Tải bản đầy đủ (.pdf) (27 trang)

Nghiên cứu phơi nhiễm asen trước sinh và những biến đổi nhiễm sắc thể, đa hình một số gen trên trẻ sơ sinh ở hà nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (792.01 KB, 27 trang )

VIỆN HÀM LÂM KHOA HỌC CÔNG NGHỆ VIỆT NAM
VIỆN CÔNG NGHỆ SINH HỌC

TẠ THỊ BÌNH

NGHIÊN CỨU PHƠI NHIỄM ASEN TRƢỚC SINH VÀ
NHỮNG BIẾN ĐỔI NHIỄM SẮC THỂ, ĐA HÌNH MỘT
SỐ GEN TRÊN TRẺ SƠ SINH Ở HÀ NAM
Chuyên ngành: Hóa sinh học
Mã số:
62 42 01 16

TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ SINH HỌC

Tai Lieu Chat Luong

Hà Nội – 2017


Cơng trình được hồn thành tại
Viện Sức khỏe nghề nghiệp và Môi trường, Bộ Y tế
Viện Công nghệ sinh học, Viện Hàn lâm Khoa học-Công nghệ Việt Nam
Viện Nghiên cứu Hệ gen, Viện Hàn lâm Khoa học-Công nghệ Việt Nam

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học:
1. PGS. TS Nguyễn Khắc Hải
Viện Sức khỏe nghề nghiệp và Môi trường
2. PGS. TS Nguyễn Huy Hoàng
Viện Nghiên cứu Hệ gen, VAST
Phản biện 1:
Phản biện 2:


Phản biện 3:

Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án tiến sỹ
phiên chính thức tại: Viện Cơng nghệ sinh học, Viện Hàn lâm
Khoa học và Công nghệ Việt Nam, 18 Hoàng Quốc Việt, Cầu
Giấy, Hà Nội.
Vào hồi ….. ngày … tháng … năm 20

Có thể tìm hiểu luận án tại:
 Thư viện Quốc gia Việt Nam
 Viện Công nghệ sinh học
 Trang web của Bộ GDĐT


-1MỞ ĐẦU
Ô nhiễm asen (As) trong nước giếng khoan, nguồn nước tự nhiên, gây ra
vấn đề nghiêm trọng về sức khỏe cộng đồng trên quy mơ tồn cầu, đặc biệt là ở
các nước đang phát triển nơi mà thiếu nước mặt an toàn sử dụng cho ăn uống và
sinh hoạt. Những năm gần đây, người ta ước tính rằng, trên thế giới có khoảng
150 triệu người có nguy cơ phơi nhiễm với asen qua nước ngầm. Ở những khu
vực này, hàm lượng asen vượt quá khuyến cáo của WHO (10 µg/L) cho nước
ăn uống sinh hoạt (Ravenscroft, 2009). Việt Nam là một trong những nước nằm
trong bản đồ ô nhiễm asen trong nước ngầm trên thế giới (Andrew, 2003).
Asen được cho là một trong các hóa chất gây ung thư ở người. Các tổn
thương liên quan đến sử dụng nước ô nhiễm asen để ăn uống chủ yếu là: biến
đổi sắc tố da, dày sừng, ung thư da, ung thư bàng quang, các bệnh về thần kinh,
thai sản…Các tổn thương bệnh lý này xuất hiện sớm hay muộn phụ thuộc chủ
yếu vào lượng asen vào cơ thể hàng ngày. Các bà mẹ có thai và trẻ em được
xem như là những nhóm người dễ bị tổn thương nhất. Khi bà mẹ phơi nhiễm
asen vô cơ, dù với một lượng rất nhỏ, chất hóa học này nhanh chóng được đưa

đến bào thai qua đường nhau thai làm tăng nguy cơ xảy thai, sinh non hoặc tử
vong sơ sinh hoặc gây giảm cân ở trẻ sơ sinh (Concha, 1998; Hopenhayn,
2003; Rahman, 2009).
Gần đây, những nghiên cứu dịch tễ học cho thấy rằng có sự khác biệt lớn
có tính chất cá thể trong nhiễm độc asen (Pierce, 2012). Điều này cho thấy, yếu
tố di truyền có vai trị tạo ra sự khác biệt trong đáp ứng nhiễm độc asen. Một số
nghiên cứu cho thấy vai trị của đa hình di truyền đến nhiễm độc asen liên quan
đến các gen mã hóa enzyme chuyển hóa asen và khử độc bao gồm enzyme
AS3MT (asen (III) methyltransferase), GST (glutathione S-transferase) và
MTHFR (methylenetetrahydrofolate reductase) (Schlawicke, 2007; Chung,
2009; Valenzuela, 2009). Những kết quả này chỉ ra rằng, đa hình di truyền trên
gen AS3MT, GST có liên quan đến khả năng methyl hóa, chuyển hóa asen tạo ra
sự khác biệt về thành phần asen trong cơ thể và có thể liên quan tình hình bệnh
tật, qua đó có thể dự báo được khả năng phát sinh bệnh liên quan đến asen sau
này.
Những dấu hiệu sớm do ảnh hưởng của phơi nhiễm asen ở bào thai và trẻ
sơ sinh bao gồm những thay đổi về gen và nhiễm sắc thể như biến đổi DNA,
gây lệch bội, hình thành vi nhân, tổn thương nhiễm sắc thể, đột biến mất đoạn,
trao đổi nhiễm sắc tử chị em và gây liên kết chéo DNA-protein. Những thay đổi
vật chất di truyền này, nếu nặng có thể gây suy thai, dị tật… nếu nhẹ có thể ảnh
hưởng tới sự phát triển về thể chất và tâm thần trong quá trình lớn lên của trẻ.
Do vậy, phơi nhiễm asen ở bà mẹ, trẻ em và đặc biệt là ở trẻ sơ sinh là một yếu
tố có thể gây suy thoái cả một thế hệ sau này.


-2Cho đến nay những nghiên cứu về tình trạng sức khỏe người dân sử dụng
nguồn nước ngầm ô nhiễm asen ở Việt Nam chủ yếu là khảo sát tình trạng ô
nhiễm asen và biểu hiện triệu chứng nhiễm độc asen. Gần đây, Agusa và cộng
sự năm 2009, 2010 có nghiên cứu đánh giá đa hình trên gen AS3MT và GST ở
cộng đồng người Việt Nam sinh sống tại đồng bằng sông Hồng. Đây là những

nghiên cứu đầu tiên về sự kết hợp các yếu tố di truyền với quá trình trao đổi
chất asen ở người Việt Nam. Tuy nhiên, chưa có nghiên cứu nào đánh giá về
khả năng phơi nhiễm asen trước sinh và tác hại của việc phơi nhiễm asen lên vật
chất di truyền của trẻ sơ sinh cũng như mối liên quan giữa yếu tố di truyền ở trẻ
sơ sinh với phơi nhiễm asen trước sinh.
Chính vì vậy, việc tiến hành đề tài “Nghiên cứu phơi nhiễm asen trước
sinh và những biến đổi nhiễm sắc thể, đa hình một số gen trên trẻ sơ sinh ở Hà
Nam” nhằm đánh giá thực trạng phơi nhiễm asen trước sinh và mối liên quan
giữa đa hình gen, một số biến đổi nhiễm sắc thể là hết sức cần thiết.
Mục tiêu của đề tài:
1. Đánh giá thực trạng phơi nhiễm asen ở phụ nữ mang thai và trẻ sơ sinh ở tỉnh
Hà Nam.
2. Xác định đa hình trên gen AS3MT, GSTO1, biển đổi trên gen CXCL1, tổn
thương nhiễm sắc thể ở trẻ sơ sinh và mối liên quan với chỉ số phơi nhiễm asen
trước sinh.
Đóng góp mới của đề tài:
1. Đây là nghiên cứu đầu tiên về đánh giá phơi nhiễm asen từ nguồn nước ăn
uống sinh hoạt của phụ nữ trong quá trình mang thai và khả năng phơi nhiễm
asen trước sinh của trẻ sơ sinh tại Việt Nam.
2. Lần đầu tiên ở Việt Nam nghiên cứu xác định các đa hình gen ở trẻ sơ sinh
liên quan đến chuyển hóa asen vô cơ, một số biến đổi nhiễm sắc thể trong tế bào
máu cuống rốn trẻ sơ sinh bị phơi nhiễm asen trước sinh và mối liên quan với các
chỉ số phơi nhiễm asen.
3. Các số liệu, kết quả nghiên cứu của đề tài là cơ sở khoa học cho các nghiên
cứu tiếp theo cùng lĩnh vực và có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo cho công tác
đào tạo, giảng dạy.
Cấu trúc của luận án
Luận án gồm 142 trang được chia thành các phần: Mở đầu 3 trang; Chương
1: Tổng quan tài liệu 35 trang; Chương 2: Vật liệu và phương pháp 15 trang;
Chương 3: Kết quả 34 trang; Chương 4: Thảo luận 25 trang; Kết luận và kiến

nghị: 2 trang; Các cơng trình cơng bố của tác giả 1 trang; Tài liệu tham khảo 22
trang; Tóm tắt luận án bằng tiếng anh 5 trang; Phụ lục 25 trang. Luận án có 30
bảng số liệu, 22 hình và 181 tài liệu tham khảo bằng tiếng Việt và tiếng Anh.


