Tải bản đầy đủ (.pdf) (24 trang)

Nghiên cứu hoạt tính sinh học một số hợp chất ngoại bào của xạ khuẩn phân lập từ vùng biển đông bắc bộ và miền trung việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (942.32 KB, 24 trang )

MỞ ĐẦU
Việt Nam là quốc gia ven biển nằm bên bờ Tây của Biển Đơng, có địa chính trị và
địa kinh tế rất quan trọng không phải bất kỳ quốc gia nào cũng có. Với bờ biển dài trên
3.260 km trải dài từ Bắc xuống Nam, đứng thứ 27 trong số 157 quốc gia ven biển, các
quốc đảo và các lãnh thổ trên thế giới. Chỉ số chiều dài bờ biển trên diện tích đất liền của
nước ta là xấp xỉ 0,01 (nghĩa là cứ 100 km2 đất liền có 1km bờ biển). Trong 63 tỉnh, thành
phố của cả nước thì 28 tỉnh, thành phố có biển và gần một nửa dân số sinh sống tại các
tỉnh, thành ven biển. Các nghiên cứu trước đây đã cho thấy, vùng biển nước ta là một
trong số các vùng biển có hệ đa dạng sinh học phong phú nhất. Đồng thời, VSV biển có sự
phân bố rất dồi dào và đa dạng, tuy nhiên cho tới nay, ở nước ta chưa có nhiều cơng trình
nghiên cứu các hợp chất thứ cấp được sinh tổng hợp từ các VSV biển.
Ngược lại, việc nghiên cứu các hoạt chất thứ cấp có hoạt tính sinh học được sản
sinh từ VSV biển trên thế giới đã thu được nhiều thành tựu đáng kể, nhiều hợp chất thứ
cấp với cấu trúc hóa học và hoạt tính sinh học lý thú đã được phát hiện. Đồng thời nhiều
hợp chất trong số này đã và đang được thử nghiệm sâu hơn nhằm ứng dụng trong y dược.
Nhiều loại kháng sinh được chiết xuất từ nấm, vi khuẩn, xạ khuẩn, mà xạ khuẩn chiếm
phần lớn trong đó có các xạ khuẩn biển. Do đại dương chiếm 70% diện tích bề mặt trái
đất, là nơi có sự đa dạng về sinh học lớn nhất trên trái đất. Vì mơi trường biển đã được biết
đến như một nguồn phong phú cung cấp các hợp chất thiên nhiên, như một kho dược liệu
khổng lồ đang chờ được khai thác và khám phá. Đặc thù mơi trường sống khắc nghiệt
dưới biển sâu chính là điều kiện để hình thành các hợp chất hữu cơ với những đặc điểm
cấu trúc hóa học độc đáo và hoạt tính sinh học quý giá.
Hơn nữa, ngày càng nhiều các VSV gây bệnh trong đó có vi khuẩn lao kháng
với các kháng sinh hiện có và các bệnh ung thư. Do đó, cơng cuộc tìm kiếm các loại
thuốc mới chống lao, ung thư cũng như các bệnh truyền nhi m khác v n đang là vấn đề
mang tính cấp bách trên tồn cầu.
Vì vậy chúng tơi thực hiện luận án này với mục đích: “Nghiên cứu hoạt tính sinh
học một số hợp chất ngoại bào của xạ khuẩn phân lập từ vùng biển Đông Bắc bộ và
miền Trung Việt Nam”.
Mục tiêu nghiên cứu của luận án:
- Nghiên cứu hoạt tính sinh học một số hợp chất ngoại bào của xạ khuẩn phân


lập từ vùng biển Đông Bắc bộ và miền Trung Việt Nam.
- Tìm kiếm các chất thứ cấp có hoạt tính sinh học cao từ nguồn xạ khuẩn biển thơng
qua đánh giá sàng lọc hoạt tính kháng vi sinh vật kiểm định, kháng lao và gây độc tế bào.
Những đóng góp mới của luận án
- Từ 140 m u vật thu thập được từ 1 số vùng biển Việt Nam, 130 chủng vi sinh
vật đã được phân lập.
- Sàng lọc hoạt tính kháng VSVKĐ (6 chủng vi khuẩn và 1 chủng nấm) và kháng lao
(H37Rv) của cặn chiết các chủng xạ khuẩn phân lập được cho thấy 105/ 130 chủng thể hiện
hoạt tính kháng ít nhất 1 chủng VSVKĐ, 3 chủng thể hiện hoạt tính kháng lao.
- Đã lựa chọn và xác định được tên khoa học của mười chủng có hoạt tính cao
bằng giải trình tự gen 16S rRNA. Trong đó các chủng G017, G019, G043, G044, G047,
G068, G120 thuộc chi Micromonospora, các chủng G039, G065 thuộc chi Stretomyces,
chủng G057 thuộc chi Nocardiopsis.
- Dịch lên men của 5 chủng có hoạt tính cao đã được nghiên cứu thành phần
hóa học bằng các phương pháp sắc ký. Đã xác định được 44 hợp chất.

Tai Lieu Chat Luong

1


Trong số 44 hợp chất được tách chiết và xác định cấu trúc hóa học, đã xác
định được 3 hợp chất mới là 3,4-dihydroxy-6,7-dimethyl-quinoline-2-carboxylic
(G019-1), 2-[(5-methyl-1,4-dioxan-2-yl)methoxy]ethanol (G019-2), 2-[(2Rhydroxypropanoyl)amino]benzamide (G057-1), và 2 chất mới lần đầu tiên được
tách chiết từ tự nhiên là 3,3’-bis-indole (G057-2), 3-acetyl-4-hydroxycinnoline (G0573) và 1 hoạt chất là bis(2-ethylhexyl) adipate (G043-12) có hoạt tính kháng lao.
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN
Phần tổng quan tại liệu tổng hợp các nghiên cứu trong nước và ngoài nước đề
cập đến các vấn đề chính sau:
1.1. Đa dạng vi sinh vật biển
1.2. Sự hình thành chất kháng sinh ở xạ khuẩn

1.3. Xạ khuẩn biển
1.3.1. Họ Streptomycetaceae:
1.3.2. Họ Micromonosporaceae:
1.3.3. Các họ khác của xạ khuẩn biển
1.4. Hoạt hính sinh học của xạ khuẩn biển
1.4.1. Tình hình nghiên cứu ngồi nước
Hoạt tính kháng lao
Hoạt tính kháng sinh
Hoạt tính chống ung thư
1.4.2. Tình hình nghiên cứu trong nước
CHƢƠNG 2: VẬT LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Vật liệu nghiên cứu
2.1.1. Vật liệu
- Tổng số m u thu thập được là 140 m u, trong đó có: 76 m u ở Vịnh Bái Tử
Long, 29 m u ở Đảo Cô Tô – Thanh Lân , 9 m u trầm tích ở Hạ Long - Cát Bà, 10 m u
Hải miên Hải Vân – Sơn Chà và 16 m u Vịnh Vân Phong – Khánh Hòa và được lưu giữ
tiêu bản tại Viện Hóa sinh biển, Viện Tài nguyên và mơi trường biển Hải Phịng do PGS.TS
Đỗ Cơng Thung định tên.
- Cặp mồi dùng để khuếch đại gen 16s rARN của xạ khuẩn.
- Các chủng vi sinh vật kiểm định chuẩn quốc tế: 3 chủng vi khuẩn Gram –
(Escherichia coli ATCC25922, Pseudomonas aeruginosa ATCC27853, S. enterica
ATCC12228), 3 chủng Gram + (E. faecalis ATCC13124, Stapphylococus aureus ATCC25923,
Bacillus cereus ATCC 13245), 1 chủng Nấm men Candida albicans ATCC10231 được cung
cấp bởi viện Kiểm nghiệm vệ sinh an toàn thực phẩm quốc gia.
- Các dòng tế bào ung thư ở người được cung cấp bởi ATCC gồm: KB - ung thư
biểu mô (CCL – 17TM); Hep G2 - ung thư gan (HB – 8065TM); MCF-7 - ung thư vú (HTB
– 22TM) và LU-1 - ung thư phổi (HTB-57TM) được cung cấp bởi đại học UIC – Hoa Kỳ.
- Chủng vi khuẩn lao H37Rv (ATCC 27294, American Type Culture Colection,
Rockville, MD) được cung cấp bởi đại học UIC – Hoa Kỳ.
2.1.2. Hóa chất: Các hóa chất dùng cho nghiên cứu vi sinh vật biển và tách chiết các

hợp chất thứ cấp được mua của các hãng uy tín của Đức, Ý, Ấn độ.
2.1.3. Thiết bị: Máy móc thiết bị sử dụng trong nghiên cứu vi sinh bao gồm : Máy sốc
nhiệt; máy vortex; máy khuấy từ ; tủ cấy an toàn sinh học Class II; tủ nuôi cấy; máy ly
2


tâm Centrifuge 5430; cân phân tích; máy PCR Mygenie 96 Thermal Block; máy điện di;
máy lắc; tủ lạnh -80 oC và -20 oC; máy khử trùng; thiết bị lặn Scuba, thuyền đánh cá
loại vừa, thiết bị lấy m u thông thường như cuốc, tời, máy đo tọa độ, máy đo độ
sâu;kính hiển vi điện tử quét SEM; máy quang phổ Hewlett Packard; máy đo phổ hồng
ngoại FTIR-Impact-410; máy đo phổ khối Quardrupole LC MS- Agilent Technologes
theo kiểu phun mù điện tử (ESI); máy đo phổ cộng hưởng từ hạt nhân Brucker Avance
500 (500 MHz), sử dụng TMS làm chất chuẩn; máy độ quay cực Tasco P-2000; máy đo
điểm nóng chảy Mel Temp 3.0 của các nước Mỹ và Châu Âu.
Các dụng cụ dùng trong nghiên cứu vi sinh thông thường như: que cấy (Đức);
đĩa pepri (Đức, Ý); bình tam giác; que ria; que trang (Đức); Ống eppendof 1.5 ml; 2
ml; 15 ml; 50 ml; đầu típ các loại: 10, 100, 200, 1000 µl; Bình tam giác các loại dung
tích từ 125 ml – 5000 ml.
2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu
2.2.1. Phương pháp thu thập mẫu
2.2.2. Phương pháp phân lập chủng xạ khuẩn biển
2.2.3. Phương pháp làm sạch các chủng bằng que cấy vòng
2.2.4. Phương pháp giữ giống xạ khuẩn sau phân lập
2.2.5. Phương pháp hoạt hố và ni cấy
2.2.6. Phương pháp tạo cặn chiết từ dịch nuôi cấy để sàng lọc hoạt tính sinh học
2.2.7. Phương pháp định danh chủng xạ khuẩn nghiên cứu
2.2.8. Phương pháp sinh khối lượng lớn
2.2.9. Phương pháp tách chiết các hợp chất thứ cấp, định lượng các hợp chất
2.2.10. Phương pháp xác định cấu trúc hóa học của các hợp chất sạch tách chiết được
2.2.11. Phương pháp thử hoạt tính kháng VSVKĐ

2.2.12. Phương pháp thử hoạt tính gây độc tế bào
2.2.13. Phương pháp thử hoạt tính kháng lao
CHƢƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Kết quả thu mẫu: Thu thập được là 140 m u, trong đó có: 76 m u ở Vịnh Bái Tử
Long, 29 m u ở Đảo Cô Tô – Thanh Lân , 9 m u trầm tích ở Hạ Long - Cát Bà, 10 m u
Hải miên Hải Vân – Sơn Chà và 16 m u Vịnh Vân Phong – Khánh Hòa. Các m u được
lấy ở các tọa độ và độ sâu khác nhau.
3.2. Kết quả phân lập các chủng xạ khuẩn: Từ 140 m u được nuôi cấy trên các môi
trường khác nhau (M1, NZSG, ISP1, ISP2, A1, SWA), chúng tôi đã chọn được 130 chủng xạ
khuẩn. Đa số các chủng đều mọc trên môi trường A1 và M1. Các chủng đều phát triển tốt
trên mơi trường A1. Vì vậy chúng tôi chọn môi trường A1 để nuôi cấy giữ chủng trong A1+
10% glycerol ở – 80oC.
3.3. Khảo sát hoạt tính sinh học các chủng phân lập đƣợc
Kết quả thử hoạt tính kháng VSVKĐ với cặn thơ thu được 105 130 chủng phân lập
có tính kháng các chủng VSVKĐ 80,8%, trong đó có 29 130 chủng phân lập có hoạt tính
kháng từ 3 chủng VSV kiểm định trở lên, chiếm 22,3% và 59 130 chủng có hoạt tính
kháng nấm chiếm 45,4%. Ngồi ra, có 11 130 chủng phân lập là có hoạt tính kháng
VSVKĐ Gram âm, chiếm 8,5%. Đặc biệt, các chủng G002, G004, G026, G057, G119,
G120, G124, G126,G039,G065, LC09 và LC19 thể hiện hoạt tính phổ rộng trên cả vi
khuẩn vi khuẩn Gram (+),vi khuẩn Gram (-) và nấm.
Các cặn chiết của các chủng xạ khuẩn phân lập được cũng đã được khảo sát sàng
lọc hoạt tính kháng lao. Kết quả khảo sát cho thấy trong số các chủng được thử nghiệm,
3


có 3 chủng G017, G019 và G043 thể hiện hoạt tính đối với Mycobacterium tuberculosis
H37Rv với giá trị MIC lần lượt là 21, 25 và 18 μg ml.
Từ các kết quả sàng lọc hoạt tính kháng VSVKĐ cũng như hoạt tính kháng lao,
trong luận án này đã lựa chọn được 10 chủng xạ khuẩn có hoạt tính tốt nhất để thực hiện
các nghiên cứu tiếp theo.

