Tải bản đầy đủ (.pdf) (87 trang)

Các yếu tố tác động đến kim ngạch xuất khẩu của việt nam sang các nước đã ký kết hiệp định thương mại tự do (fta) với việt nam giai đoạn 2006 2016

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.23 MB, 87 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

ĐẶNG DUY KHIÊM

CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN KIM NGẠCH XUẤT KHẨU
CỦA VIỆT NAM SANG CÁC NƯỚC ĐÃ KÝ KẾT HIỆP
ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO (FTA) VỚI VIỆT
NAM GIAI ĐOẠN 2006 – 2016

Tai Lieu Chat Luong

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ HỌC

Thành phố Hồ Chí Minh, Năm 2019


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

ĐẶNG DUY KHIÊM

CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN KIM NGẠCH XUẤT KHẨU
CỦA VIỆT NAM SANG CÁC NƯỚC ĐÃ KÝ KẾT HIỆP
ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO (FTA) VỚI VIỆT
NAM GIAI ĐOẠN 2006 – 2016

Chuyên ngành
Mã số chuyên ngành

: Kinh Tế Học


: 60 03 01 01

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ HỌC
Người hướng dẫn khoa học:
PGS.TS NGUYỄN THUẤN

Thành phố Hồ Chí Minh, Năm 2019



i

LỜI CAM ĐOAN

Tôi cam đoan luận văn “Các yếu tố tác động đến kim ngạch xuất khẩu của
Việt Nam sang các nước đã ký kết hiệp định thương mại tự do (FTA) với Việt Nam
giai đoạn 2006 – 2016” là bài nghiên cứu của chính tơi.
Ngoại trừ những tài liệu tham khảo được trích dẫn trong luận văn này, tơi
cam đoan rằng toàn phần hay những phần nhỏ của luận văn này chưa từng được
công bố hoặc được sử dụng để nhận bằng cấp ở những nơi khác.
Khơng có sản phẩm hoặc nghiên cứu nào của người khác được sử dụng trong
luận văn này mà khơng được trích dẫn theo đúng quy định.
Luận văn này chưa bao giờ được nộp để nhận bất kỳ bằng cấp nào tại các
trường Đại học hoặc cơ sở đào tạo khác./.

Thành phố HCM, tháng 9 năm 2019
Người thực hiện

Đặng Duy Khiêm



ii

LỜI CẢM ƠN

Tôi xin chân thành cảm ơn quý Thầy Cơ đã tận tình giảng dạy và truyền đạt
những kiến thức q báo cho tơi trong suốt q trình học tập và nghiên cứu tại
Trường Đại học Mở TP. HCM.
Trân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu, quý Thầy Cô Khoa Đào tạo Sau Đại học
của Trường Đại học Mở TP. HCM đã giúp đỡ và tạo mọi điều kiện giúp tơi hồn
thành khóa học này.
Và đặc biệt tơi xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến người hướng dẫn
khoa học của tơi PGS.TS Nguyễn Thuấn đã tận tình hướng dẫn và góp ý cho tơi
suốt thời gian thực hiện luận văn này.
Tơi chân thành bày tỏ lịng biết ơn đến gia đình, bạn bè và đồng nghiệp đã
động viên, hỗ trợ và tạo điều kiện tốt nhất cho tôi trong suốt thời gian học tập.
Cuối cùng, tôi xin chúc q Thầy Cơ, gia đình, bạn bè và đồng nghiệp sức
khỏe và thành đạt./.

Thành phố HCM, tháng 9 năm 2019
Người thực hiện

Đặng Duy Khiêm


iii

TÓM TẮT

Luận văn thực hiện nhằm làm rõ tác động của các yếu tố ảnh hưởng đến kim

ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang các nước đã ký kết hiệp định thương mại tự do
(FTA) với Việt Nam giai đoạn 2006 – 2016. Từ kết quả hồi quy, nghiên cứu đưa ra
một số đề xuất, kiến nghị để phát huy tác động tích cực đến kim ngạch xuất khẩu
của Việt Nam sang các nước đã ký kết hiệp định thương mại tự do (FTA).
Trên cơ sở tham khảo lý thuyết tổng quan về FTA, lý thuyết về xuất khẩu và
lợi thế so sánh; các yếu tố ảnh hưởng tới luồng thương mại quốc tế theo mơ hình
Gravity, cùng các nghiên cứu trước. Luận văn đã đưa ra mơ hình nghiên cứu gồm:
Biến phụ thuộc là kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang các nước đã ký kết hiệp
định thương mại tự do (FTA) với Việt Nam (EXP) và 7 biến độc lập: GDP của
nước nhập khẩu (lnGDPjt), Dân số của nước nhập khẩu (lnPOPjt), Tỷ giá hối đoái
(LnEXRvjt), Khoảng cách địa lý (lnDISTvjt), khoảng cách kinh tế (lnEDISTvjt)
Thành viên của tổ chức WTO (WTO), Tham gia khu vực mậu dịch tự do ASEAN
(AFTA).
Phương pháp nghiên cứu định lượng được sử dụng để phân tích các yếu tố
ảnh hưởng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang các nước đã ký kết hiệp định
thương mại tự do (FTA) với Việt Nam giai đoạn 2006 – 2016 với bộ dữ liệu bảng
cân bằng, thu thập từ Tổng cục Thống kê có 21 nước trong giai đoạn 2006 – 2016.
Kết quả nghiên cứu cho thấy: các yếu tố ảnh hưởng đến kim ngạch xuất khẩu
của Việt Nam sang các nước đã ký kết hiệp định thương mại tự do (FTA) với Việt
Nam giai đoạn 2006 – 2016 gồm các yếu tố: lnPOPjt, lnEXRvjt, lnDISTvjt,
lnEDISvjt, WTOjt, AFTAjt đều có có nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 5%.


