Tải bản đầy đủ (.pdf) (70 trang)

Nhân tố pháp quyền trong hiến pháp 1946 và sự kế thừa trước yêu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (763.88 KB, 70 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP.HCM
KHOA LUẬT HÀNH CHÍNH
..……***……..

TRẦN THỊ KIM DUYÊN
MSSV: 1953801014042

NHÂN TỐ PHÁP QUYỀN
TRONG HIẾN PHÁP 1946 VÀ SỰ KẾ THỪA TRƯỚC YÊU CẦU
XÂY DỰNG NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN HIỆN NAY

Luận văn tốt nghiệp cử nhân luật
Niên khóa: 2019 - 2023

Người hướng dẫn: TS. NGUYỄN MẠNH HÙNG

TP.HCM - Năm 2023


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn tốt nghiệp cử nhân luật với đề tài “Nhân tố pháp
quyền trong Hiến pháp 1946 và sự kế thừa trước yêu cầu xây dựng nhà nước pháp
quyền hiện nay” là cơng trình do chính tơi thực hiện dưới sự hướng dẫn của Thạc sĩ
Nguyễn Mạnh Hùng. Khóa luận có sử dụng, trích dẫn ý kiến, quan điểm khoa học
của một số tác giả và tác phẩm. Các thông tin này đều được trích dẫn nguồn cụ thể
và chính xác. Các số liệu, thơng tin được sử dụng trong Khóa luận là hồn Toàn khách
quan, trung thực.
Tác giả
Trần Thị Kim Duyên



MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU ..................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN VỀ HIẾN PHÁP, NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN VÀ
NHỮNG NHÂN TỐ PHÁP QUYỀN TRONG HIẾN PHÁP 1946 CỦA NƯỚC
VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA ................................................................... 6
1.1. Lý luận về Hiến pháp và Nhà nước pháp quyền .............................................6
1.1.1. Khái niệm Hiến pháp và Nhà nước pháp quyền ...............................................6
1.1.2. Đặc điểm Hiến pháp và Nhà nước pháp quyền ...............................................10
1.1.3. Mối quan hệ Hiến pháp và Nhà nước pháp quyền ..........................................15
1.2. Nhân tố pháp quyền trong Hiến pháp 1946 ...................................................22
1.2.1. Hoàn cảnh ra đời Hiến pháp 1946 ...................................................................22
1.2.2. Những nhân tố pháp quyền trong Hiến pháp 1946 của nước Việt Nam Dân
chủ Cộng hòa.............................................................................................................26
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 ....................................................................................... 34
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN NHỮNG NHÂN
TỐ PHÁP QUYỀN TRONG HIẾN PHÁP CỦA VIỆT NAM HIỆN NAY ...... 36
2.1. Nhân tố pháp quyền trong các bản Hiến pháp 1959, 1980, 1992 và Hiến
pháp 2013 .................................................................................................................36
2.1.1. Về một nhà nước của toàn thể nhân dân .........................................................36
2.1.2. Vấn đề bảo đảm quyền con người, quyền công dân .......................................37
2.1.3. Về cơ chế thực hiện quyền lực nhà nước ........................................................41
2.1.4. Vấn đề bảo đảm tính tối cao Hiến pháp ..........................................................43
2.2 Thực trạng những nhân tố pháp quyền trong Hiến pháp hiện nay .............45
2.3. Giải pháp để hoàn thiện những nhân tố pháp quyền trong Hiến pháp nước
ta hiện nay ................................................................................................................53
2.3.1. Tăng cường vai trò lãnh đạo và đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối
với Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ..............................................................54
2.3.2. Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của
nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. .........................................................................54
2.2.3. Phải có cơ chế bảo đảm tính tối cao của Hiến pháp .........................................56

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ....................................................................................... 57
KẾT LUẬN ............................................................................................................. 58
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO



1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính chấp thiết của đề tài
Từ thời cổ đại, mầm mống tư tưởng về Nhà nước pháp quyền đã xuất hiện dưới
dạng các quan điểm triết học, chính trị của các nhà tư tưởng, nhà cầm quyền có tinh
thần cải cách. Trước sự hưng thịnh và suy vong của mỗi triều đại lịch sử tư tưởng
nhân loại đều đặt ra những câu hỏi có tính phổ qt, quyền lực nhà nước từ đâu mà
có; làm thế nào để quyền lực nhà nước khơng bị thối hố, biến chất; nhà nước và
pháp luật là gì và kết hợp với nhau như thế nào; cơng dân có vị trí như thế nào trong
mối quan hệ nhà nước và pháp luật;... Qua q trình lâu dài lồi người dần tìm thấy
câu trả lời bằng việc tổ chức nhà nước thành nhà nước pháp quyền, nhà nước được tổ
chức và vận hành bằng những cơ chế bảo đảm quyền lực thuộc về nhân dân, nhà nước
quản lý xã hội bằng pháp luật. Trãi qua hàng nghìn năm nhà nước pháp quyền bằng
những tư tưởng đã trở thành học thuyết và từ đó qua hàng trăm năm đã được thực
hiện hố một phần trong các nhà nước tư sản với những bản sắc dân tộc khác nhau.
Như vậy, nhà nước pháp quyền là một học thuyết về việc tổ chức và hoạt động của
nhà nước được sinh ra trong phong trào đấu tranh giải phóng nhân loại khỏi chế độ
phong kiến chuyên chế. Các lý thuyết của nhà nước pháp quyền xem Hiến pháp như
một công cụ hữu hiện để thực hiện học thuyết của mình. Vì vậy Hiến pháp có vai trò
rất quan trọng trong nhà nước pháp quyền.
Ở nước ta, sau khi cách mạng tháng Tám thành công năm 1945, Nhà nước Việt
Nam Dân chủ Cộng hịa, nhà nước cơng nông đầu tiên ở Đông Nam Á đã ra đời. Ngày
6-1-1946, cả nước tiến hành cuộc Tổng tuyển cử để bầu Quốc hội. Quốc hội đã thông
qua Hiến pháp đầu tiên của Nhà nước Việt Nam mới vào ngày 9-11-1946. Với Hiến

