Tải bản đầy đủ (.pdf) (114 trang)

Đánh giá năng lực thích ứng với xâm nhập mặn trong sản xuất nông nghiệp ở các huyện ven biển tỉnh tiền giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.94 MB, 114 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

-------- ∞0∞--------

HUỲNH CƠNG MINH

ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC
THÍCH ỨNG VỚI XÂM NHẬP MẶN
TRONG SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP
Ở CÁC HUYỆN VEN BIỂN TỈNH TIỀN GIANG

Tai Lieu Chat Luong

LUẬN VĂN THẠC SĨ
KINH TẾ HỌC

TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2020
1


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

-------- ∞0∞--------

HUỲNH CƠNG MINH

ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC
THÍCH ỨNG VỚI XÂM NHẬP MẶN
TRONG SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP


Ở CÁC HUYỆN VEN BIỂN TỈNH TIỀN GIANG
Chuyên ngành: Kinh tế học
Mã số chuyên ngành: 60030101
LUẬN VĂN THẠC SĨ
KINH TẾ HỌC
Giảng viên hướng dẫn: TS Lê Văn Hưởng
TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2020
2




LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan rằng luận văn này “Đánh giá năng lực thích ứng với xâm
nhập mặn trong sản xuất nông nghiệp ở các huyện ven biển tỉnh Tiền Giang”
là bài nghiên cứu của tơi.
Ngồi trừ những tài liệu tham khảo được trích dẫn trong luận văn này, tơi
cam đoan rằng toàn phần hay những phần nhỏ của luận văn này chưa từng được
công bố hoặc được sử dụng để nhận bằng cấp ở những nơi khác.
Khơng có sản phẩm/nghiên cứu nào của người khác được sử dụng trong luận
văn này mà khơng được trích dẫn theo đúng qui định.
Luận văn này chưa bao giờ được nộp để nhận bất kỳ bằng cấp nào tại các
trường đại học hoặc cơ sở đào tạo khác.
Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2020
Tác giả

Huỳnh Công Minh

iii



LỜI CẢM ƠN
Sau hơn 2 năm học tập và nghiên cứu, tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn chân
thành và sâu sắc đến Lãnh đạo Trường Đại học mở thành phố Hồ Chí Minh, Khoa
Đào tạo sau Đại học của trường Đại học mở Thành phố Hồ Chí Minh cùng Q
Thầy, Cơ giáo Trường Đại học mở Thành phố Hồ Chí Minh đã trực tiếp giảng dạy,
truyền đạt những kiến thức khoa học chuyên ngành cho tác giả trong thời gian qua.
Tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn đối với sự giúp đỡ quý báu các Cơ quan, tổ
chức, các đồng nghiệp, bạn bè và gia đình đã khích lệ, động viên tinh thần, tạo điều
kiện về thời gian cũng như cung cấp tư liệu, tài liệu trong quá trình học tập và thực
hiện luận văn này.
Tác giả cũng xin gửi lời cảm tạ tới Lãnh đạo và người dân địa phương 15 xã
và 4 huyện đã nhiệt tình cộng tác, cung cấp số liệu, tư liệu nghiên cứu cần thiết liên
quan tới đề tài trong suốt quá trình tác giả khảo sát tại địa bàn nghiên cứu.
Đặc biệt, tác giả xin bày tỏ lòng tri ân sâu sắc đến PGS.TS Nguyễn Mạnh Hà
và TS. Lê Văn Hưởng người đã dìu dắt, hướng dẫn, hỗ trợ và giúp đỡ với những chỉ
dẫn khoa học quý giá, đã tạo động lực, khơi dậy niềm say mê nghiên cứu, học tập
trong suốt q trình triển khai và hồn thành luận văn.
Xin trân trọng cảm ơn!
Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2020

Tác giả Huỳnh Công Minh

iv


TÓM TẮT
Tiền Giang là tỉnh ven biển, bên cạnh những lợi thế mà biển mang lại, thời
gian qua SXNN của tỉnh bị ảnh hưởng nặng nề của tình trạng XNM, đặc biệt các
huyện ven biển ở khu vực phía đơng của tỉnh. Trước ảnh hưởng của thực tế này, để

đánh giá năng lực thích ứng XNM của nơng hộ ở khu vực ven biển của tỉnh, nghiên
cứu này sử dụng phương pháp chỉ số thích nghi cấp độ nơng hộ (HACI) và cấp độ
cộng đồng (CACI) để đánh giá và qua đó đề xuất các giải pháp tăng năng lực thích
ứng cho nơng hộ khu vực ven biển. Số liệu được thu thập thông qua bảng hỏi được
thiết kế sẵn, khảo sát 210 hộ ở 15 xã của 4 huyện, thị như Gị Cơng Đơng Gị Cơng
Tây Tân Phú Đơng và thị xã Gị Cơng. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực
thích ứng XNM bằng phương pháp hồi qui đa biến trên Stata. Kết quả nghiên cứu
cho thấy giá trị chỉ số HACI của nông hộ là 55.222 và giá trị chỉ số CACI của cộng
đồng là 56.825. Điều này cho thấy năng lực thích ứng XNM cấp độ nơng hộ và
cộng đồng ở mức trung bình. Kết quả nghiên cứu cho thấy các yếu tố thu nhập từ
trồng trọt, trình độ học vấn, diện tích đất SXNN, tuổi, thu nhập từ SXNN là những
nhân tố có quan hệ tỷ lệ thuận và làm tăng năng lực thích ứng của nơng hộ, các yếu
tố giới tính, lao động phi nông nghiệp và khoảng cách từ khu vực canh tác đến sơng
là những nhân tố có quan hệ nghịch biến, làm giảm năng lực thích ứng của nơng hộ
SXNN khu vực ven biển của tỉnh Tiền Giang.