iv

SUMMARY

The study was conducted to clarify the impact of factors affecting Vietnam's
export turnover to countries that have signed the free trade agreement (FTA) with
Vietnam in the 2006 – 2016 period. As a result, the study offers proposals and

recommendations to promote the positive impact on Vietnam's export turnover to
countries that have signed free trade agreements (FTAs).
Based on the overview of FTA theory, export theory and comparative
advantage; Factors affecting international trade flows under Gravity model, along
with previous studies. The study has launched a research model including: 01
dependent variable: Vietnam's export turnover to countries that have signed free
trade agreements with Vietnam and 07 independent variables: GDP of importing
country (lnGDPjt), Population of importing country (lnPOPjt), Exchange rate
(lnEXRvjt), Geographical distance (lnDISTvjt), economic gap (lnEDISvjt),
Member of WTO (WTOjt), Member of AFTA (AFTAjt)
Quantitative research method is used to analyze factors affecting Vietnam's
export turnover to countries that have signed free trade agreements with Vietnam in
the 2006 – 2016 period with balanced panel data of 21 countries.
The result showed that: factors affecting Vietnam's export turnover to
countries that have signed free trade agreements with Vietnam in the 2006 – 2016
period include the following factors: lnPOPjt, lnEXRvjt, lnDISTvjt, lnEDISvjt,
WTOjt, AFTAjt and they are all statistically significant at the 5% level.


v

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ..........................................................................................i
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................. ii
TÓM TẮT .................................................................................................. iii
DANH MỤC BẢNG ................................................................................... ix
DANH MỤC HÌNH...................................................................................... x
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT..................................................................... xxi
Chương 1: Giới thiệu .................................................................................... 1
1.1


Đặt vấn đề và lý do nghiên cứu:........................................................ 1

1.2

Mục tiêu nghiên cứu: ........................................................................ 2

1.3

Câu hỏi nghiên cứu:.......................................................................... 2

1.4

Đối tượng , phạm vi và phương pháp nghiên cứu: ............................ 2

1.4.1 Đối tượng nghiên cứu:................................................................. 2
1.4.2 Phạm vi nghiên cứu..................................................................... 2
1.5

Phương pháp nghiên cứu .................................................................. 3

1.6

Kết cấu dự kiến của luận văn nghiên cứu .......................................... 3

Chương 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT ................................................................. 5
2.1

Tổng quan về Hiệp định thương mại tự do (FTA) ............................. 5


2.1.1 Khái niệm ................................................................................... 5
2.1.2 Phân loại ..................................................................................... 7
2.1.3 Nội dung cơ bản của hiệp định tự do ........................................... 9
2.1.3.1 Tự do hoá thương mại hàng hoá ............................................ 9
2.1.3.2 Tự do hoá thương mại dịch vụ ............................................ 11
2.1.3.3 Tự do hoá đầu tư ................................................................. 11


vi

2.1.3.4 Thúc đẩy hợp tác kinh tế giữa các nước tham gia ký kết hiệp
định

........................................................................................... 11
2.1.3.5 Một số cam kết khác ........................................................... 11
2.1.4 Các FTA của Việt Nam ............................................................. 12

2.2

Lý thuyết về xuất khẩu và lợi thế so sánh ....................................... 13

2.2.1 Khái niệm xuất khẩu ................................................................. 13
2.2.2 Vai trò của hoạt động xuất khẩu đối với phát triển kinh tế của một
quốc gia

.................................................................................................. 14

2.3

Lý thuyết về thương mại ................................................................. 17


2.3.1 Lý thuyết về lợi thế tuyệt đối và lợi thế so sánh trong thương
mại…………. ................................................................................................. 17
2.3.2 Lý thuyết về mô hình Hecscher-Ohlin (H-O) ............................ 18
2.3.3 Lý thuyết về thương mại dựa trên hiệu quả kinh tế theo quy mô 19
2.3.4 Lý thuyết về mơ hình lực hấp dẫn (Gravity) .............................. 19
2.4

Tổng quan về các yếu tố ảnh hưởng tới luồng thương mại quốc tế

theo mơ hình Gravity ....................................................................................... 222
2.4.1 Thu nhập của nước xuất khẩu và nước nhập khẩu ................... 222
2.4.1.1 GDP của nước xuất khẩu................................................... 222
2.4.1.2 GDP của nước nhập khẩu.................................................. 222
2.4.2 Dân số ....................................................................................... 23
2.4.2.1 Dân số của nước xuất khẩu ............................................... 233
2.4.2.2 Dân số của nước nhập khẩu............................................... 244
2.4.3 Nhóm các yếu tố cản trở hoặc hỗ trợ thương mại quốc tế ........ 244
2.4.3.1 Khoảng cách giữa các quốc gia ........................................... 24


vii

2.4.3.2 Các yếu tố hỗ trợ ................................................................. 25
2.5

Các nghiên cứu trước...................................................................... 27

