm các phụ lục mô tả
Chương 1: Tổng quan về đề tài nghiên cứu, giới thiệu sơ lược về những lý do
chọn vấn đề nghiên cứu, mục tiêu nghiên cứu; câu hỏi nghiên cứu; đối tượng và phạm

trang 4


vi nghiên cứu; phương pháp nghiên cứu được sử dụng và cấu trúc dự kiến của luận

văn.
Chương 2: Cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu trước trình bày những cơ sở lý
thuyết, tóm tắt các nghiên cứu trước có liên quan đến sự tham gia vào thị trường lao
động của phụ nữ sau kết hôn.
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu, dựa trên cơ sở lý thuyết, các nghiên cứu
trước có liên quan và mơ hình nghiên cứu đề xuất, chương này sẽ trình bày chi tiết thiết
kế nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, nguồn và cách lấy dữ liệu, khai báo các biến
trong nghiên cứu.
Chương 4: Phân tích dữ liệu và kết quả nghiên cứu, ở chương này trình bày
mơ tả phân tích thống kê dữ liệu nghiên cứu, phân tích kết quả của mơ hình kinh tế
lượng, xác định các yếu tố nào có ý nghĩa thống kê ảnh hưởng đến việc tham gia vào
thị trường lao động của phụ nữ Việt.
Chương 5: Kết luận và hàm ý chính sách, tổng kết lại một số kết quả nổi bật
của nghiên cứu, đề xuất một vài kiến nghị đối với những người làm công việc quản trị
nhân lực. Đồng thời nêu lên những hạn chế của đề tài cũng như đề xuất hướng nghiên
cứu tiếp theo (nếu có thể trong tương lai).

trang 5


CHƯƠNG 2
CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC

Trong chương 2, để thuận tiện cho diễn giải cũng như tường minh các vấn đề
nghiên cứu, tác giả sẽ giới thiệu ngữ nghĩa về một số thuật ngữ chính được sử dụng
trong bài luận văn. Mặc khác, chương còn nêu các lý thuyết căn bản về kinh tế học
được sử dụng để phân tích, giải thích các vấn đề chủ chốt của nghiên cứu. Đồng thời,
tác giả cũng dẫn dắt một vài nghiên cứu trước có liên quan, là cơ sở tham khảo để đưa
ra giả thuyết cho nghiên cứu, và từ đó đề xuất mơ hình nghiên cứu trong chương tiếp
theo.

2.1 Một số thuật ngữ được sử dụng trong nghiên cứu
2.1.1 Thị trường lao động
Thị trường lao động là nơi trao đổi hàng hóa sức lao động giữa một bên là những
người sở hữu sức lao động và một bên là những người cần thuê sức lao động đó. Thị
trường lao động là thị trường lớn nhất và quan trọng nhất trong hệ thống thị trường vì
lao động là hoạt động chiếm nhiều thời gian nhất và kết quả của quá trình trao đổi trên
thị trường lao động là việc làm được trả công. Thị trường lao động biểu hiện mối quan
hệ giữa một bên là người có sức lao động và một bên là người sử dụng sức lao động
nhằm xác định số lượng và chất lượng lao động sẽ đem ra trao đổi và mức thù lao
tương ứng. Về cơ bản thị trường lao động cũng chịu sự tác động của quy luật cung cầu,
quy luật cạnh tranh, quy luật độc quyền…(theo voer.edu.vn).
Một định nghĩa khác thì thị trường lao động là thị trường phân bổ lao động cho
các công việc và điều phối các quyết định thuê mướn lao động. Mọi thị trường đều có
hai lực lượng là bên mua và bên bán. Trong thị trường lao động, bên mua là người chủ,
các hãng, các tổ chức,...; còn bên bán là những người lao động. Tại mỗi thời điểm nhất
định, thị trường lao động đều có rất nhiều người mua và người bán. Quá trình mua và
bán trên thị trường lao động được thoả thuận trên cơ sở mối quan hệ lao động như tiền

trang 6


lương, tiền công, điều kiện làm việc, … thông qua một hợp đồng làm việc bằng văn
bản, hoặc đơn giản chỉ bằng miệng (Tạ Đình Khánh, 2009).
Như vậy, một người nào đó có tham gia vào thị trường lao động nghĩa là có trao
đổi sức lao động để nhận lại khoản tiền lương, tiền cơng tương xứng. Khi người đó chỉ
làm việc tại nhà, không diễn ra hoạt động trao đổi sức lao động với tiền lương, tiền
cơng thì khơng được xem là tham gia vào thị trường lao động.
2.1.2 Độ tuổi lao động
Độ tuổi lao động theo ghi nhận tại điểm 1 điều 3 Luật lao động số 10/2012/QH13
thì tuổi lao động được tính từ đủ 15 tuổi. Trong khi đó tuổi nghỉ hưu được xác định