v


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ..................................................................................................... iii
LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................... iv
TÓM TẮT ...................................................................................................................v
MỤC LỤC ................................................................................................................ vii
DANH MỤC BIỂU ĐỒ, HÌNH VẼ ......................................................................... xii
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT .............................................................. xiii
CHƯƠNG 1. MỞ ĐẦU ...........................................................................................1
1.1. Lý do nghiên cứu ..............................................................................................1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu .........................................................................................3
1.2.1. Mục tiêu tổng quát .....................................................................................3

1.2.2. Mục tiêu cụ thể ..........................................................................................4
1.3. Câu hỏi nghiên cứu ...........................................................................................4
1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ....................................................................4
1.4.1. Đối tượng nghiên cứu ................................................................................4
1.4.2. Phạm vi nghiên cứu ...................................................................................4
1.5. Ý nghĩa nghiên cứu ..........................................................................................5
1.5.1. Ý nghĩa khoa học .......................................................................................5
1.5.2. Ý nghĩa thực tiễn........................................................................................6
CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ CÁC NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN .......7
2.1. Cơ sở lí thuyết ..................................................................................................7
2.1.1. Các khái niệm ............................................................................................7
2.1.1.1. Biến đổi khí hậu ..................................................................................7
2.1.1.2. Thích ứng với BĐKH..........................................................................8
2.1.1.3. Cộng đồng .........................................................................................13
2.1.1.4. Xâm nhập mặn ..................................................................................14
2.1.1.5. Nông nghiệp ......................................................................................15
2.1.1.6. Sinh kế và sinh kế bền vững .............................................................15
2.1.2. Những nhân tố ảnh hưởng đến việc thích ứng .........................................17
vii


2.1.2.1. Yếu tố về nhân khẩu học ...................................................................17
2.1.2.2. Yếu tố về vốn xã hội .........................................................................18
2.2. Các lý thuyết vận dụng trong nghiên cứu.......................................................18
2.2.1. Lý thuyết khung sinh kế bền vững DFID (Department for International
Development, 2001) ..........................................................................................18
2.2.2. Lý thuyết khung sinh kế bền vững của CARE ........................................20
2.3. Tổng quan các nghiên cứu trước; ...................................................................21
2.3.1. Nghiên cứu quốc tế ..................................................................................21
2.3.2. Nghiên cứu trong nước ............................................................................23

2.3.2.1. Nghiên cứu về năng lực thích ứng với BĐKH .................................23
2.3.2.2. Nghiên cứu về năng lực thích ứng với xâm nhập mặn .....................24
2.3.3. Kinh nghiệm của thế giới và các địa phương trong nước về thích ứng
XNM ..................................................................................................................28
2.3.3.1. Kinh nghiệm ở một số quốc gia trên thế giới....................................28
2.3.3.2. Kinh nghiệm ở một số địa phương trong nước .................................29
2.3.3.3. Kinh nghiệm cho Tiền Giang ............................................................30
2.4. Khoảng trống nghiên cứu ...............................................................................31
CHƯƠNG 3. ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 32
3.1. Tổng quan về địa bàn nghiên cứu...................................................................32
3.1.1. Điều kiện tự nhiên....................................................................................32
3.1.1.1. Vị trí địa lý ........................................................................................32
3.1.1.2. Khí hậu ..............................................................................................34
3.1.1.3. Tài nguyên nước và thuỷ văn ............................................................36
3.1.1.4. Đất đai ...............................................................................................37
3.1.2. Kinh tế - xã hội tỉnh Tiền Giang ..............................................................39
3.1.3. Sản xuất nông nghiệp và thủy sản: ..........................................................41
3.1.3.1. Nông nghiệp: .....................................................................................41
3.1.3.2. Thủy sản ............................................................................................42
3.2. Thực trạng tình hình xâm nhập mặn tại Tiền Giang ......................................42

viii


3.3. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................50
3.3.1. Mơ hình nghiên cứu .................................................................................51
3.3.1.1. Các biến giải thích mơ hình ..............................................................51
3.3.1.2. Về cỡ mẫu..........................................................................................53
3.3.1.3. Đo lường năng lực thích ứng với XNM ............................................53
3.3.2. Nguồn dữ liệu nghiên cứu .......................................................................55

3.3.2.1. Dữ liệu thứ cấp ..................................................................................55
3.3.2.2. Dữ liệu sơ cấp ...................................................................................56
3.3.3. Phương pháp phân tích .............................................................................57
CHƯƠNG 4. PHÂN TÍCH KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ..................................58
4.1. Đặc điểm của hộ điều tra ................................................................................58
4.2. Diễn biến của tình trạng XNM .......................................................................60
4.3. Đánh giá năng lực thích nghi của nơng hộ với XNM ....................................61
4.4. Năng lực thích ứng cộng đồng .......................................................................64
4.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực thích ứng .............................................65
4.5.1. Thống kê mơ tả các nhân tố ảnh hưởng năng lực thích ứng ....................65
4.5.2. Kiểm định đa cộng tuyến .........................................................................66
4.5.3. Kiểm định phương sai của sai số thay đổi ...............................................66
4.5.4. Kiểm định sự phù hợp của mơ hình .........................................................67
4.5.5. Phân tích hồi quy mơ hình .......................................................................67
CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ .....................................73
5.1. Kết luận ..........................................................................................................73
5.2. Đề xuất giải pháp ............................................................................................74
5.2.1. Nhóm giải về tuyên truyền, giáo dục .......................................................74
5.2.2. Nhóm giải pháp phát triển sản xuất thích ứng .........................................75
5.2.3. Nhóm giải pháp cơng trình kỹ thuật và cơng nghệ ..................................76
5.2.4. Nhóm giải pháp kinh tế - xã hội ..............................................................77
5.3. Kiến nghị ........................................................................................................78
5.3.1. Đối với nhà nước: ....................................................................................78

ix


5.3.2. Đối với nông hộ .......................................................................................79
TÀI LIỆU THAM KHẢO .........................................................................................81
PHỤ LỤC 1: BẢNG CÂU HỎI KHẢO SÁT...........................................................85