-3NỘI DUNG LUẬN ÁN
CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Ô nhiễm asen trong nguồn nƣớc tại Việt Nam
Ô nhiễm asen trong nước ngầm hiện là mối quan tâm lớn ở nhiều nước trên
thế giới. Hàng triệu người đang bị phơi nhiễm với asen thông qua nguồn nước bị
ô nhiễm asen. Việt Nam cũng là một trong những nước nằm trong vùng có ơ
nhiễm asen nguồn nước ngầm trên bản đồ thế giới. Cho đến nay đã có khá nhiều
các nghiên cứu đánh giá mức độ ô nhiễm asen nguồn nước ngầm ở Việt Nam,
đặc biệt là vùng đồng bằng sông Hồng. Trầm trọng nhất là các tỉnh: Hà Nam,
Nam Định, Hà Tây (cũ), An Giang, Đồng Tháp. Ở Hà Nam có tới 110/111 xã có
trên 10% giếng có nồng độ asen vượt tiêu chuẩn cho phép (TCCP), trong đó 77
xã có trên 10% giếng có nồng độ As >50g/L, đặc biệt có 50 xã có trên 10%
giếng có nồng độ As >100g/L, điển hình là các xã của huyện Bình Lục, Lý
Nhân, Duy Tiên (UNICEF, 2004).
1.2. Chuyển hóa của asen trong cơ thể
Các dạng asen vơ cơ hịa tan trong nước được được hấp thụ qua đường tiêu
hóa và phân phối đến các mô. Asen vô cơ vào máu chỉ vài giờ sau hấp thụ qua
nước uống và được đưa đến trước hết là gan, thận, tụy, phổi, ruột và da. Vì cấu
trúc tương tự như glycerol, AsIII có thể di chuyển vào tế bào thông qua cầu nối
glycerol vận chuyển các hợp chất hữu cơ nhỏ như glycerol và ure. AsV tồn tại
giống như gốc phosphate mang oxy âm như H2AsO2- và HAsO2- ở pH 5 -7 hồn
tồn có thể vào tế bào thông qua sự vận chuyển phosphat. Tại gan asen vơ cơ
(iAs) được chuyển hóa thành monomethylated arsenic (MMA) và tiếp tục thành
dimethylated arsenic (DMA) thông qua q trình methyl hóa khử liên tục và
được đào thải ra nước tiểu ở dạng methyl asen hóa trị 5, một phần được tích lũy

trong mơ giàu keratin như tóc, móng (Maki-Paakkanen, 1998). Asen đào thải chủ
yếu qua nước tiểu với thời gian bán hủy khoảng 4 ngày đối với người (WHO,
2000; NRC, 2001). Sự phức tạp trong chuyển hóa asen là hạn chế chính trong
hiểu biết một cách khoa học về độc tính của asen. Ở người, asen được xác định
trong mẫu sinh học, đặc biệt là nước tiểu ở các dạng AsIII, AsV, MMAV, DMAV,
dạng monomethylated arsonous (MMAIII) cũng tìm thấy trong nước tiểu. Cơ chế
gây độc của asen rất phức tạp và nó liên quan đến 5 chất chuyển hóa và tất cả các
chất này đều có khả năng gây độc (AsIII, AsV, MMAV, MMAIII, DMAV).


-41.3. Ảnh hƣởng của ô nhiễm As trong nguồn nƣớc lên sức khỏe và tổn
thƣơng vật chất di truyền ở ngƣời bị phơi nhiễm
1.3.1. Tác động của asen đối với vật chất di truyền
Nhiều quan sát thực nghiệm cho rằng độc tính gây đột biến của asen chủ
yếu liên quan đến tạo gốc tự do (Reactive Oxygen Species-ROS) trong quá trình
chuyển hóa sinh học. Sản phẩm ROS có khả năng làm đứt gãy DNA, liên kết
chéo và tổn thương nhiễm sắc thể. Cơ chế chính của tổn thường di truyền do asen
thơng qua cơ chế oxy hóa (Hình 1.1). Ức chế quá trình sửa chữa DNA cũng được
coi là một trong những cơ chế chính gây độc đối với gen của asen.

Hình 1.1. Sơ đồ tác động gây độc với vật chất di truyền của asen
1.3.2. Nghiên cứu biến đổi NST liên quan đến phơi nhiễm asen
Asen, một chất gây ung thư, được coi là một trong những hóa chất nguy
hiểm nhất thế giới. Phơi nhiễm lâu dài (như 5-10 năm) với asen từ nước uống và
thức ăn có thể dẫn đến nhiễm độc asen, các bệnh liên quan bao gồm rối loạn sắc
tố da, ung thư da, ung thư bàng quang, thận và phổi, bệnh về mạch máu ở chân
và bàn chân, có thể mắc bệnh tiểu đường, tăng huyết áp, ảnh hưởng đến sinh sản
(WHO, 2001; Santra, 2013). Trong nửa thế kỷ qua, người ta đã nhận thấy phơi
nhiễm asen tác động đến sức khỏe con người phức tạp hơn nhiều so với dự đoán
ban đầu.

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra các bằng chứng tổn thương di truyền tế bào ở
người phơi nhiễm với asen. Đánh giá sự tổn thương DNA trong tế bào lympho
máu ngoại vi của những cá thể nhạy cảm với độc tính của asen đã được tiến hành
bằng sử dụng kỹ thuật phân tích tổn thương nhiễm sắc thể. Karen Harrington và
cs (1999) nghiên cứu ảnh hưởng của phơi nhiễm asen lên nhiễm sắc thể tế bào
bạch cầu máu ngoại vi của những người làm việc tại Antofagasta, Chile. Kết quả
cho thấy ở những người làm việc lâu năm bị phơi nhiễm asen cao có tần số biến
đổi nhiễm sắc thể lớn hơn có ý nghĩa so với những người mới làm việc bị phơi
nhiễm asen thấp (p<0,05) (Harrington, 1999). Mahata và cs 2003 tại tây Bengal,
Ấn độ sử dụng kỹ thuật nhuộm đặc giemsa nhiễm sắc thể, thấy tần số bất thường
nhiễm sắc thể ở nhóm phơi nhiễm asen (8,08%), cao hơn có ý nghĩa thống kê so
nhóm chứng (1,96%) (Mahata, 2003). Pritha Ghosh và cs cho thấy bất thường


-5nhiễm sắc thể có thể được sử dụng làm chỉ thị đánh giá nguy cơ ung thư ở những
người bị nhiễm asen (Ghosh, 2007).
1.4. Nghiên cứu đa hình gen và mối liên quan đến phơi nhiễm asen trong
nguồn nƣớc
Những nghiên cứu dịch tễ học cho thấy rằng có sự khác biệt lớn giữa các cá
thể trong nhiễm độc asen. Điều này cho thấy, yếu tố di truyền có vai trị tạo ra sự
khác biệt trong đáp ứng nhiễm độc asen. Một số nghiên cứu cho thấy vai trị của
đa hình di truyền đến nhiễm độc asen liên quan đến các gen mã hóa enzyme
chuyển hóa asen và khử độc, bao gồm các enzyme AS3MT (asen(III)
methyltransferase),
GST
(glutathioneS-transferase)

MTHFR
(methylenetetrahydrofolate reductase). Ngoài ra, một số đa hình nucleotid đơn có
tính đặc hiệu ở các gen tham gia mã hóa yếu tố sửa chữa DNA được chứng minh

là giảm khả năng sửa chữa do các tổn thương oxy hóa gây ra bởi asen.
Các phân tích về SNP của các gen mã hóa các enzyme xúc tác q trình
methyl hóa được nghiên cứu để đánh giá sự khác biệt trong trao đổi chất hay độc
tính của asen ở cấp độ cá thể và quần thể. Những kết quả này chỉ ra rằng đa hình
di truyền của gen GSTO1 và AS3MT có liên quan đến sự methyl hố asen trong
nhiều động vật bao gồm cả con người và có thể là yếu tố liên quan đến sự khác
biệt về thành phần asen trong nước tiểu. Hiệu quả của q trình methyl hố asen
có thể bị ảnh hưởng bởi đa hình gen.
Nghiên cứu gần đây trên ở những đứa trẻ sơ sinh từ các bà mẹ bị phơi
nhiễm asen của Mahidol, Thái Lan cho thấy asen liên quan đến dấu hiệu biểu
hiện của gen, trong đó đã phát hiện được 11 gen liên quan tới phơi nhiễm asen
trong đó có CXCL1 (Fry, 2007). CXCL có thể xem như là biomarker trong phơi
nhiễm asen trước sinh.
1.5. Nghiên cứu về ảnh hƣởng của asen đến trẻ sơ sinh và mối liên quan đến
phơi nhiễm trƣớc sinh
Phơi nhiễm với asen trong nước uống là vấn đề tồn cầu nhưng vẫn cịn
nhiều chưa biết về sự nhạy cảm trong cộng đồng, đặc biệt là trẻ sơ sinh phơi
nhiễm asen trước sinh. Các nghiên cứu dịch tễ học và nghiên cứu trên các mơ
hình động vật đã cho thấy phơi nhiễm với asen từ lúc mang thai ảnh hưởng tiêu
cực đến sức khỏe của thai nhi. Tuy nhiên các cơ chế phân tử vẫn chưa được hiểu
một cách rõ ràng. Một số nghiên cứu khác đề cập đến biểu hiện các protein và
ảnh hưởng miễn dịch khi phơi nhiễm với asen.
Nghiên cứu thuần tập trên 200 cặp mẹ con ở Gomez Palacio, Mexico phơi
nhiễm với iAs qua nguồn nước (0,5-236 µg/L) cho thấy hàm lượng MMA trong
nước tiểu mẹ có mối liên quan nghịch với cân nặng của trẻ và tuổi thai. Hàm


