Tải bản đầy đủ (.pdf) (288 trang)

Bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng nghiên cứu so sánh giữa pháp luật liên minh châu âu và việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.58 MB, 288 trang )

ĐẠI HỌC LUND

TRƢỜNG ĐH LUẬT

KHOA LUẬT

TP. HỒ CHÍ MINH

PHAN NGỌC TÂM

BẢO HỘ NHÃN HIỆU NỔI TIẾNG
NGHIÊN CỨU SO SÁNH GIỮA PHÁP LUẬT
LIÊN MINH CHÂU ÂU VÀ VIỆT NAM

– So sánh
: 62.38.60.01

Giáo sƣ hƣớng dẫn: GS. TS. Hans-Henrik Lidgard
PGS. TS. Mai Hồng Quỳ

Thành phố Hồ Chí Minh – 2011

1


LỜI TỰA
Trong thời đại tồn cầu hóa hiện nay, nhãn hiệu đang ngày càng trở thành một
loại tài sản quan trọng khơng chỉ đối với các doanh nghiệp mà cịn đối với cả các
quốc gia. Sự đóng góp của nhiều nhãn hiệu nổi tiếng nhƣ COCA-COLA, IBM,
NOKIA, HONDA… vào nền kinh tế của các quốc gia là rất to lớn và đáng ghi
nhận. Tuy nhiên, cơ chế pháp lý bảo hộ đối với nhãn hiệu có vẻ nhƣ vẫn chƣa


bắt kịp với nhu cầu thực tiễn. Các nguyên tắc truyền thống của pháp luật nhãn
hiệu đang bị thách thức bởi những điều kiện hiện đại của nền kinh tế thế giới.
Đặc biệt trong lĩnh vực nhãn hiệu nổi tiếng, sự bảo hộ không chỉ dựa trên pháp
luật quốc gia mà còn dựa trên các nền tảng pháp lý quốc tế. Những nỗ lực mang
tính quốc tế trong thời gian qua nhằm xây dựng một thiết chế toàn cầu về bảo hộ
nhãn hiệu nổi tiếng đƣợc thể hiện bởi nhiều điều ƣớc quốc tế đƣợc ký kết giữa
các quốc gia. Những điều ƣớc và văn kiện pháp lý quốc tế đó đã thiết lập nên
những nền tảng pháp lý quốc tế quan trọng và mang tính chuẩn mực cho việc
bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng trên phạm vi tồn cầu.
Từ góc độ lý luận, nhãn hiệu nổi tiếng và việc bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng
đang trở thành một trong những đề tài quan trọng thu hút nhiều sự quan tâm đặc
biệt của các học giả trên thế giới. Có nhiều sách và cơng trình nghiên cứu đƣợc
thực hiện liên quan đến vấn đề bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng ở cả góc độ lý luận lẫn
thực tiễn lập pháp. Tuy nhiên, ở Việt Nam cũng nhƣ nhiều quốc gia đang phát
triển khác, những vấn đề pháp lý liên quan đến bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng vẫn
chƣa nhận đƣợc sự quan tâm đúng mức dù rằng đã có một số học giả và luật sƣ
tiếp cận một cách khái quát đến vấn đề này thơng qua các cơng trình khoa học
hay các bài viết. Đó chính là lý do mà tác giả đã chọn đề tài bảo hộ nhãn hiệu nổi
tiếng làm cơng trình nghiên cứu cho Luận án Tiến sĩ của mình.
Cần phải khẳng định rằng Luận án này khơng phải là cơng trình nghiên cứu
đầu tiên, nhƣng tác giả tin tƣởng một cách mạnh mẽ rằng đây sẽ là một sự đóng
góp to lớn cho hệ thống lý luận về nhãn hiệu nói chung và bảo hộ nhãn hiệu nổi
tiếng nói riêng. Cơng trình nghiên cứu này tập trung giải quyết hai nhiệm vụ cơ
bản. Một là nghiên cứu một cách hệ thống cơ chế bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng trên
phạm vi tồn cầu (thơng qua một số điều ƣớc quốc tế quan trọng) trƣớc khi đi
vào tìm hiểu cụ thể hệ thống pháp luật của Liên Minh Châu Âu và Việt Nam.

2



Hai là, dựa trên kết quả nghiên cứu so sánh hai hệ thống pháp luật cụ thể này,
Luận án sẽ đƣa ra một số giải pháp phù hợp cho việc hoàn thiện hệ thống pháp
luật Việt Nam về bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng cũng nhƣ hoàn thiện hiệu quả thực
thi của hệ thống pháp luật về nhãn hiệu nói chung.
Luận án là kết quả của chƣơng trình nghiên cứu sinh hơn bốn năm mà tác giả
đã tham gia bắt đầu từ năm 2007 đến giữa năm 2011 tại Khoa Luật – Đại học
Lund – Thụy Điển và Trƣờng Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh. Để có thể
hồn thành đƣợc Luận án này, ngoài những nỗ lực và cố gắng của tác giả, không
thể không kể đến những sự hƣớng dẫn, hỗ trợ, đóng góp, giúp đỡ quan trọng từ
các cá nhân và tổ chức khác nhau.
Trƣớc hết, tác giả muốn thể hiện lòng biết ơn chân thành và to lớn đến Giáo
sƣ Hans-Henrik Lidgard và Phó Giáo sƣ Mai Hồng Quỳ với tƣ cách không chỉ là
những giáo sƣ hƣớng dẫn khoa học tận tâm và nhiệt tình của tác giả trong suốt
chƣơng trình nghiên cứu sinh mà còn là những ngƣời Thầy lớn nhất và đặc biệt
nhất trong suốt cuộc đời của tác giả. Tác giả đã rất may mắn đƣợc làm việc và
học tập với những vị Giáo sƣ đáng kính nhƣ thế trong suốt thời gian qua. Các
Giáo sƣ đã dành nhiều thời gian để đọc, thảo luận, đánh giá và góp ý rất nhiều
cho Luận án của tác giả. Những nhận xét của các Giáo sƣ luôn xác đáng, tinh tế
và rất bổ ích cho tác giả trong việc hoàn thiện nội dung Luận án của mình. Ngồi
ra, các Giáo sƣ cũng chân thành chia sẻ nhiều kinh nghiệm quý báu trong cuộc
sống nhƣ làm thế nào để xác định giá trị đích thực của cuộc sống cũng nhƣ cách
thức cân bằng giữa cơng việc và gia đình. Những lời động viên chân thành và
đầy nhiệt huyết của các Giáo sƣ chính là một trong những động lực quan trọng
giúp tác giả tiếp tục vững bƣớc trên con đƣờng nghiên cứu khoa học trong tƣơng
lai.
Thứ hai, tác giả muốn gửi lời cám ơn đến các giáo sƣ, nhân viên thƣ viện,
nhân viên hành chính và những ngƣời bạn của Khoa Luật, Đại học Lund, Thụy
Điển vì những sự hợp tác, hỗ trợ, giúp đỡ quý báu và chân tình của họ trong suốt
thời gian tác giả làm việc và nghiên cứu ở Lund. Khơng có những sự giúp đỡ to
lớn đó, tác giả khó có thể hồn thành đƣợc chƣơng trình nghiên cứu của mình

một cách thành cơng. Đặc biệt, tác giả xin gửi lời cám ơn đến Giáo sƣ Christina
Moell, Giáo sƣ Per-Ole Traskman, Giáo sƣ Bengt Lundell, Giáo sƣ Lars Goran
Malmberg, Giáo sƣ Michael Bogdan, Giáo sƣ Christian Hathen, Thủ thƣ

3


Catarina Carlsson và Anna Wiberg. Đồng thời, tác giả cũng rất biết ơn các Thầy,
Cô và các đồng nghiệp của Trƣờng Đại học Luật TP. HCM (đặc biệt là Khoa
Luật Quốc tế) và Trƣờng Đại học Luật Hà Nội là những ngƣời đã đồng hành, hỗ
trợ, tạo điều kiện và giúp đỡ tác giả rất nhiều trong suốt thời gian tác giả tham
gia chƣơng trình nghiên cứu sinh. Tác giả đặc biệt gửi lời cám ơn chân thành đến
Thạc sĩ Nguyễn Ngọc Lâm, Tiến sĩ Nguyễn Thị Bích Ngọc (Trƣờng Đại học
Luật TP. HCM) và Giáo sƣ Lê Minh Tâm, Giáo sƣ Lê Thị Sơn (Trƣờng Đại học
Luật Hà Nội).
Tác giả đã rất may mắn đƣợc tham gia và trở thành một trong những ngƣời
thụ hƣởng trực tiếp của Dự án “Tăng cƣờng công tác đào tạo Luật tại Việt Nam”
do Quỹ phát triển Quốc tế Thụy Điển (SIDA) tài trợ. Nói một cách cụ thể hơn,
Dự án đã mang lại cho tác giả cơ hội quý báu để đƣợc tham gia vào Chƣơng
trình đào tạo Thạc sĩ hợp tác Việt Nam – Thụy Điển (từ năm 2001 đến năm
2004) và sau đó là Chƣơng trình đào tạo Tiến sĩ hợp tác Việt Nam – Thụy Điển
(từ năm 2007 đến năm 2011). Qua Dự án này, tác giả đã đƣợc trải nghiệm nhiều
kiến thức quý báu từ nhiều hệ thống giáo dục trên thế giới, đƣợc tiếp cận và
nghiên cứu nhiều hệ thống pháp luật khác nhau, và quan trọng hơn hết là tác giả
đã phát triển một cách cơ bản tƣ duy học thuật và nghiên cứu khoa học thông
qua việc tiếp thu những nhiều phƣơng pháp nghiên cứu khoa học hiện đại và
hiệu quả đang đƣợc sử dụng phổ biến tại nhiều quốc gia trên thế giới. Do vậy,
tác giả xin đƣợc gửi lời tri ân chân thành đến tất cả các thành viên Ban giám đốc
Dự án SIDA – Việt Nam, các điều phối viên, cộng tác viên và những cá nhân
khác đã hỗ trợ, giúp đỡ tác giả rất nhiều trong suốt chặng đƣờng đã qua.

