Tải bản đầy đủ (.docx) (17 trang)

MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐẤU TRANH VỚI TÌNH HÌNH TỘI PHẠM Ở NƯỚC TA HIỆN NAY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (255.8 KB, 17 trang )

LỜI NÓI ĐẦU
“Tình hình tội phạm” là một trong những khái niệm được dùng tương đối phổ
biến ở Việt Nam khi nghiên cứu về tội phạm học. Trong hầu hết các công trình
nghiên cứu cơ bản hay nghiên cứu ứng dụng về tội phạm học ở Việt Nam hiện nay,
từ giáo trình đại học, sách nghiên cứu đến luận án tiến sĩ đều sử dụng khái niệm
“tình hình tội phạm”. Có điều tác giả của những công trình này hiểu khái niệm “tình
hình tội phạm” theo nội dung không thống nhất. Do vậy, tình trạng hiểu không rõ
ràng, không thống nhất về khái niệm “tình hình tội phạm” ở người học cũng như
người đọc nói chung là không tránh khỏi. Nhiều quan điểm, ý kiến không rõ ràng,
không thống nhất trong nghiên cứu tội phạm học có nguyên nhân từ cách hiểu không
thống nhất về khái niệm “tình hình tội phạm”. Câu hỏi được đặt ra ở đây: Vậy phải
hiểu khái niệm “tình hình tội phạm” như thế nào?
Trong bài tập nhóm này, nhóm xin đưa ra quan điểm cũng như nhận thức của
mình về tình hình tội phạm trên cơ sở các khác niệm về “tình hình tội phạm” của các
chuyên gia. Và qua đó phân tích các đặc điểm của tình hình tội phạm, đồng thời đưa
ra các giải pháp đấu tranh với tình hình tội phạm ở nước ta hiện nay.

1 | T ôô i

p h ạ m h ọ c - L ớ p : N 0 3 – N h ó m 6 .


MỤC LỤC
Trang
LỜI NÓI ĐẦU.............................................................................................................1
KHÁI

I.

NIỆM


TÌNH

HÌNH

TỘI

PHẠM..........................................................3
CÁC

II.
1.
2.
3.

DUNG

CỦA

TÌNH

HÌNH

TỘI

PHẠM.........................................5
Thực trạng của tình hình tội phạm......................................................................5
Diễn biến của tình hình tội phạm......................................................................10
Cơ cấu và tính chất của tình hình tội phạm......................................................11
MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐẤU TRANH VỚI TÌNH HÌNH TỘI PHẠM Ơ


III.

NƯỚC
1.
2.
IV.

NỘI

TA

HIỆN

NAY....................................................................................13
Về những đảm bảo............................................................................................14
Về nội dung.......................................................................................................15
KẾT LUẬN......................................................................................................16

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................17

2 | T ôô i

p h ạ m h ọ c - L ớ p : N 0 3 – N h ó m 6 .


I.

KHÁI NIỆM TÌNH HÌNH TỘI PHẠM.
“Tình hình tội phạm” là một thuật ngữ đặc thù của tội phạm học. Nghiên cứu


tình hình tội phạm giúp ta hiểu được bức tranh toàn cảnh về tội phạm (hoặc nhóm tội
phạm hoặc một tội nào đó trong một không gian, thời gian nhất định). Đây là nội
dung quan trọng của tội phạm bởi vì việc hoạch định các chính sách phòng ngừa tội
phạm trước hết phải dựa trên cơ sở nghiên cứu toàn diện về tình hình tội phạm; trên
cơ sở những đặc trưng của tình hình tội phạm qua các thông số về thực trạng của tình
tội hình tội phạm, diễn biến của tình hình tội phạm, cơ cấu của tình hình tội phạm,
tính chất của tình hình tội phạm.
Theo cuốn từ điển Tiếng Việt, “tình hình” được hiểu là: “Tổng thể nói chung
những sự kiện, hiện trượng có quan hệ với nhau, diễn ra trong không gian, thời gian
nào đó cho thấy một tình trạng hoặc xu thế phát triển của sự vật”.
Nếu xem xét tình hình tội phạm trọng xã hội, ta sẽ thấy nó không phải là luôn
luôn ở trạng thái tĩnh mà ngược lại, tuỳ từng giai đoạn lịch sử, nó có thể ở trạng thái
tăng hoặc giảm với các mức độ khác nhau nghĩa là nó luôn ở xu thế vận động. Mặt
khác khi tìm hiểu về tình hình tội phạm, ta sẽ thấy trong đo có nhiều sự kiện có quan
hệ với nhau, ảnh hướng với nhau ở mức độ nhất định. Ví dụ: thực trạng của tình hình
tội phạm có liên quan đến việc phản nhá điễn biến của tình hình tội phạm, cơ cấu của
tình hình tội phạm có liên quan mật thiết đến tính chất của tình hình tội phạm. Đồng
thời, nói đến tình hình tội phạm thì bao giờ cũng gắn nó với một không gian cụ thể
(địa bàn cụ thể) và một khoảng thời gian cụ thể vì tội phạm luôn luôn xảy ra trên một
địa bàn cụ thể với khoảng thời gian cụ thể, xác định. Khi xây dựng khái niệm tình
hình tội phạm phải nêu bật được cốt lõi của nó – đó là xu thế vận động của tội phạm
(mức độ tăng, giảm của nó) trong một không gian, thời gian nhất định, bên cạnh đó,
khái niệm cũng phải thể hiện được các nội dung hợp thành bao gồm cả những đặc
điểm về lượng và chất của tình hình tội phạm (đặc điểm về lượng của tình hình tội
phạm bao gồm: thực trạng của tình hình tội phạm, diễn biến của tình hình tội phạm;
đăc điểm về chất của tình hình tội phạm bao gồm: cơ cấu của tinh hình tội phạm ,tính
chất của tình hình tội phạm).

