Tải bản đầy đủ (.pdf) (126 trang)

Pháp luật về chế độ bảo hiểm tai nạn lao động từ thực tiễn thành phố hồ chi minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.01 MB, 126 trang )

Tai Lieu Chat Luong

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

-------- ∞0∞--------

NGUYỄN TUẤN HÙNG

PHÁP LUẬT VỀ CHẾ ĐỘ BẢO HIỂM
TAI NẠN LAO ĐỘNG TỪ THỰC TIỄN
TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ
LUẬT KINH TẾ

TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2021


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

-------- ∞0∞--------

NGUYỄN TUẤN HÙNG

PHÁP LUẬT VỀ CHẾ ĐỘ BẢO HIỂM
TAI NẠN LAO ĐỘNG TỪ THỰC TIỄN
TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Chuyên ngành: Luật kinh tế


Mã số chuyên ngành: 8 38 01 07
LUẬN VĂN THẠC SĨ
LUẬT KINH TẾ
Giảng viên hướng dẫn : TS. LÊ THỊ TUYẾT HÀ
TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2021


TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

GIẤY XÁC NHẬN

Tôi tên là: Nguyễn Tuấn Hùng
Ngày sinh: 28/12/1989
Chuyên ngành: Luật Kinh Tế

Nơi sinh: TP.Hồ Chí Minh
Mã học viên: 1883801070023

Tơi đồng ý cung cấp tồn văn thơng tin luận văn tốt nghiệp hợp lệ về bản quyền cho
Thư viện trường đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh. Thư viện trường đại học Mở
Thành phố Hồ Chí Minh sẽ kết nối tồn văn thông tin luận văn tốt nghiệp vào hệ
thống thông tin khoa học của Sở Khoa học và Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh.
Ký tên
(Ghi rõ họ và tên)




iii

LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan rằng luận văn “Pháp luật về chế độ bảo hiểm tai nạn lao động từ
thực tiễn tại thành phố Hồ Chí Minh” là bài nghiên cứu của chính tơi.
Ngoại trừ những tài liệu tham khảo được trích dẫn trong luận văn này, tơi cam
đoan rằng toàn phần hay những phần nhỏ của luận văn này chưa từng được công bố
hoặc được sử dụng để nhận bằng cấp ở những nơi khác.
Khơng có sản phẩm/nghiên cứu nào của người khác được sử dụng trong luận văn
này mà khơng được trích dẫn theo đúng quy định.
Luận văn này chưa bao giờ được nộp để nhận bất kỳ bằng cấp nào tại các trường
đại học hoặc cơ sở đào tạo khác.

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 9 năm 2021
Học viên

Nguyễn Tuấn Hùng


iv

LỜI CẢM ƠN
Đề tài: “Pháp luật về chế độ bảo hiểm tai nạn lao động từ thực tiễn tại thành
phố Hồ Chí Minh” được hồn thành dưới sự hướng dẫn, giúp đỡ tận tình của TS. Lê
Thị Tuyết Hà, được sự giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi của trường đại học Mở
TP.HCM, thư viện trường đại học Mở, đại học Luật TP.HCM và Ủy ban nhân dân
Phường 16, Phòng Lao động thương binh và xã hội quận Gò Vấp.
Tơi xin phép được tỏ lịng biết ơn sâu sắc đến TS. Lê Thị Tuyết Hà - người đã có

những chỉ bảo, hướng dẫn tận tình tơi trong suốt thời gian qua, tôi cũng xin chân thành
cảm ơn những ý kiến đóng góp, những nhận xét quý báu của các thầy cơ giáo đã giúp
tơi hồn thành luận văn của mình.
Cuối cùng tơi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới gia đình, bạn bè đã ln động viên,
khích lệ, giúp đỡ tôi trong suốt thời gian làm luận văn.

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 9 năm 2021
Học viên

Nguyễn Tuấn Hùng


1

TĨM TẮT
Thành phố Hồ Chí Minh là nơi có nền kinh tế, xã hội phát triển nhất cả nước và
nhu cầu lao động cũng ngày một tăng cao. Cùng với đó, chế độ BHXH nói chung và
bảo hiểm TNLĐ nói riêng đang ngày càng đóng vai trị quan trọng trong việc đảm bảo
lợi ích và hỗ trợ cho NLĐ khi TNLĐ xảy ra. Luận văn đã làm rõ những lý luận chung
về chế độ bảo hiểm TNLĐ như khái niệm, đặc điểm, ý nghĩa, vai trò của chế độ bảo
hiểm TNLĐ và quá trình phát triển của pháp luật về bảo hiểm TNLĐ ở Việt Nam qua
các giai đoạn từ năm 1945 đến nay. Bên cạnh đó, luận văn trình bày đặc điểm của chế
độ bảo hiểm TNLĐ ở một số quốc gia trên thế giới và có những so sánh, liên hệ đến
chế độ bảo hiểm TNLĐ ở Việt Nam. Có thể thấy, pháp luật Việt Nam đã khơng ngừng
hoàn thiện các quy định về việc tổ chức, thực hiện chế độ bảo hiểm TNLĐ cũng như
các quy định nhằm nâng cao ATVSLĐ. Tuy nhiên, thực tiễn tại Thành phố Hồ Chí
Minh cho thấy, tình hình TNLĐ ngày càng diễn ra phức tạp và với mức độ vô cùng
nghiêm trọng, làm ảnh hưởng đến mọi mặt đời sống của NLĐ, thân nhân của họ và tác
động không nhỏ đến sự phát triển kinh tế đất nước. Trong khi đó, NLĐ cũng gặp khơng
ít khó khăn khi u cầu cơ quan có thẩm quyền giải quyết chế độ bảo hiểm TNLĐ như