pháp 1946, chủ nghĩa lập hiến và quyền con người từ các giá trị tư tưởng đã trở thành
các giá trị pháp luật hiện thực trong điều kiện lịch sử cụ thể của Việt Nam. Những
quy định của Hiến pháp 1946 trở thành những chuẩn mực hiến định đầu tiên cho việc
xây dựng nhà nước pháp quyền ở Việt Nam. Hơn sáu mươi năm trôi qua, bốn bản
Hiến pháp đã lần lượt được thông qua tương ứng với các giai đoạn phát triển của cách
mạng nước ta. Như vậy, Hiến pháp có vai trị rất quan trọng trong nhà nước pháp
quyền. Tuy nhiên, sau hơn 70 năm lịch sử gắn với sự ra đời và thực thi của Hiến pháp,
không phải Hiến pháp lúc nào cũng được nghiêm chỉnh chấp hành tuyệt đối. Do nhiều
nguyên nhân, cả khách quan và chủ quan. Thực tế cho thấy hoạt động và phương thức
bảo vệ Hiến pháp ở nước ta hiện nay thực hiện chưa được hiểu quả và chưa rõ ràng.
Bên cạnh đó ở thời điểm hiện tại Việt Nam đang cố gắng xây dựng nhà nước
pháp quyền bảo đảm những quyền và lợi ích chính đáng cho nhân dân. Tuy nhiên mô


2
hình Nhà nước pháp quyền của nước ta vẫn cịn một số hạn chế như: Trong bộ máy
nhà nước, bản chất nhà nước chưa được thể hiện rõ nét, nạn quan liêu tham nhũng đã
trở thành hiện tượng khá phổ biến, nổ lực quốc gia chưa được pháp huy, bộ máy nhà
nước chưa được hồn thiện,… Nắm bắt được tình thế này, trong nhiều nghị quyết,
văn kiện Đại hội đại biểu Toàn quốc của Đảng Cộng sản Việt Nam những khóa gần
đây đã đề ra một số nhiệm vụ tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền
xã hội chủ nghĩa, trong đó có nhiệm vụ xác định cơ chế bảo vệ Hiến pháp, xác định
rõ cơ chế, cách thức bảo đảm tính tối cao của Hiến pháp và luật như Đại hội X của
Đảng (năm 2006) đã đề ra nhiệm vụ “Xây dựng, hoàn thiện cơ chế kiểm tra, giám sát
tính hợp hiến, hợp pháp trong hoạt động và quyết định của các cơ quan công quyền”1;
“Xây dựng cơ chế phán quyết về những vi phạm Hiến pháp trong hoạt động lập pháp,
hành pháp và tư pháp”2. Đến Đại hội XI (năm 2011), Đảng ta chủ trương: “Khẩn
trương nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 1992 (đã được sửa đổi, bổ súng
năm 2001) phù hợp với tình hình mới. Tiếp tục xây dựng, từng bước hồn thiện cơ
chế kiểm tra, giám sát tính hợp hiến, hợp pháp trong các hoạt động và quyết định của

các cơ quan công quyền”3,… Và tại văn kiện Đại hội đại biểu Toàn quốc lần thứ XII
(năm 2016) của Đảng tiếp tục nhấn mạnh: “Tiếp tục hòa thiện cơ chế bảo vệ Hiến
pháp và pháp luật”4.
Tình hình trên cho thấy, việc xây dựng, hoàn thiện cơ chế bảo vệ Hiến pháp đáp
ứng yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhiệm vụ
đặc biệt quan trọng, cấp bách. Tuy nhiên có thể thấy rằng vấn đề này đã được xác
định rõ trong các nghị quyết và quyết định của Đảng, nhưng thực thế hiện nay việc
nghiên cứu vấn đề này chưa thực sự đầy đủ, đã có nhiều tác giả với nhiều cơng trình
nghiên cứu về Hiến pháp và nhà nước pháp quyền nhưng có thể thấy rằng việc nghiên
cứu chưa đầy đủ, chưa đáp ứng được yêu cầu đặt ra trong quá trình xây dựng nhà
nước pháp quyền hiện nay. Vì thế để làm được điều này cần nghiên cứu chuyên sâu
và toàn diện về nhân tố pháp quyền trong các bản Hiến pháp Việt Nam, đồng thời kế
thừa trước yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền hiện nay, từ đó cho thấy được
những giá trị thực tiễn trước yêu cầu mang tính cấp bách và khách quan hiện nay,

Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu Tòan quốc lần thứ X, NXB. Chính trị quốc gia,
Hà Nội, tr. 126.
2
Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu Tịan quốc lần thứ X, NXB. Chính trị quốc gia,
Hà Nội, tr.127.
3
Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu Tòan quốc lần thứ XI, NXB. Chính trị quốc
gia, Hà Nội, tr. 247.
4
Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu Tịan quốc lần thứ XII, NXB. Chính trị quốc
gia, Hà Nội, 2016, tr. 175.
1