3.4. Kết quả định danh 10 chủng xạ khuẩn có hoạt tính
3.4.1. Quan sát đặc điểm hình thái các chủng nghiên cứu
Các chủng nghiên cứu được nuôi cấy trong 14 ngày ở 30 ºC trên mơi trường thạch
(ISP2). Kết quả quan sát hình thái cho thấy sợi khuẩn ty cơ chất phát triển tốt trên nền cơ
chất của mơi trường, nhưng sợi khuẩn ty khí sinh thì mọc yếu hơn. Màu sắc của các sợi
khí sinh rất phong phú, là màu vàng, trắng sang màu cam sống động hoặc từ nâu đen sang
màu đen sau khi hình thành bào tử (Hình 3.13). Thêm vào đó việc quan sát dưới kính hiển
vi điện tử SEM, bào tử được sinh ra đơn lẻ và có đường kính khoảng 0,5-1 µm. Các bào tử
là dạng nốt và mịn trên bề mặt và khơng di chuyển được (xem Hình 3.13). Các hình thái
bào tử được coi là một trong những đặc điểm quan trọng trong việc định loài xạ khuẩn.

Hình 3.13. Hình ảnh khuẩn lạc trên đĩa thạch và bào tử dưới kính hiển vi điện tử quét
(SEM) tương ứng của 10 chủng nghiên cứu.
3.4.2. Nhân gen 16S rRNA
Từ DNA genom của 10 chủng nghiên cứu, sử dụng cặp mồi 16SF,16SR, chúng
tôi tiến hành PCR nhân đoạn gen 16S rRNA , với chu trình nhiệt:
Nhiệt độ
Thời gian (phút)
94oC
3
94oC
1
(30 cycles)
46oC
1
72oC
1,5
72oC
8
4o C

4


Với cặp mồi được thiết kế dựa trên trình tự bảo thủ của gen 16S rRNA xạ khuẩn và
khuôn là DNA genom thì theo lý thuyết sản phẩm PCR có độ dài xấp xỉ 1500 bp (Hình 3.14).
1

2

3

4

5

M

6

7

8

9

10

Ghi chú: Giếng M: thang DNA chuẩn Thermo 250bp; Giếng 1- 10 là sản phẩm PCR theo thứ tự của các chủng
G017, G019, G039, G043, G044, G047, G057, G065, G068 và G120.
Hình 3.14. Điện di đồ sản phẩm PCR gen 16S rRNA của 10 chủng nghiên cứu


3.4.3. Giải trình tự gen và dựng cây phân loại của các chủng
12

HF674982 Micromonospora sp. S6 Egypt
JX503975 Micromonospora sp. PVA 112-08 Norway

17

KR906525Micromonosporasp.HBUM179191China

97

KF678405 Micromonospora sp. NEAU-GLH9 China
46

22

KF793800 Micromonospora sp. SW3 Tunisia
G068 CO TO THANH LAN VN

55

GU002092 Micromonospora sp. FXJ6.144 China

97
31

EU437824 Micromonospora sp. 206203 China
G043 CO TO THANH LAN VN

GQ339909Micromonosporasp.JSM5-1Thailan

92

G044 CO TO THANH LAN VN

21

94

AY040625Micromonosporasp.CNH394USA

12

G047 CO TO THANH LAN VN

5
10

GQ339909 Micromonospora sp. JSM5-1 Thailand
EU714258Micromonosporasp.R1Mexico

5

FJ263420Micromonosporasp.213425China
HF674981Micromonosporasp.S12Egypt

99

KM456226Micromonosporasp.MSSRFM60India


7

KM456224Micromonosporasp.MSSRFM95India
34

0

EU437804Micromonosporasp.202203China
0

G019 HA LONG CAT BA VN
0

KP339505Micromonosporasp.S7-SC13Thailand

0

KM456224Micromonosporasp.MSSRFM95India

0

G017 HA LONG CAT BA VN

1
4
33

KM456225Micromonosporasp.MSSRFM107India
G039 Ha Long Cat Ba VN

EU214935 Streptomyces sp. CNQ-153 SD01 USA

100

JQ670764 Streptomyces sp. 135001 China
HQ873939 Streptomyces sp. AML828 Mexico

97

G065 VAN PHONG VN

100
34

GU808333 Streptomyces sp. VITTK3 India
AY336514Nocardiopsissp.20039China
G057 CO TO THANH LAN VN

100
90

KM886195Nocardiopsissp.13-33-8China
G120 BAI TU LONG VN

Hình 3.15. Cây phát sinh lồi dựa trên trình tự gen 16S rRNA của các chủng nghiên cứu

Cây phát sinh loài dựa trên trình tự gen 16S rRNA hồn chỉnh cho thấy mối quan
hệ giữa các chủng nghiên cứu với các thành viên đại diện của các chi Micromonospora
sp., Stretomyces sp., Nocardiopsis sp.. Nghiên cứu quan hệ của các chủng trên cây phát
sinh lồi (Hình 3.15) cho thấy: Chủng G017, G019,G043, G044, G047, G068, G120 có

mối quan hệ gần gũi với các chủng thuộc chi Micromonospora sp., chủng G039, G065
thuộc chi Stretomyces sp., chủng G057 thuộc chi Nocardiopsis sp.
5


Trong số các chủng thể hiện hoạt tính kháng VSVKĐ hoặc kháng lao, 5 chủng
(G019, G043, G057, G065 và G120) được lựa chọn sinh khối lượng lớn hơn (30 l) và
tiến hành nghiên cứu các hợp chất thứ cấp.
3.5. Kết quả sinh khối lƣợng lớn các chủng có hoạt tính cao nhất
Tiến hành thao tác như đã nêu ở phần phương pháp, đĩa cấy được nuôi ở tủ ấm
28oC, sau 7 ngày kiểm tra độ thuần khiết của các khuẩn lạc. Khuẩn lạc của 5 chủng được
lựa chọn có màu sắc, bề mặt, hình dạng đặc trưng, khơng có các màu sắc và sắc tố lạ. Tiến
hành nhân giống cấp 1: Dùng que cấy lấy một số khuẩn lạc riêng rẽ cấy vào bình tam giác
125 ml chứa 10 ml mơi trường A1. Ni lắc (200 vịng phút) ở 28oC trong 7 ngày, sau đó
nhân giống cấp 2: Chuyển 10 ml dịch ni giống cấp 1 vào mỗi bình tam giác 1000 ml
chứa 500 ml môi trường mới A1 (với tỉ lệ bổ sung giống 2%), chế độ nuôi tương tự như
nhân giống cấp 1 (Hình 3.16).

Hình 3.16. Hình ảnh hoạt hoá và nhân giống cấp 1 của các chủng nghiên cứu

Tiến hành lên men 30 lít cho mỗi chủng: Chuẩn bị 30 bình tam giác 2800 ml có
chứa sẵn 1000 ml môi trường A1+, khử trùng và để nguội. Bổ sung mỗi bình 20ml dịch
nhân giống cấp 2 (với tỉ lệ bổ sung giống 2%). Sinh khối với các điều kiện trình bày ở
(Bảng 3.10), sau 7 - 14 ngày thu hồi sản phẩm (Hình 3.17).

Hình 3.17. Hình ảnh nhân giống cấp 2 và sinh khối 30 lít 1chủng

6



Bảng 3.10. Điều kiện nuôi cấy lượng lớn của 5 chủng nghiên cứu

STT


hiệu

Tên định danh

Điều kiện nuôi cấy

Thời gian lên men 7 ngày, nhiệt độ 28
o
C tốc độ lắc 200 vòng phút
2
Thời gian lên men 7 ngày, nhiệt độ 28 oCG043 Micromonospora sp. G043
30oC, tốc độ lắc 200 vòng phút
3
Thời gian lên men 7 ngày, nhiệt độ 28
G057 Nocardiopsis sp. G057
o
C tốc độ lắc 200 vòng phút
4
Thời gian lên men 10 ngày, nhiệt độ 28 oCG065 Streptomyces sp. G065
30oC, tốc độ lắc 200 vòng phút
5
Thời gian lên men 14 ngày, nhiệt độ 28 oCG120 Micromonospora sp. G120
30oC, tốc độ lắc 200 vòng phút
3.6. Tách chiết và xác định cấu trúc hóa học các hợp chất thứ cấp
36.1. Các hợp chất thứ cấp từ chủng xạ khuẩn Micromonospora sp. G019

Quá trình chiết xuất và tách chiết các hợp chất thứ cấp từ chủng Micromonospora sp.
G019 đã được thực hiện bằng các phương pháp sắc ký. Từ các cặn chiết từ dịch lên men, 10
hợp chất ký hiệu từ G019-1 đến G019-10 đã thu được. Cấu trúc hóa học của các hợp chất
này được xác định bằng các phương pháp phổ, đặc biệt phổ MS và NMR.
Hợp chất 3,4-Dihydroxy-6,7-dimethyl -quinolin-2-carboxylic (G019-1)
Hợp chất G019-1 thu được dưới dạng chất rắn màu vàng. Phổ khối phân giải cao
HRESI-MS cho pic ion phân tử proton hóa ở m/z234,0761 [M+H]+ (tính tốn cho CTPT
C12H11NO4 là m/z 234,0766), cho phép xác định công thức phân tử của là C16H11NO4. Trên
phổ 1H- NMR cho tín hiệu của 2 nhóm metin vịng thơm dưới dạng singlet ở δH 7,89 (1H, s,
H-5) và 7,68 (1H, s, H-8) , 2 nhóm metyl ở δH 2,45 (3H, s, CH3-10) và 2,48 (3H, s, CH3-11).
Dựa vào phổ 13C- NMR, DEPT và HSQC cho phép xác định hợp chất G019-1 có
12 nguyên tử cacbon trong đó có 2 nhóm metyl ở δC 19,4 (CH3-10) và 20,0 (CH3-11), 1
nhóm cacbonyl ở δC 160,5 (COOH) và 9 cacbon vòng thơm ở δC 125,8 (C-8), 128,6 (C-5),
129,8 (C-4a), 138,5 (C-8a), 144,8 (C-7), 146,3 (C-2) và 149,9 (C-3). Độ chuyển dịch hóa
học của 4 cacbon bậc 4 về phía trường thấp là C-8a, C-2, C-3 và C-4 cho phép xác định 4
cacbon này liên kết với dị tố (nitơ hoặc oxy). Các cacbon này cũng tương đồng như hợp
chất 3,4-dihydroxy-quinolin-2-carboxylic được tách chiết từ một số loài hải miên
(Jayatilake GS et al., 1996; Wang L et al., 2012) (xem Bảng 3.1).
Bảng 3.1. Dữ liệu phổ NMR của hợp chất (G019-1) (DMSO,
1
H: 500.13 MHz, 13C: 125.76 MHz)
C
C
C
H, mult. J (Hz)
C
H, mult. J (Hz)
2
149,9
4a

129,8
3
146,3
8a
138,5
5
128,7 7,89 (s, 1H)
CH3-10
19,4
2,46 (s, 3H)
6
144,8
CH3-11
20,0
2,48 (s, 3H)
7
139,0
COOH
160,5
8
125,8 7,68 (s, 1H)
1

G019

Micromonospora sp. G019

Phổ HMBC (hình 3.20-3.21 và bảng 2.1 phụ lục 3) cho tương tác xa giữa proton
của nhóm CH3 ở δH 2,45 (CH3-10) với C-6, C-5, C-7 cho phép xác định nhóm metyl
này gắn với cacbon C-6. Tương tác xa giữa proton của nhóm CH3 ở δH 2,48 (CH3-11)

7


với C-6, C-7, C-8 cho phép xác định nhóm metyl này gắn với cacbon C-7. Ngoài ra
tương tác giữa H5 với C-4 và C-8a cho phép xác định liên kết giữa C-4a với C-4, C-5 và
C-8a. Kết hợp các dữ kiện phổ MS, 1D- NMR và 2D- NMR cho phép xác định chất
G019-1 là 3,4-dihydroxy-6,7-dimethyl-quinolin-2-carboxylic. Đây là một hợp chất mới.