Lời cám ơn tiếp theo tác giả xin đƣợc trân trọng gửi đến các giáo sƣ, những
nhân viên hành chính, nhân viên thƣ viện và những ngƣời bạn ở những nơi mà
tác giả đã có dịp đến thăm và thực hiện các đợt nghiên cứu ngắn hạn trong suốt
chƣơng trình nghiên cứu sinh của mình. Tác giả đặc biệt cám ơn Giáo sƣ
Stephen C. Hicks, Giáo sƣ Bernard M. Ortwein và Luật sƣ Jonathan D.
Messinger tại Trƣờng Luật, Đại học Suffolk thuộc Thành phố Boston, Tiểu Bang
Massachusetts, Hoa Kỳ; Tiến sĩ Kongolo Tshimanga và Cô Gabriela Treso tại
Tổ chức Sở Hữu Trí Tuệ Thế giới (WIPO), Geneva, Thụy Sĩ và Cơ Andrea
Wechsler tại Viện Nghiên cứu Max Planck về SHTT, Luật Cạnh tranh và Luật
Thuế tại Munich, Cộng Hòa Liên bang Đức. Tác giả cũng rất cảm kích sự giúp
đỡ của các ông Robert Schwartz và Phillip Horowitz không chỉ trong việc dành

4


ra rất nhiều thời gian cho việc đọc và chỉnh sửa ngôn ngữ cho các bản thảo Luận
án bằng tiếng Anh mà cịn đối với những nhận xét, góp ý quý báu đối với nội
dung của Luận án.
Cuối cùng, tác giả xin đƣợc dành lời cám ơn quan trọng nhất và to lớn nhất
cho gia đình, ngƣời thân, đặc biệt là vợ và con gái, là những ngƣời đã luôn đồng
hành, động viên, giúp đỡ và là chỗ dựa tinh thần vững chắc nhất cho tác giả
trong suốt thời gian nghiên cứu vừa qua cũng nhƣ trong cả cuộc đời của tác giả.

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 8 năm 2011

PHAN NGỌC TÂM

5



LỜI CAM ĐOAN
Tác giả xin cam đoan rằng cuốn sách “Bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng – Nghiên
cứu so sánh giữa pháp luật Liên Minh Châu Âu và Việt Nam” là cơng trình
nghiên cứu độc lập và nghiêm túc của cá nhân tác giả. Tất cả các tài liệu và
thông tin đƣợc sử dụng trong cuốn sách này đã đƣợc chú thích và trích dẫn đầy
đủ.
Tác giả ln chân thành đón nhận mọi ý kiến đóng góp xây dựng của đọc giả
để có thể hồn thiện cơng trình của mình một cách tốt nhất.
Mọi thông tin liên lạc xin liên hệ địa chỉ email: ,
hoặc qua email:

6


MỤC LỤC

1. CHƢƠNG 1 – LỜI NÓI ĐẦU.................................................. 10
2. CHƢƠNG 2 – CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ NHÃN HIỆU
NỔI TIẾNG ......................................................................................... 32
2.1. TỔNG QUAN VỀ NHÃN HIỆU ............................................ 32
2.1.1.
Khái niệm nhãn hiệu ........................................................ 32
2.1.2.
Chức năng của nhãn hiệu ................................................. 37
2.1.3.
Đặc điểm của nhãn hiệu ................................................... 44
2.1.4.
Nhãn hiệu và các đối tƣợng SHTT khác có liên quan ..... 48
2.2. PHÁP LUẬT VỀ NHÃN HIỆU .............................................. 52
2.2.1.

Giới thiệu chung............................................................... 52
2.2.2.
Các nguyên tắc cơ bản của pháp luật về nhãn hiệu ......... 55
2.2.3.
Pháp luật về nhãn hiệu và các lĩnh vực pháp luật khác có liên quan
63
2.3. NHÃN HIỆU NỔI TIẾNG ...................................................... 66
2.3.1.
Cơ sở lý luận .................................................................... 66
2.3.2.
Khái niệm về nhãn hiệu nổi tiếng .................................... 71
2.3.3.
Đặc điểm của nhãn hiệu nổi tiếng .................................... 78
2.4. NHÃN HIỆU NỔI TIẾNG TRONG HỆ THỐNG THƢƠNG MẠI TỒN
CẦU
82
2.4.1.
Những tác động của tồn cầu hóa .................................... 82
2.4.2.
Những thách thức đối với việc bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng trong bối
cảnh tồn cầu hóa ................................................................................. 86
2.5. KẾT LUẬN CHƢƠNG ........................................................... 88

3. CHƢƠNG 3 – PHÁP LUẬT VỀ BẢO HỘ NHÃN HIỆU NỔI
TIẾNG .................................................................................................. 92
3.1. CÁC THIẾT CHẾ PHÁP LÝ QUỐC TẾ ................................ 92
3.1.1.
Công ƣớc Paris 1883 ........................................................ 92
3.1.2.
Hiệp định TRIPs 1994 ..................................................... 99

3.1.3.
Các thiết chế pháp lý khác ............................................. 102
3.2. HỆ THỐNG PHÁP LUẬT CỦA LIÊN MINH CHÂU ÂU .. 109
3.2.1.
Giới thiệu chung về pháp luật nhãn hiệu của Liên minh châu Âu 109
3.2.2.
Nhãn hiệu nổi tiếng ở Châu Âu ..................................... 111
3.2.3.
Bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng trong khuôn khổ của Liên minh châu Âu
113
3.3. NHÃN HIỆU NỔI TIẾNG TRONG PHÁP LUẬT VIỆT NAM131
3.3.1.
Tổng quan về pháp luật nhãn hiệu Việt Nam ................ 131
3.3.2.
Pháp luật Việt Nam về bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng........ 140
3.3.3.
Thực thi bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng .............................. 155
3.4. KẾT LUẬN CHƢƠNG ......................................................... 168

7


4. CHƢƠNG 4 – PHÂN TÍCH SO SÁNH GIỮA PHÁP LUẬT
LIÊN MINH CHÂU ÂU VÀ VIỆT NAM VỀ BẢO HỘ NHÃN HIỆU
NỔI TIẾNG ....................................................................................... 171
4.1. VẤN ĐỀ XÁC ĐỊNH NHÃN HIỆU NỔI TIẾNG ................ 172
4.1.1.
Định nghĩa ...................................................................... 172
4.1.2.
Các tiêu chí đánh giá nhãn hiệu nổi tiếng ...................... 184

4.1.3.
Sự suy thoái của nhãn hiệu nổi tiếng ............................. 205
4.2. CÁC NGUYÊN TẮC PHÁP LÝ VỀ BẢO HỘ NHÃN HIỆU NỔI TIẾNG
208
4.2.1.
Học thuyết về nguy cơ gầy nhầm lẫn ............................. 208
4.2.2.
Học thuyết về sự lu mờ nhãn hiệu ................................. 213
4.2.3.
Nguyên tắc về sự gian dối .............................................. 220
4.3. PHẠM VI BẢO HỘ ĐỐI VỚI NHÃN HIỆU NỔI TIẾNG .. 224
4.3.1.
Nhãn hiệu chƣa đăng ký ................................................ 224
4.3.2.
Hàng hóa và dịch vụ khơng tƣơng tự ............................. 225
4.3.3.
Hàng hóa và dịch vụ khơng cạnh tranh .......................... 226
4.3.4.
Thời hạn bảo hộ ............................................................. 227
4.4. KẾT LUẬN CHƢƠNG ......................................................... 228

5. CHƢƠNG 5 – ĐÁNH GIÁ CƠ CHẾ BẢO HỘ NHÃN HIỆU
NỔI TIẾNG Ở VIỆT NAM – MỘT SỐ KIẾN NGHỊ HỒN THIỆN
232
5.1. NHỮNG THÀNH TỰU ........................................................ 232
5.1.1.
Về chính sách và công tác lập pháp ............................... 232
5.1.2.
Thực thi hệ thống nhãn hiệu .......................................... 234
5.1.3.

Bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng trên thực tế ......................... 235
5.1.4.
Những thành tựu khác .................................................... 236
5.2. NHỮNG HẠN CHẾ .............................................................. 238
5.2.1.
Thiếu sự quan tâm đúng mức của Nhà nƣớc ................. 238
5.2.2.
Thiếu các quy định cụ thể của pháp luật ........................ 239
5.2.3.
Sự yếu kém trong hệ thống thực thi ............................... 240
5.2.4.
Sự hạn chế của ý thức pháp luật và trình độ dân trí của cộng đồng
243
5.3. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN HỆ THỐNG PHÁP LUẬT VIỆT
NAM VỀ BẢO HỘ NHÃN HIỆU NỔI TIẾNG ................................... 244
5.3.1.
Nguyên tắc chung .......................................................... 244
5.3.2.
Các kiến nghị cụ thể ....................................................... 250
5.4. KẾT LUẬN CHUNG ............................................................ 263

6. PHỤ LỤC ................................................................................. 268

8


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
ACPA

Luật bảo vệ ngƣời tiêu dùng chống đầu cơ tên miền


ACTA

Hiệp định thƣơng mại chống hàng giả

BIRPI

Văn phòng quốc tế thống nhất về bảo hộ sở hữu trí tuệ

EC

Cộng đồng Châu Âu

ECJ

Tịa án cơng lý Châu Âu

EEC

Cộng đồng kinh tế Châu Âu

EU

Liên Minh Châu Âu

GATS

Hiệp định chung về thƣơng mại dịch vụ

GATT


Hiệp định chung về thuế quan và thƣơng mại

MFN

Đãi ngộ tối huệ quốc

MOST

Bộ khoa học và cơng nghệ (Việt Nam)

NOIP

Cục sở hữu trí tuệ (Việt Nam)

NT

Đối xử quốc gia

OHIM

Cơ quan hài hịa hóa thị trƣờng nội Liên minh Châu Âu

SHTT

Sở hữu trí tuệ

TLT

Hiệp định luật về nhãn hiệu


TRIPs

Hiệp định về các khía cạnh thƣơng mại của quyền sở hữu trí
tuệ

UC

Đại học California (Hoa Kỳ)

UK

Vƣơng Quốc Anh

US

Hoa Kỳ

USPTO

Cơ quan sáng chế và nhãn hiệu hoa kỳ

WIPO

Tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới

WTO

Tổ chức thƣơng mại thế giới


9


1. CHƢƠNG 1 – LỜI NÓI ĐẦU
1.1. LÝ DO LỰA CHỌN ĐỀ TÀI
Nhãn hiệu, cùng với sáng chế, quyền tác giả và những đối tƣợng khác của
quyền SHTT đang ngày càng nhận đƣợc nhiều sự quan tâm trên bình diện quốc
gia lẫn quốc tế. Trên thực tế, “nhãn hiệu” đã đƣợc sử dụng từ khá sớm trong lịch
sử phát triển của xã hội loài ngƣời, cụ thể là từ thời kỳ Đồ Đá. Quan điểm liên
quan đến lịch sử hình thành và phát triển của nhãn hiệu nổi bật và nhận đƣợc sự
ủng hộ của nhiều học giả trên thế giới đã chỉ ra rằng những hình thức sơ khai của
nhãn hiệu đƣợc sử dụng trên gia súc, cụ thể là những ngƣời nông dân vào thời kỳ
này đã biết sử dụng sắt nung nóng để đánh dấu lên những con vật thuộc sở hữu
của mình. Thực tế này đã đƣợc khắc họa lại trên các họa tiết, các nét vẻ trên các
vách đá hay trên tƣờng ở Ai Cập cổ đại. Một hình thức “đánh dấu” khác cũng
đƣợc sử dụng trên vật ni là hình thức cắt tai xuất hiện ở Madagascar.1 Mặc dù
vậy, phải đến những năm 1800, pháp luật về nhãn hiệu mới thật sự đƣợc ban
hành lần đầu tiên ở Anh Quốc và những vụ việc đầu tiên liên quan đến tranh
chấp về nhãn hiệu đƣợc giải quyết tại các Tịa án. 2 Sau đó, vấn đề bảo hộ nhãn
hiệu nói riêng và quyền SHTT nói chung đã đƣợc thể chế hóa một cách mạnh mẽ
trong nhiều điều ƣớc quốc tế cũng nhƣ trong pháp luật quốc gia 3. Những sự cố
gắng đó hiển nhiên đã thể hiện đƣợc bƣớc tiến bộ vƣợt bậc trong việc bảo hộ
nhãn hiệu ở từng quốc gia cũng nhƣ trên phạm vi tồn cầu. Tuy nhiên, vẫn tồn
tại một khía cạnh pháp lý quan trọng của pháp luật về nhãn hiệu chƣa đƣợc đề
cập trong một thời gian khá dài, đó là vấn đề bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng – những

1

Xem Amir H. Khoury, Ancient and Islamic sources of intellectual property protection in the Middle
East: A focus on trademarks, 43 IDEA 151, 155-156 (2003). Xem thêm, World Intellectual Property

Organization (WIPO), Intellectual Property Reading Materials 191 (WIPO Publication, Geneva 1995).

2

Xem mục 2.1.2 dƣới đây.

3

Xem Công ƣớc Paris về bảo hộ quyền SHCN năm 1883, Thỏa ƣớc Madrid về đăng ký quốc tế nhãn
hiệu hàng hóa năm 1891, Hiệp định TRIPs 1994, Thỏa ƣớc Nice về phân loại quốc tế đối với hàng hóa
và dịch vụ năm 1957…

10


nhãn hiệu đƣợc biết đến và sử dụng rộng rãi trên tồn cầu hoặc ít nhất là trong
một quốc gia hay một khu vực địa lý nhất định.4
Rõ ràng là sự thiếu vắng của các quy định pháp luật trong lĩnh vực này đã gây
ra những khó khăn nhất định cho thực tiễn sử dụng và bảo hộ đối với nhiều nhãn
hiệu nổi tiếng. Trong nhiều năm qua đã có khơng ít những tranh chấp thƣơng
mại quốc tế phát sinh liên quan đến nhãn hiệu nổi tiếng. Việc giải quyết những
tranh chấp này chủ yếu đƣợc thực hiện dựa trên án lệ ở các nƣớc theo truyền
thống Thông luật hay dựa trên các quy định pháp luật liên quan ở các nƣớc theo
truyền thống Dân luật. Điều này vơ hình chung đã mang lại nhiều thách thức cho
việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp chính đáng của chủ sở hữu nhãn hiệu nổi
tiếng, đồng thời cản trở quá trình hồn thiện pháp luật về bảo hộ quyền sở hữu trí
tuệ nói chung và nhãn hiệu nổi tiếng nói riêng cũng nhƣ tăng cƣờng và đảm bảo
tính thống nhất, tính hiệu quả và sự khả thi của hệ thống pháp luật. Chính vì vậy,
việc xây dựng một thiết chế pháp lý mang tính tồn cầu bảo hộ nhãn hiệu nổi
tiếng là một trong những mục tiêu quan trọng nhất của sự phát triển hệ thống

pháp luật về nhãn hiệu trong môi trƣờng pháp lý quốc gia cũng nhƣ quốc tế.
Học thuyết pháp lý quốc tế liên quan đến nhãn hiệu nổi tiếng lần đầu tiên
đƣợc thể chế hóa trong Công ƣớc Paris vào năm 1925. Ngày nay, học thuyết này
trở nên đặc biệt quan trọng trong một thế giới mà các hoạt động tiếp thị và quảng
bá thƣơng mại tồn cầu khơng ngừng gia tăng. Việc tạo ra một thƣơng hiệu toàn
cầu ngày càng trở nên dễ dàng hơn rất nhiếu thông qua các kênh thông tin mới,
tiết kiệm và có thể tiếp cận từ xa. Trong khi các biên giới và ranh giới chính trị
giữa các quốc gia có vẻ nhƣ đang gây ra khơng ít những trở ngại cho sự tự do đi
lại của các cá nhân trên tồn cầu thì chúng cũng khơng thể nào ngăn cản đƣợc
dịng chảy tự do của thơng tin.5 Nhƣ vậy, một nhãn hiệu có thể đƣợc đồng thời
chuyển tải đến bất kỳ nơi nào để đến với ngƣời tiêu dùng cũng nhƣ tồn thể cơng
chúng qua nhiều kênh thơng tin hiệu quả và nhanh chóng. Bằng cách đó, một
nhãn hiệu có thể nhanh chóng đƣợc biết đến rộng rãi trên nhiều thị trƣờng trên
thế giới.

4

Khái niệm nhãn hiệu nổi tiếng lần đầu tiên đƣợc ghi nhận tạị bản sửa đổi năm 1925 của Công ƣớc Paris

5

Frederick Mostert, Famous and Well-known Marks – An international Analysis, (Toronto
Butterworth‟s 1997), trang v.

