Tải bản đầy đủ (.docx) (16 trang)

ĐỀ XUẤT BIÊN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH TẠI TỔNG CÔNG TY DỆT MAY HÀ NỘI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (137.23 KB, 16 trang )

ĐỀ XUẤT BIÊN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH TẠI
TỔNG CÔNG TY DỆT MAY HÀ NỘI
Trước khi đưa ra những đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu
quả kinh doanh tại Tổng công ty Dệt May Hà Nội, trước hết em xin được tổng
quát một số thuận lợi và khó khăn chính của Tổng công ty.
3.1 Đánh giá nhận xét chung tình hình của Tổng Công ty
3.1.1 Những thuận lợi
Tổng công ty Dệt - May Hà Nội là một doanh nghiệp lớn trong Tập Đoàn
Dệt May Việt Nam có bề dày lịch sử và phát triển, trong một vài năm gần đây
được đánh giá Doanh nghiệp nhà nước khá thành công trong sản xuất kinh
doanh, là một trong những đơn vị đứng trong tốp đầu của Ngành Dệt May Việt
Nam. Tổng công ty đang ngày càng khẳng định được vị thế của mình không chỉ
trong nước mà cả trong khu vực và trên thế giới. Sản phẩm của Tổng công ty
sản xuất ra có chất lượng cao luôn được nhiều người tiêu dùng ưa chuộng, sản
phẩm hàng hoá có sức cạnh tranh với các sản phẩm cùng loại trên thị trường.
Tổng công ty làm ăn ngày càng có lãi thực hiện được các mục tiêu đã đề ra
như nâng cao đời sống cán bộ công nhân viên thực hiện được các nghĩa vụ với
nhà nước và xã hội, sở dĩ đạt được những kết quả trên là do một số nguyên
nhân sau:
- Yếu tố con người bao giờ cũng đóng vai trò quan trọng trong hoạt
động sản xuất kinh doanh của bất cứ kinh doanh nào, đây là một lợi thế khá
lớn của Tổng công ty. Với đội ngũ cán bộ lãnh đạo trẻ tuổi, năng động nhiệt
tình, sáng tạo trong công việc cộng với đội ngũ công nhân lành nghề, các kỹ sư
chuyên viên có trình độ… đã tạo sức mạnh rất lớn trong công cuộc cạnh tranh
khốc liệt trên nền kinh tế thị trường hiện nay.
- Được sự quan tâm đầu tư công nghệ đúng hướng nó quyết định chất
lượng sản phẩm, nên sản phẩm làm ra có lợi thế trên thị trường kể cả chất
lượng và giá cả.
- Với chính sách chất lượng Tổng công ty đã áp dụng hệ thống quản lý
chất lượng ISO 9001 – 2000, tiêu chuẩn trách nhiệm SA 8000, WRAP sản phẩm
của Tổng công ty luôn được bình chọn là “Hàng Việt Nam chất lượng cao”, đạt


nhiều huy chương vàng tại các hội chợ triển lãm trong nước và ngoài nước.
3.1.2 Những khó khăn
Bên cạnh những thuận lợi như đã nêu trên thì các Doanh nghiệp nói
chung và các Doanh nghiệp trong ngành Dệt May nói riêng thì còn gặp nhiều
khó khăn, đặc biệt trong nền kinh tế Việt Nam gia nhập tổ chức thương mại
thế giới WTO.
Các hoạt động marketing, xúc tiến thương mại chưa đáp ứng được yêu
cầu trong môi trường cạnh tranh để thúc đẩy sản xuất, nhất là trong thị
trường tiêu thụ sản phẩm nội địa.
Trình độ, kinh nghiệm quản lý cũng như sự phối hợp các phòng chức
năng chưa nhịp nhàng trong công việc, các tiêu chuẩn chưa được chuẩn hoá
nhất là trong thiết kế sản phẩm…
3.2 Biện pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Tổng Công ty Dệt May Hà
Nội
Qua việc đánh giá, phân tích các mặt thuận lợi cũng như các khó khăn
còn tồn tại của Tổng công ty Dệt May Hà Nội, em xin được đề xuất một số biện
pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của Tổng công ty trong thời gian tới
, nội dung và việc thực hiện của các biện pháp như sau:
3.2.1. Biện pháp thứ nhất: “ Giảm giảm các khoản phải thu khách hàng
bằng cách sử dụng chiết khấu thanh toán ”
1) Lý do thực hiện thực hiện biện pháp
Các khoản phải thu là phần Doanh nghiệp bị chiếm dụng vốn, nếu doanh
nghiệp bị chiếm dụng vốn thường xuyên sẽ gây ảnh hưởng đến tình trạng tài
chính sẽ gặp khó khăn. Điều này cũng gây khó khăn cho Tổng công ty trong
việc huy động vốn sản xuất kinh doanh.
Xuất phát từ thực trạng của Tổng công ty qua tình hình tài chính đã
phân tích ở trên, lượng vốn khách hàng chiếm dụng, tức là khoản phải thu của
khách hàng của Tổng công ty chiếm một tỷ trọng khá cao trong tài sản lưu
động của Tổng công ty.
Năm 2006 số tiền phải thu của khách hàng là: 239.853.556.025 đồng

