Tải bản đầy đủ (.pdf) (75 trang)

Tác động của né tránh thuế, sở hữu tổ chức đến đòn bẩy tài chính và chi phí sử dụng nợ của các doanh nghiệp được niêm yết trên sàn hose

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.39 MB, 75 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

TRẦN THỊ PHƯƠNG TRANG

TÁC ĐỘNG CỦA NÉ TRÁNH THUẾ,
SỞ HỮU TỔ CHỨC ĐẾN ĐỊN BẨY TÀI CHÍNH
VÀ CHI PHÍ SỬ DỤNG NỢ CỦA CÁC DOANH NGHIỆP

Tai Lieu Chat Luong

ĐƯỢC NIÊM YẾT TRÊN SÀN HOSE

LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG

TP Hồ Chí Minh, Năm 2017


LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan luận văn này “Tác động của né tránh thuế, sở hữu tổ chức đến
chính sách nợ của các doanh nghiệp được niêm yết trên sàn HOSE” là bài nghiên cứu
của chính tơi.
Ngồi trừ những tài liệu tham khảo trong luận văn này, tôi cam đoan rằng từng
phần hay những phần nhỏ của luận văn này chưa từng được công bố hoặc được sử dụng
để nhận bằng cấp ở những nơi khác.
Khơng có sản phẩm/ nghiên cứu nào của người khác được sử dụng trong luận
văn này mà khơng được trích dẫn đúng quy định.
Luận văn này chưa bao giờ được nộp để nhận bất kỳ bằng cấp nào tại các
trường đại học hoặc cơ sở đào tạo khác.
Tp. Hồ Chí Minh, năm 2017
Học viên thực hiện



i


LỜI CẢM ƠN

Chân thành cảm ơn Phó giáo sư Tiến sĩ Nguyễn Minh Hà đã tận tình hướng dẫn,
hỗ trợ và truyền đạt cho tôi những ý kiến khoa học quý báu về lý thuyết cũng như kinh
nghiệm triển khai thực tế trong q trình tơi lựa chọn đề tài và thực hiện luận văn “Tác
động của né tránh thuế, sở hữu tổ chức đến chính sách nợ của các doanh nghiệp được
niêm yết trên sàn HOSE”.
Chân thành cảm ơn Q Thầy , Cơ giảng dạy chương trình đào tạo Thạc sỹ Tài
chính ngân hàng của Trường đại học Mở TP. Hồ Chí Minh đã tận tình giảng dạy, truyền
đạt những kiến thức, kinh nghiệm hết sức bổ ích để tơi có thể hồn thành luận văn này.
Xin chân thành cảm ơn.

ii


TĨM TẮT
Chính sách nợ ln là một trong những chính sách quan trọng được các doanh
nghiệp quan tâm hàng đầu. Nghiên cứu này tập trung tìm hiểu tác động của né tránh thuế
và sở hữu tổ chức lên chính sách nợ của một doanh nghiệp thông qua hai hướng: tác
động lên chi phí sử dụng nợ và tác động lên hệ số địn bẩy tài chính của doanh nghiệp
đó. Từ đó, có thể đưa ra một số khuyến nghị giúp các doanh nghiệp theo đuổi chính sách
nợ hiệu quả hơn.
Để đánh giá tác động của né tránh thuế và sở hữu tổ chức lên chi phí sử dụng
nợ và hệ số đòn bẩy của danh nghiệp, nghiên cứu xây dựng hai mơ hình sau:
 Mơ hình thứ nhất: biến phụ thuộc là chi phí sử dụng nợ (COD), các biến độc
lập bao gồm: khác biệt thuế sổ sách (BTD), tổng tích lũy thu nhập (TA), tuổi

doanh nghiệp (AGE), hệ số địn bẩy (LEVERAGE), dịng tiền hoạt động
(CFO), quy mơ doanh nghiệp (SIZE), sở hữu tổ chức (INST).
 Mơ hình thứ hai: biến phụ thuộc là hệ số đòn bẩy doanh nghiệp
(LEVERAGE), biến độc lập bao gồm: né tránh thuế (TAXAVOIDER), tỷ suất
sinh lợi từ hoạt động trên tổng tài sản (ROA), quy mô doanh nghiệp
(LNASSET), hệ số giá thị trường trên sổ sách của tài sản (MARKET – TO –
BOOK), tài sản cố định hữu hình (PPE), hệ số nguy cơ phá sản (ZSCORE),
độ lệch khỏi mục tiêu (DEVIATION FROM TARGET - DVFT).
Sau các nghiên cứu thực nghiệm được tiến hành với mẫu quan sát các doanh
nghiệp chọn lọc tại thị trường Việt Nam, nhận thấy né tránh thuế chỉ có tác động lên
chính sách nợ của các doanh nghiệp ở yếu tố địn bẩy tài chính theo quan hệ ngược chiều,
chưa thấy một sự tác động có ý nghĩa thống kê nào lên chi phí sử dụng nợ của doanh
nghiệp. Riêng về sở hữu tổ chức, hồn tồn khơng tìm thấy tác động nào mang ý nghĩa
thống kê lên cả chi phí sử dụng nợ và địn bẩy tài chính của doanh nghiệp.

iii


MỤC LỤC
Lời cảm ơn.................................................................................................................................. i
Lời cam đoan.............................................................................................................................ii
Tóm tắt ..................................................................................................................................... iii
Mục lục ..................................................................................................................................... iv
Danh mục hình ........................................................................................................................ vii
Danh mục bảng ......................................................................................................................viii
Danh mục từ viết tắt ................................................................................................................. x
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ................................................................... 1
1.1 Đặt vấn đề và lý do nghiên cứu ............................................................................ 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu .............................................................................................. 2
1.3 Câu hỏi nghiên cứu ................................................................................................ 3