11


Có thể thấy rằng nhãn hiệu nổi tiếng đã đƣợc cơng nhận nhƣ là một trong
những hình thức quan trọng nhất của hệ thống nhãn hiệu trong hệ thống pháp
luật quốc gia lẫn trong các Điều ƣớc quốc tế. Cơ chế pháp lý bảo hộ nhãn hiệu

nổi tiếng tiếp tục đƣợc củng cố và phát triển theo thời gian nhờ vào sự nhận thức
về tầm quan trọng của nhãn hiệu nổi tiếng khơng ngừng gia tăng trên tồn cầu
cũng nhƣ sự phát triển của vai trò của nhãn hiệu nổi tiếng trong hệ thống thƣơng
mại quốc tế. Mặc dù vậy, những vấn đề pháp lý này vẫn còn là những khái niệm
khá mới mẻ ở các quốc gia đang và kém phát triển, trong đó có Việt Nam.
Với xu hƣớng hội nhập và tồn cầu hóa hiện nay, nhiều nhà đầu tƣ nƣớc ngoài
đã, đang và sẽ gia nhập vào thị trƣờng nội địa của Việt Nam cùng với những tài
sản trí tuệ giá trị của họ, bao gồm khơng ít các nhãn hiệu nổi tiếng. Ngày nay,
chúng ta có thể nhìn thấy nhiều nhãn hiệu nổi tiếng tồn cầu xuất hiện trong các
siêu thị của Việt Nam nhƣ SONY, TOYOTA, COCA-COLA, MICROSOFT,
NOKIA… Những nhãn hiệu này không chỉ đại diện cho tài sản của doanh
nghiệp nƣớc ngồi mà cịn trở thành yếu tố quan trọng trong toàn bộ nền kinh tế
quốc gia nơi chúng đƣợc đầu tƣ. Chẳng hạn, giá trị thƣơng mại của nhãn hiệu
COCA-COLA đƣợc tính tốn vào khoảng 33,4 tỉ Đô là Mỹ năm 1993 và lên đến
hơn 70,0 tỉ Đô là Mỹ vào năm 2010 (trở thành thƣơng hiệu có giá trị cao nhất
tồn cầu trong năm)6. Điều này chứng tỏ rằng giá trị kinh tế của quyền SHTT, và
đặc biệt là nhãn hiệu, đang đóng một vai trị quan trọng trong sự phát triển của
mỗi doanh nghiệp cũng nhƣ của nền kinh tế thế giới. Chúng đòi hỏi một cơ chế
bảo hộ khả thi và hiệu quả để đảm bảo một cách tốt nhất các quyền và lợi ích
chính đáng của chủ sở hữu nhãn hiệu và các chủ thể liên quan. Trong khi đó,
nhìn lại thực tế ở Việt Nam, có thể thấy rằng cơ chế bảo hộ và thực thi quyền
SHTT vẫn còn là một bức tranh mờ nhạt. Mặc dù Nhà nƣớc đã có nhiều nỗ lực
trong việc ban hành nhiều văn bản luật và những quy định mới, song hiện tƣợng
xâm phạm hay vi phạm quyền SHTT vẫn tiếp tục là những thách thức to lớn đối
với các cơ quan có thẩm quyền và đối với các chủ thể quyền SHTT. Pháp luật về
nhãn hiệu có vẻ là lĩnh vực chịu thách thức nhiều hơn cả bởi vì ngày càng có

6

Ruth Annand and Helen Norman, Blackstone‟s Guide to the Trade marks Act 1994, (Blackstone Press

Limited 1994), trang 10. Xem thêm: Business Week and Interbrand Special Report on the 100 Top
Brands, 2010. Truy cập tại :

/>
12


nhiều tranh chấp và khiếu nại đƣợc đƣa ra trƣớc cơ quan có thẩm quyền liên
quan đến hành vi xâm phạm nhãn hiệu.
Ở Việt Nam, hầu hết mọi ngƣời không có nhiều kiến thức và thơng tin liên
quan đến nhãn hiệu nổi tiếng. Chẳng hạn, nhãn hiệu HONDA thƣờng đƣợc
ngƣời dân sử dụng một cách thông dụng để chỉ tất cả các phƣơng tiện xe gắn
máy mà khơng có sự phân biệt nào đối với các nhãn hiệu mà chúng mang, dù
rằng các nhãn hiệu đó khơng phải là HONDA và cũng hồn tồn khơng giống
nhau. Điều này có vẻ nhƣ là một thực tế phổ biến và nó tồn tại trong một thời
gian khá dài trong xã hội Việt Nam. Và với tình huống xảy ra nhƣ thế, chúng ta
buộc phải trả lời một số câu hỏi quan trọng, ví dụ:
(1) Có bất kỳ sự xâm phạm nào đối với quyền của chủ sở hữu nhãn hiệu
trong ví dụ liên quan đến nhãn hiệu HONDA này?
(2) Liệu chủ sở hữu nhãn hiệu HONDA có quyền khiếu nại yêu cầu bảo
vệ quyền lợi của họ liên quan đến nhãn hiệu này khơng?
(3) Làm thế nào để họ có thể bảo vệ đƣợc các quyền lợi chính đáng của
mình tại Việt Nam?
Những câu hỏi này không đơn giản và câu trả lời có đƣợc tùy thuộc vào các
tình huống pháp lý cụ thể. Chẳng hạn, chúng ta có thể sẽ đặt ra vấn đề rằng liệu
HONDA có phải là nhãn hiệu nổi tiếng, rằng có văn bản pháp luật nào liên quan
đến nhãn hiệu nổi tiếng ở Việt Nam không, và nếu có, thì pháp luật đặt ra những
u cầu cụ thể nào trong từng trƣờng hợp?
Cần lƣu ý rằng trên thực tế có một vài sự phân loại khơng chính thức đối với
nhãn hiệu đƣợc bảo hộ ở Việt Nam dựa trên các quyết định cụ thể của cơ quan

có thẩm quyền, và đồng thời cũng có những quy định riêng biệt trong Luật
SHTT năm 2005 liên quan đến nhãn hiệu nổi tiếng.7 Tuy vậy, những chuẩn mực
pháp lý chung dùng để đánh giá và công nhận nhãn hiệu nổi tiếng vẫn chƣa đƣợc
xác định một cách thống nhất và chính xác. Do vậy, hiện nay khó có thể tìm ra
đƣợc một khái niệm chung về “nhãn hiệu nổi tiếng” ở Việt Nam. Tác giả sẽ quay
trở lại những vấn đề pháp lý liên quan đến nhãn hiệu HONDA sau khi đã nghiên

7

Chẳng hạn, xem Điều 75 – Luật SHTT năm 2005 (bổ sung, sửa đổi năm 2009).

13


cứu và giải quyết một số vấn đề lý luận cơ bản và những phân tích so sánh ở các
phần sau của Luận án.
Cũng nhƣ nhiều quốc gia khác trên thế giới, Việt Nam đã cố gắng tạo ra một
hệ thống những quy định chung về quyền SHTT trong BLDS 19958 và quyền
SHCN trong Nghị định số 63/CP năm 1996,9 nhƣ là những nền tảng pháp lý đầu
tiên của pháp luật Việt Nam liên quan đến mảng SHTT. Chúng cũng có thể đƣợc
coi là nguồn cơ bản của pháp luật nhãn hiệu Việt Nam ở giai đoạn này. BLDS
1995 sau đó đã đƣợc bổ sung, sửa đổi và đƣợc thay thế bởi BLDS 2005. 10 Tiếp
theo đó, cuối năm 2005, Việt Nam đã tiếp tục ban hành một văn bản pháp luật
duy nhất và thống nhất điều chỉnh các vấn đề liên quan đến quyền SHTT. 11
Ngoài ra, những quy định của pháp luật về nhãn hiệu có thể đƣợc tìm thấy ở các
văn bản pháp lý khác đƣợc ban hành bởi các cơ quan có thẩm quyền nhƣ Bộ
Khoa học, Công nghệ và Môi trƣờng, Bộ Công thƣơng, Bộ Tƣ pháp…
Năm 2006, đã có khá nhiều sự kiện trọng đại xảy ra có tác động mạnh mẽ đến
nền kinh tế đất nƣớc cũng nhƣ quá trình xây dựng và hồn thiện hệ thống pháp
luật. Trong đó, sự kiện quan trọng nhất có thể kể đến là q trình đàm phán gia

nhập vào Tổ chức Thƣơng mại thế giới (WTO) của Việt Nam đã thành công tốt
đẹp, Việt Nam đã trở thành thành viên chính thức thứ 150 của Tổ chức này. Bên
cạnh đó, một số sự kiện khác cũng đã diễn ra và có ảnh hƣởng mạnh mẽ đến hệ
thống pháp luật về Sở hữu trí tuệ của nƣớc ta, đó là sự kiện Việt Nam chính thức
trở thành thành viên của Nghị định thƣ Madrid vào ngày 11/04/2006 và ngày
11/07/2006 thì Nghị định thƣ đã phát sinh hiệu lực trên lãnh thổ Việt Nam; đó là
sự bắt đầu hiệu lực của một đạo luật đầu tiên về Sở hữu trí tuệ của Việt Nam vào
ngày 01/06/2006.

8

Bộ luật Dân sự số 44-L/CTN đƣợc Quốc hội Khóa IX kỳ họp thứ 8 thơng qua ngày 28/10/1995, có hiệu
lực từ ngày 01/7/1996 và hết hiệu lực từ ngày 01/01/2006.

9

Nghị định số 63/CP của Chính phủ ban hành ngày 24/10/1996 quy định chi tiết về quyền SHCN, đƣợc
bổ sung, sửa đổi bởi Nghị định số 06/2001/ ND-CP, ban hành ngày 01/02/2001.

