Tải bản đầy đủ (.pdf) (140 trang)

Trách nhiệm pháp lý do vi phạm nghĩa vụ hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế theo công ước viên 1980 về mua bán hàng hóa quốc tế nghiên cứu so sánh với pháp luật việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (8.36 MB, 140 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

-------- ∞0∞--------

NGUYỄN TUẤN ANH

TRÁCH NHIỆM PHÁP LÝ DO VI PHẠM NGHĨA VỤ
HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA QUỐC TẾ THEO
CÔNG ƯỚC VIÊN 1980 VỀ MUA BÁN HÀNG HÓA
QUỐC TẾ - NGHIÊN CỨU SO SÁNH VỚI

Tai Lieu Chat Luong

PHÁP LUẬT VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ
LUẬT KINH TẾ

TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2021


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

-------- ∞0∞--------

NGUYỄN TUẤN ANH

TRÁCH NHIỆM PHÁP LÝ DO VI PHẠM NGHĨA VỤ
HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA QUỐC TẾ THEO


CÔNG ƯỚC VIÊN 1980 VỀ MUA BÁN HÀNG HÓA
QUỐC TẾ - NGHIÊN CỨU SO SÁNH VỚI
PHÁP LUẬT VIỆT NAM
Chuyên ngành: Luật kinh tế
Mã số chuyên ngành: 60 38 01 07
LUẬN VĂN THẠC SĨ
LUẬT KINH TẾ
Giảng viên hướng dẫn: PGS. TS DƯ NGỌC BÍCH
TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2021


TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
KHOA ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC

GIẤY XÁC NHẬN
Tôi tên là: NGUYỄN TUẤN ANH
Ngày sinh: 12/02/1989
Nơi sinh: Thành phố Hồ Chí Minh
Chun ngành: Luật Kinh tế
Mã học viên: 1883801070004
Tơi đồng ý cung cấp tồn văn thơng tin luận văn tốt nghiệp hợp lệ về bản quyền
cho Thư viện trường đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh. Thư viện trường đại học Mở
Thành phố Hồ Chí Minh sẽ kết nối tồn văn thơng tin luận văn tốt nghiệp vào hệ thống
thông tin khoa học của Sở Khoa học và Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh.

Ký tên
(Ghi rõ họ và tên)


Nguyễn Tuấn Anh



i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan rằng luận văn "Trách nhiệm pháp lý do vi phạm nghĩa vụ hợp
đồng mua bán hàng hóa quốc tế theo cơng ước viên 1980 về mua bán hàng hóa quốc tế
- nghiên cứu so sánh với pháp luật Việt Nam" là bài nghiên cứu của chính tơi, với sự
hướng dẫn của PGS.TS. Dư Ngọc Bích.
Ngoại trừ những tài liệu tham khảo được trích dẫn trong luận văn này, tơi cam
đoan rằng tồn phần hay những phần nhỏ của luận văn này chưa từng được công bố
hoặc được sử dụng để nhận bằng cấp ở những nơi khác.
Khơng có sản phẩm/nghiên cứu nào của người khác được sử dụng trong luận
văn này mà khơng được trích dẫn theo đúng quy định.
Luận văn này chưa bao giờ được nộp để nhận bất kỳ bằng cấp nào tại các
trường đại học hoặc cơ sở đào tạo khác.
Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2021
TÁC GIẢ

Nguyễn Tuấn Anh


ii

LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn này, tác giả đã
nhận được sự hướng dẫn, giúp đỡ, động viên, ủng hộ quý báu của các Thầy, Cơ giáo,

gia đình và bạn bè. Đặc biệt, với lòng biết ơn sâu sắc, tác giả xin được gửi lời cảm ơn
đến Giảng viên hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Dư Ngọc Bích - người đã gợi mở để tác
giả chọn được đề tài nghiên cứu cho mình và ln tận tâm giúp đỡ, động viên tác giả
cố gắng hoàn thành luận văn.
Đồng thời, tác giả xin bày tỏ lời cảm ơn chân thành đến các Thầy, các Cô tham
gia giảng dạy hoặc làm việc tại Khoa Sau đại học, trường Đại học Mở thành phố Hồ
Chí Minh đã ln nhiệt tình giảng dạy, chỉ bảo và hỗ trợ tơi trong suốt q trình học
tập tại trường.
Ngồi ra, tác giả cũng xin cảm ơn gia đình đã ln bên cạnh, đồng hành và chia
sẻ những khó khăn với tác giả trong thời gian học tập và nghiên cứu. Cảm ơn những
người bạn đã thay phiên động viên, nhắc nhở, cũng như hỗ trợ lẫn nhau thực hiện và
hồn thành luận văn.
Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2021
TÁC GIẢ

Nguyễn Tuấn Anh


iii

TĨM TẮT
Cơng ước Viên 1980 của Liên Hiệp quốc về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc
tế (United Nations Convention on Contracts for International Sale of Goods (CISG) là
một trong những Công ước quốc tế về thương mại được áp dụng rộng rãi trên tồn thế
giới. CISG đã được hình thành với mong muốn tạo ra khung hành lang pháp lý chung,
áp dụng cho việc ký kết hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế diễn ra giữa các thương
nhân mang quốc tịch, sinh sống và kinh doanh trên các lãnh thổ quốc gia khác nhau.
Trong khi đó, Pháp luật Thương mại Việt Nam đã được ban hành từ lâu, và đến thời
điểm này, như một điều tất yếu trước những sự thay đổi như vũ bảo của hoạt động
thương mại quốc tế, pháp luật cũng đang bộc lộ nhiều điểm lạc hậu. Do đó, trong luận

văn này, tác giả mong muốn đưa ra những nghiên cứu so sánh nhằm tìm ra điểm khác
biệt của CISG và pháp luật Thương mại Việt Nam đối với các biện pháp khắc phục
hậu quả do vi phạm nghĩa vụ hợp đồng như Buộc thực hiện đúng hợp đồng, Bồi
thường thiệt hại, Hủy thực hiện hợp đồng, và từ đó đưa ra các kiến nghị nhằm hoàn
thiện pháp luật Thương mại Việt Nam.
Trong phạm vi luận văn của mình, tại chương một, tác giả đã đem đến một góc
nhìn tổng quan về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, trách nhiệm khi vi phạm hợp
đồng này và các biện pháp khắc phục hậu quả thương mại như buộc thực hiện hợp
đồng, bồi thường thiệt hại và hủy bỏ hợp đồng. Cũng trong chương này, tác giả đi sâu
phân tích các quy định của CISG, và tìm hiểu các vụ kiện, tham khảo quan điểm của
các học giả, ý kiến của Ban Thư ký và Hội đồng tư vấn CISG.
Tại chương hai, tác giả tập trung vào việc phân tích quy định của pháp luật Việt
Nam về biện pháp buộc thực hiện hợp đồng, bồi thường thiệt hại và hủy bỏ hợp đồng.
Qua đó, tác giả nêu ra những hạn chế, vướng mắc của pháp luật thực định trong việc
vận dụng các biện pháp nói trên trong hoạt động thương mại của các bên. Đồng thời,
tác giả cũng nghiên cứu so sánh với CISG để đưa ra những kiến nghị nhằm xây dựng
một khung pháp lý hoàn thiện hơn cho pháp luật Việt Nam về vấn đề pháp lý tương
ứng trên cơ sở tương thích với pháp luật quốc tế.