1.4 Đối tượng nghiên cứu ............................................................................................ 3
1.5 Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................... 4
1.6 Dữ liệu và phương pháp nghiên c ứu.................................................................... 4
1.7 Ý nghĩa và ứng dụng của đề tài ............................................................................ 5
1.8 Bố cục luận văn ...................................................................................................... 5
CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT.................................................................................... 7
2.1 Một số khái niệm.................................................................................................... 7
a. Khái niệm về né tránh thuế ............................................................................... 7
b. Né tránh thuế và trốn thuế ................................................................................. 9
c. Chính sách nợ....................................................................................................10

iv


d. Chi phí sử dụng nợ ...........................................................................................11
e. Chi phí sử dụng nợ, sở hữu của tổ chức và né tránh thuế ...........................12
2.2 Một số lý thuyết....................................................................................................13
2.2.1 Lý thuyết cấu trúc vốn của Modigliani và Miller (mơ hình MM) ........13
2.2.2 Lý thuyết về chí phí đại diện .....................................................................14
2.2.3 Lý thuyết đánh đổi cấu trúc vốn ...............................................................15
2.2.4 Lý thuyết trật tự phân hạng........................................................................16
2.3 Tổng quan tình hình nghiên cứu ........................................................................17
2.4 Giả thuyết nghiên cứu và mơ hình nghiên cứu đề xuất ...................................21
CHƯƠNG 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU............................................................25
3.1 Quy trình nghiên cứu ...........................................................................................25
3.2 Phương pháp và mơ hình nghiên cứu ................................................................25
3.2.1 Phương pháp nghiên cứu ...........................................................................25
3.2.2 Mơ hình nghiên cứu....................................................................................26
3.3 Mẫu nghiên cứu ....................................................................................................36
3.3.1 Mô tả mẫu nghiên cứu................................................................................36

3.3.2 Lựa chọn mẫu ..............................................................................................36
CHƯƠNG 4. PHÂN TÍCH KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU...............................................39
4.1 Thống kê mơ tả các biến .....................................................................................39
4.2 Mơ hình hồi quy thứ nhất....................................................................................40
4.2.1 Ma trận hệ số tương quan ...........................................................................40
4.2.2 Kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến các biến độc lập VIF...................41

v


4.2.3 Kiểm định lựa chọn giữa các mơ hình: OLS, REM (Fixed Effects
Model) và REM (Random Effects Model) ........................................................42
4.2.4 Kiểm định hiện tượng phương sai sai số thay đổi mô hình REM ........43
4.2.5 Kiểm định hiện tượng tự tương quan Wooldridge .................................44
4.2.6 Khắc phục hiện tượng phương sai sai số thay đổi mơ hình REM ........44
4.2.7 Thảo luận kết quả hồi quy .........................................................................45
4.3 Mơ hình hồi quy thứ hai ......................................................................................49
4.3.1 Kiểm định lựa chọn giữa các mơ hình hồi quy .......................................49
4.3.2 Kiểm định hiện tượng phương sai thay đổi trong mơ hình FEM..........50
4.3.3 Kiểm tra hiện tượng tự tương quan bậc nhất bằng kiểm định
Wooldridge ............................................................................................................51
4.3.4 Khắc phục tự tương quan bậc nhất và phương sai sai số thay đổi trong
mơ hình thứ hai hồi quy theo FEM ....................................................................51
4.3.5 Thảo luận kết quả mơ hình thứ hai ...........................................................52
CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ...................................................................60
5.1 Kết luận .................................................................................................................60
5.2 Kiến nghị ...............................................................................................................61
5.3 Hạn chế của luận văn và hướng nghiên cứu mới .............................................61
TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................................................63


vi


DANH MỤC HÌNH
Hình 3.1: Sơ đồ mơ hình nghiên cứu thứ nhất ............................................................ 29
Hình 3.2: Sơ đồ mơ hình nghiên cứu thứ hai .............................................................. 34

vii


DANH MỤC BẢNG
Bảng 4.1: Thống kê mô tả các biến ......................................................................................39
Bảng 4.2 Ma trận hệ số tương quan .....................................................................................40
Bảng 4.3: Kết quả kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến các biến độc lập VIF ..............41
Bảng 4.4: Kết quả kiểm định lựa chọn OLS và REM cho mơ hình thứ nhất .................42
Bảng 4.5:Kết quả kiểm định Hausman cho mơ hình thứ nhất ..........................................43
Bảng 4.6: Kết quả kiểm định hiện tượng phương sai sai số thay đổi REM cho mơ hình
thứ nhất ....................................................................................................................................43
Bảng 4.7: Kết quả kiểm định hiện tượng tự tương quan mơ hình thứ nhất.....................44
Bảng 4.8: Kết quả hồi quy mơ hình thứ nhất theo REM sau khi khắc phục hiện tượng tự
tương quan và phương sai sai số thay đổi ...........................................................................45
Bảng 4.9: Kết quả kiểm định lựa chọn OLS và REM của mơ hình thứ hai ....................49
Bảng 4.10: Kết quả kiểm định Hausman mơ hình thứ hai ................................................49
Bảng 4.11: Kiểm định phương sai thay đổi mơ hình thứ hai ............................................51
Bảng 4.12: Kết quả kiểm tra tự tương quan bậc nhất mơ hình thứ hai ............................51
Bảng 4.13: Kết quả hồi quy mơ hình thứ hai sau khi khắc phục hiện tượng phương sai
thay đổi và tự tương quan bằng phương pháp GLS ...........................................................51
Bảng 4.14: Trích xuất kết quả hồi quy mơ hình thứ hai theo sau khi khắc phục bằng
phương pháp FGLS ................................................................................................................52


viii


Bảng 4.15: Tóm tắt kết quả hồi quy và kiểm định giả thuyết H1, H2 theo mơ hình thứ nhất
...................................................................................................................................................58
Bảng 4.16: Tóm tắt kết quả hồi quy và kiểm định giả thuyết H3, H4 theo mơ hình thứ hai
...................................................................................................................................................59