3 | T ôô i


p h ạ m h ọ c - L ớ p : N 0 3 – N h ó m 6 .


Hiện nay trong các tài liệu tội phạm học ở nước ta còn có nhiều các quan điểm
khác nhau về khái niệm tình hình tội phạm.
Quan điểm thứ nhất cho rằng, tình hình tội phạm mang tính giai cấp và tính
trái pháp luật: “Tình hình tội phạm là hiện tượng xã hội tiêu cực mang thuộc tính xã
hội, thường xuyên thay đổi, giai cấp, pháp luật hình sự và được phản ánh bằng toàn
bộ tình hình, cơ cấu, diễn biến của tổng thể các loại hoặc một loại tội phạm đã xảy
ra trong khoảng thời gian nhất định và trong một phạm vi nhất định” (theo Giáo
trình tội phạm học Đại học quốc gia Hà Nội).
Hoặc trong Giáo trình tội phạm học của Trường Đại học Luật Hà Nội định
nghĩa: “Tình hình tội phạm là hiện tượng xã hội tiêu cực, trái pháp luật hình sự,
mang tính giai cấp và thay đổi theo quá trình lịch sử được thể hiện ở tổng hợp các
tội phạm cụ thể đã xảy ra trong xã hội và trong một khoảng thời gian nhất định”.
Quan điểm cho rằng tình hình tội phạm mang tính giai cấp là không hợp lí bởi
vì không phải mọi tội phạm phát sinh trong xã hội đều do xung đột giai cấp – giữa
giai cấp thống trị và giai cấp bị trị (ví dụ: tội phạm tham nhũng hoặc tội phạm mua
bán phụ nữ phát sinh trong xã hội không có liên quan gì đến vấn đề xung đột quyền
lợi giai cấp, do vậy tình hình tội phạm tham nhũng hay tình hình tội phạm mua bán
phụ nữ không thể có tính giai cấp). Trong xã hội có thể có một số tội phạm nảy sinh
do xung đột quyền lợi giai cấp nhưng không phải mọi tội phạm nảy sinh đều do xung
đột quyền lợi giai cấp. Vì vậy không thể lấy cái thiểu số đại diện cho tất cả. Mặt khác
nếu cho rằng tình hình tội phạm mang tính trái pháp luật hình sự cũng không đúng. Ở
đây đã có sự đồng nhất tội phạm với tình hình tội phạm. Chỉ có tội phạm mới là hành
vi trái pháp luật hình sự, còn tình hình tội phạm là “bức tranh” phản ánh hiện tượng
tiêu cực của xã hội bị Nhà nước và xã hội lên án. Được coi là trái pháp luật hình sự
khi hội tụ đủ hai dấu hiệu: 1 – Được quy định trong BLHS; 2 – Không có căn cứ hợp
pháp. Nếu xem xét các điều luật của BLHS, ta sẽ thấy không có điều luật nào quy
định về tình hình tội phạm.


4 | T ôô i

p h ạ m h ọ c - L ớ p : N 0 3 – N h ó m 6 .


Quan điểm thứ hai của GS.TS Nguyễn Ngọc Hoà trong cuốn Tội phạm và cấu
thành tội phạm, Nxb.Công an nhân dân, Hà Nội năm 2006 như sau: “Tình hình tội
phạm là trạng thái, xu thế vận động của (các) tội phạm (hoặc một nhóm tội phạm
hoặc một loại tội phạm) đã xảy ra trong một đơn vị không gian và đơn vị thời gian
nhất định”.
Quan điểm này đã lột tả đúng bản chất của tình hình tội phạm và giúp ta phân
biệt rõ ràng giữa tội phạm và tình hình tội phạm cũng như cách nhìn nhận về tình
hình tội phạm dưới góc độ tội phạm học.
Kế thừa và phát triển quan điểm của GS.TS Nguyễn Ngọc Hòa, TS. Dương
Tuyết Miên cho rằng: “Tình hình tội phạm là trạng thái, xu thế vận động của (các)
tội phạm (hoặc nhóm tội phạm hoặc một loại tội phạm) đã xảy ra trong một đơn vị
không gian và đơn vị thời gian nhất định. Tình hình tội phạm được thể hiện thông
qua thực trạng, diễn biến, cơ cấu, tính chất của tình hình tội phạm, trên cơ sở đó
giúp cho các cơ quan có thẩm quyền xây dựng được biện pháp phòng ngừa tội phạm
sát hợp với thực tiễn”.
Có thể thấy, việc hiểu cũng như xác định đúng quan điểm về “tình hình tội
phạm” là hết sức quan trọng và cần thiết. Nó giúp chúng ta chỉ ra được đặc điểm, tính
chất cũng như nội dung về tình hình tội phạm, qua đó tìm ra được những giải pháp
khắc phục tình hình tộ phạm đang diễn ra ngày một phức tạp như hiện nay.