10

Bộ luật Dân sự số 33/2005/QH11 đƣợc Quốc hội Khóa XI kỳ họp thứ 7 thơng qua ngày 14/7/2005, có
hiệu lực từ ngày 01/01/2006.

11

Luật SHTT năm 2005 đƣợc Quốc hội Khóa XI kỳ họp thứ 8 thơng qua ngày 29/11/2005 và có hiệu lực
từ ngày 01/7/2006.

14



Tuy nhiên, những cố gắng kể trên nhìn chung mang tính vĩ mơ nhiều hơn mà
chƣa đi vào giải quyết một cách kịp thời và hiệu quả những nhu cầu thực tiễn mà
xã hội đang đặt ra, đặc biệt là đối với việc bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng. Mặc dù đã
có khá nhiều các quy định pháp luật cụ thể đƣợc ban hành, song cơ chế đảm bảo
thực thi các quy định đó cịn khá hạn chế, hiệu quả của quá trình áp dụng pháp
luật chƣa cao.

1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Nhƣ đã đề cập ở trên, nhãn hiệu nổi tiếng và những vấn đề pháp lý liên quan
đến việc bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng chƣa đƣợc giải quyết một cách thỏa đáng ở
Việt Nam. Vì vậy, Luận án này hƣớng đến hai mục đích chính. Thứ nhất, Luận
án sẽ là một đóng góp đáng kể vào hệ thống lý luận về nhãn hiệu nổi tiếng không
những trên phƣơng diện tồn cầu mà, quan trọng hơn, cịn tập trung vào hoàn
cảnh thực tế của Việt Nam.12 Điều này nhằm giúp những chủ thể liên quan có thể
nhận biết đƣợc nhãn hiệu nổi tiếng trong thị trƣờng để có thể phân biệt chúng
với các nhãn hiệu thông thƣờng khác. Thứ hai, thơng qua sự phân tích và đánh
giá cơ chế pháp lý về bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng trong bối cảnh pháp lý quốc tế13
nói chung và trong những hệ thống pháp luật quốc gia cụ thể14 để rút ra những
cách thức phù hợp nhằm củng cố và tăng cƣờng hệ thống pháp luật Việt Nam về
bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng. Để có thể đạt đƣợc những mục đích nêu trên, Luận
án sẽ phải giải quyết đƣợc những nhiệm vụ cụ thể sau đây:
Một là, Luận án phải giới thiệu đƣợc một cách khái quát những kiến thức lý
luận cơ bản về nhãn hiệu nói chung và nhãn hiệu nổi tiếng nói riêng. Điều này sẽ
giúp mang lại câu trả lời cơ bản nhất cho câu hỏi thế nảo là nhãn hiệu nổi tiếng
trong bối cảnh toàn cầu.
Hai là, Luận án sẽ phải thực hiện đƣợc một sự so sánh khá đầy đủ và cơ bản
giữa hai hệ thống pháp luật của Liên minh châu Âu và Việt Nam về vấn đề bảo
hộ nhãn hiệu nổi tiếng.


12

Nhƣ đƣợc trình bày tại mục 2.2.

13

Nhƣ đƣợc trình bày tại mục 3.1.

14

Nhƣ đƣợc trình bày tại mục 1.3 dƣới đây.

15


Ba là, Luận án phải phân tích đƣợc tình huống thực tế của Việt Nam liên quan
đến bảo hộ nhãn hiệu, đặc biệt tập trung vào nhãn hiệu nổi tiếng, và đánh giá
hiệu quả của hệ thống pháp luật hiện hành cũng nhƣ những thách thức đặt ra cho
Việt Nam trong quá trình hội nhập vào hệ thống thƣơng mại tồn cầu.
Cuối cùng, từ những phân tích nói trên, Luận án sẽ đề xuất những giải pháp
hợp lý và khoa học nhằm củng cố và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam về
bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng.

1.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Cần khẳng định rằng Luận án tập trung chủ yếu vào kiền thức lý luận và
những vấn đề thực tiễn liên quan đến nhãn hiệu nổi tiếng và cơ chế pháp lý bảo
hộ nhãn hiệu nổi tiếng nhƣ là một phần riêng biệt trong hệ thống pháp luật về
nhãn hiệu. Theo đó, Luận án bắt đầu bằng cái nhìn tổng thể về khái niệm nhãn
hiệu nổi tiếng ở góc độ lý luận và đi vào phân tích các thiết chế pháp lý quốc tế

quan trọng có liên quan đến việc bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng nhƣ Công ƣớc Paris,
Hiệp định TRIPs… Quá trình này bao gồm cả sự phân tích và so sánh những vấn
đề pháp lý cụ thể liên quan đến khái niệm và cơ chế bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng
cũng nhƣ hệ thống thực thi của nó trong hệ thống pháp luật quốc tế và một số
quốc gia. Nhìn chung Luận án đề cập chủ yếu nhãn hiệu nổi tiếng, và trong một
chừng mực nhất định có liên hệ đến nhãn hiệu rất nổi tiếng (famous trademarks)
và nhãn hiệu có danh tiếng (trademarks with a reputation). Tuy nhiên, những
khía cạnh khác của quyền SHTT nói chung cũng đƣợc tham chiếu đến nhằm
mục đích so sánh hoặc làm rõ thêm những vấn đề lý luận liên quan đến nội dung
của Luận án.
Phạm vi nghiên cứu của Luận án thống nhất và phù hợp với mục tiêu nghiên
cứu đã đƣợc xác định để đảm bảo rằng những nhiệm vụ chính của Luận án đƣợc
giải quyết một cách thỏa đáng.
Do sự hạn chế về thời gian nghiên cứu và phạm vi rộng lớn của vấn đề cần
nghiên cứu, Luận án sẽ chỉ tập trung nghiên cứu và so sánh đối với hệ thống
pháp luật của Liên minh châu Âu và của Việt Nam. Theo đó, đối với hệ thống
pháp luật Liên minh châu Âu, Luận án sẽ chỉ dừng lại ở việc tiếp cận và phân
tích các quy định của pháp luật Liên minh cũng nhƣ các bản án và quyết định

16


của Tịa án Cơng lý châu Âu (ECJ) liên quan đến nhãn hiệu nổi tiếng và nhãn
hiệu có danh tiếng. Luận án cũng đồng thời tham chiếu một cách hạn chế đến
một số hệ thống pháp luật quốc gia nhƣ Vƣơng quốc Anh, Đức và Pháp và một
số quốc gia khác. Ngoài ra, hệ thống pháp luật Hoa kỳ cũng đƣợc đề cập một
cách hạn chế trong những bối cảnh phù hợp.

1.4. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Để có thể giải quyết một cách tốt nhất các vấn đề đặt ra trong mục tiêu và

phạm vi nghiên cứu, Luận án đã sử dụng nhiều phƣơng pháp nghiên cứu khác
nhau. Những phƣơng pháp này đƣợc vận dụng một cách phù hợp với mục đích
và nội dung nghiên cứu của từng chƣơng cũng nhƣ của toàn bộ Luận án. Điểm
quan trọng nhất liên quan đến phƣơng pháp nghiên cứu đƣợc sử dụng chính là ở
chỗ các phƣơng pháp nghiên cứu cần đƣợc thực hiện dựa trên những phân tích
khoa học mang tính biện chứng để có thể cung cấp cho ngƣời đọc một cái nhìn
chính xác và tồn diện về vấn đề đƣợc nghiên cứu.
Phƣơng pháp pháp lý truyền thống
Phƣơng pháp pháp lý truyền thống (hay còn gọi là phƣơng pháp giáo điều
pháp lý) là một phƣơng pháp đƣợc sử dụng phổ biến trong hầu hết các lĩnh vực
nghiên cứu của khoa học pháp lý. Phƣơng pháp này thƣờng đƣợc hiểu là cách
thức thực hiện việc nghiên cứu thơng qua việc giải thích, diễn giải, phân tích và
đánh giá các quy định của pháp luật đƣợc áp dụng để làm rõ những vấn đề lý
luận và thực tiễn. Nói cách khác, phƣơng pháp pháp lý truyền thống là phƣơng
pháp cơ bản nhất trong nghiên cứu pháp lý, đƣợc sử dụng để lý giải, giải thích,
phân tích và đánh giá nội dung của các quy phạm pháp luật đang đƣợc sử dụng
để hệ thống hóa chúng một cách khoa học và hợp lý, và đồng thời để dự báo
(hoặc thậm chí là đƣa ra những đề xuất, kiến nghị) cho sự phát triển của các quy
phạm pháp luật đó trong tƣơng lai.15 Nhƣ vậy, có thể thấy rằng một khía cạnh
ứng dụng khác của phƣơng pháp pháp lý truyền thống bao gồm khả năng dự báo
liên quan đến xu hƣớng phát triển chung của pháp luật cũng nhƣ của từng chế

15

Aulis Aarnio, “Reason and authority – A treatise on the Dynamic Paradigm of Legal Dogmatics”,
(Ashgate Dartmouth, Aldershot 1997), các trang 68 và 75.