như sau:
a. Người lao động bảo đảm điều kiện về thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo
quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội được hưởng lương hưu khi nam đủ
60 tuổi, nữ đủ 55 tuổi.
b. Người lao động có trình độ chun mơn kỹ thuật cao, người lao động làm
công tác quản lý và một số trường hợp đặc biệt khác có thể nghỉ hưu ở tuổi cao
hơn nhưng không quá 05 năm so với quy định tại khoản 1.
Như vậy độ tuổi lao động từ 15 đến 60 tuổi đối với nam và từ 15 đến 55 tuổi đối
với nữ. Trường hợp người lao động làm công tác quản lý và một số trường hợp đặc biệt
khác có thể nghỉ hưu ở tuổi cao hơn nhưng không quá 05 năm.
2.1.3 Phụ nữ đã kết hôn
Phụ nữ đã kết hôn là đối tượng nghiên cứu của bài, được hiểu là những người có
giới tính nữ, tình trạng hơn nhân được lấy theo bộ dữ liệu là “đang có vợ/chồng”, các
trường hợp sau hôn nhân khác không đưa vào nghiên cứu, và còn trong độ tuổi lao
động theo quy định của luật lao động Việt Nam.
2.1.4 Thất nghiệp, bán thất nghiệp
Thất nghiệp trong kinh tế học là tình trạng người lao động muốn có việc làm mà
khơng tìm được việc làm. Thất nghiệp có thể do tự nguyện, tức do người lao động

trang 7


khơng hài lịng với mức lương được ấn định, nên khơng tham gia lao động, mà tìm
kiếm cơng việc có mức lương cao hơn. Và một loại khác là thất nghiệp khơng tự
nguyện, tức người lao động muốn tìm việc làm ở mức lương đã ấn định, nhưng chưa
tìm được việc làm (Gartner, 2009).
Thất nghiệp bao gồm thất nghiệp tự nhiên và thất nghiệp do chu kỳ (Mankiw,
2010). Thất nghiệp tự nhiên là dạng thất nghiệp khi mà người lao động tự nguyện
khơng nhận việc làm, nhằm chờ hoặc tìm kiếm một cơ hội việc làm tốt hơn. Thất
nghiệp tự nhiên lúc nào cũng có ngay cả khi thị trường lao động ở trạng thái cân bằng.

Thất nghiệp tự nhiên bao gồm thất nghiệp tạm thời (thất nghiệp tự nguyện) và thất
nghiệp cơ cấu (do các chính sách chuyển dịch cơ cấu ngành, cơ cấu vùng khiến cho
người lao động phải mất một thời gian nhất định để thích ứng với công việc mới). Thất
nghiệp trong ngắn hạn là thất nghiệp do tác động của chu kỳ kinh tế. Nguyên nhân do
tổng cầu suy giảm khiến cho sản lượng cung cấp giảm, số việc làm ít đi. Hoặc do tổng
cung suy giảm do kỳ vọng của nhà sản xuất giảm, dẫn đến giảm biên chế lao động.
Bán thất nghiệp là tình trạng người lao động có việc làm, nhưng vẫn đang tìm
kiếm việc làm và khơng tìm được việc làm khác. Do công việc hiện tại chỉ là tạm thời,
không đúng, không đủ với khả năng mong muốn của người lao động, chẳng hạn như số
giờ làm việc ít, điều kiện làm việc tầm thường, không cần kinh nghiệm, kỹ năng không
tương xứng,…
2.1.5 Tỷ lệ thất nghiệp
Tỷ lệ thất nghiệp là phần trăm số người lao động khơng có việc làm trên tổng số
lực lượng lao động trong xã hội. Trong kinh tế học, tương tự như thất nghiệp, tỷ lệ thất
nghiệp cũng được chia làm nhiều loại khác nhau như: tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên, tỷ lệ
thất nghiệp cơ cấu, tỷ lệ thất nghiệp tạm thời, tỷ lệ thất nghiệp trong ngắn hạn…Tỷ lệ
thất nghiệp thường xuyên được sử dụng trong các báo cáo về tình hình kinh tế vĩ mô ở
mỗi quốc gia.