hồ sơ, thủ tục phức tạp; không được sự hỗ trợ, hướng dẫn của các cơ quan có thẩm
quyền, khó khăn khi nắm bắt các quy định về chế độ bảo hiểm TNLĐ. Bên cạnh đó,
việc giải quyết chế độ bảo hiểm TNLĐ của các cơ quan có thẩm quyền và quy định
pháp luật về việc tổ chức thực hiện chế độ bảo hiểm TNLĐ tại Thành phố Hồ Chí Minh
cũng có hạn chế về rà sốt đối tượng tham gia bảo hiểm, công tác phối hợp giữa các cơ
quan, tổ chức; việc điều tra tai nạn lao động hay thu chi bảo hiểm TNLĐ,… Luận văn
đã phân tích, đánh giá những thực trạng tại Thành phố Hồ Chí Minh thông qua các bản
án, số liệu và việc áp dụng chế độ bảo hiểm TNLĐ. Qua đó, luận văn đã chỉ ra những
khó khăn, vướng mắc về đối tượng áp dụng, việc tổ chức thực hiện chế độ bảo hiểm
TNLĐ, hồ sơ, thủ tục giải quyết bảo hiểm TNLĐ, điều tra TNLĐ, việc thu chi bảo hiểm


2

TNLĐ tại Thành phố Hồ Chí Minh. Từ thực trạng đó, tác giả đã đề xuất những giải
pháp nhằm hạn chế khó khăn, vướng mắc; nâng cao hiệu quả áp dụng chế độ TNLĐ tại
Thành phố Hồ Chí Minh và hoàn thiện quy định pháp luật về chế độ bảo hiểm TNLĐ
tại Việt Nam hiện nay. Từ đó, những kiến nghị, đề xuất của luận văn nhằm giúp chế độ
bảo hiểm TNLĐ ngày càng phát huy hiệu quả vai trò trong công tác hỗ trợ, bù đắp thiệt
hại cho NLĐ khi xảy ra TNLĐ; phù hợp với nhu cầu lao động của Thành phố Hồ Chí
Minh và điều kiện lao động của đất nước; góp phần thúc đẩy nền kinh tế, xã hội đất
phát triển bền vững và tăng cường hội nhập quốc tế.
Để thực hiện nội dung của luận văn, ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục
tài liệu tham khảo, luận văn được cơ cấu như sau:
Chương 1: Một số vấn đề lý luận về chế độ bảo hiểm tai nạn lao động.
Chương 2: Thực trạng thực hiện chế độ bảo hiểm tai nạn lao động tại Thành phố Hồ
Chí Minh và một số kiến nghị hồn thiện pháp luật.


3


ABSTRACT
Ho Chi Minh City is the place with the most developed economy and society in the
country and the demand for labor is also increasing day by day. Along with that, the
social insurance regime in general and the occupational accident insurance in particular
are increasingly playing an increasingly important role in ensuring the benefits and
support for employees when occupational accidents occur. Dissertation has clarified the
general theories about the occupational accident insurance regime such as the concept,
characteristics, meaning and role of the occupational accident insurance regime and the
development process of the law on insurance. Occupational accidents in Vietnam through
the periods from 1945 to present. In addition, dissertation presents the characteristics of
the occupational accident insurance regime in some countries around the world and has
comparisons, related to the occupational accident insurance regime in Vietnam. It can be
seen that Vietnamese law has constantly improved regulations on the organization and
implementation of the occupational accident insurance regime as well as regulations to
improve occupational safety and health. However, the reality in Ho Chi Minh City shows
that the situation of occupational accidents is becoming more and more complicated and
serious, affecting all aspects of the life of employees and their relatives. and have a
significant impact on the economic development of the country. Meanwhile, employees
also face many difficulties when requesting competent authorities to handle occupational
accident insurance regimes such as complicated documents and procedures; without the
support and guidance of the competent authorities, it is difficult to grasp the regulations
on the occupational accident insurance regime. In addition, the settlement of the
occupational accident insurance regime by the competent authorities and the legal
regulations on the organization and implementation of the occupational accident
insurance regime in Ho Chi Minh City is also limited regulations on reviewing insurance