3

nhất là trong bối cảnh nhà nước pháp quyền đã được hiến định và sửa đổi, bổ sung
Hiến pháp ở nước ta trong thời gian tới.
Những điều trình bày trên đây là cơ sở và lý do khách quan để tác giả lựa
chọn đề tài “Nhân tố pháp quyền trong Hiến pháp 1946 và sự kế thừa trước yêu
cầu xây dựng nhà nước pháp quyền hiện nay”. Trên cơ sở phân tích lý luận và thực
tiễn, kế thừa nhân tố pháp quyền trong xây dựng bộ máy nhà nước hiện nay, tác giả
đưa ra các giải pháp trong Luận văn với hy vọng sẽ góp một phần nhỏ trong cơng tác
hoàn thiện pháp luật nước nhà. Đây là kết quả của quá trình làm việc, nghiên cứu một
cách nghiêm túc của tác giả. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện đề tài hẳn cịn sai
sót, mong q Thầy Cơ góp ý và nhắc nhở. Tác giả xin chân thành cảm ơn!
2. Tình hình nghiên cứu
Đề tài “Nhân tố pháp quyền trong Hiến pháp 1946 và sự kế thừa trước yêu
cầu xây dựng nhà nước pháp quyền hiện nay” đã có hai cơng trình nghiên cứu, đó
là Luận văn “Nhân tố pháp quyền trong Hiến pháp 1946 và sự kế thừa trong lịch sử
lập hiến Việt Nam” của tác giả Lê Đỗ Cường năm 2010 và đề tài “Nhân tố pháp quyền
trong Hiến pháp 1946 và những giá trị cần kế thừa” của tác giả Thạc sĩ Nguyễn Mạnh
Hùng năm 2011. Đây là hai cơng trình nghiên cứu chun sâu về đề tài này.
Đề tài của tác giả Lê Đỗ Cường thực hiện năm 2010 đã cho thấy được những
yêu cầu của Nhà nước pháp quyền đối với Hiến pháp, sự kế thừa nhân tố pháp quyền
trong Hiến pháp 1946 trong lịch sử lập hiến Việt Nam, từ đó đưa ra phương hướng
hoàn thiện Hiến pháp trong điều kiện xây dựng nhà nước pháp quyền hiện nay. Tuy
nhiên Luận văn của tác giả Lê Đỗ Cường thực hiện năm 2010, đã mười ba năm trơi
qua, bối cảnh nước nhà đã có nhiều sự thay đổi, biến động lớn, nên một số nội dung,
phương hướng đã khơng cịn phù hợp với thực tiễn tổ chức bộ máy nhà nước. Còn đề
tài của tác giả Tiến sĩ Nguyễn Mạnh Hùng thực hiện năm 2011 nêu ra được những
nhân tố pháp quyền trong Hiến pháp 1946 và những giá trị cần được kế thừa, tuy
nhiên trong đề tài của tác giả Tiến sĩ Nguyễn Mạnh Hùng thực hiện năm 2011 chưa
nêu ra được những thực trạng và giải pháp hoàn thiện những nhân tố pháp quyền
trong Hiến pháp Việt Nam hiện nay, để từ đó đưa ra đề xuất những giải pháp khắc
phục. Ngồi ra, cũng có một số Luận văn thạc sĩ, Luận án tiến sĩ có liên quan, các bài

nghiên cứu khoa học, bài viết trên các tạp chí có đề cập đến vấn đề phân cơng, phối
hợp và kiểm sốt quyền lực nhà nước.
3. Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của Luận văn là làm sáng tỏ những vấn đề lý luận về Hiến
pháp và Nhà nước pháp quyền, cũng như những nhân tố pháp quyền trong các bản
Hiến pháp trong Hiến pháp 1946 và các bản Hiến pháp còn lại của Việt Nam. Qua


4
việc tìm hiểu các nhân tố pháp quyền được thể hiện, từ đó tác giả đánh giá những tiến
bộ và những yếu kém cần được loại bỏ. Từ đó, nghiên cứu nếu lên thực trạng và tìm
kiếm đề xuất những kiến nghị, giải pháp liên quan đến sự kế thừa nhân tố pháp quyền
trong xây dựng nhà nước pháp quyền hiện nay nhằm làm cho tổ chức và hoạt động
của bộ máy nhà nước đạt hiệu quả cao, chống lại sự lạm dụng quyền lực nhà nước.
Để đạt được mục đích nghiên cứu trên, Luận văn có nhiệm vụ: Làm rõ các vấn
đề lý luận Hiến pháp và Nhà nước pháp quyền, chỉ ra được mối quan hệ Hiến pháp
và Nhà nước pháp quyền, đồng thời làm sáng tỏ những nhân tố pháp quyền trong các
bản Hiến pháp của lịch sử lập hiến Việt Nam, từ đó nghiên cứu chỉ ra thực trạng
những nhân tố pháp quyền trong Hiến pháp Việt Nam hiện nay. Qua đó tìm kiếm giải
pháp hồn thiện những nhân tố pháp quyền trong Hiến pháp Việt Nam hiện nay nhằm
làm cho tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước đạt hiệu quả cao chống lại lạm
dụng quyền lực nhà nước.
4. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu: Nhân tố pháp quyền trong Hiến pháp 1946 và sự kế thừa
trước yêu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền hiện nay là đề tài nghiên cứu rộng,
phức tạp mang tính thực tiễn và lý luận. Tuy nhiên, trong phạm vi của Luận văn, tác
giả chỉ tập trung việc phân tích, đánh giá, làm rõ những nội dung cơ bản nhất về Hiến
pháp và Nhà nước pháp quyền, nhân tố pháp quyền trong các bản Hiến pháp. Từ đó
phân tích đánh giá sự áp dụng nhân tố pháp quyền trong việc xây dựng Nhà nước
pháp quyền hiện nay và đưa ra một số giải pháp mang tính định hướng, tham khảo

trong tổ chức bộ máy nhà nước.
Đối tượng nghiên cứu của Luận văn: Lý thuyết và thực tiễn nhân tố pháp quyền
trong các bản Hiến pháp, đặc biệt là Hiến pháp 1946 và Hiến pháp 2013, và quá trình
kế thừa nhân tố pháp quyền trong xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa
Việt Nam, gồm những vấn đề sau: Vấn đề lý luận về Hiến pháp và Nhà nước pháp
quyền, nhân tố pháp quyền trong Hiến pháp 1946 và những nhân tố pháp quyền trong
các bản Hiến pháp 1959, Hiến pháp 1980, Hiến pháp 1992 và Hiến pháp 2013 và thực
trạng những nhân tố pháp quyền trong Hiến pháp hiện hành, quan điểm và giải pháp
hoàn thiện những nhân tố pháp quyền trong Hiến pháp nước ta hiện nay. Từ đó góp
phần thực hiện tổ chức bộ máy nhà nước được hiệu quả hơn.
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn
Luận văn này sẽ góp phần làm sáng tỏ những điểm lý luận và thực tiễn về Hiến
pháp và Nhà nước pháp quyền, cũng như nhân tố pháp quyền trong các bản hiến pháp
đặc biệt là Hiến pháp 1946 và Hiến pháp 2013, từ đó cho thấy sự kế thừa trong quá
trình lập hiến Việt Nam, việc áp dụng nhân tố pháp quyền trong việc xây dựng và tổ