PHỤ LỤC 2: THÔNG KÊ MƠ TẢ KHẢ NĂNG THÍCH ỨNG XÂM NHẬP MẶN
VÀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG .......................................................................87
PHỤ LỤC 3: PHÂN TÍCH HỒI QUY VÀ KIỂM ĐỊNH MƠ HÌNH CÁC NHÂN
TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KHẢ NĂNG THÍCH ỨNG XÂM NHẬP MẶN .............88

x


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1 Tổng hợp các cơng trình nghiên cứu .................................................... 40
Bảng 3.1 Diện tích, dân số và mật độ dân số của tỉnh Tiền Giang ...................... 45
Bảng 3.2 Hiện trạng sử dụng đất của tỉnh phân theo đơn vị hành chính ............. 49
Bảng 3.3 Mức đóng góp của các lĩnh vực, giai đoạn (2016-2018) ...................... 52
Bảng 3.4 Diễn biến mặn tại các trạm trên sông Vàm Cỏ và sông Tiền năm 2016 .... 56
Bảng 3.5 Diễn biến mặn tại các trạm trên sông Vàm Cỏ và sông Tiền năm 2017 .... 58
Bảng 3.6 Diễn biến mặn sông khu vực tỉnh Tiền Giang năm 2018 ..................... 60
Bảng 3.7 Các nhân tố tác động đến khả năng thích ứng XNM của nông hộ ....... 64
Bảng 3.8 Thang đo đo lường năng lực thích ứng xâm nhập mặn ........................ 66
Bảng 4.1 Thông tin chung về hộ khảo sát ............................................................ 71
Bảng 4.2 Diễn biến xâm nhập mặn khu vực khảo sát .......................................... 73
Bảng 4.3 Phân loại chỉ số đánh giá HACI của hộ gia đình SXNN ...................... 74
Bảng 4.4 Đo lường chỉ số HACI của hộ SXNN .................................................. 74
Bảng 4.5 Đo lường năng lực thích ứng xâm nhập mặn ở cấp độ Cộng Đồng ..... 76
Bảng 4.6 Thống kê mô tả các nhân tố ảnh hưởng ................................................ 77
Bảng 4.7 Kiểm tra đa cộng tuyến ......................................................................... 78
Bảng 4.8 Kiểm định phương sai sai số thay đổi .................................................. 78
Bảng 4.9 Kiểm định sự phù hợp của mơ hình ...................................................... 79
Bảng 4.10 Hệ số của mơ hình hồi quy ................................................................. 80

x



DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT
BĐKH

Biến đổi khí hậu

XNM

Xâm nhập mặn

NN&PTNT

Nơng nghiệp và phát triển nơng thơn

HACI

Chỉ số thích nghi cấp độ nơng hộ

CACI

Chỉ số thích nghi cấp độ cộng đồng

ĐBSCL

Đồng bằng sông Cửu Long

WB

Ngân hàng thế giới


NTTS

Nuôi trồng thủy sản

PCTT

Phịng chống thiên tai

TKCN

Tìm kiếm cứu nạn

IPCC

Ủy ban Liên chính phủ về Biến đổi Khí hậu

UNFCCC

Cơng ước khung của Liên Hiệp Quốc về BĐKH

CTK

Cục thống kê

TCTK

Tổng Cục thống kê

DL


Dương lịch

GRDP

Tổng sản phẩm trên địa bàn

DS

Dân số

DTTN

Diện tích đất tự nhiên

KT-XH

Kinh tế - xã hội

NBD

Nước biển dâng

UNDP

Chương trình phát triển Liên hiệp quốc

ANQP

An ninh quốc phịng


TDBTT

Tính dễ bị tổn thương

Smax

Độ mặn cao nhất

Smin

Độ mặn cao thấp nhất

Average

Trung bình

TBNN

Trung bình nhiều năm

SXNN

Sản xuất nông nghiệp

xii


DANH MỤC BIỂU ĐỒ, HÌNH VẼ
Hình 2.1 – Khung phân tích sinh kế bền vững ......................................................... 32

Hình 2.2 – Sinh kế bền vững vững của CARE ........................................................ 33
Hình 2.3 – Khung phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực thích ứng xâm
nhập mặn trong sản xuất nơng nghiệp ............................................................... 43
Biểu đồ 3.1 – Nhiệt độ khơng khí trung bình tại trạm quan trắc Mỹ Tho ................ 46
Biểu đồ 3.2 – Số giờ nắng trung bình tại trạm quan trắc Mỹ Tho ............................ 47
Biểu đồ 3.3 – Lượng mưa trung bình tại trạm quan trắc Mỹ Tho ............................. 48
Biểu đồ 3.4 – Mực nước cao nhất tại số trạm quan trắc ........................................... 48
Biểu đồ 3.5 – Tỷ lệ sử dụng đất trên địa bàn tỉnh Tiền Giang năm 2018 ................. 50
Biểu đồ 3.6 – Cơ cấu ngành nghề hộ NN chia theo ngành sản xuất chính ............... 51
Biểu đồ 3.7 – Qui mô KT và tốc độ tăng trưởng GRDP giai đoạn (2016-2018) ...... 52
Biểu đồ 3.8 – Diễn biến XNM ở các trạm năm 2016 ............................................... 55
Biểu đồ 3.10 – Diễn biến XNM ở các trạm năm 2018 ............................................. 61
Biểu đồ 4.1 – Thống kê năng lực thích ứng của nông hộ............................................. 76

