Tải bản đầy đủ (.pdf) (112 trang)

Những yếu tố tác động đến hành vi sử dụng thẻ thanh toán thay cho tiền mặt của người tiêu dùng tại thành phố hồ chí minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.7 MB, 112 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

VÕ VĂN KHANH

NHỮNG YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN HÀNH VI
SỬ DỤNG THẺ THANH TOÁN THAY CHO TIỀN MẶT
CỦA NGƯỜI TIÊU DÙNG TẠI TP. HỒ CHÍ MINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH

Tai Lieu Chat Luong

Thành phố Hồ Chí Minh – 2019


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

VÕ VĂN KHANH

NHỮNG YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN HÀNH VI
SỬ DỤNG THẺ THANH TOÁN THAY CHO TIỀN MẶT
CỦA NGƯỜI TIÊU DÙNG TẠI TP. HỒ CHÍ MINH
Chuyên ngành

: Quản trị kinh doanh

Mã số chuyên ngành : 60 34 01 02

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH


Giảng viên hướng dẫn

Thành phố Hồ Chí Minh – 2019

: PGS.TS. Từ Văn Bình


LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan rằng bài luận văn “Những yếu tố tác động đến hành vi sử dụng thẻ thanh
toán thay cho tiền mặt của người tiêu dùng tại thành phố Hồ Chí Minh” là bài nghiên cứu
của chính tơi.
Ngồi những tài liệu tham khảo được tơi trích dẫn trong luận văn này, tơi cam đoan
tồn phần hay những phần nhỏ trong luận văn này chưa từng được công bố hoặc được sử
dụng để nhận bằng cấp ở những nơi khác.
Khơng có nghiên cứu hay sản phẩm nào của người khác được sử dụng trong luận văn
này mà không được tơi trích dẫn theo đúng quy định.
Luận văn này chưa bao giờ được nộp để nhận bất kỳ bằng cấp nào tại các trường đại
học hoặc cơ sở đào tạo khác
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày…….tháng…….năm 2019

Võ Văn Khanh


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn này, ngoài những nỗ lực và cố gắng của bản thân, tôi đã nhận
được sự giúp đỡ, hỗ trợ một cách sâu sắc, nhiệt tình của Thầy PGS.TS. Từ Văn Bình - Phó
Viện trưởng Viện Đào tạo Sau đại học Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh và
Q Thầy Cơ tại trường Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh cũng như bạn bè, gia đình và
quý anh chị đồng nghiệp.
Trước tiên, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất đến Thầy PGS.TS. Từ Văn Bình, giảng

viên hướng dẫn khoa học, đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn và hỗ trợ tơi rất nhiều trong q
trình thực hiện luận văn.
Tôi xin gửi lời cảm ơn đến Quý Thầy Cô tại trường Đại học Mở Thành phố Hồ Chí
Minh đã dành nhiều tâm huyết và công sức để truyền đạt cho tôi những kiến thức, kinh
nghiệm và kỹ năng quý báu để tơi có đủ nền tảng thực hiện tốt luận văn này cũng như Quý
Anh Chị quản lý khoa đã tạo điều kiện tốt nhất để tơi có thể hồn thành nhiệm vụ học tập
của mình.
Tơi xin gửi lời cảm ơn đến quý anh chị đồng nghiệp tại Ngân hàng TMCP Sài Gịn
Thương Tín đã nhiệt tình tạo điều kiện giúp tôi tham khảo tài liệu, tham mưu điều chỉnh
bảng câu hỏi khảo sát để tôi thu thập dữ liệu phục vụ cho luận văn.
Cuối cùng, Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới các bạn học viên lớp MBA16A tại
Trường Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh, đặc biệt là các thành viên thuộc Nhóm 3 những người bạn đã luôn đồng hành, giúp đỡ, chia sẻ và động viên tơi trong suốt khóa học
cũng như truyền động lực cho tơi trong q trình thực hiện luận văn này.
Trong thời gian thực hiện luận văn, mặc dù đã cố gắng hoàn thiện một cách tốt nhất có
thể, tham khảo nhiều tài liệu liên quan, cũng như trao đổi - tiếp thu ý kiến đóng góp của
Giảng viên hướng dẫn và Quý Thầy Cô, bạn bè, đồng nghiệp nhưng chắc chắn sẽ không thể
tránh khỏi các sai sót. Rất mong tiếp tục nhận được những ý kiến đóng góp, phản hồi q
báu từ Q Thầy Cơ, các anh chị và các bạn để luận văn có thể được hồn thiện hơn.
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày ……. tháng …… năm 2019

Võ Văn Khanh


TÓM TẮT NGHIÊN CỨU
Bài luận văn “Những yếu tố tác động đến hành vi sử dụng thẻ thanh toán thay cho tiền
mặt của người tiêu dùng tại Thành phố Hồ Chí Minh” được thực hiện nhằm xác định các
nhân tố có thể tác động đến việc chấp nhận thẻ thanh toán để thay cho tiền mặt trong các
hoạt động hàng ngày của người tiêu dùng tại thành phố Hồ Chí Minh để có thể đề ra các
chiến lược tiếp thị kinh doanh phù hợp cho các Ngân hàng trên địa bàn.
Nghiên cứu được thực hiện với đối tượng là người tiêu dùng ở địa bàn thành phố Hồ

Chí Minh và được chia làm 2 giai đoạn gồm nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng,
cụ thể như sau:


Nghiên cứu định tính được thực hiện theo hình thức: i) Phỏng vấn trực tiếp với 10 cán
bộ quản lý tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gịn Thương Tín (Sacombank) có
sử dụng thẻ thanh tốn thay cho tiền mặt nhằm đưa ra và thống nhất các yếu tố ảnh
hưởng đến hành vi sử dụng thẻ thanh toán thay cho tiền mặt của người tiêu dùng tại
Thành phố Hồ Chí Minh; ii) Thảo luận nhóm được thực hiện với 10 đáp viên tại nhiều
ngành nghề khác nhau để nhóm đáp viên đánh giá mức độ phù hợp về ngữ nghĩa, mức
độ dễ hiểu của từng biến quan sát của thang đo, có sự thay đổi, điều chỉnh cần thiết để
đảm bảo đối tượng khảo sát là người tiêu dùng có thể hiểu đúng và trả lời được.



Nghiên cứu định lượng được tiến hành bằng cách gửi phiếu điều tra khảo sát trực tiếp
và khảo sát online (gửi qua email) với cỡ mẫu thu được là 200 đối tượng được sử dụng
thang đo Likert và phân tích nhân tố khám phá (EFA). Mơ hình và các giả thuyết
nghiên cứu được kiểm định bằng phương pháp hồi quy đa biến. Sau khi xem xét các
mẫu nghiên cứu đạt yêu cầu để tiến hành mã hóa, nhập liệu và làm sạch bằng phần
mềm SPSS.
Kết quả khảo sát và phân tích đã chứng minh được thực tiễn, mơ hình nghiên cứu có 6

nhân tố có tác động đến sự chấp nhận thẻ thanh toán thay cho tiền mặt được xếp theo mức
độ tác động giảm dần lần lượt là: sự tin cậy, chi phí tài chính, điều kiện thuận lợi, tính hiệu
quả, kỳ vọng dễ dàng và ảnh hưởng xã hội. Các nhân tố đều có tác động thuận chiều lên sự
chấp nhận sử dụng thẻ thanh toán thay cho tiền mặt của người tiêu dùng tại Thành phố Hồ
Chí Minh, riêng nhân tố cảm nhận chi phí có tác động nghịch chiều.