tăng so với năm 2005; là 15.014.619.571 đồng (tăng 106,68%). Số tiền trên
chiếm tỷ trọng 38,88% trong tổng vốn lưu động, vấn đề đặt ra là giảm các
khoản phải thu của khách hàng nhưng vẫn giữ được tốc độ tăng trưởng của
doanh thu và lợi nhuận.
2) Mục đích của biện pháp
Giảm tỷ trong khoản phải thu, giải phóng vốn, quay vòng vốn nhanh để
đưa vào hoạt động sản xuất kinh doanh.
3) Nội dung của biện pháp
Phân nhóm khách hàng
Bảng 3.1 Phân loại khách hàng theo thời gian thanh toán
Loại Thời gian trả tiền Tỷ trọng (%)
1 Thanh toán ngay
30
2 Thanh toán từ 1 - 30 ngày
35
3 Thanh toán từ 30 - 60 ngày
20
4 Thanh toán trên 60 ngày
15
Cộng
100
Ta thấy các khoản nợ phát sinh của Tổng Công ty thường được trả với
kỳ hạn đến 60 ngày. Do vậy Tổng công ty có thể chấp nhận việc trả chậm của
khách hàng khi xây dựng một mức chiết khấu hợp lý có thể khuyến khích khách
hàng trả tiền nhanh hơn.
Trước hết ta tiến hành xắp xếp thời gian thanh toán của các khoản phải
thu, đó là thu theo độ dài thời gian, căn cứ vào đó có thể đưa ra những mức
chiết khấu hợp lý cho những khách hàng được hưởng chiết khấu.
Tính mức chiết khấu mà Tổng công ty có thể áp dụng cho từng mức thời gian.
Gọi:

r : là lãi suất ngân hàng tính theo tháng (ở đây lãi suất 1 năm là 10%)
=> r = 10%/12 = 0,83%
n : là số kỳ tính lãi.
Ta có:
- Giá trị tương lai của dòng tiền đơn FVn:
FVn = PV(1+nr)
- Giá trị hiện tại của dòng tiền đơn FVn:
PV = FVn
(1+nr
)
Mức chiết khấu chỉ áp dụng cho các khoản thanh toán có thời gian thanh
toán dưới 60 ngày. Nếu trên 60 ngày thì không được hưởng chiết khấu. Trong
các khoản nợ phải thu của khách hàng có một phần vượt quá 60 ngày nên
Tổng công ty phải chịu lãi cho khoản tiền nợ này ít nhất 03 tháng.
Mức chiết khấu cao nhất mà Tổng công ty có thể chấp nhận cho từng
mức thời gian thanh toán.
Ta gọi:
D : là khoản tiền khách hàng phải trả khi mua hàng
i% : là tỷ lệ chiết khấu dành cho khách hàng
Ta có:
Giá trị hiện tại của số tiền D khách hàng trả sau n tháng và không
hưởng chiết khấu:
Giá trị hiện tại của số tiền khách hàng trả cho Tổng công ty khi chấp
nhận trả trước để hưởng chiết khấu i%:
PV = D(1 - i%)
Tổng công ty chỉ có thể áp dụng mức chiết khấu khi
D(1 - i%) ≥
D
(1+nr)
t