4


participants, coordination between agencies and organizations; the investigation of
occupational accidents or collection and payment of labor accident insurance, etc.
Dissertation has analyzed and evaluated the actual situation in Ho Chi Minh City through
judgments, data and the application of the occupational accident insurance regime.
Thereby, dissertation has pointed out the difficulties and problems about the subjects of
application, the organization of the implementation of the occupational accident insurance
regime, dossiers and procedures for settling occupational accident insurance,
investigating Occupational accident, collection and payment of labor accident insurance
in Ho Chi Minh City. From that situation, the author has proposed solutions to limit
difficulties and problems; improve the efficiency of applying the occupational accident
regime in Ho Chi Minh City and perfect the legal regulations on the occupational
accident insurance regime in Vietnam today. Dissertation's recommendations and
proposals to help the occupational accident insurance regime increasingly promote its
effective role in supporting and compensating for workers' losses when a labor accident
occurs; suitable to the labor needs of Ho Chi Minh City and the working conditions of the
country; contributing to promoting the sustainable development of the land economy and
society and enhancing international integration.
To implement the content of dissertation, in addition to the introduction, conclusion
and list of references, dissertation is structured as follows:
Chapter 1: Some theoretical issues about the occupational accident insurance
regime.
Chapter 2: Actual situation of implementing the occupational accident insurance
regime in Ho Chi Minh City and some recommendations to improve the law.


v

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN .......................................................................................................... iii

LỜI CẢM ƠN .................................................................................................................iv
MỤC LỤC ........................................................................................................................ v
DANH MỤC BẢNG ......................................................................................................vii
DANH MỤC ĐỒ THỊ .................................................................................................. viii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ...........................................................................ix
PHẦN MỞ ĐẦU .............................................................................................................. 1
1. Lý do chọn đề tài ..................................................................................................... 1
2. Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................................ 3
3. Tình hình nghiên cứu ............................................................................................... 3
4. Câu hỏi nghiên cứu .................................................................................................. 7
5. Phương pháp nghiên cứu ......................................................................................... 7
6. Đối tượng nghiên cứu .............................................................................................. 9
7. Phạm vi nghiên cứu ................................................................................................. 9
8. Kết cấu của luận văn .............................................................................................. 10
CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LUẬT VỀ CHẾ ĐỘ BẢO
HIỂM TAI NẠN LAO ĐỘNG ...................................................................................... 11
1.1.

Khái quát chung về chế độ bảo hiểm tai nạn lao động ................................. 11

1.1.1.

Khái niệm tai nạn lao động..................................................................... 11

1.1.2. Khái niệm về chế độ bảo hiểm tai nạn lao động ......................................... 13
1.1.3. Nguyên tắc thực hiện chế độ bảo hiểm tai nạn lao động ............................. 14
1.1.4. Đặc điểm của chế độ bảo hiểm tai nạn lao động ......................................... 17
1.1.5. Vai trò, ý nghĩa của chế độ bảo hiểm tai nạn lao động ............................... 19
1.2. Quá trình phát triển chế độ bảo hiểm tai nạn lao động ở Việt Nam ................... 22
1.3. Quy định về chế độ bảo hiểm tai nạn lao động theo pháp luật Việt Nam .......... 25

1.3.1. Đối tượng và điều kiện hưởng ..................................................................... 25
1.3.2. Chế độ hưởng và mức hưởng bảo hiểm tai nạn lao động ............................ 27


vi

1.3.3. Quy định về thủ tục hồ sơ, trách nhiệm và thời gian giải quyết việc hưởng
bảo hiểm tai nạn lao động ...................................................................................... 30
1.3.4. Quy định về thu chi quỹ bảo hiểm tai nạn lao động .................................... 32
1.3.5. Quy định cơ quan quản lý về chế độ tai nạn lao động ................................ 34
1.4. Chế độ bảo hiểm tai nạn lao động ở một số nước trên thế giới .......................... 36
1.4.1. Chế độ bảo hiểm tai nạn lao động ở Cộng hòa liên bang Đức .................... 36
1.4.2. Chế độ bảo hiểm tai nạn lao động ở Nhật Bản ............................................ 38
1.4.3. Chế độ bảo hiểm tai nạn lao động ở Thái Lan ............................................ 40
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG THỰC HIỆN CHẾ ĐỘ BẢO HIỂM TAI NẠN LAO
ĐỘNG TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN
PHÁP LUẬT .................................................................................................................. 44
2.1. Tổng quan về tình hình tai nạn lao động và giải quyết tai nạn lao động tại thành
phố Hồ Chí Minh ....................................................................................................... 44
2.1.1. Tình hình tai nạn lao động trên địa Thành phố Hồ Chí Minh ..................... 44
2.1.2. Tình hình đối tượng áp dụng chế độ bảo hiểm tai nạn lao động ................. 47
2.1.3. Tình hình tổ chức thu chi quỹ bảo hiểm tai nạn lao động ........................... 50
2.2. Thực tiễn thực hiện chế độ bảo hiểm tai nạn lao động trên địa bàn Thành phố
Hồ Chí Minh .............................................................................................................. 52
2.2.1. Về đối tượng áp dụng chế độ bảo hiểm tai nạn lao động ............................ 52
2.2.2. Việc tổ chức thực hiện chế độ bảo hiểm tai nạn lao động ........................... 58
2.2.3. Về thủ tục và thời hạn giải quyết chế độ bảo hiểm tai nạn lao động .......... 61
2.2.4. Điều tra tai nạn lao động ............................................................................. 66
2.2.5. Về tổ chức thu chi bảo hiểm tai nạn lao động ............................................. 67
2.3. Kiến nghị nhằm hoàn thiện quy định pháp luật và nâng cao hiệu quả áp dụng

