Tải bản đầy đủ (.docx) (78 trang)

Đề xuất biện pháp nâng cao hiệu quả của hoạt động giao nhận và cung ứng nội địa hàng Clinker và xi măng tại công ty TNHH Vĩnh Phước

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.58 MB, 78 trang )

Khóa Luận tốt nghiệp Đại học Ngoại Thương
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC BẢNG
STT TÊN BẢNG TRANG
1 Bảng 2.1:Dự báo nhu cầu xi măng đến năm 2020 37
2 Bảng 2.2:Doanh thu 2 năm 2012-2013 54
3 Bảng 2.3:Sản lượng 2 năm 2012-2013 58
4 Bảng 2.4:Doanh thu,sản lượng 04 tháng đầu năm 2014 61
5 Bảng 2.5:So sánh sản lượng, doanh thu 4 tháng đầu năm 2014 62
DANH MỤC CÁC HÌNH
STT TÊN HÌNH TRANG
1 Biểu đồ 2.1:Doanh thu năm 2013 55
2 Biểu đồ 2.2:Doanh thu năm 2012 55
3 Biểu đồ 2.3:Sản lượng năm 2012 59
1
Khóa Luận tốt nghiệp Đại học Ngoại Thương
4 Biểu đồ 2.4:Sản lượng năm 2013 59
5 Biểu đồ 2.5:Doanh thu,sản lượng 04 tháng đầu năm 2014 61
6 Biểu đồ 2.6:Sản lượng 04 tháng đầu năm 2013 và 2014 62
7 Biểu đồ 2.7:Doanh thu 04 tháng đầu năm 2013 và 2014 63
LỜI MỞ ĐẦU
Trong những năm gần đây, nền kinh tế nước ta là nền kinh tế cơ chế
thị trường có sự quản lí điều tiết vĩ mô của Nhà nước. Cơ chế thị trường đã và
ngày càng tỏ rõ tính ưu việt của nó so với cơ chế quản lí kinh tế cũ, bên cạnh
đó tháng 11 năm 2006 Việt Nam chính thức gia nhập tổ chức thương mại quốc
tế WTO đã tạo điều kiện phát triển cũng như thách thức rất lớn đối với nền
kinh tế cả nước nói chung và đối với từng doanh nghiệp, từng ngành nghề kinh
doanh nói riêng, nó đòi hỏi các doanh nghiệp phải không ngừng cải tiến, hoàn
thiện và đổi mới cả về hình thức lẫn nội dung hoạt động. Đó là đổi mới công
nghệ, lao động và quản lí, nắm bắt các nhu cầu thị trường một cách chính xác,
nhanh nhạy để có những biện pháp đúng đắn, hợp lí đến sản xuất kinh doanh


của mình sao cho phù hợp với nhu cầu thị trường. Nói cách khác, cơ chế thị
trường đòi hỏi các doanh nghiệp phải luôn luôn tự khẳng định mình, có như
vậy mới có khả năng đứng vững trong cạnh tranh, ổn định và phát triển. Một
trong những căn cứ quan trọng để đánh giá kết quả hoạt động sản xuất kinh
doanh của mỗi doanh nghiệp đó là các chỉ tiêu hiệu quả kinh tế. Chỉ có những
2
Khóa Luận tốt nghiệp Đại học Ngoại Thương
doanh nghiệp tổ chức tốt quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của mình
một cách có hiệu quả thì mới có thể tồn tại và phát triển trong cạnh tranh.
Vấn đề nâng cao hiệu quả kinh doanh trong các doanh nghiệp là mục
tiêu cơ bản của vấn đề quản lí, bởi lẽ nó là điều kiện kinh tế cần thiết và quan
trọng cho sự tồn tại và phát triển của mỗi doanh nghiệp.
Ngành vận tải biển của nước ta đã và đang có những bước phát triển
nhanh chóng, đóng góp đáng kể vào ngân sách Nhà nước nhưng trong thời gian
tới cũng sẽ gặp không ít khó khăn vì cạnh tranh ngày càng gay gắt của các
doanh nghiệp nước ngoài khi họ tham gia thị trường ở nước ta. Vì thế muốn tạo
uy tín và khả năng cạnh tranh thì doanh nghiệp vận tải biển phải không ngừng
nâng cao chất lượng của mình. Đất nước ta đang bước vào thời kỳ đẩy mạnh
công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước trong bối cảnh toàn cầu hoá kinh tế sự
hội nhập kinh tế thế giới và khu vực đã và đang đặt ra nhiều cơ hội nhưng cũng
không ít thách thức cho các doanh nghiệp nhất là khi các doanh nghiệp của
nước ta vẫn còn rất yếu về năng lực cạnh tranh nếu không muốn nói là không
có khả năng cạnh tranh ngay tại sân nhà.
Ngành vận tải, giao nhận Clinker và các sản phẩm bằng xi măng bằng
đường biển chiếm tỉ trọng lớn. Với trên 3200 km bờ biển kéo dài, nước ta có
điều kiện tự nhiên và địa lý thuận lợi cho hoạt động vận tải biển nói chung và
vận tải Clinker nói riêng.
Việt Nam có diện tích 3/4 là đồi núi, trong đo có rất nhiều núi đá vôi-
nguyên liệu để sản xuất Clinker và xi măng. Điều kiện tự nhiên thuận lợi, cùng
với các nhà máy xi măng Hoàng Mai, Bỉm Sơn, Bút Sơn, Tam Điệp, Hướng

Dương, Hoàng Thạch, Hải Phòng là cơ hội rất lớn cho việc phát triển hoạt
động sản xuất , giao nhận Clinker rời và các sản phẩm xi măng.
Qua thời gian thực tập , làm việc và học hỏi tại Công ty TNHH Vĩnh
Phước, em đã nhận được sự hướng dẫn, chỉ bảo, giúp đỡ nhiệt tình các cán bộ,
nhân viên Công ty. Đặc biệt dưới sự hướng dẫn trực tiếp của PGS.TS Phạm
3
Khóa Luận tốt nghiệp Đại học Ngoại Thương
Việt Hùng cùng với sự nỗ lực tìm hiểu và học hỏi em đã có thêm nhiều kiến
thức bổ ích, cần thiết cho công việc sau khi ra trường. Với nội dung đề tài luận
văn tốt nghiệp : “Đề xuất biện pháp nâng cao hiệu quả của hoạt động giao
nhận và cung ứng nội địa hàng Clinker và xi măng tại công ty TNHH Vĩnh
Phước.”
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn
tốt nghiệp của em gồm 3 chương:
Chương I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ GIAO NHẬN HÀNG HÓA
Chương II:PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG GIAO NHẬN VÀ
CUNG ỨNG NỘI ĐIẠ HÀNG CLINKER RỜI VÀ XI MĂNG TẠI CÔNG TY
TNHH VĨNH PHƯỚC.
Chương III:ĐÁNH GIÁ CƠ HỘI, THÁCH THỨC VÀ ĐỀ XUẤT CÁC
BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG GIAO NHẬN VÀ CUNG
ỨNG NỘI ĐIẠ HÀNG CLINKER RỜI VÀ XI MĂNG TẠI CÔNG TY TNHH
VĨNH PHƯỚC.
Mặc dù đã rất nỗ lực nghiên cứu đề tài này, tuy nhiên do việc thu thập
số liệu ở nhiều nguồn, trong nhiều lĩnh vực có liên quan, nhiều số liệu phân
tán, không được công bố rộng rãi cho nên luận văn tốt nghiệp không tránh khỏi
ít nhiều thiếu sót. Em mong được sự góp ý chân thành của giáo viên hướng
dẫn, các thầy cô trong hội đồng bảo vệ tốt nghiệp và các bạn đọc để bài luận
văn này được đầy đủ và hoàn thiện hơn.
4
Khóa Luận tốt nghiệp Đại học Ngoại Thương