Cấu trúc hóa học của hợp chất G019-1
Hợp chất 2-((-5-methyl-1,4-dioxan-2-yl)methoxy)ethanol (G019-2)
Chất G019-2 thu được dưới dạng chất dầu không màu Phổ khối phân giải cao
HRESI-MS cho pic ion hóa giả phân tử ở m/z199,0946 [M+Na]+ (theo tính tốn lý
thuyết cho CTPT C8H16NaO4 là m/z 199,0941), cho phép xác định công thức phân tử
của là C8H16O4. Phổ 13C- NMR và DEPT cho thấy phân tử có 8 nguyên tử cacbon, trong
đó có 2 nhóm metin lai hóa sp3 ở δC 71,2 (C-2); 75,5 (C-5), 5 nhóm metylen ở 69,2 (C3), 71,2 (C-10), 71,4 (C-9), 71.5 (C-7) và 75,7 (C-6) và 1 nhóm metyl ở δC 17,7.
Phổ 1H- NMR xuất hiện tín hiệu của 1 nhóm metyl ở δH 1,10 (d, J= 6,5 Hz, 3H,
CH3-11) và 12 proton nằm trong khoảng δH 3,35 – 3,63. Độ chuyển dịch hóa học của
các nhóm metin và metylen trên phổ 1H- NMR và 13C- NMR cho phép xác định tất cả
các nhóm này đều gắn với oxy (xem Bảng 3.2).
Bảng 3.2. Dữ liệu phổ NMR của hợp chất G019-2 (CD3)2CO,
1
H: 500.13 MHz, 13C: 125.76 MHz)
Cno
2
3
5

C (ppm)
71,2
69,2

75,5

6

75,7

1’

71,5

3’
4’
CH3-5

71.4
71,2
17,7

H(ppm), J (Hz)
3,59 (m, 1H)
3,63 (m, 2H)
3,62 (m, 1H)
3,35 (dd, J= 5,0; 10,0 Hz,1H)
3,47 (dd, J= 6,0; 10,0 Hz,1H)
3,56 (m, 1H)
3,58 (m, 1H)
3,59 (m, 2H)
3,59 (m, 2H)
1,10 (d, J= 6,5 Hz, 3H)


Phổ HMBC cho tương tác xa giữa các proton ở δH 3,35 and 3,47 (CH2-6) với C2 và tương tác giữa proton của nhóm CH2-3 ở 3,63 với C-5 cho phép xác định vòng 1,4dioxane. Tương tác xa giữa nhóm metyl với C-5 và C-6 và tương tác giữa nhóm
metylen CH2-9 với C-7, tương tác giữa CH2-7 với C-3 cho phép xác định nhóm metyl
gắn ở vị trí C-5 và nhóm etylen glycol gắn với C-7 qua nguyên tử oxy.
Hai proton của nhóm CH2-6 cho 1 tương tác lớn (J=10,0 Hz) và 2 tương tác nhỏ
hơn (J = 5,0 và 6,0 Hz). Tương tác lớn J=10,0 Hz được xác định là tương tác germinal
giữa 2 proton của CH2-6. Hai tương tác nhỏ không đặc trưng cho tương tác anti hay
gauche. Mặt khác, do các tín hiệu chồng lấp nên cấu hình tương đối của C-2 và C-5 khơng
xác định được 1 cách rõ ràng. Từ các dữ liệu phổ 1H- NMR, 13C- NMR, HSQC, HMBC,
cho phép xác định chất G019-2 là 2-((-5-methyl-1,4-dioxan-2-yl)methoxy)ethanol. Hợp
chất này lần đầu tiên được công bố.
8


Cấu trúc hóa học của hợp chất G019-2
Hợp chất N-(4-hydroxyphenylethyl)propionamide (G019-3)
và hợp chất N-(4-hydroxyphenylethyl)acetamide (G019-4)
Chất G019-3 thu được dưới dạng chất rắn màu trắng. Phổ ESI MS của chất G019-3
xuất hiện pic ion giả phân tử tại m/z 194[M+H]+. Phổ 1H- NMR cho tín hiệu của 4 proton
vịng thơm hệ A2B2 ở δH 6,73 (2H, d, J=7,0 Hz, H-3, H-5), 7,04 (2H, d, J=7,0 Hz, H-2, H-6),
2 nhóm methylen ở δH 2,18 (2H, q, J=7,5 Hz, CH2CH3), 2,70 (2H, t, J=7,5 Hz, CH2-Ar), 3,32
(m, -CH2-N) và một nhóm metyl có δH 1,11 (t, J=7,5 Hz, CH2CH3). Phổ 13C- NMR và DEPT
của G019-3 cho tín hiệu của 11 nguyên tử cacbon trong đó có 1 nhóm carbonyl ở δC 177,0, 4
metin vịng thơm, 1 nhóm metyl, 2 nhóm metylen, 1 nhóm metylen gắn với nitơ ở δC 42,2 và
2 cacbon bậc bốn lai hóa sp2 ở δC 131,3 (C-1) và 156,9 (C-4). Độ chuyển dịch hóa học của
C-1 ở δC 131,3 cho phép xác định cacbon này gắn với oxy. Sự xuất hiện của nhóm amide
được khẳng định bởi tương tác trên phổ HMBC giữa protons của CH2-2’ (δH 3,32) với
cacbon carbonyl ở δC 177,0 (C-4’). Kết hợp các dữ liệu phổ và so sánh với tài liệu tham khảo
cho phép xác định chất G019-3là N-(4-hydroxyphenylethyl)propionamide.

Chất G019-4 thu được dưới dạng chất rắn màu trắng. Phổ khối ESI-MS (negative)

xuất hiện pic ion phân tử deproton hóa tại m/z 178,1 [M-H]-. Số liệu phổ NMR của chất
G019-4 tương tự như phổ của chất G019-3. So sánh sự khác nhau của phổ giữa hai hợp chất
thấy xuất hiện một nhóm acetyl thay vì các nhóm propionyl. Các dữ liệu phổ NMR của
G019-4 phù hợp dữ liệu phổ của chất N-(4-hydroxyphenylethyl)-acetamide. Hợp chất này có
khả năng ức chế enzim aldose reductase với giá trị IC50 1,6×10-4M.
Hợp chất Adenine (G019-5), hợp chất 2’-deoxyadenosine (G019-7) và hợp
chất Adenosine (G019-8)
Phổ khối ESI của G019-5 xuất hiện pic ion giả phân tử tại m/z 136,1 [M+H]+.
Trên phổ 1H- NMR của G019-5 thấy xuất hiện tín hiệu của 2 proton vòng thơm tại δH
8,13 (1H, s, H-8), 8,20 (1H, s, H-2). Phân tích số liệu phổ NMR và so sánh với tài liệu
tham khảo cho phép xác định chất G019-5 là adenine.
Chất G019-7 thu được dưới dạng chất rắn không màu. Phổ ESI MS của G0197cho pic ion phân tử proton hóa tại m/z 252,1 [M+H]+. Phổ 1D- NMR (1H và 13C) của
G019-7thấy xuất hiện tín hiệu của2 nửa 2-deoxy-arabionoside như trong cấu tạo của
G019-6. Tuy nhiên, trong vùng trường thơm, chất G019-7 cịncó tín hiệu của các proton
và cacbon của adenine [δC 120,8 (C-5), δC 141,5, δH 8,20 (CH-8), δC 149,9 (C-4), δC
153,6 δH 8,34 (CH-2) và δC 157,5 (C-6)]. Phân tích chi tiết các dữ liệu phổ MS, NMR
cho phép xác định hợp chất G019-7là 2'-deoxyadenosine.
Chất G019-8 thu được dưới dạng chất rắn màu trắng. Phổ ESI MS của G019-7 chỉ
ra pic ion giả phân tử tại m/z 268,1 [M+H]+. Phổ 1D NMR của G019-8 có tín hiệu gần
giống với những tín hiệu của G019-7, ngoại trừ sự có mặt của một oxymethine trong
G019-8 thay vì các methylene trong G019-7. Hơn nữa, proton H-1’ xuất hiện dưới dạng
9


một doublet trong phổ 1H NMR của G019-8. Trong khi đó, proton này xuất hiện dưới
dạng double doublet trong phổ 1H NMR của G019-7. Điều này cho phép giả thiết chất
G019-8 là một adenosine. Dữ liệu phổ NMR trùng với báo cáo trước đấy của adenosine.

Cấu trúc hóa học của G019-5, G019-7 và G019-8
Hợp chất 2’-deoxythymidine (G019-6), hợp chất 2’-deoxyuridine (G019-9)

và hợp chất Uridine (G019-10)
Phổ khối ESI của G019-6 xuất hiện pic ion giả phân tử tại m/z 243.1 [M+H]+. Trên
phổ 1H- NMR của G019-6 thấy xuất hiện tín hiệu của một proton olefin tại δH 7,83 (s, H6), một nhóm methyl tại δH 1,90 (s, CH3-7) và một dải proton aliphatic ở δH 2,27 (2H, m,
H-2’), 3,75 (1H, dd, J=3,5, 12.0 Hz, Ha-5’), 3,82 (1H, dd, J=3,0, 12,0 Hz, Hb-5’), 3,93
(1H, m, H-4’), 4,42 (1H, m, H-3’), 6,30 (1H, t, J=7,0 Hz, H-1’). Phổ 13C- NMR và DEPT
của G019-6 chỉ ra có 10 carbon vịng thơm, trong đó có 2 nhóm carbonyl tại δC152,4 (C2), 166,4 (C-4), một nhóm metin sp2 tại δC138,2 (C-6), một carbon bậc 4 tại δC 111,5 (C5), một nhóm metyl tại δC12,4 (CH3-7), hai nhóm metylen tại δC 41,2 (C-2’) và 62,8 (C-5’)
và 3 nhóm metin tại δC 73,1 (C-3’), 87,1 (C-4’) và 89,9 (C-1’). Độ chuyển dịch hóa học
của CH-3’, CH-4’ và CH2-5’ chỉ ra các nguyên tố có liên kết với oxy, mặt khác CH-1’ có
khă năng liên kết với cả nitơ và oxy. Phân tích số liệu phổ NMR và so sánh với tài liệu
tham khảo cho phép xác định chất G019-6 là 2’-deoxythymidine.
Chất G019-9 thu được dưới dạng chất rắn màu vàng nhạt. Phổ ESI MS của G0199xuất hiện pic ion giả phân tử tại m/z 229,1 [M+H]+. Phổ1D NMR của G019-9 cho tín hiệu
của phần đường 2-deoxy-arabionoside giống như của chất G019-6 và G019-7. Trong vùng
trường thấp có tín hiệu của 2 doublet tại 5,72 (1H, d, J=8,0 Hz, H-5) và 7,99 (1H, d, J=8,0
Hz, H-6). Phổ 13C- NMR, DEPT của G019-9 cho tín hiệu của 2 nhóm carbonyl tại 152,2 (C2) và 166,6 (C-4), 2 nhóm metin sp2, 2 nhóm metylen, 3 nhóm oxymetin. Phân tích số liệu
phổ MS, NMR cho phép xác định G019-9 là 2’-deoxyuridine.
Phổ ESI MS của chất G019-10 xuất hiện pic ion giả phân tử tại m/z 245,1 [M+H]+.
1
Phổ H-NMR của G019-10 cho tín hiệu gần giống với chất G019-9. Sự khác biệt giữa hai
hợp chất này là sự hiện diện của phân đường arabionoside thay vì 2-deoxy-arabionoside
trong G019-9, do sự vắng mặt của một tín hiệu methylene thay vào đó là một nhóm
oxymethine. Như vậy, hợp chất G019-10 được xác định là uridine.