-6lượng iAs trong nước tiểu mẹ có mối liên quan đến tuổi thai và chiều dài trẻ sơ
sinh (Laine, 2015). Phơi nhiễm với asen từ những thời gian đầu đời có mối liên
quan đến sức khỏe của trẻ sơ sinh, trẻ em và đến khi trưởng thành. Nghiên cứu

thuần tập 130 phụ nữ mang thai tại Bangladesh cho thấy phơi nhiễm với asen
trước sinh có liên quan đến giảm chức năng tuyến ức thơng qua cảm ứng oxi hóa
stress và chết theo chu trình tế bào, điều này gợi ý cho thấy những đứa trẻ đã bị
ức chế miễn dịch từ thơ ấu (Ahmed, 2012).
Những phân tích phản ứng của toàn bộ hệ gen với phơi nhiễm asen từ trong
bào thai đã chỉ ra sự kích hoạt mạnh mẽ của một mạng lưới tích hợp của các con
đường liên quan đến NF- kB, phản ứng viêm, sự tăng sinh tế bào, stress và chết
theo chu kỳ tế bào. Mười một gen được cho là những gen quan trọng liên quan
đến đáp ứng trước sinh của trẻ với asen và có thể là biomarker tiềm năng cho
phơi nhiễm asen: CXCL1, DUSP1, EGR-1, IER2, JUNB, MIRN21, OSM, PTGS2,
RNF149, SFRS5 và SOC3. Có mối liên quan về chức năng phân tử của 11 gen
này gồm đáp ứng stress và điều hòa chu kỳ tế bào.
Hiện nay ở Việt Nam, những nghiên cứu về tình trạng sức khỏe người dân
sử dụng nguồn nước ngầm ô nhiễm asen đa số là khảo sát tình trạng ô nhiễm asen
và biểu hiện triệu chứng lâm sàng nhiễm độc asen. Một vài nghiên cứu của
Agusa và cộng sự (2009, 2010, 2011) gần đây đánh giá mối liên quan đa hình
trên gen AS3MT và GST với chuyển hóa asen ở cộng đồng người Việt Nam sinh
sống tại đồng bằng sơng Hồng. Hiện nay, chưa có nghiên cứu nào đánh giá về
thực trạng phơi nhiễm asen ở phụ nữ mang thai và trẻ sơ sinh cũng như xác định
đa hình gen, một số biến đổi nhiễm sắc thể ở trẻ sơ sinh phơi nhiễm asen trước
sinh và mối liên quan.
CHƢƠNG 2. VẬT LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Thiết kế nghiên cứu: Nghiên cứu mơ tả cắt ngang có phân tích so sánh, phối
hợp với điều tra dịch tễ học.
2.2. Đối tƣợng và các chỉ số nghiên cứu
Địa điểm nghiên cứu: Huyện Lý Nhân, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam.
Đối tượng nghiên cứu:
- Nhóm đối chứng (asen trong nước ăn uống ≤10µg/L, hàm lượng asen niệu ≤ 60
µg/L): 50 bà mẹ và trẻ sơ sinh của họ
- Nhóm nghiên cứu (asen trong nước ăn uống >10µg/L, hàm lượng asen niệu >60

µg/L): 100 bà mẹ và trẻ sơ sinh của họ
Thời gian nghiên cứu: tháng 12/2012- 6/2014
Cỡ mẫu nghiên cứu: theo cơng thức tính cỡ mẫu nghiên cứu cắt ngang



-7Các chỉ số nghiên cứu
- Nồng độ asen trong nước dùng sinh hoạt, ăn uống của từng gia đình các bà mẹ
(nước giếng khoan sau lọc bằng bể cát sỏi)
- Hàm lượng asen toàn phần trong nước tiểu mẹ
- Hàm lượng asen thành phần trong nước tiểu mẹ (AsV, AsIII , MMA, DMA, AB)
- Hàm lượng asen toàn phần trong tóc mẹ
- Hàm lượng asen tồn phần trong máu cuống rốn (máu con)
- Hàm lượng asen tồn phần trong tóc con
- Hàm lượng creatinine niệu
- Mối liên quan giữa phơi nhiễm asen ở mẹ và ô nhiễm asen trong nguồn nước sử
dụng
- Mối liên quan giữa phơi nhiễm asen ở trẻ sơ sinh với phơi nhiễm asen ở mẹ
- Biến đổi NST và mối liên quan với phơi nhiễm asen
- Đa hình gen AS3MT, GSTO1, đột biến trên gen CXCL1 và mối liên quan đến
phơi nhiễm asen
2.3. Các phƣơng pháp sử dụng trong nghiên cứu
Hóa chất
- Các loại axit HNO3, H2SO4, HClO4, HCl đặc, H2O2, NaOH, NaBH4, KI,
Amonioxxalat, axit ascorbic, dung dịch chuẩn As (Merck) dùng cho phân tích.
- Các hóa chất thơng dụng dùng trong sinh học phân tử thuộc các hãng Sigma,
Merck, Fermentas, New England Biolabs.
Các kỹ thuật sử dụng trong nghiên cứu
Kỹ thuật lấy mẫu và bảo quản mẫu
Mẫu nước: Các mẫu nước giếng sau lọc được chứa trong chai nhựa 500 ml để

phân tích asen. Các mẫu nước sẽ được bảo quản ở 4-8oC cho đến khi phân tích.
Mẫu tóc: Cắt 0,5 -1g từ chân tóc của các bà mẹ mang thai. Tóc của trẻ sơ sinh
được lấy ngay khi sinh hoặc sau sinh 1- 3 tháng. Bảo quản trong các túi có khóa
kéo ở nhiệt độ phịng cho đến khi phân tích.
Mẫu nước tiểu: 1 ml nước tiểu lấy vào tp có chứa sẵn 8µmol DDDC để xác
định các chất chuyển hóa trong nước tiểu. 30ml nước tiểu để phân tích hàm
lượng asen tổng số. Bảo quản lạnh khi vận chuyển và lưu mẫu ở tủ -20oC.
Mẫu máu cuống rốn: Lấy mẫu máu cuống rốn sau khi đã chuyển trẻ mới sinh đi
và trước khi sổ nhau trong vòng 2 – 3 phút.
Kỹ thuật phân tích
- Kỹ thuật phân tích asen tổng số trong nước, asen tổng số trong nước tiểu, asen
trong tóc (mẹ, con) bằng Quang phổ hấp thụ nguyên tử (AAS)


-8- Kỹ thuật phân tích asen thành phần trong nước tiểu bằng hệ thống Khối phổ
plasma cảm ứng kết nối sắc ký lỏng hiệu năng cao (ICP/MS-HPLC)
- Kỹ thuật phân tích asen trong máu cuống rốn bằng hệ thống Khối phổ plasma
cảm ứng (ICP-MS)
- Kỹ thuật phân tích nhiễm sắc thể bằng phương pháp nhuộm giemsa tế bào máu
- Kỹ thuật xác định đa hình gen bằng Đa hình độ dài đoạn giới hạn (PCR-RFLP)
- Kỹ thuật phân tích giải trình tự gen
2.4. Phƣơng pháp xử lý và phân tích số liệu
- Nhập số liệu bằng phần mềm EpiData.
- Xử lý, phân tích số liệu trên phần mềm SPSS.
- Các giá trị thống kê: Trung bình, độ lệch chuẩn, trung vị, tỷ lệ phần trăm.
- Các kiểm định thống kê: Test khi bình phương, t- test, One way ANOVA,
so sánh nhiều giá trị trung bình, phân tích hồi quy đơn biến.
- Kết quả đọc trình tự được phân tích và so sánh với trình tự gen trong ngân
hàng gen (ENSEMBL: ENSG00000160882) bằng phần mềm BioEdit4.7.
2.5. Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu

- Tất cả đối tượng được giải thích rõ mục đích, ý nghĩa của nghiên cứu.
- Tất cả các đối tượng nghiên cứu đều có bản cam kết tình nguyện tham gia
nghiên cứu, đồng ý để con cái của họ tham gia nghiên cứu và họ có thể rút
lui khỏi nghiên cứu bất cứ lúc nào họ muốn.
- Nghiên cứu được sự chấp thuận của lãnh đạo địa phương, trung tâm y tế dự
phòng tỉnh, các huyện, trạm y tế các xã được chọn vào nghiên cứu.
- Thông tin thu được của các đối tượng nghiên cứu được giữ bí mật và chỉ sử
dụng cho mục đích nghiên cứu.


-9CHƢƠNG 3. KẾT QUẢ
3.1. Phơi nhiễm asen của các bà mẹ đang mang thai
Kết quả thể hiện ở bảng 3.1 cho thấy: Hàm lượng asen trung bình trong
nước tiểu của bà mẹ nhóm nghiên cứu là 94,25 ± 33,96 µg/L, trung vị là 86,73
µg/L, cao hơn mức thâm nhiễm (60- 80µg/L) và cũng cao hơn hẳn hàm lượng
asen trung bình trong nước tiểu của bà mẹ nhóm đối chứng là 22,27µg/L ± 10,74,
trung vị là 20,06 µg/L. Sự khác biệt giữa hai nhóm có ý nghĩa thống kê với
p<0,001.
Bảng 3.1. Hàm lƣợng asen tổng số trong tóc, nƣớc tiểu mẹ và asen thành phần
Các chỉ số
Hàm lượng As tóc
(µg/g)
Hàm lượng As niệu
(µg/L)
Hàm lượng As niệu
(µg/g creatinin)
AB trong nước tiểu
(%)
DMA trong nước
tiểu (%)

MMA trong nước
tiểu (%)
iAs
(AsV+AsIII)
trong nước tiểu (%)
DMA/MMA trong
nước tiểu (n=98)
MMA/iAs
trong
nước tiểu (n=89)

Nhóm ĐC (n=50)
Trung Trung
SD
vị
bình

Nhóm NC (n=100)
Trung Trung
SD
vị
bình

0,24

0,33

0,26

0,30


0,40

0,28

>0,05

20,06

22,27

10,74

86,73

94,25

33,96

<0,001

32,66

36,18

13,26

99,69

120,79


74,06

<0,001

-

4,70

12,19

-

9,07

14,14

>0,05

-

68,71

17,53

-

71,62

16,15


>0,05

-

14,24

11,03

-

12,25

8,14

>0,05

-

12,34

13,85

-

7,05

9,40

<0,01


-

4,46

2,55

-

7,93

4,39

<0,001

-

1,54

1,34

-

6,30

17,95

>0,05

p


Hàm lượng asen trung bình trong tóc bà mẹ nhóm nghiên cứu là 0,4 ± 0,28
µg/g cao hơn hàm lượng asen trung bình trong tóc mẹ nhóm đối chứng là 0,33
µg/g ± 0,26. Tuy nhiên sự khác biệt giữa 2 nhóm chưa có ý nghĩa thống kê (p
>0,05).
Kết quả phân tích asen thành phần trong nước tiểu cho thấy tỷ lệ trung bình
DMA, MMA nhóm đối chứng là 68,71%, 14,24% nhóm nghiên cứu là 71,62%,
12,25% sự khác biệt chưa có ý nghĩa thống kê với p>0,05; Sự methyl hóa thứ
cấp từ MMA thành DMA thể hiện ở tỷ lệ DMA/MMA. Kết quả cho thấy tỷ lệ
trung bình DMA/MMA của nhóm đối chứng (4,46 ± 2,55) thấp hơn nhóm
nghiên cứu (7,93 ± 4,39), sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p<0,001.