5
chức bộ máy nhà nước. Đồng thời, đưa ra một số phương thức hạn chế quyền lực nhà
nước, chống sự chuyên chế, độc tài và đề xuất một số ý kiến về tổ chức bộ máy nhà
nước trong tương lai. Kết quả của Luận văn này có thể được sử dụng làm tài liệu tham
khảo phục vụ cho công tác nghiên cứu và giảng dạy của các cơ sở đào tạo luật.
6. Phương pháp nghiên cứu
Để có thể nghiên cứu đề tài, tác giả đã dựa trên nền tảng kiến thức được học về
Lý luận Nhà nước và Pháp luật, Luật Hiến pháp,… cùng việc thu thập, xử lý thông
tin và kiến thức cần thiết từ các tài liệu chuyên ngành để có thể giải thích được các
vấn đề lý luận về Hiến pháp và Nhà nước pháp quyền, từ đó đưa ra được mối liên hệ
Hiến pháp và Nhà nước pháp quyền.
Trong phạm vi nghiên cứu, tác giả sử dụng phương pháp luận của chủ nghĩa
Mác-Lênin về Nhà nước và pháp luật khi nghiên cứu đề tài. Ngoài ra, tác giả còn sử

dụng hầu hết các phương pháp nghiên cứu chung của ngành khoa học pháp lý như:
phương pháp phân tích để làm rõ nhân tố pháp quyền trong Hiến pháp 1946, phương
pháp tổng hợp chỉ ra sự kế thừa nhân tố pháp quyền trong Hiến pháp 1946 đối với
các bản Hiến pháp Việt Nam, phương pháp chứng minh, phương pháp so sánh cho
thấy được nhân tố pháp quyền trong Hiến pháp Việt Nam hiện hành, chứng minh
được những nhân tố pháp quyền của các bản Hiến pháp trên thế giới và sự kế thừa
của Việt Nam,… Bên cạnh đó, tác giả cũng khảo sát, tìm kiếm thơng tin trên các
phương tiện truyền thông đại chúng để thu thập thêm nguồn tài liệu phục vụ cho khóa
luận.
7. Kết cấu của luận văn luận văn này gồm:
Lời nói đầu và hai chương:
Chương 1: Lý luận về Hiến pháp, Nhà nước pháp quyền và những nhân tố pháp
quyền trong Hiến pháp 1946 của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
Chương 2: Thực trạng và giải pháp hoàn thiện những nhân tố pháp quyền trong
Hiến pháp của Việt Nam hiện nay.
Kết luận
Danh mục tài liệu tham khảo


6
CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN VỀ HIẾN PHÁP, NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN VÀ
NHỮNG NHÂN TỐ PHÁP QUYỀN TRONG HIẾN PHÁP 1946 CỦA NƯỚC
VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA
1.1. Lý luận về Hiến pháp và Nhà nước pháp quyền
1.1.1. Khái niệm Hiến pháp và Nhà nước pháp quyền
Hiến pháp là một văn bản pháp lý đặc biệt trong hệ thống pháp luật, tác động
sâu sắc đến cách thức tổ chức quyền lực nhà nước, đời sống kinh tế xã hội của một
quốc gia. Đối với mỗi quốc gia đều có một hệ thống Hiến pháp cụ thể dùng để quản
lý và giám sát sự phát triển của dân chúng trong toàn xã hội đó.
Thuật ngữ “Hiến pháp” đã ra đời và tồn tại rất lâu trong lịch sử nhân loại. Hiến

pháp có nguồn gốc từ tiếng Latinh là “Constitution”, trong nhà nước La Mã cổ đại có
nghĩa là những luật quan trọng do Hồng đế ban hành và Hiến pháp mang tính chất
như một loại nguồn của pháp luật. Ở phương Đông, từ “Hiến pháp” là một từ Hán
được dùng từ thế kỷ thứ VIII trước Công nguyên (tr. CN). Chữ “hiến” được viết trong
Kinh thi (thế kỷ VIII tr. CN) mang ý nghĩa là khuôn phép, khuôn mẫu dành cho các
bậc vua, chúa; còn trong Kinh thi (thế kỷ V tr. CN) được dùng với nghĩa là pháp lệnh.
Thuật ngữ “Hiến pháp” còn được dùng trong sách Quốc ngữ ở thời Xuân Thu (thế kỷ
VII và VI tr. CN) trong câu “thưởng thiện, phạt gian, quốc chí Hiến pháp dã” (khen
thưởng điều thiện, trừng phạt đều gian là pháp lệnh của nhà nước)5 .
Ở một số quốc gia trong thời kỳ phong kiến tuy vẫn tồn tại văn bản với tên gọi
là Hiến chương, điển hình như Đại hiến chương Magna Carta của Vương quốc Anh
(năm 1215) thể hiện sự thoả hiệp giữa một số lãnh chúa và vương triều, bản Hiến
chương này có ý nghĩa như bản Hiến pháp đầu tiên trong lịch sử nhân loại nhưng
thuật ngữ “Hiến pháp” chưa được sử dụng ở đây. Sự đàn áp dã man của triều đình
phong kiến, các cuộc đấu tranh với khẩu hiểu vì tự do, dân chủ, cơng bằng, bình đẳng,
bác ái,… Giai cấp tư sản đã nổ ra, thu hút được sự ủng hộ của đông đảo nhân dân
nhằm lật đổ chế độ chuyên kế phong kiến, hạn chế quyền lực của Vua và nhà cầm
quyền. Một trong những u cầu của khẩu lệnh đó là địi hỏi việc cai trị của giai cấp
cầm quyền phải tuân theo những quy định pháp luật nhất định5. Thông qua nhiều biện
pháp đấu tranh với nhiều thắng lợi nhất định, chế độ quân chủ hạn chế được hình
thành đã hạn chế được quyền lực của vương triều và ở một số quốc gia chế độ Cộng
hịa được thiết lập tồn bộ quyền lực nhà nước được giao cho giai cấp tư sản. Một
trong những sản phẩm của cuộc đấu tranh cách mạng tư sản đó chính là bản văn Hiến
pháp. Dù giai cấp tư sản giành được thắng lợi triệt để hay những nơi giai cấp tư sản
Nguyễn Quốc Sửu (2018), Xây dựng và hoàn thiện cơ chế bảo vệ Hiến pháp ở Việt nam hiện nay – Lý luận
và thực tiễn, NXB. Chính trị Quốc gia Sự thật, Hà Nội, tr.18.
5