CHƯƠNG I
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ GIAO NHẬN HÀNG HÓA
1.1Tính tất yếu khách quan của dịch vụ giao nhận
Dịch vụ giao nhận hàng hóa hình thành và phát triển do những đòi hỏi
xuất phát từ thực tiễn trao đổi thương mại bao gồm:
Khoảng cách từ người bán tới người mua xa khiến hai bên gặp khó
khăn khi theo dõi và quản lý hàng hóa trong suốt quá trình vận chuyển, đặc biệt
là với những hàng hóa phải đi qua nhiều chặng và sử dụng nhiều phương tiện
phương thức vận tải khác nhau.
Tính chuyên môn hóa và hợp tác hóa trong các hoạt động kinh doanh
giao nhận thể hiện ở việc tập trung vào lĩnh vực chuyên môn của mình từ đó
làm cho hiệu quả của hoạt động giao nhận tăng do cắt giảm được chi phí, tận
dụng được kinh nghiệm và hiểu biết chuyên môn của các doanh nghiệp kinh
doanh dịch vụ này.
Ngoài ra họ còn có khả năng chắp nối, tạo ra sự hợp tác giữa các
doanh nghiệp vận tải, kê khai hải quan, kiểm tra giám định hàng hóa để tạo
thành một mạng lưới vận tải thông suốt.
5
Khóa Luận tốt nghiệp Đại học Ngoại Thương
1.1.1 Dịch vụ giao nhận hàng hoá
 Theo Luật Thương mại Việt Nam: “Dịch vụ giao nhận hàng hóa là hành vi
thương mại, theo đó người làm dịch vụ giao nhận hàng hoá nhận hàng từ người
gửi, tổ chức việc vận chuyển, lưu kho, lưu bãi, làm các thủ tục giấy tờ và các
dịch vụ khác có liên quan để giao hàng cho người nhận theo sự uỷ thác của chủ
hàng, của người vận tải, hoặc của người làm dịch vụ giao nhận khác (gọi chung
là khách hàng)”.
 Theo Qui tắc mẫu của Liên đoàn các hiệp hội giao nhận quốc tê FIATA về
dịch vụ giao nhận: “Dịch vụ giao nhận (Freight forwarding service)
là bất kỳ loại dịch vụ nào liên quan đến vận chuyển, gom hàng, lưu kho, bốc
xếp, đóng gói hay phân phối hàng hóa cũng như dịch vụ tư vấn hay có liên

quan đến các dịch vụ trên, kể cả các vấn đề hải quan, tài chính, mua bảo hiểm,
thanh toán, thu thập chứng từ liên quan đến hàng hoá”.
=>Như vậy, nói một cách ngắn gọn : giao nhận hàng hóa là tập hợp
những nghiệp vụ, thủ tục có liên quan đến quá trình vận tải nhằm thực hiện
việc di chuyển hàng hóa từ nơi gửi hàng (Người gửi hàng) đến nơi nhận hàng
(Người nhận hàng).
1.1.2 Người giao nhận vận tải
Người kinh doanh dịch vụ giao nhận gọi là người giao nhận
(Forwarder/Freight Forwarder/Forwarding agent). Người giao nhận có thể là
chủ hàng, chủ tàu, công ty xếp dỡ hay kho hàng, người giao nhận chuyên
nghiệp hay bất cứ người nào khác có đăng ký kinh doanh dịch vụ giao nhận
hàng hóa. Trước đây, người giao nhận chỉ thực hiện một số công việc do nhà
xuất nhập khẩu uỷ thác như xếp dỡ, lưu kho hàng hóa, vận tải nội địa…
Cùng với sự phát triển của thương mại quốc tế và sự tiến bộ trong
ngành vận tải, người giao nhận ngày nay không chỉ làm thủ tục hải quan hay
thuê tàu mà còn cung cấp dịch vụ trọn gói toàn bộ quá trình vận tải và phân
phối hàng hóa.
6
Khóa Luận tốt nghiệp Đại học Ngoại Thương
Người làm dịch vụ giao nhận khi nhận việc vận chuyển hàng hoá thì
phải tuân theo quy định của pháp luật chuyên ngành về vận tải.
Trong xu thế thương mại toàn cầu hoá cùng với sự phát triển nhiều
hình thức vận tải mới trong những thập niên qua. Ngày nay, người làm dịch vụ
giao nhận hàng hoá giữ vai trò quan trọng trong vận tải và buôn bán quốc tế.
Những dịch vụ người giao nhận thực hiện không chỉ dừng lại ở các
công việc cơ bản truyền thống như đặt chổ đóng hàng, nơi dùng để kiểm tra
hàng hoá, giao nhận hàng hoá mà còn thực hiện những dịch vụ chuyên nghiệp
hơn như tư vấn chọn tuyến đường vận chuyển, chọn tàu vận tải, đóng gói bao
bì hàng hoá, vv
Đặc biệt trong những năm gần đây, người giao nhận thường cung cấp