ix


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
𝐶𝑂𝐷

: Chi phí sử dụng nợ của doanh nghiệp

𝐵𝑇𝐷

: Khác biệt thuế sổ sách

𝑇𝐴

: Tổng tích lũy thu nhập

AGE

: Tuổi doanh nghiệp

𝐿𝐸𝑉𝐸𝑅𝐴𝐺𝐸


: Hệ số đòn bẩy

𝐶𝐹𝑂

: Dịng tiền hoạt động chia tổng tài sản

𝑆𝐼𝑍𝐸

: Quy mơ doanh nghiệp

𝐼𝑁𝑆𝑇

: Sở hữu tổ chức

𝑇𝐴𝑋𝐴𝑉𝑂𝐼𝐷𝐸𝑅

: Né tránh thuế

𝑅𝑂𝐴

: Tỷ suất sinh lợi từ hoạt động chia cho tổng tài sản

𝐿𝑁𝐴𝑆𝑆𝐸𝑇

: Quy mô doanh nghiệp

𝑀𝐴𝑅𝐾𝐸𝑇 − 𝑇𝑂 − 𝐵𝑂𝑂𝐾/𝑀𝐵 : Hệ số giá thị trường trên giá sổ sách của tài sản
𝑅&𝐷

: Chi phí nghiên cứu và phát triển


𝑃𝑃𝐸

: Tài sản cố định hữu hình

ZSCORE

: Hệ số nguy cơ phá sản

𝐷𝑉𝐹𝑇

: Độ lệch khỏi mục tiêu

x


1

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
1.1

Đặt vấn đề và lý do nghiên cứu
Né tránh thuế là sự tận dụng hợp pháp các quy định của chế độ thuế hiện

hành để giảm lượng tiền thuế hiện hữu phải nộp. Hầu hết các doanh nghiệp tham gia
vào việc né tránh thuế khi chi phí thuế thu nhập sẽ làm giảm lợi nhuận của họ, bằng
cách giảm thu nhập chịu thuế (Noor và cộng sự, 2010). Việc các doanh nghiệp né
tránh lượng thuế thu nhập phải nộp, cũng đồng nghĩa với thu nhập thuế của Chính
phủ sẽ giảm xuống; Tuy nhiên, lượng thu nhập này không mất đi, mà chỉ bị chiếm
dụng tạm thời bởi các doanh nghiệp.

Cũng có nhiều quan điểm cho rằng, vì né tránh thuế là một hình thức chiếm
dụng vốn, nên những doanh nghiệp có mức độ né tránh thuế càng cao thì sẽ càng ít
cần nguồn tài trợ từ bên ngồi, vì vậy sẽ giảm vay nợ và giảm hệ số đòn bẩy. Một
trong những đặc trưng của né tránh thuế là nợ (đặc trưng thay thế) (Graham và
Tucker, 2006). Nói cách khác, tiết kiệm thuế dựa trên né tránh thuế có thể được sử
dụng khi lập kế hoạch tài chính cho doanh nghiệp, mà khơng cần đi vay mượn, giúp
doanh nghiệp hạn chế sử dụng nợ vay. Vì vậy, có thể giúp các doanh nghiệp giảm chi
phí sử dụng vốn trung bình (Molina, 2005). Nếu né tránh thuế có thể thay thế cho
việc sử dụng nợ, nó sẽ làm tăng mức độ linh hoạt tài chính, giảm chi phí phá sản kỳ
vọng, qua đó làm tăng chất lượng tín dụng, rủi ro phá sản thấp hơn và vì vậy giảm
chi phí sử dụng nợ (Lim, 2011).
Bên cạnh đó, né tránh thuế có thể làm tăng mức độ bất cân xứng thơng tin
trong doanh nghiệp, thì các vấn đề về đại diện giữa người quản lý và đại diện có thể
giảm xuống khi tỷ lệ sở hữu của các tổ chức đầu tư tăng lên (Chung và cộng sự,
2002). Mặc dù né tránh thuế được xem là sự chiếm dụng vốn hợp pháp của các doanh
nghiệp, qua đó giúp các doanh nghiệp giảm vay mượn nợ và chi phí sử dụng nợ. Tuy
nhiên, né tránh thuế cũng có thể là hành vi thuộc ý muốn chủ quan của người quản lý
doanh nghiệp vì mục đích cá nhân, lúc này sẽ hàm chứa chi phí đại diện. Và việc gia


2

tăng tỷ lệ sở hữu của cổ đông tổ chức tại các doanh nghiệp có thể tăng chất lượng
quản trị doanh nghiệp, qua đó kiềm hãm mức độ tương quan giữa hai yếu tố này
Qua đó, tỷ lệ sở hữu của các nhà đầu tư tổ chức cũng sẽ tác động đến mối
quan hệ giữa né tránh thuế và chi phí sử dụng nợ.
Tóm lại, né tránh thuế có thể giúp doanh nghiệp giảm chi phí sử dụng nợ
bằng cách tạm thời chiếm dụng nguồn vốn hợp pháp đáng lẽ phải nộp cho Ngân sách
Nhà nước, bên cạnh đó cũng hàm chứa vấn đề chi phí đại diện vì cơ cấu tổ chức của
các doanh nghiệp cổ phần thường tách bạch giữa người quản lý và chủ sở hữu, nên

các hành vi tránh thuế có thể nhằm mục đích phục vụ riêng cho nhu cầu người quản
lý.
Tuy nhiên, chưa có nghiên cứu nào kiểm định cụ thể mối quan hệ giữa né
tránh thuế và chính sách nợ và sở hữu tổ chức của các doanh nghiệp tại Việt Nam. Vì
vậy, nghiên cứu này xem xét tác động của né tránh thuế, sở hữu tổ chức đến chính
sách nợ của các doanh nghiệp Việt Nam được niêm yết trên sàn HOSE, qua đó đưa
ra các kết quả thực nghiệm về tác động của né tránh thuế và sở hữu của tổ chức đến
chi phí sử dụng nợ của doanh nghiệp.

