Bài tập tự học số 1
1. C. Mác - Ph. Ănghhen có vai trị như thế nào trong sự ra đời của chủ nghĩa
xã hội khoa học?
Trả lời:
a) Sự chuyển biến lập trường triết học và lập trường chính trị
- C. Mác và Ph. Ăngghen đã sớm nhận thấy những mặt tích cực và hạn chế trong
triết học của Hêghen và Phoiơbắc: kế thừa “cái hạt nhân hợp lý”, cải tạo và loại bỏ
cải vỏ thần bí duy tâm để xây dựng nên lý thuyết mới của phép biện chứng; kế
thừa chủ nghĩa duy vật của Phoiơbắc, khắc phục tính siêu hình và những hạn chế
lịch sử khác để xây dựng lý luận mới của chủ nghĩa duy vật
- Chỉ trong một thời gian ngắn (từ 1843-1848) vừa hoạt động thực tiễn, vừa nghiên
cứu khoa học, C.Mác và Ph.Ăngghen đã có nhiều tác phẩm lớn “Thời trẻ” thể hiện
q trình chuyển biến lập trường triết học và lập trường chính trị và từng bước
củng cố, dứt khoát, kiên định, nhất qn và vững chắc lập trường đó, mà nếu
khơng có sự chuyển biến này thì chắc chắn sẽ khơng có Chủ nghĩa xã hội khoa học
b) Ba phát kiến vĩ đại của C. Mác và Ph. Ăngghen
- Chủ nghĩa duy vật lịch sử: có ý nghĩa như phương pháp luận chung nhất để
nghiên cứu xã hội tư bản chủ nghĩa, từ đó sáng lập ra một trong những học thuyết
khoa học lớn nhất mangý nghĩa vạch thời đại cho khoa học xã hội phát triển lên
tầm cao mới: “Học thuyết duy vật lịch sử” mà nội dung cơ bản của nó là lý luận về
“hình thái kinh tế - xã hội” chỉ ra bản chất của sự vận động và phát triển của xã hội
loài người => là phát kiến vĩ đại thứ nhất của C.Mác và Ph.Ăngghen; là cơ sở về
mặt triết học khẳng định sự sụp đổ của giai cấp tư sản và sự thắng lợi của giai cấp
công nhân đều tất yếu như nhau
- Học thuyết giá trị thặng dư: trong chủ nghĩa tư bản, sức lao động của cơng nhân
là loại “hàng hóa đặc biệt” mà nhà tư bản, giai cấp tư sản đã mua và có những thủ
đoạn tinh vi chiếm đoạt ngày càng lớn “giá trị thặng dư” được sinh ra nhờ bóc lột
sức lao động của công nhân mà nhà tư bản, giai cấp tư sản không trả cho công
nhân => là nguyên nhân cơ bản làm cho mâu thuẫn giữa giai cấp công nhân và giai
cấp tư sản tăng lên không thể dung hịa trong khn khổ chủ nghĩa tư bản => là sự
luận chứng khoa học về phương diện kinh tế khẳng định sự diệt vong của chủ
nghĩa tư bản và sự ra đời của chủ nghĩa xã hội là tất yếu như nhau
- Học thuyết về sứ mệnh lịch sử tồn thế giới của giai cấp cơng nhân: khắc phục
một cách triệt để những hạn chế có tính lịch sử của chủ nghĩa xã hội không tưởng
đã luận chứng về phương diện chính trị - xã hội của sự diệt vong không tránh khỏi
của chủ nghĩa tư bản và sự ra đời tất yếu của chủ nghĩa xã hội. Lãnh đạo, tổ chức
thắng lợi cách mạng xã hội chủ nghĩaở mỗi nước và trên toàn thế giới là sứ mệnh
lịch sử có tính chất tồn thế giới của giai cấp công nhân
c) Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản đánh dấu sự ra đời của chủ nghĩa xã hội khoa
học:
- Được sự uỷ nhiệm của những người cộng sản và công nhân quốc tế, ngày 24
tháng 2 năm 1848, Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản do C. Mác và Ph. Ăngghen
soạn thảo được cơng bố trước tồn thế giới => đánh dấu sự ra đời của CNXHKH
- Nội dung: nêu và phân tích một cách có hệ thống lịch sử và lơ gic hồn chỉnh về
những vấn đề cơ bản nhất, đầy đủ, xúc tích và chặt chẽ nhất thâu tóm hầu như tồn
bộ những luận điểm của chủ nghĩa xã hội khoa học
- Giá trị: là cương lĩnh chính trị, là kim chỉ nam hành động của tồn bộ phong trào
cộng sản và cơng nhân quốc tế; là ngọn cờ dẫn dắt giai cấp công nhân và nhân dân
lao động toàn thế giới
2. Chủ nghĩa xã hội khoa học chỉ ra những đặc trưng cơ bản nào của giai cấp
công nhân đầu thế kỷ 19? Tại sao giai cấp công nhân lại là con đẻ của chủ
nghĩa tư bản?