xi


CHƯƠNG 1. MỞ ĐẦU
1.1. Lý do nghiên cứu
Biến đổi khí hậu (BĐKH) cùng với các biểu hiện của nó đang là một trong
những thách thức lớn nhất đối với nhân loại trong thế kỷ 21. Những báo cáo của Ủy
ban Liên Chính phủ về biến đổi khí hậu (IPCC) đã xác nhận BĐKH thực sự đang
diễn ra và gây nhiều tác động nghiêm trọng đến sản xuất, đời sống và môi trường tại
nhiều quốc gia trên thế giới. Việc gia tăng mực nước biển và xâm nhập mặn (XNM)
là một trong số các hệ quả đó, nó gây tác động tiêu cực đến mùa màng, sản xuất
nông nghiệp (SXNN) và sinh kế của hàng tỷ người dân trên thế giới, đe dọa an ninh
lượng thực của các quốc gia (Hilal Elver, 2015).
BĐKH đã làm cho thiên tai ở Việt Nam ngày càng gia tăng về số lượng,
cường độ và phạm vi ảnh hưởng và được đánh giá là một trong những quốc gia chịu
tác động nặng nề của tình trạng BĐKH và nước biển dâng (Thayer, 2007; UN,

2009). Lĩnh vực chịu tác động lớn là nông nghiệp và thủy sản. Đặc biệt, ở những
đồng bằng ven biển chịu tác động nặng nề của tình tình trạng nước biển dâng
(NBD). Nhất là quá trình xâm nhập mặn (XNM) gia tăng ở nhiều nơi làm diện tích
đất nơng nghiệp bị thu hẹp và gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất và đời
sống của cư dân ven biển. Trong đó, đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) được
xem là một trong những vùng chịu ảnh hưởng nặng nề của tình trạng XNM
(Germanwatch, 2015). Theo kịch bản BĐKH mới nhất cho Việt Nam, đến năm
2100 nhiệt độ trung bình có thể tăng 2-3 oC, mực nước biển trung bình có thể dâng
trên 1m, các hiện tượng khí hậu cực đoan và các hậu quả kéo theo như nước biển
dâng, xâm nhập mặn … sẽ diễn biến ngày càng khắc nghiệt và phức tạp hơn. Các
đồng bằng châu thổ và vùng ven biển có thể bị ngập phần lớn diện tích. Nếu nước
biển dâng cao 1m thì diện tích có nguy cơ bị ngập trên tồn quốc ước khoảng
14.528 km2, trong đó ĐBSCL chiếm đến 85% diện tích và 82% dân số bị ảnh hưởng
năng (Carew-Reid, 2008).

1


Một trong những trở ngại chính của ĐBSCL là hiện tượng XNM, nó khơng
chỉ ảnh hưởng tới sản xuất nơng nghiệp (SXNN) và đời sống của người dân mà còn
làm kìm hãm sự phát triển kinh tế, xã hội của vùng. Đặc biệt, năm 2016 tình trạng
xâm nhập mặn diễn biến phức tạp, bất thường, gây thiệt hại nặng cho SXNN và đời
sống người dân trong vùng. Báo cáo của Ủy Hội quốc tế sơng Mê Kơng (2016), có
11/13 tỉnh bị ảnh hưởng nghiêm trọng do XNM, trong đó lĩnh vực nông nghiệp bị
thiệt hại nhiều nhất, với trên 950.000 ha lúa (trong đó, hơn 60% diện tích lúa vụ
Đơng Xuân, bị thiệt hại về sản lượng, nhiều diện tích bị mất trắng, 90.000 ha lúa
mới gieo sạ bị chết), hơn 8100 ha hoa màu, trên 28.500 ha cây ăn trái và 82.000 ha
diện tích ni tơm bị thiệt hại (tổng giá trị thiệt hại trị giá hơn 5500 tỷ đồng) và
390.000 hộ dân thiếu nước sinh hoạt.
Tiền Giang là tỉnh ven biển thuộc vùng ĐBSCL, nằm ở cuối nguồn sơng Mê

Kơng, có chiều dài bờ biển hơn 32km. Bên cạnh những lợi thế mà biển đem lại, tuy
nhiên trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội, Tiền Giang cũng đang phải đối mặt
với nhiều khó khăn, thách thức do thiên tai gây ra, trong đó tình trạng XNM đã gây
ra nhiều thiệt hại về kinh tế - xã hội cho khu vực hạ lưu ven biển trong bối cảnh
BĐKH hiện nay. Nhất là khu vực phía đơng thuộc vùng ngọt hóa Gị Cơng, nơi tiếp
giáp biển Đơng của tỉnh đang bị ảnh hưởng nặng nề của tình trạng XNM. Đặc biệt,
năm 2016 tình trạng XNM diễn biến phức tạp, gây thiệt hại nặng cho SXNN ở khu
vực ven biển phía đơng của tỉnh. Báo cáo Ngành NN&PTNT tỉnh (2016), khu vực
phía đơng có trên 3.775ha diện tích lúa bị thiệt hại, 113 ha cây ăn trái, 124 ha cây
rau màu, hơn 500 ha cây giống, hoa kiểng bị ảnh hưởng và hơn 722 ha diện tích
ni trồng thủy sản bị ảnh hưởng, ước thiệt hại khoảng 101,8 tỷ đồng.
Và theo nhận định của Đài khí tượng thủy văn tỉnh Tiền Giang (2019), tình
hình XNM trên địa bàn tỉnh có khả năng xảy ra sớm, lấn sâu, kéo dài, phức tạp và
cao hơn so năm 2018, đe dọa nghiêm trọng đến SXNN và đời sống người dân các
địa phương hạ lưu sơng Tiền. Biên mặn 2,0-3,0g/lít có khả năng xâm nhập cách cửa
sông khoảng 50km về thượng nguồn. Dự báo của Chi cục Thủy lợi tỉnh Tiền Giang,