2.5.1 Nghiên cứu ở nước ngoài .......................................................... 27
2.5.2 Các nghiên cứu ở trong nước..................................................... 29

2.6

Tóm tắt chương 2 ......................................................................... 333

Chương 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................................... 344
3.1

Mơ hình nghiên cứu...................................................................... 344

3.2

Nguồn thu nhập dữ liệu .................................................................. 35

3.3

Xử lý số liệu ................................................................................... 36

3.3.1 Mơ hình hồi quy dữ liệu bảng ................................................... 36
3.3.1.1 Mơ hình hồi quy gộp (pooled OLS) .................................... 36
3.3.1.2 Mơ hình các hiệu ứng cố định (FEM).................................. 37
3.3.1.3 Mơ hình các hiệu ứng ngẫu nhiên (REM)............................ 38
3.3.2 Sự lựa chọn giữa mơ hình OLS thuần túy, mơ hình yếu tố cố định
và mơ hình yếu tố ngẫu nhiên ....................................................................... 400
3.4

Các kiểm định để lựa chọn mơ hình .............................................. 400

3.4.1 Kiểm định nhân tử Lagrange của Breusch-Pagan cho việc lựa
chọn giữa OLS và REM ................................................................................ 400
3.4.2 Kiểm định Hausman test cho việc lựa chon giữa REM và FEM

411
3.4.3 Kiểm định độ phù hợp của mơ hình hồi quy đã lựa chọn ........... 41
3.5

Trình tự thực hiện nghiên cứu định lượng ..................................... 422

3.6

Tóm tắt chương 3 ......................................................................... 433

CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU.................................................. 444


viii

4.1

Tình hình xuất khẩu Việt Nam đến các nước đã ký kết hiệp định

thương mại tự do (FTA) trong giai đoạn 2006 – 2016 ...................................... 444
4.2

Phân tích kết quả ............................................................................ 47

4.2.1 Phân tích thống kê mơ tả các biến trong mơ hình ...................... 47
4.2.2 Ma trận hệ số tương quan giữa các biến .................................... 49
4.2.3 Kiểm tra đa cộng tuyến theo hệ số VIF ..................................... 49
4.2.4 Kiểm định lựa chọn phương pháp ước lượng mơ hình nghiên
cứu…………………....................................................................................... 52
4.2.5 Giải thích các kiểm định của mơ hình nghiên cứu ..................... 52

4.3

Tóm tắt chương 4 ........................................................................... 57

Chương 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................... 58
5.1

Kết luận .......................................................................................... 58

5.2

Kiến nghị ........................................................................................ 59

5.2.1 Giải pháp về chính sách tỷ giá ................................................... 59
5.2.2 Giải pháp dựa trên nhân tố địa lý ............................................ 600
5.2.3 Thúc đẩy ký kết các hiệp định thương mại song phương và
đa phương
5.3

................................................................................................ 600

Hạn chế của nghiên cứu ................................................................ 611

TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................... 63
PHỤ LỤC ............................................................................................. 655


ix

DANH MỤC BẢNG

Bảng 2.1 Tổng hợp các FTA của Việt Nam tính đến tháng 07/2019 ........................
Bảng 2.1 Tóm tắt kết quả các nghiên cứu trước .......................................................
Bảng 3.1: Mô tả các biến sử dụng trong mơ hình ....................................................
Bảng 4.1 Tình hình xuất khẩu Việt Nam đến các nước đã ký kết hiệp định thương
mại tự do (FTA) trong giai đoạn 2006 – 2016..........................................................
Bảng 4.2 Thống kê mô tả các biến trong mơ hình nghiên cứu ..................................
Bảng 4.3 Bảng ma trận hệ số tương quan các biến trong mơ hình nghiên cứu ..........
Bảng 4.4: Kiểm tra đa cộng tuyến lần 2 cho mơ hình nghiên cứu: ..........................
Bảng 4.5 Kết quả hồi quy theo OLS, REM và FEM ................................................
Bảng 4.6 Kết quả kiểm định lựa chọn phương pháp ước lượng mơ hình nghiên cứu:
Bảng 4.7 Kết quả hồi quy các biến độc lập Mơ hình nghiên cứu: ............................


x

DANH MỤC HÌNH
Hình 4.1: Kim ngạch xuất khẩu Việt Nam đến các nước đã ký kết hiệp định thương
mại tự do (FTA) trong giai đoạn 2006 – 2016..........................................................
Hình 4.2: Thị trường xuất khẩu Việt Nam đến các nước đã ký kết hiệp định thương
mại tự do (FTA) năm 2016 ......................................................................................


xi

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
FTA (Free trade agreement): Hiệp định thương mại tự do
GDP (Gross Domestic Product): Tổng sản phẩm hàng hóa trong nước
QĐ: Quyết định
TTg: Thủ tướng
VCCI (Vietnam Chamber of Commerce and Industry): Phịng Thương mại

và Cơng nghiệp Việt Nam
WB (World Bank): Ngân hàng Thế giới
WTO (World Trade Organization): Tổ chức Thương mại thế giới
KNXK: Kim ngạch xuất khẩu
SHTT: Sở hữu trí tuệ