Cấu trúc hóa học của G019-6, G019-9 và G019-10
3.7. Tách chiết và xác định cấu trúc các hợp chất thứ cấp từ chủng xạ khuẩn
Nocardiopsis sp. G057
3.7.1. Cấu trúc hóa học các hợp chất từ chủng xạ khuẩn Nocardiopsis sp. G057
Hợp chất 2-[(2R-hydroxypropanoyl)amino]benzamide (G057-1)
Hợp chất G057-1 thu được dưới dạng chất rắn màu trắng, độ quay cực [α]D28
+21,2 (c 0,007, acetone). Phổ khối phân giải cao HR-ESI-MS cho pic ion giả phân tử ở
10



m/z 231,0730 [M+Na]+ (tính tốn cho CTPT C10H12N2NaO3 là m/z 231,0746). Trên phổ
13
C- NMR cho thấy sự có mặt của 10 nguyên tử cacbon trong đó có 1 nhóm metin lai
hóa sp3 ở δC 68,3 (C-2’), 1 nhóm metyl ở δC 21,2 (CH3-3’), 2 nhóm cacbonyl ở 170,8
(C-7); 174,7 (C-1’), 6 cacbon vịng thơm trong đó có 4 nhóm metin ở δC 120,4 (C-3),
132,4 (C-4), 123,2 (C-5), 128,8 (C-6) và 2 cacbon bậc 4.
Phổ 1H- NMR của G057-1 đo trong CD3OD thấy xuất hiện tín hiệu của 4 nhóm
metin vịng thơm, 1 nhóm metin sp3 và 1 nhóm metyl. Giống như đo trong CD3OD, phổ
1
H- NMR của G057-1 đo trong DMSO-d6 cho tín hiệu của 4 nhóm metin vịng thơm thế
ở dạng 1,2-disubstituted ở δH 8,45 (1H, d, J=7,8 Hz, H-3), 7,46 (1H, dt, J= 1,5; 7,8 Hz,
H-4), 7,11 (1H, t, J= 7,8 Hz, H-5), 7,70 (1H, dd, J=1,5; 7,8 Hz, H-6), 1 nhóm metyl và 1
nhóm metin dưới dạng A3X ở δH 1,28 (3H, d, J = 7,0 Hz, CH3-3’), 4,09 (1H, q, J=7,0
Hz, H-2’), dựa vào độ chuyển dịch hóa học của proton H-2’ cho phép dự đốn proton
này gắn với oxy. Ngoài ra trên phổ 1H- NMR cịn có thêm tín hiệu của 4 proton
(exchangeable) dưới dạng singlet ở δH 11,88 (1H, s, NH), 8,13 (1H, br. s, NH2-a), 7,05
(1H, br. s, NH2-b), 6,05 (1H, br. s, OH) x3m bảng 3.3.
Bảng 3.3. Dữ liệu phổ NMR của G057-1 (1H: 500 MHz, 13C: 125 MHz, DMSO-d6).
C
C
C
H mult. (J in Hz)
C
H mult. (J in Hz)
1
121,4
1’
174,7

2
138,7
2’
68,3
4,09 q (7,0)
3
120,4
8,45 d (7,8)
3’
21,2
1,28 d (7,0)
4
132,4
7,46 dt (1,5, 7,8) OH
6,05 br, s
5
123,2
7,11 t (7,8)
NH
11,88 s
6
128,8
7,70 dd (1,5, 7,8) NH2
7,05 br, s
8,13 br, s
7
170,8
Phổ HMBC cho tương tác xa giữa proton của nhóm NH với C-1’, C-3 cho phép
xác định C-1’ gắn với C-2 của vịng benzen qua ngun tử nitơ. Nhóm cacbonyl C-7
được xác định gắn với C-1 của vòng benzen dựa vào tương tác trên phổ HMBC giữa H6 với C-7. Trên phổ HMBC cho tương tác xa giữa nhóm metyl với cacbonyl C-1 và

proton oxymetin H-2’ với cacbonyl C-1 cho phép xác định liên kết giữa C-3’ C2’ C-1’.
OH

OH
O
1'
3
4

O

2'

3

NH
4

2
1

5
6

NH 2

2'
1'

3'


H

1

5

7

6

3'

N
2

O
7

NH 2

O

Cấu trúc hóa học của hợp chất G051-1
Các dữ kiện phổ (UV, MS, NMR) xác nhận hợp chất G057-1 có cấu trúc
phẳng và được xác định là 2-[(2-hydroxypropanoyl)amino]benzamide. Độ quay cực
của G057-1 là [α]D +21,2 (c 0.007, acetone) ngược dấu với hợp chất 2-[(2Shydroxypropanoyl)amino]benzamide được Dai và đồng nghiệp tách chiết từ chủng
Penicillium chrysogenum THOM (Dai MC, Tabacchi R, Satumin C., 1993). Do vậy,
hợp chất G057-1 được xác định là đối quang của 2-[(2S-hydroxypropanoyl)
amino]benzamide. Đây là một hợp chất mới và được xác định 2-[(2Rhydroxypropanoyl)amino]benzamide. Tín hiệu của nhóm NH về phía trường thấp

dưới dạng singlet sắc nhọn ở δH 11,88 được giả thiết là do liên kết hydro nội phân tử
với nhóm cacbonyl C-7.
11


Hợp chất 3,3’-Bis-indole(G057-2)
Hợp chất G057-2 thu được dưới dạng chất rắn màu vàng. Phổ khối phân giải cao
HRESI-MS cho pic ion phân tử proton hóa ở m/z 233.1079 [M+H]+ (tính toán cho
CTPT C16H13N2 là m/z 233,1086), cho phép xác định công thức phân tử của là
C16H12N2. Trên phổ 1H- NMR cho tín hiệu của 4 nhóm metin vịng thơm thế ở dạng 1,2disubstituted ở δH 8,05 (d, J = 7,5 Hz, H-4/H-4’), 7.08 (t, J = 7,5 Hz, H-5/H-5’), 7,12 (t,
J = 7,5 Hz, H-6/H-6’), 7,41 (d, J = 7,5 Hz, H-7/H-7’) và 1 proton dưới dạng singlet ở δH
7,84 xem bảng 3.4.
Bảng 3.4. Dữ liệu phổ NMR của G057-2 (CDCl3)
C
C
H mult. (J in Hz)
2, 2'
131,2
7,84 s
3, 3'
110,8
3a, 3'a
126,6
4, 4'
121,2
8,05 d (7,5)
5, 5'
120,5
7,08 t (7,5)
6, 6'

121,8
7,12 t (7,5)
7, 7'
112,0
7,41 d (7,5)
7a, 7'a
136,5
Trên phổ 13C-NMR, DEPT cho thấy sự có mặt của 8 nguyên tử cacbon trong
đó có 5 nhóm metin vòng thơm và 3 cacbon bậc 4, dựa vào độ chuyển dịch hóa học
cho phép xác định cacbon bậc 4 ở δCδC 136,5 và nhóm metin ở 131,2 gắn với nitơ. Từ
các dữ liệu phổ MS, 1H- NMR, 13C- NMR cho phép xác định hợp chất G057-2 có cấu
trúc đối xứng và là 1 hợp chất bis-indole. Tương tác xa trên phổ HMBC giữa H-4/H4’ với C-3/C-3’ (δC 110.8) và H-2/H-2’ với C-3/C-3’ và C-7a/C-7a cho phép ghép nối
các mảnh phân tử của vòng benzen với vòng pyrole ở vị trí C-3a/C-3’a và C-7a/C7’a. Kết hợp các dữ liệu phổ MS, 1D- NMR và 2D- NMR cho phép xác định chất
G057-2 là 3,3’-bis-indole phụ lục 13. Đây là một hợp chất lần đầu tách chiết từ tự
nhiên. Hợp chất đã được tổng hợp vào năm 1967.

Cấu trúc hóa học hợp chất G057-2
Hợp chất 3-Acetyl-4-hydroxycinnoline (G057-3)
Hợp chất G057-3 thu được dưới dạng chất rắn màu vàng. Phổ IR cho đỉnh
hấp thụ đặc trưng của nhóm chức hydroxyl và ketone ở  max3412 cm1, 1669 cm-1.
Phổ khối phân giải cao HRESI-MS cho pic ion phân tử proton hóa ở m/z 189,0657
[M+H] + (tính tốn cho CTPT C 10H9N2O2 là m/z 189,0664), cho phép xác định công
thức phân tử của là C 10H8N2O2 tương ứng với 8 nối đôi tương đương. Trên phổ 1HNMR cho tín hiệu của 4 nhóm metin vịng thơm thế ở dạng 1,2-disubstituted ở δH
8.36 (d, J = 8.0 Hz, H-5), 7.63 (t, J = 8,0 Hz, H-6), 7.85 (t, J = 8.0 Hz, H-7) and
7.89 (d, J = 8.0 Hz, H-8), 1 nhóm metyl ở δH 2.77 (s, CH3-9) và 1 proton của nhóm
OH ở δH 9.95 (br. s, OH).
12


Bảng 3.5. Dữ liệu phổ NMR của G057-3 (DMSO-d6) xem bảng 3.5.

C
C
H mult. (J in Hz)
3
145,3
4
160,6
4a
123,5
5
126,9
8,36 d (8,0)
6
129,4
7,63 t (8,0)
7
134,9
7,85 t (8,0)
8
129,2
7,89 d (8,0)
8a
147,7
9
194,1
10
24,0
2,77 s
OH
9,95 br. s

Trên phổ 13C- NMR và DEPT cho thấy sự có mặt của 10 nguyên tử cacbon trong đó
có 1 nhóm metyl ở δC 24,0 (CH3-10), 1 nhóm keton ở δC 194,1 (C-9), 4 nhóm metin vòng
thơm và 4 cacbon bậc 4 ở δC 145,3 (C-3), 160,6 (C-4), 123,5 (C-4a), 147.7 (C-8a), dựa vào
độ chuyển dịch hóa học cho phép xác định cacbon bậc 4 ở δC 160,6 (C-4) gắn với oxy.
Phổ HMBC cho tương tác xa giữa proton của nhóm H-5 với C-8a và C-4, tương
tác giữa H-8 với C-4a cho phép xác định liên kết giữa C-4a với C-4, C-5 và C-8a.
Tương tự nhóm acetyl được xác định liên kết với cacbon C-3 dựa vào tương tác trên
phổ HMBC giữa CH3-10 với C-9 và C-3.
Kết hợp các dữ liệu phổ MS, 1D- NMR và 2D- NMR cho phép xác định chất
G057-3 là 3-acetyl-4-hydroxycinnoline. Đây là một hợp chất lần đầu tách chiết từ tự
nhiên. Hợp chất đã được tổng hợp vào năm 1991.

Cấu trúc hóa học hợp chất G057-3
Hợp chất 3,3-(2,3-dihydroxypropyl)diindole (G057-4)
Hợp chất G057-4 thu được dưới dạng chất rắn màu vàng, độ quay cực [α]D25 129o (c 0,17; CDCl3). Phổ khối ESI-MS cho pic ion giả phân tử ở m/z 307,2 [M+H]+.
Trên phổ proton, ở vùng aromatic xuất hiện các tín hiệu giống với hợp chất G057-3
tương ứng với 2 nhân indol ở δH 7,06 (2H, m, H-6’, 6”); 7,15-7,26 (4H, m, H-5’,
5”,2’,2”); 7,26-7,37 (2H, H-4’, 4”); 7,63-7,69 (2H, H-7’, 7”). Kết hợp phổ 1H- NMR với
13
C- NMR và DEPT cho biết phân thử cịn có 1 nhóm metin ở (δH 4,76; δC 37,0), 1
nhóm oximetin ở (δH4,56; δC65,4) và 1 nhóm oximetylen ở (δH 3,66 và 3,76; δC
74,8).Phân tích phổ COSY của hợp chất G057-4nhận thấy hợp chất G057-4có 2 hệ
tương tác spin. Hệ thứ nhất là ở vùng aromatic của nhân indol bắt đầu từ H-4’ (δH 8,34)
qua H-5’, H-6’ (δH 7,33-7,46) và kết thúc ở H-7’ (δH 7,45). Hệ spin thứ 2 bắt đầu từ H-1
(δH 4,76) qua H-2 (δH4,56) đến 2 proton thuộc nhóm oximetylen ở (δH 3,66 và 3,76) thể
hiện tương tác liền kề giữa 2 nhóm CH3 và nhóm oximetin. Các tương tác chính trên
phổ COSY được trình bày bằng liên kết đậm trong phụ lục 14 . Trên phổ HMBC, proton
thuộc nhóm metin ở δH 4,76 có tương tác đồng thời với các nguyên tử cacbon thuộc 2
nhân indol ở δC 115,5; 116,9; 126,9, 127,4 chứng tỏ có sự gắn kết giữa C-1 của hệ spin
13



thứ 2 với cả 2 nhân indol ở C-3’ và C-3” của nhân indol trong phụ lục 14. Từ những
phân tích trên kết hợp với phổ khối có thể thiết lập nên cấu trúc của hợp chất G057-4
như ở hình vẽ xác định được hợp chất G057-4 là 3,3-(2,3-dihydroxypropyl)diindole.