17



định pháp lý cụ thể.16 Cần lƣu ý rằng phƣơng pháp này đƣợc sử dụng chủ yếu
dựa trên nền tảng và gắn liền với các nguyên tắc và quy phạm pháp luật cụ thể.
Do vậy, khi sử dụng phƣơng pháp này, tác giả đã phải tiếp cận và nghiên cứu
nhiều nguồn luật khác nhau ở cả cấp độ quốc tế lẫn quốc gia, chẳng hạn nhƣ các
công ƣớc quốc tế, các hiệp định, pháp luật quốc gia, các án lệ, dự thảo luật và
các học thuyết pháp lý.
Phƣơng pháp pháp lý truyền thống là một trong những phƣơng pháp cơ bản
đƣợc sử dụng trong luận án nhằm tìm kiếm câu trả lời thỏa đáng cho các câu hỏi
quan trọng nhƣ: Pháp luật quy định những gì về cơ chế bảo hộ nhãn hiệu nổi
tiếng? Tại sao và làm thế nào để một nhãn hiệu nổi tiếng có thể đƣợc bảo hộ theo
quy định của pháp luật? Để đạt đƣợc những lợi ích của phƣơng pháp này, một số
nhiệm vụ cụ thể quan trọng cần phải đƣợc thực hiện một cách triệt để và khoa
học bao gồm công việc tổng hợp, phân tích và thống kê. Đây cũng chính là
những bộ phận cấu thành quan trọng của phƣơng pháp pháp lý truyền thống.
Phù hợp với mục tiêu nghiên cứu chính của Luận án, tác giả vận dụng phƣơng
pháp pháp lý truyền thống trong việc tiếp cận và nghiên cứu các quy định liên
quan đến việc bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng đƣợc ghi nhận trong các điều ƣớc quốc
tế và các văn bản pháp luật quốc gia bao gồm Công ƣớc Paris, Hiệp định TRIPs,
Chỉ thị về thống nhất pháp luật nhãn hiệu của Liên minh Châu Âu, Quy chế về
Nhãn hiệu cộng đồng của Liên minh Châu Âu, Luật SHTT Việt Nam cũng nhƣ
pháp luật nhãn hiệu của một số quốc gia châu Âu cụ thể.17
Ngoài ra, các án lệ cũng là một loại nguồn quan trọng đƣợc sử dụng trong
Luận án nhằm giải thích các quy định của pháp luật về nhãn hiệu nổi tiếng cũng
nhƣ làm rõ cách thức mà pháp luật đƣợc áp dụng trong từng trƣờng hợp cụ thể.
Chẳng hạn, ở khía cạnh pháp luật Liên minh Châu Âu, thông qua việc nghiên
cứu các vụ việc cụ thể nhƣ vụ General Motors18 hay vụ Davidoff19 Luận án sẽ

16

Nguyễn Thanh Tú, “Competition law in Technology transfer under the TRIPs Agreement –

Implications for Developing countries”, Luận án Tiến sĩ 2009 – Lund University Faculty of Law, trang
11.

17

Chẳng hạn, Điều 6bis của Công ƣớc Paris, Điều 16 của Hiệp định TRIPs, Điều 4 và 5 của Chỉ thị về
nhãn hiệu của Liên minh châu Âu, Điều 8 và 52 của Quy chế nhãn hiệu cộng đồng cùa Liên minh châu
Âu, Điều 75 Luật SHTT VN năm 2005 (bổ sung, sửa đổi năm 2009).

18

Vụ kiện C-375/97, General Motors Corporation v. Yplon SA. Xem Chƣơng 4 dƣới dây.

19

Vụ kiện C-292/00, Davidoff &Cie SA, Zino Davidoff SA v. Gofkid Ltd,. Xem Chƣơng 4 dƣới đây.

18


giúp ngƣời đọc hiểu đƣợc cách thức mà quy định tại Điều 4 và Điều 5 của Chỉ
thị về thống nhất pháp luật nhãn hiệu của Liên minh Châu Âu đƣợc giải thích và
áp dụng. Ở khía cạnh của pháp luật Việt Nam, mặc dù khơng có nhiều vụ việc
liên quan đến bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng trên thực tế, nhƣng tác giả cũng đã cố
gắng giới thiệu và phân tích một số vụ việc điển hình nhƣ vụ McDonald’s20 hay
vụ Shangri-La21 để làm sáng tỏ cách thức mà cơ chế bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng
đƣợc giải thích và vận hành ở Việt Nam.
Nhƣ vậy, phƣơng pháp pháp lý truyền thống đƣợc ƣu tiên sử dụng xuyên suốt
toàn bộ nội dung của Luận án, đặc biệt là ở các chƣơng 3 và 4. Những phân tích
và đánh giá thông qua việc sử dụng phƣơng pháp này để nghiên cứu và làm sáng

tỏ các quy định của pháp luật và các án lệ ở chƣơng 3 đóng vai trị đặc biệt quan
trọng đối với những sự so sánh đƣợc thực hiện ở chƣơng 4 của Luận án.
Phƣơng pháp pháp lý so sánh
Phƣơng pháp so sánh đƣợc hiểu đơn giản là cách thƣc nghiên cứu các sự vật
bằng cách đặt chúng bên cạnh nhau và tìm ra những khác biệt và tƣơng đồng
giữa chúng. Phụ thuộc vào các mục tiêu khác nhau của nhà nghiên cứu mà
phƣơng pháp so sánh có tểh đƣợc thực hiện theo những cách thức khác nhau và
ở những mức độ khác nhau. Trên thực tế, phƣơng pháp so sánh cũng nhƣ tƣ duy
so sánh không chỉ đƣợc sử dụng hiệu quả trong các cơng trình nghiên cứu khoa
học pháp lý mà nó cịn là cơng cụ nghiên cứu quan trọng trong nhiều lĩnh vực
nghiên cứu khoa học khác.
Phƣơng pháp pháp lý so sánh là phƣơng pháp hữu hiệu trong nghiên cứu khoa
học pháp lý. Bắt nguồn từ những nền tảng lý luận ban đầu của một học giả nổi
tiếng ngƣời Đức22, phƣơng pháp so sánh ngày càng đƣợc sử dụng phổ biến trong
khoa học pháp lý. Phƣơng pháp pháp lý so sánh đƣợc hiểu là cách thức tiếp cận
và phân tích những sự tƣơng đồng và khác biệt giữa các đối tƣợng nghiên cứu
khác nhau hoặc giữa các phần khác nhau của cùng một đối tƣợng nghiên cứu.
Cơng cụ chính của phƣơng pháp này chính là những sự so sánh đƣợc thực hiện
20

Vụ kiện McDonald’s Corporation v. an Australian Company relating to the registration of the trade
mark “McDonald‟s” filed by the Australian Company, năm 1992.

21

Vụ kiện Shangri-La International Hotel Management Ltd, v. Phu Tho Joint Venture Co., năm 1995.

22

Rudolph von Jhering, Der Geist des Romischen Rechts auf den verschiedenen Stufen seiner

Entwicklung, Part I, 9th Edition 1955 (1st edition 1852), các trang 8-9.

19


cả ở cấp độ vĩ mô lẫn vi mô. Ở cấp độ vĩ mô, sự so sánh đƣợc tiến hành thông
qua việc tiếp cận và nghiên cứu các hệ thống pháp luật hoặc các chế định pháp
luật khác nhau để đánh giá sự khác biệt và tƣơng đồng ở góc độ khái quát. Ở cấp
độ vi mô, sự so sánh đƣợc thực hiện giữa các quy phạm pháp luật cụ thể liên
quan đến những vấn đề pháp lý cụ thể. Những sự so sánh đó cần phải đƣợc thực
hiện trong sự liên hệ tƣơng hỗ với nhau trong quá trình nghiên cứu bởi vì mối
quan hệ mật thiết giữa hai cấp độ so sánh. Những nguồn tài liệu và thông tin cần
đƣợc kết hợp và so sánh ở cả hai cấp độ để có thể tìm ra và lý giải một cách
chính xác những sự khác biệt và tƣơng đồng giữa các nguồn dữ liệu cụ thể khác
nhau và tiếp đó là giữa cá hệ thống pháp luật khác nhau. Nhiệm vụ chính của
phƣơng pháp pháp lý so sánh trong nghiên cứu khoa học pháp lý là phải trả lời
đƣợc các câu hỏi quan trọng, bao gồm: Đâu là sự khác biệt và tƣơng đồng giữa
các vấn đề pháp lý đang đƣợc xem xét? Tại sao những khác biệt và tƣơng đồng
đó tồn tại? Ý nghĩa của q trình so sánh là gi?...
Nhƣ đã xác định ngay trong tiêu đề và trong mục tiêu nghiên cứu, Luận án
đƣợc xác định là một cơng trình nghiên cứu so sánh. Do đó, phƣơng pháp pháp
lý so sánh đƣợc sử dụng nhƣ là một phƣơng pháp nghiên cứu chủ đạo xuyên suốt
nội dung của Luận án. Tuy nhiên, tùy thuộc vào phạm vi tiếp cận cụ thể của từng
chƣơng, phƣơng pháp này đƣợc sử dụng ở mức độ khát nhau ở những phần khác
nhau. Phƣơng pháp pháp lý so sánh đóng vai trị quan trọng nhất trong nội dung
của chƣơng 4 bởi vì đây là chƣơng tập trung chủ yếu vào việc so sánh giữa hệ
thống pháp luật của Liên minh Châu Âu và Việt Nam liên quan đến vấn đề bảo
hộ nhãn hiệu nổi tiếng. Sau khi đã nghiên cứu cẩn thận hệ thống pháp luật của
Liên minh Châu Âu và Việt Nam ở chƣơng 3, chƣơng 4 sẽ tiếp tục một cách hệ
thống bằng việc so sánh các nội dung cụ thể đƣợc quy định bởi hai hệ thống

pháp luật để phân tích và lý giải những khác biệt và tƣơng đồng, những thành
tựu và hạn chế của từng hệ thống. Sự so sánh đƣợc thực hiện dựa trên những vấn
đề pháp lý quan trọng liên quan đến cơ chế bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng nhƣ cách
thức xác định nhãn hiệu nổi tiếng, các căn cứ pháp lý của việc bảo hộ nhãn hiệu
nổi tiếng, phạm vi bảo hộ đối với nhãn hiệu nổi tiếng cũng nhƣ sự thực thi của
cơ chế pháp lý về bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng. Những phân tích so sánh đƣợc
thực hiện ở chƣơng này sẽ trở thành nền tảng lý luận quan trọng cho những đề
xuất, kiến nghị cho việc hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam trong chƣơng
tiếp theo (chƣơng 5).