trang 8


2.1.6 Tỉ phần tham gia lực lượng lao động
Tỉ phần tham gia lực lượng lao động là phần trăm của một nhóm dân số hoặc đã
có một cơng việc hoặc đang tìm kiếm việc làm. Vì thế, chỉ số thống kê về tỉ phần tham
gia lực lượng lao động đo lường mức độ sẵn sàng làm việc trên thị trường lao động của
dân số hay một nhóm dân số của một nước (Tạ Đình Khánh, 2009).
2.1.7 Tham gia lao động
Một người được xem là có tham gia lao động nếu thuộc một trong các trường hợp
sau (trích VHLSS):

+ Làm các công việc để nhận tiền công, tiền lương bằng tiền mặt hoặc bằng hiện vật
cho cơng việc đó. Người làm loại công việc này mang sức lao động (chân tay hoặc trí
óc) của mình để đổi lấy tiền cơng, tiền lương; không tự quyết định được những vấn đề
liên quan đến cơng việc mình làm, như mức lương, số giờ làm việc, thời gian nghỉ
phép, v.v…
+ Làm các công việc để thu lợi nhuận cho bản thân, bao gồm sản xuất nơng nghiệp,
lâm nghiệp, thuỷ sản trên đất do chính thành viên đó sở hữu, quản lý hay có quyền sử
dụng, hoặc hoạt động kinh tế ngồi nơng nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản do chính thành
viên đó làm chủ hay quản lý tồn bộ hoặc một phần; thành viên đó chi tồn bộ chi phí
và thu tồn bộ lợi nhuận trong loại công việc này.
+ Làm các công việc cho hộ gia đình mình nhưng khơng được trả thù lao dưới hình
thức tiền cơng, tiền lương cho cơng việc đó. Các công việc gồm sản xuất nông nghiệp,
lâm nghiệp, thủy sản trên đất do chủ hộ hoặc một thành viên trong hộ sở hữu, quản lý
hay có quyền sử dụng; hoặc hoạt động kinh tế ngồi nơng nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản
do chủ hộ hoặc một thành viên trong hộ làm chủ hoặc quản lý.
2.2 Cơ sở lý thuyết về kinh tế học của nghiên cứu
2.2.1 Lý thuyết về quy luật cung – cầu của lao động
Theo lý thuyết cung – cầu lao động (Gartner, 2009), xét thị trường lao động tổng
quát, với người lao động quyết định cung về lao động và các doanh nghiệp quyết định

trang 9


cầu về lao động. Nếu chính phủ khơng can thiệp, tiền lương và lao động sẽ được thị
trường tự điều chỉnh đến điểm cân bằng giữa cung và cầu về lao động tại A, ứng với
mức lương w* và cung lao động L*.

W (tiền lương)

Hình 2.1: Minh họa mối quan hệ giữa cung-cầu lao động và tiền lương


W*

Cung giảm
dần về w*

Dư thừa lao
động tại w1

A

Cầu tăng
dần về w*

W1

cung lao động

Thiếu lao
động tại w2

W2

cầu la

L*

o độ

ng


L (lao động)

(Gartner, 2009)
Theo Gartner (2009), lực lượng lao động của một quốc gia sẽ là tồn bộ dân số
của quốc gia đó, trừ đi những người ngoài độ tuổi lao động (người già và trẻ nhỏ, độ
tuổi lao động theo quy định của nhà nước). Cũng giống như thị trường hàng hóa, khi
chính phủ khơng can thiệp, thì thị trường lao động dựa trên cơ sở tiền lương (thước đo
cho năng suất lao động), sẽ tự điều chỉnh về mức cân bằng giữa cung lao động và cầu
lao động. Ứng với mỗi mức lương, sẽ có mức cung cầu lao động tương ứng, w sẽ dịch
chuyển từ w0 đến w2, và cung lao động cũng dịch chuyển tương ứng theo. Mức tối đa
của cung lao động sẽ là tại N, tức là toàn bộ lực lượng lao động của quốc gia.