Cấu trúc hóa học hợp chất G057-4
Hợp chất 2-hydroxy-1-(1H-indol-3-yl)-1-propanone (G057-5), Hợp chất 3hydroxyacetylindole (G057-6), Hợp chất acid 3-indolylacetic (G057-7)
và Hợp chất 3-indolecarbadehyde (G057-8).
Hợp chất G57-5 thu được dưới dạng chất rắn màu vàng, độ quay cực [α]D25 - 42o (c
0,21; CDCl3). Phổ khối ESI-MS xuất hiện pic ở m/z 188,07 [M+H]+ . Trên phổ 1H- NMR ở
vùng trường thấp xuất hiện các tín hiệu của 5 proton thuộc vùng aromatic ở δH 7,36 (2H, m,
H-5’,6’); 7,45 (1H, m, H-7’); 7,91 (1H, d, J=3,0 Hz, H-2’); 8,34 (1H, m, H-4’), còn ở vùng
trường cao có tín hiệu của một nhóm metyl ở δH 1,54 (3H, d, J= 7,0 Hz, H-3), ngoài ra phổ
proton cũng cho biết sự có mặt của một nhóm metin có liên kết với oxi ở 4,96 (1H, q, J=7,0
Hz, H-2). Phổ 13C- NMR và DEPT của G57-5 xuất hiện các tín hiệu của 11 nguyên tử
cacbon bao gồm 6 nhóm CH trong đó có 5 CH thuộc vùng aromatic ở δC 111,5; 122,3;
123,1; 124,2; 131,5; 1nhóm CH có liên kết với oxi ở δC 69,8; một nhóm metyl ở δC 23,6 và 4
cacbon bậc 4 trong đó có một nhóm C=O ở δC 197,1. Phân tích phổ COSY của hợp chất
G57-5 nhận thấy hợp chất G57-5 có 2 hệ spin. Hệ thứ nhất là ở vùng aromatic bắt đầu từ H4’ (δH 8,34) qua H-5’, H-6’ (δH 7,33-7,46) và kết thúc ở H-7’ (δH 7,45). Hệ spin thứ 2 thể
hiện tương tác liền kề giữa 2 nhóm CH3 và nhóm oximetin ( hình 3.13 phụ lục 3). Trên phổ
HMBC, tín hiệu proton ở δH 7,91 (1H, d, J=3,0 Hz, H-2’) và δH 7,45 (1H, m, H-7’); δH 8,34
(1H, m, H-4’) đều có tương tác với C-3’a và C-7’a, tương tác giữa H-2’ (δH 7,91) và H-4’a
(δH 8,34) với C-3’ (δC 113,9) chứng tỏ sự có mặt của nhân indol trong phân tử của hợp chất
G57-5. Ngoài ra, proton thuộc nhóm metyl ở δH 1,54 và proton H-2’ thuộc nhân indol (δH
7,91) cùng có tương tác với nhóm C=O trên phổ HMBC thiết lập nên cấu trúc của hợp chất
G57-5. Như vậy, bằng cách phân tích kết hợp các phổ MS, 1D và 2D- NMR và so sánh với
tài liệu tham khảo cho phép xác định được cấu trúc của chất G57-5 là 2-hydroxy-1-(1Hindol-3-yl)-1-propanone.

Cấu trúc hóa học các hợp chất G057-5 đến G057-8

Hợp chất G57-6 thu được dưới dạng chất rắn màu vàng. Trên phổ 1H- NMR, ở
vùng aromatic xuất hiện các tín hiệu tương tự như ở hợp chất G57-5 đó là δH 7,31 (2H,
m, H-5, 6); 7,45 (1H, m, H-7); 7,92 (1H, br s, H-2); 8,24 (1H, m, H-4). Sự khác nhau
trên phổ proton của hai hợp chất G57-5 và G57-6 đó là tín hiệu singlet của một nhóm
metylen có liên kết với oxi ở δH 4,76 trên phổ của G57-6 thay vì tín hiệu doublet của
nhóm metyl và tín hiệu quartet của nhóm oximetin trên phổ của hợp chất G57-5. Từ
những phân tích trên kết hợp với tham khảo tài liệu có thể xác định được hợp chất G576 là d n xuất của hợp chất G57-5 có tên là 3-hydroxyacetylindol (phụ lục 16).
Hợp chất G57-7 thu được dưới dạng chất rắn màu hồng, độ quay cực [α]D25 - 72o (c
0,42; CDCl3). Phổ khối ESI-MS xuất hiện các tín hiệu ở m/z 176,07 [M+H]+, 198,05
14


[M+Na]+ . Phổ 1H- NMR của hợp chất G57-7 ở vùng aromatic xuất hiện các tín hiệu tương
tự như của hợp chất G57-5 và G57-6 đó là δH6,93 (1H, t, J=7,5 Hz, H-5); 7,03 (1H, t, J=7,5
Hz, H-6); 7,16 (1H, br d, H-2); 7,30 (1H, d, J=7,5 Hz, H-7); 7,50 (1H, d, J=8,0 Hz, H-4).
Tuy nhiên, ở vùng trường thấp xuất hiện thêm tín hiệu singlet ở δH 10,75 cịn ở vùng trường
cao xuất hiện tín hiệu singlet ở δH3,48. Phổ 13C- NMR và DEPT của hợp chất G57-7 cho biết
phân tử có 10 nguyên tử cacbon bao gồm: 5 nhóm metin thuộc vùng aromatic ở δC 111,0;
117,9; 118,8; 120,6; 123,4; 3 cacbon bậc 4 cũng thuộc vùng aromatic ở δC 110,0; 127,6
;136,0; 1 nhóm cacbonyl ở δC 174,0 và cuối cùng là 1 nhóm metylen ở δC 33,0. Từ những
phân tích trên phổ 1D- NMR kết hợp so sánh với các phổ của G57-5 và G57-6 có thể thấy sơ
bộ phân tử của G57-7 bao gồm 1 nhân indol, 1 nhóm metylen và 1 nhóm cacbonyl. Phân tích
phổ HMBC cho thấy tín hiệu singlet của nhóm metylen ở δH 3,48 một mặt có tương tác với
C-2 (δC 123,4), C-3 (110,0), C-4 (118,0) của nhân indol, mặt khác lại có tương tác với nhóm
cacbonyl, từ đó kết hợp với phổ khối có thể thiết lập nên cấu trúc của hợp chất G57-7 như
hình vẽ. Từ những phân tích trên phổ NMR, MS kết hợp với tham khảo tài liệu có thể xác
định được hợp chất G057-7 là acid 3-indolylacetic (G057-7).
Hợp chất G057-8 thu được dưới dạng tinh thể hình kim màu vàng nhạt. Trên phổ
1
H- NMR ở vùng aromatic xuất hiện các tín hiệu tương tự như của hợp chất G057-7 đó là

δH (ppm) 7,32 (1H, m, H-5); 7,33 (1H, m, H-6); 7,45 (1H, m, H-7); 7,85 (1H, d, J=3,0 Hz,
H-2); 8,32 (1H, m, H-4); còn ở vùng trường thấp cũng có tín hiệu ở δH 10,1. Phổ 13CNMR và DEPT xuất hiện các tín hiệu tương ứng với các nguyên tử cacbon thuộc nhân
indol ở δC 111,4 (C-7); 120,1 (C-7a); 122,0 (C-4); 123,1 (C-5); 124,0 (C-3); 124,5 (C-6);
135,1 (C-2). Tuy nhiên khác với hợp chất G57-7, trên phổ 13C- NMR của hợp chất G57-8
xuất hiện tín hiệu của một nhóm andehit ở δC 185,1 thay vì nhóm cacbonyl ở δC 174,0 ở
hợp chất G57-7. Phân tích phổ HMBC cho thấy tín hiệu proton ở δH 10,1 tương tác với C3 của nhân indol ở δC 124,0. Như vậy, kết hợp phổ khối, phổ NMR 1 chiều và hai chiều và
tham khảo tài liệu đi đến kết luận hợp chất G057-8 là 3-indolecarbadehyde.
Hợp chất acid 1-hydroxy-4-methoxy-2-naphthoic (G057-9), Hợp chất 7hydroxy-6-metoxycoumarin (G057-10) và Hợp chất Xanthone (G057-11)
Trên phổ 1H- NMR xuất hiện các tín hiệu của 5 proton thuộc vùng aromatic ở δH
7,29 (1H, s, H-7); 7,51 (1H, dt, J=1,5; 8,0 Hz, H-3); 7,56 (1H, dt, J=1,5; 8,0 Hz, H-2); 8,15
(1H, br d, J= 8,0 Hz, H-1); 8,29 (1H, br d, J= 8,0 Hz, H-4), cịn ở vùng trường cao có tín hiệu
của 1 nhóm metoxy ở δH 3,98 (3H, s, CH3O-8). Phổ 13C- NMR của G057-9 xuất hiện các tín
hiệu của 12 nguyên tử cacbon bao gồm 5 nhóm metin vùng aromatic, 1 nhóm metoxy ở δC
56,1 (8-OCH3); 1nhóm cacbonyl ở δC 169,8; một nhóm metyl ở δC 23,6 và 4 cacbon bậc 4
trong đó có một nhóm C=O ở δC 176,3 (C=O) và 5 cacbon bậc 4. Phổ HMBC cho thấy
tương tác giữa proton của nhóm metoxy với C-8, cho phép xác định nhóm metoxy gắn với
C-8. Từ các dữ liệu phổ 1D- NMR và 2D- NMR và so sánh với tài liệu tham khảo cho phép
xác định chất G057-9 là acid 1-hydroxy-4-methoxy-2-naphthoic.

Cấu trúc hóa học các hợp chất G057-9 đến G057-11
Hợp chất G057-10 thu được dưới dạng chất rắn màu trắng. Phổ 13C- NMR và
DEPT của hợp chất G057-10 xuất hiện tín hiệu cộng hưởng của 10 nguyên tử cacbon
gồm có: một nhóm metoxy (OCH3) đặc trưng bằng tín hiệu δC 56,4; 4 nhóm metin sp2
và 5 cacbon bậc 4 trong đó có một nhóm cacbonyl (δC 164,4). Trên phổ 1H- NMR của
15


hợp chất G057-10 cho thấy: ở vùng nhân thơm xuất hiện tín hiệu của 2 proton ở δH 6,85
(s,H-5), δH 6,92 (s, H-8), tín hiệu singlet của hai proton này chứng tỏ chúng ở vị trí para
so với nhau trên vịng benzen, từ đó cũng cho biết vịng benzen bị thế ở 4 vị trí. Ngồi

ra, trên phổ proton cịn xuất hiện 2 proton ở δH 6,27 (d, J = 9,5 Hz), δH 7,60 (d, J = 9,5
Hz), hằng số tương tác J = 9,5 Hz chứng tỏ hai proton này ở vị trí cis so với nhau trên
nối đơi. Trên phổ HMBC, hai proton thuộc liên kết đôi ở δH 6,27; 7,60 cùng có tương
tác với nhóm cacbonyl (δC 161,4), tiếp theo là proton H-4 (δH 7,60) cũng có tương tác
với C-5 (δC 107,5), C-8a (δC 150,3), độ chuyển dịch hóa học δC 150,3 chứng tỏ C-8a có
liên kết với oxi, độ chuyển dịch hóa học của C-7 (δC 150,3) cũng chứng tỏ C-7 có liên
kết với oxi Sự gắn kết của nhóm metoxy tại C-6 của vịng benzen được chỉ ra nhờ sự
xuất hiện tương tác của C-6 (δC 144,0) với nhóm metoxy (δH 3,96) trên phổ HMBC
(hình 3.17 phụ lục 3). Từ những phân tích trên phổ 1D và 2D- NMR chứng tỏ hợp chất
G57-10 thuộc khung coumarin và có nhóm metoxy liên kết với C-6, nhóm hydroxy liên
kết với C-7 của vòng benzen thuộc khung coumarin. So sánh với tài liệu tham có thể kết
luận được hợp chất G57-10 là 7-hydroxy-6-metoxycoumarin.
Hợp chất G057-11 thu được dưới dạng chất rắn màu trắng, điểm nóng chảy
174oC. Phổ khối ESI-MS cho pic ion phân tử deproton hóa ở m/z 194,9 [M-H]-. Phổ 1HNMR xuất hiện tín hiệu của 4 proton vòng thơm ở δH 6,67 (2H, m, H-2+ H-4); 7,30 (1H,
t, J= 7,5 Hz, H-3), 7,92 (1H, d, J= 7,5 Hz, H-1). Trên phổ 13C- NMR và DEPT xuất hiện
tín hiệu 1 nhóm cacbonyl ở δC 173,0 (C=O), 4 nhóm metin vịng thơm ở δC 135,0 (C-3);
132,1 (C-1), 116,8 (C-4); 116,5 (C-2). Dựa vào các tín hiệu quan sát được có thể dự
đốn rằng hợp chất G057-11 có cấu trúc đối xứng. Phổ HMBC cho thấy tương tác xa
giữa H-1 với C-3, C-4a và C-9, tương tác giữa H-3 với C-1 và C-4a, tương tác giữa H-2
với C-9a, C-4, C-1, C-3. Từ các dữ liệu phổ MS, 1D và 2D NMR và so sánh với tài liệu
tham khảo cho phép xác định chất là G057-11 là xanthone.
Hợp chất Cyclo (Tyr-Trp) (G57-13), Hợp chất Cyclo-(Pro-Trp) (G057-14),
Hợp chất Cyclo-(Pro-Phe) (G057-15), Hợp chất Cyclo- (Pro-Tyr) (G057-16) và Hợp
chất Cyclo-(Pro-Leu) (G057-17)
Hợp chất G57-13 thu được dưới dạng chất rắn màu trắng. Trên phổ 1H- NMR
của hợp chất G57-13, ở vùng aromatic xuất hiện các tín hiệu của 1 vịng benzen bị thế ở
vị trí 1,4 ở δH 6,46 (2H, d, J=7,5 Hz, H-Tyr); 6,63 (2H, d, J=7,5 Hz, H-Tyr) và tín hiệu
của 1 nhân indol (bao gồm 4 tín hiệu của 1 vịng benzen bị thế ở vị trí 1,6 và 1 proton
singlet ở δH 7,03-7,60), còn ở vùng trường cao xuất hiện tín hiệu của 4 proton ở δH1,48
[1H, dd, J=8,5; 13,5 Hz, CH2a(Tyr)]; 2,57 [1H, dd, J=4,0; 14,0 Hz, CH2b(Tyr)]; 2,76

[1H, dd, J=6,0; 14,5 Hz, CH2a(Trp)]; 3,05 [1H, dd, J=4,0; 14,5 Hz, CH2b(Trp)]. Phổ
13
C- NMR và DEPT cho biết phân tử có 20 nguyên tử cacbon bao gồm: 2 nhóm metylen
ở δC 31,2; 40,6; 2 nhóm metin có liên kết với nitơ ở δC 57,1; 57,9; 2 nhóm cacbonyl
amit ở δC 169,3; 169,7 và 14 cacbon thuộc vùng aromatic ở δC 109,6-157,5. Từ các
phân tích về phổ 1D- NMR ở trên gợi ý đến hợp chất G57-13 là một hợp chất
dicyclopeptide là hợp phần của 2 acid amin tyrosin và tryptophan. Kết hợp so sánh với
tài liệu tham khảo đi đến kết luận hợp chất G57-13 là Cyclo (Tyr-Trp).