1.2

Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu chính của nghiên cứu này là tìm hiểu tác động của né tránh thuế

và sở hữu tổ chức lên chính sách nợ của các doanh nghiệp Việt Nam được niêm yết
trên sàn HOSE, dựa trên dữ liệu phân tích trong giai đoạn 2008 – 2016. Để đạt được
mục tiêu này, nghiên cứu tác động của né tránh thuế và sở hữu tổ chức lên hai khía
cạnh chính của chính sách nợ, cụ thể như sau:
 Tác động của né tránh thuế và sở hữu tổ chức lên chi phí sử dụng nợ của
doanh nghiệp.
 Tác động của né tránh thuế và sở hữu tổ chức lên đòn bẩy tài chính của
doanh nghiệp.
 Đề xuất một số giải pháp giúp các doanh nghiệp tận dụng né tránh thuế và
sở hữu tổ chức để tác động chính sách nợ doanh nghiệp.


3

1.3


Câu hỏi nghiên cứu
Nghiên cứu tập trung trả lời câu hỏi sau: Né tránh thuế và sở hữu tổ chức

có tác động như thế nào đến chính sách nợ của các doanh nghiệp Việt Nam? Cụ thể
được phân tích ở các khía cạnh sau:
 Né tránh thuế và sở hữu tổ chức tác động thế nào đến chi phí sử dụng nợ
của các doanh nghiệp?
 Né tránh thuế và sở hữu tổ chức tác động thế nào đến đòn bẩy tài chính của
các doanh nghiệp?
 Các doanh nghiệp có thể tận dụng né tránh thuế và sở hữu tổ chức như thế
nào để tác động đến chính sách nợ, góp phần điều chỉnh chính sách nợ phù
hợp mục tiêu đặt ra.
1.4

Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là các doanh nghiệp Việt Nam được niêm yết trên

sàn HOSE trong giai đoạn 2008 – 2016. Để đảm bảo tính đồng nhất của đối tượng
được nghiên cứu, một số loại hình doanh nghiệp sau sẽ được loại trừ:
 Các doanh nghiệp có tính chất tài chính đặc biệt, khác biệt so với những
công ty khác sẽ được loại bỏ, bao gồm: các doanh nghiệp về tài chính và
bảo hiểm, ngân hàng, cơng ty bất động sản (Desai và Dharmapala, 2006).
Việc loại bỏ các doanh nghiệp này sẽ góp phần nâng cao tính đồng nhất
của mẫu nghiên cứu, vì các doanh nghiệp tài chính này thường hoạt động
dựa trên nguồn vốn huy động, tỷ lệ sử dụng nợ cao, nên hệ số đòn bẩy tài
chính sẽ lớn vượt trội so với những loại hình doanh nghiệp khác.
 Những cơng ty mà thơng tin tài chính khơng được cơng bố trong giai đoạn
nghiên cứu. Hoạt động né tránh thuế là một hoạt động có xu hướng kéo dài
qua nhiều năm, việc khiếm khuyết dữ liệu nghiên cứu có thể dẫn đến đánh
giá khơng chính xác về hành vì né tránh thuế và tác động của né tránh thuế

và sở hữu tổ chức lên chính sách nợ của doanh nghiệp.


4

 Hơn thế nữa, các doanh nghiệp có chi phí thuế thu nhập âm, hoặc các công
ty thua lỗ khi kết thúc năm tài chính cũng được loại bỏ. Bởi vì những doanh
nghiệp lỗ thuế hiện hành, có thể dẫn đến khả năng kết chuyển lỗ thuế ngược
về trước (trong phạm vi 3 năm theo quy tắc thuế IRS) hoặc kết chuyển lỗ
thuế tới những năm sắp tới (trong phạm vi 15 năm sau), vì vậy những cơng
ty này có thể làm giới hạn ước lượng thu nhập chịu thuế của doanh nghiệp
(Manzon và Plesko, 2002).
Sau tất cả những trường hợp loại trừ trên, các doanh nghiệp còn lại sẽ là
các doanh nghiệp được nghiên cứu chính thức.

1.5

Phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu tập trung phân tích tác động của hai yếu tố chính: né tránh thuề

và sở hữu tổ chức lên chính sách nợ của các doanh nghiệp Việt Nam được niêm yết
trên sàn HOSE, ngoài ra, để tăng mức độ tin cậy của mơ hình kiểm định, nghiên cứu
cịn đưa vào một số yếu tố phụ khác mà qua một số nghiên cứu của các tác giả khác,
các yếu tố này cũng tác động đến chính sách nợ của doanh nghiệp. Dữ liệu sử dụng
là dữ liệu bảng trong giai đoạn 2008 – 2016. Để nâng cao tính đồng nhất của dữ liệu
nghiên cứu, luận văn chỉ thực hiện nghiên cứu trên mẫu các doanh nghiệp được niêm
yết trên sàn HOSE, sau khi loại trừ đi các doanh nghiệp có tính chất tài chính đặc thù
như: ngân hàng, cơng ty tài chính, cơng ty bảo hiểm, cơng ty bất động sản,...; các
công ty không được công bố thông tin liên tục trong giai đoạn nghiên cứu và các
doanh nghiệp có chi phí thuế thu nhập âm, hoặc các cơng ty thua lỗ khi kết thúc năm

tài chính.

1.6

Dữ liệu và phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu được sử dụng là phương pháp nghiên cứu định

lượng. Sử dụng mơ hình hồi quy tuyến tính để kiểm định bốn giả thuyết đặt ra:
 Né tránh thuế có mối quan hệ nghịch biến với chi phí sử dụng nợ.
 Sở hữu tổ chức có mối quan hệ nghịch biến với chi phí sử dụng nợ.


5

 Né tránh thuế có mối quan hệ nghịch biến với hệ số địn bẩy tài chính.
 Sở hữu tổ chức có mối quan hệ đồng biến với hệ số địn bẩy tài chính.
Đề tài sử dụng dữ liệu thứ cấp được thu thập từ các báo cáo tài chính của
207 doanh nghiệp, tương đương 1,863 quan sát được công khai niêm yết trên sàn giao
dịch chứng khoán HOSE trong giai đoạn 2008 – 2016. Nguồn dữ liệu này được lấy
từ trang web Vietstock.vn.