1

CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU
1.1 Đặt vấn đề và lý do nghiên cứu:
Đối với một quốc gia điều kiện để nền kinh tế phát triển nhất thiết phải có hai
hoạt động cơ bản và quan trọng nhất đó là nhập khẩu và xuất khẩu. Trong những
năm vừa qua, Việt Nam chúng ta đã tăng cường hợp tác quốc tế, mở rộng giao
thương với các nước trên thế giới nói chung, các nước đã ký kết các hiệp định
thương mại với việt Nam nói riêng và mơ hình phát triển kinh tế mà Việt Nam chọn
đó là dựa vào xuất khẩu làm chủ yếu, điều đó thể hiện ở sự tăng trưởng cao của xuất
khẩu với mức đóng góp vào GDP ln ở mức trên 60% đã thúc đẩy tăng trưởng
kinh tế luôn đạt mức cao. Với việc nhận thức được tầm quan trọng của xuất khẩu
đối với phát triển kinh tế xã hội, Thủ tướng chính phủ đã ký phê duyệt quyết định
số 2471/QĐ-TTg ngày 28 tháng 12 năm 2011 của Thủ tướng chính phủ về việc phê
duyệt chiến lược xuất nhập khẩu hàng hóa thời kỳ 2011-2020 định hướng đến năm
2030, trong đó nêu rõ định hướng phát triển thị trường xuất khẩu “chủ yếu tập trung
tận dụng tốt các cơ hội mở cửa thị trường của nước ngoài và lộ trình cắt giảm thuế
quan để đẩy mạnh xuất khẩu và nâng cao hiệu quả xuất khẩu hàng hóa Việt Nam
sang các thị trường đã ký kết hiệp định thương mại tự do (FTA) với Việt Nam”. Từ
những tiền đề trên để đưa Việt Nam trở thành một nước có kim ngạch xuất khẩu lớn
trên thế giới thì chúng ta cần có những biện pháp thích hợp, cụ thể và khả thi hơn
nữa, chúng ta cần xác định rõ các yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu cũng như định

lượng mức độ tác động của các yếu tố đó đến xuất khẩu của Việt Nam sang các
nước đã ký kết hiệp định FTA với Việt Nam, từ đó có những đánh giá khách quan
hơn về các yếu tố làm cho kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang các nước đã ký
kết hiệp định thương mại tự do FTA ngày càng tăng cũng như xác định được yếu tố
nào cản trở dẫn đến làm cho kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam giảm giúp nhà sản
xuất và nhà nước có được những định hướng đúng đắn, những điều chỉnh kịp thời,
nhanh chóng nhằm nắm bắt cơ hội, tận dụng mọi thế mạnh để thúc đẩy xuất khẩu
Việt Nam ngày càng cao. Với những vấn đề trên tôi nhận thấy, đề tài: “Các yếu tố
tác động đến kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang các nước đã ký kết hiệp định


2

thương mại tự do (FTA) với Việt Nam giai đoạn 2006 – 2016” là rất quan trọng và
cần được nghiên cứu một cách khách quan, kịp thời nhằm góp phần đưa nền kinh tế
Việt Nam phát triển mạnh mẽ hơn trong đó hoạt động xuất khẩu là giữ vai trị quan
trọng nhất.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu:
- Xác định các yếu tố và mức độ tác động của các yếu tố làm cho kim ngạch
xuất khẩu của Việt Nam sang các nước đã ký kết hiệp định thương mại tự do (FTA)
với Việt Nam giai đoạn 2006 – 2016.
- Gợi ý các chính sách, giải pháp nhằm nâng cao hơn nữa kim ngạch xuất
khẩu của Việt Nam sang các nước đã ký kết hiệp định thương mại tự do (FTA) với
Việt Nam giai đoạn 2006 – 2016 trong thời gian tới.
1.3 Câu hỏi nghiên cứu:
- Các yếu tố nào tác động đến kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang các
nước đã ký FTA?
- Để nâng cao giá trị kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang các nước đã ký
kết hiệp định thương mại tự do (FTA) với Việt Nam thì nhà nước ta cần phải làm
gì?

1.4 Đối tượng , phạm vi và phương pháp nghiên cứu:
1.4.1 Đối tượng nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu là các yếu tố tác động và mức độ tác động của các yếu
tố đến kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang các nước đã ký kết hiệp định
thương mại tự do (FTA) với Việt Nam giai đoạn 2006 – 2016.
1.4.2 Phạm vi nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang 21 nước
đã ký kết hiệp định thương mại tự do (FTA) với Việt Nam. Mơ hình sẽ ước lượng
trong khoảng thời gian từ năm 2006 đến 2016 với giá trị đại diện là giá trị xuất khẩu
của Việt Nam sang 21 nước bao gồm: Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc,


3

Úc, New Zealand, Chi Lê, Nga, Armenia, Belarus, Kazakhstan, Kyrgyzstan, Brunei,
Campuchia, Indonesia, Lào, Malaysia, Myanmar, Philippines, Singapore và Thái
Lan.
1.5 Phương pháp nghiên cứu
Đề tài sẽ thu thập số liệu của các nước, mơ hình sẽ được ước lượng cho 21
nước bạn hàng đã ký kết hiệp định thương mại tự do (FTA) với Việt Nam trong 11
năm từ 2006 đến 2016, như vậy sẽ có tổng cộng 231 quan sát.
Để ước lượng tác động của các yếu tố, luận văn sử dụng phương pháp hồi
qui dữ liệu bảng cho cả ba mơ hình Pooled OLS (mơ hình hồi qui tuyến tính gộp),
FEM (mơ hình tác động cố định) và REM (mơ hình tác động ngẫu nhiên). Nghiên
cứu cũng sử dụng kiểm định F (F-test) và Hausman (Hausman-test) để lựa chọn
giữa các mơ hình pooled OLS, REM và FEM.
1.6 Kết cấu dự kiến của luận văn nghiên cứu
Gồm 5 chương và được trình bày theo thứ tự như sau:
- Chương 1: Giới thiệu
Chương này giới thiệu về lý do nghiên cứu đề tài, mục tiêu nghiên cứu, câu