II.
1.

CÁC NỘI DUNG CỦA TÌNH HÌNH TỘI PHẠM.

Thực trạng của tình tình tội phạm.
Thực trạng của tình hình tội phạm là tổng hợp các số liệu về vụ phạm tội đã

xảy ra, số lượng người thực hiện các tội đó và số lượng người được coi là nạn nhân
trên một địa bàn nhất định và trong khoảng thời gian nhất định.
Như vậy, để có cái nhìn khách quan và tương đối toàn diện về thực trạng của
tình hình tội phạm, người nghiên cứu trước hết cần phải đồng thời dựa vào số liệu về

5 | T ôô i

p h ạ m h ọ c - L ớ p : N 0 3 – N h ó m 6 .


tội phạm rõ và số liệu về tội phạm ẩn. sở dĩ phải có sự kết hợp này bởi không phải
mọi tội phạm xảy ra trên thực tế đều bị phát hiện và xử lý về hình sự. Có khá nhiều
tội phạm xảy ra trên thực tế, nhưng do nhiều nguyên nhân khác nhau nên không bị
phát hiện và do vậy không bị xử lý về hình sự.
a.

Tội phạm rõ.
Được coi là tội phạm rõ khi có đủ 3 nhân tố:

-

Có người chứng kiến hoặc phát hiện ra tội phạm.
Tội phạm đã được tường thuật (tố cáo) với cảnh sát.
Cơ quan cảnh sát hoặc cơ quan áp dụng luật khác khẳng định đó là hành vi vi phạm
luật hình sự.
Hiện nay, nhiều quan điểm cho rằng tội phạm rõ là tội phạm đã bị điều tra,
truy tố, xét xử về hình sự và có trong thống kê hình sự. Như vậy, thời điểm để xác

định tội phạm rõ là khi tội phạm bị đưa ra xét xử và có trong thống kê hình sự. Quan
điểm này là chưa hợp lý vì thống kê xét xử hình sự của Tòa án không thể có tính
chính xác tuyệt đối.
Vì vậy, thời điểm được coi là tội phạm rõ cần sớm hơn là ngay từ khi cơ quan
cảnh sát nhận được tin báo về tội phạm và có sự xác nhận của cơ quan cảnh sát hoặc
cơ quan áp dụng luật khác là hành vi đó vi phạm luật hình sự.
Có nghĩa là, xác định tội phạm rõ phải dựa trên thông số về vụ án xảy ra trên
thực tế (chứ không phải số vụ án bị đưa ra xét xử trên thực tế), và chỉ khi làm như
vậy mới phản ánh chính xác về thực trạng của tình hình tội phạm. Thông số về số vụ
án xảy ra trên thực tế được lưu trữ ở cơ quan cnhr sát là đầy đủ nhất, vì thông
thường, khi có tội phạm xảy ra, người dân thường báo tới cơ quan cảnh sát. Thống kê
của cơ quan cảnh sát phản ánh đầy đủ, bao quát hơn số liệu xét xử hình sự củ Tòa án
vì nhân tố quan trọng nhất phản ánh thực trạng của tình hình tội phạm chính là số vụ
án xảy ra trên thực tế. Do vậy, nếu chỉ dựa vào số liệu xét xử của Tòa án để đánh giá
tình hình tội phạm thì chắc chắn phản ánh không đúng, không đủ vì thực chất nó chỉ
phản ánh một phần. Chưa kể đến những vụ án bị xét xử chậm (Ví dụ như: Một thanh
niên giết người từ năm 2008 nhưng do nhiều yếu tố tác động, đến năm 2011 người

6 | T ôô i

p h ạ m h ọ c - L ớ p : N 0 3 – N h ó m 6 .


này mới bị xét xử. Như vậy, trong số liệu thống kê của Tòa án thì đây là vụ án được
xét xử năm 2011 nhưng thực chất vụ án này đã xảy ra năm 2008).
Tuy nhiên, cũng cần lưu ý là số liệu của cơ quan cảnh sát vẫn còn hạn chế (Ví
dụ như trường hợp cảnh sát xác định có tội nhưng sau đó Tòa án tuyên vô tội,…).
Mặc dú số liệu của Tòa án có hạn chế nhất định nhưng khi đánh giá về thực trạng
tình tình tội phạm vẫn cần tham khảo số liệu này để thấy rõ sự chênh lệch về số vụ
án xảy ra trên thực tế và số vụ án bị đưa ra xét xử hình sự. Từ đó cơ quan chức năng

sẽ dánh giá về hiệu quả hoạt động của mình để có giải pháp cần thiết để phát hiện,
xét xử và phòng ngừa tội phạm.
Như vậy thấy rõ rằng quan điểm “được coi là tội phạm rõ khi đủ 3 yếu tố” –
thời điểm được coi là tội phạm rõ từ khi cơ quan cảnh sát nhận được tin báo về tội
phạm và có sự xác nhận của cơ quan cảnh sát hoặc cơ quan áp dụng luật khác là hành
vi đó vi phạm LHSVN nêu trên là hợp lý và đầy đủ hơn những tài liệu tội phạm học
lưu hành ở Việt Nam hiện nay.
b.