chế độ bảo hiểm tai nạn lao động trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh .................. 71
2.3.1. Định hướng hoàn thiện quy định pháp luật về chế độ bảo hiểm tai nạn lao
động ....................................................................................................................... 71
2.3.1. Kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật về chế độ bảo hiểm tai nạn lao động
............................................................................................................................... 73
KẾT LUẬN .................................................................................................................... 83
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................... 0


vii

DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Tình hình TNLĐ trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh từ năm 2016 2020
Bảng 2.2. Số người lao động tham gia chế độ bảo hiểm TNLĐ giai đoạn năm
2016 – 2020
Bảng 2.3. Tình hình giải quyết hưởng chế độ trợ cấp TNLĐ tại Thành phố Hồ
Chí Minh
Bảng 2.4. Tình hình đối tượng được hưởng chế độ bảo hiểm TNLĐ phát sinh
trong năm 2020
Bảng 2.5. Tình hình thu chi quỹ tai nạn lao động từ năm 2016 đến năm 2020
Bảng 2.6. Số lượng NLĐ được hưởng trợ cấp và thân nhân hưởng tuất từ TNLĐ


viii

DANH MỤC ĐỒ THỊ
Sơ đồ 2.1. Cân đối thu chi quỹ tai nạn lao động


ix


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Từ viết tắt

Từ được viết tắt

TNLĐ

Tai nạn lao động

NLĐ

Người lao động

NSDLĐ

Người sử dụng lao động

BHXH

Bảo hiểm xã hội

Luật ATVSLĐ

Luật An toàn vệ sinh lao động


1


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, BHXH là một điểm sáng khơng thể thiếu
đối với NLĐ, NSDLĐ và là một chính sách xã hội đặc biệt đối với Nhà nước. BHXH
đang dần trở thành bộ phận thiết yếu của hệ thống an sinh xã hội ở Việt Nam và cả thế
giới. Đồng thời, qua đó con người cũng hướng đến chính sách phát triển, đáp ứng mục
tiêu đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trong thời kỳ đổi mới và hội
nhập quốc tế.
Bên cạnh đó, sự phát triển của nhiều ngành công nghiệp đã làm cho số vụ TNLĐ
tăng nhanh qua các năm. TNLĐ là điều khó tránh khỏi và khơng một ai mong muốn vì
nó gây tổn hại đến nguồn nhân lực, thiệt hại cho sản xuất. Vì vậy, chế độ bảo hiểm
TNLĐ đã ra đời từ sớm với mục đích bảo vệ quyền lợi của NLĐ khi TNLĐ xảy ra.
Theo thống kê trong năm 2019, trên tồn quốc đã xảy ra 8150 vụ TNLĐ trong đó có
927 vụ TNLĐ có người chết1. Năm 2020 trên tồn quốc đã xảy ra 8380 vụ TNLĐ làm
8610 người bị nạn2. Có thể thấy rằng, TNLĐ đã và đang gây ra những hậu quả vô
cùng nghiêm trọng về cả vật chất và tinh thần cho NLĐ, gia đình của họ và xã hội.
Khi TNLĐ xảy ra, người đầu tiên bị ảnh hưởng chính là NLĐ, họ phải chịu nỗi đau về
thể xác, tinh thần và giảm sút thu nhập. NSDLĐ cũng phải chịu những hậu quả nặng
nề như thiệt hại về tài sản, đình trệ sản xuất, chi phí bồi thường cho người NLĐ, uy
tín. Vì vậy, chế độ bảo hiểm TNLĐ đóng vai trị hết sức quan trọng trong việc khắc
phục những khó khăn của NLĐ và NSDLĐ khi xảy ra TNLĐ.

Bộ Lao động thường bình – xã hội, “thơng báo tình hình lao động năm 2019”,
(truy cập ngày
16/3/2021).
2
“Tình hình tai nạn lao động năm 2020 - Trung tâm Quốc gia về An toàn - Vệ sinh Lao động”,
(truy cập ngày 16/3/2021)
1