hỏi nghiên cứu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, ý nghĩa
và hạn chế của nghiên cứu, kết cấu của nghiên cứu.
- Chương 2: Cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu trước
Chương này trình bày các khái niệm và các lý thuyết liên quan đến nghiên
cứu. Phân tích, thống kê các nghiên cứu trước có liên quan đến đề tài.
- Chương 3: Phương pháp nghiên cứu
Chương này trình bày phương pháp nghiên cứu và xây dựng mơ hình nghiên
cứu, dữ liệu nghiên cứu và nguồn dữ liệu phục vụ nghiên cứu.
- Chương 4: Phân tích dữ liệu và kết quả nghiên cứu.


4

Chương này trình bày và phân tích dữ liệu nghiên cứu, phân tích kết quả
thống kê mơ tả dữ liệu dùng trong nghiên cứu, kết quả kiểm định các mô hình kinh
tế lượng, đồng thời giải thích và so sánh các kết quả này với kết quả của nghiên cứu
trước đã khảo sát.
- Chương 5: Kết luận và khuyến nghị.


5

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT
2.1 Tổng quan về Hiệp định thương mại tự do (FTA)
2.1.1 Khái niệm
Tư tưởng về FTA lần đầu tiên được đề cập đến trong GATT (1947) tại Điều
XXIV, Khoản 5, trong đó nêu rõ "Khu vực thương mại tự do được hình thành thơng
qua một Hiệp định quá độ (Interrim Agreement)". Như vậy, mặc dù GATT (1947)
chưa đưa ra khái niệm FTA nhưng có thể thấy được tư tưởng cơ bản của GATT về
FTA qua khái niệm Khu vực thương mại tự do: đó là hiệp định nhằm cắt giảm thuế

và các biện pháp hạn chế thương mại khác giữa các nước thành viên trong khối. Tư
tưởng này đã đặt ra nguyên lý cơ bản cho FTA đến tận thời điềm hiện nay. Đến
WTO 1995, tuy WTO cũng không đưa ra khái niệm FTA nhưng đã xác định nguyên
tắc pháp lý liên quan đến nội dung đàm phán của FTA, theo đó một FTA phái thỏa
mãn hai điều kiện: (i) loại bỏ thuế quan và các hạn chế khác đối với phần lớn hàng
hóa bn bán giữa các nước thành viên và (ii) loại bỏ đáng kể tất cả các phân biệt
đối xử đối với các nhà cung cấp dịch vụ từ các nước thành viên.
Tiếp theo tư tưởng của GATT (1947), các nhà kinh tế đã đưa ra các quan
điểm khá tương đồng về FTA và thống nhất rằng FTA là một thoả thuận ưu đãi có
tính chất phân biệt đối xử nhàm loại bỏ hàng rào thương mại giữa các nước thành
viên tham gia ký kết FTA nhưng tiếp tục duy trì chế độ thuế quan độc lập với các
quốc gia ngoài FTA. Các quan điểm về FTA chỉ khác nhau ở phạm vi và mức độ ưu
đãi cúa FTA nhưng sự khác nhau đó khơng nhiều. Cụ thể, theo Krueger (1995),
FTA là một thỏa thuận ưu đãi, trong đó thuế quan giữa các nước thành viên bằng 0.
Plummer & cộng sự (2010) cũng cho rằng FTA sẽ hướng vào cắt giảm thuế quan
giữa các nước thành viên nhưng không nhấn mạnh rằng thuế quan phải bằng 0%.
Hill (2008) đã mở rộng hơn khái niệm về FTA của Krueger (1995) và cho rằng
trong một FTA, các nước tham gia có nghĩa vụ phải loại bỏ khơng chỉ thuế quan mà
cịn cả các hạn chế về số lượng và các rào cản về thủ tục hành chỉnh. Quan điểm
của Dominick (2007) tương đối rộng hơn các quan điềm trên về các hàng rào
thương mại phải dỡ bỏ trong FTA và cho rằng FTA là hiệp định trong đó tất cả các


6

hàng rào thương mại sẽ được dỡ bỏ giữa các nước thành viên. Theo Bộ Ngoại Giao
và Thương mại úc (2011), FTA là một hiệp ước quốc tế nhằm loại bỏ các rào cản
thương mại, tạo điều kiện cho mối quan hệ thương mại giữa các nước ký kết FTA
chặt chẽ hơn, từ đó thúc đẩy hội nhập kinh tế giữa các nước thành viên.
Trong bối cảnh phát triển mạnh mẽ của các FTA thế hệ mới và sự mở rộng