dịch vụ vận tải đa phương thức, đóng vai trò là người kinh doanh vận tải đa
phương thức.
1.1.3Địa vị pháp lý của người giao nhận
Giống như định nghĩa về giao nhận, hiện nay cũng chưa có bất kỳ một
văn bản pháp luật quốc tế thống nhất chung nào về lĩnh vực giao nhận. Nhiều
nước sử dụng tập quán luật trong khi ở một số quốc gia khác, người giao nhận
được điều chỉnh theo luật dân sự. Cho đến nay pháp luật điều chỉnh hành vi của
người giao nhận là chưa được rõ ràng thống nhất.
Thực tế trên dẫn tới việc ở một số quốc gia, các hiệp hội giao nhận tự
xây dựng cho mình các điều kiện kinh doanh chuẩn, quy định quyền hạn, nghĩa
vụ và trách nhiệm của người giao nhận. Những nới chưa có điều kiện kinh
doanh chuẩn thì căn cứ vào hợp đồng giữa người giao nhận với khách hàng.
Ở phạm vi quốc tế, Liên đoàn quốc tế các hiệp hội giao nhận FIATA
đã soản thảo một mẫu về điều kiện kinh doanh chuẩn để các nước tham khảo
xây dựng điều kiện kinh doanh riêng cho nước mình. Bản mẫu này có những
điểm chính như sau:
- Người giao nhận phải thực hiện sự ủy thác với sự chăm lo cần thiết nhằm bảo vệ
lợi ích của khách hàng.
7
Khóa Luận tốt nghiệp Đại học Ngoại Thương
- Người giao nhận điều hành và lo liệu việc vận chuyển hàng hóa được ủy thác
theo chỉ dẫn của khách hàng.
- Người giao nhận không đảm bảo hàng đến vào một ngày nhất định, có quyền tự
do lựa chọn người ký hợp đồng phụ và quyền quyết định sử dụng phương tiện
vận tải và tuyến vận tải thông thường, có quyền cầm giữ hàng hóa để đảm bảo
những khoản nợ của khách hàng.
- Người giao nhận chịu trách nhiệm về lỗi lầm của bản thân mình và người làm
công cho mình, không chịu trách nhiệm về sai sót của bên thứ ba, miễn là tỏ ra
cần mẫn thích đáng trong việc lựa chọn bên thứ ba.
Nhiều nước coi điều kiện kinh doanh chuẩn là phương tiện để nâng

cao tiêu chuẩn và nghiệp vụ của mình, và lấy nó làm căn cứ ký hợp đồng hoặc
đính kèm với hợp đồng ký với khách hàng.
Điều kiện kinh doanh chuẩn gồm có 3 phần: Điều kiện chung, phần
công ty đóng vai trò là đại lý và phần công ty đóng vai trò là người ủy thác.
Trong bản điều kiện kinh doanh chuẩn theo quy định: Người giao
nhận có trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ với tinh thần khẩn trương, khéo léo,
có cân nhắc và quan tâm thích đáng theo sự đòi hỏi của nghề nghiệp, tiến hành
những bước hợp lý để thực hiện chỉ thị của khách hàng, bảo vệ lợi ích của
khách hàng trong khi thực hiện điều kiện kinh doanh chuẩn.
Người giao nhận có quyền được bảo vệ, miễn trách, giới hạn bồi
thường tổn thất được quy định cụ thể.
1.1.4Phạm vi hoạt động của người giao nhận
1.1.4.1 Hành động thay mặt người xuất khẩu gửi hàng
Thực tế giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu đã chứng minh, người
xuất khẩu thường gặp nhất nhiều khó khăn, bỡ ngỡ trong quá trình thực hiện
những công việc mang tính chuyên môn này. Chi phí thực hiện vì vậy cũng
thường không rẻ hơn việc thuê các đơn vị, doanh nghiệp chuyên trách là bao
nhiêu.
8
Khóa Luận tốt nghiệp Đại học Ngoại Thương
Chính bởi lẽ đó, việc thay mặt cho chủ hàng lo liệu các công việc khi
xuất khẩu hàng hóa đã trở thành một trong những hoạt động chính của người
giao nhận.
Các công việc mà người giao nhận thường thực hiện dưới sự chỉ dẫn
của người gửi hàng bao gồm:
- Người giao nhận lựa chọn tuyến đường, phương tiện vận tải và người chuyên
chở thích hợp với đặc điểm hàng hóa, yêu cầu về thời gian và an toàn trong vận
chuyển.
- Người giao nhận cũng tiến hành lập lịch gửi, nhận hàng và cung cấp cho người
ủy thác hoặc trực tiếp đứng ra lưu cước với người chuyên chở mà họ đã lựa

chọn.
- Sau khi nhận hàng từ người xuất khẩu, người giao nhận sẽ cung cấp các chứng
từ thích hợp như: Giấy chứng nhận nhận hàng của người giao nhận, giấy chứng
nhận chuyên chở của người giao nhận
- Ngoài ra người giao nhận còn nghiên cứu những điều khoản trong thư tín dụng
và chuẩn bị tất cả các chứng từ cần thiết để người xuất khẩu có thể nhận được
tiền trong trường hợp thanh toán bằng hình thức tín dụng chứng từ.
- Trường hợp người xuất khẩu yêu cầu, người giao nhận có thể đảm nhận việc
đóng gói hàng hóa sau khi đã chú ý tới các đặc điểm của phương tiện vận
chuyển cũng như tính chất của hàng hóa.
- Một số hợp đồng xuất khẩu có quy định về việc mua bảo hiểm cho hàng hóa khi
đó người giao nhận sẽ tư vấn cho người gửi hàng về việc mua bảo hiểm, hoặc
nếu được yêu cầu mua bảo hiểm cho lô hàng của người gửi hàng.
- Quá trình di chuyển trên đường cũng cần người giao nhận lo liệu chuyển tải qua
các chặng và giám sát việc chuyên chở thông qua liên hệ với người chuyên chở
và đại lý của họ tại nơi nhận hàng.
- Người giao nhận cũng có trách nhiệm giúp người gửi hàng tiến hành khiếu nại
đối với các bên có liên quan trong trường hợp có vi phạm xảy ra.
1.1.4.2 Giao nhận nội địa
9
Khóa Luận tốt nghiệp Đại học Ngoại Thương
Ngoài việc đảm bảo hàng, thu xếp lô hàng và mua bảo hiểm hàng hóa.
Người giao nhận còn giải quyết các vấn đề phát sinh bảo đảm hàng hóa từ kho
người gửi đến địa điểm giao hàng như quy định trong hợp đồng giao nhận
1.1.5Vai trò của người giao nhận
Người giao nhận vừa là kiến trúc sư của quá trình đưa hàng hóa từ nơi
gửi đến nơi nhận với hiệu quả kinh tế cao nhất, do vậy họ vừa có thể là người
gửi hàng, vừa có thể là người chuyên chở đồng thời lại có thể là người nhận
hàng.
Tuy nhiên, người giao nhận cũng có thể chỉ đảm nhận một trách