2


nếu cống Xn Hịa lấy nước khơng ổn định do XNM, thì khả năng trên 2.500ha lúa
vụ Đơng Xn (2019-2020) vùng Gị Cơng bị thiệt hại nặng.
Bên cạnh đó, kịch bản nước biển dâng của Jeremy Carew-Ried (2008), cũng
dự báo nếu mực nước biển dâng cao 1m thì 10 tỉnh, thành ven biển, trong đó có
Tiền Giang sẽ bị ảnh hưởng nặng. Đặc biệt, theo kịch bản BĐKH cho vùng ĐBSCL
của Bộ Tài nguyên và Môi trường (2016), dự báo đến năm 2030 mực nước biển
dâng cao hơn và XNM sâu hơn tác động mạnh mẽ đến hệ thống đê biển ở vùng ngọt
hóa Gị Cơng, gây bất lợi đến hệ thống canh tác và ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản
xuất và cuộc sống người dân tỉnh Tiền Giang.
Những số liệu thống kê, những cảnh báo, những dự báo, cho thấy nơng

nghiệp - hệ thống sản xuất quan trọng, đóng góp 36,9% GDP của tỉnh (CTK, 2018)
đang bị ảnh hưởng và đe dọa bởi tình trạng XNM. Vì thế, thích ứng sẽ là chìa khóa
giúp cho con người giảm thiểu khả năng bị tổn thương và tăng khả năng chống chịu
trong bối cảnh BĐKH (Hoa, 2015) và việc am hiểu tác động về XNM đến SXNN sẽ
giúp chủ động trong sản xuất để có thể thích ứng với những thay đổi (Connor và
cộng sự, 2012).
Do đó, việc nghiên cứu đánh giá năng lực thích ứng với XNM trong SXNN
là vấn đề rất quan trọng và cần thiết nhằm giúp cho người dân chủ động hơn trong
việc thích ứng và góp phần quan trọng phát triển kinh tế, ổn định sinh kế cho người
dân khu vực ven biển trên địa bàn tỉnh.
Chính vì thế, tác giả chọn đề tài “Đánh giá năng lực thích ứng với XNM
trong SXNN ở các huyện ven biển của tỉnh Tiền Giang” làm đề tài nghiên cứu
cho luận văn cao học của mình.

1.2. Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1. Mục tiêu tổng quát
Đánh giá năng lực thích ứng với XNM trong SXNN ở các huyện ven biển
trên địa bàn tỉnh Tiền Giang. Từ đó, đề xuất các giải pháp tăng năng lực thích ứng
với XNM trong SXNN của nông hộ khu vực ven biển trên địa bàn tỉnh Tiền Giang.

3


1.2.2. Mục tiêu cụ thể
Tìm hiểu ảnh hưởng của tình trạng XNM đối với SXNN ở khu vực ven biển
của tỉnh Tiền Giang;
Đo lường năng lực thích ứng với XNM trong SXNN. Xác định, làm rõ mức
độ tác động của các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực thích ứng của nông hộ SXNN
đối với XNM ở khu vực ven biển của tỉnh;
Đề xuất các giải pháp tăng cường năng lực thích ứng với XNM trong SXNN

ở các huyện ven biển của tỉnh;

1.3. Câu hỏi nghiên cứu
Để thực hiện mục tiêu nghiên cứu, cần làm rõ những câu hỏi đặt ra như sau:
Tình trạng XNM ảnh hưởng ra sao đến SXNN ở các huyện ven biển của tỉnh
Tiền Giang?
Năng lực thích ứng XNM trong SXNN của nơng hộ ở các huyện ven biển
trên địa bàn tỉnh Tiền Giang hiện nay như thế nào?
Yếu tố nào ảnh hưởng đến năng lực thích ứng XNM của nơng hộ SXNN ở
khu vực ven biển của tỉnh?
Và trong hoàn cảnh XNM ngày càng trở nên nghiêm trọng, cần làm gì để
thích ứng với tình trạng đó?

1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là sự thích ứng với XNM trong SXNN của
nơng hộ ở các huyện ven biển của tỉnh Tiền Giang.
1.4.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nội dung: Đề tài nghiên cứu năng lực thích ứng với XNM trong
SXNN của nơng hộ ở khu vực ven biển trên địa bàn tỉnh Tiền Giang dựa trên hai
chỉ số: chỉ số thích ứng cấp độ nông hộ - HACI (Household Adaptive Capacity

4


Index - HACI) và chỉ số thích ứng cấp độ cộng đồng - CACI (Community Adaptive
Capacity Index - CACI).
Phạm vi không gian: Đề tài triển khai nghiên cứu ở khu vực ven biển phía
đơng của tỉnh Tiền Giang, cụ thể tại 15 xã có SXNN bị ảnh hưởng XNM của các
huyện Gị Cơng Tây, Gị Cơng Đơng, Tân Phú Đơng và thị xã Gị Cơng.