Cấu trúc hóa học các hợp chất G057-13 đến G057-17
16


Hợp chất G057-14 thu được dưới dạng chất rắn màu trắng. Phổ khối ESI-MS
cho pic ion giả phân tử ởm/z 284 [M+H]+. Phổ khối HRESI-MS cho pic ion giả phân tử
ở m/z 284,1409 [M+H]+ tương ứng với công thức phân tử C16H19N3O2 (theo tính tốn lý
thuyết m/z 284,1399). Phổ 1H- NMR thấy xuất hiện 5 proton vịng thơm, trong đó có 1
proton singlet ở δH 7,12 (1H, s, H-2’) và 4 proton thơm khác ở δH 7,02-7,59 (4H, Haromatic) và 10 proton ở vùng trường cao. Phân tích phổ 13C- NMR và DEPT với sự hỗ
trợ của phổ HSQC cho thấy phân tử có 16 nguyên tử cacbon, trong đó có 4 nhóm
metylen sp3, 2 nhóm metin sp3, 8 cacbon aromatic (5 nhóm metin và 3 cacbon bậc 4) và
2 nhóm cacbonyl ở δC 167,4 (C=O), 170,3 (C=O). Phân tích phổ COSY cho phép xác
định 3 chuỗi tương tác spin-spin của các proton: CH2-3/CH2-4/CH2-5/H-6; H9/CH2-10;
H-4’ H-5’ H-6’ H-7’(hình 3.22 phụ lục 3). Phổ HMBC cho tương tác đồng thời của
proton H-10 với C-3 và C=O, tương tác của proton H-9 với 2 nhóm cacbonyl và tương
tác của proton H-5 và H-6 với C-7, từ các phân tích trên thiết lập nên cấu trúc của hợp
chất G057-14. Từ các dữ liệu phổ MS, 1D- NMR, 2D- NMR và so sánh với tài liệu
tham khảo cho phép xác định chất G057-14 là Cyclo-(Pro-Trp).
Hợp chất G057-15 thu được dưới dạng chất rắn màu trắng. Phổ khối HRESI-MS
cho pic ion phân tử proton hóa ở m/z 245,1316 [M+H]+ tương ứng với công thức phân
tử C14H16N2O2 (theo tính tốn lý thuyết m/z 245,1290 [M+H]+). Phổ 1H- NMR cho tín

hiệu của 5 proton vịng thơm ở δH 7,33, tín hiệu của 2 nhóm metin gắn với nitơ ở δH
3,59 (1H, m, H-6); 4,22 (1H, t, J = 4.8 Hz, H-9), tín hiệu của 1 nhóm metylen gắn với
nitơ ở δH 3,02 (1H, dd, J = 4,8; 13,6 Hz, Ha-3); 3,22 (1H, dd, J = 4,4, 13,6 Hz, Hb-3).
Phân tích phổ 13C- NMR, DEPT và HSQC cho tín hiệu của 14 ngun tử cacbon trong
đó có 4 nhóm metylen sp3, 2 nhóm metin sp3, 6 cacbon vịng thơm (5 nhóm metin và 1
cacbon bậc 4) và 2 nhóm cacbonyl ở δC 167,4 và 170,3. Các dữ liệu phổ được phân tích
cho thấy hợp chất G057-15 thuộc kiểu dicyclopetide, so sánh với tài liệu tham khảo cho
phép xác định chất G057-15 là Cyclo-(Pro-Phe).
Hợp chất G057-16 thu được dưới dạng chất rắn màu trắng. Phổ khối ESI-MS
cho pic ion giả phân tử ở m/z 261 [M+H]+. Phổ 1H- NMR, 13C- NMR thấy xuất hiện các
tín hiệu của khung dipetit giống với chất G057-15. Khác với chất G057-15 là trên phổ
1
H- NMR của G057-16 chỉ có tín hiệu của 4 proton của 1 hệ vòng thơm A2B2 ở δH 6,77
(2H, d, J = 8,5 Hz, H-3’ + H-5’), 7,03 (2H, d, J = 8,5 Hz, H-2’ + H6’). Từ các dữ liệu
phổ MS, 1H- NMR, 13C- NMR và so sánh với tài liệu tham khảo cho phép xác định chất
G057-16 là Cyclo-(Pro-Tyr).Đây cũng là một hợp chất có hoạt tính kháng vi sinh vật
kiểm định rất tốt đối với các chủng P. expansum, R. solani, F. oxyporum và A. flavus
với giá trị MIC lần lượt là 4,0; 8,0; 16,0; 16,0 µg/ml.
Hợp chất G057-17 thu được dưới dạng chất rắn màu trắng, đnc. 147- 148oC,
độ quay cực [α]D25 -83,8o (c 0,18; MeOH). Phổ khối ESI-MS cho pic ion giả phân
tử ở m/z 249 [M+K] +. Phổ IR có dải hấp thụ ở νmax 3475 (cm-1) đặc trưng cho dao
động hóa trị nhóm NH, dải hấp thụ ν max 1663 (cm-1) đặc trưng cho dao động hóa trị
của nhóm cacbonyl (C=O). Phổ 13C- NMR và DEPT cho thấy phân tử có 11 nguyên
tử cacbon, trong đó có 3 nhóm metin lai hóa sp 3 ở δC 24,7 (C-11); 53,4 (C-9); 59,0
(C-6); 1 nhóm metylen liên kết trực tiếp với nitơ ở δC 45,5 (C-3); 3 nhóm metylen ở
δC 22,7 (C-4); 28,1 (C-5); 38,7 (C-10); 2 metyl ở δC 21,2 (C-13); 23,3 (C-12); 2
nhóm cacbonyl ở 166,2 (C-1); 170,2 (C-7). Phổ 1H- NMR xuất hiện tín hiệu của 2
nhóm methyl ở δH 0,97 (3H, d, J = 6,5 Hz, CH3-13); 1,01 (3H, d, J = 6,5 Hz, CH312), tín hiệu của 2 nhóm metin gắn với nitơ ở δH 4,03 (1H, dd, J = 3,5; 9,5 Hz; H9); 4,13 (1H, t, J = 8,0 Hz; H-6); tín hiệu nhóm metylen ở δH 3,56 (2H, m, CH 2-3).
17



Phổ HMBC cho tương tác xa giữa H-10 với CH 3-12, CH3-13, C-11, C-9 và C-1 cho
phép xác định nhóm isobutyl gắn với cacbon C-9. Từ các dữ liệu phổ 1H- NMR,
13
C- NMR, HSQC, HMBC và so sánh với tài liệu tham khảo cho phép xác định chất
G057-17 là Cyclo-(Leu-Pro).
Hợp chất Thymine (G057-18), Hợp chất 4-hydroxybenzandehit (G057-19), Hợp
chất 2-phenylethanol (G057-20) và Hợp chất 4-(2-hydroxyethyl) phenol (G057-21)
Hợp chất G057-18 thu đượcdưới dạng chất rắn màu trắng. Phổ khối ESI-MS của
G057-18 cho pic ion phân tử proton hóa ở m/z 127,1 [M+H]+. Phổ 1H- NMR cho tín
hiệu của 1nhóm metyl ở δH1,86 (3H, s, CH3) và tín hiệu của 1 proton vịng thơm ở 7,06
(1H, s, H-6). Các dữ liệu phổ trùng khớp với dữ liệu phổ của Thymin, cho phép xác
định chất này làThymin (xem phụ lục 28).
Hợp chất G057-19 thu được dưới dạng chất rắn màu trắng. Trên phổ 1H- NMR,
ở vùng aromatic xuất hiện tín hiệu của 4 proton chia thành 2 nhóm ở δH 6,95 (2H, d,
J=8,5 Hz) và 7,80 (2H, d, J=8,5 Hz) chứng tỏ vòng benzen bị thế ở vị trí 1,4. Ở vùng
trường thấp xuất hiện tín hiệu của 1 proton thuộc nhóm andehit ở δH9,87. Những phân
tích trên phổ proton kết hợp với tham khảo tài liệu xác định được hợp chất G057-19 là
4-hydroxybenzandehit.

Cấu trúc hóa học các hợp chất G057-18 đến G057-21
Hợp chất G057-20 thu được dưới dạng chất rắn màu vàng nhạt. Phổ khối ESIMS cho pic ion phân tử proton hóa ở m/z 123 [M+H]+. Phổ 1H- NMR xuất hiện tín hiệu
của 5 proton vòng thơm nằm trong khoảng δH 7,26-7,37 (5H-Ph) và tín hiệu của 2 nhóm
metylen dưới dạng triplet ở δH 2,89 (2H, t, J= 7,5 Hz, CH2-7), 3,86 (2H, t, J= 7,5 Hz,
CH2-8). Từ các dữ liệu phổ NMR và so sánh với tài liệu tham khảo cho phép xác định
chất G057-20 là 2-phenylethanol (xem phụ lục 30).
Hợp chất G057-21 thu được dưới dạng chất màu trắng. Phổ khối ESI-MS cho
pic ion phân tử proton hóa ở m/z 139 [M+H]+. Giống như chất G120-2, phổ 1H- NMR
xuất hiện tín hiệu của hệ A2B2 vịng thơm ở δH 6,73 (2H, d, J = 8,5 Hz; H-2+ H-6); 7,05
(2H, d, J = 8,5 Hz; H-3+ H-5) và tín hiệu của 2 nhóm metylen liên kết với nhau dưới

dạng triplet ở δH 2,73 (2H, t, J = 7,0 Hz; H-7); 3,71 (2H, t, J = 7,0 Hz; H-8). Từ các dữ
liệu phổ khối ESI-MS và NMR và so sánh với tài liệu tham khảo cho phép xác định chất
G057-21 là 4-(2-hydroxyethyl) phenol.
3.8. Cấu trúc hóa học của các chất tách chiết từ dịch nuôi cấy của chủng Micromonospora
sp. G043
3.8.1. Cấu trúc hóa học các hợp chất từ chủng xạ khuẩn Micromonospora sp. G043
Từ các cặn chiết của của chủng Micromonospora sp. G043, đã có 12 hợp chất
được tách chiết. Trong đó 4 cyclopeptide G057-14 đến G057-17 và 1 hợp chất thymine
(G057-18) đã được tách chiết từ chủng G057. Ngoài ra hợp chất G019-4 cũng đã được
tách chiết từ chủng G019.
Hợp chất Acid 2-phenylacetic acid (G043-6), n-Butyl–isobutyl phthalate
(G043-8) và 1H-benzo[d]imidazole (G043-9)
Phổ khối ESI-MS của G043-6 cho pic ion phân tử proton hóa ở m/z 138 [M+H]+.
Dữ liệu phổ 1H- NMR, 13C- NMR, DEPT của G043-6 trùng khớp với dữ liệu phổ của chất
G120-3 cho phép xác định chất chính là acid 2-phenylacetic.
18


Hợp chất G043-8 thu được dưới dạng chất rắn vô định hình màu trắng. Phổ
khối ESI-MS của G043-8 cho pic ion phân tử ở m/z 279 [M+H] +. Phổ 1H- NMR xuất
hiện tín hiệu của 4 proton vịng thơm ở δH7,52 (2H, m, H-4 và H-5), 7,72 (2H, m, H-3
và H-6), tín hiệu của 3 nhóm metyl ở δH 0,96 (3H, t, J= 7,0 Hz, CH3-4’), 0,98 (6H, d,
J= 6,5 Hz, CH3-3” và CH3-4) và 9 proton vùng trường cao ở δH 2,04-4,30. Phổ 13CNMR và DEPT cho thấy tín hiệu của 2 nhóm cacbonyl ở δC 167,6 (C-7); 167,7 (C-8),
6 cacbon thơm, 1 nhóm metin sp 3, 4 nhóm metylen sp 2 và 3 nhóm metyl. Từ các dữ
liệu phổ NMR và so sánh với tài liệu tham khảo cho phép xác định chất G043-8 là nbutyl-isobutyl phthalate.