iv

ABSTRACT
The 1980 United Nations Convention on Contracts for International Sale of
Goods (CISG) is one of the most widely applied international trade conventions
worldwide. CISG has been formed with the desire to create a common legal
framework, which applies to the conclusion of international contracts for sale and
purchase of goods that take place between traders, living and doing business in
different territories.
Meanwhile, Vietnam Trade Law has been enacted for a long time, and up to

this point, as an inevitable thing in the event of changes such as the protection of
international trade, the law is also revealing many backward points. Therefore, in this
dissertation, the author wishes to present comparative studies to find out the difference
between CISG and Vietnamese Commercial law for remedial measures due to breach
of contractual obligations, such as Forcible performance of the contract, Compensation
for damage, Cancellation of contract performance, and and thereby make
recommendations to improve Vietnam's commercial law.
Within the scope of dissertation, in chapter one, the author gives an overview
of international goods sale and purchase contracts, liability for breach of contract and
commercial remedial measures such as forced performance of the contract,
compensation for damages and contract termination. Also in this chapter, the author
deeply analyzes the CISG regulations and explores the lawsuits, referencing scholars
view, Secretariat opinions and the CISG Advisory Council.
In chapter two, the author focuses on analyzing the provisions of Vietnamese
law on measures to enforce contracts, compensation for damages and contract
termination. Thereby, the author outlines the limitations and problems of the actual
law in applying mentioned measures in the commercial activities of the parties. At the
same time, the author also does a comparison study with CISG to give
recommendations to build a more complete legal framework for Vietnamese law on
relevant legal issues on the basis of compatibility with international law.


v

MỤC LỤC
Lời cam đoan ................................................................................................................ i
Lời cám ơn ................................................................................................................... ii
Tóm tắt........................................................................................................................ iii
Mục lục ........................................................................................................................... v
Danh mục các từ viết tắt ........................................................................................................ vii


PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................................ 1
Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................................ 1
Tình hình nghiên cứu .................................................................................................... 2
Mục tiêu nghiên cứu ...................................................................................................... 4
Câu hỏi nghiên cứu ........................................................................................................ 5
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................................ 5
Phương pháp nghiên cứu .............................................................................................. 6
Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài..................................................................... 6
Kết cấu của luận văn ..................................................................................................... 7
CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ TRÁCH NHIỆM PHÁP LÝ DO VI PHẠM
NGHĨA VỤ HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HĨA QUỐC TẾ THEO CƠNG
ƯỚC VIÊN NĂM 1980 CỦA LIÊN HIỆP QUỐC VỀ HỢP ĐỒNG MUA BÁN
HÀNG HÓA QUỐC TẾ ................................................................................................ 8
1.1. Những vấn đề lý luận về trách nhiệm pháp lý do vi phạm nghĩa vụ hợp đồng
mua bán hàng hóa quốc tế ............................................................................................ 8
1.1.1. Khái niệm hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế theo CISG.......................... 8
1.1.2. Đặc điểm của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế .................................... 12
1.1.3. Khái niệm vi phạm nghĩa vụ hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế ............. 16
1.1.4. Khái niệm trách nhiệm pháp lý do vi phạm nghĩa vụ hợp đồng mua bán
hàng hoá quốc tế .................................................................................................... 17
1.2. Quy định của CISG về trách nhiệm pháp lý do vi phạm nghĩa vụ hợp đồng
mua bán hàng hóa quốc tế và thực tiễn giải quyết tranh chấp ............................... 18
1.2.1. Biện pháp buộc thực hiện đúng hợp đồng ................................................... 18
1.2.2. Biện pháp bồi thường thiệt hại..................................................................... 32
1.2.3. Biện pháp huỷ bỏ hợp đồng ......................................................................... 49
KẾT LUẬN CHƯƠNG 01 .......................................................................................... 65


vi


CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CỦA PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ TRÁCH
NHIỆM PHÁP LÝ DO VI PHẠM NGHĨA VỤ HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG
HĨA QUỐC TẾ – KIẾN NGHỊ HỒN THIỆN PHÁP LUẬT THƯƠNG MẠI
VIỆT NAM ................................................................................................................... 66
2.1. Biện pháp buộc thực hiện hợp đồng ................................................................... 66
2.1.1. Quy định của pháp luật Việt Nam về biện pháp buộc thực hiện hợp đồng . 66
2.1.2. Kiến nghị hoàn thiện biện pháp buộc thực hiện hợp đồng trong pháp luật
Thương mại Việt Nam ............................................................................................ 77
2.2. Biện pháp bồi thường thiệt hại ............................................................................ 80
2.2.1. Quy định của pháp luật Việt Nam về biện pháp bồi thường thiệt hại ......... 80
2.2.2. Kiến nghị hoàn thiện biện pháp bồi thường thiệt hại trong pháp luật
Thương mại Việt Nam ............................................................................................ 89
2.3. Biện pháp huỷ bỏ hợp đồng ................................................................................. 91
2.3.1. Quy định của pháp luật Việt Nam về biện pháp hủy bỏ hợp đồng .............. 91
2.3.2. Kiến nghị hoàn thiện biện pháp hủy bỏ hợp đồng trong pháp luật Thương
mại Việt Nam .......................................................................................................... 99
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 .......................................................................................... 103
KẾT LUẬN ................................................................................................................105
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................108


vii

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

BLDS:

Bộ luật Dân sự


BTTH:

Bồi thường thiệt hại

CISG:

Công ước Viên 1980 của Liên Hiệp quốc về hợp đồng mua bán
hàng hóa quốc tế (United Nations Convention on Contracts for
International Sale of Goods)