Phạm vị thời gian: Đề tài giới hạn các nội dung nghiên cứu trong khoảng
thời gian (2016-2018).
Nghiên cứu được thực hiện từ tháng 7/2019 - 12/2019

1.5. Ý nghĩa nghiên cứu
Tình trạng NBD và XNM đang được xem là một tai biến môi trường, ảnh
hưởng trực tiếp đến SXNN và sinh kế người dân vùng ĐBSCL và được các tổ chức
Quốc tế cũng như Việt Nam đánh giá là một trong những thiên tai nguy hiểm. Điều
đó, đang đặt ra vấn đề cần phải có các nghiên cứu đánh giá năng lực thích ứng cũng
như việc đề xuất các giải pháp để tăng khả năng thích ứng trước ảnh hưởng của
BĐKH nói chung và tình trạng XNM nói riêng. Đây cũng là mục tiêu mà Việt Nam
và ngành Nông nghiệp Việt Nam đang hướng tới. Do vậy, việc đánh giá năng lực
thích ứng với tình trạng XNM trong SXNN khu vực ven biển trên địa bàn tỉnh Tiền
Giang là việc làm có ý nghĩa.
1.5.1. Ý nghĩa khoa học
Đề tài góp phần cung cấp thêm một góc nhìn mới tiếp cận từ Kinh tế học đối
với vấn đề thích ứng với XNM trong SXNN của nơng hộ khu vực ven biển, qua đó
góp phần mở rộng sự hiểu biết trên cơ sở khoa học về năng lực thích ứng XNM
trong SXNN của nông hộ ở những địa phương cụ thể.
Đề tài phân tích, luận giải các số liệu định lượng từ thực tế thu thập, qua đó
có đánh giá và chỉ ra mức độ tác động của các nhân tố đến năng lực thích ứng XNM
trong SXNN của nông hộ khu vực ven biển trên địa bàn tỉnh Tiền Giang.

5


1.5.2. Ý nghĩa thực tiễn
Nghiên cứu phân tích chỉ rõ các nhân tố và mức độ ảnh hưởng đến năng lực
thích ứng XNM trong SXNN của nơng hộ khu vực ven biển của tỉnh. Qua đó có thể
hỗ trợ địa phương có cơ sở trong việc đưa ra các phương thức, cách thức thích ứng

phù hợp nhằm góp phần giảm thiểu tác hại của XNM và duy trì các hoạt động kinh
tế, xã hội của địa phương cũng như giúp người dân nâng cao năng lực thích ứng
trước ảnh hưởng tình trạng XNM khu vực ven biển trên địa bàn tỉnh.
Trên cơ sở phân tích và kết quả nghiên cứu, đề tài có một số đề xuất, kiến
nghị để tăng năng lực thích ứng với XNM trong SXNN của nơng hộ khu vực ven
biển trên địa bàn tỉnh Tiền Giang. Những đề xuất, kiến nghị này khơng chỉ hữu ích
đối với cơ quan quản lý nhà nước trong lĩnh vực nơng nghiệp mà cịn hữu ích đối
với nơng dân SXNN khu vực ven biển của tỉnh.

1.6. Kết cấu của luận văn
Kết cấu của luận văn có 5 chương, gồm:
Chương 1: Mở đầu;
Chương 2: Cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu liên quan;
Chương 3: Địa bàn nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu;
Chương 4: Phân tích kết quả và thảo luận;
Chương 5: Kết luận, kiến nghị và đề xuất giải pháp.

6


CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ CÁC NGHIÊN
CỨU LIÊN QUAN
2.1. Cơ sở lí thuyết
2.1.1. Các khái niệm
2.1.1.1. Biến đổi khí hậu
BĐKH mà trước hết là sự nóng lên tồn cầu và NBD đang là một những
thách thức nghiêm trọng đối với thế giới hiện nay. Thiên tai và các hiện tượng khí
hậu cực đoan khác đang gia tăng ở hầu hết khắp nơi trên thế giới, nhiệt độ và mực
nước biển trung bình tồn cầu tiếp tục tăng nhanh và đang là mối lo ngại của nhiều
quốc gia trên thế giới. Trong chương trình mục tiêu Quốc gia ứng phó với BĐKH

của Bộ TN&MT (2008) đưa ra định nghĩa về BĐKH như sau: BĐKH là sự biến đổi
trạng thái của khí hậu so với trung bình và/hoặc dao động của khí hậu duy trì một
khoảng thời gian dài, thường là vài thập kỷ hoặc dài hơn. BĐKH có thể do quá trình
tự nhiên bên trong hoặc các tác động bên ngoài, hoặc do hoạt động của con người
làm thay đổi thành phần của khí quyển hay trong khai thác sử dụng đất.
Ủy ban liên Chính phủ về BĐKH (IPCC, 2007) định nghĩa về BĐKH như
sau: Bất cứ sự biến đổi nào về khí hậu theo thời gian, do diễn biến tự nhiên hay là
kết quả của hoạt động con người.
Cịn Nguyễn Đức Tơn và Trương Văn Tuấn (2014), quan niệm rằng BĐKH
là sự biến đổi các giá trị trung bình nhiều năm của các yếu tố khí tượng như nhiệt
độ, lượng mưa, độ ẩm, lượng nước bốc hơi của khí quyển trên trái đất.
Theo cơng ước khung Liên Hiệp Quốc về BDKH (UNFCCC, 2009) định
nghĩa, BĐKH là do hoạt động của con người gây ra một cách trực tiếp hay gián tiếp
làm thay đổi thành phần của khí quyển toàn cầu và do sự biến động tự nhiên của khí
hậu quan sát được trong thời kỳ có thể so sánh được.
Về cơ bản các định nghĩa trên đưa ra đều có một số điểm tương đồng về thời
gian và không gian diễn biễn, tác nhân của BĐKH. Trong nghiên cứu này, dựa trên