- 10 Bảng 3.2. Hàm lƣợng asen trong nƣớc tiểu, tóc mẹ theo mức độ ơ nhiễm asen
trong nƣớc
Mức độ ô
 10 μg/L (1)
> 10 -  50 μg/L (2)
nhiễm As
n
M
SD
n
M
SD
trong nước
As nước tiểu
50
22,27 10,74
78 92,80 30,97

mẹ (μg/L)
As tóc mẹ
50
0,33
0,26
78
0,37
0,13
(μg/g)
n: số đối tượng; M: trung bình; SD: độ lệch chuẩn

>50 μg/L (3)
P

n

M

SD

22

99,42

43,38

22

0,50


0,38

P1-2<0,001
P1-3<0,001
P 1-3<0,01
P2-3<0,05

Kết quả khảo sát cho thấy hàm lượng asen trong nước tiểu bà mẹ nhóm
phơi nhiễm asen trong nước từ >10-  50 μg/L và > 50 μg/L cao hơn có ý nghĩa
với p<0,001 so với nhóm đối chứng. Hàm lượng asen trong tóc bà mẹ ở nhóm
phơi nhiễm asen trong nước >50 μg/L cao hơn có ý nghĩa với p<0,01 so với
nhóm đối chứng và với p<0,05 so với nhóm phơi nhiễm với asen trong nước  50
μg/L.
Bảng 3.3. Hàm lƣợng asen trong tóc mẹ theo mức độ phơi nhiễm asen trong
nƣớc tiểu mẹ
Nhóm asen
nước tiểu mẹ
(μg/L)

Nhóm đối chứng
(<60) (1)
n
M
SD

Nhóm NC1
(60-86,73) (2)
n
M
SD


Nhóm NC2
(>86,73) (3)
n
M
SD

Asen tóc mẹ
50
0,33
0,26
50
0,37 0,25
(μg/g)
n: số đối tượng; M: trung bình; SD: độ lệch chuẩn

50

0,43

0,30

P

P1-3<0,05
P2-3>0,05

Hàm lượng asen trung bình trong tóc nhóm NC1 là 0,37 ± 0,25 μg/g thấp
hơn so với nhóm NC2 là 0,43 ± 0,30 μg/g. Như vậy, hàm lượng asen trong tóc có
xu hướng tăng dần theo mức độ hàm lượng asen trong nước tiểu, tuy nhiên chỉ có

sự khác biệt giữa nhóm NC2 với nhóm ĐC là có ý nghĩa thống kê với p<0,05.
3.2. Phơi nhiễm asen trƣớc sinh của trẻ sơ sinh
Bảng 3.4. Hàm lƣợng asen tổng số trong máu cuống rốn và tóc của trẻ
sơ sinh
Các chỉ số
As tóc con (µg/g)

n
100

Nhóm nghiên cứu
Trung
M
vị
0,40

0,51

SD

n

0,43

50

As máu cuống
100
7,12
6,81

2,54
50
rốn (µg/L)
n: số đối tượng; M: trung bình; SD: độ lệch chuẩn

Nhóm đối chứng
Trung
M
vị

SD

P

0,19

0,30

0,34

<0,01

3,28

3,62

1,88

<0,001


Hàm lượng As trung bình trong tóc trẻ nhóm nghiên cứu cao hơn hẳn nhóm
đối chứng (0,51 µg/g và 0,3 µg/g). Sự khác biệt giữa hai nhóm có ý nghĩa thống


- 11 kê với p<0,01. Hàm lượng As tổng số trung bình trong máu cuống rốn của con
nhóm nghiên cứu là 6,81 ± 2,54 µg/L, trung vị là 7,12 µg/L, cao hơn hẳn hàm
lượng As tổng số trung bình trong máu cuống rốn của con nhóm đối chứng là
3,62 ± 1,88 µg/L, trung vị là 3,28 µg/L. Sự khác biệt giữa hai nhóm có ý nghĩa
thống kê với p< 0,001.
Bảng 3.5. Hàm lƣợng asen trong máu cuống rốn và tóc trẻ sơ sinh phân
bố theo mức độ phơi nhiễm asen trong nƣớc của bà mẹ nhóm nghiên cứu
≤ 50,0 µg/L

Mức độ phơi nhiễm As
nước

n

M

SD

n

M

SD

As tóc con (μg/g)


78

0,51

0,44

22

0,52

0,43

>0,05

As máu con (µg/L)

78

7,06

2,55

22

5,92

2,37

>0,05


> 50,0 µg/L

P

n: số đối tượng; M: trung bình; SD: độ lệch chuẩn

Kết quả cho thấy hàm lượng asen trung bình trong tóc và máu cuống rốn con
giữa hai nhóm phơi nhiễm khơng có sự khác biệt.
Bảng 3.6. Hàm lƣợng asen trong máu cuống rốn và tóc trẻ sơ sinh
phân bố theo mức độ phơi nhiễm asen trong nƣớc tiểu mẹ
Chỉ số

Nhóm nước tiểu
Nhóm chứng

As trong
tóc con
(μg/g)

50

SD

Độ tin cậy 95%

a

0,34

0,20 - 0,39


b

0,49

0,40 - 0,68

M
0,30

Nhóm NC1

50

0,54

Nhóm NC2

50

0,48

0,37

0,38 - 0,59

Tổng

150


0,44

0,42

0,37-0,51

a

1,88

3,08 - 4,15

b

P

<0,01 (a,b)

Nhóm chứng
As trong
máu con
(µg/L)

n

50

3,62

Nhóm NC1


50

6,61

2,53

5,89 - 7,33

Nhóm NC2

50

7,01c

2,56

6,28 - 7,73

Tổng

150

5,74

2,78

5,29 - 6,19

<0,001 (a,b)

<0,001 (a,c)

a,b,c là ký hiệu của hàm lượng asen trung bình của nhóm khác nhau có ý nghĩa thống kê; n: số đối
tượng; M: trung bình; SD: độ lệch chuẩn

Hàm lượng asen trung bình trong tóc trẻ sơ sinh nhóm NC1 (0,54 μg/g) và
nhóm NC2 (0,48 μg/g) cao hơn nhóm đối chứng (0,3 μg/g). Sự khác biệt có ý
nghĩa thống kê giữa nhóm đối chứng và nhóm NC1 với p<0,01.
Hàm lượng asen trung bình trong máu cuống rốn nhóm NC2 (7,01 μg/L)
lớn hơn khơng có ý nghĩa so với nhóm NC1 (6,61 μg/L) nhưng hàm lượng asen
trong máu cuống rốn trẻ sơ sinh ở cả hai nhóm đều lớn hơn nhóm đối chứng
(3,62 μg/L) với p<0,001. Hàm lượng asen trong máu cuống rốn trẻ sơ sinh tăng
theo mức độ phơi nhiễm asen trong nước tiểu mẹ.


- 12 3.3. Một số biến đổi về nhiễm sắc thể ở tế bào máu cuống rốn trẻ sơ sinh và
mối liên quan với phơi nhiễm asen trƣớc sinh
Bảng 3.7. Tần số tổn thƣơng nhiễm sắc thể ở nhóm NC và nhóm ĐC
Chỉ số NC
Số tế bào
Lệch bội
Bất thường cấu
trúc kiểu NStử

Gap
Isogap
Đứt
Trao đổi NStử
Tổng số


Mất đoạn
Gãy không tâm
Bất thường cấu Minus
trúc kiểu NST
Dic
Tri
R
Tổng số bất thường
Tỉ lệ (%)

Nhóm ĐC(n)
4500
17 (0,38%)
1
11
4
0

Nhóm NC(n)
8700
72 (0,83%)
73
4
11
0

16 (0,36%)

88 (1,01%)


0
0
0
0
0
0
33
0,73

1
1
1
0
0
0
163
1,87

P
<0,001
<0,0001
>0,05
>0,05
p<0,05

p<0,0001

Tần số tổng các loại tổn thương nhiễm sắc thể tính trên 100 tế bào ở nhóm
trẻ sơ sinh phơi nhiễm asen trước sinh (1,87%) cao gấp 2,56 lần nhóm đối chứng
(0,73%), sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p<0,0001. Tỷ lệ lệch bội ở

nhóm phơi nhiễm (0,83%) cao gấp 2,18 lần nhóm đối chứng (0,38%). Sự khác
biệt này cũng có ý nghĩa thống kê với p< 0,001. Tỷ lệ tổng bất thường kiểu
nhiễm sắc tử ở nhóm phơi nhiễm (1,01%) cao gấp 2,83 lần nhóm đối chứng
(0,36%). Sự khác biệt này cũng có ý nghĩa thống kê với p< 0,05. Khơng thấy có
sự khác biệt về tỷ lệ bất thường cấu trúc kiểu nhiễm sắc thể giữa hai nhóm nghiên
cứu và nhóm đối chứng.