1

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Cơng ước Viên năm 1980 của Liên hợp quốc về hợp đồng mua bán hàng hóa
quốc tế (Convention on Contracts for the International Sale of Goods – CISG) được
soạn thảo bởi Ủy ban của Liên hợp quốc về Luật thương mại quốc tế (The United
Nations Commission on International Trade Law - UNCITRAL) nhằm hướng đến việc
đặt ra các quy phạm thống nhất áp dụng trong thương mại quốc tế về mua bán hàng
hóa.
Cũng tương tự như pháp luật quốc gia, CISG khi quy định về hợp đồng mua
bán hàng hóa quốc tế cũng đặt ra nhiều chế định như: phạm vi áp dụng (Điều 1 – Điều
13); trình tự, thủ tục, cách thức giao kết, xác lập hợp đồng (Điều 14 – Điều 24); thực
hiện hợp đồng với việc đặt ra quyền và nghĩa vụ giữa các bên (Điều 25 – Điều 88).
Trong đó, chế định về vi phạm hợp đồng và các biện pháp khắc phục hậu quả do vi
phạm hợp đồng CISG không quy định tập trung, mà quy định lồng ghép trong Chương
II, Chương III và đặc biệt là Chương V. Theo đó, CISG cho phép người bán và người
mua áp dụng khi một bên vi phạm nghĩa vụ hợp đồng bao gồm buộc thực hiện đúng
hợp đồng, đòi bồi thường thiệt hại, hủy hợp đồng. Ngồi ra cịn có các biện pháp khác

khơng được xem như biện pháp khắc phục hậu quả như: biện pháp giảm giá (Điều 50),
biện pháp bên bị vi phạm gia hạn thời hạn thực hiện nghĩa vụ để tạo điều kiện cho bên
vi phạm tiếp tục thực hiện hợp đồng (Điều 47 khoản 1 và Điều 63 khoản 1) hay những
biện pháp mà bên vi phạm có thể đưa ra nhằm khắc phục những thiệt hại do hành vi vi
phạm của mình gây ra (Điều 48 khoản 1); biện pháp hủy hợp đồng hay đòi thay thế
hàng áp dụng trong trường hợp vi phạm cơ bản - khái niệm vi phạm cơ bản được nêu
tại Điều 25). Chương V của Phần 3 quy định về vấn đề tạm ngừng thực hiện nghĩa vụ
hợp đồng, vi phạm trước thời hạn thực hiện hợp đồng, việc áp dụng các biện pháp
pháp lý trong trường hợp giao hàng từng phần, hủy hợp đồng khi chưa đến thời hạn
thực hiện nghĩa vụ. Như vậy, CISG thừa nhận bốn loại biện pháp khắc phục hậu quả
cơ bản như: buộc thực hiện hợp đồng, tạm ngừng thực hiện hợp đồng, hủy thực hiện
hợp đồng và bồi thường thiệt hại. Trong khi đó, pháp luật Việt Nam cho phép sử dụng
tới sáu loại trách nhiệm do vi phạm hợp đồng (chế tài thương mại), bao gồm buộc thực
hiện đúng hợp đồng, phạt vi phạm, buộc bồi thường thiệt hại, tạm ngừng thực hiện hợp
đồng, đình chỉ thực hiện hợp đồng, huỷ bỏ hợp đồng, và các biện pháp khác do các bên


2

thoả thuận không trái với nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam, điều ước quốc tế
mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên và tập quán thương mại quốc tế
(Điều 292 Luật Thương mại 2005); chưa kể “quyền cầm giữ” (assets liens) được quy
định như một chế tài đặc biệt của pháp luật thương mại Việt Nam trong các quan hệ
đại diện (Điều 149 Luật Thương mại 2005), và trong dịch vụ logistics (Điều 239 Luật
Thương mại 2005)1 . Tuy vậy, pháp luật Việt Nam đã và đang thể hiện nhiều bất cập
như quy định thiếu đồng bộ, mang tính lẻ tẻ, chưa phù hợp…liên quan đến biện pháp
khắc phục hậu quả khi vi phạm các nghĩa vụ được đặt ra trong Hợp đồng mua bán
hàng hóa quốc tế.
Đặc biệt, trong bối cảnh ngày 24/11/2015, theo Quyết định số 2588/2015/QĐCTN, Việt Nam chính thức gia nhập, trở thành thành viên của CISG, điều này giúp
cho việc mua bán hàng hóa quốc tế của thương nhân Việt Nam có cơ sở pháp lý điều

chỉnh chung với rất nhiều các thương nhân khác trên thế giới2. Tuy nhiên, nó cũng đặt
ra rất nhiều thách thức khi các thương nhân vi phạm nghĩa vụ hợp đồng mua bán hàng
hóa quốc tế khi đó đặt ra các nghĩa vụ pháp lý cho họ. Do đó, tác giả dự kiến thực hiện
đề tài này với mục đích trên cơ sở phân tích những vấn đề lý luận cơ bản và thực tiễn
áp dụng CISG qua một số vụ việc tại các quốc gia, kết hợp với việc tìm hiểu quan
điểm của các học giả liên quan đến việc vận dụng CISG, đồng thời, đề tài cũng nghiên
cứu so sánh với pháp luật Việt Nam để đưa ra những kiến nghị nhằm hồn thiện các
quy định cịn nhiều bất cập trong pháp luật Việt Nam. Vì những lý do trên, tác giả
chọn thực hiện đề tài: “Trách nhiệm pháp lý do vi phạm nghĩa vụ hợp đồng mua bán
hàng hóa quốc tế theo Công ước Viên 1980 về mua bán hàng hóa quốc tế - nghiên cứu
so sánh với pháp luật Việt Nam” để làm Luận văn Thạc sĩ của mình.
2. Tình hình nghiên cứu
- Võ Sĩ Mạnh (2015) “Vi phạm cơ bản Hợp đồng theo Công ước Viên năm
1980 về mua bán hàng hóa quốc tế và định hướng hồn thiện các quy định có liên quan
đến pháp luật Việt Nam”, Luận án tiến sĩ – Trường Đại học Luật TP.HCM. Trong luận
án này, tác giả có nghiên cứu về các vi phạm cơ bản hợp đồng theo CISG nhưng
không chuyên sâu về các trách nhiệm pháp lý do vi phạm nghĩa vụ hợp đồng.

Phan Thị Thanh Thủy, “So sánh các quy định về trách nhiệm do vi phạm hợp đồng trong Luật Thương mại Việt Nam 2005
và Công ước Viên 1980”, Tạp chí Luật học, số 3/2014, tr.50 – 60.
2
UNCITRAL
báo
cáo
rằng
94
quốc
gia
đã
thông