Tội phạm ẩn.
Tội phạm ẩn là thuật ngữ được đưa ra bởi các nhà tội phạm học và xã hội học
mô tả số lượng tội phạm không được tường thật hoặc không bi phát hiện và nó trả lời
cho câu hỏi về độ tin cậy của thống kê tội phạm chính thức.
Như vậy, về cơ bản tội phạm ẩn đã nhấn mạnh tới hai đặc tính của nó là: chưa
được tường thuật hoặc chưa bị phát hiện và không có trong thống kê hính sự chính
thức. Quan niệm này hoàn toàn phù hợp, vì tội phạm ẩn cần được hiểu: Tội phạm ẩn
là số lượng tội phạm đã thực hiện trên thực tế nhưng không được tường thuật với cơ
quan có thẩm quyền hoặc chưa bị phát hiện một cách chính thức và do vậy chưa bị
đưa ra xét xử, cho có thống kê hình sự chính thức.

-

Phân loại tội phạm ẩn:
Tội phạm ẩn khách quan: Là trường hợp đã xảy ra trên thực tế, nhưng do
những nguyên nhân khách quan, cơ quan chức năng không phát hiện ra vụ phạm tội
(Ví dụ: một kẻ giết người trong rừng, không có người qua lại, rồi trôn người xuống
hố sâu, trồng cây mới lên – thủ đoạn tinh vi và không có người chứng kiến vụ việc).

7 | T ôô i


p h ạ m h ọ c - L ớ p : N 0 3 – N h ó m 6 .


Tội phạm ẩn chủ quan: Là trường hợp tội phạm đã xảy ra trên thực tế, cán bộ
hoặc cơ quan chức năng đã nắm được vụ việc nhưng do nhiều nguyên nhân khác
nhau mà vụ án không được thụ lý, xử lý hình sự và do đó không có trong số liệu
thống kê (Ví dụ: Cán bộ điều tra đã được người dân báo về vụ trộm tài sản nhưng do
nhận hối lộ người kẻ phạm tội và người nhà kẻ phạm tội nên cán bộ điều tra chỉ lập
hồ sơ xử lý hành chính).
Hiện nay, có quan điểm cho rằng còn có loại tội phạm ẩn thứ 3 là tội phạm ẩn
thống kê. Tuy nhiên, đây quan điểm nay chưa đúng, vì xét các điều kiện thì tội phạm
ẩn thống kê vẫn là tội phạm rõ vì đã được đưa ra xét xử rồi thì đương nhiên là tội
-

phạm rõ (đây gọi là sai số thống kê).
Nguyên nhân dẫn đến tội phạm ẩn:
Nguyên nhân từ phía nạn nhân: nạn nhân không tố cáo tội phạm do bị người
phạm tội hoặc người nhà người phạm tội đe dọa; không tin tưởng vào cơ quan pháp
luật; sơ phiền hà hoặc sợ công khai bí mật đời tư (Ví dụ: Các vụ án hiếp dâm, nạn
nhân thường không tố giác vì sợ công khai bí mật đời tư,…).
Nguyên nhân từ người phạm tội: người phạm tội thực hiện tội phạm bằng thủ
đoạn tinh vi, hoặc người phạm tội đã đe dọa nạn nhân, người làm chứng hoặc người
phạm tội đã đưa hối lộ,…
Nguyên nhân từ phía cơ quan chức năng: như thái độ thiếu tinh thân trách
nhiệm, cán bộ có hành vi nhận hối lộ để không xử lý vụ việc hoặc do nể nang, quen
biết nên bao che không xử lý,...
Nguyên nhân từ phía người làm chứng: người làm chứng không dám tố cáo tội
phạm hoặc đứng ra làm chứng vụ việc do nhiều nguyên nhân như sợ bị trả thù, sợ
liên lụy khó khăn cho bản thân, quen biết hoặc là người thân của người phạm tội (Ví
dụ: Vụ Lê Văn Luyện người nhà đã bao che, không cáo hành vi phạm tội của hắn,...).


-

Phương pháp điều tra tội phạm ẩn:
Điều tra về tội phạm tự tường thuật: các nhà nghiên cứu phải cam đoan giữ
danh tính cho người tường thuật, đảm bảo họ không phải lo lắng cũng như sợ hãi sẽ
bị bắt giữ hay xử lý.

8 | T ôô i

p h ạ m h ọ c - L ớ p : N 0 3 – N h ó m 6 .


Kết quả điều tra cho thấy số tội phạm xảy ra trên thực tế cao hơn nhiều so với
số tội phạm có trong thống kê chính thức. Tuy nhiên, hạn chế của phương pháp này
là diện nghiên cứu chưa rộng (chủ yếu tập trung vào người trẻ tuổi) và sự tường thuật
rất khó xác định sự trung thực,…
Điều tra nạn nhân của tội phạm: các nhà nghiên cứu cam kết giữ danh tính của
nạn nhân tham gia tường thuật vì nếu tiết lộ rất có thể bất lợi cho nạn nhân đặc biệt
trong tội phạm tính dục hay hôn nhân gia đình.
Phương pháp này cũng vẫn tồn tại hạn chế là không phải nạn nhân nào cũng
tường thuật đúng sự thật (do ngại hoặc không hợp tác), hơn nưa, phương pháp này
không bao quát được tất cả các nạn nhân của tội phạm (nạn nhân chết, không có khả
năng nhận thức…) hoặc có tội phạm không có nạn nhân (xâm phạm an ninh quốc
gia).
Ngoài ra còn có một số nguồn khác là số liệu từ bệnh viện, trung tâm tư vấn
-

pháp lý, để xác định số lượng tội phạm.
Chỉ số tội phạm:

Được xác đinh để chỉ mức độ phổ biến tội phạm trong dân cư. Đây là vấn đề
không thể bỏ qua khi đánh giá tình trạng của tình hình tội phạm.
Chỉ số tội phạm được tính theo tỉ lệ số tội phạm (hoặc vụ phạm tội) trên
100.000 dân (hoặc 10.000 dân). Chỉ số tội phạm luôn được gắn liền trên một địa bàn
nhất định và trong một khoảng thời gian nhất định. Công thức:
HSTP = 100.000 (10.000)
Ví dụ: Dân số tỉnh A trong năm 2008 là 810.000 dân. Số vụ hiếp dâm ở tỉnh A
năm 2009 là 148 vụ. Vậy chỉ số tội hiếp dâm trên tỉnh A năm 2009 là:
HSTP = 100.000 = 18,27

-

Thông số về nạn nhân:
Thông số về nạn nhân đóng vai trò quan trọng trong việc mô tả thực trạng của
tình hình tội phạm. Các vấn đề cần làm rõ: số lượng nạn nhân; thông tin về đặc điểm
nhân thân của nạn nhân; thiệt hại nạn nhân gánh chịu; tình huống trở thành nạn nhân.

9 | T ôô i

p h ạ m h ọ c - L ớ p : N 0 3 – N h ó m 6 .




Chỉ số tội phạm và thông số tội phạm đều cần thiết và quan trong trong việc
đánh giá tình tình tội phạm, từ đó cơ quan chức năng hoạch định chính sách

2.

phòng ngừa, đưa ra giải pháp phù hợp với thực tế.

Diễn biến của tình tình tội phạm.
Diễn biến của tình hình tội phạm là sự phản ánh xu hướng tăng, giảm hoặc ổn

định tương đối của tội phạm nói chung (hoặc một tội hoặc một nhóm tội) xảy ra
trong khoảng thời gian nhất định và trên một địa bàn nhất định.


Việc nghiên cứu diễn biến của tình hình tội phạm có ý nghĩa quan trọng, nó
không chỉ giúp cho nhận diện toàn cảnh về tội phạm rõ nét mà còn giúp cho
việc dự đoán xu hướng vận động của tội phạm trong thời gian tiếp theo, từ đó
giúp việc xây dưng biện pháp phòng ngừa sát với thực tiễn hơn.
Diễn biến tình hình tội phạm có thể bị thay đổi do tác động của các yếu tố: các

yếu tố xã hội (sự tăng trưởng hay suy thoái của nền kinh tế, vấn đề di dân, sự gia tăng
dân số ở các thành phố lớn, sự chênh lệch về mức sống của người dân…); Sự thay
đổi về mặt pháp lý trong đó, sự thay đổi của pháp luật hình sự trong việc mở rộng
hoặc thu hẹp tội phạm cũng như biện pháp xử lý hình sự cũng ảnh hưởng đáng kể
đến xu thế vận động của xã hội.
Khoảng thời gian thực tế nghiên cứu diễn biến là 5 năm (10 năm) vì đây là
khoảng thời gian tương đối dài, ổn định nên độ chính xác tương đối cao. Trước tiên,
người ta sẽ chọn ra năm thứ nhất của đơn vị thời gian nghiên cứu là năm gốc và số
liệu liên quan đến số vụ án và người phạm tội xảy ra trong năm này là số liệu gốc
(coi là 100%), sau đó sẽ lấy số liệu của các năm tiếp theo đối chiếu với số liệu gốc để
tìm ra xu thế tăng hay giảm của năm tiếp theo (tính theo tỉ lệ %).
Sử dụng phương pháp số tương đối động thái định gốc để xác định diễn biến
cảu tình hình tội phạm theo công thức sau:
Trong đó:

Ydb = 100%
Mi: số vụ phạm tội hoặc số người phạm tội trong từng năm xác định;

Mo: số vụ phạm tọi hoặc số người phạm tội trong năm gốc.

1 0 | T ôô i

p h ạ m h ọ c - L ớ p : N 0 3 – N h ó m 6 .


ST
ốă
n
Ví dụ: Số vụ trộm cắp trên địa bàn tỉnh K giai đoạn 2003 - 2009 được
vg
u thống kê như sau:
̣
10
8%
0

3.