Hình 3.1. Hình ảnh bộ nhiễm sắc lệch bội (n=45) ở mẫu NT41


- 13 -

Hình 3.2. Hình ảnh minus ở mẫu HT22
Bảng 3.8. Tỷ lệ đối tƣợng có bất thƣờng nhiễm sắc thể ở hai nhóm có
phơi nhiễm (nhóm NC) và khơng phơi nhiễm (nhóm ĐC)


Nhóm NC
n
%
51
58,6

Nhóm ĐC
n
%
15
33,3

Khơng


36

41,4

30

66,7


Khơng


28
59
41

32,2
67,8
47,1

9
36
10

20,0
80,0
22,2

Khơng


46

52,9

35

77,8


Khơng
Khơng
1 BT
2 BT
3 BT

3
84
36
32
17
2

3,4
96,6
41,4
36,8
19,5
2,3


0
45
30
11
4
0

0,0
100,0
66,7
24,4
8,9
0,0

Chỉ số nghiên cứu
Bất thường NST
Bất
thường
lượng NST

số

Bất thường cấu trúc
NStử
Bất thường cấu trúc
NST
Số lượng
thường

các


bất

p; OR(CI 95%)
p<0,01;
OR= 2,83 (CI 95%: 1,346,01)
>0,05
p<0,01;
OR= 3,12 (CI 95%: 1,387,08)
*p>0,05

p<0,05

* Fisher's exact test

Kết quả tỷ lệ đối tượng có bất thường nhiễm sắc thể ở hai nhóm có phơi
nhiễm và đối chứng cho thấy: Nhóm NC có tỷ lệ số đối tượng có bất thường NST
là 58,6% cao hơn so với nhóm đối chứng là 33,3% với OR=2,83, p<0,01. Bất
thường cấu trúc NStử ở nhóm NC chiếm tỷ lệ 47,1% cao hơn so với nhóm ĐC
(22,2%) với OR=3,12, p<0,01. Không phát hiện thấy sự khác biệt về tỷ lệ đối
tượng có bất thường về số lượng nhiễm sắc thể, bất thường cấu trúc kiểu nhiễm
sắc thể.
Bảng 3.9. Hàm lƣợng asen nƣớc tiểu mẹ, tóc con, máu cuống rốn ở các
đối tƣợng có và khơng có bất thƣờng NST trong nhóm nghiên cứu
Nhóm có bất BT NST
Nhóm khơng có BT NST
n
M
SD
n

M
SD
As nước tiểu mẹ (µg/L)
51
95,05
33,84
36
93,87
34,31
As tóc con (µg/g)
51
0,45
0,38
36
0,61
0,48
Asmáucuốngrốn(µg/L)
51
7,66
2,26
36
6,31
2,35
n: số đối tượng; M:trung bình; SD: độ lệch chuẩn
Chỉ số nghiên cứu

p
>0,05
>0,05
<0,01



- 14 So sánh bất thường NST trong nhóm NC cho thấy: Hàm lượng asen máu
cuống rốn ở nhóm trẻ sơ sinh có bất thường NST là 7,66 ± 2,26 µg/L cao hơn
nhóm khơng có bất thường NST 6,31±2,35 có ý nghĩa với p<0,01. Khơng thấy có
sự khác biệt về hàm lượng asen trong nước tiểu mẹ, asen trong tóc trẻ sơ sinh
giữa hai nhóm.
3.4. Kết quả xác định đa hình gen, đột biến gen ở tế bào máu cuống rốn trẻ
sơ sinh và mối liên quan với phơi nhiễm asen trƣớc sinh
Nhân các đoạn gen AS3MT, GSTO1

Hình 3.3. Một số hình ảnh điện di sản phẩm PCR nhân đoạn gen AS3MT
bằng cặp mồi E9
M: Marker- thang DNA chuẩn 100 bp; 1: NS19, 2:OL15, 3: NS22, 4: HT49, 5: HT68, 6: HT69, 7: 71,
8: BS09, 9: CL71, 10: CL76

Để tiến hành nhân các đoạn gen AS3MT và GSTO1 bằng kỹ thuật PCR, 6 cặp
mồi đặc hiệu Up, I3, E9, G1, G4, G5 đã được sử dụng. Sản phẩm PCR được tiến
hành kiểm tra trên gel agarose 1,5%. Kết quả cho thấy sản phẩm PCR thu được
đặc hiệu, các băng rõ ràng, không bị đứt gãy.
Nhân gen CXCL1
Sản phẩm PCR của gen CXCL1 sử dụng hai cặp mồi C3 và C4 được kiểm tra
trên gel agarose 0,8%. Đoạn CXCL1-3 có kích thước khoảng 0,75 kb; Đoạn
CXCL1-4 có kích thước khoảng 0,85 kb. Kết quả điện di cho thấy các băng thu
được có kích thước tương đương với kích thước theo tính tốn lý thuyết và sản
phẩm khơng có băng phụ.
A
B

Hình 3.4. Kết quả nhân gen CXCL1

A: Điện di đồ sản phẩm PCR nhân gen CXCL1-3.
B: Điện di đồ sản phẩm PCR nhân đoạn gen CXCL1-4.
M: Marker 100 bp; 1B: VL07, 2B: VL18, 3B: VL28, 4B: CL11, 5B: Cl37, 6B: Cl54, 7B: CL60, 8B:
HT31, 9B: HT38, 1C: VL07, 2C: VL18, 3C: VL28, 4C: CL11, 5C: Cl37, 6C: Cl54, 7C: CL60, 8C:
HT31, 9C: HT38, 10C: HT03, 11C: HT08, 12C: HT09, 13C: HT12, 14C: HT27.


- 15 Sản phẩm PCR của gen CXCL1 sau đó được tiến hành tinh sạch qua cột tinh
sạch của hãng Fermantas để loại bỏ những thành phần còn dư lại trong quá trình
chạy PCR như mồi hay dNTP. Sản phẩm tinh sạch được đo quang phổ để xác
định nồng độ và độ tinh sạch cho giải trình tự gen.

Hình 3.5. Ảnh điện di đại diện một số sản phẩm PCR cắt bằng enzyme giới
hạn Cac8I
M: marker 100bp, 1: BS09, 2: CL100, 3: NS08, 4: NS17, 5:TS04, 6: NT102, 7: TS11, 8: NT68, 9:
NS25, 10: VL18, 11: VL07

Bảng 3.10. Tần xuất xuất hiện các kiểu gen tại các điểm đa hình nghiên
cứu trên gen AS3MT và GSTO1
Gen AS3MT
Điểm đa hình
E9
(rs11191439)
14458

UP (rs7085104)
4602

I3
(rs 4917989)

5913

Kiểu gen

n

%

TC

14

9,46

TT

134

90,54

CC

0

0

Gen GSTO1
Điểm đa hình

G5

(rs11509439)

Kiểu gen

n

%

CC

146

97,99

TT

3

2,01

TC

0

0

149
150

100

100

TT

0

0

TC

0

0

Tổng

148

100

AA

21

14,19

Tổng
CC

AG


77

52,03

GG

50

33,78

Tổng

148

100

Tổng

150

100

G4 (rs15032)

CC

3

2,00


AA

17

11,64

TC

28

18,67

AC

28

19,18

TT

119

79,33

CC

101

69,18


Tổng

150

100

Tổng

146

100

G1 (rs4925)

Với điểm đa hình rs11191439 trên gen AS3MT, kiểu gen TT chiếm chủ yếu
(90,54%), cịn lại là kiểu gen TC (9,46%), khơng có kiểu gen CC trên các mẫu
nghiên cứu và đối chứng. Xét về allele, allele T chiếm 95,27%, allele C chỉ
chiếm 4,73%. Điểm đa hình rs4917989 trên gen AS3MT cũng đa phần xuất hiện
kiểu gen TT (79,33%), kiểu gen CC chỉ xuất hiện ở 3 mẫu chiếm 2%, còn lại kiểu
gen dị hợp tử TC chiếm 18,67%. Xét về allele, allele C chiếm 11,33% trong khi
allele T chiếm 88,67%. Điểm đa hình AS3MT rs7085104 có kiểu gen đồng hợp


- 16 tử AA và GG lần lượt chiếm 14,19% và 33,78% trong khi dị hợp tử AG chiếm
52,03%. Allele A và G có tần xuất xuất hiện tương đối đồng đều hơn 2 điểm đa
hình trên, allele A chiếm 40,20%, allele G chiếm 59,80%.
Điểm đa hình GSTO1 rs15032 chỉ xuất hiện duy nhất 1 kiểu gen CC ở tất cả
150 mẫu trong nghiên cứu (100%). Điểm đa hình GSTO1 rs11509439 cũng đa
phần là kiểu gen CC (97,99%), tương ứng allele C chiếm 97,99% còn kiểu gen

TT chiếm 2,01% tương ứng allele T cũng chiếm 2,01%, không xuất hiện dị hợp
tử ở đa hình này. Điểm đa hình GSTO1 rs4925 có tần xuất xuất hiện kiểu gen
đồng hợp tử AA chiếm 11,64%, đồng hợp tử CC chiếm 69,18%, dị hợp tử AC
chiếm 19,18%. Xét về allele, allele A chiếm 21,23% và allele C chiếm 78,77%.
Phân tích trình tự gen CXCL1
Kết quả giải trình tự gen CXCL1 được phân tích bằng phần mềm tin học
BioEdit4.7. Trên phần mềm này, chúng tôi so sánh trình tự DNA đã được đọc với
trình tự gen CXCL1 chuẩn trên ngân hàng gen người