7

chưa đủ mạnh đánh đổ hoàn toàn chế độ phong kiến thì sự chuyển giao quyền lực
thống trị tồn bộ hay một phần giữa hai giai cấp này đều được ghi nhận trong một
văn bản gọi là Hiến pháp6.
Sự ra đời của Hiến pháp được coi là sản phẩm của chủ nghĩa lập hiến gắn liền
với cuộc cách mạng tư sản. Hiến pháp với sự phát triển của mình trên thế giới được
xem là hiện tượng chính trị xã hội trong thời kỳ cách mạng tư sản, cho thấy được sự
rút lui toàn bộ của giai cấp phong kiến khỏi vũ đài chính trị. Theo Từ điển Chính
quyền và Chính trị Hoa Kỳ của Jay M.Shafritz: Chủ nghĩa Hiến pháp là sự phát triển
của những tư tưởng hợp hiến qua nhiều thời đại. Trong khi lý luận cổ điển về Hiến
pháp thường phải quay về với những tư tưởng của Aristotle, thì của lý luận Hiến pháp
hiện đại lại xuất phát từ những tư tưởng khế ước xã hội thế kỷ XVII. Những biểu hiện
đặc trưng của Hiến pháp là khái niệm về một chính phủ hữu hạn mà thẩm quyền tối
hậu của nó ln ln phải tn thủ sự đồng ý của những người bị cai trị. Hiến pháp
là văn bản phản ánh nội dung chính trị của đời sống xã hội khi nhìn dưới phương diện
chính trị, Hiến pháp ghi nhận mới tương quan lực lượng chính trị giữa giai cấp tư sản
và phong kiến trong giai đoạn đầu của chủ nghĩa tư bản. V.I. Lênin đã từng nhấn
mạnh, Hiến pháp là chính trị, là một biện pháp chính trị. Và trong giai đoạn này theo
quan niệm của giai tấp tư sản, Hiến pháp là văn bản quy định hệ thống các cơ quan
quyền lực, quy định một số quyền và nghĩa vụ của công dân, xác định cơ cấu tổ chức
của cơ quan nhà nước và vạch định nguyên tắc hoạt động của cơ quan đó. Theo các
nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác- Lênin, Hiến pháp cũng như một bản tuyên ngôn
về chủ quyền nhân dân, về chế độ đại nghị, về quyền con người và tự do của công
dân dưới chế độ tư bản thể hiện lợi ích của các giai cấp tư sản dưới danh nghĩa lợi ích
chung của Tồn thể nhân dân7. Về phương diện pháp lý, Hiến pháp là văn bản chứa
đựng những quy phạm pháp luật điều chỉnh những quan hệ xã hội chủ đạo và quan
trọng của quốc gia và để điều chỉnh những quan hệ xã hội nền tảng đó, Hiến pháp
phải là luật cơ bản, luật gốc và là văn bản có hiệu lực pháp lý cao nhất, mang tính ổn
định của nhà nước.
Ngày nay, thuật ngữ “hiến pháp” được dùng phổ biến ở các nước trên thế giới
với nghĩa là đạo luật cơ bản (basic law) của nhà nước có hiệu lực pháp lý cao nhất,

được xây dựng, ban hành, bổ sung, sửa đổi với một thủ tục đặc biệt. Hiến pháp là đạo
luật gốc của nhà nước nên Hiến pháp khơng những có ý nghĩa pháp lý mà cịn có ý

Nguyễn Đăng Dung (2001), Luật Hiến Pháp Việt nam, NXB, Thành phố Hồ Chí Minh, tr. 11.
Nguyễn Quốc Sửu (2018), Xây dựng và hoàn thiện cơ chế bảo vệ Hiến pháp ở Việt nam hiện nay – Lý luận
và thực tiễn, NXB, Chính trị Quốc gia Sự thật Hà Nội, tr. 20.
6
7


8
nghĩa chính trị, văn hóa, xã hội. Do Hiến pháp có ý nghĩa trên nhiều binh diện khác
nhau nên tồn tại nhiều định nghĩa khác nhau về Hiến pháp. Hai nhà nghiên cứu người
Anh là E. Jones và D Kavanagh đã định nghĩa: “Hiến pháp là một văn bản thể hiện
tình thần và đường lối chính trị” . Định nghĩa này nhấn mạnh đến ý nghĩa chính trị
của Hiến pháp. Các học giả người Anh khác là M. Beloff và G. Peele lại nhấn mạnh
đến tính chất tổ chức quyền lực nhà nước của Hiến pháp khi định nghĩa: “Hiến pháp
là tổng thể các quy định điều chỉnh và phân định sự phân chia quyền lực nhà nước
trong hệ thống chính trị”.
Ở Việt Nam, trước khi có Hiến pháp, nước ta là nước thuộc địa nửa phong kiến
vì vậy, tư tưởng, quan điểm về Hiến pháp gắn liền với độc lập, tự do của dân tộc và
quyền làm chủ đất nước của nhân dân. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng viết, “Trước
chúng ta đã bị chế độ chuyên chế cai trị, rồi đến chế độ thực dân không kém phần
chun chế nên nước ta khơng có Hiến pháp, nhân dân ta không được hưởng các
quyền tự do dân chủ, Chúng ta phải có một bản Hiến pháp dân chủ”. Như vậy, có thể
thấy quan điểm về hiến pháp của Chủ tịch Hồ Chí Minh là văn bản mà ở đó ghi nhận
nền độc lập, tự do của dân tộc và các quyền tự do dân chủ của nhân dân.
Tóm lại, Hiến pháp là một văn bản pháp luật đặc biệt trong hệ thống pháp luật,
là văn bản chính trị pháp lý quan trọng nhất của một quốc gia, là đạo luật gốc, văn
bản có hiệu lực pháp lý cao nhất của nhà nước. Hiến pháp ghi nhận và thể hiện những