Cấu trúc hóa học của các hợp chất G043-6, G043-8 và G043-9
Trên phổ 1H- NMR cho tín hiệu của 5 proton vịng thơm ở δH7,13 (1H, t, J=8,0
Hz, H-5); 7,21 (1H, t, J=8,0 Hz, H-6); 7,38 (1H, d, J = 8,0 Hz, H-7); 7,62 (1H, d, J = 8.0
Hz, H-4); 8,03 (1H. s br, H-2). Các dữ liệu phổ trùng khớp với dữ liệu phổ của 1Hbenzo[d]imidazole, cho phép xác định chất G043-9 chính là 1H-benzo[d]imidazole.

Cyclo-(Leu-Tyr) (G043-10) and Bis(2-ethylhexyl) adipate (G043-12)
Hợp chất thu được dưới dạng chất rắn vơ định hình màu trắng. Phổ 13C- NMR
và DEPT cho tín hiệu của 15 nguyên tử cacbon bao gồm 2 nhóm cacbonyl ở 166,5
(C=O), 167,7 (C=O), 4 nhóm metin vịng thơm ở δC 115,0 (C3’+C-5’); 131,4 (C2’+C6’), 2 nhóm metylen ở δC 39,0 (C-9), 43,8 (C-5), 3 nhóm metin ở δC 23,1 (C-6); 52,4
(C-1); 55,8 (C-3), 2 nhóm metyl ở δC 21,4 (CH3), 22,9 (CH3) và 2 cacbon bậc 4. Phổ
1
H- NMR cũng cho tín hiệu phù hợp với các tín hiệu trên phổ 13C- NMR, đặc trưng cho
1 hợp chất dipeptid vòng bao gồm 2 nhóm metyl ở δH 0,61 (3H, d, J= 7,5Hz, CH3), 0,62
(3H, d, J= 7,5Hz, CH3), 2 nhóm metin gắn với N ở 3,59 (H-1), 4,02 (H-3), 4 nhóm
metin vịng thơm và 2 nhóm metylen. Kết hợp các dữ liệu phổ và so sánh với tài liệu
tham khảo cho phép xác định chất G043-10 là Cyclo-(Leu-Tyr).
Hợp chất thu được dưới dạng chất rắn vơ định hình màu trắng. Phổ khối ESI-MS
của G043-12 cho pic ion phân tử proton hóa ở m/z 371 [M+H]+. Phổ 1H- NMR cho tín
hiệu của 2 nhóm metyl dưới dạng triplet ở 0,88 (6H, m, CH 3-7, CH3-11). Trên phổ 1HNMR cịn có tín hiệu của 1 nhóm metylen gắn với oxy ở 3,98 (2H, dd, J=6,0; 3,5 Hz,
CH2-4) và các tín hiệu của các proton aliphatic. Phân tích phổ 13C- NMR, DEPT cho tín
hiệu của 11 nguyên tử cacbon trong đó có 1 nhóm cacbonyl ở δC173,5 (C=O), 1 nhóm
metin ở 38,7 (C-5), 1 nhóm metylen gắn với oxy ở 66,8 (C-4) và 6 nhóm metylen. Dựa
vào kết quả phổ khối và phổ 1H- NMR, 13C- NMR, DEPT cho phép xác định hợp chất
này có cấu trúc đối xứng. Kết hợp các dữ liệu phổ COSY, HSQC, HMBC cho phép xác
định chất này là bis(2-ethylhexyl) adipate.

Cấu trúc hóa học của các hợp chất G043-10 và G043-12
19


3.9. Các hợp chất thứ cấp từ chủng Micromonospora sp. G120
3.9.1. Cấu trúc hóa học các hợp chất từ chủng xạ khuẩn Micromonospora sp. G120
Quá trình tách chiết các cặn chiết của chủng Micromonospora sp. G120 được
trình bày trong phần thực nghiệm. Từ các cặn chiết này, 13 hợp chất đã được tách chiết.
Trong đó có 6 hợp chất đã được tìm thấy từ chủng G057 là G057-2, G057-7, G057-11,

G057-17, G057-20 và G057-21.
Hợp chất 1H-Indole-3-ethanol (G120-1)
Hợp chất G120-1 thu được dưới dạng chất rắn màu trắng, điểm nóng chảy 59 oC.
Phổ khối ESI-MS cho pic ion phân tử proton hóa ở m/z 176 [M+H]+. Phổ 1H- NMR
xuất hiện tín hiệu của 5 proton vòng thơm ở δH 7,05 (1H, s, H-2), 7,15 (1H, dt, J= 1,0;
8,0 Hz, H-5), 7,23 (1H, dt, J= 1,0; 8,0 Hz, H-6), 7,36 (1H, d, J= 8,0 Hz, H-7), 7,64 (1H,
J= 8,0 Hz, H-4) và 2 nhóm metylen ở δH3,05 (2H, t, J= 6,5 Hz, CH2-8), 3,92 (2H, t, J=
6,5 Hz, CH2-9), độ chuyển dịch hóa học của nhóm metylen ở δH3,92, cho phép dự đốn
nhóm metylen này gắn với oxy. Phổ 13C- NMR và DEPT của G120-1 cho tín hiệu của
10 nguyên tử cacbon, trong đó có gồm 5 nhóm metin vịng thơm ở 6 cacbon vòng thơm
ở δC 111,3 (C-7); 118,8 (C-4); 119,4 (C-5); 122,2 (C-6); 122,6 (C-2), 2 nhóm metylen ở
δC 28,7 (C-8), 62,6 (C-9) và 3 cacbon bậc 4 trong đó có một cacbon gắn với Nitơ ở δ C
136,5 (C-7a). Từ việc phân tích phổ 13C- NMR, DEPT và 1H- NMR cho phép xác định
hợp chất G120-1 là một hợp chất indole. Kết hợp so sánh với tài liệu tham khảo cho
phép xác định chất G120-1 là 1H-Indole-3-ethanol.

Hợp chất 2-(4-Hydroxyphenyl)EtOAc (G120-2), Hợp chất acid 2-phenylacetic
(G120-3) và Hợp chất 2-(4-hydroxyphenyl)acetic acid (G120-12)
Hợp chất G120-2 thu được dưới dạng chất dầu màu trắng. Phổ khối ESI-MS cho
pic ion phân tử proton hóa ở m/z 181 [M+H]+. Phổ 1H- NMR xuất hiện tín hiệu của 4
proton hệ A2B2 vòng thơm ở δH 6,80 (2H, d, J= 8,5 Hz, H-3 + H-5), 7,08 (2H, d, J= 8,5
Hz, H-2 + H-6). Tín hiệu của 2 nhóm metylen ở δH 2,88 (2H, t, J= 7,0 Hz, CH2-8), 4,27
(2H, t, J= 7,0 Hz, CH2-7) và tín hiệu 1 nhóm metyl tại δH 2,07 (3H, s, CH3-11) cũng
được quan sát thấy trên phổ 1H- NMR. Phổ 13C- NMR và DEPT cho tín hiệu của 10
nguyên tử cacbon, bao gồm 1 nhóm cacbonyl ở δC 171,8 (C=O), 6 cacbon vịng thơm ở
δC 115,5 (C-3 + C-5), 129,5 (C-1), 129,9 (C-2 + C-6), 154,6 (C-4); 2 nhóm metylen δC
34,2 (C-7), 65,5 (C-8) và 1 nhóm metyl tại δC 21,0 (C-11). Từ các dữ liệu phổ MS,
NMR và so sánh với tài liệu tham khảo cho phép xác định chất G120-2 là 4hydroxyphenethyl acetate.
Hợp chất G120-3 thu được dưới dạng chất màu trắng. Phổ khối ESI-MS cho
pic ion phân tử proton hóa ở m/z 138 [M+H] +. Phổ 1H- NMR xuất hiện tín hiệu của 5

proton vịng thơm ở δH 7,25-7,33 (5H, m, Ph-H) và 1 nhóm metylen ở δH 3,59 (2H, s,
CH2). Phổ 13C- NMR cho tín hiệu của 8 nguyên tử cacbon trong đó có 6 cabon vịng
thơm ở δC 127,2 (C-4), 128,6 (C-2 và C-6), 129,4 (C-3 và C-5), 123,6 (C-6), 133,8
(C-1), 1 nhóm metylen ở δC 41,4 (CH2) và 1 nhóm cacbonyl ở δC 175,2 (COOH). Từ
các dữ liệu phổ NMR và so sánh với tài liệu tham khảo cho phép xác định chất G1203 là acid 2-phenylacetic xem.

20


Hợp chất G120-12 thu được dưới dạng chất màu trắng. Phổ khối ESI-MS cho
pic ion phân tử proton hóa ở m/z 153 [M+H] +. Phổ 1H- NMR xuất hiện tín hiệu của hệ
A2B2 vòng thơm ở δH 6,73 (2H, d, J= 8,5 Hz, H-2 và H-6), 7,11 (2H, d, J= 8.5 Hz, H3 và H-5) và tín hiệu của 1 nhóm metylen ở δ H 3,48 (2H, s, CH2). Từ các dữ liệu phổ
NMR và so sánh với tài liệu tham khảo cho phép xác định chất G120-12 là acid 2phenylacetic.

Hợp chất Cyclo-(Pro-Val) (G120-7), Hợp chất Butane-2,3-diol (G120-9), Hợp
chất Uracil (G120-11) và Hợp chất 2-acetamidobenzamide (G120-13)
Hợp chất G120-7 thu được dưới dạng chất rắn màu trắng, phổ khối ESI-MS cho
pic ion phân tử proton hóa ở m/z 197 [M+H]+. Trên phổ 13C- NMR và DEPT cho thấy
sự có mặt của 10 nguyên tử cacbon trong đó có 3 nhóm metin lai hóa sp 3 ở δC28,5 (C10),58,6 (C-9), 60,1 (C-6); 1 nhóm metylen gắn với nguyên tử nitơ ở δC 45,5 (C-3) và 2
nhóm metylen ở δC 21,8 (C-4), 28,1 (C-5); 2 nhóm metyl ở δC15,2 (C-11), 17,4 (C-12);
2 nhóm cacbonyl ở δC 166,2 (C=O), 171,2 (C=O). Phổ 1H- NMR xuất hiện tín hiệu của
2 nhóm metyl dưới dạng doublet ở δH0,91 (3H, d, J= 6,5 Hz, CH3-11), 1,06 (3H, d, J=
6,5 Hz, CH3-12), tín hiệu của nhóm 2 nhóm metin gắn với nitơ ở δH 3,93 (1H, br s, H9), 4,07 (1H, t, J= 7,0 Hz, H-6); tín hiệu của 1 nhóm metylen gắn với nitơ ở δH 3,54
(2H, m, CH2-3). Từ các dữ liệu phổ MS, 13C- NMR, DEPT và 1H-NMR cho phép xác
định hợp chất G120-7 là Cyclo-(Pro-Val), đây là một hợp chất dipetit vòng thường gặp
trong nhóm xạ khuẩn biển.
Hợp chất G120-9 thu được dưới dạng chất dầu màu trắng. Độ quay cực [α]D25 o
13,6 (c 0,25; MeOH). Phổ khối ESI-MS cho pic ion phân tử proton hóa ở m/z 91
[M+H]+. Trên phổ 13C- NMR và DEPT xuất hiện tín hiệu 1 nhóm metyl ở δC 16,5 (CH3)
và 1 nhóm oximetin ở δC 70,7. Trên phổ 1H- NMR thấy tín hiệu doublet của nhóm

metyl tại δH 1,17 (3H, d, J= 6,0 Hz) và 1 tín hiệu quartlet của nhóm oximetin tại δH 3,52
(1H, q, J = 6,5 Hz). Dựa vào các dữ liệu phổ ESI-MS và NMR cho phép xác định hợp
chất G120-9 có cấu trúc đối xứng. Từ các dữ liệu phổ NMR và so sánh với tài liệu tham
khảo cho phép xác định chất G120-9 là butane-2,3-diol.
Hợp chất G120-11 thu được dưới dạng chất rắn màu trắng, đnc. 320-323oC.
Phổ khối ESI-MS cho pic ion phân tử deproton hóa ở m/z 111 [M-H]-. Phổ 1H- NMR
và 13C- NMR cho tín hiệu của 2 nhóm metin olefinic và 2 nhóm cacbonyl. Từ các dữ
liệu phổ NMR và so sánh với tài liệu tham khảo cho phép xác định chất G120-11 là
uracil (xem phụ lục 42).
Hợp chất G120-13thu được dưới dạng chất rắn màu trắng. Phổ khối ESI-MS
cho pic ion phân tử proton hóa ở m/z 179 [M+H] +. Phân tích phổ 1H- NMR thấy xuất
hiện 1 nhóm metyl ở δH 2,19 (3H, s, CH3), 4 proton vòng thơm ở δH 7,36 (1H, dt, J=
1,5; 7,5 Hz, H-4), 8,04 (1H, dd, J= 1,5; 7,5 Hz, H-6), 8,46 (1H, dd, J= 1,5; 7,5 Hz, H2). Trên phổ 13C- NMR và DEPT cho tín hiệu của 9 nguyên tử cacbon, trong đó có 1
nhóm metyl tại δC 25,1 (CH3), 6 tín hiệu cacbon vịng thơm tại δC 115,9-141,2 (C-Ph)
và 2 nhóm cacbonyl tại 169,1 (C-8), 171,2 (C-7). Từ các dữ liệu phổ NMR và so sánh
với tài liệu tham khảo cho phép xác định chất G120-13 là 2-acetamidobenzamide.