Dựa vào những kết quả nghiên cứu trên và tình hình sử dụng thẻ thanh tốn thay cho
tiền mặt tại Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng cũng như tại Việt Nam nói chung, tơi đã có
một số khuyến nghị, giải pháp nhằm thu hút khách hàng sử dụng thẻ thanh toán thay cho
tiền mặt của ngươi tiêu dùng được nêu cụ thể tại Chương 5 của luận văn.


SUMMARY
The essay "Factors affecting customer behavior of using payment cards instead of cash
in Ho Chi Minh City" is performed to determine the factors that may affect the acceptance
of payment cards in the daily activities of potential consumers in Ho Chi Minh City
(HCMC) to be able to suggest appropriate marketing strategies for banks in the area.
The study was conducted with consumers who are in HCMC and is divided into 2
phases including qualitative research and quantitative research, specifically as follows:


Qualitative research is conducted in the form of: i) Direct interview with 10
managers at Saigon Thuong Tin Commercial Joint Stock Bank (Sacombank) using
payment cards instead of cash to set and unify most factors affecting the use of
payment cards instead of cash in HCMC; ii) Group discussion was conducted with
10 respondents in different occupations so that the respondent group assessed the
level of semantic appropriateness, the level of comprehension of each observed
variable of the scale, changes, necessary adjustments to ensure that the respondents
are consumers who can understand and answer correctly.



Quantitative research was conducted by sending direct and online surveys (via
email) with a sample size of 200 subjects using Likert scale and Exploratory Factor
Analysis (EFA). The model and research hypotheses are tested by multivariate
regression method. After reviewing the satisfactory research samples to conduct

coding, data entry and cleaning with SPSS software are run.

The results of the survey and analysis have proved the reality, the research model has 6
factors that affect the acceptance of payment cards instead of cash, which are classified in
descending order: trust, financial costs, favorable conditions, efficiency, easy expectations
and social impact. The factors have a positive impact on the acceptance of payment cards
in place of cash in HCMC, but the perceives costs factor has a negative effect.
Based on the above research results and the situation of using payment cards instead of
cash in HCMC in particular as well as Vietnam in general, I have had some
recommendations and solutions to attract customers using payment cards which are
specified in Chapter 5 of the dissertation.


MỤC LỤC
Trang
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI .................................................................................. 1
1.1 Vấn đề và lý do nghiên cứu: ................................................................................... 1
1.2 Thực trạng: .............................................................................................................. 3
1.3 Tổng quan tình hình sử dụng thẻ thanh toán thay cho tiền mặt . ............................ 3
1.3.1 Khái niệm:…………………………………………………………………. 3
1.3.2 Sự cần thiết của việc sử dụng thẻ để thanh tốn thay cho tiền mặt:………. 4
1.3.3 Tình hình sử dụng thẻ thanh toán thay cho tiền mặt của người tiêu dùng tại
một số nước phát triển lân cận:……………………………………………. 4
1.3.4 Tình hình sử dụng thẻ thanh tốn thay cho tiền mặt tại Việt Nam hiện nay:.5
1.3.5 Biểu phí sử dụng thẻ tín dụng của một số Ngân hàng tại Việt Nam:……… 7
1.4 Câu hỏi và mục tiêu nghiên cứu: ............................................................................ 7
1.4.1 Mục tiêu nghiên cứu:……………………………………………………… 7
1.4.2 Câu hỏi nghiên cứu:……………………………………………………….. 7
1.5 Phạm vi và đối tượng nghiên cứu: .......................................................................... 8
1.5.1 Đối tượng nghiên cứu:…………………………………………………….. 8

1.5.2 Đối tượng khảo sát:…………………………………………………………8
1.5.3 Phạm vi nghiên cứu:……………………………………………………….. 8
1.6 Ý nghĩa nghiên cứu: ................................................................................................ 8
1.7 Kết cấu luận văn: ..................................................................................................... 9
1.8 Tóm tắt Chương 1: .................................................................................................. 9
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT.................................................................................. 10
2.1
2.2
2.3
2.4
2.5
2.6
2.7
2.8

Mơ hình TPB: ....................................................................................................... 10
Mơ hình TAM: ...................................................................................................... 11
Mơ hình kết hợp giữa TAM và TPB:.................................................................... 11
Mơ hình IDT: ........................................................................................................ 12
Mơ hình UTAUT: ................................................................................................. 13
Tổng hợp các mơ hình nghiên cứu liên quan: ....................................................... 14
Một số mơ hình nghiên cứu trước đây: ................................................................. 15
Giả thuyết nghiên cứu và đề xuất mơ hình nghiên cứu: ....................................... 21
2.8.1 Khái niệm nhân tố và các giả thuyết nghiên cứu:………………………….21
2.8.2 Đề xuất mơ hình nghiên cứu:………………………………………………25

2.9 Tóm tắt chương 2: ................................................................................................. 27
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................................. 28
3.1 Quy trình nghiên cứu: .............................................................................................. 28
3.2 Nghiên cứu định tính:............................................................................................ 28

3.2.1 Phỏng vấn trực tiếp:………………………………………………………. 28


3.2.2 Thảo luận nhóm:

29

3.2.3 Kết quả phỏng vấn trực tiếp và thảo luận nhóm:

29

3.3 Nghiên cứu định lượng: ........................................................................................ 30
3.4 Phương pháp phân tích dữ liệu: ............................................................................ 30
3.5 Các biến nghiên cứu và thang đo: ......................................................................... 32
3.6 Tóm tắt chương 3 .................................................................................................. 37
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ......................................................................... 38
4.1 Thống kê mô tả: .................................................................................................... 38
4.1.1 Đặc điểm của mẫu khảo sát:……………………………………………… 38
4.1.2 Kết quả thống kê mô tả các biến định lượng:…………………………….. 40
4.2
4.3
4.4
4.5
4.6
4.7
4.8
4.9
4.10

Kiểm định sự tương quan giữa các nhân tố trong mơ hình: .................................. 42

Kiểm định độ tin cậy Cronbach’s alpha: ............................................................... 43
Phân tích nhân tố khám phá EFA: ........................................................................ 44
Phân tích hồi qui tuyến tính: ................................................................................. 45
Kiểm định phần dư trong mơ hình hồi qui: ........................................................... 47
Kiểm định T-Test (Independent Samples Test): ................................................... 49
Kiểm định One-Way-ANOVA cho biến tuổi: ...................................................... 49
Kiểm định các giả thuyết trong mô hình nghiên cứu: ........................................... 50
Thảo luận kết quả nghiên cứu: .............................................................................. 51
4.10.1 Phân tích tác động của các nhân tố:…………………………………….. 51
4.10.2 Phân tích mức độ chấp nhận sử dụng thẻ thanh toán thay tiền mặt:……. 53
4.10.3 So sánh sự tương đồng của nghiên cứu so với các nghiên cứu trước đây:55