Hình 3.6. Kết quả giải trình tự gen CXCL1 ở một số mẫu
Kết quả phân tích trình tự cho thấy có 3 vị trí có sự sai khác về kiểu gen.
Các vị trí này được xác định thuộc các điểm đa hình rs2071425, rs765355 và
rs4074 của gen CXCL1.
Bảng 3.11. Tần xuất kiểu gen của các điểm đa hình trên gen CXCL1
Điểm đa hình
rs2071425

rs765355

rs4074

Kiểu gen
AA
AG
GG
Tổng
CG
GG
Tổng
AA

AG
GG
Tổng

n
7
18
5
30
8
22
30
5
19
6
30

%
23,3
60,0
16,7
100
26,7
73,3
100
16,7
63,3
20,0
100


Với điểm đa hình CXCL1 rs2071425, kiểu gen AG chiếm 60%, kiểu AA
chiếm 23,3% và GG chiếm 16,7% trên toàn bộ 30 đối tượng được phân tích trình
tự. Xét về allele, allele A chiếm 53,3% cao hơn so với allele G (chiếm 46,7%).
Điểm đa hình CXCL1 rs765355 xuất hiện 2 kiểu gen GG (73,3%) và CG
(26,7%). Allele G chiếm ưu thế với tỷ lệ 86,65%, allele C chiếm 13,33%. Điểm


- 17 đa hình CXCL1 rs4074 có kiểu gen dị hợp tử AG chiếm ưu thế (63,3%), sau đó
là 2 dạng đồng hợp tử AA và GG lần lượt chiếm 16,7% và 20,0%. Allele A và G
có tần xuất xuất hiện tương đối đồng đều 48,35% và 51,65% tương ứng
Mối liên quan giữa từng điểm đa hình gen AS3MT, GSTO1 và CXCL1 với phơi
nhiễm trước sinh
Trên gen GSTO1, tại cả 3 điểm đa hình chúng tơi chưa tìm thấy mối liên
quan giữa hàm lượng asen trung bình trong máu cuống rốn và asen trong tóc con
với các kiểu gen. Trên gen CXCL1, tại 2 điểm đa hình rs765355 và rs4074 chưa
tìm thấy sự khác biệt về hàm lượng asen trong máu cuống rốn và tóc con. Tại
điểm đa hình rs2071425 chưa tìm thấy sự khác biệt giữa các điểm đa hình và hàm
lượng asen trong máu con, nhưng có sự khác biệt giữa kiểu gen với hàm lượng
asen trong tóc con: Trẻ mang đồng hợp tử AA có hàm lượng asen trung bình
trong tóc (0,61 µg/g) cao hơn dạng đồng hợp tử GG (0,43 µg/g) và cao hơn hẳn
dạng dị hợp tử AG (0,32 µg/g) có ý nghĩa với p <0,05.
Bảng 3.12. Mối liên quan giữa hàm lƣợng asen trong tóc, máu con với các vị
trí đa hình ở nhóm nghiên cứu
AS3MT 14458 (rs11191439)
Chỉ số

n
As tóc con (µg/g)
90
As máu con (µg/L)

90
AS3MT 4602 (rs7085104)

TT
M
0,52
6,71

GG
n
M
As tóc con (µg/g)
35 0,46
As máu con (µg/L)
35 7,67
AS3MT 5913 (rs 4917989)
TT
Chỉ số
n
M
As tóc con (µg/g)
75 0,54
As máu con (µg/L)
75 6,77
GSTO132630 (G5) (rs11509439)
CC
Chỉ số
n
M
As tóc con (µg/g)

97 0,51
As máu con (µg/L)
97 6,74
GSTO128279 (G1) (rs4925)
CC
Chỉ số
n
M
As tóc con (µg/g)
68 0,46
As máu con (µg/L)
68 6,87
CXCL1 rs2071425
AA
Chỉ số
n
M
As tóc con (µg/g)
7
0,61
As máu con (µg/L)
7
7,43
Chỉ số

SD
0,45
2,57

N

10
10

TC
M
0,40
7,70

SD
0,27
2,19

N
0
0

CC
M

SD
0,35
2,49

N
51
51

AG
M
0,51

6,63

SD
0,44
2,54

N
12
12

AA
M
0,69
5,52

SD
0,59
1,97

SD
0,48
2,56

n
23
23

TC
M
0,46

7,08

SD
0,22
2,56

N
2
2

CC
M
0,20
4,94

SD
0,13
1,47

SD
0,43
2,54

n
3
3

TT
M
0.61

8.89

SD
0,72
2,05

N
0
0

TC
M

SD

SD
0,36
2,57

n
22
22

AC
M
0,63
6,96

SD
0,54

2,57

N
8
8

AA
M
0,68
6,55

SD
0,65
2,42

SD
0,28
1,73

n
18
18

AG
M
0,32
6,13

SD
0,20

3,48

N
5
5

GG
M
0,43
7,89

SD
0,36
2,53

SD

Tổng

P

100
100

>0,05
>0,05

Tổng
98
98


P
>0,05
<0,05

Tổng

P

100
100

>0,05
>0,05

Tổng

P

100
100

>0,05
>0,05

Tổng

P

98

98

>0,05
>0,05

Tổng
30
30

p
<0,05
>0,05


- 18 CXCL1 rs765355
Chỉ số

CG
M
0,42
7,56

N
0
0

AA
AG
n
M

SD
n
M
SD
As tóc con (µg/g)
5
0,43 0,37 19 0,36 0,26
As máu con (µg/L)
5
6,98 2,78 19 6,67 3,27
n: số đối tượng; M: trung bình; SD: độ lệch chuẩn

N
6
6

Chỉ số

SD
0,25
2,74

n
22
22

GG
M
0.40
6.42


SD
0.28
3.13

As tóc con (µg/g)
As máu con (µg/L)
CXCL1 rs4074

n
8
8

CC
M

GG
M
0,52
6,69

SD

SD
0,18
2,89

Tổng

P


30
30

>0,05
>0,05

Tổng
30
30

P
>0,05
>0,05

Trên gen AS3MT, tại 2 điểm đa hình 14458 (rs11191439) và 5913 (rs
4917989) so sánh hàm lượng asen trung bình trong máu cuống rốn và tóc trẻ sơ
sinh giữa các kiểu gen chưa thấy sự khác biệt. Tại điểm đa hình 4602
(rs7085104), chưa tìm thấy sự khác biệt giữa các kiểu gen về hàm lượng asen
trong tóc con, nhưng có sự khác biệt có ý nghĩa giữa kiểu gen về hàm lượng asen
trong máu cuống rốn con với p<0,05.
Bảng 3.13. Hàm lƣợng asen trong máu con và tóc con với nhóm các điểm đa
hình phổ biến trên AS3MT và GST01
Hàm lượng asen trong máu con
(µg/L)
M
SD
P*
6 SNPs
33

5,08
2,62
>0,05
Các SNPs khác
117
5,93
2,80
6SNPs trừ E9 (TT)
37
5,31
2,84
>0,05
Các SNPs khác
113
5,88
2,75
6SNPs trừ Up (AG)
66
5,18
2,81
< 0,05
Các SNPs khác
84
6,18
2,69
6SNPs trừ I3 (TT)
37
5,11
2,60
>0,05

Các SNPs khác
113
5,95
2,81
6SNPs trừ G5 (CC)
36
5,19
2,70
>0,05
Các SNPs khác
114
5,91
2,79
6SNPs trừ G4 (CC)
33
5,07
2,62
>0,05
Các SNPs khác
117
5,93
2,80
6SNPs trừ G1 (CC)
59
5,56
2,60
>0,05
Các SNPs khác
91
5,79

2,89
P* kiểm định của số điểm đa hình so với các kiểu cịn lại
n: số đối tượng; M: trung bình
Số điểm đa hình

n

Hàm lượng asen trong tóc con
(µg/g)
P*
M
SD
0,48
0,44
>0,05
0,44
0,41
0,42
0,43
>0,05
0,45
0,41
0,42
0,42
>0,05
0,46
0,41
0,46
0,42
>0,05

0,43
0,415
0,46
0,45
>0,05
0,43
0,40
0,46
0,45
>0,05
0,44
0,41
0,46
0,43
>0,05
0,43
0,407

Kết quả phân tích số cá thể mang 6 SNPs trừ rs7085104 (AG) tức là gen
AS3MT có điểm đa hình rs11191439 (TT), rs4917989 (TT), trên gen GSTO1 có
điểm đa hình rs4925 (CC), rs11509439 (CC) và rs15032 (CC) có 66 cá thể. Các
cá thể mang đồng thời 5 kiểu đa hình này có hàm lượng asen trong máu cuống
rốn là 5,18 µg/L thấp hơn so với các cá thể cịn lại (6,18 µg/L). Sự khác biệt có ý
nghĩa thống kê với p< 0,05.