20


Phƣơng pháp pháp lý lịch sử
Phƣơng pháp pháp lý lịch sử đƣợc hiểu là cách thức tiếp cận và giải quyết các
vấn đề pháp lý nhất định trong bối cảnh lịch sử của sự phát triển của chúng. Một
điều hiển nhiên không thể phủ nhận rằng xét về bản chất pháp luật ln có tính
lịch sử. Điều này có nghĩa rằng pháp luật luôn tồn tại trong những điều kiện lịch
sử cụ thể của các quốc gia và vì vậy chúng luôn bị chi phối bởi các điều kiện lịch
sử đó. Cho nên, việc tiếp cận và nghiên cứu một hệ thống pháp luật hay cụ thể
hơn là nghiên cứu một vấn đề pháp lý cụ thể cần phải đƣợc thực hiện trên
phƣơng diện lịch sử. Một sự tiếp cận nhƣ thế sẽ giúp giải quyết đƣợc ba vấn đề
quan trọng. Một là, phƣơng pháp tiếp cận này có thể giúp các nhà nghiên cứu
hiểu đƣợc các chế định pháp luật hiện hành thơng qua việc tìm hiểu nguồn gốc
lịch sử và quá trình phát triển của chúng. Hai là, phƣơng pháp tiếp cận lịch sử có
thể hữu ích trong việc nghiên cứu, phân tích và tìm ra quy luật phát triển của một
quy định, một chế định hay một hệ thống pháp luật để từ đó có thể dự báo xu
hƣớng phát triển của chúng trong tƣơng lai. Ba là, dựa vào những phân tích,
đánh giá điều kiện lịch sử và quá trình phát triển của một quốc gia hay một cộng
đồng nhất định, phƣơng pháp pháp lý lịch sử giúp nhà nghiên cứu tìm ra những

sự giải thích hợp lý và khoa học cho những vấn đề pháp lý mà họ đang đối mặt.
Trong Luận án, phƣơng pháp pháp lý lịch sử đƣợc sử dụng trong từng phần cụ
thể ở từng chƣơng nhất định tùy thuộc vào nội dung của các vấn đề đƣợc giải
quyết. Trƣớc hết, cần thiết phải thực hiện một nghiên cứu khái quát về q trình
phát triển mang tính lịch sử của hệ thống pháp luật của Liên minh Châu Âu và
Việt Nam để cung cấp một cái nhìn tổng thể và một bức tranh sơ lƣợc về bối
cảnh của hai hệ thống này. Theo đó, phƣơng pháp pháp lý lịch sử đƣợc sử dụng
chủ yếu và trƣớc hết ở các chƣơng 1, 2 và 3 để tìm hiểu những nền tảng lý luận
cơ bản làm cơ sở cho việc giải quyết các vấn đề pháp lý liên quan đến đối tƣợng
nghiên cứu của Luận án. Ở cấp độ cụ thể hơn, phƣơng pháp pháp lý lịch sử đƣợc
vận dụng trong quá trình phân tích các nội dung cụ thể đƣợc trình bày trong các
chƣơng. Chẳng hạn, sự xem xét dƣới góc độ lịch sử đối với sự ra đời và phát
triển của học thuyết về nhãn hiệu nổi tiếng thông qua các quy định của các điều
ƣớc quốc tế và pháp luật các quốc gia đƣợc trình bày ở chƣơng 2, hay sự tìm
hiểu ở khía cạnh lịch sử của học thuyết về sự lu mờ nhãn hiệu đƣợc trình bày ở
chƣơng 4 đóng vai trị quan trọng trong việc tìm hiểu và lý giải cơ chế pháp lý
hiện tại về bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng ở cấp độ quốc gia lẫn quốc tế.

21


Phƣơng pháp pháp lý kinh tế
Ở bất kỳ quốc gia nào, hệ thống kinh kế luôn là một yếu tố quan trọng có ảnh
hƣởng mạnh mẽ đến các yếu tố khác của thƣợng tầng kiến trúc xã hội, bao gồm
hệ thống pháp luật. Thật vậy, pháp luật không thể đƣợc hiểu một cách đơn lẻ
riêng biệt mà đòi hỏi phải vận dụng phƣơng pháp tiếp cận từ nhiều ngành khác
nhau, trong đó có các phƣơng pháp mang tính kinh tế.23 Pháp luật và kinh tế ln
có mối liên hệ chặt chẽ với nhau, khơng chỉ vì sự kết nối mang tính truyền thống
giữa chúng mà cịn vì những u cầu thực tế đặt ra trong bối cảnh hiện nay khi
mà tồn cầu hóa đang trở thành yếu tố quan trọng quyết định xu hƣớng phát triển

của thế giới. Việc nghiên cứu một hệ thống pháp luật, đặc biệt là pháp luật về
SHTT nói riêng, sẽ khơng mang lại ý nghĩa nào nếu chúng bị tách khỏi các yếu
tố kinh tế. Các nguyên tắc kinh tế cho phép giải thích một cách hiệu quả những
vấn đề pháp lý liên quan đến quyền SHTT, bao gồm việc làm thế nào để hoạch
định các chính sách về SHTT, cách thức xác định thiệt hai trong các vu kiện liên
quan đến quyền SHTT, hay cách thức quản lý đối với một đối tƣợng tài sản
SHTT.24 Do vậy, pháp luật nói chung và các quy phạm pháp luật nói riêng cần
phải đƣợc hiểu, giải thích và đánh giá dựa trên khía cạnh kinh tế để qua đó thấy
đƣợc các giá trị thiết thực của chúng đối với đời sống xã hội.
Phƣơng pháp pháp lý kinh tế đƣợc sử dụng một cách phù hợp trong Luận án
để làm rõ những vấn đề liên quan đến giá trị kinh tế, thƣơng mại của những vấn
đề pháp lý đang đƣợc xem xét nhƣ ở các chƣơng 1, 2, 4 và 5. Cụ thể, phƣơng
pháp pháp lý kinh tế phải đƣợc xem xét đến khi giải quyết các vấn đề cụ thể liên
quan đến sự cần thiết phải mở rộng phạm vi bảo hộ đối với nhãn hiệu nổi tiếng,
hoặc khi xem xét, đánh giá giá trị thƣơng mại của nhãn hiệu, hoặc để xác định
các hành vi xâm phạm nhãn hiệu trong các vụ kiện dựa trên thiệt hại về kinh tế.
Phƣơng pháp pháp lý xã hội

23

Nguyễn Thanh Tú, “Competition law in Technology transfer under the TRIPs Agreement –
Implications for Developing countries”, Luận án Tiến sĩ năm 2009 – Lund University Faculty of Law,
trang 17. Xem thêm: Marc Galanter and Mark Alan Edwards, “Introduction: The Path of The Law
Ands”, 1997 Wis. L. Rev. 375, 376 (1997). Richard A. Posner, “The Decline of Law as an
Autonomous Discipline: 1962 – 1987”, 100 Harv. L. Rev. 761 (1987).

24

Gregory K. Leonard, Lauren J. Stiroh, “Economic approaches to Intellectual property – Policy,
Litigation and Management”, National Economic Research Associates, Inc. 2005, trang vi.