qua
CISG.
Nguồn:
truy cập ngày 01/11/2020.
1


3

- Nguyễn Thị Hồng Trinh, “Chế tài bồi thường thiệt hại trong thương mại quốc
tế và Luật Thương mại Việt Nam, Cơng ước CISG và PICC”, Tạp chí Nghiên cứu lập
pháp, Văn phòng Quốc hội, 2009, Số 22 (159), tr.48-52: đưa ra sự khác biệt trong
thuật ngữ, cách giải thích và thực tế áp dụng chế tài bồi thường thiệt hại giữa CISG,
PICC và pháp luật Việt Nam trong quy định về các chế tài vi phạm hợp đồng thương
mại, không đề cập đến các trách nhiệm pháp lý khác vi phạm vi nghĩa vụ hợp đồng
theo CISG.
- Phan Thị Thanh Thủy, “So sánh các quy định về trách nhiệm do vi phạm hợp
đồng trong Luật Thương mại 2005 và Cơng ước Viên 1980”, Tạp chí Khoa học Đại
học Quốc gia Hà Nội, 2014, Số 3, Tập 30, tr.50-60: trong giới hạn bài báo, tác giả có
so sánh những quy định của Luật Thương mại 2005 và CISG về trách nhiệm do vi
phạm hợp đồng, nhưng những vấn đề lý luận và thực tiễn về trách nhiệm pháp lý do vi
phạm nghĩa vụ hợp đồng theo CISG thì tác giả chưa phân tích sâu.
- Phạm Thị Hiền (2016), “Xác định thiệt hại trong chế định bồi thường thiệt hại
của Công ước Viên 1980 về Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế”, Luận văn thạc sĩ
luật học, Trường Đại học Luật TP.HCM: Phân tích chi tiết những vấn đề liên quan đến
bồi thường thiệt hại và xác định thiệt hại theo quy định của CISG, đưa ra được nhiều
ví dụ từ thực tiễn và án lệ. Tuy nhiên, luận văn không nghiên cứu về trách nhiệm pháp
lý do vi phạm nghĩa vụ hợp đồng theo CISG.
- Trần Việt Dũng, Phạm Thị Hiền, “Bồi thường thiệt hại phát sinh trong tương
lai theo quy định của Cơng ước Viên 1980”, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, 2018, số

2 (358), tr. 69 – 76: Bài viết giới thiệu một khía cạnh mới trong quy định của CISG đó
là vấn đề bồi thường thiệt hại phát sinh trong tương lai theo quy định của Điều 74. Tuy
nhiên, vài viết chỉ tập trung phân tích các quy định và nguyên tắc cho việc xác định
thiệt hại và những khoản lợi bị bỏ lỡ để xác định cơ sở bồi thường.
- Trần Việt Dũng, Phạm Thị Hiền, “Bồi thường thiệt hại khi hợp đồng bị huỷ và
có tồn tại giao dịch thay thế theo Cơng ước Vienna năm 1980”, Tạp chí Khoa học pháp
lý, 2017, Số 7, tr. 3-10: Bài viết phân tích cơ chế phân tích nguyên tắc đánh giá bồi
thường thiệt hại của CISG tại quy định của Điều 74 và quy định của Điều 75 CISG về
cơ chế bồi thường khi hợp đồng bị huỷ và có tồn tại giao dịch thay thế. Đây là một chế
định tương đối mới với hợp đồng Việt Nam. Bài báo phân tích những khía cạnh pháp
lý và thực tiễn trong vận dụng Điều 75 CISG, bao gồm so sánh mối quan hệ của Điều


4

74 và Điều 75 và các điều kiện áp dụng Điều 74 CISG đối với (i) sự tồn tại việc huỷ
hợp đồng; (ii) sự tồn tại giao dịch thay thế với cách thức thực hiện hợp lý và trong
khoản thời gian hợp lý.
- Lê Tấn Phát, Nguyễn Hoàng Thái Hy, “Bàn về khái niệm hợp đồng mua bán
hàng hoá quốc tế theo Điều 3 của Công ước Vienna 1980”, Tạp chí Khoa học pháp lý,
2016, Số 6, tr. 56-64: Bài viết tập trung phân tích quy định tại Điều 3 CISG về khái
niệm hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế, phạm vi tác động của khái niệm này đối với
thực tiễn… khoanh vùng xu hướng giải thích một cách chung nhất phạm vi áp dụng
theo nội dung (ratione materiae) của CISG.
- Trần Văn Phán, “Pháp luật về nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng mua bán
hàng hoá quốc tế, Luận văn thạc sĩ luật học”, Đại học Luật – Đại học Huế, 2018. Luận
văn này đề cập tới nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế,
trong phần nghĩa vụ giao hàng của người bán, tác giả có đề cập đến nghĩa vụ đảm bảo
sự phù hợp của hàng hoá nhưng chỉ mới dừng lại ở mức độ khái quát chưa đi vào phân
tích.

- Nguyễn Thị Mai, “Cơng ước viên 1980 về hợp đồng mua bán hàng hoá quốc
tế”, Luận văn thạc sĩ luật học, Khoa Luật – Đại học Quốc gia Hà Nội, 2014. Luận văn
mới chỉ dừng lại ở việc giới thiệu về CISG mà chưa đi vào phân tích cụ thể những vấn
đề của CISG.
- Trần Thuỳ Linh, “Bồi thường thiệt hại do hàng hố khơng phù hợp với hợp
đồng theo quy định của CISG – So sánh với pháp luật Việt Nam”, Luận văn thạc sĩ
luật học, Đại học Luật Hà Nội, 2009. Luận văn này đề cập tới chế định bồi thường
thiệt hại xuất phát từ hành vi giao hàng không phù hợp với hợp đồng của người bán.
- Trần Thị Phương Hạnh, “Những quy định về chất lượng trung bình của hàng
hố trong hợp đồng theo Luật Thương mại Việt Nam và Công ước Viên 1980 về hợp
đồng mua bán hàng hoá quốc tế”, Luận văn thạc sĩ luật học, Đại học Luật TP.HCM,
2009. Luận văn mới chỉ dừng lại ở việc phân tích một trong những tiêu chí để đánh giá
sự phù hợp của hàng hố theo CISG.
3. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là nghiên cứu, phân tích các quy định của CISG
về ba loại trách nhiệm là: buộc thực hiện đúng hợp đồng, bồi thường thiệt hại, huỷ bỏ
hợp đồng. Bên cạnh đó, tác giả phân tích các vụ kiện, tham khảo quan điểm của các


5

học giả, ý kiến của Ban Thư ký và Hội đồng tư vấn CISG để làm rõ, đưa ra quan điểm
cá nhân về cách giải thích và áp dụng các quy định của CISG về trách nhiệm pháp lý
khi vi phạm nghĩa vụ hợp đồng. Đồng thời, đề tài cũng nghiên cứu so sánh với pháp
luật Việt Nam để tìm ra hướng hoàn thiện cho pháp luật Việt Nam về vấn đề pháp lý
tương ứng.
4. Câu hỏi nghiên cứu
Để thực hiện đề tại, trên cở sở những nghiên cứu và nguồn tại liệu hiện có, tác
giả đặt ra những giả thuyết nghiên cứu như:
- Ba hình thức trách nhiệm do vi phạm hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế

theo CISG: buộc thực hiện hợp đồng, bồi thường thiệt hại, hủy thực hiện hợp đồng
được CISG quy định như thế nào?
- Các vụ việc tranh chấp trong thực tiễn pháp lý quốc tế hay tại các quốc gia có
áp dụng CISG có những vấn đề gì bất cập, cần làm sáng tỏ thêm CISG?
- Pháp luật Việt Nam và thực tiễn áp dụng pháp luật về trách nhiệm do vi phạm
hợp đồng mua bán hàng hóa trong kinh doanh thương mại có những tương đồng hay
khác biệt nào với quy định của CISG?
- Những vấn đề pháp lý nào cần rút ra cho pháp luật Việt Nam liên quan đến đề
tài?
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
5.1. Đối tượng nghiên cứu:
Đề tài nghiên cứu ba hình thức trách nhiệm do vi phạm hợp đồng mua bán hàng
hóa quốc tế theo CISG: buộc thực hiện hợp đồng, bồi thường thiệt hại, hủy bỏ hợp
đồng, Luật thương mại 2005, và các văn bản pháp luật khác có liên quan.
5.2. Phạm vi nghiên cứu:
Về nội dung: Đề tài chỉ nghiên cứu chế định trách nghiệm pháp lý khi vi phạm
nghĩa vụ hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế theo CISG và pháp luật thương mại Việt
Nam, không nghiên cứu chế định này trong các dạng hợp đồng khác, không nghiên
cứu các trách nhiệm pháp lý khác khơng mang tính chất chế tài.
Trong quá trình nghiên cứu tài liệu về các trách nghiệm pháp lý khi vi phạm
nghĩa vụ hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế theo CISG và pháp luật thương mại Việt
Nam, tác giả khơng tìm hiểu về biện pháp khắc phục hậu quả tạm ngưng thực hiện hợp
đồng mà chỉ nghiên cứu các trách nhiệm:


6

- Buộc thực hiện đúng hợp đồng;
- Đòi bồi thường thiệt hại;
- Hủy bỏ hợp đồng.

Về không gian: Luận văn phân tích thực tiễn và án lệ tịa án, trọng tài ở một số
nước thành viên của CISG và Việt Nam.
Về thời gian: Luận văn lấy số liệu từ năm 1988, năm CISG có hiệu lực cho đến
nay.
6. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài được nghiên cứu trên cơ sở vận dụng các phương pháp nghiên cứu như
sau:
Thứ nhất, xuyên suốt cơng trình của mình tác giả đã sử dụng phương pháp phân
tích, hệ thống hóa và tổng hợp, phương pháp thống kê, phân loại, phương pháp logic,
một mặt nhằm làm rõ các vấn đề lý luận được giải quyết trong Luận văn, mặt khác để
tổng hợp, đánh giá quy định pháp luật của Việt Nam và CISG về đề tài đang nghiên
cứu nhằm đưa ra những kiến nghị phù hợp nhất cho việc áp dụng CISG trong bối cảnh
hiện nay.
Thứ hai, điểm nổi bật của cơng trình nghiên cứu là các phương pháp nghiên cứu
so sánh được áp dụng như phương pháp so sánh quy phạm, phương pháp so sánh chức
năng được sử dụng nhằm tìm ra điểm giống và khác nhau giữa các quy định của CISG
và pháp luật Việt Nam nhằm đề xuất để hoàn thiện pháp luật Việt Nam.
7. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
7.1. Ý nghĩa khoa học
Luận văn làm rõ một số vấn đề lý luận về Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế
và quy định của pháp luật về các trách nghiệm pháp lý khi vi phạm nghĩa vụ hợp đồng
mua bán hàng hóa quốc tế theo CISG đặt trong sự tương quan với pháp luật Việt Nam,
từ đó đưa ra một số định hướng góp phần vào việc giải thích và áp dụng một số trách
nhiệm pháp lý khi vi phạm hợp đồng bao gồm buộc thực hiện đúng hợp đồng, bồi
thường thiệt hại và hủy bỏ hợp đồng.
Tác giả hy vọng rằng đề tài này sẽ là nguồn tài liệu tham khảo đáng giá cho
những cơng trình nghiên cứu về sau có liên quan đến lĩnh vực pháp lý này, đồng thời
cũng mong muốn kết quả nghiên cứu sẽ cung cấp những luận chứng khoa học góp
phần vào việc hoàn thiện quy định của pháp luật thương mại Việt Nam hiện tại.



7

7.2. Ý nghĩa thực tiễn
Về mặt thực tiễn, những quan điểm và giải pháp hoàn thiện pháp luật được nêu
ra trong đề tài này sẽ là nguồn tài liệu tham khảo cho các nhà lập pháp, cho cơ quan có
thẩm quyền trong việc hoàn thiện các quy định của pháp luật thương mại Việt Nam nói
chung và quy định về trách nhiệm pháp lý khi vi phạm hợp đồng mua bán hàng hóa
quốc tế nói riêng. Luận văn cũng mong muốn trở thành tài liệu tham khảo cho Tòa án,
trọng tài khi xem xét trách nhiệm pháp lý của một bên khi có hành vi vi phạm, nhằm
áp dụng đúng đắn các biện pháp khắc phục hậu quả như buộc thực hiện đúng hợp
đồng, bồi thường thiệt hại và hủy bỏ hợp đồng.
8. Kết cấu của Luận văn
Ngoài Phần Mở đầu, Kết luận và Danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của
Luận văn được chia thành 02 Chương:
Chương 1: Khái quát về trách nhiệm pháp lý do vi phạm nghĩa vụ hợp đồng
mua bán hàng hóa quốc tế theo công ước viên năm 1980 của liên hiệp quốc về hợp
đồng mua bán hàng hóa quốc tế.
Chương 2: Thực trạng của pháp luật Việt Nam về trách nhiệm pháp lý do vi
phạm nghĩa vụ hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế – kiến nghị hoàn thiện pháp luật
thương mại Việt Nam.


8

CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ TRÁCH NHIỆM PHÁP LÝ DO VI PHẠM
NGHĨA VỤ HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA QUỐC TẾ THEO CÔNG
ƯỚC VIÊN NĂM 1980 CỦA LIÊN HIỆP QUỐC VỀ HỢP ĐỒNG MUA BÁN
HÀNG HÓA QUỐC TẾ
1.1. Những vấn đề lý luận về trách nhiệm pháp lý do vi phạm nghĩa vụ hợp