1.7

Ý nghĩa và ứng dụng của đề tài
Đề tài nghiên cứu này có ý nghĩa về cả hai mặt: khoa học và thực tiễn.
Về mặt khoa học, đề tài cung cấp một nghiên cứu thực nghiệm về tác động

của né tránh thuế và sở hữu tổ chức lên chính sách nợ của các doanh nghiệp, vốn cịn
khá hạn chế ở Việt Nam.
Về mặt thực tiễn, kết quả nghiên cứu có thể giúp các doanh nghiệp Việt

Nam phần nào đánh giá được tác động của hành vi né tránh thuế và sở hữu tổ chức
lên chính sách nợ, qua đó có thể cân bằng giữa các yếu tố này và hoạch định chính
sách nợ phù hợp với nhu cầu của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, nghiên cứu cịn nghiên
cứu tác động của một số yếu tố mang tính chất đặc trưng của doanh nghiệp lên chính
sách nợ để từ đó các doanh nghiệp có thể cải thiện hoặc phát huy các yếu tố này, để
tương thích hơn với chích sách nợ theo mục tiêu đặt ra.

1.8

Bố cục luận văn
Luận văn gồm 5 chương, cụ thể như sau:
Chương 1: Mở đầu. Chương này đặt vấn đề nghiên cứu, lý do chọn đề tài,

vấn đề nghiên cứu, mục tiêu nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu, ý
nghĩa và ứng dụng của đề tài.
Chương 2: Cơ sở lý thuyết về khái niệm né tránh thuế, lợi ích và chi phí
của hành vi né tránh thuế, thuế suất hiệu lực truyền thống, chênh lệch thuế, các lý
thuyết làm nền tảng cho nghiên cứu như: lý thuyết dòng tiền tự do và quản lý dòng


6

tiền, tổng quan tình hình nghiên cứu và tơng quan về thuế suất thuế thu nhập doanh
nghiệp ở Việt Nam qua các thời kỳ.
Chương 3: Xây dựng các giả thuyết nghiên cứu, trình bày phương pháp
nghiên cứu, cách thức lựa chọn mẫu và đo lường các biến.
Chương 4: Trình bày và thảo luận kết quả nghiên cứu thực nghiệm, qua đó
chấp nhận hay bác bỏ các giả thuyết được xây dựng. Đánh giá tác động của né tránh
thuế, sở hữu tổ chức và một số nhân tố phụ trợ khác đến chính sách nợ doanh nghiệp.
Chương 5: Kết luận và kiến nghị giải pháp, chương này nêu ra một số hạn

chế trong đề tài và đề xuất hướng nghiên cứu tiếp theo.


7

CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT
Nội dung chương này chủ yếu trình bày một số khái niệm chính về né tránh
thuế, sở hữu tổ chức, chính sách nợ, một số lý thuyết nền của đề tài nghiên cứu. Ngoài
ra, chươing cịn trình bày một số nghiên cứu của tác giả trong và ngồi nước, từ đó
xây dựng các giả thuyết kiểm định.

2.1

Một số khái niệm
a. Khái niệm về né tránh thuế
Né tránh thuế được xác định trong nhiều nghiên cứu khác nhau. Chẳng hạn

như: né tránh thuế là việc làm giảm thuế trên 1 đơn vị tiền tệ (bài nghiên cứu của tác
giá là đồng đô la Mỹ) của lợi nhuận kế toán trước thuế (Hanlon và Heitzman, 2009 ).
Sự khác nhau giữa thu nhập chịu thuế và thu nhập kế toán bị tác động bởi nhiều yếu
tố khác nhau mà cơ bản nhất là 2 hệ thống. Hanlon và heitzman đã chỉ ra rằng, về lý
thuyết các tiêu chuẩn kế tốn tài chính tn theo một khn mẩu nhất định được quy
định trong GAAP (Các nguyên tắc kế toán chấp nhận chung) mà có thể nắm bắt được
các giao dịch tài chính để cung cấp những thơng tin hữu ích cho những người ra quyết
định như là các nhà đầu tư vốn hoặc các đồi tác ký kết hợp đồng. Các quy định về
thuế được viết bởi một chu trình mang tính chất chính trị nhiều hơn, các nhà làm luật
có thể ban hành luật thuế để gia tăng thu nhập của nhà nước vào thuế, khuyến khích
hoặc hạn chế một số hoạt động và thử khuyến khích nền kinh tế. Việc tính thu nhập
chịu thuế là dồn tích lại nhưng thực tế là một sự lai tạp giữa kế tốn dồn tích và kế
tốn dựa trên dịng tiền, khơng cho phép doanh nghiệp ước lượng được chi phí của

việc chi trả tiền mặt tăng lên. Hơn thế nữa các luật thuế tập trung vào mặt thu nhập
thích hợp có thể đánh thuế trên doanh thu. Ngược lại, đối với kế tóan tài chính việc
thống nhất trình bài bản báo cáo tài chính bao gồm tất cả thu nhập (và lỗ) bất kể là
nó phát sinh từ đâu. Hai phương pháp đo lường thu nhập này củng có liên hệ với
nhau. Một nguồn gốc tiềm tàng khác dẫn đến sự khác biệt giữa thu nhập kế toán và
thu nhập chịu thuế ít nhất là nguồn gốc nghi ngờ là sự tranh cải về báo cáo cho mục
đích thuế. Ví dụ: khi người quản lý bóp méo thu nhập tăng lên, họ có thể có sự lựa