Trả lời:
Vào những năm 40 của thế kỷ XIX, cuộc cách mạng cơng nghiệp đã hồn thành ở
nước Anh, bắt đầu chuyển sang nước Pháp và Đức làm xuất hiện một lực lượng
sản xuất mới, đó là nền đại công nghiệp. Nền đại công nghiệp phát triển đã làm
cho phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa có bước phát triển vượt bậc. Trong tác
phẩm tuyên ngôn của Đảng Cộng sản, C. Mác và Ph. Ăngghen đã đánh giá: “Giai
cấp tư sản, trong quá trình thống trị giai cấp chưa đầy một thế kỷ, đã tạo ra những
lực lượng sản xuất nhiều hơn và đồ sộ hơn lực lượng sản xuất của tất cả các thế hệ
trước kia gộp lại.” Vậy, đặc trưng thứ nhất của giai cấp công nhân đầu thế kỷ XIX
là lực lượng đông và đồ sộ. Nhưng, chính đánh giá này đã phản ánh nguyên nhân
làm xuất hiện mâu thuẫn quyết liệt giữa lực lượng sản xuất mang tính chất xã hội
với quan hệ sản xuất dựa trên chế độ chiếm hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa về tư liệu
sản xuất. Đặc điểm tiếp theo của giai cấp công nhân (hay giai cấp vơ sản) là có lợi
ích cơ bản đối lập với giai cấp tư sản. Từ đây, nhiều cuộc đấu tranh giai cấp đã
diễn ra. Sự phát triển nhanh chóng có tính chính trị cơng khai của những phong
trào cơng nhân này đã minh chứng, lần đầu tiên, giai cấp công nhân đã xuất hiện
như một lực lượng chính trị độc lập với những yêu sách kinh tế, chính trị riêng của
mình và bắt đầu hướng thẳng mũi nhọn vào kẻ thù của mình là giai cấp tư sản.
Tóm lại, giai cấp công nhân mang đặc điểm: lao động bằng phương thức cơng
nghiệp, có mâu thuẫn sâu sắc với giai cấp tư sản, có tổ chức, kỷ luận, tinh thần
cách mạng triệt để, đại biểu cho lực lượng sản xuất và phương thức sản xuất tiên
tiến.
Giai cấp công nhân là con đẻ của chủ nghĩa tư bản bởi lẽ giai cấp cơng nhân là một
tập đồn xã hội ổn định, hình thành và phát triển cùng với quá trình phát triển nền
công nghiệp hiện đại, với nhịp độ phát triển của lực lượng sản xuất. Họ lao động
với phương thức công nghiệp ngày càng hiện đại, và gắn liền với quá trình sản xuất
vật chất mang tính hoạt động, là đại biểu cho phương thức sản xuất mang tính xã
hội hóa ngày càng cao. Họ là người làm thuê do không có nguyên liệu sản xuất,
buộc bán sức lao động để sống và bị giai cấp tư sản bóc lột giá trị thặng dư. Vì vậy,
lợi ích cơ bản của họ đối lập với lợi ích của giai cấp tư sản. Đó là giai cấp có sứ
mệnh phủ định chế độ tư bản, xây dựng thành công chủ nghĩa cộng sản, chủ nghĩa
xã hội trên toàn thế giới.
3. Điều kiện khách quan nào quy định sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân?
Trả lời:
Điều kiện khách quan quy định sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân thể hiện ở
2 nội dung: thứ nhất là về địa vị kinh tế - xã hội của giai cấp công nhân (Giai cấp
cơng nhân là chủ thể của q trình sản xuất vật chất hiện đại, đại diện cho phương
thức sản xuất tiên tiến. Điều kiện khách quan này là nhân tố kinh tế, quy định giai
cấp công nhân là lực lượng phá vỡ quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa, đại biểu cho
sự tiến hóa tất yếu của lịch sử, là lực lượng duy nhất có đủ điều kiện để tổ chức và
lãnh đạo xã hội, xây dựng và phát triển lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất xã
hội chủ nghĩa); và thứ hai là địa vị về chính trị xã hội của giai cấp cơng nhân (Giai
cấp cơng nhân có những phẩm chất của một giai cấp tiên tiến, giai cấp cách mạng:
tính tổ chức và kỷ luật tự giác và đoàn kết trong cuộc đấu tranh tự giải phóng mình
và giải phóng xã hội). Chính điều kiện khách quan này là một trong các yếu tố để
giai cấp cơng nhân hồn thành sứ mệnh lịch sử của mình.
4. Yếu tố nào là yếu tố quyết định trong việc thực hiện thắng lợi sứ m ệnh lịch
sử của giai cấp công nhân? Tại sao?
Trả lời:
Đảng Cộng sản là nhân tố chủ quan quan trọng nhất để giai cấp công nhân
thực hiện thắng lợi sứ mệnh lịch sử của mình.
Đảng Cộng sản - đội tiên phong của giai cấp cơng nhân ra đời và đảm nhận vai trị
lãnh đạo cuộc cách mạng là dấu hiệu về sự trưởng thành vượt bậc của giai cấp
công nhân với tư cách là giai cấp cách mạng. Đảng mang bản chất giai cấp công
nhân, trở thành đội tiên phong, bộ tham mưu chiến đấu của giai cấp. Đảng Cộng
sản đại biểu trung thành cho lợi ích của giai cấp cơng nhân, của dân tộc và xã hội.
Ngoài hai điều kiện thuộc về nhân tố chủ quan nêu trên chủ nghĩa Mác – Lênin còn
chỉ rõ, để cuộc cách mạng thực hiện sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân đi tới
thắng lợi, phải có sự liên minh giai cấp giữa giai cấp cơng nhân với giai câp nơng
dân và các tầng lóp lao động khác do Đảng Cộng sản lãnh đạo.