đồng mua bán hàng hóa quốc tế
1.1.1. Khái niệm hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế theo CISG
Cũng tương tự như nhiều các Điều ước quốc tế có liên quan đến hoạt động mua
bán hàng hóa, CISG không đưa ra định nghĩa thế nào được xem là hợp đồng mua bán
hàng hóa quốc tế. Tại khoản 1 Điều 1 của CISG mua bán hàng hóa quốc tế quy định:
“Công ước này áp dụng cho các hợp đồng mua bán hàng hóa giữa các bên có trụ sở
thương mại tại các quốc gia khác nhau”. Sự kiện các bên có trụ sở thương mại tại các
quốc gia khác nhau khơng tính đến nếu sự kiện này khơng xuất phát từ hợp đồng, từ
các mối quan hệ đã hình thành hoặc vào thời điểm ký hợp đồng giữa các bên hoặc là từ
việc trao đổi thông tin giữa các bên (khoản 2 Điều 1 CISG). Đồng thời, CISG cũng
không quan tâm quốc tịch của các chủ thể trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế,
tại khoản 3 Điều 1 CISG nêu rõ: “Quốc tịch của các bên, quy chế dân sự hoặc thương
mại của họ, tính chất dân sự hay thương mại của hợp đồng không được xét tới khi xác
định phạm vi áp dụng của Công ước này”. Ngoài ra, tại Điều 10 của CISG quy định
rằng, nếu một bên có hơn một trụ sở thương mại trở lên thì trụ sở thương mại của họ sẽ
được coi là trụ sở nào đó có mối liên hệ chặt chẽ nhất đối với hợp đồng và đối với việc
thực hiện hợp đồng đó, có tính tới những tình huống mà các bên đều biết hoặc đều dự
đốn được vào bất kỳ lúc nào trước hoặc vào thời điểm hợp đồng. Trong trường hợp
một bên khơng có trụ sở thương mại thì sẽ lấy nơi cư trú thường xuyên của họ.
Như vậy, CISG chỉ điều chỉnh về hợp đồng mua bán hàng hóa vượt ra khỏi
phạm vi lãnh thổ của một quốc gia, khi thương nhân có các trụ sở thương mại tại các
quốc gia khác nhau.
Tại khoản 2 Điều 5 Luật Thương mại năm 2005 quy định: “Các bên trong giao
dịch thương mại có yếu tố nước ngoài được thoả thuận áp dụng pháp luật nước ngoài,
tập quán thương mại quốc tế nếu pháp luật nước ngoài, tập qn thương mại quốc tế
đó khơng trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam”. Như vậy, khoản 2


9


Điều 5 Luật Thương mại năm 2005 đề cập đến “giao dịch thương mại có yếu tố nước
ngồi” nhưng khơng đưa ra định nghĩa cụ thể nội hàm của khái niệm này.
Khi nghiên cứu Luật Thương mại năm 2005, tại Chương 2 từ Điều 27 đến Điều
33, là những điều khoản quy định về mua bán hàng hóa quốc tế, cũng không đưa ra
định nghĩa về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế.
Tại khoản 1 Điều 27 Luật Thương mại năm 2005 liệt kê như sau: “Mua bán
hàng hoá quốc tế được thực hiện dưới các hình thức xuất khẩu, nhập khẩu, tạm nhập,
tái xuất, tạm xuất, tái nhập và chuyển khẩu”. Trong đó:
Xuất khẩu hàng hóa là việc hàng hoá được đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc
đưa vào khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan
riêng theo quy định của pháp luật3.
Nhập khẩu hàng hóa là việc hàng hoá được đưa vào lãnh thổ Việt Nam từ nước
ngoài hoặc từ khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải
quan riêng theo quy định của pháp luật4.
Tạm nhập, tái xuất hàng hóa là việc hàng hố được đưa từ nước ngồi hoặc từ
các khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng
theo quy định của pháp luật vào Việt Nam, có làm thủ tục nhập khẩu vào Việt Nam và
làm thủ tục xuất khẩu chính hàng hố đó ra khỏi Việt Nam5.
Tạm xuất, tái nhập hàng hóa là việc hàng hố được đưa ra nước ngoài hoặc đưa
vào các khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan
riêng theo quy định của pháp luật, có làm thủ tục xuất khẩu ra khỏi Việt Nam và làm
thủ tục nhập khẩu lại chính hàng hố đó vào Việt Nam6.
Chuyển khẩu hàng hóa là việc mua hàng từ một nước, vùng lãnh thổ để bán
sang một nước, vùng lãnh thổ ngồi lãnh thổ Việt Nam mà khơng làm thủ tục nhập
khẩu vào Việt Nam và không làm thủ tục xuất khẩu ra khỏi Việt Nam7. Chuyển khẩu
hàng hóa được thực hiện theo các hình thức sau đây: a) Hàng hóa được vận chuyển
thẳng từ nước xuất khẩu đến nước nhập khẩu không qua cửa khẩu Việt Nam; b) Hàng
hóa được vận chuyển từ nước xuất khẩu đến nước nhập khẩu có qua cửa khẩu Việt
Nam nhưng khơng làm thủ tục nhập khẩu vào Việt Nam và không làm thủ tục xuất
Khoản 1 Điều 28 Luật Thương mại 2005.

Khoản 2 Điều 28 Luật Thương mại 2005.
5 Khoản 1 Điều 29 Luật Thương mại 2005.
6 Khoản 2 Điều 29 Luật Thương mại 2005.
7 Khoản 1 Điều 30 Luật Thương mại 2005.
3
4


10

khẩu ra khỏi Việt Nam; c) Hàng hóa được vận chuyển từ nước xuất khẩu đến nước
nhập khẩu có qua cửa khẩu Việt Nam và đưa vào kho ngoại quan, khu vực trung
chuyển hàng hoá tại các cảng Việt Nam, không làm thủ tục nhập khẩu vào Việt Nam
và không làm thủ tục xuất khẩu ra khỏi Việt Nam.8
Như vậy, Luật Thương mại năm 2005 cũng không đưa ra định nghĩa cụ thể thế
nào là hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế. Đồng thời, quy định của Luật Thương mại
năm 2005 có điểm khác so với CISG như sau:
Thứ nhất, CISG quy định tập trung vào yếu tố “trụ sở thương mại” tại các quốc
gia khác nhau tại thời điểm giao kết, thực hiện hợp đồng; điều này có thể áp dụng
trong trường hợp chưa có sự dịch chuyển hàng hóa ra khỏi lãnh thổ quốc gia. Luật
Thương mại năm 2005 quy định mua bán hàng hóa quốc tế thơng qua các hình thức:
xuất khẩu, nhập khẩu, tạm nhập, tái xuất, tạm xuất, tái nhập và chuyển khẩu; đều là
các hoạt động có sự dịch chuyển hàng hóa ra vào lãnh thổ việc nào hoặc ra vào khu
vực hải quan riêng trên lãnh thổ Việt Nam.
Thứ hai, CISG quy định hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế được ký kết bởi
các bên có địa điểm kinh doanh ở các lãnh thổ của các quốc gia khác nhau. Tuy nhiên,
Luật Thương mại năm 2005 quy định việc mua bán hàng hóa quốc tế có thể xác lập
giữa các thương nhân có trụ sở thương mại tại cùng lãnh thổ của một quốc gia, cùng
trong lãnh thổ của Việt Nam khi hai thương nhân có trụ sở trong và ngồi khu vực hải
quan riêng.