4.11 Tóm tắt chương 4: ................................................................................................. 55
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ............................................................ 58
5.1 Kết luận: ................................................................................................................ 58
5.2 Khuyến nghị: ......................................................................................................... 59
5.3 Những hạn chế của đề tài và hướng nghiên cứu tương lai: .................................. 63
TÀI LIỆU THAM KHẢO: ................................................................................................ 65
Danh mục tài liệu tiếng Anh:......................................................................................... 65
Danh mục tài liệu tiếng Việt:......................................................................................... 66
PHỤ LỤC 1A: DANH SÁCH PHỎNG VẤN................................................................... 68
PHỤ LỤC 1B: DÀN BÀI PHỎNG VẤN TRỰC TIẾP ................................................... 69
PHỤ LỤC 1C: DÀN BÀI THẢO LUẬN NHÓM ............................................................ 71
PHỤ LỤC 1D: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐỊNH TÍNH................................................ 76
PHỤ LỤC 2: BẢNG KHẢO SÁT ..................................................................................... 83
PHỤ LỤC 3: KẾT QUẢ PHÂN TÍCH ............................................................................. 87
PHỤ LỤC 4: BẢNG DIỄN GIẢI CÁC KÝ HIỆU BIẾN VÀ NHÂN TỐ ................... 100


DANH MỤC HÌNH

Trang
Hình 2.1 Mơ hình TPB ....................................................................................................... 10
Hình 2.2 Mơ hình TAM ...................................................................................................... 11
Hình 2.3 Mơ hình C-TAM-TPB ......................................................................................... 12
Hình 2.4 Mơ hình IDT ........................................................................................................ 12
Hình 2.5 Mơ hình UTAUT ................................................................................................. 14
Hình 2.6 Mơ hình đề xuất nghiên cứu ................................................................................ 26
Hình 4.1 Kết quả thống kê các biến định lượng ................................................................. 41
Hình 4.2 Biểu đồ tần số phần dư chuản hóa ....................................................................... 47
Hình 4.3 Biểu đồ phần dư chuẩn hóa Normal P-P Plot ...................................................... 48
Hình 4.4 Biểu đồ Scatter Plot ............................................................................................. 48
Hình 4.5 Đồ thị biểu diễn giá trị trung bình của yếu tố Chấp nhận sử dụng ...................... 54


DANH MỤC BẢNG
Trang
Bảng 3.1 Bảng thang đo Cảm nhận tính hiệu quả ............................................................... 32
Bảng 3.2 Bảng thang đo Cảm nhận sự dễ dàng .................................................................. 33
Bảng 3.3 Bảng thang đo Cảm nhận sự ảnh hưởng xã hội ................................................... 34
Bảng 3.4 Bảng thang đo Cảm nhận sự tin cậy .................................................................... 35
Bảng 3.5 Bảng thang đo Cảm nhận chi phí tài chính .......................................................... 36
Bảng 3.6 Bảng thang đo Cảm nhận sự thuận lợi ................................................................. 36
Bảng 3.7 Bảng thang đo Chấp nhận sử dụng ...................................................................... 37
Bảng 4.1 Thống kê theo độ tuổi .......................................................................................... 38
Bảng 4.2 Thống kê theo giới tính ........................................................................................ 38
Bảng 4.3 Thống kê theo nghề nghiệp .................................................................................. 38
Bảng 4.4 Thống kê theo thời gian sử dụng thẻ thanh toán .................................................. 39
Bảng 4.5 Thống kê theo thu nhập........................................................................................ 39
Bảng 4.6 Thống kê theo trình độ ......................................................................................... 40
Bảng 4.7 Kết quả thống kê mơ tả các biến định lượng ....................................................... 40

Bảng 4.8 Kết quả phân tích tương quan Pearson ................................................................ 42
Bảng 4.9 Kết quả phân tích Cronbach’s alpha .................................................................... 43
Bảng 4.10 Kết quả phân tích EFA ....................................................................................... 44
Bảng 4.11 Kết quả xoay nhân tố ......................................................................................... 45
Bảng 4.12 Chỉ số R2 hiệu chỉnh và hệ số Durbin-Watson của mơ hình nghiên cứu .......... 46
Bảng 4.13 Kết quả của mơ hình hồi qui .............................................................................. 46
Bảng 4.14 Kết quả kiểm định T-Test .................................................................................. 49
Bảng 4.15 Kết quả kiểm định One-Way-ANOVA ............................................................. 49
Bảng 4.16 Kết quả kiểm định các giả thuyết trong mơ hình. .............................................. 50
Bảng 4.17 Thống kê mô tả giá trị của thang đo Chấp nhận sử dụng .................................. 54
Bảng 4.18 Thống kê chi tiết biến quan sát CN4.................................................................. 55
Bảng 4.19 Tóm tắt kết quả nghiên cứu ............................................................................... 55


Trang 1
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI
Trong chương 1, nội dung chính được đề cập bao gồm: vấn đề và lý do nghiên cứu, mục
tiêu và câu hỏi nghiên cứu, tổng quan về tình hình sử dụng thẻ thanh tốn cũng như đối
tượng và phạm vi nghiên cứu, ý nghĩa nghiên cứu, cuối cùng là kết cấu đề tài.
1.1 Vấn đề và lý do nghiên cứu:
Ở thời điểm hiện tại, sự phát triển của công nghệ trên thế giới ngày càng tăng cao,
các Tổ chức tài chính lẫn người tiêu dùng đều tận dụng triệt để những thành tựu do
công nghệ mang lại để phục vụ cho nhu cầu cuộc sống hiện tại và bắt kịp với xu hướng
hiện đại trên tồn cầu, việc sử dụng thẻ thanh tốn, thẻ ghi nợ, v.v. (gọi chung là thẻ
thanh toán) để thực hiện thanh toán thay thế cho các loại tiền giấy truyền thống trong
các hoạt động mua bán hàng ngày của người tiêu dùng bởi sự an toàn, thuận lợi trong
việc sử dụng. Và đứng ở gốc độ tiến bộ, với sự phát triển tuyệt vời của công nghệ hiện
đại tại Việt Nam mà cụ thể là tại thành phố Hồ Chí Minh thì thẻ thanh tốn cho phép
mọi giao dịch mua bán của người tiêu dùng được thực hiện vào bất cứ nơi nào nếu có
sử dụng máy POS hoặc ATM.