22


Phƣơng pháp pháp lý xã hội đƣợc vận dụng trong q trình giải quyết các vấn
đề pháp lý thơng qua việc nghiên cứu sự tác động của các yếu tố xã hội lên
những vấn đề pháp lý đó. Nói cách khác, phƣơng pháp pháp lý xã hội là một
phƣơng pháp nghiên cứu đƣợc xây dựng dựa trên việc giải quyết mối quan hệ
tƣơng tác giữa pháp luật và xã hội, ở đó, sự giải thích và phân tích chủ yếu tập
trung ở khía cạnh các quy phạm pháp luật sau khi đƣợc ban hành sẽ tác động
nhƣ thế nào đến đời sống xã hội và ngƣợc lại, các điều kiện xã hội sẽ ảnh hƣởng
nhƣ thế nào đến giá trị và hiệu quả của các quy phạm pháp luật.
Phƣơng pháp pháp lý xã hội có vẻ ít quan trọng hơn so với các phƣơng pháp
nghiên cứu khác. Tuy nhiên, pháp luật luôn tồn tại trong mối liên hệ chặt chẽ với
các yếu tố xã hội khác và dĩ nhiên sẽ bị ảnh hƣởng khơng nhỏ bởi các yếu tố đó.
Do vậy, khi nghiên cứu và giải quyết các vấn đề pháp lý cụ thể, cách thức thông
thƣờng đƣợc thực hiện là đặt chúng trong các mối liên hệ xã hội nhất định để
đánh giá sự tƣơng tác giữa chúng với các yếu tố khác. Cần thừa nhận rằng có
nhiều sự khác biệt giữa các cộng đồng khác nhau trong việc đánh giá một vấn đề
pháp lý cụ thể do những điều kiện xã hội khác nhau tác động lên chúng. Vì thế,
nội dung của Luận án đƣợc giới hạn và xác định trong mối liên hệ biện chứng
giữa pháp luật và xã hội.
Phƣơng pháp pháp lý xã hội đƣợc sử dụng trong những phần nhất định của
Luận án khi cần thiết đánh giá những tác động mang tính xã hội của các quy
định của pháp luật. Phƣơng pháp này đƣợc sử dụng chủ yếu ở các chƣơng 4 và 5
khi so sánh hai hệ thống pháp luật cũng nhƣ khi đề cập đến thực trạng về bảo hộ
nhãn hiệu nổi tiếng và đề xuất những giải pháp, kiến nghị nhằm hoàn thiện hệ
thống pháp luật Việt Nam trong lĩnh vực này.
Phƣơng pháp phỏng vấn trực tiếp
Tất cả các phƣơng pháp nghiên cứu đƣợc đề cập ở trên đều cần thiết và hữu

ích cho việc đạt đến mục tiêu nghiên cứu của Luận án. Tuy nhiên, việc tiếp cận
và nghiên cứu thực tiễn của hệ thống pháp luật Việt Nam về bảo hộ nhãn hiệu
nổi tiếng vẫn là một thách thức lớn vì thiếu thơng tin thực tế liên quan đến sự
vận hành của hệ thống nhãn hiệu Việt Nam. Ở điểm này, có thể nói rằng việc
gặp gỡ, trao đổi, thảo luận với các chuyên gia làm việc trong nhiều lĩnh vực khác
nhau liên quan đến quyền SHTT nói chung và hệ thống nhãn hiệu nói riêng
chính là một nguồn thơng tin bổ sung quan trọng cho cơng trình nghiên cứu. Vì

23


vậy, trong suốt quá trình nghiên cứu của mình, tác giả đã thực hiện ít nhất ba
chuyến đi thực tế đến Hà Nội để gặp gỡ và thảo luận với các chuyên gia về
SHTT của Việt Nam. Tác giả đã có dịp trao đổi những vấn đề chun mơn quan
trọng với các chuyên gia vận hành hệ thống nhãn hiệu ở Việt Nam của Cục
SHTT và Bộ Khoa học và Cơng nghệ. Ngồi ra, tác giả cũng đƣợc tiếp cận và
học hỏi các kiến thức thực tế từ các luật sƣ và các chuyên gia nhiều kinh nghiệm
về lĩnh vực SHTT. Nội dung của những cuộc gặp gỡ và thảo luận đó đƣợc thiết
kế dựa trên một danh mục các câu hỏi25 giúp làm sáng tỏ các vấn đề mang tính lý
luận và thực tiễn liên quan đến nhãn hiệu nổi tiếng cũng nhƣ để củng cố và làm
tăng tính thuyết phục của các kiến nghị, đề xuất hoàn thiện hệ thống pháp luật về
bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng đƣợc đƣa ra ở chƣơng 5 của Luận án.

1.5. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
Trên bình diện quốc tế, đã có khá nhiều các cơng trình nghiên cứu đƣợc thực
hiện liên quan đến nhãn hiệu nổi tiếng, rất nổi tiếng và nhãn hiệu có danh tiếng.
Luận án này đƣợc thực hiện dựa trên những quan điểm và bình luận trong các
sách chuyên khảo và cả các tạp chí nghiên cứu pháp lý chun ngành. Cơng trình
quan trọng đầu tiên phải đƣợc kể đến là cuốn sách nổi tiếng thế giới của
Frederick W. Mostert, Famous and well-known marks – An international

analysis.26 Cuốn sách đã đề cập và giải quyết những vấn đề quan trọng cả về lý
luận lẫn thực thiễn liên quan đến việc thực thi cơ chế pháp lý về bảo hộ nhãn
hiệu nổi tiếng. Tác phẩm của Mostert không chỉ giá trị trong việc tìm hiểu cách
thức nhãn hiệu nổi tiếng đƣợc giải quyết ở cấp độ quốc gia trên toàn cầu mà còn
đi sâu vào những vấn đề pháp lý cụ thể hơn về nhãn hiệu nổi tiếng nhƣ định
nghĩa về nhãn hiệu nổi tiếng, tiêu chí đánh giá nhãn hiệu nổi tiếng và rất nổi
tiếng, và vấn đề thực thi bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng ở cấp độ quốc gia lẫn quốc
tế. Tuy nhiên, do sự phát trển nhanh chóng của nền kinh tế thế giới nói chung và
sự chuyển biến không ngừng của hệ thống pháp luật của các quốc gia, một vài
vấn đề đƣợc đề cập đến trong cuốn sách có vẻ nhƣ khơng cịn mang tính thời sự
và cũng khơng cịn phù hợp với những điều kiện thực tế của thế giới hiện đại,
25

Xem Phụ lục 1.

26

Frederick Mostert, Famous and Well-known Marks – An international Analysis, (Toronto
Butterworth‟s 1997), tái bản năm 2004.

24


đặc biệt là những phân tích địi hỏi tính thực tiễn cao. Mặc dù vậy, giá trị khoa
học và lý luận của tác phẩm này vẫn không thể phủ nhận. Hầu hết các cơng trình
nghiên cứu liên quan đến nhãn hiệu nổi tiếng đều lấy tác phẩm của Mostert làm
nền tảng lý luận cơ bản.
Nguồn tài liệu quan trọng tiếp theo có thể kể đến là tác phẩm của Jeremy
Phillips, Trademark Law: A Practical Anatomy27 vốn cũng có thể đƣợc coi nhƣ
là nền tảng lý luận quan trọng về pháp luật nhãn hiệu nói chung. Đây là một

cơng trình nghiên cứu khá đồ sộ và công phu về lĩnh vực sở hữu trí tuệ nói chung
và nhãn hiệu hàng hóa nói riêng. Cuốn sách là một tài liệu quan trọng và rất có
giá trị cho tất cả ngƣời đọc đứng trên cả góc độ lý luận lẫn thực tiễn. Thơng qua
cuốn sách này, tác giả nhằm hƣớng đến việc phân tích, lý giải sự vận hành của
hệ thống pháp luật về nhãn hiệu hàng hóa trên thực tế. Tác giả đã đƣa ra những
phân tích khoa học về nhiều vấn đề quan trọng liên quan đến hệ thống pháp luật
về bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa, q trình đó đƣợc bắt đầu từ các nền tảng lý luận
cơ bản, sau đó đƣợc tiếp tục với những nội dung mang tính pháp lý thông qua
các nguồn luật quan trọng (bao gồm cả các Điều ƣớc quốc tế và các văn bản
pháp luật riêng biệt của các quốc gia) và cuối cùng là đề cập và giải quyết những
tình huống thực tế. Tuy nhiên, cuốn sách chỉ đề cập một cách rất khái quát về
nhãn hiệu nổi tiếng trong một phần trình bày khá khiên tốn với chỉ có 28 trang
(từ trang 393 đến trang 421) trên tổng số hơn 700 trang nội dung. Vì thế, những
vấn đề quan trọng liên quan đến nhãn hiệu nổi tiếng và bảo hộ nhãn hiệu nổi
tiếng hầu nhƣ chỉ đƣợc giải quyết một cách chung chung dựa trên các nền tảng lý
luận rất cơ bản chứ chƣa đi vào triển khai giải quyết một cách chuyên sâu.
Nguồn tài liệu quan trọng thứ ba là cuốn sách của Christopher Heath và Kung
– Chung Liu, The protection of well-known marks in Asia.28 Đây là một cơng
trình nghiên cứu rất quan trọng và thật sự có ý nghĩa vấn đề bảo hộ nhãn hiệu nổi
tiếng trên phạm vi khu vực Châu Á. Cơng trình nghiên cứu này đƣợc thực hiện
bởi sự phối hợp của rất nhiều các nhà luật học, các luật sƣ, các giảng viên luật
đến từ nhiều quốc gia khác nhau ở cả châu Á lẫn châu Âu. Các tác giả đều là
những nhà nghiên cứu, là những chuyên gia trong nhiều lĩnh vực pháp luật khác

27
28

Jeremy Phillips, Trade mark Law – A Practical Anatomy, (Oxford University Press 2003.)
Christopher Heath, Kung-Chung Liu, The protection of well-known marks in Asia, Max Planck Series
on Asian Intellectual Property Law, 2000.


25


×