giá trị to lớn của xã hội, tác động sâu sắc đến cách thức tổ chức quyền lực nhà nước,
đời sống kinh tế xã hội của một quốc gia.
Nhà nước pháp quyền đã hình thành từ thời cổ đại dưới dạng các quan điểm triết
học, chính trị của các nhà tư tưởng, các nhà cầm quyền có tinh thần cải cách. Ngay
từ thời cổ đại, khi con người bị đặt dưới sự cai trị tùy tiện, độc đoán của nhà cầm
quyền thì cũng là lúc trong xã hội xuất hiện ý tưởng về một nhà nước được tổ chức
và hoạt động trên cơ sở pháp luật, cai trị, quản lý xã hội bằng pháp luật, cả vua, quan
cũng như dân chúng đều phải tôn trọng pháp luật, phục tùng pháp luật... Sau hàng
nghìn năm dưới những “đêm trường trung cổ”, bước sang thời kỳ phục hưng, tư tưởng
nhà nước pháp quyền tiếp tục được phát triển, hoàn thiện.
Nhắc đến Nhà nước pháp quyền có rất nhiều phương diện tiếp cận và rất nhiều
góc nhìn từ nhiều nhà triết học, khoa học khác nhau trên thế giới. Trên thực tế, trong
lịch sử cho tới tận thế kỷ XIX, các nhà tư tưởng chưa bao giờ sử dụng đầy đủ cụm từ
“Nhà nước pháp quyền” trong học thuyết chính trị của mình. Thuật ngữ “Nhà nước
pháp quyền” (tiếng Đức là Rechtsstaat) được nêu ra và sử dụng đầu tiên ở Đức nửa
đầu thế kỷ thứ XIX (trong các tác phẩm của KT.Valker RF.Mohn) gắn liền với sự ra


9
đời của chủ nghĩa tư bản và sau đó được sử dụng rộng rãi8. Những người đầu tiên đề
cập tới khái niệm này, Welcker, Aretin và Mohl, đều thừa nhận một điểm chung là
nhà nước pháp quyền không phải là một hình thái đặc biệt của nhà nước mà là một
thể loại nhà nước chuyên biệt. Trong khi Von Mohl và Welcker cho rằng nhà nước
pháp quyền phải dựa trên nền tảng của lý trí hay lý tính thì Von Aretin lại nhấn mạnh
đến khía cạnh khác, đó là nhà nước pháp quyền cai trị trên nguyên tắc ý chí chung
của lý trí và chỉ nhắm mục tiêu đạt đến những điều tốt đẹp nhất9. Cả ba nhà tư tưởng
đều thống nhất ở việc khẳng định nhà nước pháp quyền là nhà nước tơn trọng luật
thiên về lý tính, nhà nước sẽ thực hiện việc sống chung của con người và mục tiêu
căn bản của nhà nước pháp quyền dựa trên nguyên tắc lý tính là: “làm thế nào để tổ
chức được đời sống nhân dân sao cho mỗi thành viên trong đó nhận được sự giúp đỡ

và khuyến khích sự phát triển tự do tối đa và hoàn thiện năng lực tổng hợp của
mình”10. Nhà triết học cổ điển Đức Imanuel Kant (1724 – 1804), quan niệm Nhà nước
pháp quyền được hiểu là một tổ chức pháp lý có sự phân quyền “ở nơi mà nhà nước
hoạt động trên cơ sở quyền lập hiến và phù hợp với ý chí chung của nhân dân, ở đó
nhà nước mang tính pháp quyền, ở đó khơng thể có sự hạn chế quyền của công dân
trong lĩnh vực tự do cá nhân”11. Từ luận điểm trên, theo Kant, phân quyền là một
trong những điều kiện tất yếu để hình thành nên nhà nước pháp quyền với những tiêu
chí căn bản như: vấn đề chủ quyền nhân dân; tính tối cao của Hiến pháp và pháp luật;
sự tôn trọng, bảo vệ các quyền công dân và quyền con người. Đặc biệt, ông khẳng
định mối quan hệ có tính pháp lý giữa cơng dân với nhà nước pháp quyền thông qua
nguyên tắc phân quyền. Từ đó, ơng cho rằng ở đâu áp dụng ngun tắc phân quyền
thì ở đó có nhà nước pháp quyền12. Đến V.F Heghen (1770 – 1783), theo ông, nhà
nước là một tổ chức hoàn thiện nhất của đời sống xã hội, cái xã hội có nền tảng là
pháp luật, thơng qua pháp luật để thể hiện sự thống trị của tự do thực sự: “Nhà nước
cũng là pháp luật, là pháp luật phong phú, sâu sắc và phát triển nhất, là Toàn bộ hệ
thống pháp luật”13.

Lê Thị Anh Đào (2006), “Khái niệm nhà nước pháp quyền”, Tạp chí khoa học chính trị, ‘Số 2’, tr. 28.
(Truy cập ngày 08 tháng 06
năm 2023).
10
Dẫn theo Đào Trí Úc (2005), Xây dựng nhà nước pháp quyền Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, NXB, Chính trị
Quốc gia, Hà Nội, tr. 18, 32.
11
Dẫn theo Trần Hậu Thành, Cơ sở lý luận và thực tiễn xây dựng NNPQ XHCN của nhân dân, do nhân dân,
vì nhân dân, NXB, Lý luận Chính trị, Hà Nội, 2005, tr.56, 57.
12
(Truy cập ngày 08 tháng 06
năm 2023).
13

Dẫn theo Trần Hậu Thành (2005), Cơ sở lý luận và thực tiễn xây dựng NNPQ XHCN của nhân dân, do
nhân dân, vì nhân dân, NXB, Lý luận Chính trị, Hà Nội, tr. 57.
8
9