Được biết đến như một công nghệ thời thượng và đa năng với những tính năng đặc
trưng khi nhắc đến lĩnh vực tài chính Ngân hàng, thẻ thanh tốn đang góp phần làm
nên những thay đổi đáng kể cho ngành Ngân hàng ngày nay chỉ với một chiếc thẻ nhỏ
gọn, người tiêu dùng dù ở nhà hàng, khách sạn, siêu thị hay các cửa hàng tạp hóa, nhu
yếu phẩm, cửa hàng gia dụng, shop thời trang và mọi nơi có lắp đặt máy POS đều có
thể sử dụng thẻ thanh toán để thanh toán các giao dịch mua và bán cùng số tiền hàng
chục, hàng trăm, thậm chí là hàng tỷ đồng một cách nhanh chóng – an tồn thơng qua
một lần quẹt thẻ hoặc chạm thẻ (công nghệ tiên tiến nhất hiện nay của Sacombank)
thay vì sử dụng các loại tiền giấy truyền thống như trước đây. Điều này đã góp phần
vào việc phát triển kinh tế, du lịch, thương mại, dịch vụ giữa các vùng miền trên toàn
thế giới.
Bên cạnh đó, trong thời đại con người và xã hội không ngừng phát triển, các hoạt
động giao dịch thương mại, dịch vụ luôn diễn ra mọi lúc mọi nơi, vượt qua cả giới hạn
về không gian và thời gian. Khi đó hoạt động thanh tốn bằng tiền mặt sẽ dẫn đến
nhiều bất lợi và rủi ro như: chi phí cho việc tổ chức hoạt động thanh toán tốn kém; dễ
bị lợi dụng để gian lận, trốn thuế, v.v.


Trang 2
Để khắc phục những nhược điểm của thanh toán bằng tiền mặt, thẻ thanh toán là
phương tiện thanh toán mới ưu việt hơn đáp ứng một cách tốt hơn cho yêu cầu của sự
phát triển kinh tế, mang la ̣i nhiề u lơ ̣i ích cho người tiêu dùng, ngân hàng và cho xã
hô ̣i, cụ thể: Đối với người tiêu dùng là tin
́ h bảo mâ ̣t và an toàn; Đố i với ngân hàng,
thẻ thanh toán là giải pháp để các ngân hàng huy đô ̣ng vố n, tâ ̣p trung vố n nhàn rỗi
trong dân cư để tái đầ u tư, gia tăng giá tri thă
̣ ̣ng dư cho xã hô ̣i; Đố i với nhà nước, giao
dich
̣ không dùng tiề n mă ̣t giúp cho công tác quản lý chă ̣t chẽ và hiê ̣u quả hơn, kiể m
soát đươ ̣c lươ ̣ng tiề n ra vào trong thi trươ

̣
̀ ng, từ đó có những chiế n lươ ̣c điề u tiế t nguồ n
vố n trong thi trươ
̣
̀ ng để gia tăng lơ ̣i ić h cho toàn xã hơ ̣i.
Theo dịng phát triển - đổi mới của công nghệ, hầu hết tất cả các Ngân hàng đều
tập trung đầu tư cơ sở hạ tầng và nhanh chóng hợp tác các tổ chức trong và ngoài nước
để cải thiện sản phẩm dịch vụ tại đơn vị nhằm mang đến cho người tiêu dùng nhiều sự
lựa chọn với những sản phẩm thẻ đa dạng, nhiều tính năng riêng cho từng loại thẻ để
sử dụng tại tất cả các địa điểm chấp nhận thẻ trên toàn cầu. Song song đó, hầu hết các
tổ chức tài chính đang phải tìm cho mình một mơ hình chuẩn hóa với sự phát triển của
thị trường, nhằm phù hợp với điều kiện vĩ mô và vi mô hiện nay cũng như trình độ
phát triển của xã hội, vì thế, việc am hiểu và xác định những yếu tố tác động đến hành
vi sử dụng thẻ trong giao dịch của các khách hàng tại từng thị trường là rất quan trọng
trong khi các nghiên cứu đối với việc thanh toán bằng thẻ thay cho tiền mặt tại thị
trường Việt Nam vẫn cịn khá ít và mang nhiều tính chất chủ quan.
Tuy nhiên, kế thừa từ các mơ hình nghiên cứu đã được cơng nhận ở nước ngồi,
các bài nghiên cứu trong nước hầu hết nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến ý
định và hành vi sử dụng thẻ tín dụng, thẻ ATM, dịch vụ Internet Banking, E – Banking,
Mobile Banking của người tiêu dùng và áp dụng tại một số địa điểm cụ thể tại Việt
Nam, khơng có nhiều các nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi sử dụng
thẻ thanh toán thay cho tiền mặt nói chung và cũng như nghiên cứu về đối tượng người
tiêu dùng tại thành phố Hồ Chí Minh.
Để tìm hiể u sâu hơn về đề tài này với mong muốn góp phần tìm hướng đi cho việc
thanh tốn bằng thẻ thay cho tiền mặt trong mọi hoạt động mua bán hàng ngày, cũng
như có gốc nhìn đa chiều trong việc sử dụng thẻ tại thị trường trong nước, cụ thể là
thành phố Hồ Chí Minh nên tác giả quyết định thực hiện đề tài: “Những yếu tố tác
động đến hành vi sử dụng thẻ thanh toán thay cho tiền mặt của người tiêu dùng tại
thành phố Hồ Chí Minh”.



Trang 3
1.2 Thực trạng:
Theo số liệu thống kê của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
-

Đến quý 2/2019, tổng số lượng thẻ ngân hàng đang lưu hành tại VN là hơn 164
triệu thẻ, gần gấp đôi dân số VN hiện tại là 96,2 triệu người, trong đó thẻ quốc tế
là trên 10 triệu thẻ.

-

Tổng số lượng máy POS và các thiết bị chấp nhận thẻ khác: gần 260 triệu thiết bị.

-

Tuy nhiên, số lượng giao dịch thanh tốn bằng thẻ tính từ quý 3/2018 đến quý
2/2019 chỉ đạt từ 50 triệu lượt lên hơn 76,5 triệu lượt chưa bằng ½ số lượng thẻ
lưu hành hiện nay, giá trị giao dịch gần: 195.000 tỷ đồng.
Nguồn: Vụ Thanh toán - Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

→ Do đó, hơn một nữa số lượng thẻ ngân hàng đang lưu hành trên thị trường hiện
nay vẫn chỉ được sử dụng theo cách truyền thống là rút tiền mặt để chi tiêu của
người tiêu dùng. Đây chính là những cơ sở cho việc phát triển thanh toán điện tử
ở thị trường VN do tiền năng phát triển vẫn còn khá nhiều. Tuy nhiên, hoạt động
thương mại điện tử nói chung và thanh tốn điện tử nói riêng tại VN hiện nay vẫn
còn gặp khá nhiều trở ngại do nhiều nhân tố tác động đến quyết định sử dụng
phương thức thanh toán điện tử của người tiêu dùng. Đặc biệt là trong bố i cảnh
hiê ̣n nay – bố i cảnh cuô ̣c cách mạng công nghiệp 4.0.
Theo số liệu thống kê giao dịch thanh toán nội địa theo các phương tiện thanh tốn

chính hiện nay mà khơng dùng tiền mặt tính đến q 2/2019 thì ngồi hình thức giao
dịch qua thẻ nói trên thì cịn 1 số hình thức khác như:
-

Séc: đạt gần 112 nghìn lượt giao dịch, giá trị giao dịch gần: 65 nghìn tỷ đồng.