Với bảng dữ liệu trên và hình minh họa trên, ta có thể thấy tội trộm cắp

có chiều hướng gia tăng. Tuy nhiên, năm 2005 thì lại giảm. Từ năm 2006 đến
(
= năm 2008 tăng khá cao và tăng cao nhất là năm 2008 với 94.4%. Đến năm
1 2009 thì lại giảm xuống còn 72.2%
0
0
Qua ví dụ trên có thể thấy, các con số phản ánh diễn biến tình hình tội
%

) phạm cần được thực hiện trên các bảng thống kê và sau đó cần được biểu đạt
trên đồ thị. Điều này giúp minh họa sinh động, rõ nét hơn tình hình tội phạm,
22
3 7 tìm ra được xu thế tăng giảm.
0 ,
7 Cơ cấu và tính chất của tình hình tội phạm.
a. Cơ cấu của tình hình tội phạm có thể được xác định theo những
%
tiêu chí sau.
15
- Cơ cấu của tình hình tội phạm theo tên các chương các tội phạm cụ thể
9 ,
của BLHS. Cơ cấu sẽ được tính theo tỉ trọng giữa các tội các tội của
05
%
từng chương đã xảy ra với tổng số các tội phạm đã xảy ra.
- Cơ cấu của tình hình tội phạm theo tội danh cụ thể của BLHS. (Ví dụ:
24
Khi nghiên cứu nhóm tội về tội phạm ma túy thì sẽ tìm hiểu tỉ trọng
64
0 ,
giữa từng loại tội phạm về ma túy so với tổng số các tội về ma túy. Từ
4
đó tìm ra tội phạm nổi cộm nhất, xu hướng.
%
- Cơ cấu của tình hình tội phạm theo phân loại tội phạm (khoản 3 Điều
23
8 BLHS). Cơ cấu sẽ được tính xem trong từng loại tội chiếm tỉ lệ bao
46
nhiêu % trong tổng số 4 loại tội. Bên cạnh đó cũng cần tìm hiểu số

5 ,
1
người phạm từng loại tội nói trên chiếm tỉ lệ bao nhiêu trong tổng số
%
người phạm 4 loại tội đó.
39
- Cơ cấu của tình hình tội phạm theo hình thức lỗi. Cơ cấu được xác định
54
loại tội cố ý, vô ý xảy ra chiếm tỉ lệ bao nhiêu % trong tổng số tội phạm
0 ,
4
%
37
111 2| T ôô i
0 .
2

p h ạ m h ọ c - L ớ p : N 0 3 – N h ó m 6 .


xảy ra; cũng như số người phạm tội lỗi cố ý hay vô ý chiếm bao nhiêu % trong
tổng số người phạm tội của các tội với các hình thức lỗi khác nhau.
Cơ cấu của tình hình tội phạm theo hình thức phạm tội. Cơ cấu được xác định

-

tội phạm dưới hình thức đồng phạm, đơn lẻ hay có tổ chức chiểm tỉ lệ bao
-

nhiêu % trong tổng số tội phạm đã xảy ra.

Cơ cấu của tình hình tội phạm theo địa bàn phạm tội. Có thể xác định theo

-

nông thôn, thành thì, hay trên địa bàn một huyện, tỉnh hay toàn quốc.
Cơ cấu của tình hình tội phạm theo loại hình phạt áp dụng cho người phạm

-

tội.
Cơ cấu của tình hình tội phạm theo dạng thiệt hại do hành vi phạm tội gây ra.
Cơ cấu theo đặc điểm về nhân thân người phạm tội.
Cơ cấu theo loại động cơ phạm tội.
Cơ cấu theo đặc điểm của mối quan hệ của nạn nhân với người phạm tội.
Sử dụng phương pháp số tương đối để xác định cơ cấu của tình hình tội phạm

theo công thức sau:
Trong đó:

Ycc = 100%
Mbp: số vụ phạm tội hoặc số người phạm tội trong từng nhóm, loại tội

phạm;
Mtt: tổng vụ phạm tội hoặc tổng số người phạm tội.

Ví dụ: Số người phạm tội XPSH tỉnh M 2008:
Tội danh

Số
người


Tỷ trọng
(%)

Tội cướp tài sản

80

16

Tội cưỡng đoạt TS

40

8

Tội cướp giật TS

60

12

Tội trộm cắp TS

160

32

Tội lừa đảo CĐTS


130

26

Các tội phạm
XPSH khác

30

6

Tổng

500

100

1 2 | T ôô i

p h ạ m h ọ c - L ớ p : N 0 3 – N h ó m 6 .


b.

Tính chất của tình hình tội phạm.
Tính chất của tình hình tội phạm được làm sáng tỏ sau khi đã có sự nghiên cứu
cơ cấu của tình hình tội phạm. Chỉ khi cơ cấu của tình hình tội phạm được nghên cứu
một cách kĩ lưỡng theo các tiêu chí khác nhau thì tính chất của tình hình tội phạm
càng định hình rõ nét, sáng tỏ hơn.



Như vậy, thấy được rằng, việc nghiên cứu hai vấn đề nay là cần thiết vì cơ cấu
và tính chất của tình hình tội phạm có mối quan hệ mật thiết với nhau. Từ việc
nghiên cứu cơ cấu của tình hình tội phạm có thể rút ra những điểm đặc trưng,
có tính nổi bật của tình hình tội phạm đã có ý nghĩa vô cũng quan trọng trong
việc xây dựng biện pháp phòng ngừa.

III.

MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐẤU TRANH VỚI TÌNH HÌNH TỘI PHẠM Ơ
NƯỚC TA HIỆN NAY.
Giải quyết vấn đề tội phạm là giải quyết một vấn đề mang tính toàn cầu mà

phương pháp luận của nó đã được Lênin gói gọn trong từ “tiêu vong” của hiện tượng
này vì thuộc tính lịch sử của nó. Điều này có nghĩa rằng, tình hình tội phạm phát sinh
trong những điều kiện lịch sử nhất định, thì cũng mất đi trong những điều kiện lịch
sử nhất định. Thế nhưng, bối cảnh của tình hình thế giới hiện nay và những đặc điểm
của tình hình tội phạm ở nước ta cũng như ở các nước khác cho thấy rằng, sự tiêu
vong của tình hình tội phạm còn là một tương lai xa xôi và quá trình này cũng không
thể diễn ra một cách tự phát, tình hình tội phạm không thể tự tiêu vong, mà cần đến
sự nỗ lực của từng quốc gia trong thế phối hợp chung theo một chương trình mang
tính chiến lược đấu tranh với tình hình tội phạm trên phạm vi toàn thế giới. Xu
hướng này đã và đang diễn ra. Và nước ta cũng là một thành viên tích cực, đặc biệt
từ năm 1998, nước ta đã có Chương trình quốc gia phòng, chống tội phạm. Đây có
thể xem là giải pháp tổng thể đối với tình hình tội phạm ở nước ta mà nội dung của
nó phải được bổ sung, cụ thể hóa theo thời gian trên cơ sở những đặc điểm của tình
hình tội phạm đã được nghiên cứu.

1 3 | T ôô i


p h ạ m h ọ c - L ớ p : N 0 3 – N h ó m 6 .


Từ những kết quả nghiên cứu đã đạt được cho thấy, giải pháp tổng thể đối với
tình hình tội phạm ở nước ta phải có chiến lược là từng bước loại trừ tình hình tội
phạm ra khỏi đời sống xã hội.
1.

Về những đảm bảo.
Thứ nhất, vì sự phát triển của đất nước, xu thế hội nhập và mở cửa là tất yếu,

cho nên thực tế của tình hình tội phạm ở nước ta từ năm 1998 đến nay cho thấy, số bị
cáo là người nước ngoài ngày một tăng. Vì thế, giải pháp tổng thể đối với tình hình
tội phạm ở nước ta không thể tách rời, mà phải có sự hợp tác quốc tế chặt chẽ, trước
hết là với các nước có chung đường biên giới với nước ta và có cầu hàng không trực
tiếp với nước ta;
Thứ hai, do tình hình tội là một phạm trù đánh giá và là hiện tượng luôn luôn
biến động theo sự biến đổi của các quá trin kinh tế – xã hội, cho nên nó phải được
thống kê kịp thời, thường xuyên nhất quán và đầy đủ. Phải có một Ban chuyên trách
về thống kê tội phạm và phân tích số liệu thống kê;
Thứ ba, đều đặn theo mỗi giai đoạn, Nhà nước phải tiến hành điều tra xã hội
học cơ bản về phần ẩn của tình hình tội phạm trên phạm vi toàn quốc;
Thứ tư, giải pháp tổng thể đối với tình hình tội phạm phải được xây dựng trên
nhiều cơ sở, trong đó, cơ sở được rút ra từ sự phân tích số liệu điều tra xã hội học và
số liệu thống kê theo những chỉ số định tính và định lượng của tình hình tội phạm là
không thể thiếu được;
Thứ năm, giải pháp tổng thể đối với tình hình tội phạm phải có sự lãnh đạo
thường xuyên, nhất quán và liên tục của Đảng cầm quyền thì tính kế thừa sẽ mất;
Thứ sáu, giải pháp tổng thể đối với tình hình tội phạm phải cuốn hút được sự
tham gia của mọi lực lượng xã hội và sự đóng góp của từng công cụ quản lý xã hội

theo chỉ dẫn của lực lượng chuyên trách phòng, chống tội phạm.
Thứ bảy, lực lượng chuyên trách phòng, chống tội phạm phải được tổ chức
theo hướng chuyên môn hóa trên cơ sở nhóm tội danh và mức độ phạm tội đối với
từng nhóm tội danh đó. Riêng ở mức độ hành vi phạm tội, thì ba “trụ cột” cảu tình

1 4 | T ôô i

p h ạ m h ọ c - L ớ p : N 0 3 – N h ó m 6 .


hình tội phạm ở nước ta hiện nay cũng đủ cơ sở để tổ chức các lực lượng chuyên
trách, cả đối với việc xét xử.
2.

Về nội dung.
Một là, phòng ngừa tội phạm. Sự phạm tội là một quy luật. Phòng ngừa phạm

tội là làm cho quy luật này không thể diễn ra. Muốn vậy, con người phải được sống
trong môi trường có sự kiểm soát xxa hội và được hoạt động trong môi trường không
có điều kiên phạm tội. Nói cụ thể hơn, mỗi thành viên xã hội phải được gắn kết với ít
nhất một tổ chức xã hội có hoạt động. Các công cụ quản lý xã hội không được tạo ra
những tình huống phạm tội.
Hai là, đấu tranh chống tội phạm. Nội dung này chỉ có giá trị theo từng giai
đoạn và phải được xác định trên cơ sở của các hệ thống khác nhau của tình hình tội
phạm.
Theo trạng thái của tội phạm, thì việc đấu tranh với tình hình tội phạm phải có
hai trọng tâm: đấu tranh chống tội phạm ẩn, trong đó cần đặc biệt lưu ý đến tội phạm
ẩn chủ quan, vì nó gắn liền với tham nhũng; Đối với phần hiện của tình hình tội
phạm, thì việc đấu tranh phải có các trọng tâm sau:
-