nhiệm duy nhất. Các công việc mà người giao nhận có thể đảm nhiệm là:
1.1.5.1 Môi giới hải quan
Hàng hóa trước khi được nhập hay xuất khẩu phải hoàn thiện các thủ
tục hải quan bởi người giao nhận hoặc người giao nhận có thể ủy thác lại cho
một đơn vị hợp pháp khác.
1.1.5.2 Làm đại lý giao nhận
Người giao nhận có thể đảm nhận một số công việc sau:
- Lo liệu cho các công việc giao nhận hàng hóa để bảo vệ lợi ích cho chủ hàng.
- Tiến hành các công việc một cách mẫn cán, hợp lý theo sự ủy thác của chủ hàng.
- Lo chuyển tải và gửi tiếp hàng hóa.
- Người giao nhận phải thực hiện lo liệu việc chuyển tải hoặc quá cảnh ở một
nước thứ ba.
1.1.5.3 Lưu kho hàng hóa
Nếu hàng phải lưu kho, bãi, người giao nhận phối hợp với các bộ phận
lựa chọn địa điểm và phương thức lưu kho có hiệu quả nhất.
1.1.5.4 Gom hàng
Người giao nhận phải tiến hành gom các lô hàng nhỏ tại các địa
phương khác nhau tạo thành một lô hàng lớn. Như vậy, người giao nhận đã trở
thành một người chuyên chở đối với các chủ hàng lẻ và trở thành chủ hàng đối
với người chuyên chở thực sự.
10
Khóa Luận tốt nghiệp Đại học Ngoại Thương
1.1.5.5 Làm người chuyên chở
Trong vận tải liên hợp, người giao nhận có thể trở thành một người
chuyên chở, chịu trách nhiệm về việc vận chuyển hàng hóa từ nơi gửi đến nơi
nhận như một người chuyên chở thực sự.
1.1.6Doanh nghiệp làm dịch vụ giao nhận hàng hoá
- Ðược hưởng tiền công và các khoản thu nhập hợp lý khác.
- Thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ của mình theo hợp đồng.
- Quá trình thực hiện hợp đồng, nếu có lý do chính đáng vì lợi ích của khách hàng

thì có thể thực hiện khác với chỉ dẫn của khách hàng nhưng phải thông báo
ngay cho khách hàng.
- Sau khi ký kết hợp đồng, nếu xảy ra trường hợp có thể dẫn đến việc không thực
hiện được toàn bộ hoặc một phần những chỉ dẫn của khách hàng thì phải thông
báo ngay cho khách hàng biết để xin chỉ dẫn thêm.
- Trong trường hợp hợp đồng không có thoả thuận về thời hạn cụ thể thực hiện
nghĩa vụ với khách hàng thì phải thực hiện các nghĩa vụ của mình trong thời
hạn hợp lý.
1.1.7Quyền hạn và trách nhiệm của người giao nhận
Người giao nhận dù ở vị trí nào thì cũng phải:
- Chăm sóc chu đáo cho hàng hóa được ủy thác, thực hiện đúng những chỉ thị
hướng dẫn của khách hàng về những vấn đề liên quan đến hàng hóa được ủy
thác.
- Nếu là một đại lý, người giao nhận chịu trách nhiệm về những lỗi lầm của bản
thân mình và của người làm công cho mình.
- Người giao nhận không chịu trách nhiệm về tổn thất do lỗi lầm do bên thứ ba
gây nên như: người chuyên chở, hợp đồng con
- Nếu người giao nhận là bên chính (giao ủy thác) thì ngoài các trách nhiệm như
một đại lý nói trên, người giao nhận còn chịu trách nhiệm về cả những hành vi
sơ xuất của bên thứ ba mà anh ta sử dụng để thực hiện hợp đồng. Ở trường hợp
11
Khóa Luận tốt nghiệp Đại học Ngoại Thương
này, anh ta thường thương lượng với khách hàng giá cả phục vụ trọn gói chứ
không phải chỉ nhận hoa hồng.
- Trong vận tải đa phương thức, người giao nhận thường đóng vai trò bên chính
khi thu gom hàng lẻ gửi đi, họ có thể tự vận chuyển hay bảo quản hàng hóa
trong phạm vi, quyền hạn của mình. Trong trường hợp này, quyền hạn của
người giao nhận khi đóng vai trò là đại lý hay người ủy thác, trong việc chịu
trách nhiệm cũng như quyền gửi hàng đều như nhau.
Ở Việt Nam, quyền hạn và nghĩa vụ trách nhiệm của người giao nhận

được quy định theo luật thương mại như sau:
- Người giao nhận được hưởng tiền công và các khoản thu nhập hợp lý khác.
- Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của mình theo hợp đồng.
- Khi thực hiện hợp đồng, nếu có lý do chính đáng, vì quyền lợi của khách hàng,
có thể thực hiện khác so với chỉ dẫn của khách hàng nhưng phải thông báo
ngay cho khách hàng biết.
- Sau khi ký hợp đồng, nếu có lý do chính đáng, vì quyền lợi của khách hàng, có
thể thực hiện khác so với chỉ dẫn của khách hàng nhưng phải thông báo ngay
cho khách hàng biết.
- Sau khi ký hợp đồng, nếu thấy không thực hiện được hợp đồng, phải thông báo
ngay cho khách hàng biết và xin chỉ dẫn thêm.
Người giao nhận không chịu trách nhiệm về những thiệt hại sau đây:
- Do lỗi của khách hàng hoặc người được khách hàng ủy nhiệm.
- Người giao nhận đã làm đúng theo chỉ dẫn của khách hàng hoặc những chỉ dẫn
hợp lệ khác.
- Khách hàng đóng gói và ghi ký mã hiệu không phù hợp.
- Do khách hàng/ người được ủy quyền bốc xếp hàng hóa.
- Do khuyết tật của hàng hóa.
- Do đình công.
- Các trường hợp bất khả kháng.
12
Khóa Luận tốt nghiệp Đại học Ngoại Thương
Người làm dịch vụ giao nhận không chịu trách nhiệm về những khoản
lợi mà lẽ ra khách hàng được hưởng về sự chậm trễ hoặc giao sai địa chỉ mà
không phải lỗi do mình, trừ khi có quy định khác.
Người giao nhận không được miễn trách nhiệm nếu không chứng
minh được việc tổn thất hư hại hoặc chậm trễ không phải lỗi do mình.
Tiền bồi thường được tính trên cơ sở giá trị của hàng hóa ghi trên hóa
đơn và các khoản tiền khác có chứng từ hợp lệ. Nếu trong hóa đơn không ghi
giá trị hàng hóa thì tiền bồi thường được tính theo giá trị tại nơi và thời điểm