8

chọn giữa báo cáo thu nhập chịu thuế với một khoản cao hơn và chi trả thuế cho
khoản vượt trội hoặc báo cáo thu nhập chịu thuế với một khoản thấp hơn, khó kiểm
sốt và ghi chép sự khác biệt về thuế sổ sách trong báo cáo tài chính. Một mặt, các
phương pháp ít tốn kém nhất trong quản lý thu nhập sẽ được ghi lại một sự khác biệt
giữa thuế sổ sách và không báo cáo thu nhập được quản lý trong thu nhập chịu thuế
để tiết kiệm thuế bằng tiền mặt, mặt khác, nếu chênh lệch thuế sổ sách cung cấp thông
tin cho thị trường về việc quản lý thu nhập thì việc ghi chép chênh lệch thuế sổ sách
có thể giảm độ tin cậy báo cáo thu nhập.
Hoặc, hành động né tránh thuế là việc chuyển một lượng giá trị từ chính
phủ đến cổ đơng (Desai và Dharmapala, 2009). Hoặc, né tránh thuế là hành vi tận
dụng hợp pháp quy định của chế độ thuế hiện hành, để giảm lượng thuế đáng lý ra
phải nộp. Các nhà cầm quyền thường gặp nhiều khó khăn trong việc xác định cơ sở
tính thuế, vì họ thường phải đối mặt với chi phí khi đánh thuế, họ cố gắng né tránh
chi phí này bằng cách bỏ qua những cách thức tốn thời gian và khó khăn từ các quy
định pháp luật khó hiểu để chuyển đến những người chịu thuế theo cách đơn giản
hơn. Thường họ không quan sát các hoạt động kinh tế theo cách thức nó vận hành,
họ chỉ làm việc trên những thông tin được ghi chép về hoạt động đó (ví dụ như báo
cáo thuế). Và vì vậy, mặc dù thuế được cho là được đánh trên các hoạt động kinh tế,
nhưng thực tế được đánh dựa trên nền tảng các thông tin trong báo cáo cung cấp.

Thêm vào đó, các thơng tin trên báo cáo mà các nhà cầm quyền nhận được
thường là từng phần, khơng trực tiếp, và mang tính chất q khứ. Các nhà cầm quyền
thường đợi hết một chu kỳ tính thuế mới địi hỏi xem báo cáo thuế (Pasternak và
Rico, 2008).
Nhìn chung, né tránh thuế được hiểu theo cách truyền thống là các chính
sách chuyển nguồn tài chính từ chính phủ sang các cổ đơng, và vì thế là tăng giá trị
sau thuế của công ty. Tuy nhiên, không phải lúc nào né tránh thuế cũng làm tăng giá
trị công ty sau thuế, nó có thể làm giảm giá trị cơng ty trong một số trường hợp cộng
hưởng với các chi phí liên quan trực tiếp đến việc lên kế hoạch thuế của cơng ty,
chẳng hạn như chi phí thích nghi, chi phí đại diện (Wang, 2010).


9

Có nhiều nghiên cứu đặt ra câu hỏi rằng, tại sao một số doanh nghiệp lại
tránh thuế nhiều hơn những doanh nghiệp khác? Các nhà nghiên cứu lý giải hành
động này theo nhiều cách khác nhau; ví dụ như: dựa vào các đặc tính của doanh
nghiệp, lĩnh vực hoạt động, quy mô, tuổi doanh nghiệp,... Một số khác lại lý giải dựa
trên cấu trúc sở hữu, đặc điểm tổ chức như lập luận của Graham và Tucker (2006) ,
Desai và Dharmapala (2005, 2006, 2009).
Trong nghiên cứu này, khác biệt giá trị sổ sách của thuế (BTD) dẽ được sử
dụng để đo lường hành vi né tránh thuế. Khác biệt giá trị sổ sách của thuế là sự khác
biệt giữa thu nhập được công bố ra thị trường vốn và thu nhập báo cáo cho cơ quan
thuế.
Việc gia tăng né tránh thuế dẫn đến hai quan điểm về hậu quả của hành
động này: Thứ nhất, né tránh thuế được hiểu như việc gia tăng các ưu đãi khác về
thuế; thứ hai, việc này liên quan đến chi phí đại diện, nó như một một công cụ che
đậy cho các nhà quản trị “cơ hội” và chênh lệch với lợi nhuận thực. Theo quan điểm
đầu tiên, né tránh thuế là hoạt động tận dụng các ưu đãi về thuế, chẳng hạn như sử
dụng nợ theo Graham và Tucker (2006). Quan điểm này cho rằng, né tránh thuế có

thể thay thế cho sử dụng nợ, vì vậy nên có mối quan hệ nghịch biến với chi phí sử
dụng nợ, và mối quan hệ này có thể càng mạnh hơn khi tỷ lệ sở hữu tổ chức cao theo
kết quả nghiên cứu của Lim (2011). Quan điểm thứ hai nhấn mạnh sự tương quan
giữa né tránh thuế và chi phí đại diện, né tránh thuế có thể là một tấm chắn che đậy
các hành động làm chênh lệch lợi nhuận thực của các nhà quản lý.
Nhìn chung, né tránh thuế là việc doanh nghiệp tận dụng các quy định hợp
pháp của pháp luật để giảm thiểu tối đa lượng thuế phải nộp, khác biệt với việc trốn
thuế là cung cấp thông tin sai lệch để hạn chế lượng thuế phải nộp cho Chính phủ.
b. Né tránh thuế và trốn thuế
Sự khác nhau trong hành vi né tránh thuế và trốn thuế được Agnar Sandmo
(2004) trình bày trong nghiên cứu của mình như sau: khác biệt về né tránh thuế và
trốn thuế dựa trên tính hợp pháp trong hành vi người đóng thuế. Trốn thuế là hành vi
chống lại pháp luật: khi người đóng thuế cố khơng báo cáo thu nhập có nguồn gốc


10

phải chịu thuế, họ xúc tiến các hoạt động phi pháp làm cho họ phải chịu sự quản lý
của pháp luật. Khi tránh thuế theo hình thức này, họ lo ngại về khả năng các hành
động của mình có thế bị phát hiện. Né tránh thuế, ngược lại, là hoạt động nằm trong
khn khổ quy định của luật thuế. Đó là sự tận dụng các quy định của luật thuế để
giảm nghĩa vụ thuế phải nộp, bằng cách chuyển hóa thu nhập lao động thành thu nhập
vốn, để chịu mức thuế thấp hơn. Khi thực hiện né tránh thuế, người chịu thuế không
phải lo lắng về khả năng bị phát hiện.
Nếu né tránh thuế là hợp pháp, thì đâu là sự khác biệt giữa né tránh thuế
và phản ứng ngược làm thuế tăng bởi hiệu ứng giá lên cung và cầu? Giả sử du lịch
hàng không bị đánh thuế cao, làm hành khách chuyển sang du lịch bằng xe lửa, hoặc
gia tăng biên độ thuế thu nhập lao động làm người lao động chuyển nhiều thời giờ
làm việc sang nghỉ ngơi. Như vậy có phải là hành vi né tránh thuế hay không? Định
nghĩa đơn giản của né tránh thuế là tập trung vào ý đồ của nhà làm luật để giảm phần