10
Trải qua nhiều giai đoạn lịch sử, khái niệm Nhà nước pháp quyền được bổ sung
và hoàn thiện với nhiều khía cạnh nội dung phong phú hơn; được tiếp cận và được
hiểu trên nhiều sắc thái khác nhau. Từ mỗi phương diện, mỗi góc độ nghiên cứu khác
nhau với những luận cứ riêng đã làm phong phú hơn quá trình tìm kiếm một quan
điểm thống nhất về nhà nước pháp quyền. Cho đến ngày nay, vận dụng các quan điểm
cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin về nhà nước, trên nền tảng tư tưởng Hồ Chí Minh
về nhà nước pháp quyền của dân, do dân, vì dân, theo đinh hướng của Đảng về vấn
đề nhà nước pháp quyền Việt nam và kế thừa thành quả các nhà khoa học Việt Nam,
nhấn mạnh định nghĩa “Nhà nước pháp quyền” là khái niệm dùng để chỉ xã hội tổ
chức theo quyền lực của nhân dân được thể chế hoá thành pháp luật và được đảm bảo
thực thi bằng bộ máy nhà nước cũng như các thiết chế chính trị - xã hội khác nhằm
mang lại quyền lợi cho nhân dân14. Thuật ngữ nhà nước pháp quyền lần đầu tiên được
đưa ra tại Hội nghị Tư pháp Toàn quốc năm 1989 với nội dung quan trọng là thừa
nhận sự thống trị của pháp luật đối với xã hội. Và khái niệm Nhà nước pháp quyền
chính thức được Đảng ta sử dụng tại Hội nghị trung ương giữa nhiệm kỳ khóa VII
(1994).
Như vậy, tiếp cận từ nhiều luồng quan điểm khác nhau, tùy thuộc vào góc độ
nghiên cứu, mục đích và nội dung tiếp cận khác nhau mà mỗi học giả đã đưa ra những
quan niệm khác nhau về nhà nước pháp quyền. Nhưng đều có điểm chung là nhà
nước pháp quyền là một hình thức tổ chức và hoạt động của quyền lực chính trị thống
nhất thuộc về nhân dân, hoạt động và quản lý xã hội theo pháp luật, tôn trọng và bảo
đảm các quyền con người và quyền công dân. Các nội dung này. kết cấu trong sự biện
chứng với nhau.

1.1.2. Đặc điểm Hiến pháp và Nhà nước pháp quyền
Hiến pháp là văn bản chính trị - pháp lý quan trọng nhất của quốc gia. Hiến pháp
là đạo luật cơ bản của nhà nước, có hiệu lực pháp lý cao nhất, xác định những vấn đề
cơ bản và quan trọng nhất của nhà nước và xã hội bao gồm chế độ chính trị, kinh tế,
văn hóa, xã hội,... về quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân cũng
như tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước. Hiến pháp là đạo luật gốc của quốc
gia, khơng chỉ có ý nghĩa pháp lý mà cịn có ý nghĩa chính trị, văn hóa, xã hội15. Hiến
pháp là văn bản chứa đựng hệ thống các quy phạm pháp luật có hiệu lực pháp lý cao
nhất về vấn đề cơ bản nhất như chủ quyền quốc gia, chế độ chính trị, chính sách kinh
tế, văn hóa, xã hội, tổ chức quyền lực nhà nước cũng như địa vị pháp lý của con người
Trần Ngọc Liêu (2009), “Khái niệm nhà nước pháp quyền góc độ triết học”, Tạp chí khoa học chính trị,
‘Số 11’, tr. 70.
15
(Truy cập ngày 09 tháng 06 năm 2023).
14


11
và cơng dân. Với vị trí là đạo luật có giá trị pháp lý cao nhất trong hệ thống pháp luật,
Hiến pháp mang những đặc điểm cơ bản sau:
Một là, Hiến pháp là luật cơ bản, là “luật mẹ”, luật gốc, vì vậy Hiến pháp là nền
tảng, là cơ sở để xây dựng và phát triển toàn bộ hệ thống pháp luật của một quốc gia.
Nếu các luật khác thường chỉ điều chỉnh các quan hệ xã hội thuộc một lĩnh vực nhất
định của đời sống, chẳng hạn luật hôn nhân và gia đình, luật đất đai, luật lao động,...
thì đối tượng điều chỉnh của Hiến pháp rất rộng, có tính chất bao quát tất cả các lĩnh
vực của sinh hoạt xã hội: Chế độ chính trị; chế độ kinh tế; đường lối phát triển khoa
học, kỹ thuật, văn hóa, giáo dục; đường lối quốc phịng tồn dân, bảo vệ Tổ quốc xã
hội chủ nghĩa; cơ cấu tổ chức bộ máy Nhà nước; quyền và nghĩa vụ cơ bản của công
dân16. Các quy định của Hiến pháp là nguồn, là căn cứ cho tất cả các ngành luật thuộc
hệ thống pháp luật. Từ đó các văn bản pháp luật được triển khai phù hợp Hiến pháp,

phù hợp mục đích triển khai pháp luật. Mọi đạo luật và văn bản quy phạm pháp luật
khác dù trực tiếp hay gián tiếp đều phải căn cứ vào Hiến pháp để ban hành. Do đó
các liên hệ và ràng buộc trên thực tế được triển khai trên nền tảng Hiến pháp.
Hai là, Hiến pháp là luật tổ chức, là luật quy định các nguyên tắc tổ chức bộ
máy nhà nước cũng như xác định cách thức tổ chức và xác lập mối quan hệ giữa các
cơ quan lập pháp, hành pháp, tư pháp, quy định cấu trúc các đơn vị hành chính lãnh
thổ và cách thức tổ chức chính quyền địa phương. Hiến pháp quy định cơ cấu của bộ
máy nhà nước và trao quyền hạn cho cơ quan nhà nước. Chỉ khi được quy định trong
Hiến pháp, các cơ quan nhà nước và quyền lực của các cơ quan đó mới có tính pháp
lý chính đáng. Ngồi ra, hiến pháp cịn thiết lập các cơ chế và thiết chế để giám sát,
kiểm soát và xử lý việc lạm dụng quyền lực của các cơ quan nhà nước.
Ba là, Hiến pháp là luật bảo vệ quyền con người và quyền công dân, quyền con
người và công dân bao giờ cũng là một phần quan trọng của Hiến pháp, do Hiến pháp
là đạo luật cơ bản của nhà nước nên các quy định liên quan đến quyền con người và
quyền công dân trong Hiến pháp là cơ sở pháp lý chủ yếu để nhà nước và xã hội tôn
trọng, bảo đảm thực hiện các quyền con người và quyền cơng dân. Vì vậy nên các
quy định về quyền con người và công dân trong Hiến pháp là cơ sở pháp lý chủ yếu
để nhà nước và xã hội tôn trọng và bảo đảm thực hiện các quyền con người và công
dân. Các luật khác cũng xác định cụ thể đối tượng ràng buộc và bảo vệ của mình
trong thực tiến quan hệ xã hội17.