xảy ra tổn thất.
Khi có sai sót, gây thiệt hại cho khách hàng, người giao nhận có trách
nhiệm bồi thường thiệt hại cho khách hàng nhưng họ không phải chịu trong các
trường hợp:
Người giao nhận không nhận được thông báo khiếu nại trong thời hạn
14 ngày làm việc, kể từ ngày giao hàng.
Người giao nhận không nhận được thông báo bằng văn bản về việc bị
kiện tại tòa hoặc trọng tài trong thời hạn 9 tháng kể từ ngày giao hàng.
1.1.8Quyền và nghĩa vụ của khách hàng
- Lựa chọn người làm dịch vụ giao nhận hàng hoá đáp ứng với yêu cầu của mình.
- Hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc thực hiện hợp đồng.
- Yêu cầu bồi thường thiệt hại nếu người làm dịch vụ giao nhận hàng hoá vi phạm
hợp đồng.
- Cung cấp đầy đủ chỉ dẫn cho người làm dịch vụ giao nhận hàng hoá.
- Thông tin đầy đủ, chi tiết và chính xác về hàng hoá cho người làm dịch vụ giao
nhận hàng hoá.
- Ðóng gói, ghi ký mã hiệu hàng hoá theo hợp đồng mua bán hàng hoá, trừ trường
hợp người làm dịch vụ giao nhận hàng hoá đảm nhận công việc này.
- Bồi thường thiệt hại, trả các chi phí phát sinh cho người làm dịch vụ giao nhận
hàng hoá nếu người đó đã thực hiện đúng chỉ dẫn của khách hàng hoặc do lỗi
của khách hàng gây ra.
13
Khóa Luận tốt nghiệp Đại học Ngoại Thương
- Trả cho người làm dịch vụ giao nhận hàng hoá mọi khoản tiền đã đến hạn thanh
toán.
1.1.9Giới hạn trách nhiệm
- Trách nhiệm của người làm dịch vụ giao nhận hàng hoá trong mọi trường hợp
không vượt quá giá trị hàng hoá, trừ khi các bên có thoả thuận khác trong hợp
đồng.
- Người làm dịch vụ giao nhận hàng hoá không được miễn trách nhiệm nếu không

chứng minh được việc mất mát, hư hỏng hoặc chậm giao hàng không phải do
lỗi của mình gây ra.
- Người làm dịch vụ giao nhận hàng hoá không phải chịu trách nhiệm, khi họ
không nhận được thông báo về khiếu nại trong thời hạn 14 ngày, kể từ ngày
giao hàng, không tính ngày chủ nhật, ngày lễ, không nhận được thông báo bằng
văn bản về việc bị kiện tại Toà án hoặc Trọng tài trong thời hạn 9 tháng, kể từ
ngày giao hàng.
1.1.10Các trường hợp miễn trách nhiệm
- Do lỗi của khách hàng hoặc của người được khách hàng uỷ quyền.
- Ðã làm đúng theo những chỉ dẫn của khách hàng hoặc của người được khách
hàng uỷ quyền.
- Khách hàng đóng gói và ghi ký mã hiệu không phù hợp.
- Do khách hàng hoặc người được khách hàng uỷ quyền thực hiện việc xếp, dỡ
hàng hoá.
- Do khuyết tật của hàng hoá.
- Do có đình công hoặc các trường hợp khác bất khả kháng.
- Người làm dịch vụ giao nhận hàng hoá cũng không phải chịu trách nhiệm về
việc mất khoản lợi đáng lẽ khách hàng được hưởng về sự chậm chễ hoặc giao
hàng sai địa chỉ mà không phải do lỗi của mình, trừ trường hợp pháp luật có
quy định khác.
Quyền cầm giữ và định đoạt hàng hoá
14
Khóa Luận tốt nghiệp Đại học Ngoại Thương
- Người làm dịch vụ giao nhận hàng hoá có quyền cầm giữ số hàng hoá nhất định
và các chứng từ có liên quan đến hàng hoá để đòi tiền nợ đã đến hạn của khách
hàng và thông báo ngay bằng văn bản cho khách hàng.
- Sau 45 ngày kể từ ngày cầm giữ, nếu khách hàng không trả tiền nợ thì người
làm dịch vụ giao nhận hàng hoá có quyền định đoạt hàng hoá hoặc chứng từ đó
theo các quy định của pháp luật, mọi chi phí cầm giữ và định đoạt hàng hoá do
khách hàng chịu.

1.2 Các tổ chức giao nhận trên thế giới và Việt Nam
1.2.1Liên đoàn quốc tế các Hiệp hội giao nhận (FIATA)
Cùng với sự phát triển của vận tải và buôn bán quốc tế, các đơn vị làm
dịch vụ giao nhận phát triển nhanh chóng và hình thành nên các tổ chức , công
ty giao nhận chuyên nghiệp có mặt ở rất nhiều thành phố có sân bay, cảng biển
quốc tế. Sự cạnh tranh gay gắt giữa các công ty dẫn đến việc hình thành các
hiệp hội trong phạm vi một cảng, một khu vực hay một nước nhằm bảo vệ
quyền lợi của nhau. Trên phạm vi quốc tế hình thành các liên đoàn giao nhận
như Liên đoàn những người giao nhận Bỉ, Hiệp hội giao nhận Singapore, Hiệp
hội giao nhận Malaysia, Đặc biệt là “Liên đoàn quốc tế các Hiệp hội giao
nhận ” gọi tắt là FIATA.
Liên đoàn quốc tế các Hiệp hội giao nhận FIATA(International
Federation of Freight Forwarders Associations or FIATA, French: Fédération
Internationale des Associations de Transitaires et Assimilés) là tổ chức giao
nhận vận tải nhất thế giới
FIATA được thành lập vào năm 1926 tại Vienna có trụ sở tại Zurich
( Thụy Sỹ). Đây là một tổ chức phi chính trị, tự nguyện và là đại diện của
35.000 công ty giao nhận ở hơn 130 quốc gia khác nhau, trong đó có Hiệp hội
giao nhận Việt Nam( VIFFAS). FIATA là một tổ chức phi chính phủ nhưng
được nhiều tổ chức kinh tế của Liên hợp quốc ( UNCTAD, IATA, IMO…) xem
như một tư vấn giao nhận, vận tải quốc tế. FIATA đã soạn thảo ra nhiều văn
kiện có giá trị như: Điều lệ giao nhận, vận đơn,… được thừa nhận và sử dụng
15
Khóa Luận tốt nghiệp Đại học Ngoại Thương
rộng rãi. FIATA được thừa nhận của các cơ quan Liên Hợp Quốc như Hội đồng
kinh tế- xã hội Liên Hiệp Quốc( ECOSOC), Ủy ban Châu Âu của Liên Hiệp
Quốc (ECE), Ủy ban Kinh tế xã hội Châu Á và Thái Bình Dương (ESCAP)…
FIATA cũng được các tổ chức liên quan đến buôn bán vận tải như Phòng
thương mại quốc tế, Hiệp Hội vận chuyển hàng không quốc tế (IATA) các tổ
chức của những người chuyên chở và chủ hàng thừa nhận.