7


định nghĩa do Bộ TN&MT (2008) đưa ra trong chương trình mục tiêu quốc gia ứng
phó về BĐKH để nghiên cứu, phân tích. Đây được xem là khái niệm đầy đủ về
BĐKH.
Biểu hiện của BĐKH:
Theo kịch bản BĐKH và NBD cho Việt Nam, BĐKH với các biểu hiện chính
là sự gia tăng nhiệt độ trung bình, nhịp điệu và độ bất thường của khí hậu thời tiết và
tính khốc liệt chủ yếu do các hoạt động kinh tế, xã hội của con người gây phát thải
quá mức vào khí quyển gây hiệu ứng nhà kính. Với các biểu hiện chủ yếu sau:
Thứ nhất, là hiện tượng băng tan làm NBD và XNM.

Thứ hai, là lượng mưa thay đổi.
Thứ ba, là các hiện tượng thiên tai (bão, lũ, hạn hán…) gia tăng về tần suất,
cường độ và độ bất bình thường và tính khốc liệt.
Nguyên nhân của BĐKH: do 2 nguyên nhân cơ bản sau:
Nguyên nhân khách quan: do sự biến đổi của tự nhiên như sự biến đổi các
hoạt động của mặt trời, sự thay đổi quỹ đạo trái đất, sự thay đổi vị trí, thay đổi qui
mơ các châu lục, sự biến đổi các dòng hải lưu, sự lưu chuyển trong nội bộ và qui mô
các châu lục, sự biến đổi của các dòng hải lưu, sự lưu chuyển trong nộ bộ hệ thống
khí quyển.
Nguyên nhân chủ quan: do con người xuất phát từ sự thay đổi mục đích sử
dụng đất và nguồn nước cũng như sự gia tăng lượng phát thải khí CO2 và khí nhà
kính từ các hoạt động con người.
Tác động của BĐKH: BĐKH có tác động đến tất cả các vùng trên thế giới
với mức độ khác nhau, tới tất cả các tài nguyên, môi trường và hoạt động kinh tế, xã
hội của con người. Phạm vi tác động của BĐKH là toàn diện, tác động đến mọi
người, mọi lĩnh vực, mọi khu vực ở hiện tại và tiếp tục trong tương lai. Đặc biệt
BĐKH tác động nghiêm trọng đến hoạt động SXNN.
2.1.1.2. Thích ứng với BĐKH
Thích ứng là sự điều chỉnh của các hệ thống tự nhiên hay xã hội để ứng phó
với các kích thích do BĐKH đang hoặc được dự báo sẽ xảy ra hay với các tác động
8


của chúng, để từ đó làm giảm nhẹ sự thiệt hại hoặc khai khác những cơ hội thuận
lợi mà nó mang lại và có nhiều định nghĩa khác nhau về thích ứng, tuy nhiên tùy
thuộc vào bối cảnh, lĩnh vực và mục đích sử dụng khác nhau mà các nhà nghiên cứu
định nghĩa cho phù hợp (Hassan và Nhemachena, 2008).
Một số khái niệm thích ứng điển hình như:
Theo Ủy ban Liên Chính phủ về BĐKH (IPCC, 2007), cho rằng: Thích ứng
là sự điều chỉnh của các hệ thống tự nhiên hay xã hội để ứng phó với các kích thích

do BĐKH đang hoặc được dự báo sẽ xảy ra hay với các tác động của chúng, để từ
đó làm giảm nhẹ sự thiệt hại hoặc khai thác những cơ hội thuận lợi mà nó mang lại.
Ở đây vấn đề thích ứng được nói đến chính là mức độ điều chỉnh với BĐKH cả về
tính tự phát hay chuẩn bị trước. Bên cạnh đó, một số tác giả như Smith (1998), cho
rằng thích ứng với BĐKH bao gồm tất cả những điều chỉnh về hành vi con người và
cấu trúc kinh tế nhằm giảm tính tổn thương của xã hội trước những thay đổi của
thời tiết. Còn Thomas (2007) quan niệm, thích ứng nghĩa là điều chỉnh hoặc thụ
động, hoặc phản ứng tích cực, hoặc có phịng bị trước chủ yếu làm giảm những tác
hại mà nó mang lại.
Theo Burton (1992), khái niệm thích ứng là một q trình mà qua đó con
người làm giảm những tác động bất lợi của khí hậu đến sức khoẻ, đời sống và sử
dụng những cơ hội thuận lợi mà mơi trường khí hậu mang lại;
Stakhiv (1993), cho rằng: thích ứng là sự điều chỉnh một cách chủ động,
chống lại nhằm làm giảm thiểu những hậu quả tiêu cực do BĐKH;
IPelke (1998), khái niệm thích ứng là sự điều chỉnh của cá nhân, tập thể và
các thể chế để giảm mức độ tổn thương do BĐKH.
Cịn Cơng ước khung Liên Hiệp Quốc về BĐKH (UNFCCC, 2009), định
nghĩa thích ứng với BĐKH là bước thực hành để bảo vệ quốc gia và cộng đồng từ
khả năng gây thiệt hại từ các hoạt động của BĐKH. Ví dụ, tường chắn lũ hoặc các
giải pháp di dân ra khỏi vùng ngập hoặc các vùng có rủi ro cao với BĐKH.