thuế phải chịu. Với định nghĩa này, thì hiệu ứng giá không được phân loại vào né
tránh thuế.
Từ các khái niệm về né tránh thuế, có thể thấy né tránh thuế khác biệt với
hành vi trốn thuế. Né tránh thuế là một hoạt động hợp pháp nhằm tận dụng các quy
định của pháp luật để tối thiểu hóa lượng thuế phải nộp, không phải là hành vi chiếm
đoạt ngân sách Nhà nước vi phạm pháp luật.
c. Chính sách nợ
Hay cịn gọi là chính sách tài trợ, là quyết định các hình thức tăng vốn để
tài trợ cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Các nguồn vốn tài trợ cho doanh
nghiệp được trình bày trong “Giáo trình tài chính doanh nghiệp căn bản” của Nguyễn
Minh Kiều (2012) như sau:
 Nguồn vốn cổ phần thường
 Nguồn vốn cổ phần ưu đãi
 Nguồn vốn vay


11

Địn bẩy tài chính được định nghĩa trong giáo trình này như là mức độ theo
đó các chứng khốn có thu nhập cố định (nợ và cổ phiều ưu đãi) được sử dụng trong
cơ cấu nguồn vốn của công ty. Từ đó có thể nhận thấy, hệ số địn bẩy tài chính của
doanh nghiệp sẽ thể hiện mức độ sử dụng nợ và vốn cổ phần để tài trợ cho hoạt động
kinh doanh của doanh nghiệp, qua đó phản ánh được doanh nghiệp đang sử dụng
chính sách tài trợ chủ yếu bằng nợ hay vốn cổ phần.
Việc lựa chọn nguồn vốn tài trợ nào, trước tiên cần xem xét đến những
thuận lợi và bất lợi của việc huy động nguồn vốn đó, kế đền là ngân lưu kỳ vọng của
cơng ty dùng để trang trải chi phí huy động vốn, và cuối cùng, nhưng cực kỳ quan
trọng là chi phí sử dụng nguồn vốn đó.
d. Chi phí sử dụng nợ
Theo Nguyễn Minh Kiều (2012), cơng ty có thể huy động nợ dưới hình

thức vay của các tổ chức tài chính trung gian hoặc phát hành trái phiếu. Nếu vay của
tổ chức tài chính trung gian thì chi phí sử dụng nợ chính là lãi suất vay. Nếu phát
hành trái phiếu thì chi phí sử dụng nợ chính là lợi suất đáo hạn công ty phải trả cho
nhà đầu tư. Đo lường chi phí sử dụng nợ có thể cung cấp cho các nhà đầu tư về rủi
ro của doanh nghiệp đó so với các doanh nghiệp khác, vì các doanh nghiệp có rủi ro
cao hơn phải chịu chi phí sử dụng nợ cao hơn.
Chi phí sử dụng nợ của các doanh nghiệp chịu tác động bởi nhiều yếu tố
khác nhau: đặc tính doanh nghiệp, chi phí đại diện, rủi ro phá sản, bất cân xứng thông
tin, lãi suất cho vay, đòn bẩy và dòng tiền hoạt động (Petersen và Rajan, 1994), quy
mô doanh nghiệp (Carey và cộng sự, 1993). Như đã nêu ở phần trên, nếu né tránh
thuế được xem như lựa chọn thay thế cho sử dụng nợ, nó có thể giúp doanh nghiệp
nới lỏng tài chính, nâng cao chất lượng tín dụng, giảm rủi ro phá sản, giảm chi phí sử
dụng nợ (Lim, 2011). Mặt khác, một số nghiên cứu thực nghiệm cho thấy rằng, một
số công ty sử dụng ít nợ hơn khi khi họ thực hiện lá chắn thuế hoặc né tránh thuế .
(Graham và Tucker, 2006).


12

e. Chi phí sử dụng nợ, sở hữu của tổ chức và né tránh thuế
Sự tách bạch giữa quyền sở hữu và quyền quản lý trong doanh nghiệp là
nguyên nhân dẫn đến sự bất cân xứng thông tin và chi phí đại diện.
Bài nghiên cứu xem xét tác dụng của sở hữu tổ chức lên mối quan hệ giữa
chi phí sử dụng nợ và né tránh thuế. Vì các nhà đầu tư tổ chức thưởng có vốn góp
lớn, tác động lớn đến việc quản trị các doanh nghiệp. Khi tỷ lệ sở hữu tổ chức lớn, sẽ
hạn chế việc gia tăng lợi nhuận bằng các phương pháp kế toán (Chung, 2002), có
nghĩa rằng chi phí đại diện cũng giảm theo. Việc này sẽ giúp cho các hành vi né tránh
thuế vì mục tiêu cá nhân của các nhà quản trị bị hạn chế, mối tương quan giữa hai
yếu tố này cũng bị kiềm hãm, tác động kiềm của các cổ đông sở tổ chức được khẳng
định trong nghiên cứu thực nghiệm tại thị trường Malaysia (Utkir Kholbadalov,

2012).
Tuy nhiên, đối với nghiên cứu thực nghiệm tại thị trường Hàn Quốc (Lim,
2011), thì lại cho thấy kết quả ngược lại, mức độ tương quan âm giữa né tránh thuế
và chi phí sử dụng nợ gia tăng mạnh khi tỷ lệ sở hữu của các cổ đông tổ chức tăng.
Điều này cho thấy rằng các tranh cãi về chủ nghĩa cơ hội của người quản lý là một sự
giải thích cho né tránh thuế.
Né tránh thuế có thể làm giảm sự minh bạch của các cơng ty, và cho phép
người quản lý có cơ hội trích lấy cơng trái của các nhà đầu tư bên ngoài, tạo ra một
tấm chắn cho chủ nghĩa cơ hội. Tuy nhiên, tại những công ty được quản lý tốt, chất
lượng quản lý công ty được đo lường bằng mức độ sở hữu của các tổ chức, dẫn đến
những tác động thuận lợi của né tránh thuế lên giá trị doanh nghiệp. (Desai và
Dharmapala, 2009).
Có thể nhận thấy, ở cấp độ nhận thức sơ bộ, tác động của quyền sở hữu của
các cổ đông tổ chức tăng hay giảm, tùy thuộc vào mục đích và nhìn nhận của họ về
việc né tránh thuế.
Bài nghiên cứu này sẽ tìm hiểu tác động quyền sở hữu của các cổ đông tổ
chức lên mối quan hệ của né tránh thuế và chi phí sử dụng nợ tại thị trường Việt Nam.