Theo khoản 2 Điều 663 BLDS năm 2015 thì Quan hệ dân sự có yếu tố nước
ngồi là quan hệ dân sự thuộc một trong các trường hợp sau đây:
“a) Có ít nhất một trong các bên tham gia là cá nhân, pháp nhân nước ngoài;
b) Các bên tham gia đều là công dân Việt Nam, pháp nhân Việt Nam nhưng
việc xác lập, thay đổi, thực hiện hoặc chấm dứt quan hệ đó xảy ra tại nước ngồi;
c) Các bên tham gia đều là cơng dân Việt Nam, pháp nhân Việt Nam nhưng đối
tượng của quan hệ dân sự đó ở nước ngồi”.
Như vậy Điều 663 BLDS năm 2015 cũng không định nghĩa thế nào là quan hệ
dân sự có yếu tố nước ngồi mà liệt kê các trường hợp được xem là quan hệ dân sự có
yếu tố nước ngồi. Đồng thời, quan hệ dân sự có yếu tố nước ngồi theo Điều 663 nêu
trên có nội hàm rất rộng và hơn hẳn các hoạt động được xem là mua bán hàng hóa
8

Khoản 2 Điều 30 Luật Thương mại 2005.


11

quốc tế theo khoản 1 Điều 27 Luật Thương mại năm 2005 – chỉ xem là mua bán hàng
hóa quốc tế khi có sự dịch chuyển hàng hóa ra/vào lãnh thổ Việt Nam hoặc ra/và khu
hải quan đặc biệt trên lãnh thổ Việt Nam. Vậy hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế có
được xem là quan hệ dân sự có yếu tố nước ngồi khơng? Và có chịu sự điều chỉnh
của BLDS năm 2015 không?
Theo Điều 1 BLDS năm 2015 thì quan hệ dân sự được hiểu là các quan hệ được
hình thành trên cơ sở bình đẳng, tự do ý chí, độc lập về tài sản và tự chịu trách nhiệm
của cá nhân và pháp nhân. Như vậy, hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế là quan hệ về
tài sản, mua bán trao đổi ngang giá hàng hóa, được hình thành trên cơ sở bình đẳng, tự
do ý chí, độc lập về tài sản và tự chịu trách nhiệm của cá nhân và pháp nhân thì bản
thân mối quan hệ này trước hết phải là quan hệ dân sự, sẽ thuộc sự điều chỉnh của
BLDS khi Luật Thương mại không quy định. Theo khoản 3 Điều 4 Luật Thương mại

năm 2005 thì “Hoạt động thương mại khơng được quy định trong Luật thương mại và
trong các luật khác thì áp dụng quy định của Bộ luật dân sự”. Như vậy, những hoạt
động thương mại nào không được quy định trong Luật Thương mại năm 2005 thì có
thể áp dụng BLDS năm 2015 để điều chỉnh.
Qua đó có thể thấy, hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế có thể được xem là
một trong các quan hệ dân sự có yếu tố nước ngồi theo Điều 663 BLDS năm 2015 và
chịu sự điều chỉnh của BLDS năm 2015 khi Luật Thương mại năm 2005 khơng quy
định.
Có một số tác giả đã đưa ra khái niệm hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế và
xác định tính quốc tế trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế dựa trên nhiều yếu tố
khác nhau. Theo đó: “hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế mang đầy đủ các đặc trưng
cơ bản hợp đồng thương mại quốc tế (hợp đồng thương mại có yếu tố nước ngồi).
Tính quốc tế hay đặc điểm có yếu tố nước ngồi của quan hệ chính là điểm khác biệt
của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế với hợp đồng mua bán hàng hóa thơng
thường. Yếu tố nước ngồi có thể được quy định khác nhau trong pháp luật của các
quốc gia cũng như trong pháp luật quốc tế, nhưng nhìn chung đó là các yếu tố liên
quan đến quốc tịch, nơi cư trú hoặc trụ sở của các chủ thể liên quan đến nơi xác lập
hợp đồng, nơi thực hiện hợp đồng hoặc nơi có tài sản là đối tượng của hợp đồng”9.
Như vậy theo quan điểm này, thì tính quốc tế của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế
9

Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình luật thương mại quốc tế, NXB CAND, Hà Nội, 2007, tr 207.


12

được xác định dựa trên các yếu tố: (i) chủ thể tham gia quan hệ hợp đồng là các bên có
quốc tịch, nơi cư trú hay trụ sở ở các quốc gia khác nhau, (ii) khách thể của hợp đồng
(hàng hóa) ở nước ngồi, (iii) căn cứ xác lập, thay đổi, chấm dứt hợp đồng xảy ra ở
nước ngoài. Thực chất, các tác giả trên đây đã đồng nhất khái niệm hợp đồng mua bán

hàng hóa quốc tế với quan hệ dân sự có yếu tố nước ngồi thuộc đối tượng điều chỉnh
của tư pháp quốc tế. Thừa nhận rằng hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế là hợp đồng
mua bán hàng hóa có yếu tố nước ngồi nhưng khơng phải mọi hợp đồng mua bán
hàng hóa có yếu tố nước ngoài đều là hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế. Ví dụ:
thương nhân A và thương nhân B đều là thương nhân Việt Nam. Trong một lần đi du
lịch tại Singapore họ đã gặp nhau và kí kết với nhau một hợp đồng mua bán hàng hóa,
sau đó việc thực hiện hợp đồng được thực hiện tại Việt Nam, hàng hóa được mua bán
cũng tại Việt Nam. Như vậy nếu theo quan điểm trên đây và chỉ dựa vào yếu tố là
thương nhân A và thương nhân B kí kết hợp đồng tại Singapore mà coi đây là hợp
đồng mua bán hàng hóa quốc tế thì khơng thật sự hợp lí.10
Qua các phân tích nêu trên, tác giả đưa ra nhận xét về khái niệm hợp đồng mua
bán hàng hóa quốc tế như sau: hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế là thỏa thuận bình
đẳng tự nguyện về việc mua bán hàng hóa giữa các thương nhân có trụ sở thương mại
tại các quốc gia khác nhau.
1.1.2. Đặc điểm của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế
Đặc điểm của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế về cơ bản mang những dấu
hiệu của hợp đồng mua bán hàng hóa nhưng có tính quốc tế.
Trước hết, hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế là hợp đồng mua bán hàng hóa:
Thứ nhất, hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế là hợp đồng song vụ, có đền bù
ngang giá. Bên bán hàng hóa có nghĩa vụ cung cấp hàng hóa theo quyền và nghĩa vụ
đã được các bên thỏa thuận trong hợp đồng cho bên mua và có quyền nhận tiền bán
hàng. Ngược lại, bên mua hàng có quyền được nhận hàng và được chuyển giao quyền
sở hữu hàng hóa và có nghĩa vụ thanh toán cho bên bán.
Thứ hai, đối tượng của hợp đồng là hàng hóa. Theo quy định của CISG (tại
Điều 2) chỉ loại trừ (không áp dụng) đối với một số loại hàng hóa như chứng khốn,
giấy bảo đảm chứng từ và tiền lưu thông, điện năng, phương tiện vận tải đường thủy,