phạm vi của các đàm phán thương mại, khái niệm FTA hiện đại đã có những thay
đổi đáng kể và vượt lên trên nội hàm của Khu vực thương mại tự do. Theo Bộ
Ngoại Giao và Thương mại Úc (2013), FTA thế hệ mới thường đi xa hơn loại bỏ
thuế quan và bao gồm cả các cam kết về dịch vụ, họp tác hải quan, SHTT, đầu tư
nước ngoài và các vấn đề khác hỗ trợ thương mại. Cũng chung quan điểm như trên,
Matsushita (2010), VCCI (2012), Hoàng Thị Thanh Nhàn (2008) cho rằng các FTA
không chỉ dừng lại ở mục tiêu thương mại tự do thông qua cắt giảm thuế quan và
hàng rào phi thuế quan, mà còn bao gồm nhiều vấn đề rộng hơn cả cam kết trong
khuôn khổ GATT/WTO cũng như một loạt vấn đề thương mại mới mà WTO chưa
có quy định. Phạm vi cam kết của các FTA còn bao gồm những lĩnh vực như thuận
lợi hóa thương mại, mua sắm chính phủ, chính sách cạnh tranh, lao động, mơi
trường, thậm chí cịn gắn với nhũng vấn đề như dân chủ, nhân quyền hay chống
khủng bố... Như vậy, khái niệm FTA khơng cịn được hiểu trong phạm vi hạn hẹp
của những thỏa thuận hội nhập có cấp độ liên kết "nơng" của giai đoạn trước, mà đã
được dùng để chỉ các thỏa thuận hội nhập kinh tế mở rộng hơn về phạm vi và sâu
hơn về mức độ tự do hóa.
Do FTA hiện đại đề cập đến sự hợp tác trên nhiều khía cạnh khác ngồi
thương mại, kết quả của FTA khơng phải chỉ dừng lại ở việc tạo nên các Khu vực
mậu dịch tự do, mà cịn có thể tạo ra các hình thức hội nhập kinh tế ở cấp độ cao
hơn như Liên minh thuế quan, Thị trường chung, Liên minh kinh tế... Tuy nhiên,
nền tảng của các FTA trước hết vẫn là tự do hoá thương mại, đặc biệt là với FTA có
sự tham gia của các nước đang phát triển. Vì vậy, khi nghiên cứu tác động của các
FTA, những tác động về thương mại nên được xem xét trước khi tính đến các lợi
ích kinh tế khác của FTA.


7

2.1.2 Phân loại
Căn cứ vào số lượng các thành viên tham gia FTA:

FTA song phương là FTA chỉ có hai nước tham gia ký kết và vì thể chỉ có
giá trị ràng buộc đối với hai quốc gia này. Do chỉ có hai thành viên nên q trình
đàm phán và việc đạt thỏa thuận cũng dễ dàng, nhanh chóng hơn so với các loại
FTA khác.
FTA khu vực có sự tham gia của từ ba nước thành viên trở lên, thông thường
có vị trí địa lý gần nhau và nhằm mục đích tận dụng ưu thế về vị trí địa lý để tăng
cường trao đổi thương mại cũng như thắt chặt mối quan hệ láng giềng, nâng cao vị
thế của mỗi quốc gia trên trường quốc tế (Phạm Thị Huyền Trang, 2008; Khor,
2005). Một số FTA khu vực điển hình là EU, Khu vực thương mại tự do Bắc Mỹ
(NAFTA), AFTA. Ngồi ra, FTA liên khu vực là FTA có sự tham gia của các nước
nằm ở các khu vục địa lý khác nhau. Tuy nhiên, trong các nghiên cứu hầu hết đều
xếp FTA liên khu vực vào loại FTA khu vực.
FTA hỗn hợp là FTA được ký kết giữa một liên kết kinh tế quốc tế với một
nước, một số nước hoặc một liên kết kinh tế quốc tế khác. Bất chấp sự phức tạp
trong việc đàm phán, hiện nay loại FTA này đang phát triển và tăng lên nhanh
chóng về mặt số lượng. Một số FTA hỗn hợp điển hình của ASEAN là ACFTA,
AKFTA, AJCEP. Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu cho rằng FTA hồn họp về bản chất
là một dạng FTA song phương đặc biệt vì các quốc gia trong cùng một liên kết
thường đàm phán với tư cách là một khối hơn là quốc gia riêng rẽ.
FTA đa phương là FTA bao gồm nhiều quốc gia tham gia ký kết. Hầu hết
các nghiên cứu đều ngầm hiểu rằng FTA đa phương sẽ bao gồm sự tham gia của
toàn bộ các nước thành viên của WTO. Hiệp định chung về thuế quan và thương
mại (GATT) và Hiệp định khung chung về thương mại dịch vụ (GATS) của WTO
là điển hình cho các FTA đa phương.
Các FTA song phương, khu vực hay hỗn họp có những ưu điểm nhất định so
với FTA đa phương (Nakatomi, 2013; Matsushita, 2010). Thứ nhất, việc đàm phán