13

2.2

Một số lý thuyết

2.2.1 Lý thuyết cấu trúc vốn của Modigliani và Miller (mơ hình MM)
Lý thuyết về cơ cấu vốn của công ty được MM đưa ra từ năm 1958 được
tóm lược thành hai trường hợp khơng thuế và có thuế như sau:
Trong trường hợp khơng thuế
Mệnh đề I – Giá trị cơng ty: trong điều kiện có thuế, giá trị cơng ty có vay

nợ bằng giá trị cơng ty khơng vay nợ. Nói cách khác, trong điều kiện khơng có thuế,
giá trị cơng ty có vay nợ và không vay nợ là như nhau, cơ cấu nợ/vốn chủ sở hữu
không ảnh hưởng giá trị công ty.
Mệnh đề II – Chi phí sử dụng vốn: Lợi nhuận yêu cầu trên vốn cổ phần có
quan hệ cùng chiều với mức độ sử dụng địn bẩy tài chính hay tỷ số nợ. Các kết quả
thực nghiệm cho thấy, trong điều kiện khơng có thuế, chi phí sử dụng vốn trung bình
khơng đổi bất chấp cơ cấu vốn thay đổi thế nào.
𝑟𝐸 = 𝑟𝑈 + (𝑟𝑈 − 𝑟𝐷 )

𝐷
𝐸

Trong đó:
𝑟𝐸 : lợi nhuận yếu cầu hay lợi nhuận kỳ vọng trên vốn cổ phần
𝑟𝐷 : lãi suất vay hay chi phí sử dụng nợ
𝑟𝑈 : chi phí sử dụng vốn nếu cơng ty sử dụng 100% vốn cổ phần
𝐷: giá trị nợ vay hay trái phiếu công ty phát hành
𝐸: giá trị vốn cổ phần của cơng ty
Chi phí sử dụng vốn trung bình r WACC được xác định bởi cơng thức:
𝑟𝑊𝐴𝐶𝐶 =

𝐷
𝐷+𝐸

𝑟𝐷 +

𝐸
𝐷+𝐸

𝑟𝐸


Trong trường hợp có thuế
Mệnh đề I – Giá trị cơng ty trong trường hợp có thuế: Mệnh đề này xem
xét giá trị công ty thay đổi như thế nào khi hệ số đòn bẩy thay đổi. Mệnh đề này kết
luận rằng: trong trường hợp có thuế thu nhập cơng ty, giá trị cơng ty có vay nợ bằng
giá trị công ty không vay nợ cộng với hiện giá lá chắn thuế.


14

Mệnh đề II – Chi phí sử dụng vốn trong trường hợp có thuế:
𝑟𝐸 = 𝑟𝑈 + (𝑟𝑈 − 𝑟𝐷 )(1 − 𝑇𝐶 )

𝐷
𝐸

Lợi nhuận yêu cầu trên vốn cổ phần cũng gia tăng khi gia tăng sử dụng đòn
bẩy tài chính. Lợi ích từ tấm chắn thuế giúp chi phí sử dụng vốn trung bình WACC
giảm nhưng tỷ suất sinh lợi yêu cầu trên vốn cổ phần tăng, do việc gia tăng sử dụng
địn bẩy tài chính làm tăng rủi ro vốn cổ phần.
Lý thuyết này được đưa vào trong nghiên cứu, góp phần giải thích vì sao
các doanh nghiệp không sử dụng nợ tối đa để đạt được lợi ích từ tấm chắn thuế. Vì
rủi ro từ việc sử dụng địn bẩy tài chính q cao sẽ làm tăng rủi ro vốn cổ phần, chi
phí sử dụng vốn cũng tăng theo. Lúc này, các nhà quản trị công ty có thể xem xét đến
các nguồn tài trợ khác ngồi nợ, và né tránh thuế có thể xem như là hành vi mang lại
một trong các nguồn tài trợ cho cơng ty.
2.2.2 Lý thuyết về chí phí đại diện
Theo Jensen – Meckling, nhà quản lý trốn tránh nhiệm vụ, nhà quản lý
không thể hiện năng lực lãnh đạo cũng được xem là một loại chi phí. Jensen –
Meckling định nghĩa chi phí đại diện như là sự tổng hợp các chi phí của một hợp

đồng có tổ chức. Hợp đồng này gồm, một người (người chủ) thuê một người khác
(người đại diện) làm nhiệm vụ thay thế cho người mình (người chủ). Người chủ đưa
ra quyết định - ủy quyền cho người đại diện. Ngồi ra, trong q trình giám sát các
vấn đề về chi phí đại diện, sẽ phát sinh thêm phí quản lý giám sát.
Bắt nguồn từ sự phân định giữa quyền sở hữu và quyền quản lý trong các
công ty. Các công ty thường thuê nhà quản lý chuyên nghiệp để điều hành hoạt
động công ty theo ý muốn của chủ sở hữu.
Điều này dẫn đến nhà quản lý thường biết nhiều thông tin về giá trị thực
tài sản, tiềm năng và rủi ro của công ty hơn là các cổ đông, và đây là nguyên nhân
phát sinh tình trạng bất cân xứng thơng tin.
Ngồi ra, việc phân quyền cho nhà quản lý trong các doanh nghiệp cịn có
thể dẫn đến những tổn thất: Nhà quản lý là người trực tiếp điều hành hoạt động doanh


×