trang 10


Tiền lương thực

Hình 2.2: Minh họa mối quan hệ tiền lương và cung lao động

Cung lao động

w2
Số lao động muốn
làm việc tại w1

w1

số lao động
không muốn

làm việc tại w1

trẻ em và
người già

w0

N
Lực lượng lao
động thực

dân số
quốc gia

số người

(Gartner, 2009)
Tuy nhiên, thực tế cầu của lao động sẽ không đạt mức tối đa cùng với cung lao
động, mà luôn tồn tại một tỷ lệ thất nghiệp nhất định. Vì vậy, mức lương w 2 cho tất cả
lao động là không thể, mà sẽ có nhiều mức lương khác nhau. Mặc khác, theo Gartner
thì khi mức lương hấp dẫn tiến dần về w2, thì khả năng những q tuổi lao động cũng
có thể tham gia vào thị trường lao động, như vậy N có thể dịch chuyển. Đặc biệt trong
thời kỳ hội nhập như hiện nay, thì N khơng cịn là hằng số cố định nữa, mà trở thành
biến số, do sự dịch chuyển lao động giữa các quốc gia với nhau theo các hiệp định,
hiệp ước.
2.2.2 Lý thuyết chính sách tiền lương tối thiểu
Mức lương tối thiểu là mức thấp nhất của chủ lao động trả cho người lao động
làm công việc giản đơn nhất, trong điều kiện lao động bình thường và phải đảm bảo
nhu cầu sống tối thiểu của người lao động và gia đình họ. Mức lương tối thiểu là một
trong những quy định của chính phủ với mục đích bảo vệ quyền lợi người lao động.


trang 11


W (tiền lương)

Hình 2.3: Minh họa mối quan hệ cung-cầu lao động và tiền lương tối thiểu

cung lao động
Số lao động thất nghiệp
không tự nguyện

Wmin

mức lương
tối thiểu

Số lao động
thất nghiệp
tự nguyện

A

W*

N
cầu la

LD


L*

Ls

N
lực lượng
lao động

o độ

ng

L (lao động)

(Gartner, 2009)
Xét thị trường lao động tổng quát, nhưng nếu chính phủ sử dụng tiền lương tối
thiểu để bảo vệ quyền lợi người lao động tại mức lương wmin. Nếu tiền lương tối thiểu
cao hơn mức cân bằng như trường hợp này, thì lượng cung về lao động sẽ vượt lượng
cầu, gây ra tình trạng thất nghiệp, ngược lại thì gây nên sự thiếu hụt lao động. Vì vậy
chính sách này cũng phân chia lượng lao động bị thất nghiệp thành hai loại khác nhau.
Một là lượng lao động thất nghiệp không tự nguyện, nghĩa là mong muốn tìm được
việc làm ở mức lương wmin họ khơng thể tìm được việc làm, và một lượng lao động
thất nghiệp tự nguyện, do họ chỉ muốn tìm việc với mức lương cao hơn wmin.
2.2.3 Lý thuyết về sản xuất tại nhà: lựa chọn bộ ba – làm việc kiếm tiền, làm việc tại
nhà và nghỉ ngơi
Việc nghiên cứu sản xuất tại nhà cho thấy rằng: có một sự lựa chọn bộ ba trong
việc sử dụng thời gian: làm việc kiếm tiền (làm việc trên thị trường lao động), làm việc
ở nhà hay nghỉ ngơi. Đối với lao động nữ, các phân tích về nguồn cung lao động cho
thấy hiệu ứng thay thế thống trị so với hiệu ứng thu nhập. Nhưng việc tăng lên trong tỉ
phần tham gia lực lượng lao động của phụ nữ, thì hiệu ứng thay thế có xu hướng nhạt

trang 12


dần, và hiệu ứng này giữa nam và nữ trái ngược nhau. Sự khác nhau trong hiệu ứng
thay thế giữa nam và nữ, và sự gia tăng trong tỷ phần lao động của nữ có thể được hiểu
nhờ việc xem xét tác động thay thế của việc tăng lương, trong lựa chọn giữa đi làm
kiếm tiền và làm việc tại nhà, hoặc giữa làm việc và nghỉ ngơi. Ở đây, độ lớn của hai
hiệu ứng là khác nhau và mức độ thay thế giữa làm việc kiếm tiền và làm việc tại nhà
trong hai hiệu ứng, khi lương thay đổi có liên quan đến vai trị của nam và nữ trong sản
xuất tại nhà.