2

Chế độ bảo hiểm TNLĐ cùng với chế độ thai sản; bệnh nghề nghiệp; hưu trí; tử
tuất là những chế độ BHXH bắt buộc quy định trong Luật BHXH 2014 sửa đổi, bổ
sung 2015, 2018, 2019 (Sau đây gọi là Luật BHXH). Theo đó, Nhà nước đã ban hành
nhiều văn bản pháp luật quy định trách nhiệm bồi thường của NSDLĐ; trách nhiệm
chi trả trợ cấp của tổ chức BHXH; và trách nhiệm phòng ngừa, hạn chế TNLĐ bằng
những biện pháp khắc phục. Những quy định về chế độ bảo hiểm TNLĐ luôn được
cập nhật, sửa đổi, bổ sung để ngày càng hoàn thiện. Đặc biệt là sự ra đời của Luật
BHXH và Luật ATVSLĐ 2015 chính là cơ sở pháp lý vững chắc để các bên tham gia
BHXH, các cá nhân, tổ chức liên quan thực hiện quyền, nghĩa vụ của mình.
Trong thời gian qua, tại Thành phố Hồ Chí Minh đã xảy ra nhiều TNLĐ nghiêm
trọng dẫn đến thiệt hại nặng nề về người và tài sản. Đây là thực trạng đáng báo động
về mất an toàn trong lao động. Có thể thấy, chế độ BHXH tại Thành phố Hồ Chí Minh
mặc dù có những chuyển biến tích cực và giúp đảm bảo lợi ích cho NLĐ khi TNLĐ
xảy ra nhưng quá trình áp dụng chế độ BHXH và bảo hiểm TNLĐ đã bộc lộ những
khó khăn, vướng mắc đối với NLĐ và các cơ quan, tổ chức khác như đối tượng tham
gia bảo hiểm TNLĐ chưa bao quát được hết tất cả NLĐ; hồ sơ, thủ tục giải quyết bảo
hiểm TNLĐ cịn phức tạp, gây khó khăn cho người NLĐ; việc tổ chức, thực hiện của
các cơ quan có thẩm quyền, việc điều tra TNLĐ cịn nhiều bất cập ảnh hưởng đến yêu
cầu giải quyết chế độ bảo hiểm TNLĐ cho NLĐ,... Trước tình hình đó, pháp luật cần
có những sửa đổi, bổ sung nhằm hồn thiện các quy định về chế độ bảo hiểm TNLĐ.
Bên cạnh đó, cần nhận diện khách quan, đánh giá và phân tích những khó khăn,
vướng mắc từ thực trạng giải quyết chế độ bảo hiểm TNLĐ để đề ra những kiến nghị,
giải pháp thiết thực và phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng chế độ bảo hiểm
TNLĐ
Xuất phát từ yêu cầu thực tế trên, tác giả quyết định lựa chọn đề tài: “Pháp luật
về chế độ bảo hiểm tai nạn lao động từ thực tiễn tại thành phố Hồ Chí Minh” làm



3

đề tài nghiên cứu luận văn thạc sĩ với mong muốn góp phần hồn thiện những nội
dung cịn tồn tại, bất cập và là tiền đề định hướng việc hoàn thiện chế độ bảo hiểm
TNLĐ.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Xuất phát từ mục tiêu nghiên cứu pháp luật về chế độ bảo hiểm TNLĐ tác giả
phân tích các quy định về chế độ bảo hiểm TNLĐ trong hệ thống pháp luật hiện hành
và thực tiễn thực hiện chế độ bảo hiểm TNLĐ hiện nay. Để thực hiện được mục tiêu
trên, tác giả đi sâu vào tìm hiểu:
Thứ nhất, luận văn phân tích, làm rõ lý luận về pháp luật bảo hiểm TNLĐ qua
khái niệm, đặc điểm, nguyên tắc và các quy định về chế độ bảo hiểm theo quy định tại
Luật ATVSLĐ 2015, Luật BHXH và các văn bản pháp luật khác liên quan.
Thứ hai, luận văn phân tích và đánh giá những khó khăn, vướng mắc thơng qua
thực trạng áp dụng quy định pháp luật về chế độ bảo hiểm TNLĐ xảy ra tại Thành phố
Hồ Chí Minh. Từ đó, luận văn phân tích các nguyên nhân và hậu quả do TNLĐ gây ra.
Thứ ba, tác giả đưa ra các đề xuất, kiến nghị nhằm khắc phục được những hạn
chế, vướng mắc; hoàn thiện pháp luật về chế độ bảo hiểm TNLĐ và nâng cao hiệu quả
giải quyết chế độ bảo hiểm TNLĐ tại Thành phố Hồ Chí Minh.
3. Tình hình nghiên cứu
Pháp luật về chế độ BHXH đối với TNLĐ là nội dung được nhiều tác giả quan
tâm nghiên cứu vì trong nền kinh tế thị trường như hiện nay, TNLĐ đang có nguy cơ
tiềm ẩn rất cao và những vướng mắc khi áp dụng quy định là điều khó tránh khỏi. Các
cơng trình nghiên cứu về chế độ bảo hiểm TNLĐ ở Việt Nam và một số nước có thể
kể đến như giáo trình, sách chun khảo, tạp chí, luận văn cụ thể:


4


Giáo trình An sinh xã hội của Trường Đại học Luật Hà Nội (2013), Nxb cơng an
nhân dân. Giáo trình đề cập đến một số vấn đề cơ bản của chính sách an sinh xã hội
như: luật an sinh xã hội trong hệ thống pháp luật Việt Nam; quan hệ pháp luật an sinh
xã hội; BHXH; bảo hiểm tế,.. Trong đó, chương BHXH đề cập đến những vấn đề lý
luận và thực tiễn của chế độ bảo hiểm TNLĐ như đối tượng áp dụng, mức hưởng, điều
kiện hưởng bảo hiểm TNLĐ theo quy định pháp luật về bảo hiểm TNLĐ. Hệ thống bảo
BHXH và bảo hiểm TNLĐ góp phần lớn trong việc đảm bảo lợi ích NLĐ khi xảy ra rủi
ro trong q trình lao động.
Trần Hồng Hải, Lê Thị Thúy Hương (2011), “Pháp luật an sinh xã hội, kinh
nghiệm của một số nước đối với Việt Nam”, sách chuyên khảo, Nxb Chính trị Quốc gia
sự thật, Hà Nội. Cuốn sách nghiên cứu và trình bày những vấn đề liên quan đến pháp
luật an sinh xã hội và những nội dung cơ bản về hệ thống an sinh xã hội, chế độ BHXH
ở Việt Nam. Bên cạnh đó, cuốn sách có những so sánh với hệ thống pháp luật an sinh
xã hội ở một số nước như Đức, Mỹ, Nga để thấy được những ưu điểm và những bất
cập trong pháp luật hiện hành từ đó, đưa ra đề xuất, kiến nghị nhằm hoàn thiện về lĩnh
vực BHXH ở Việt Nam. Cuốn sách có thể làm nguồn tài liệu tham khảo để tác giả
nghiên cứu về BHXH ở một số quốc gia
Lê Thị Kim Dung (2012), “Tiêu chí của BHXH về bồi thường tai nạn lao động
theo pháp luật Việt Nam”, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, số 5 năm 2012. Qua bài tạp
chí này, tác giả đã phân tích, bình luận các quy định của pháp luật hiện hành về các tiêu
chí của BHXH đối với việc bồi thường TNLĐ. Từ đó, tác giả đánh giá những ưu điểm,
hạn chế của quy định pháp luật và đưa ra hướng giải quyết để khắc phục hạn chế,
vướng mắc.
Dương Thúy (4/2021), “Bảo hiểm tai nạn lao động ở Nhật: Hướng dẫn gửi yêu
cầu để nhận quyền lợi”. Bài viết đề cập đến một số vấn đề về bảo hiểm TNLĐ ở Nhật
bản như điều kiện được hưởng trợ cấp, các loại trợ cấp và thủ tục để được hưởng trợ


5


cấp bảo hiểm TNLĐ. Bài viết là tài liệu để tác giả tham khảo và có sự so sánh với quy
định về bảo hiểm TNLĐ ở Việt Nam.
Nguyễn Đại Đồng (1997), “Giải pháp bồi thường của bảo hiểm đối với tai nạn
lao động tại Việt Nam” luận văn thạc sĩ luật học. Đề tài gồm những nội dung cơ bản về
bảo hiểm TNLĐ, từ đó đề tài có những phân tích và đưa ra các phương án để tạo quỹ
bồi thường TNLĐ phù hợp với tình hình kinh tế của địa phương. Mặc dù đề tài được
thực hiện từ năm 1997 và những quy định pháp luật đã không phù hợp với tình kinh tế
xã hội hiện nay nhưng cách lý luận phân tích và nghiên cứu vấn đề của tác giả vẫn có
giá trị và có thể được áp dụng vào việc nghiên cứu, phát triển những đề tài sau này.
Trần Thanh Hải (2013) “Pháp luật về bồi thường tai nạn lao động qua thực tiễn
tại tỉnh Thừa Thiên Huế”, luận văn thạc sĩ luật học. Luận văn nghiên cứu những quy
định pháp luật về mức bồi thường, thủ tục thực hiện chế độ bảo hiểm TNLĐ, mối liên
hệ giữa bồi thường TNLĐ và bồi thường thiệt hại, việc xử lý các tranh chấp liên quan
đến bồi thường TNLĐ và vai trò của bồi thường TNLĐ trong việc cải thiện điều kiện
lao động, phòng ngừa tai nạn lao động ở Việt Nam hiện nay. Luận văn nghiên cứu đề
tài dưới góc độ khoa học pháp lý và phù hợp với điều kiện lao động và pháp luật về chế
độ bảo hiểm TNLĐ ở Việt Nam hiện nay. Bên cạnh đó, luận văn liên hệ đến quy định
về bồi thường thiệt hại do TNLĐ ở một số quốc gia như Thái Lan, Singapore,
Philippines, Hàn Quốc và các công ước của Tổ chức Lao động quốc tế.
Lê Thị Nhàn (2013), “Chế độ tai nạn lao động trong Luật BHXH Việt Nam”.
Luận văn hệ thống hoá những vấn đề lý luận cơ bản về chế độ bảo hiểm TNLĐ và
bệnh nghề nghiệp. Qua đó, luận văn phân tích vai trị của chế độ BHXH với NLĐ, với
các bên có liên quan và nghiên cứu chế độ, chính sách, các quy định hiện hành về chế
độ bảo hiểm TNLĐ. Từ đó, đề tài phân tích những điểm khó khăn, hạn chế của các quy
định pháp luật về chế độ bảo hiểm TNLĐ qua thực trạng áp dụng chế độ bảo hiểm này
và đề xuất giải pháp, phương hướng nhằm hoàn thiện pháp luật.