Hay:
Để có tỷ lệ chiết khấu phù hợp, Tổng công ty tính một kỳ tính toán bằng
30 ngày/tháng khi đó lãi suất ngân hàng là 0,83%/kỳ. Từ đó ta có cụ thể các
trường hợp sau:
PV =
FVn
=
D
(1+nr)
t
(1+nr)
t
PV = D(1 - i%) -
D
≥ 0
(1+nr)
t
- Trường hợp thanh toán ngay (tức là T = 0).
=> i% ≤ 2,458%
- Trường hợp thanh toán trong khoảng từ 1 – 30 ngày.
=> i% ≤ 1,638%
- Trường hợp thanh toán trong khoảng từ 30 – 60 ngày.
=> i% ≤ 0,823%
- Trường hợp thanh toán trong khoảng từ sau 60 ngày.
Khách hàng không được hưởng chiết khấu của Tổng công ty.
Bảng 3.2 Bảng các tỷ lệ chiết khấu
Loại Thời gian Tỷ lệ chiết khấu (%)
1 Thanh toán ngay 2,458%
2 Thanh toán từ 1 - 30 ngày 1,638%
3 Thanh toán từ 30 - 60 ngày 0,823%

4 Thanh toán trên 60 ngày Không có chiết khấu
Sau khi có thoả thuận về bán hàng trả chậm với khách hàng Tổng công
ty hy vọng tỷ lệ thanh toán đề xuất trong bảng trên sẽ khuyến khích khách
hàng thanh toán nhanh hơn.
3) Kết quả mong đợi khi thực hiện biện pháp
Giả sử với tỷ lệ về chiết khấu trên, Tổng công ty hy vọng giảm được
khoảng 30% khoản phải thu khách hàng. Vậy số tiền thu thêm từ khoản phải
thu khách hàng sẽ là :
30% x 239.853.556.025 đồng = 71.956.066.808 đồng
PV = D(1 - i%) -
D
≥ 0
(1+ 0,83%)
3
NPV = D(1- i%) -
D
≥ 0
(1+ 0,83%)
2
NPV = D(1- i%) -
D
≥ 0
(1+ 0,83%)
1
Khi áp dụng mức chiết khấu này, dự tính tỷ trọng nhóm khách hàng
(Bảng 3.1) chưa thanh toán tại mỗi khoản sẽ thay đổi. Ta có bảng sau:
Bảng 3.2 Bảng dự tính các khoản phải thu khách hàng khi áp dụng chiết
khấu.
Thời gian Tỷ
trọn

g
(%)
Số tiền theo tỷ
lệ
Tỷ lệ chiết
khấu (%)
Số tiền chiết
khấu
Số tiền phải thu
Thanh toán ngay
30
21 586 820
042
2,458 530 604 037 21 056 216 006
Thanh toán từ
1-30 ngày
35
25 184 623
383
1,638 412 524 131 24 772 099 252
Thanh toán từ
30-60 ngày
20
14 391 213
362
0,823 118 439 686 14 272 773 676
Thanh toán trên
60 ngày
15
10 793 410

021
0 0 10 793 410 021
Tổng
100
71 956 066
808
1 061 567
854
70 894 498
954
Trước khi thực hiện biện pháp thời gian thu tiền bán hàng năm 2006
của Tổng công ty Dệt May Hà Nội theo (Bảng 2.16) là:

Sau khi thực hiện biện pháp thời gian thu tiền bán hàng năm 2006 của
Tổng công ty là:
Các khoản phải thu sau khi thực hiện biện pháp là:
239.853.556.025 đồng – 71.956.066.808 đồng = 167.897.489.217 đồng
Thời gian
thu tiền bán
hàng
=
Các khoản phải thu x 360
= 67,60 ngày
Doanh thu
Thời gian
thu tiền bán
hàng
=
239.853.556.025 x 360
= 67,60 ngày

1.277.176.386.459
Thời gian
thu tiền bán
hàng
=
167.897.489.217 x 360
= 47,32 ngày
1.277.176.386.459
Thời gian
thu tiền bán
hàng
= Các khoản phải thu (mới) x
360
= 47,32 ngày
Doanh thu

×