- 19 BÀN LUẬN
4.1. Phơi nhiễm asen của các bà mẹ đang mang thai và mối liên quan đến ô
nhiễm asen nguồn nƣớc sử dụng
Asen tổng số trong nước tiểu được phân tích tuần 8 và tuần 30 của 1578 phụ

nữ mang thai ở Bangladesh. Ở tuần 8, tuần 30, trung vị hàm lượng asen trong
nước tiểu mẹ là 79 µg/L và 80 µg/L, trung bình là 152 µg/L, 167 µg/L (Rahman,
2009). Cũng ở Bangladesh, 2112 phụ nữ mang thai phơi nhiễm với asen được xét
nghiệm asen trong nước tiểu tuần 30 có trung vị là 96 µg/L (Hamadani, 2010).
Kết quả trung vị hàm lượng asen trong nước tiểu của đối tượng nghiên cứu của
chúng tôi tương tự như các nghiên cứu trên tuy nhiên chúng tôi chỉ lấy mẫu được
một lần trong suốt thời kỳ mang thai.
Hàm lượng creatine trong nước tiểu bị phụ thuộc vào giới, chủng tộc, tuổi
và khối lượng cơ của cơ thể do đó cũng ít nhiều ảnh hưởng đến kết quả nghiên
cứu (Marchiset-Ferlay, 2012). Ở nghiên cứu của chúng tơi, hàm lượng asen trung
bình nhóm nghiên cứu là 120,79 ± 74,06 µg/g creatinin cao hơn rõ rệt so với
nhóm đối chứng (36,18 ± 13,26 µg/g creatinin) có ý nghĩa với p<0,001. Hàm
lượng asen trung bình của các phụ nữ mang thai trong nghiên cứu của chúng tơi,
hàm lượng asen tổng số dân Hịa Hậu (92,6 µg/g creatinin), xã Liêm Chính (97,9
µg/g creatinin) thấp hơn so với hàm lượng asen trong nước tiểu của dân
Campuchia (201 µg/g creatinin) (Agusa, 2009).
Trong cơ thể, sự methyl hóa asen được coi như là quá trình giải độc, bởi
hợp chất được methyl hóa sẽ ít độc hơn và được đào thải nhanh chóng qua nước
tiểu hơn là dạng asen vô cơ. Các nghiên cứu bệnh học đã chỉ ra rằng những cá
thể có phần trăm DMA (% DMA) cao trong nước tiểu thì có khả năng bài tiết
asen nhiều hơn bởi những cá thể này có khả năng methyl hóa asen cao hơn. Các
chất chuyển hóa asen thường thay đổi tùy từng cá thể nhưng thông thường dao
động DMA (60-70%) > MMA (10-20%) > iAs (10%) (Valter, 2001). Công trình
nghiên cứu này của chúng tơi cũng có kết quả tương tự như tỷ lệ trên. Kết quả
phân tích asen thành phần trong nước tiểu của các bà mẹ đang mang thai cho thấy
tỷ lệ % DMA trong nước tiểu cao nhất (71,62%) và giảm dần ở các tỷ lệ %MMA
(12,25%), % iAs (7,5%). Điều này chứng tỏ rằng cơ thể đã có sự chuyển hóa iAs
thành các dạng As hữu cơ ít độc hơn và đào thải ra khỏi cơ thể.
Kết quả phân tích asen trong tóc trong nghiên cứu của chúng tơi cho thấy,
hàm lượng asen trung bình trong tóc bà mẹ mang thai nhóm nghiên cứu là 0,4

µg/g ± 0,28 cao hơn hàm lượng asen trung bình trong tóc nhóm đối chứng (Bảng
3.1), nhưng chưa có ý nghĩa thống kê (p>0,05). Điều này có thể do một số bà mẹ
trong nhóm đối chứng trước khi lấy chồng sống ở vùng bị ơ nhiễm asen, asen đã
tích lũy vào tóc. Ngược lại, có một số bà mẹ trong nhóm nghiên cứu trước khi lấy
chồng đẻ con thì ở vùng khơng bị ơ nhiễm asen, asen trong tóc chỉ được tích lũy
lại từ khi ở nhà chồng. Tuy nhiên, nếu chia nhóm nghiên cứu thành 2 nhóm phụ


- 20 theo mức độ phơi nhiễm asen trong nguồn nước và mức độ phơi nhiễm asen
trong nước tiểu mẹ (Bảng 3.2, Bảng 3.3) sẽ thấy: hàm lượng asen trong tóc mẹ
(0,5 μg/g) ở nhóm sử dụng nước bị ơ nhiễm asen >50 µg/L cao hơn nhóm sử
dụng nước ơ nhiễm asen >10 - ≤ 50 µg/L (0,37 μg/g) và cũng cao hơn nhóm đối
chứng sử dụng nước khơng bị ô nhiễm asen (0,33μg/g). Sự khác biệt này có ý
nghĩa thống kê với p<0,05 và p<0,01 (Bảng 3.2). Cũng thấy như vậy nếu chia các
bà mẹ trong nhóm nghiên cứu thành 2 nhóm bị phơi nhiễm ít (NC1) và nhóm bị
phơi nhiễm nhiều (NC2) theo mức độ hàm lượng asen trong nước tiểu (Bảng 3.3)
Kết quả nghiên cứu của chúng tơi cho thấy có mối liên quan chặt chẽ giữa
phơi nhiễm và đào thải. Cơ thể mẹ đã tăng cường methyl hóa đào thải asen khi
phơi nhiễm với asen trong nguồn nước.
4.2. Phơi nhiễm asen của trẻ sơ sinh và mối liên quan đến phơi nhiễm asen
của mẹ
Trong thời gian mang thai, khi người mẹ phơi nhiễm với asen vô cơ, hóa
chất này nhanh chóng theo máu tới bào thai. Kết quả phân tích asen trong máu
cuống rốn và tóc của trẻ sơ sinh đánh giá rất rõ thực trạng phơi nhiễm của trẻ
ngay từ khi trong bào thai. Kết quả của chúng tôi cho thấy sự phơi nhiễm với
asen trong nguồn nước của mẹ trước sinh đã truyền cho con thơng qua nhau thai
tới máu cuống rốn và tích lũy tại tóc ngay từ thời kỳ bào thai.
Kết quả nghiên cứu cho thấy hàm lượng asen trung bình trong máu cuống
rốn tăng rõ rệt từ nhóm chứng (3,62 μg/L) đến nhóm NC1 (6,61 μg/L) và nhóm
NC2 (7,01 μg/L). Sự khác biệt giữa cả 2 nhóm nghiên cứu với nhóm đối chứng

có ý nghĩa thống kê với p<0,001. Sở dĩ có tương quan rõ rệt như vậy là vì mối
liên quan giữa hàm lượng asen trong máu và nước tiểu của mẹ với asen máu của
con là mối liên quan tức thời. Kết quả này nói lên rằng, mẹ phơi nhiễm với asen
càng nhiều thì con cũng bị phơi nhiễm càng nhiều (Bảng 3.4).
Hàm lượng asen trung bình trong tóc trẻ sơ sinh của cả 2 nhóm NC1 (0,54
μg/g) và nhóm NC2 (0,48 μg/g) đều cao hơn nhóm đối chứng (0,3 μg/g), tuy
nhiên sự khác biệt này chỉ có ý nghĩa thống kê khi so sánh giữa nhóm NC1 với
nhóm đối chứng (p<0,01) (Bảng 3.6). Theo chúng tôi asen niệu chỉ phản ánh tình
trạng phơi nhiễm asen tức thời của các bà mẹ, không phải ngày nào các đối tượng
nghiên cứu cũng sử dụng nguồn nước ô nhiễm asen, mà họ dùng xen kẽ khi thiếu
nước mưa trong khi thời gian bán thải asen khoảng 4 ngày. Lượng asen trong
nước tiểu của các đối tượng nghiên cứu sẽ dao động trong suốt thời kỳ mang thai:
khi sử dụng (ăn, uống) bằng nguồn nước ơ nhiễm thì asen niệu cao lên, khi khơng
sử dụng thì asen niệu lại thấp đi. Mặt khác, lượng asen tóc trẻ sơ sinh lại hình
thành trong phần lớn thời gian thai nhi nằm trong bụng mẹ. Do đó nếu chỉ xét
nghiệm asen niệu có một lần thì khó thấy mối tương quan giữa asen niệu của mẹ
với asen trong tóc con.


- 21 Chúng tơi chưa tìm thấy liên quan giữa hàm lượng asen trong máu cuống
rốn, tóc trẻ sơ sinh với hàm lượng asen trong tóc mẹ (p>0,05). Điều này cũng
phản ánh một thực tế là hàm lượng asen trong tóc mẹ thể hiện sự phơi nhiễm lâu
dài cịn hàm lượng asen trong máu cuống rốn, tóc trẻ sơ sinh phản ánh sự phơi
nhiễm chỉ trong thời kỳ mang thai.
4.3. Một số biển đổi nhiễm sắc thể ở tế bào máu cuống rốn trẻ sơ sinh và mối
liên quan với phơi nhiễm asen trƣớc sinh
Theo kết quả trình bày ở bảng 3.7, trong số các bất thường nhiễm sắc thể,
loại bất thường thường gặp là lệch bội (72/163 chiếm 44,17%) và bất thường cấu
trúc kiểu nhiễm sắc tử (73/163 chiếm 53,99%). Tỷ lệ lệch bội ở nhóm phơi nhiễm
(0,83%) cao gấp 2,18 lần nhóm đối chứng (0,38%), sự khác biệt có ý nghĩa thống