Theo hệ thống động cơ phạm tội, thì việc đấu tranh chống tội phạm trong giai

-

đoạn hiện nay phải tập trung vào các động cơ vụ lợi, bạo lực và siêu vụ lợi.
Theo hệ thống nhóm tội phạm, thì nội dung đấu tranh phải tập trung vào các
nhóm tội phạm, đặc biệt là C12, C14, C16, C18, và C21 (trong tình hình hiện
nay); Phải căn cứ vào đặc điểm định lượng của các nhóm tội phạm để tổ chức

-

lực lượng chuyên trách trong các cơ quan tư pháp, hình sự;
Theo hệ thống các thành phần nhân thân bị cáo, thì nội dung đấu tranh phải tập
trung trước hết vào 5 hay10 tội danh có cấp độ nguy hiểm cao hơn cả trong
tình hình tội phạm của từng thành phần bị cáo đó. Riêng đối với thành phần bị
cáo vốn là cán bộ, công chức, thì việc đấu tranh không được xem nhẹ hành vi
phạm tội nào và cần lưu ý rằng, tỷ lệ ẩn của các hành vi phạm tội này hiện rất
cao.
Việc đấu tranh, phòng ngừa tội phạm là hoạt động của tất cả các cơ quan bảo

vệ pháp luật và Tòa án, các cơ quan Nhà nước và tổ chức xã hội và của mọi công dân

1 5 | T ôô i

p h ạ m h ọ c - L ớ p : N 0 3 – N h ó m 6 .


trong xã hội áp dụng tổng hợp và đồng bộ các biện pháp khác nhau hướng vào thủ
tiêu những nguyên nhân và điều kiện phạm tội, cũng như loại bỏ các yếu tố tiêu cực

ảnh hưởng đến quá trình hình thành phẩm chất cá nhân tiêu cực, đồng thời từng bước
hạn chế, đẩy lùi và tiến tới loại bỏ tội phạm ra khỏi đời sống xã hội.

IV.

KẾT LUẬN.
Tình hinh tội phạm đã, đang và sẽ luôn là một vấn đề nóng bỏng đối với toàn

thế giới nói chung và đối với Việt Nam nói riêng. Việc tìm hiểu, nghiên cứu, phân
tích tình hình tội phạm trong Tội phạm học sẽ giúp chúng ta có cái nhìn tổng thể, rõ
ràng, sâu sắc và đưa ra được những số liệu chính xác, cụ thể về tình hình tội phạm
của nước ta hiện nay. Để qua đó Nhà nước cũng như các cơ quan chức năng có thẩm
quyền kịp thời đưa ra những chủ trường, chính sách, biện pháp ngăn chặn, đấu tranh
và phòng ngừa tội phạm hiệu quả – Góp phần giữ vững an ninh trật tự, đảm bảo cho
đời sống xã hội của nhân dân được an toàn, lành mạnh và yên bình.

1 6 | T ôô i

p h ạ m h ọ c - L ớ p : N 0 3 – N h ó m 6 .


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
********
1.

Giáo trình Tội phạm học, Trường Đại học Luật Hà Nội, Nxb. Công an nhân

2.

dân, Hà Nội, 2012.

Giáo trình Tội phạm học, TS. Dương Tuyết Miên (Chủ biên), Nxb. Giáo dục

3.

Việt Nam, Hà Nội, 2010.
Tội phạm học nhập môn, TS. Dương Tuyết Miên, Nxb. Công an nhân dân, Hà

4.

Nội, 2009.
Một số vấn đề lý luận về tình hình tội phạm ở Việt Nam, TS. Phạm Văn Tỉnh,

5.

Nxb. Tư pháp, Hà Nội, 2007.
Các khái niệm tội phạm và tình hình tội phạm trong tội phạm học, GS.TS.
Nguyễn Ngọc Hòa, Tạp chí Luật học số 7/2009 (tr. 47 – 53), Trường Đại học

6.

Luật Hà Nội.
Một số vấn đề về tình hình tội phạm ẩn ở Việt Nam, Trần Hữu Tráng, Tạp chí

7.

luật học. Số 3,/2000 (Tr.51-55), Trường Đại học Luật Hà Nội.
Phòng ngừa tội phạm học trong tội phạm học, GS, TS, Nguyễn Ngọc Hoà,

8.


Tạp chí luật học, Số 6/năm 2007 (tr 25-32), Trường Đại học Luật Hà Nội.
Khái niệm tội phạm và tình hình tội phạm dưới góc độ của tội phạm học, TS.
Phạm văn Tỉnh, Nhà nước pháp luật, Số 6/2007 (tr. 73- 79), Viện nhà nước

9.

pháp luật.
Tội phạm học Việt Nam và phòng ngừa tội phạm, TS. Phạm Văn Tỉnh, Nhà
nước và pháp luật, Số4/2009 (tr. 58- 64), Viện nghiên cứu nhà nước và pháp
luật.

1 7 | T ôô i

p h ạ m h ọ c - L ớ p : N 0 3 – N h ó m 6 .



×