6


Nguyễn Thị Lan Hương (2012) “Pháp luật về BHXH đối với lao động nữ ở Việt
Nam hiện nay”, luận văn thạc sĩ luật học. Đề tài đã làm rõ một số vấn đề lý luận như
khái niệm và nội dung về đảm bảo quyền của lao động nữ; về BHXH đối với lao động
nữ. Luận văn nêu lên những ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân của việc thực hiện chế
độ BHXH đối với lao động nữ. Trên cơ sở đó, đề tài cũng đưa ra các hướng giải pháp
để hạn chế lạm dụng quyền của NSDLĐ đối với lao động nữ đồng thời nâng cao hiệu
quả trong quá trình thực hiện chế độ bảo hiểm cho lao động nữ nhằm hiện thực hóa
quyền của lao động nữ trên thực tế.
Nguyễn Thanh Danh (2016), “Thực trạng giải quyết chế độ tai nạn lao động ở
BHXH tỉnh Quảng Nam và một số kiến nghị, đề xuất”, tạp chí BHXH. Bài viết nêu lên
một số vấn đề chung về bảo hiểm TNLĐ và thực trạng giải quyết chế độ bảo hiểm
TNLĐ ở tỉnh Quảng Nam, từ đó đưa ra giải pháp, kiến nghị. Bên cạnh đó, bài viết có
những phân tích, đánh giá về chế độ bảo hiểm TNLĐ ở các nước Đức, Hàn Quốc, Thái
Lan, Nhật Bản từ đó cho thấy sự phát triển BHXH trên thế giới và là cơ sở để Việt
Nam học hỏi kinh nghiệm.
Nhìn chung, cơng trình nói trên mặc dù đã đề cập đến một số nội dung liên quan
đến chế độ bảo hiểm TNLĐ, nhưng nghiên cứu trên chỉ dừng lại ở những mức độ cơ
bản, chưa toàn diện và thống nhất; chưa đưa ra được cách khái quát chung nhất về thực
trạng của chế độ tai nạn lao động. Bên cạnh đó, một số đề tài nghiên cứu ở phạm vi còn
hạn chế và chưa có những phương hướng giải pháp mang tính thực tiễn cao để điều
chỉnh vấn đề tai nạn lao động nói chung, qua thực tiễn thành phố Hồ Chí Minh nói
riêng. Trong khi nền kinh tế, xã hội ngày càng phát triển và pháp luật về chế độ bảo
hiểm TNLĐ cũng như nhu cầu của NLĐ tăng cao, đặc biệt là ở Thành phố Hồ Chí
Minh, việc nhìn nhận thực trạng và đưa ra giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật về
BHXH ln đóng vai trị quan trọng. Do vậy, tác giả lựa chọn đề tài “Pháp luật về chế
độ bảo hiểm tai nạn lao động từ thực tiễn tại thành phố Hồ Chí Minh” là một lựa chọn


7


cần thiết, phù hợp với lý luận, thực tiễn và điều kiện phát triển của Thành phố Hồ Chí
Minh hiện nay.
4. Câu hỏi nghiên cứu
Để đạt được mục tiêu nghiên cứu, tác giả đặt ra một số câu hỏi nghiên cứu sau
đây:
Thứ nhất, những vấn đề lý luận về chế độ bảo hiểm tai nạn lao động là gì?
Thứ hai, pháp luật về chế độ bảo hiểm tai nạn lao động như thế nào?
Thứ ba, thực trạng quy định pháp luật về chế độ bảo hiểm tai nạn lao động và
việc áp dụng quy định đó có khó khăn, vướng mắc gì?
Thứ tư, những giải pháp, kiến nghị nào giúp hoàn thiện quy định pháp luật về chế
độ bảo hiểm tai nạn lao động?
5. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài được nghiên cứu dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác Lê nin và tư tưởng Hồ Chí Minh cùng với những quan điểm của Đảng và Nhà nước ta
về việc áp dụng chế độ bảo hiểm TNLĐ thơng qua thực tiễn áp dụng tại Thành phố Hồ
Chí Minh. Đề tài được thực hiện thông qua sự kết hợp các phương pháp nghiên cứu
như phân tích, phương pháp tổng hợp, so sánh, liệt kê, lịch sử,…
Phương pháp phân tích: Làm rõ các quy định pháp luật và thực tiễn áp dụng
pháp luật về áp dụng chế độ bảo hiểm tai nạn lao động. Phân tích các quy định của
pháp luật về tai nạn lao động, nguyên tắc, đặc điểm, vị trí và ý nghĩa của bảo hiểm tai
nạn lao động. Phân tích các mối quan hệ chế độ bảo hiểm tai nạn lao động với chế độ
BHXH khác. Từ đó, đưa ra kiến nghị nhằm hồn thiện quy định pháp luật về chế độ
bảo hiểm TNLĐ.