Mục tiêu chính của FIATA là : bảo vệ và tăng cường lợi ích của người
giao nhận trên phạm vi quốc tế, nâng cao chất lượng dịch vụ giao nhận, liên kết
nghề nghiệp, tuyên truyền dịch vụ giao nhận vận tải, xúc tiến quá trình đơn
giản hóa thống nhất chứng từ , các điều kiện kinh doanh tiêu chuẩn nhằm cải
tiến chất lượng của hội viên. Phạm vi hoạt động của FIATA rất rộng, thông qua
hoạt động của hàng loạt tiểu ban: tiểu ban về các quan hệ xã hội; tiểu ban
nghiên cứu về kĩ thuật vận chuyển đường bộ, đường sắt, đường hàng không; ủy
ban về vận tải đường biển và VTĐPT; tiểu ban luất pháp…
Hiện nay nhiều công ty giao nhận Việt Nam đã trở thành thành viên
chính thức của FIATA.
1.2.2 Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ Logistic Việt Nam
Ngành thương mại Việt Nam từ thời kỳ đầu những năm 1970 của thế
kỷ trước, Bộ ngoại thương đã thành lập Cục kho vận kiêm tổng Công ty giao
nhận ngoại thương ( VIETRANS), công tác giao nhận ngoại thương tập trung
duy nhất vào một công ty Nhà nước đảm nhận. Bên cạnh đó, còn có các công
ty Nhà nước về vận tải…Năm 1979, Bộ nội thương cũng thành lập Cục kho
vận và các công ty Kho vận nội thương I và II, quản lý thực hiện các công tác
vận tải, kho, giao nhận hàng hóa trong nước.
Năm 1993, trong quá trình phát triển và tham gia các tổ chức quốc tế,
Văn phòng chính phủ lúc bấy giờ, theo đề nghị của công ty giao nhận, vận tải
thành lập Hiệp Hội giao nhận Kho vận Việt Nam( VIFFAS Vietnam Freight
Forwarders Association). Sự ra đời của VIFFAS có trễ hơn hơn nửa thế kỷ so
với FIATA. Hiệp hộ giao nhận kho vận Việt Nam được tành lập theo công văn
16
Khóa Luận tốt nghiệp Đại học Ngoại Thương
số 5874/KTTV ngày 18/11/1993 của Văn phòng chính phủ, hoạt động nghiệp
vụ tư vấn trong lĩnh vực giao nhận hàng và tổ chức chuyên chở hàng hóa, tham
gia tổ chức quốc tế về các lĩnh vực nói trên.
Nay VIFFAS được đổi tên thành Hiệp Hội doanh nghiệp dịch vụ
Logistics Việt Nam (VLA).

1.3 Quy trình giao nhận hàng hóa nội địa
Người giao nhận có nhiệm vụ đưa hàng hóa từ nơi gửi đến nơi nhận
với hiệu quả kinh tế cao nhất, do vậy họ vừa có thể là người gửi hàng, vừa có
thể là người chuyên chở đồng thời lại có thể là người nhận hàng.
Người giao nhận bắt đầu cung cấp dịch vụ giao nhận khi ký kết hợp
đồng giao nhận hàng hóa với bên chủ hàng hay người gửi hàng.
Trong quá trình giao nhận, người giao nhận có thể đứng ra cung cấp
trực tiếp các dịch vụ giao nhận dựa trên phương tiện thiết bị, nhân lực của công
ty hoặc đi thuê các dịch vụ hỗ trợ cho việc giao nhận hàng hóa.
Trong quá trình tổ chức giao nhận hàng, việc sử dụng phương thức
vận tải đa phương thức, vận chuyển từ địa điểm này đến địa điểm khác trong
phạm vi một quốc gia bao gồm vận tải bộ, thủy nội địa và vận chuyển đường
biển. Vì vậy sẽ phát sinh chứng từ giấy gửi hàng đường biển, giấy gửi hàng của
chủ hàng, các chứng từ liên quan đến các phương pháp bảo quản, bảo vệ hàng
của chủ hàng, người giao nhận như: biên bản niêm chì, biên bản giám định.
Đối với giao nhận nội địa, việc vận chuyển bằng tàu biển, chứng từ đường biển
là giấy gửi hàng đường biển (chức năng như Bill of lading).
Kể từ khi hàng hóa được giao cho người giao nhận là người giao nhận
chịu trách nhiệm bảo quản và các trách nhiệm liên quan khi có sự cố, rủi ro đối
với hàng hóa trong suốt quá trình vận chuyển. Người giao nhận có thể chọn
cách giao nhận tại kho của người nhận hàng hay địa địa điểm nào đó theo thỏa
thuận với người nhận hàng.
Khi hàng hóa được giao cho người nhận hàng tại địa điểm thỏa thuận,
tức là tại thời điểm đó người giao nhận đã hoàn thành nhiệm vụ của mình.
17
Khóa Luận tốt nghiệp Đại học Ngoại Thương
Quy trình:
- Người giao nhận ký kết hợp đồng giao nhận hàng hóa với chủ hàng, người gửi
hàng, người nhận hàng.
- Nếu người giao nhận có phương tiện, nguồn lực, tổ chức hoạt động giao nhận

của mình dựa trên nguồn lực sẵn có của mình.
- Vấn đề là cách tổ chức hoạt động vận tải đa phương thức và cách áp dụng, phối
hợp các phương thức vận tải với nhau cho logic, linh hoạt, liên tục để phát huy
hiệu quả của hoạt động giao nhận. Có thể áp dụng logistics vào hoạt động giao
nhận để hoạt động giao nhận tối ưu hơn.
- Nếu người giao nhận không có phương tiện, ít nguồn lực, để thực hiện việc giao
nhận của mình, người giao nhận phải tiến hành thuê các bên vận chuyển ở các
công đoạn giao nhận hàng hóa khác nhau hoặc thuê cả chuỗi để đứng ra thực
hiện việc giao nhận của mình.
- Ngoài các chứng từ liên quan đến vận chuyển đường bộ đường thủy nội địa,
đường biển, người giao nhận còn ký kết các hợp đồng thuê xếp dỡ, thuê
phương tiện ô tô, sà lan gom hàng, tàu biển tuyến nội địa (Bắc – Nam).
- Quá trình vận chuyển, bốc xếp hàng hóa, người giao nhận chú ý bảo quản và bảo
vệ hàng không bị mất mát giảm phẩm chất so với hàng hóa lúc mình nhận hàng
từ người gửi hàng. Trong quá trình vận chuyển, người giao nhận trong trường
hợp là chủ hàng có thể tiến hành mua bảo hiểm hàng hóa và ký kết hợp đồng
bảo hiểm với công ty bảo hiểm để hạn chế tổn thất từ rủi ro đối với hàng hóa
gây ra.
- Tại địa điểm trả hàng, người nhận hàng cầm các chứng từ liên quan đến hàng
hóa và bản giấy gửi hàng đường biển để nhận hàng.
18
Khóa Luận tốt nghiệp Đại học Ngoại Thương
CHƯƠNG II
PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG GIAO
NHẬN VÀ CUNG ỨNG NỘI ĐIẠ HÀNG CLINKER RỜI VÀ
XI MĂNG TẠI CÔNG TY TNHH VĨNH PHƯỚC.
2. 1. Tổng quan về công ty TNHH Vĩnh Phước
2.1.1 Giới thiệu về công ty
- Tên tổ chức: CÔNG TY TNHH VĨNH PHƯỚC
- Tên giao dịch quốc tế: Vinh Phuoc Limited Liabilty Company.