21


3.10. Các hợp chất thứ cấp từ chủng xạ khuẩn Streptomyces sp. G065
3.10.1. Cấu trúc hóa học các hợp chất từ chủng xạ khuẩn Streptomyces sp. G065
Quá trình tách chiết các hợp chất từ các cặn chiết của chủng Streptomyces sp.
G065 được trình bày trong phần thực nghiệm. Trong số 8 hợp chất thứ cấp tách chiết
được, có 6 hợp chất đã tách chiết được từ các chủng xạ khuẩn khác. Đó là các hợp chất
G043-6, G043-8, G057-14, G057-16, G057-17, G120-7 và G120-11.
Hợp chất Cyclo-(Pro-Ala) (G065-1)
Hợp chất G065-1 thu được dưới dạng chất rắn màu trắng, đnc. 140- 141oC, độ
quay cực [α]D25 -78,2o (c 0,32; MeOH). Phổ khối ESI-MS cho pic ion giả phân tử ở
m/z 207 [M+K] +. Trên phổ 13C- NMR cho thấy sự có mặt của 8 nguyên tử cacbon

trong đó có 2 nhóm metin lai hóa sp 3 ở δC 51,2 (C-9); 59,3 (C-6); 1 nhóm metylen
gắn với nguyên tử nitơ ở δC 45,5 (C-3) và 2 nhóm metylen ở δC 22,8 (C-4); 28,2 (C5); 1 nhóm metyl ở δC 16,0 (C-10); 2 nhóm cacbonyl ở 166,3 (C-1); 170,3 (C-7). Phổ
1
H- NMR xuất hiện tín hiệu của 1 nhóm methyl ở δH 1,47 (3H, d, J = 7,0 Hz, CH210), tín hiệu của 2 nhóm metin gắn với nitơ ở δH 4,12 (1H, m, H-9); 4,12 (1H, m, H6). Tín hiệu của 1 nhóm metylen gắn với nitơ ở δH 3,57 (2H, m, CH2-3) và 2 nhóm
metylen ở δH 1,91 (1H, m, H-4α); 2,03 (1H, m, H-4β); 2,14 (1H, m, H-5α); 2,35 (1H,
m, H-5β); 3,57 (2H, m, CH2-3) cũng được quan sát thấy và được xác định dựa vào
phổ 1H- NMR và HSQC. Tương tác xa giữa nhóm metyl (CH 3-10) với C-9 và C-1
trên phổ HMBC cho phép xác định nhóm metyl này gắn với cacbon C-9. Từ các dữ
liệu phổ MS, 1H- NMR, 13C- NMR, HSQC, HMBC và so sánh với tài liệu tham khảo
cho phép xác định chất G065-1 là Cyclo-(Pro-Ala). Đây là hợp chất thường gặp trong
nhóm xạ khuẩn biển và có hoạt tính kháng VSVKĐ.

Cấu trúc hóa học của hợp chất G065-1
3.11. Kết quả thử hoạt tính sinh học của các hợp chất tách chiết đƣợc từ 5 chủng
xạ khuẩn có hoạt tính cao
Bảng 3.11: cho thấy 17 hợp chất có hoạt tính tốt đó là 3 hợp chất G043-3;
G043-6; G043-10 tách chiết từ chủng Micromonospora sp. G043, 7 hợp chất G057-1,
G057-3, G057-9, G057-10, G057-11, G057-2, G057-19 tách chiết từ chủng
Nocardiopsis sp. G057, 1 hợp chất G065-1 tách chiết từ chủng Streptomyces sp. G065,
3 hợp chất G120-1, G120-2, G120-4 tách chiết từ chủng Micromonospora sp. G120 và
3 hợp chất G019-1, G019-2 và G019-5 tách chiết từ chủng Micromonospora sp. G019.
Đặc biệt hoạt tính kháng các chủng Gram (-) mạnh lên rõ rệt so với cặn chiết thô ban
đầu. Hai hợp chất G057-11 và hợp chất G057-2 thể hiện hoạt tính đối với cả 6 chủng vi
sinh vật kiểm định thử nghiệm.
Ba hợp chất mới là G19-1, G019-2 và G057-1 và hợp chất mới lần đầu tách chiết
từ thiên nhiên G057-3 đều thể hiện hoạt tính kháng VSVKĐ. Đáng chú ý là hầu hết các
22


hợp chất thể hiện hoạt tính kháng VSVKĐ (14 /17 hợp chất) đều có khả năng ức chế

chủng vi khuẩn Gram (-)E. coli.Trong số này, một số hợp chất ức chế chủng vi khuẩn
Gram (-) E. coli với giá trị MIC rất đáng quan tâm như G057-19 (8 µg/ml), G120-1 (8
µg/ml), G120-2 (8 µg/ml),G057-1 (16 µg ml). Ngồi ra, hợp chất G065-1thể hiện hoạt
tính ức chế nấm khá tốt với giá trị MIC là 2 µg ml.

Các hợp chất thể hiện hoạt tính kháng vi sinh vật kiểm định tốt nhất

Các hợp chất tách chiết được cũng đã được khảo sát hoạt tính kháng lao với
Mycobacterium tuberculosis H37Rv. Tuy nhiên, hầu hết các hợp chất khơng thể hiện hoạt
tính, ngoại trừ hợp chất bis(2-ethylhexyl)adipate (G043-12) thể hiện hoạt tính trung bình
với giá trị MIC là 46 µg/ml. Hợp chất G043-12 đã được công bố trước đây, tuy nhiên đây
là lần đầu tiên hoạt tính kháng lao của hợp chất này được phát hiện.

Ngoài ra, ba hợp chất mới là G057-1, G019-1, G019-2 và 4 hợp chất G0572, G057-3, G057-4, G57-5 tách chiết từ chủng Nocardiopsis sp. G057 và G019
được thử hoạt tính gây độc tế bào đối với 4 dịng tế bào ung thư KB, Lu, HepG2 và
MCF7. Kết quả cho thấy hợp chất 2-hydroxy-1-(1H-indol-3-yl)-1-propanone (G575)thể hiện hoạt tính gây độc tế bào đối với dòng tế bào ung thư biểu mơ KB với giá
trị IC 50 là 32 µg ml, 3 hợp chất G057-2, G057-4, G057-12 thể hiện hoạt tính gây
độc tế bào đối với 2 dịng tế bào ung thư KB và Lu với giá trị IC 50 nằm trong
khoảng 12,57-29,33 µg/ml.
Kết luận
Trong q trình thực hiện luận án, các kết quả chính của luận án thu được có thể
tóm tắt như sau:
- Đã phân lập được 130 xạ khuẩn từ 140 m u thu thập được ở 3 vùng biển thuộc
Đông bắc Việt Nam (Hạ Long - Cát Bà; Đảo Cô Tô - Thanh Lân và Vịnh Bái Tử Long),
1 vùng thuộc miền Trung (Hải Vân - Sơn Chà) và một vùng thuộc Nam Trung Bộ (Vịnh
Vân Phong – Khánh Hòa). Các chủng được lưu giữ trong môi trường A1 + 10%
glycerol ở -80oC.
- Kết quả sàng lọc hoạt tính kháng VSVKĐ và kháng lao cho thấy 105/130 chủng
phân lập có tính kháng các chủng VSVKĐ chiếm 80,8%, trong đó có 29 130 chủng phân
lập có hoạt tính kháng từ 3 chủng VSVKĐ trở lên, chiếm 22,3%. 59 130 chủng kháng

nấm kiểm định, chiếm 45,4%. Ngoài ra, có 11 130 chủng phân lập là có hoạt tính kháng vi
khuẩn kiểm định Gram âm, chiếm 8,5%. Ba chủng G017, G019 và G043 thể hiện hoạt
tính kháng lao đối với vi khuẩn lao Mycobacterium tuberculosis H37Rv.
23


- Đã lựa chọn và xác định được tên khoa học của mười chủng có hoạt tính cao
bằng giải trình tự gen 16S rARN riboxom. Trong đó các chủng G017, G019, G043,
G044, G047, G068, G120 thuộc chi Micromonospora, các chủng G039, G065 thuộc chi
Stretomyces, chủng G057 thuộc chi Nocardiopsis.
- Đã tiến hành nghiên cứu tách chiết và xác định cấu trúc hóa học của 44 hợp
chất thứ cấp từ 5 chủng xạ khuẩn thể hiện hoạt tính sinh học tốt, bao gồm G019, G043,
G057, G065 và G120. Trong đó có 3 hợp chất mới là 3,4-dihydroxy-6,7-dimethylquinoline-2-carboxylic (G019-1), 2-[(5-methyl-1,4-dioxan-2-yl)methoxy]ethanol (G0192), 2-[(2R-hydroxypropanoyl)amino]benzamide (G057-1), và 2 chất mới lần đầu tiên được
tách chiết từ tự nhiên là 3,3’-bis-indole (G057-2), 3-acetyl-4-hydroxycinnoline (G057-3).
- Các hợp chất tách chiết được đã được khảo sát hoạt tính sinh học. Trong đó, 3
hợp chất (G043-3; G043-6; G043-10) tách chiết từ chủng Micromonospora sp. G043, 7
hợp chất (G057-1, G057-3, G057-9, G057-10, G057-11, G057-2, G057-19) tách chiết
từ chủng Nocardiopsis sp. G057, 1 hợp chất (G065-1) tách chiết từ chủng Streptomyces
sp. G065, 3 hợp chất (G120-1, G120-2, G120-4) tách chiết từ chủng Micromonospora
sp. G120 và 3 hợp chất (G019-1, G019-2, G019-5) tách chiết từ chủng
Micromonospora sp G019 thể hiện hoạt tính kháng VSVKĐ. Đối với hoạt tính kháng
lao, chỉ có hợp chất bis(2-ethylhexyl) adipate (G043-12) thể hiện hoạt tính trung bình
đối với Mycobacterium tuberculosis H37Rv với giá trị MIC là 46 μg ml. Đây là lần đầu
tiên hoạt tính kháng lao của hợp chất G043-12 được phát hiện.
- Ngoài ra, một số hợp chất đã được đánh giá hoạt tính ức chế sự phát triển của 4
dòng tế bào ung thư (KB, Lu, HepG2 và MCF7). Hợp chất 2-hydroxy-1-(1H-indol-3yl)-1-propanone (G57-5) thể hiện hoạt tính gây độc tế bào đối với dịng tế bào ung thư
biểu mô KB với giá trị IC50 là 32 µg ml, 3 hợp chất G057-2, G057-4, G057-12 thể hiện
hoạt tính gây độc tế bào đối với 2 dòng tế bào ung thư KB và Lu với giá trị IC 50 nằm
trong khoảng 12,57-29,33 µg/ml.
Kiến nghị

- Cần mở rộng nghiên cứu tại các khu vực biển khác của nước ta nhằm phát hiện
các chủng vi sinh vật biển có khả năng sản sinh các hợp chất có hoạt tính sinh học cao,
nhằm nghiên cứu ứng dụng. Đồng thời cần tiếp tục nghiên cứu các chủng xạ khuẩn đã
phân lập được, cũng như điều kiện lên men nhằm tìm kiếm các chất mới có hoạt tính
kháng VSVKĐ, kháng lao và gây độc tế bào mà trong khuôn khổ luận án này chưa có
điều kiện nghiên cứu.

24



×