8

Phương pháp tổng hợp: Đây là phương pháp tác giả sử dụng để tổng hợp, thu
thập thông tin tài liệu gồm: các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến chế độ bảo
hiểm TNLĐ; các số liệu thống kê về tình hình TNLĐ, đối tượng áp dụng, tình hình thu
chi quỹ bảo hiểm TNLĐ;.. tổng hợp những vấn đề tác giả phân tích được từ thực trạng,

từ đó đưa ra những kiến nghị về việc áp dụng chế độ bảo hiểm TNLĐ tại Thành phố
Hồ Chí Minh.
Phương pháp lịch sử: Là phương pháp nghiên cứu bằng cách tìm ra nguồn gốc
phát sinh, quá trình phát triển của đối tượng, từ đó rút ra bản chất và quy luật của đối
tượng. Luận văn phân tích các quy định về chế độ Bảo hiểm TNLĐ qua các thời kì và
các văn bản pháp luật liên quan, bên cạnh đó, luận văn so sánh, đối chiếu các quy định
đó để làm nổi bật quy định về chế độ bảo hiểm TNLĐ trong pháp luật hiện hành.
Phương pháp thống kê: Phương pháp này được tác giả sử dụng để thống kê số
liệu về tình hình tai nạn lao động, đối tượng áp dụng chế độ bảo hiểm TNLĐ, thu chi
bảo hiểm TNLĐ,.. qua việc thu thập và tổng hợp số liệu từ thực trạng tại Thành phố Hồ
Chí Minh, từ đó có những phân tích, đánh giá về tình hình TNLĐ và việc giải quyết
chế độ bảo hiểm TNLĐ tại Thành phố Hồ Chí Minh.
Phương pháp so sánh: Phương pháp này được sử dụng phổ biến trong quá trình
thực hiện luận văn nhằm giúp tác giả đánh giá đúng và đầy đủ về quy định pháp luật
về chế độ bảo hiểm TNLĐ hiện nay qua việc so sánh với quy định về chế độ bảo hiểm
TNLĐ của các thời kỳ trước và của các quốc gia khác trên thế giới. Bên cạnh đó,
phương pháp này còn được áp dụng để so sánh số liệu về việc giải quyết chế độ bảo
hiểm TNLĐ để có những nhận xét, đánh giá về chế độ bảo hiểm TNLĐ tại Thành phố
Hồ Chí Minh.


9

6. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là các vấn đề lý luận và thực tiễn về việc áp
dụng chế độ bảo hiểm tai nạn lao động, cụ thể đối tượng nghiên cứu gồm:
Thứ nhất, chế độ bảo hiểm TNLĐ qua các các vấn đề lý luận như: khái niệm,
nguyên tắc, đặc điểm, vai trò, ý nghĩa của chế độ bảo hiểm TNLĐ; quá trình phát triển
của chế độ bảo hiểm TNLĐ ở Việt Nam và bảo hiểm TNLĐ ở một số quốc gia trên
thế giới.

Thứ hai, các quy định pháp luật về chế độ bảo hiểm TNLĐ như đối tượng tham
gia, điều kiện hưởng, quy trình thực hiện, hồ sơ thủ tục, mức hưởng bảo hiểm
TNLĐ,..quy định tại Luật ATVSLĐ 2015, Luật BHXH và các văn bản pháp luật liên
quan khác.
Thứ ba, những khó khăn, vướng mắc từ thực trạng áp dụng các quy định về chế
độ bảo hiểm TNLĐ tại Thành phố Hồ Chí Minh và đề xuất những giải pháp, kiến
nghị.
Thứ tư, các tài liệu như giáo trình, sách chun khảo, các cơng trình nghiên cứu,
các bài viết, các báo cáo thống kê về chế độ bảo hiểm TNLĐ hoặc có liên quan đến đề
tài.
7. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nội dung: chủ yếu tập trung vào tình hình áp dụng pháp luật về chế độ
bảo hiểm TNLĐ theo Luật BHXH, Luật ATVSLĐ 2015.
Phạm vi không gian: Luận văn nghiên cứu thực trạng áp dụng pháp luật về chế độ
bảo hiểm TNLĐ qua thực tiễn áp dụng tại Thành phố Hồ Chí Minh.
Phạm vi thời gian: nghiên cứu thực trạng áp dụng chế độ bảo hiểm TNLĐ trên địa
bàn Thành phố Hồ Chí Minh từ năm 2016 đến nay.


10

8. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn được cơ
cấu như sau:
Chương 1: Một số vấn đề lý luận và pháp luật về chế độ bảo hiểm tai nạn lao
động.
Chương 2: Thực trạng thực hiện chế độ bảo hiểm tai nạn lao động tại Thành phố Hồ
Chí Minh và một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật



×