Giá trị hàng hóa (USD)

Hình 2.4: Hiệu ứng thay thế tương đối lớn giữa làm việc kiếm tiền và làm việc tại nhà

U
Wmới
Wcũ
0

Thời gian sử dụng ở nhà

Nguồn: Tạ Đình Khánh, 2009

Hình trên cho thấy: sự đánh đổi giữa giá trị hàng hóa, dịch vụ và thời gian làm
việc ở nhà để giữ cho độ thỏa dụng không đổi. Đường đẳng dụng thoải hơn cho thấy
việc giảm số giờ làm việc có thể dễ dàng bù đắp lại bằng việc có thêm hàng hóa, hoặc
việc giảm thời gian dành cho các công việc thủ công ở nhà được thay thế dễ dàng
thơng qua việc mua lị vi sóng, thức ăn nấu sẵn, thuê người giúp việc,…


trang 13


Giá trị hàng hóa (USD)

Hình 2.5: Hiệu ứng thay thế tương đối nhỏ giữa làm việc kiếm tiền và làm việc ở nhà

U

Wmới
0

Wcũ
Thời gian để rỗi

Nguồn: Tạ Đình Khánh, 2009

Đường đẳng dụng dốc hơn, cho thấy những khó khăn trong việc thay thế giờ rảnh
rỗi, nghỉ ngơi bằng các hàng hóa để giữ cho độ thỏa dụng khơng đổi. Các hoạt động
giải trí, nghỉ ngơi xem thời gian như một đầu vào cơ bản nên khả năng sử dụng thời
gian một cách kinh tế bị hạn chế. Như vậy, khó có thể tiết kiệm thời gian bằng cách sử
dụng hàng hóa thay thế.
Ở Việt Nam, phụ nữ vẫn có truyền thống là người sản xuất chính trong cơng việc
tại nhà, nên khi tiền lương của họ tăng lên, hiệu ứng thay thế giữa làm việc tại nhà và
làm việc kiếm tiền cũng tăng lên (hình 4). Tuy nhiên, khi phụ nữ đã tăng số giờ đi làm
kiếm tiền, và thay thế nhiều hàng hóa vào cơng việc nhà đến mức nhất định, nhưng nếu
gia tăng hơn nữa thì sẽ gặp nhiều khó khăn.
2.3 Các nghiên cứu trước có liên quan
2.3.1 Nghiên cứu nước ngoài
Hầu hết các nghiên cứu về sự tham gia vào thị trường lao động của phụ nữ đã kết

hơn, được tìm thấy phổ biến ở các nghiên cứu nước ngoài.
Roberts (2003) với nghiên cứu “Sự tham gia của phụ nữ sau kết hôn vào thị
trường lao động ở Mỹ”. Nghiên cứu đã khảo sát dữ liệu từ năm 1900 đến 1998, thống
trang 14


kê cho thấy năm 1900 chỉ có 5.6% phụ nữ đã kết hôn tham gia vào thị trường lao động,
nhưng đến 1998 thì tỷ lệ này tăng lên đến 61.8%. Điều này chứng tỏ mối quan hệ của
phụ nữ đối với gia đình cũng như đối với thị trường lao động thay đổi rõ rệt. Đặc biệt
kết quả khảo sát từ mức sống hộ gia đình Mỹ 1917 cho thấy có sự tăng lên về thu nhập
người chồng, trong khi có sự giảm đi của người vợ. Đồng thời nghiên cứu cũng cho
thấy sự tham gia vào thị trường lao động, của những người phụ nữ có chồng bị thất
nghiệp cao hơn những người có chồng đi làm với tỷ lệ 0,238 so với 0,161.
Arango và Posada (2005) đã xây dựng dữ liệu để ước tính các yếu tố tác động
đến quyết định tham gia thị trường lao động của phụ nữ đã có chồng từ năm 1984 đến
năm 2000 ở Columbia. Nghiên cứu đã tìm ra một vài yếu tố ảnh hưởng đến quyết định
trên như: lãi suất, thuế thu nhập lao động, trình độ học vấn, thu nhập phi lao động, chi
phí chăm sóc trẻ em (yếu tố quyết định tỷ lệ sinh), và sự hiện diện của người thất
nghiệp ở nhà là các biến giải thích chính. Dữ liệu nghiên cứu dựa trên NHS (bộ dữ liệu
khảo sát nhà ở quốc gia) từ năm 1984 đến 2000. Định lượng bằng mơ hình probit cho 2
bộ dữ liệu bảng 1984-2000, và bộ 1990-2000. Kết quả nghiên cứu cho thấy sự tham gia
vào thị trường lao động bị ảnh hưởng rất nhiều bởi số trẻ em dưới 6 tuổi, đặc biệt là sự
tham gia làm việc rất thấp của những bà mẹ dưới 35 tuổi và có con trong khoảng từ 0-1
tuổi. Ngoài ra, thu nhập phi lao động cũng ảnh hưởng đáng kể đến khả năng tham gia
lao động của phụ nữ.
Blau và Kahn (2007) nghiên cứu về hành vi của phụ nữ sau kết hôn đối với việc
tham gia lao động ở Mỹ trong khoảng 1980 đến 2000. Nghiên cứu đã chỉ ra sự thay đổi
khá mạnh mẽ của của cung lao động trong thời gian trên. Vào 1947, chỉ có 31,5% phụ
nữ và 86,8% đàn ơng tham gia vào thị trường lao động, nhưng đến 2000, tỷ lệ phụ nữ
tham gia lao động tăng đáng kể lên đến 60%, trong khi nam giới giảm xuống còn