Đặng Bá Kỹ, Tổng quan về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, (Truy cập ngày 22/09/2020).
10



13

đường khơng, phương tiện vận tải bằng khinh khí cầu…Trong khi đó, tại khoản 2 Điều
3 Luật Thương mại Việt Nam năm 2005 thì hàng hóa bao gồm: (i) tất cả các loại động
sản, kể cả động sản hình thành trong tương lai; và (ii) những vật gắn liền với đất đai.
Và tại Khoản 1, Điều 27 Luật Thương mại Việt Nam năm 2005 có thể hiểu hàng hóa
là hàng hóa được phép lưu thơng trên thị trường, khơng thuộc diện cấm, hạn chế, tạm
hoãn xuất khẩu, nhập khẩu tùy theo pháp luật của người mua và người bán. Như vậy,
với khái niệm này thì hàng hóa là đối tượng của mua bán có thể là hàng hóa hiện đang
tồn tại hoặc hàng hóa sẽ có trong tương lai, hàng hóa có thể là động sản hoặc bất động
sản được phép lưu thơng thương mại11, có thể dịch chuyển qua lãnh thổ của các quốc
gia khác nhau.
Thứ ba, về hình thức của hợp đồng. Hình thức hợp đồng được hiểu không chỉ là
phương thức ghi nhận sự biểu lộ ý chí dưới dạng lời nói, văn bản, hành vi, cử chỉ cụ
thể mà còn là những thủ tục mà pháp luật quy định bắt buộc các bên giao kết hợp đồng
phải tuân thủ trong một số trường hợp nhất định12. Theo Điều 11 CISG quy định: “hợp
đồng mua bán không cần phải được kí kết hoặc xác lập bằng văn bản hay phải tuân
thủ một yêu cầu nào khác về hình thức hợp đồng”. Như vậy, hợp đồng có thể được
chứng minh bằng mọi cách, kể cả những lời khai của nhân chứng. Sự tồn tại của một
hợp đồng có thể được chứng minh bằng bất kì hình thức nào kể cả bằng nhân chứng.
Tuy nhiên, tại Điều 12 CISG quy định rằng: “nước thành viên của cơng ước có
pháp luật quốc gia u cầu hợp đồng phải có hình thức bằng văn bản có thể tuyên bố
bảo lưu vấn đề này bất cứ lúc nào”. Đồng thời, Điều 96 của CISG cũng quy định nếu
luật của một quốc gia thành viên nào đó quy định hợp đồng phải được kí kết dưới hình
thức văn bản mới có giá trị thì quy định này phải được tơn trọng, kể cả trong trường
hợp chỉ cần một trong các bên có trụ sở thương mại tại quốc gia có luật quy định hợp
đồng phải được thể hiện dưới hình thức văn bản. Như vậy, mặc dù CISG cho phép hợp
đồng có thể được xác lập bằng nhiều thức thức khác nhau nhưng nếu pháp luật của các
quốc gia có đưa ra điều kiện hợp đồng phải được xác lập bằng văn bản thì họ có quyền

bảo lưu Điều 11 của CISG, nghĩa là yêu cầu hợp đồng phải xác lập bằng văn bản. Ví
dụ, theo quy định tại Điều 27 Luật thương mại 2005 thì: “mua bán hàng hóa quốc tế
phải được thể hiện trên cơ sở hợp đồng bằng văn bản hoặc bằng hình thức khác có giá

11
12

Đặng Bá Kỹ, Tlđd 10.
Nguyễn Ngọc Khánh, Chế định hợp đồng trong bộ luật dân sự Việt Nam, NXB Tư pháp, Hà Nội, 2007, tr 174-176.


14

trị pháp lí tương đương”. Như vậy, theo pháp luật thương mại Việt Nam, hợp đồng
mua bán hàng hóa phải được xác lập bằng văn bản và đồng thời, Việt Nam bảo lưu
Điều 11 khi gia nhập CISG vào ngày 18/12/2015.
Ngồi ra, hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế là hợp đồng mua bán nhưng có
tính chất quốc tế, thể hiện ở chổ:
Thứ nhất, chủ thể tham gia vào quan hệ xác lập, thay đổi, thực hiện hợp đồng
có trụ sở thương mại tại lãnh thổ của các quốc gia khác nhau, điều này đã được tác giả
bình luận ở Mục 1.1.1 nêu trên. Những chủ thể tham gia vào quan hệ hợp đồng mua
bán hàng hóa quốc tế khơng chỉ người mua và người bán mà cịn có thể là người vận
chuyển, tổ chức kinh doanh bảo hiểm, các tổ chức tín dụng tham gia vào q trình
thanh toán quốc tế.
Thứ hai, chủ thể muốn xác lập, thay đổi, thực hiện hợp đồng phải có đầy đủ các
điều kiện nhất định. Trước hết là điều kiện ngành nghề kinh doanh phù hợp với quy
định của pháp luật. Ví dụ, thương nhân Việt Nam không là tổ chức kinh tế có vốn đầu
tư nước ngồi được kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu và thực hiện các hoạt động khác
có liên quan không phụ thuộc vào ngành, nghề đăng ký kinh doanh, trừ hàng hóa thuộc
Danh mục cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu theo quy định của pháp luật Việt Nam; hàng

hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu khác theo quy định của pháp luật; hàng hóa tạm
ngừng xuất khẩu, tạm ngừng nhập khẩu13. Tuy nhiên, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư
nước ngồi, chi nhánh của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam khi tiến hành hoạt
động xuất khẩu, nhập khẩu thuộc phạm vi điều chỉnh của pháp luật Việt Nam phải
thực hiện các cam kết của Việt Nam trong các Điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội
chủ nghĩa Việt Nam là thành viên, Danh mục hàng hóa và lộ trình do Bộ Cơng Thương
cơng bố, đồng thời thực hiện các pháp luật Việt Nam có liên quan14. Ngoài ra, để thực
hiện việc mua bán hàng hóa quốc tế trên thực tế cả người mua và người bán phải tự
trang bị cho mình những điều kiện nội lực về quản lý, năng lực tài chính, năng lực
cung ứng hàng hóa và hiểu biết về hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa quốc tế.
Điều này địi hỏi rất nhiều kỹ năng và sự hiểu biết chuyên ngành về lĩnh vực xuất
khẩu, nhập khẩu.

Khoản 1 Điều 3 Nghị định 69/2018/NĐ-CP của Chính phủ ngày 15 tháng 5 năm 2018 hướng dẫn Luật Quản lý ngoại
thương.
14 Khoản 2 Điều 3 Nghị định 69/2018/NĐ-CP của Chính phủ ngày 15 tháng 5 năm 2018 hướng dẫn Luật Quản lý ngoại
thương.
13


×