-

Lệch chi: đạt hơn 305 triệu lượt giao dịch, giá trị giao dịch hơn: 25 triệu tỷ đồng.

-

Nhờ thu: đạt gần 3,2 triệu lượt giao dịch, giá trị giao dịch gần: 1,4 triệu tỷ đồng.

-

Phương tiện thanh toán khác: đạt hơn 11,5 triệu lượt giao dịch, giá trị giao dịch
gần: 1,4 triệu tỷ đồng.
Nguồn: Vụ Thanh toán - Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

1.3 Tổng quan tình hình sử dụng thẻ thanh toán thay cho tiền mặt của người tiêu
dùng hiện nay.
1.3.1 Khái niệm:
Thẻ ngân hàng: được hiểu là phương tiện giúp cho người tiêu dùng có thể thực
hiện các giao dịch mua sắm hàng hóa, chi trả các khoản chi phí phát sinh với một hạn
mức nhất định được cấp (thẻ tín dụng) hoặc được liên kết từ tài khoản ngân hàng của


Trang 4
chính người tiêu dùng (thẻ ghi nợ) hoặc trong phạm vi giá trị tiền được người tiêu

dùng nạp vào thẻ tương ứng trước đó (thẻ trả trước) do các Tổ chức thẻ (Master card,
JCB, Visa, Napas,.v.v.) phát hành đến người tiêu dùng thơng qua các Ngân hàng trong
và ngồi nước cũng như một số cơng ty tài chính khác.
Hiện tại ở Việt Nam, Thẻ ngân hàng bao gồm: thẻ nội địa (chỉ sử dụng để rút tiền
mặt hoặc thanh toán các dịch vụ khác trong lãnh thổ Việt Nam) và thẻ quốc tế (được
sử dụng ở Việt Nam và nhiều nước trên thế giới). Hai loại thẻ này so về tính năng sử
dụng thì tương đối giống nhau (có thể là thẻ ghi nợ, thẻ tín dụng, v.v.) nhưng để có thể
lựa chọn được loại thẻ phù hợp thì còn tùy thuộc vào nhu cầu sử dụng của người dùng.
1.3.2 Sự cần thiết của việc sử dụng thẻ để thanh toán thay cho tiền mặt:
Trong nền kinh tế thế giới ngày càng phát triển, việc giao thương giữa nhiều thành
phần kinh tế với việc thanh toán bằng tiền mặt theo phương thức truyền thống sẽ khơng
đảm bảo tính an tồn, hơn nữa, thanh tốn bằng tiền mặt sẽ làm cho vốn bị ứ đọng,
mất nhiều chi phí do khoảng cách địa lý giữa người mua – người bán, tiếp đến là các
chi phí in ấn và phân phối vận chuyển tiền mặt đến người tiêu dùng là rất lớn nên việc
thanh toán bằng tiền mặt ngày càng cho thấy có nhiều khuyết điểm và khơng thể đáp
ứng được u cầu sử dụng của người tiêu dùng hiện tại và trong tương lai.
Từ đây, việc không sử dụng tiền mặt trong các giao dịch kinh tế đã trở thành một
trong những phương thức giúp khắc phục những hạn chế khi thanh tốn như trước đây,
đồng thời, việc thanh tốn khơng dùng tiền mặt có vai trị rất quan trọng trong việc
thúc đẩy sự phát triển sản xuất và lưu thông hàng hóa của nền kinh tế hiện nay trên
thế giới nói chung và tại Việt Nam nói riêng do tính ưu việt mang lại.
Mặc khác, khi thực hiện giao dịch khơng sử dụng tiền mặt sẽ góp phần giúp chính
phủ gia tăng khả năng kiểm soát được lượng tiền trong nền kinh tế, giúp điều tiết lượng
cung tiền cho phù hợp cũng như phòng chống tham nhũng và tội phạm kinh tế.
1.3.3 Tình hình sử dụng thẻ thanh tốn thay cho tiền mặt của người tiêu dùng
tại một số nước phát triển lân cận:
Theo nhận định, trong tương lai gần, một xã hội không tiền mặt sẽ bắt đầu xuất
hiện. Tuy nhiên, số liệu từ Ngân hàng thế giới cho thấy rằng, việc không sử dụng tiền
mặt trong các giao dịch kinh tế đã xuất hiện từ lâu, thay vào đó là các hình thức thanh
tốn điện tử. Đây là một trong những phương thức giao dịch khá phổ biến tại nhiều

quốc gia phát triển trên thế giới như: Thụy Điển, Mỹ, Canada, Hàn Quốc, Trung Quốc,


Trang 5
v.v., với giá trị chi tiêu của người dân chiếm tới hơn 93% tổng số giao dịch hằng ngày.
Hầu hết các nước đã và đang triển khai công cuộc cải cách hệ thống thanh tốn theo
hướng hiện đại hóa nhằm đáp ứng nhu cầu thanh toán ngày càng cao của người dân.
Việc dùng thẻ và thực hiện giao dịch thanh tốn bằng các ứng dụng tích hợp trong
điện thoại thông minh sẽ là xu hướng thời đại được nhiều quốc gia chấp nhận và bước
vào kỷ nguyên không tiền mặt.
Top 10 quốc gia có nền kinh tế ít sử dụng tiền mặt nhất thế giới:
120%
100%

88%

86%

80%

88%

98%

96%

79%

69%


88%
72%
58%

60%
40%
20%

7%

8%

10%

Pháp

Canada

11%

11%

14%

15%

20%

24%


30%

0%
Bỉ

Anh

Tỉ lệ sử dụng

Tỉ lệ người tiêu dùng

tiền mặt

sở hữu thẻ tín dụng

Thụy Điển

Úc

Hà Lan

Mỹ

Đức

Hàn Quốc

Nguồn: Thời báo tài chính online ngày 31/03/2019
1.3.4 Tình hình sử dụng thẻ thanh toán thay cho tiền mặt tại Việt Nam hiện nay:
Theo thông tin từ Bộ Công Thương công bố (2019), với số lượng dân số hơn 96,2

triệu dân, thì trong đó có 59% người dân đang sử dụng internet và 34% sử dụng điện
thoại di động để truy cập vào internet, do đó, thương mại điện tử tại Việt Nam được
đánh giá là đầy đủ tiềm năng để phát triển tại Việt Nam.
Tại thời điểm năm 2015, hầu hết tất cả các siêu thị hoặc trung tâm mua sắm và
thậm chí là cơ sở phân phối hiện đại trong cả nước đều cho phép người tiêu dùng thanh
tốn khơng dùng tiền mặt khi mua hàng hóa. Với kỹ thuật hạ tầng được phục vụ cho
thanh toán thẻ đã được cải thiện, số lượng ATM và máy chấp nhận thanh tốn thẻ
(POS) tại thị trường trong nước có tốc độ tăng trưởng khá nhanh. Theo đó, năm 2015,
giá trị mua hàng trực tuyến ước tính đạt khoảng 160 USD/người. Tổng doanh thu bán
hàng qua các hình thức thương mại điện tử tại Việt Nam năm 2015 đạt được 4,07 tỷ
USD, tuy nhiên, mới chỉ chiếm 2,8% tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ
tiêu dùng gộp lại.