- Tên viết tắt: Vinh Phuoc Co.Ltd
- Trụ sở chính: Tầng 2, tòa nhà Thành Đạt, Số 03- đường Lê Thánh Tông, phường
Máy Tơ-quận Ngô Quyền- thành phố Hải Phòng.
- Điện thoại: 0313-3686208
- Fax: 0313-3686128
- Email:
Khởi đầu từ một công ty TNHH quy mô nhỏ, sau 14 năm phát triển,
Vĩnh Phước đã tạo được chỗ đứng vững chắc trên thị trường không chỉ trong
nước mà còn vươn ra Quốc tế, từ năm 2000 thành lập với số vốn 25 Tỷ hoạt
động kinh doanh còn nhỏ, khu vực giao thương giới hạn .
Từ những năm đầu hình thành và phát triển, sản lượng công nghiệp
đạt 20000 T/ tháng đến nay đã đạt được con số 400.000-500.000T/ tháng, điển
hình là năm 2013, trong khi nền kinh tế quốc gia còn khủng hoảng, các doanh
nghiệp trên đà tụt dốc và phá sản, thì Vĩnh Phước lại vươn mình mạnh mẽ
khẳng định một lần nữa vị thế của mình với sản lượng đạt 2-4 triệu T/ năm.
Nhà cung cấp trên khắp các tỉnh miền Bắc, Trung, Nam và Tây bộ, là
khách hàng lớn của Tổng công ty xi măng Việt Nam, là đơn vị uy tín cung cấp
sang thị trường quốc tế như Châu Á, Châu Âu, Châu Mỹ, Châu Phi
19
Khóa Luận tốt nghiệp Đại học Ngoại Thương
Với khu vực Ninh Bình, Vĩnh Phước độc quyền tại cảng Ninh Phúc
với 80-90% sản lượng vận chuyển qua đây.
Có văn phòng đại điện khắp nơi, Ninh Bình, Hà Nam - Phủ Lý,
Quảng Ninh, Thành phố Hồ Chí Minh và có đội ngũ cán bộ chuyên trách xử lý
công việc hiện trường kịp thời.
Liên doanh với nhiều đơn vị sà lan, họ tự động kí chuyên tuyến cho
công ty, hàng tháng lên tới hàng trăm nghìn tấn.
2.1.2 Ngành nghề kinh doanh
- Dịch vụ logistics.
- Đại lý mua bán hàng hoá.

- Dịch vụ đại lý tàu.
- Dịch vụ xuất nhập khẩu.
2.1.3 Tình hình hoạt động của công ty
2.1.3.1Dịch vụ logistics và vận tải đa phương thức
Trong những năm đầu đi vào hoạt động, công ty hoạt động chủ yếu về
logistics trên 2 mặt hàng Xi măng bao và clanker rời. Việc tạo uy tín với các
nhà máy Xi măng và nhiều mối hàng cùng với việc cung cấp dịch vụ logistics
có uy tín chất lượng, công ty càng lúc càng tạo được vị thế trên thương trường.
2.1.3.2 Đại lý mua bán hàng hóa
Sau một thời gian hoạt động logistics và tạo được sự tin cậy với các
bạn hàng và đầu mối cung cấp, công ty mạnh dạn khai thác thêm mảng đại lý
hàng hóa, đóng vai trò trong việc phân phối hàng từ các nhà máy Xi măng.
Hoạt động đại lý mua bán và xuất khẩu hàng hóa trong nhiều năm trở lại đây
đã trở thành mảng chính song song với hoạt động logistics của công ty.
2.1.3.3 Dịch vụ đại lý tàu
Trong hoạt động logistics, công ty không có phương tiện vận tải, việc
kết nối vận tải đa phương thức thông qua các hợp đồng thuê vận chuyển. Trong
quá trình đó, công ty đảm nhiệm việc cung ứng nguyên nhiên nhiệu cho tàu và
các phụ liệu khác nếu cần.
20
Khóa Luận tốt nghiệp Đại học Ngoại Thương
2.1.3.4 Dịch vụ xuất nhập khẩu
Trong quá trình hội nhập và phát triển, công ty đang bước đầu mở
rộng hoạt động, khai thác thị trường quốc tế, xuất khẩu hàng clanker rời và xi
măng bao và cả vận chuyển bằng container. Do việc nắm bắt cạnh tranh với các
công ty nước ngoài chưa đủ kinh nghiệm, công ty đang xuất khẩu hàng theo
điều kiện ICC: FOB để đảm bảo cân đối rủi ro trong quá trình phát triển tiến ra
quốc tế.
2.1.4Điều kiện cơ sở vật chất , kỹ thuật, lao động.
Công ty TNHH Vĩnh Phước là một đơn vị kinh doanh dịch vụ, do đó

cơ cấu tài sản cố định chiếm một phần trong tổng tài sản của doanh nghiệp.
Cơ sở vật chất của công ty bao gồm :
- 22 máy tính
- 2 máy fax
- 3 máy in
- 15 máy điện thoại bàn
- 02 ô tô
- 01 tủ lạnh
- Bàn ghế và các trang thiết bị khác.
Công ty có khoảng 45 lao động. Trong đó chia ra làm hai bộ phận:
- Bộ phận văn phòng : 23 người
+ 20 người trình độ Đại học
+ 02 người trình độ cao đẳng
+ 01 người trình độ Trung cấp
- Bộ phận hiện trường : 22 người
+ 14 người trình độ Đại học
+ 06 người trình độ Cao Đẳng.
+ 02 người trình độ Trung cấp.
21
Khóa Luận tốt nghiệp Đại học Ngoại Thương
2.1.5Cơ cấu bộ máy quản lý
2.1.5.1 Sơ đồ
Hội đồng quản trị
Phòng Khai thác-Thương vụ
Phòng Hành chính
Ban Giám Đốc
Phòng Tài chính – Kế toán
Phó Giám Đốc
Kế toán trưởng
Sơ đồ 1.1 Cơ cấu bộ máy quản lý