9


Như vậy, có nhiều quan niệm khác nhau về thích ứng với BĐKH. Để phục
vụ cho mục tiêu nghiên cứu, đề tài sử dụng khái niệm về thích ứng với BĐKH của
IPCC (2007) trong việc đánh giá năng lực thích ứng với XNM trong SXNN khu vực
ven biển của tỉnh. Thích ứng ở đây được hiểu là những thay đổi, những điều chỉnh
cụ thể ở địa bàn nghiên cứu để thích ứng với tình trạng XNM, như việc ứng dụng
khoa học công nghệ kỹ thuật và các biện pháp canh tác thích ứng…

Năng lực thích ứng với BĐKH
Trong hồn cảnh BĐKH, thì năng lực thích ứng là điều hết sức quan trọng
cần thiết. Có tác giả nghiên cứu và đưa ra khái niệm về năng lực thích ứng BĐKH,
tiêu biểu: Angie Dazé và cộng sự (2009), cho rằng trong bối cảnh BĐKH, năng lực
thích ứng được xem là vấn đề quan trọng và cần thiết để thích nghi với những tác
động của BĐKH. Tác giả khái niệm năng lực thích ứng là năng lực tự điều chỉnh
của một hệ thống trước hiện tượng BĐKH (bao gồm cả những diễn biến thơng
thường và hiện tượng khí hậu cực đoan) để giảm thiểu những thiệt hại có thể có, để
tận dụng những cơ hội mà nó mang lại và để đối phó với hậu quả. Còn theo IPCC
(2007) quan niệm, năng lực thích ứng là khả năng hoặc tiềm lực của một hệ thống
nhằm ứng phó một cách hiệu quả với những thay đổi của thời tiết và khả năng này
bao gồm cả sự điều chỉnh về mặt hành vi, các nguồn lực và cơng nghệ. Trong
chương trình Mơi trường Liên Hiệp Quốc (UNEP, 2009), cho rằng năng lực thích
ứng nghĩa là khả năng, nguồn lực và thể chế của một quốc gia hoặc vùng nhằm để
thực thi các phương thức thích ứng một cách hiệu quả.
Theo Bộ TN&MT (2009), khái niệm năng lực thích ứng với BĐKH là sự
điều chỉnh của hệ thống tự nhiên hoặc con người đối với hoàn cảnh hoặc môi
trường thay đổi nhằm làm giảm khả năng bị tổn thương do dao động và biến đổi của
khí hậu hiện hữu hoặc tiềm tàng và tận dụng các cơ hội do nó mang lại.
Trong khi đó Brooks và Adger (2005) cho rằng, năng lực thích ứng hiện tại
là điều kiện quan trọng và cần thiết để thiết lập và xây dựng chiến lược thích ứng
BĐKH hiệu quả.

10


Bên cạnh đó, Ellen Wall và cộng sự (2006), quan niệm năng lực thích ứng là
năng lực của xã hội trong việc quản lý rủi ro từ BĐKH. Nó tồn tại trên các phạm vi
khác nhau, từ phạm vi cá nhân đến gia đình, cộng đồng, khu vực và quốc gia. Đặc
biệt, một trong những yếu tố quan trọng góp phần hình thành năng lực thích ứng

của cá nhân, hộ gia đình và cộng đồng được MONRE (2011) đưa ra là khả năng tiếp
cận và kiểm soát của họ đối với nguồn vốn xã hội, vốn con người, nguồn tài nguyên
thiên nhiên, thể chế và kinh tế.
Theo đó, định nghĩa của IPCC bao hàm đầy đủ các khía cạnh và có sự tương
đồng với định nghĩa của MONRE đưa ra. Do vậy, nghiên cứu này sử dụng định
nghĩa về năng lực thích ứng của IPCC để làm cơ sở phân tích. Đó là việc đánh giá
dựa trên các yếu tố nguồn lực để thích ứng để hạn chế những ảnh hưởng của tình
trạng XNM.
Giải pháp thích ứng: BĐKH đã và đang tác động trực tiếp đến đời sống kinh
tế, xã hội và mơi trường tồn cầu. Đứng trước thực tế này, việc giảm nhẹ và thích
ứng là yêu cầu tất yếu, là trọng tâm trong hoạt động ứng phó. Có nhiều biện pháp,
giải pháp thích ứng có thể được thực hiện trong việc ứng phó với BĐKH. Báo cáo
đánh giá lần thứ 2 của Ủy ban Liên Chính phí (IPCC, 1995), đã đề cập và miêu tả
228 giải pháp thích ứng BĐKH khác nhau. Tuy nhiên, dựa vào đặc điểm, qui mơ
của thích ứng, các giải pháp thích ứng được đề xuất theo 2 nhóm chính, đó là:
Nhóm giải pháp vĩ mơ: các chính sách, thể chế hoặc những giải pháp mang
tính quốc gia như đầu tư các cơ sở hạ tầng, hệ thống kênh mương phục vụ tưới tiêu,
hệ thống đê, kè biển chống lại tác động của sóng biển, XNM, xây dựng chính sách
kết hợp nghiên cứu BĐKH vào chính sách phát triển quốc gia, các kế hoạch, quy
hoạch phát triển ngành, lĩnh vực;…
Nhóm giải pháp vi mơ: mang tính chất và ý nghĩa cục bộ hoặc có nghĩa cho
một nhóm đối tượng tại địa phương như trồng các loại cây phù hợp, đưa ra các sinh
kế thích ứng trong điều kiện BĐKH ở địa phương; xây dựng các kế hoạch thích ứng
BĐKH dựa vào cộng đồng địa phương; xây dựng các hoạt động, chương trình tuyên
truyền và nâng cao nhận thức của cộng đồng địa phương về BĐKH.

11



×