74,8%. Nhưng khi tỷ lệ tham gia lao động tăng lên, thì tiền lương lại có xu hướng tăng
chậm lại. Cung lao động của phụ nữ bị ảnh hưởng một cách tích cực từ mức lương của
họ, và tiêu cực bởi mức lương của nam giới, đồng thời còn chịu ảnh hưởng bởi các yếu
tố khác như: dân tộc, nhóm giáo dục, nhóm tuổi, số trẻ nhỏ. Bài nghiên cứu này đã làm
sáng tỏ hơn về mối quan hệ giữa cung lao động với tiền lương, bằng bộ dữ liệu điều tra

trang 15


dân số (CPS) ở Mỹ trong khoảng thời gian từ 1980-2000. Và đặc biệt tập trung vào đối
tượng nghiên cứu là các cặp vợ chồng, tìm hiểu sự thay đổi cung lao động của những
phụ nữ đã kết hôn, cũng là sự thay đổi đối với phụ nữ nói chung. Mơ hình kinh tế
lượng được sử dụng trong nghiên cứu có dạng:
H = a0 + a1lnW + a2I + B’X + ua (1)
H = b0 + b1lnW + b2lnWs + b3A + C’X + ub
Trong đó với các biến:
H: số giờ làm việc
W: tiền lương trong 1 giờ làm việc
I : thu nhập từ tài sản của gia đình cộng với thu nhập cả 2 vợ chồng
X: là vector biến kiểm soát
Ws: tiền lương cả 2 vợ chồng trong 1 giờ
A: thu nhập từ tài sản của gia đình
ua, ub: phần dư sai số
Nghiên cứu của Khan và Khan (2009) nêu bật những yếu tố ảnh hưởng đến
quyết định của phụ nữ đã kết hôn (trong độ tuổi từ 16-60 tuổi) tham gia vào hoạt động
lao động ở Pakistan. Nghiên cứu sử dụng mơ hình probit với trên 3911 quan sát của các
phụ nữ, cho thấy rằng các yếu tố như: độ tuổi của phụ nữ, phụ nữ là chủ hộ gia đình,
trình độ giáo dục, hộ nghèo, qui mơ hộ gia đình, số lượng các cơ gái (5-15 tuổi), số con
gái hơn 15 tuổi, tỷ lệ thất nghiệp của chồng hoặc có thu nhập thấp, và khu vực sinh
sống cũng có một ý nghĩa tác động tích cực đến sự tham gia vào thị trường lao động.

Mặt khác, quyền sở hữu tài sản, thu nhập bình quân đầu người, số trẻ, số lượng con trai
hơn 15 tuổi, và trình độ giáo dục của chồng đã chỉ ra ảnh hưởng tiêu cực đến việc tham
gia lao động. Đồng thời tình trạng nghèo ở một góc độ tổng thể, cũng được xem là yếu
tố quyết định quan trọng của sự tham gia vào lực lượng lao động của phụ nữ có chồng.
Falzone (2010), “Sự tham gia vào thị trường lao động của phụ nữ sau kết hơn và
vai trị của vốn con người, bằng chứng từ Hoa Kỳ”. Theo tác giả đối tượng nghiên cứu
này đặc biệt hơn so với cả nam giới cũng như với những phụ nữ chưa kết hơn, về quyết
định tham gia lao động, vì nó phụ thuộc vào những thành viên khác trong gia đình. Dữ

trang 16


×