8


thường sẽ dễ dàng và nhanh chóng hơn. Thứ hai, các quốc gia có thể lựa chọn các
lĩnh vực đàm phán linh hoạt hơn, đáp ứng được nhu cầu cụ thể của mỗi bên. Thứ
ba, các ưu đãi thường cao hơn về mức độ và rộng hơn về phạm vi áp dụng. Thứ tư,
các quốc gia được quyền lựa chọn đối tác để đàm phán. Thứ năm, các ưu đãi các
bên dành cho nhau sẽ được hưởng quy chế miễn trừ theo quy định của WTO. Thứ
sáu, trong bối cảnh đàm phán đa phương đang gặp nhiều trở ngại, sự tham gia vào
các FT A khác sẽ là những bước chuẩn bị cho các quốc gia tiến tới FTA đa phương
trong tương lai. Tuy nhiên, cũng có những quan ngại rằng khi các quốc gia tham gia
ngày càng tăng vào các FTA song phương, khu vực thì sẽ dần ly tâm khỏi các vòng
đàm phán của WTO, cản trở quá trình hội nhập tồn cầu. Chính sự phát triển của
các FTA với quy chế miễn trừ đã làm sự phân biệt đối xử giữa các quốc gia ngày
càng gia tăng, đi ngược lại với nguyên tắc không phân biệt đối xử của WTO, phá vỡ
các quy tắc đa phương truyền thống và hệ thống thương mại tự do mà thế giới đã
xây dựng từ sau Thế chiến II. Như vậy, mỗi loại FTA sẽ có những ưu điểm cũng
như nhược điêm riêng đòi hỏi các quốc gia cần phải lưu ý khi tham gia vào FTA.
Căn cứ vào trình độ phát triển của các thành viên tham gia FTA.
Dựa vào trình độ phát triển của các nước thành viên tham gia, FTA được
phân chia thành: FTA Bắc - Bắc; FTA Bắc - Nam và FTA Nam - Nam. Trong đó,
"Bắc" chỉ các nước phát triển và "Nam" chỉ các nước đang phát triển.
FTA Nam - Nam thường chủ yếu hướng vào liên kết ở mức độ nơng nhằm tự
do hố di chuyển hàng hoá, dịch vụ và nguồn lực. Ưu điểm chủ yếu của FTA Nam Nam là tạo ra sự bình đẳng giữa các nước thành viên có trình độ phát triển tưong tự
nhau trong quá trình đàm phán và thực hiện cam kết; đồng thời không tạo ra sức ép
cạnh tranh quá cao như FTA Bắc - Nam và FTA Bắc - Bắc. Tuy nhiên, các nước
đang phát triển có nguồn lực tương tự nhau và quy mơ nền kinh tế thường nhỏ, do
đó hạn chế khả năng thu được lợi ích từ khai thác lợi thế so sánh cũng như tính kinh
tế của quy mơ trong FTA Nam - Nam (Behar & Crivillé, 2010).
Trong khi đó, FTA Bắc - Nam và FTA Bắc - Bắc thường hướng đến các liên
kết ở mức độ sâu, bao phủ nhiều vấn đề rộng hơn tự do hoá thương mại - đầu tư và



9

liên quan đến vấn đề hài hòa thể chế. Các FTA Bắc - Nam thường đem lại lợi ích
hơn cho các nước đang phát triển ở khía cạnh điều chỉnh thể chế, tái cơ cấu nền
kinh tế và tăng cường khai thác lợi thế so sánh trong thương mại với các nước phát
triển (Behar & Crivillé, 2010). Tuy nhiên FTA Bắc - Nam có thể nảy sinh những
vấn đề nhất định. Thứ nhất, các FTA Bắc - Nam thường dẫn đến tác động chệch
hướng thương mại. Thứ hai, các nước đang phát triển thường có vị thế đàm phán
thấp hơn nên thường phải chấp nhận nhiều yêu cầu của nước đối tác phát triển để
không bị mất thị trường. Thứ ba, đàm phán trong FTA thường dựa trên nguyên tắc
tương hổ, có đi có lại; điều đó có thế dẫn đến các kết quả khơng bình đẳng do năng
lực của các nước phát triển và đang phát triển thường không bằng nhau. Bên cạnh
đó, khi đàm phán với các nước phát triền, các nước đang phát triển thường có xu
hướng chấp nhận từ bỏ các ưu đãi đặc biệt dành cho các nước đang phát triển theo
cơ chế WTO. Thứ tư, các FTA hiện đại thường đề cập đến nhiều nội dung gây khó
khăn cho các nước đang phát triển như thu mua chính phủ, luật cạnh tranh và các
tiêu chuẩn về lao động, môi trường. Đây là những điểm cần lưu ý trong đàm phán
và thực hiện các FTA Bẳc - Nam để có thể hạn chế được những tác động tiêu cực
của loại FTA này (Khor, 2005; Matsushita, 2010; WTO, 2005).
2.1.3 Nội dung cơ bản của hiệp định tự do
2.1.3.1 Tự do hoá thương mại hàng hoá
Trong các FTA hiện nay, tự do thương mại hàng hóa thường được thỏa thuận
với các nội dung về thuế quan, hạn ngạch thuế quan, hàng rào kỹ thuật trong thương
mại (TBT), các biện pháp vệ sinh và kiểm dịch động thực vật (SPS), biện pháp
phòng vệ thương mại, và quy tắc xuất xứ (ROO).
Về thuế quan, hạn ngạch thuế quan: Một trong những nội dung chính và
khơng thể thiếu trong các FTA là cam kết gỡ bỏ các rào cản thuế quan và phi thuế
quan đối với hàng hóa. Các bên tham gia FTA cam kết xóa bỏ thuế quan đối với
hầu hết các mặt hàng và tuân thủ quy định các danh mục hàng hóa tùy thuộc vào
mức độ và lộ trình giảm thuế. Các danh mục này thường được chia ra thành: danh