kê với p< 0,001. Tỷ lệ tổng bất thường kiểu nhiễm sắc tử ở nhóm phơi nhiễm
(1,01%) cao gấp 2,83 lần nhóm đối chứng (0,36%), sự khác biệt này cũng có ý
nghĩa thống kê với p< 0,05.
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi phù hợp với kết quả nghiên cứu của Julie
Mahata và cs (2004) trên các đối tượng thuộc cả ba nhóm: nhóm chứng, nhóm
phơi nhiễm asen khơng triệu chứng và nhóm phơi nhiễm asen có triệu chứng đều
cho thấy tần số bất thường kiểu nhiễm sắc tử nhiều gấp hàng chục lần cho tới vài
chục lần so với bất thường cấu trúc kiểu nhiễm sắc thể (Mahata, 2004). Về cơ chế
gây tổn thương nhiễm sắc thể, một số tác giả nghiên cứu cho thấy nếu xử lý tế
bào với asen tại G2 làm chậm quá trình phân bào, làm tích tụ các tế bào đang
phân chia và kéo dài thời gian phân chia. Ngoài ra asen còn gây bất thường phân
bố và rối loạn quá trình phân ly của nhiễm sắc thể trong quá trình phân bào dẫn
đến dẫn đến lệch bội. Cơ chế này khác với cơ chế của các chất độc ức chế hình
thành thoi vơ sắc. Có nhiều cơng trình nghiên cứu cho thấy khi xử lý tế bào bạch
cầu với asen nồng độ cao thấy đứt gãy nhiễm sắc tử. Như vậy, khi phân tích bất
thường nhiễm sắc thể trong nhiễm độc asen cũng cần đặc biệt chú ý đến bất
thường dạng lệch bội và bất thường cấu trúc kiểu nhiễm sắc tử.
Tổn thương cơ thể do asen còn phụ thuộc vào tính nhạy cảm của từng cá
thể, chính vì vậy người có nồng độ asen thấp nhưng nếu có tính nhạy cảm cao có
thể có tần số bất thường NST cao hơn một cách tương đối so với người có tính
nhạy cảm thấp và ngược lại. Nghiên cứu cho thấy tính chất tổn thương di truyền
tế bào ở trẻ sơ sinh có mối liên quan trực tiếp hơn đối với giá trị hàm lượng As
trong máu cuống rốn, As trong tóc con và trong nước tiểu mẹ. Điều này có thể
được giải thích là dường như bất thường NST trên dòng tế bào bạch cầu máu
cuống rốn bị ảnh hưởng trực tiếp từ việc phơi nhiễm asen trong suốt thời kỳ
mang thai nên sự khác biệt giữa hai nhóm có ý nghĩa thống kê.


- 22 4.4. Kết quả xác định đa hình gen, đột biến gen ở tế bào máu cuống rốn trẻ
sơ sinh và mối liên quan với phơi nhiễm asen trƣớc sinh

Đa hình AS3MT 4602 (rs7085104) có tần xuất xuất hiện các allele A và G
giống với các nghiên cứu ở Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc, Gana, tuy nhiên
ở các nhóm đối tượng thuộc Srilanka, Mơng Cổ hay Nepal thì chủ yếu là allele A
chiếm tới 70 đến 85%. Đa hình AS3MT 5913 (rs4917986) trong nghiên cứu của
chúng tơi (Bảng 3.10) chủ yếu là allele T chiếm hơn 88%, kết quả này giống với
nghiên cứu của Agusa ở quần thể người Việt Nam trên đồng bằng sông Hồng
(Agusa, 2009). Đa hình AS3MT 14458 (rs1119143) có tần xuất allele T là
95,27%, giống với hầu hết các nghiên cứu tại các quốc gia khác, allele T chiếm
từ 90 đến 100% (Agusa, 2011).
Trong nghiên cứu này, chúng tơi đã khơng tìm thấy sự thay đổi nucleotide
nào tại SNP GSTO1 rs15032 phù hợp với nghiên cứu của Agusa và cộng sự
(2009), ông đã không tìm được allele đột biến xuất hiện ở SNP GSTO1 rs15032
trên dân cư sống vùng Đồng bằng Sông Hồng. Tuy nhiên lí do chúng tơi vẫn
chọn để nghiên cứu SNP này vì theo nghiên cứu của Tanaka-Kagawa năm 2003,
ơng đã tìm được thể đột biến tại SNP rs15032 và thấy rằng thể đột biến CA có
hoạt tính khử MMAV thấp hơn so với với các thể hoang dại sử dụng trong in vitro
(Tanaka-Kagawa, 2003). Trong nghiên cứu này, tại điểm đa hình GSTO1
rs15032 và GSTO1 rs11509439 có tần xuất allele C lần lượt là 100% và 97,99%.
Hầu như khơng có sự thay đổi nucletide ở SNP rs11509439 đối với các mẫu
trong nghiên cứu. Kết quả này giống với nghiên cứu của Agusa và cs (2009), ơng
đã khơng tìm được allele đột biến xuất hiện ở SNP rs11509439 trên dân cư sống
vùng đồng bằng sông Hồng. Tuy nhiên, Baidehi Mukherjee và cs (2006) đã tìm
ra được tần số đột biến gen trên SNP rs11509439 ở người Mỹ gốc Mexico là
0,05% nhưng khơng tìm được đột biến ở người Mỹ gốc Phi và người Mỹ gốc
Trung Quốc (Mukherje, 2006). Với đa hình GSTO1 28276 (rs4925), nghiên cứu
của chúng tôi cho thấy tần xuất allele C là chủ yếu, chiếm 78,77% thấp hơn một
chút so với nghiên cứu của Agusa, tần xuất allele này chiếm đến 84%.
Kết quả giải trình tự gen CXCL1 chúng tôi chưa thấy điểm đột biến nào. Tuy
nhiên, từ hệ thống dữ liệu dbSNP trên ngân hàng gen người, các sự sai khác này
được xác định là thuộc ba điểm đa hình SNP rs2071425, rs765355 và rs4074 của

gen CXCL1 ở người.
Theo nhiều nghiên cứu trước đây, đa hình nucleotide đơn của AS3MT 14458
(rs11191439) liên quan mật thiết với sự methyl hóa. Theo Valenzuela ở Mexico
thì tỷ lệ AsV và MMAIII+V của người có 14458 (rs11191439) CT + CC cao hơn
đáng kể so với những người có AS3MT 14458 (rs11191439) TT (Valenzuela,
2009). Theo các cơng trình nghiên cứu ở Châu Âu thì những thay đổi kiều gen tại
điểm đa hình AS3MT 14458 (rs11191439) là một trong những yếu tố chính có
thể ảnh hưởng đến q trình chuyển hóa asen trong cơ thể: kiểu gen TC + CC có


- 23 %MMAV cao và %DMAV thấp hơn so với kiểu gen TT (Lindberg, 2007), xu
hướng này rõ rệt ở nam hơn ở phụ nữ. Điều này cho thấy rằng AS3MT 14458 (
rs11191439) CT + CC có khả năng chuyển hóa từ asen vơ cơ thành MMA cao
hơn AS3MT 14458 (rs11191439) TT (Agusa, 2011). Theo Valenzuela và cs
(2009), biến thể AS3MT 4602 (rs7085104) không liên quan tới nguy cơ tổn
thương da. Tuy nhiên, đa hình AS3MT 4602 (rs7085104) có liên quan tới sự
khác biệt tỷ lệ DMA/MMA trong nước tiểu. Nghiên cứu trên người Mehico và
Achentina cho thấy AS3MT 4602 (rs7085104) GG (allele G) có tỷ lệ %
MMAIII+V thấp hơn, nhưng % DMAIII+V và tỷ lệ DMAIII+V/MMAIII+V cao hơn so
với AS3MT 4602 (rs7085104) AA + AG (allele A) (Agusa, 2011). Cho nên allele
G có khả năng methyl hóa từ MMA sang DMA cao hơn so với allele A (AA +
AG) và có sự liên quan giữa AS3MT 4602 (rs7085104) với q trình trao đổi
chất của asen vơ cơ (Valenzuela, 2009). Tuy nhiên theo nghiên cứu của Agusa
trên quần thể người Việt Nam ở đồng bằng sơng Hồng thì lại cho kết quả ngược
lại, đồng hợp tử GG có phần trăm DMAV thấp hơn AA và AG. AS3MT 5913
(rs4917986) có một mối tương quan với %MMAV. Theo nghiên cứu với AS3MT
5913 (rs4917986), dị hợp tử TC có MMAV/iAs cao hơn đồng hợp tử TT, cho
thấy rằng SNP này có thể liên quan đến q trình methyl hóa của asen (Agusa,
2009). Sự gia tăng %MMA trong nước tiểu liên quan đến nguy cơ ung thư đã
được đề xuất trong nghiên cứu ở Mehico (Valenzuela,2005), Achentina và Mỹ

(Steinmaus, 2006), Đài Loan (Tseng, 2007).
Kết quả nghiên cứu cho thấy tại vị trí đa hình AS3MT 4602 trẻ sơ sinh mang
kiểu gen đồng hợp tử GG có hàm lượng As máu cuống rốn trung bình (7,67µg/L)
cao hơn trẻ mang kiểu gen dị hợp tử AG (6,63µg/L) và đồng hợp tử AA
(5,52µg/L) có ý nghĩa thống kê với p < 0,05. Ngoài ra tại điểm đa hình CXCL1
rs2071425 trẻ sơ sinh mang kiều gen đồng hợp tử AA có hàm lượng As tóc
(0,61µg/g) cao hơn trẻ mang kiểu gen dị hợp tử AG (0,32µg/g) và đồng hợp tử
GG (0,43µg/g) có ý nghĩa thống kê với p< 0,05. Tuy nhiên với đa hình của gen
CXCL1, cỡ mẫu nghiên cứu cịn nhỏ nên vẫn cần có thêm nghiên cứu để kết luận
về vấn đề này.
Các cá thể mang đồng thời 5 kiểu gen đồng hợp tử có hàm lượng asen trong
máu cuống rốn là 5,18 µg/L thấp hơn so với các cá thể cịn lại (6,18 µg/L). Sự
khác biệt có ý nghĩa thống kê với p< 0,05.
Cần có nghiên cứu mối liên quan trực tiếp giữa các biến đổi đa hình gen với
hàm lượng và tỷ lệ các asen thành phần trong máu hoặc nước tiểu của trẻ sơ sinh
thì sẽ có nhiều ý nghĩa và giá trị hơn.


×