Trang 6
Trong giai đoạn hiện nay, việc sử dụng thẻ để thanh toán thay cho tiền mặt tại Việt
Nam ngày càng phổ biến, khởi đầu từ cột móc phát hành thẻ ngân hàng đầu tiên (vào
năm 1996), đến 30/6/2017, tổng số lượng thẻ đã phát hành đạt trên 121,6 triệu thẻ
(tăng gấp 4 lần so với cuối năm 2010) do 48 tổ chức tài chính phát hành. Trong đó,
thẻ ghi nợ chiếm 90,66%, thẻ tín dụng chiếm 3,53%, thẻ trả trước là 5,81% và trên
17.300 ATM, hơn 239.000 POS được lắp đặt trên toàn lãnh thổ Việt Nam, đồng thời
đối với thanh tốn trực tuyến cũng có hơn 25% doanh nghiệp chấp nhận thanh toán
bằng thẻ thay cho tiền mặt. Bên cạnh việc phát triển số lượng thẻ, chất lượng dịch vụ
cũng đang ngày càng được hoàn thiện, phần lớn các tổ chức tài chính đều đã và sẽ liên
kết với các tổ chức như: Trường học, hãng taxi, hãng hàng khơng, siêu thị… để người
tiêu dùng có thể thuận tiện trong việc sử dụng thẻ để thanh toán trong các hoạt động
thiết yếu.
Theo Quyết định số 2545/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 30/12/2016 về
thanh tốn khơng dùng tiền mặt tại Việt Nam giai đoạn 2016 - 2020 với mục tiêu đến
năm 2020:

-

Tồn thị trường có trên 300.000 thiết bị chấp nhận thẻ POS được lắp đặt với số
lượng giao dịch đạt khoảng 200 triệu giao dịch/năm.

-

100% các siêu thị, trung tâm mua sắm và cơ sở phân phối hiện đại có thiết bị
chấp nhận thẻ và cho phép người tiêu dùng giao dịch thanh tốn khơng dùng
tiền mặt.

-

70% các đơn vị cung cấp dịch vụ điện, nước, viễn thơng và truyền thơng chấp
nhận thanh tốn của người tiêu dùng qua các hình thức khơng dùng tiền mặt.

-

Nâng tỷ lệ người dân từ 15 tuổi trở lên có tài khoản ngân hàng lên mức ≥ 70%.

Một trong những động thái tuyên truyền rõ nét nhất là vào ngày 16/6/2019, Ngân
hàng TMCP Sài Gịn Thương Tín đã phối hợp cùng Báo Tuổi Trẻ để tổ chức sự kiện
chạy bộ để hưởng ứng “Ngày không tiền mặt” tại thành phố Hồ Chí Minh và thành
phố Hà Nội do Ngân hàng Nhà nước phát động, đánh dấu bước ngoặt mới trong lĩnh
vực thanh toán tại Việt Nam, mở đường cho cộng đồng tiếp cập với xu hướng thanh
toán mới – xu hướng thanh tốn khơng sử dụng tiền mặt với nhiều tiện ích hấp dẫn đi
kèm như:
-

Tăng cường bảo mật, hạn chế rủi ro.


-

Giao dịch nhanh chóng, khơng giới hạn thời gian – khơng gian.

-

Minh bạch hóa dịng tiền, tăng cường lưu thông vốn.


Trang 7
1.3.5 Biểu phí sử dụng thẻ tín dụng của một số Ngân hàng tại Việt Nam:

Nguồn: Tạp chí Tài chính (28/04/2019)
1.4 Câu hỏi và mục tiêu nghiên cứu:
1.4.1 Mục tiêu nghiên cứu:
Đưa ra các giải pháp nhằm phát triển hình thức sử dụng thanh tốn bằng thẻ thay
cho tiền mặt của người tiêu dùng tại thành phố Hồ Chí Minh, cụ thể:
-

Xác định các nhân tố có thể tác động đến việc chấp nhận sử dụng thẻ thanh
toán để thanh toán thay cho tiền mặt của người tiêu dùng tại thành phố Hồ
Chí Minh.

-

Xác định tầm quan trọng của từng yếu tố tác động đến việc chấp nhận thẻ
thanh toán.

-


Xác định mức độ chấp nhận sử dụng thẻ thanh toán.

 Trên cơ sở xác nhận định trên, sẽ nêu ra các hàm ý quản trị của tác giả.
1.4.2 Câu hỏi nghiên cứu:
Để đưa ra được các chiến lược thúc đẩy thói quen thanh tốn bằng thẻ thay
cho tiền mặt, ngân hàng cần phải tìm hiểu rõ các nhân tố nào ảnh hưởng đến sự
quan tâm và quá trình ra quyết định chấp nhận sử dụng thẻ để thanh toán của
người tiêu dùng cũng như sức ảnh hưởng của các nhân tố này. Với mục tiêu như
vậy câu hỏi nghiên cứu cần bao hàm:


Trang 8
-

Các nhân tố nào tác động đến việc chấp nhận sử dụng thẻ thanh toán.

-

Mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố tác động đến việc chấp nhận sử dụng
thẻ thanh toán thế nào.

-

Làm sao để đẩ y ma ̣nh viê ̣c sử du ̣ng thẻ thanh toán thay cho tiền mặt tại thành
phố Hồ Chí Minh.

1.5 Phạm vi và đối tượng nghiên cứu:
1.5.1 Đối tượng nghiên cứu:
Là các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi sử dụng thẻ thanh toán để thanh toán

thay cho tiền mặt của người tiêu dùng tại thành phố Hồ Chí Minh.
1.5.2 Đối tượng khảo sát:
Bất kỳ người tiêu dùng nào (Học sinh, sinh viên, cơng nhân, cơng chức, nhân
viên văn phịng, giáo viên, nội trợ, người cơng tác trong lĩnh vực văn hóa nghệ
thuật, v.v.. ) đã từng sử dụng thẻ thanh toán thay cho tiền mặt tham gia trả lời
bảng câu hỏi đều được chọn vào mẫu khảo sát.
1.5.3 Phạm vi nghiên cứu:
Đề tài nghiên cứu bao gồm phân tích thị trường, tìm kiếm, tổng hợp lý thuyết
và khảo sát, v.v, được thực hiện trong khoảng thời gian 08 tháng (từ tháng
09/2018 đến tháng 04/2019) trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.
1.6 Ý nghĩa nghiên cứu:
Tại Việt Nam nói chung và tại thành phố Hồ Chí Minh nói riêng, trong bối cảnh
hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng trở nên sâu sắc, sự cạnh tranh ngày càng tăng giữa
các Ngân hàng dẫn đến gia tăng nhận thức về vai trò và tầm quan trọng của đầu tư
công nghệ, buộc các Ngân hàng phải ứng dụng các công nghệ mới nhất để đối mặt với
sự cạnh tranh và giữ chân khách hàng của mình. Do đó, kết quả nghiên cứu là cơ sở
để các Ngân hàng hiểu được các yếu tố cũng như mức độ tác động của chúng đến việc
sử dụng thẻ thanh toán thay cho tiền mặt của người tiêu dùng, từ đó có thể đề ra các
chiến lược tiếp thị kinh doanh phù hợp cho hình thức cịn khá lạ lẫm tại thị trường Việt
Nam, cũng như đưa ra những sản phẩm tích hợp/kèm theo để hồn thiện chất lượng
dịch vụ, mang lại lợi nhuận tốt hơn cho Đơn vị mình.