mục hàng hóa được dỡ bỏ thuế ngay, danh mục hàng hóa cắt giảm thuế dần dần


10

theo lộ trình, danh mục hàng nhạy cảm, và danh mục loại trừ không đưa vào cắt
giảm.
Về các rào cản kỹ thuật trong thương mại và biện pháp vệ sinh, kiểm dịch
động thực vật: Trong thương mại quốc tế, các rào cản kỹ thuật đối với thương mại
(TBT) là các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật mà một nước áp dụng đối với hàng hoá
nhập khẩu. Các biện pháp kỹ thuật này nhằm bảo vệ những lợi ích quan trọng như
sức khoẻ con người, môi trường, an ninh... Bên cạnh các biện pháp kỹ thuật TBT,
các nước cịn duy trì nhóm biện pháp vệ sinh và kiểm dịch động thực vật (SPS)
nhằm đảm bảo vệ sinh thực phẩm và ngăn ngừa các dịch bệnh. Các nước thành viên
WTO đều thiết lập và duy trì hệ thống biện pháp TBT và SPS riêng đối với hàng
hố của mình và hàng hố nhập khẩu.
Về phòng vệ thương mại: Phòng vệ thương mại (chống bán phá giá, chống
trợ cấp và tự vệ) là các biện pháp áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu khi hàng hóa
này có hành vi cạnh tranh khơng lành mạnh như bán phá giá tại thị trường nước
nhập khẩu, bán hàng được trợ cấp bởi hình thức trợ cấp khơng được phép bởi chính
phủ nước xuất khẩu, hoặc bán hàng hóa với số lượng tăng nhanh đột biến gây thiệt
hại cho ngành sản xuất nước xuất khẩu (VCCI, 2014).
Về quy tắc xuất xứ: Mỗi FTA thường sẽ có một hệ thống quy định riêng về
quy tắc xuất xứ hàng hóa (ROO). ROO quy định chi tiết hàng hóa nào (mức độ gia
công ra sao, nguồn gốc của nguyên liệu như thế nào) đủ điều kiện hưởng ưu đãi
thuế quan.Tùy thuộc vào kết quả đàm phán FTA, mỗi loại hàng hóa ở mỗi FTA sẽ
có các quy tắc xuất xứ khác nhau. Nếu các quy định về quy tắc xuất xứ khơng phù
hợp với tình hình sản xuất, cung ứng nguyên vật liệu đầu vào của nước xuất khẩu
thì hàng hóa nước đó sẽ khó đáp ứng được các điều kiện để được coi là “có xuất xứ
phù hợp” và do đó sẽ khơng được hưởng ưu đãi thuế quan theo FTA. Do vậy, quy

tắc xuất xứ là một nội dung đàm phán quan trọng trong các Hiệp định FTA; việc
đàm phán để có được bộ quy tắc xuất xứ phù hợp sẽ quyết định lợi ích (từ thuế
quan) của nước đó trong thỏa thuận FTA.


11

2.1.3.2 Tự do hoá thương mại dịch vụ
Mở cửa về thương mại dịch vụ cũng là chỉ số quan trọng đánh giá mực độ tự
do thương mại quốc tế của một nền kinh tế. Tuy nhiên, theo nghiên cứu của VCCI,
các FTA mà Việt Nam đã tham gia ký kết đều chủ yếu tập trung vào mảng thương
mại hàng hóa, những cam kết về mở cửa dịch vụ có phần hạn chế hơn.
2.1.3.3 Tự do hố đầu tư
Tự do hóa đầu tư là những biện pháp nhằm cắt giảm hay loại bỏ các rào cản
có tính cản trở hoạt động đầu tư từ quốc gia này sang quốc gia khác để tạo mơi
trường đầu tư có tính cạnh tranh và bình đẳng hơn, tạo sự thuận lợi, thơng thống
cho việc di chuyển các nguồn vốn đầu tư giữa các quốc gia. Trong các FTA ngày
nay, vấn đề tự do hóa đầu tư được các quốc gia đưa ra đàm phán nhằm tạo mơi
trường đầu tư thơng thống, minh bạch cho các doanh nghiệp mỗi bên.
2.1.3.4 Thúc đẩy hợp tác kinh tế giữa các nước tham gia ký kết hiệp định
Trong một FTA, một nội dung thường thấy nữa là các thoả thuận hợp tác
trong nhiều lĩnh vực nhằm thúc đẩy quan hệ và hợp tác kinh tế giữa các nước đối
tác. Một số lĩnh vực thường được cam kết hợp tác như: phát triển nguồn nhân lực,
du lịch, nghiên cứu khoa học cơng nghệ, dịch vụ tài chính, cơng nghệ thông tin và
viễn thông, xúc tiến thương mại và đầu tư, phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ,
phát thanh truyền hình và các lĩnh vực chia sẻ thơng tin khác.
2.1.3.5 Một số cam kết khác
FTA ngày nay còn bao gồm một số cam kết khác như cam kết về sở hữu trí
tuệ, mua sắm chính phủ, cạnh tranh, mơi trường và lao động. Đây thường là các
FTA có phạm vi và mức độ cam kết tự do rất sâu rộng, đòi hỏi mức mở cửa thị

trường rất lớn. Các nước đang phát triển với sự minh bạch hoá chưa cao, khả năng
quản lý cũng như hệ thống pháp luật chưa đáp ứng được, nếu tham gia các FTA này
thường gặp nhiều khó khăn bất lợi, thường phải chịu thiệt thòi.


×