2.1.5.2 Diễn giải sơ đồ
2.1.5.2.1 Hội đồng quản trị
Số lượng :01 người . Ông Nguyễn Kim Phụng
Hội đồng quản trị là cơ quan quản trị của Vĩnh Phước, có toàn quyền nhân
danh Công ty TNHH Vĩnh Phước để quyết định các vấn đề liên quan đến mục
đích, quyền lợi của Công ty TNHH Vĩnh Phước. Hội đồng quản trị có các
quyền sau :
- Quyết định cơ cấu tổ chức, bộ máy của công ty.
- Quyết định chiến lược đầu tư, phát triển của công ty.
- Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, giám sát hoạt động của Ban Tổng Giám đốc.
22
Khóa Luận tốt nghiệp Đại học Ngoại Thương
- Kiến nghị sửa đổi bổ sung điều lệ, báo cáo tình hình kinh doanh hàng năm, báo
cáo tài chính, quyết toán năm, phương án phân phối lợi nhuận và phương
hướng phát triển, kế hoạch phát triển sản xuất kinh doanh và ngân sách hàng
năm.
- Đề xuất việc tái cơ cấu lại hoặc giải thể công ty.
- Các quyền khác được quy định tại điều lệ.
2.1.5.2.2 Ban Giám đốc
Số lượng :02 người
- Tổng Giám Đốc : Nguyễn Thị Kim Vân
- Phó Tổng Giám Đốc : Mai Thị Tú.
Tổng giám đốc do hội đồng quản trị bổ nhiệm, chịu sự giám sát của
hội đồng quản trị và chịu trách nhiệm trước hội đồng quản trị và trước pháp
luật về việc thực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao. Phó Tổng giám đốc có
trách nhiệm hỗ trợ Tổng giám đốc điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh
của công ty. Tổng giám đốc là người đại diện theo pháp luật của công ty. Ban
Tổng giám đốc có nhiệm vụ :
- Tổ chức điều hành, quản lý mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty theo
nghị quyết của ĐHĐCĐ, quyết định của HĐQT, điều lệ công ty và tuân thủ

pháp luật.
- Xây dựng và trình HĐQT các quy chế quản lý điều hành nội bộ, kế hoạch sản
xuất kinh doanh, kế hoạch tài chính hàng năm và dài hạn của công ty.
- Đề nghị HĐQT quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật đối với
Phó Tổng giám đốc, Kế toán trưởng.
- Ký kết, thực hiện các hợp đồng theo quy định của pháp luật.
- Báo cáo HĐQT về tình hình hoạt động, kết quả sản xuất kinh doanh, chịu trách
nhiệm trước ĐHĐCĐ, HĐQT và pháp luật về những sai phạm gây tổn thất cho
công ty.
- Thực hiện các nghị quyết của HĐQT và ĐHĐCĐ, kế hoạch kinh doanh và kế
hoạch đầu tư của công ty đã được HĐQT và ĐHĐCĐ thông qua.
23
Khóa Luận tốt nghiệp Đại học Ngoại Thương
- Các nhiệm vụ khác được quy định tại điều lệ.
2.1.5.2.3 Phòng Khai thác- Thương vụ
Số lượng : 08 người
- Trưởng phòng ( 01 người): Ông Lưu Bá Khanh
- Phó phòng ( 01 người ) : Bà Vũ Thị Lê
- Nhân viên ( 06 người ) : Bà Vũ Thị Thúy Hiền
Bà Nguyễn Thị Mai
Ông Phạm Minh Cường
Bà Nguyễn Thị Thu Hương
Ông Lưu Văn Hiền
Bà Nguyễn Thị Dương
Là Phòng nghiệp vụ tham mưu giúp Tổng giám đốc quản lý hoạt động
kinh doanh của công ty, từng bước đề xuất phương án mở rộng và phát triển
dịch vụ logistics, đại lý mua bán hàng hoá, dịch vụ đại lý tàu, dịch vụ xuất
nhập khẩu đạt hiệu qủa, chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Tổng giám đốc, có nhiệm
vụ và quyền hạn chủ yếu sau :
- Khai thác nguồn hàng, tham mưu và ký kết Hợp đồng vận tải, tổ chức thực hiện

hợp đồng.
- Xây dựng kế hoạch mua bán hàng, tìm và lựa chọn offer, báo cáo, thống kê hoạt
động kinh doanh, doanh thu hàng tháng, quý và cả năm, định hướng cho việc
khai thác kinh doanh, mở rộng thị trường. Thực hiện những yêu cầu quản lý do
cấp trên quy định.
- Điều hành toàn bộ hoạt động của các tàu theo hợp đồng đã ký kết. Lựa chọn
phương án điều hành tàu tối ưu, đạt hiệu quả.
- Chịu trách nhiệm trước Tổng giám đốc về tính pháp lý của các hợp đồng đã ký,
kết quả kinh doanh.
- Phối kết hợp với Phòng Tài chính kế toán theo dõi chặt chẽ các khoản thu chi
cho các dịch vụ mà công ty cung cấp
24
Khóa Luận tốt nghiệp Đại học Ngoại Thương
- Toàn bộ các hoạt động nghiệp vụ của phòng trên các lĩnh vực đều phải tính toán
hiệu quả kinh tế và trình Tổng giám đốc trước khi thực hiện.
- Xây dựng kế hoạch kinh doanh hàng tháng – hàng quý - hàng năm. Thống kê
báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch theo quy định của Nhà nước và Tổng công
ty.
2.1.5.2.4 Phòng Hành chính
Số lượng : 03 người
- 01 Thủ quỹ
- 01 Trưởng phòng hành chính
- 01 nhân viên
Chức năng, nhiệm vụ :
- Quản lý về văn thư lưu trữ, lập kế hoạch mua sắm hợp lý các trang thiết bị văn
phòng phẩm phục vụ yêu cầu quản lý sản xuất.
- Quản lý đất đai, nhà cửa khu vực văn phòng Công ty, lập kế hoạch xây dựng,
sửa chữa văn phòng. Tổ chức thực hiện việc tu sửa, bảo dưỡng trụ sở chính,
trang thiết bị nội thất, thiết bị văn phòng, thiết bị thông tin liên lạc, xe ô tô tại
trụ sở Công ty.

- Quan hệ với cơ quan chức năng địa phưong giúp cho hoạt động sản xuất của
Công ty hàng ngày được ổn định.
- Quản lý và phục vụ đầy đủ cho yêu cầu làm việc hội họp, đi lại lưu trú, đón tiếp
khách, đảm bảo vệ sinh nội vụ môi trường cảnh quan văn minh lịch sự.
- Tổ chức khám chữa bệnh cho cán bộ công nhân viên trong Công ty, phòng
chống dịch bệnh, vệ sinh công nghiệp, bảo vệ môi truờng, thực hiện pháp lệnh
về dân số - kế hoạch hóa gia dình theo quy định của địa phương. Xây dựng kế
hoạch mua Bảo hiểm y tế và giám dịnh sức khỏe cho người lao động khi nghỉ
chế độ.
2.1.5.2.5 Phòng Tài chính – kế toán
Số lượng : 07 người
- 01 Kế toán trưởng
25

×