Trang 9
1.7 Kết cấu luận văn:
Ngoài các nội dung phụ như lời mở đầu, mục lục, danh mục bảng, số liệu, hình vẽ,
đồ thị, tài liệu tham khảo, kết luận và phụ lục thì kết cấu của Luận văn bao gồm 05
chương, chi tiết như sau:
Chương 1: Giới thiệu đề tài. Trình bày các vấn đề lý do nghiên cứu, mục tiêu, câu
hỏi, đối tượng, phạm vi và phương pháp nghiên cứu cũng như cấu trúc của

luận văn và Giới thiệu tổng quan về tình sử dụng thẻ thay cho tiền mặt để
thanh tốn.
Chương 2: Cơ sở lý thuyết. Trình bày cơ sở lý thuyết về các mơ hình nghiên cứu, các
nghiên cứu liên quan và đề xuất mơ hình nghiên cứu của đề tài.
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu. Trình bày về phương pháp nghiên cứu và xây
dựng thang đo.
Chương 4: Kết quả nghiên cứu. Phân tích kết quả dữ liệu đã thu thập và trình bày kết
quả nghiên cứu sau khi đã phân tích và xác định mức độ ảnh hưởng của
các yếu tố nghiên cứu.
Chương 5: Kết luận và Khuyến nghị. Trình bày tóm tắt những kết luận và khuyến
nghị một số chính sách trong quản lý cũng như nêu ra một số hạn chế của
đề tài từ đó gợi ý cho hướng nghiên cứu tiếp theo.
1.8 Tóm tắt Chương 1:
Ở chương 1, các yếu tố chính của đề tài đã được đề cập, bao gồm lý do hình thành
đề tài, quá trình thực hiện, ý nghĩa khi thực hiện đề tài nghiên cứu này, đồng thời giới
thiệu tổng quan về các loại thẻ hiện có trên trên thị trường cũng như tình hình sử dụng
thẻ thay cho tiền mặt trong giao dịch thanh toán hàng ngày của người tiêu dùng trên
tồn quốc nói chung và thành phố Hồ Chí Minh nói riêng. Ở chương tiếp theo, sẽ trình
bày một số cơ sở lý thuyết bao gồm mơ hình nghiên cứu và tóm tắt các nghiên cứu
trước đây trong cùng lĩnh vực có liên quan đến việc chấp nhận đưa cơng nghệ mới vào
sử dụng, từ đó đề xuất mơ hình nghiên cứu của luận văn.


Trang 10
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT
Tại chương 1, luận văn đã trình bày một cách tổng quan cũng như khái niệm và thực
trạng về việc sử dụng thẻ thanh toán thay cho tiền mặt. Tiếp theo trong chương 2, nghiên
cứu giới thiệu cơ sở lý thuyết và một số nghiên cứu trước đây liên quan đến đề tài và đề
xuất mơ hình nghiên cứu.
2.1 Mơ hình TPB (Theory of Planned Behaviour - Thuyết hành vi dự định):

Lý thuyết hành vi dự định (TPB) được Ajzen hình thành từ lý thuyết gốc TRA
(Thuyết hành động hợp lý).
TRA được phát triển bởi Fishbein & Ajzen (1969-1980), khái quát từ lĩnh vực tâm
lý xã hội, đây là một trong những thuyết cơ bản nhất về hành vi của con người. Theo
TRA, hành vi của một người được xác định bởi ý định thực hiện, mà ý định thực hiện
lại được xác định bởi thái độ của con người và chuẩn mực chủ quan của họ đối với hành
vi đó.
Trên nền tảng của TRA, thuyết TPB bổ sung thêm yếu tố nhận thức kiểm sốt hành
vi (PBC) - là yếu tố bên ngồi con người vừa có tác động lên ý định vừa có tác động
trực tiếp đến hành vi thực tế, khác với các yếu tố từ bên trong con người chỉ tác động
gián tiếp đến hành vi thông qua ý định. Nói cách khác, khi con người có nhận thức bên
trong đủ mạnh về sự đúng đắn, cần thiết của hành vi và họ cảm thấy khả năng kiểm soát
hành vi thực tế của mình cao (hay điều kiện thuận lợi) thì họ sẽ có khuynh hướng thực
hiện các ý định của mình ngay khi có cơ hội.
Hình 2.1 Mơ hình TPB
Thái độ
Attitude towards
behavior

Chuẩn mực chủ quan
Subjective norm

Ý định
Behaviora
l intention

Hành vi
Actual
behavior


Kiểm soát hành vi
Perceived behavioural
control
Nguồn: Ajzen (1991)


Trang 11
Yếu tố cảm nhận về khả năng kiểm soát hành vi được dự báo bởi 2 thành phần:
• Niềm tin về khả năng kiểm sốt (Control belief): đó là mức độ kiểm sốt hành vi
của chính mình mà một người cảm nhận được.
• Tần số xuất hiện của các rào cản (control frequency).
2.2 Mơ hình TAM (Technology AcceptanceModel – Mơ hình chấp nhận cơng nghệ):
Được Davis giới thiệu năm 1989, dựa theo mơ hình TRA, TAM nghiên cứu về sự
chấp nhận hệ thống cơng nghệ thơng tin. Mơ hình đã chỉ ra rằng, khi thực hiện giới thiệu
một công nghệ mới cho người dùng, thì những yếu tố nào sẽ ảnh hưởng đến họ khi đưa
ra quyết định và họ sẽ sử dụng nó khi nào. Trong mơ hình, sự cảm nhận về tính hữu ích
(PU) và cảm nhận về sự dễ dàng (Peou) là hai yếu tố quan trọng nhất trong việc giải
thích ý định cũng như hành vi của người sử dụng. Davis (1989) định nghĩa PU như là
một cách đo lường sự tin tưởng của một người trong việc sử dụng một hệ thống cụ thể
sẽ giúp cho hiệu suất cơng việc của mình tăng lên và Peou đề cập đến mức độ có thể tin
được của người sử dụng trong việc sử dụng hệ thống sẽ tiết kiệm thời gian đầu tư cho
công việc của họ.
Hình 2.2 Mơ hình TAM
Sự hữu ích
Perceived
Usefulness

Sự dễ dàng sử
dụng
Perceived Easy

of use

Thái độ
hướng về sử
dụng
Attitude
toward using

Ý định sử
dụng
Behavioral
Intention to
use

Sử dụng
thực tế
Actual
system use

Nguồn: Davis (1989)
2.3 Mơ hình kết hợp giữa TAM và TPB (C-TAM-TPB):
Được tạo ra từ nghiên cứu của Taylor & Todd (1995) đã bổ sung vào mơ hình TAM
hai yếu tố chính là chuẩn mực chủ quan và nhận thức kiểm soát hành vi. Từ nghiên cứu
này, Taylor & Todd đã cho rằng việc kết hợp với thuyết hành vi dự định TPB làm tăng
thêm các yếu tố cho TAM sẽ giúp cho mơ hình trở nên phù hợp hơn trong việc sử dụng
công nghệ.


Trang 12
Hình 2.3 Mơ hình C-TAM-TPB

Sự hữu ích
Perceived Usefulness

Sự dễ dàng sử dụng
Perceived Easy of
use

Thái độ hướng
về sử dụng
Attitude
toward using

Ý định sử
dụng
Behavioral
Intention to
use

Sử dụng
thực tế
Actual
system use

Chuẩn mực chủ quan
Subjective norm
Kiểm sốt hành vi
Perceived behavioural control

Nguồn: Taylor & Todd (1995)


2.4 Mơ hình IDT (Innovation Diffusion Theory - Thuyết khuếch tán đổi mới):
Có nền tảng từ xã hội học, Thuyết IDT (Roger,1995) được sử dụng từ 1960 để nghiên
cứu một loạt các sáng kiến khác nhau, từ các công cụ nông nghiệp tới các sáng kiến để
đổi mới tổ chức (Tornatzky & Klein,1982). Trong mảng hệ thống thông tin, Moore &
Benbasat (1991) đã chỉnh sửa một số đặc điểm trong thuyết IDT của Roger và dùng cho
nghiên cứu về sự chấp nhận cơng nghệ của cá nhân.
Hình 2.4 Mơ hình IDT
Khả năng tương thích
Compatibility

Lợi thế tương đối
Relative advantage

Kết quả có thể chứng minh
Results Demonstrability

Dễ sử dụng
Ease of Use

Hình ảnh
Imagine
Sự minh bạch
Visibility

Chấp nhận
Adoption

Tự nguyện sử dụng
Voluntariness of Use
Khả năng trải nghiệm

Trialability
Nguồn: Moore & Benbasat (1991)


Trang 13
Theo đó:
• (1) Lợi thế tương đối: là cấp độ mà khi có sáng kiến mới được ra đời đều tốt hơn
những sáng kiến trước đó.
• (2) Tính dễ sử dụng: là cấp độ khó để có thể sử dụng cũng như áp dụng của các
sáng kiến.
• (3) Hình ảnh: là cấp độ mà việc sử dụng những sáng kiến mới sẽ giúp nâng tầm
hình ảnh cũng như vị thế của người sử dụng trong một hệ thống xã hội.
• (4) Sự minh bạch: là cấp độ mà một cá nhân nào đó thấy được những sáng kiến
mới được dùng ở trong 1 tổ chức khác.
• (5) Khả năng tương thích: là cấp độ mà một sáng kiến nào đó được coi là phù
hợp với các giá trị hiện có, nhu cầu, và được rút kinh nghiệm từ các sáng kiến
trong q khứ.
• (6) Kết quả có thể chứng minh được: là kết quả của việc sử dụng sáng kiến mới
hiển nhiên có thể quan sát được và có thể truyền đạt được.
• (7) Tự nguyện sử dụng: là cấp độ mà người dùng sẵn sàng tự nguyện sử dụng
sáng kiến mới.
• (8) Khả năng trải nghiệm: là cấp độ một sáng kiến được trải nghiệm trước khi
chấp nhận sử dụng
2.5 Mơ hình UTAUT (Unified Theory of Acceptance and Use of Technology - Thuyết chấp
nhận và sử dụng công nghệ):
Để hiểu rõ việc áp dụng công nghệ, Venkatesh và các cộng sự (2003) so sánh thực
nghiệm với tám mô hình (TRA), TAM và TAM2, TPB và DTPB, kết hợp TAM và TPB
(C-TAMTPB), IDT, mơ hình động lực (MM), mơ hình sử dụng máy tính (MPCU), và
lý thuyết nhận thức xã hội (SCT) trong một cuộc khảo sát 215 người trả lời từ 4 tổ chức.
Dựa trên các nghiên cứu theo chiều dọc thời gian, Venkatesh và các cộng sự (2003) đã

tích hợp thêm và tinh chế tám mơ hình phía trên thành 1 mơ hình mới là UTAUT, mơ
hình này nắm bắt được các yếu tố cần thiết của những mơ hình khác nhau. UTAUT
khơng những nhấn mạnh các yếu tố cốt lõi dự đoán được ý định về việc chấp nhận hiện
tại, mà còn cho phép những nhà nghiên cứu phân tích các biến điều tiết sẽ khuyếch đại
hoặc hạn chế tác động của các yếu tố cốt lõi.
Theo Venkatesh và các cộng sự (2003), qua việc kiểm tra cách sử dụng dữ liệu đầu
vào, UTAUT cho ra độ chính xác cao hơn so với 8 mơ hình riêng biệt ở trên vừa đề cập.


Trang 14
Trong mơ hình UTAUT, những yếu tố trực tiếp ảnh hưởng đến hành vi chấp nhận
và sử dụng của người dùng, gồm các kỳ vọng: hiệu quả, dễ dàng, ảnh hưởng của xã hội
và điều kiện thuận lợi. Bên cạnh đó, các yếu tố ngoại vi cũng góp phần điều chỉnh ý
định sử dụng của người dùng như giới tính, độ tuổi, sự tự nguyện và kinh nghiệm.)
Hình 2.5 Mơ hình UTAUT
Kỳ vọng hiệu quả
Performance
expectancy
Ý định
Behavioral
intention

Kỳ vọng dễ dàng
Effort expectancy

Hành vi
Use
behavior

Ảnh hưởng xã hội

Social influence
Điều kiện thuận lợi
Facilitating
conditions
Giới tính
Gender

Độ tuổi
Age

Kinh nghiệm
Experience

Sự tự nguyện
Voluntariness of use

Nguồn: Venkatesh và các cộng sự (2003)
2.6 Tổng hợp các mơ hình nghiên cứu liên quan:
Tác giả
Yếu tố

Ajzen

Davis

(1991)

(1989)

Thái độ về hành vi




Chuẩn mực chủ quan



Kiểm soát hành vi



Ý định sử dụng



Hành vi



Taylor

Moore &

Vankatesh và

& Todd

Benbasat

các cộng sự


(1995)

(1991)

(2003)












Sự hữu ích





Kỳ vọng dễ dàng






Sử dụng thực tế







Hình ảnh



Sự minh bạch






×