16

(Truy cập ngày 09 tháng 06 năm 2023).
17
(Truy cập
ngày 09 tháng 06 năm 2023).


12

Bốn là, Hiến pháp là đạo luật có hiệu lực pháp lý tối cao, tất cả các văn bản
pháp luật khác không được trái với Hiến pháp, bất kỳ văn bản pháp luật nào trái với
Hiến pháp đều phải được hủy bỏ. Các luật không những không được mâu thuẫn với
Hiến pháp, mà cịn phải hồn tồn phù hợp với tinh thần và nội dung các quy định
của Hiến pháp, khi có mâu thuẫn thì chỉ quy định của Hiến pháp mới có hiệu lực. Tất
cả các văn bản pháp luật khác dưới luật cũng không được mâu thuẫn mà phải phù hợp
với tinh thần và nội dung của Hiến pháp, được ban hành trên cơ sở Hiến pháp và để
thi hành Hiến pháp.
Nhà nước pháp quyền là một trong những giá trị xã hội quý báu được tích lũy
và phát triển trong Lịch sử tư tưởng nhân loại. Tư tưởng về nhà nước pháp quyền đã
xuất hiện rất sớm dưới dạng các quan điểm triết học, chính trị - Pháp lý từ thời cổ đại
chứa đựng nhiều nhân tố của nhà nước pháp quyền, xuất phát từ khát vọng giải phóng
con người khỏi sự áp bức của cường quyền bằng sức mạnh của pháp luật dựa trên nền
tảng chủ nghĩa nhân đạo vì lý tưởng tự do và quyền con người, từ đó nhà nước được
vận hành và bảo đảm quyền lực thuộc về nhân dân, tiến hành quản lý xã hội bằng
pháp luật chứ không phải ý muốn chủ quan của nhà cầm quyền. Ta thấy những tư
tưởng đấy bước đầy được thể hiện trong tư tưởng chính trị - triết học của các tư tưởng
cổ đại. Plato (427 – 327) trước công nguyên cho rằng “Ở đâu luật pháp dưới trướng
nhà cầm quyền thì sự sụp đổ của quốc gia không xa, nhưng ở đâu mà pháp luật đứng
trên chính quyền thì tình hình có nhiều hứa hẹn và dân chúng vui hưởng trọn những
ân sủng của Thượng đế ban cho quốc gia”. Aistote (384 – 322) trước công nguyên
cho rằng, để đảm bảo tự do, luật pháp nên chi trị; Xixerôn (106 – 43) trước công
nguyên, mong muốn giải phóng các thần dân bằng sức mạnh của luật pháp18. Qua quá
trình ấm ủ hàng nghìn năm từ thời cổ đại, tư tưởng đã bừng sáng vào thời đại phục
hưng nhất là vào cuộc cách mạng tư sản ở Tây Âu thế kỷ XVII – XVIII. Gắn liền với
các học thuyết của các nhà tư tưởng lớn, tiêu biểu như John Locke (1632 – 1704), JJ
Rutxoo (1712 – 1788), Heghen (1770 – 1831),... Học thuyết về nhà nước pháp quyền
được lan rộng và được áp dụng ở các mức độ phạm vi khác nhau ở nhiều nước tư sản.
Nhà nước pháp quyền được hình thành thơng qua q trình vận động khơng
ngừng của lịch sử từ thời kỳ này qua thời kỳ khác, xuất phát từ chí ý muốn giải phóng

con người khỏi sự áp bức bởi sức mạnh của bạo lực, từ đó nhà nước pháp quyền cần
được xem xét thông qua mối quan hệ biện chứng giữa tiến trình vận động và biến đổi
khơng ngừng của lịch sử. Nhà nước pháp quyền là hình thức tổ chức nhà nước, với
sự phân công lao động phù hợp, và cân bằng giữa các nhánh quyền lực với nhau dựa
18

(Truy cập ngày 28 tháng 05 năm 2023).


13
trên pháp luật và cùng từ pháp luật mang lại tính khách quan, khoa học, nhân đạo,
cơng bằng tất cả vì lợi ích chính đáng của con người. Nhà nước pháp quyền vừa là
sản phẩm vừa là sức mạnh thúc đẩy xã hội lồi người tiến lên. Do tính chất bất ổn và
ln phát triển vì thế tuỳ từng giai đoạn và thời kỳ nhất định mà nhà nước pháp quyền
có sự phân tích về đặc điểm rất khác nhau, tuy có sự khác nhau ở từng thời kỳ nhưng
chung quy lại nhà nước pháp quyền có một số đặc điểm cơ bản sau:
Thứ nhất, nhà nước pháp quyền là nhà nước được tổ chức và hoạt động trên cơ
sở một hệ thống pháp luật dân chủ, tiến bộ, phù hợp và khả thi, để thực hiện quản lý
xã hội bằng pháp luật dựa trên nền tảng đạo đức xã hội và đạo đức tiến bộ của nhân
loại. Trong hệ thống pháp luật ở mỗi quốc gia, Hiến pháp là văn bản pháp lý có hiệu
lực cao nhất, là đạo luật cơ bản và quan trọng nhất. Với ý nghĩa quan trọng và giá trị
pháp lý như trên việc hình thành cơ chế bảo hiến và bảo đảm thực thi Hiến pháp là
không thể thiếu, đặc biệt là trong nhà nước pháp quyền, nơi Hiến pháp và pháp luật
giữ vị trí thượng tơn19.
Thứ hai, nhà nước pháp quyến là nhà nước bảo đảm vị trí tối thượng của pháp
luật trong đời sống nhà nước và đời sống xã hội bằng việc tiến hành xác lập và có cơ
chế hữu hiệu bảo đảm tính tối cao của pháp luật trong các văn bản pháp luật. Pháp
luật trong nhà nước pháp quyền phải mang tính nhân đạo phù hợp với đạo đức xã hội
tất cả vì lợi ích chính đảng của con người, quan hệ đồng trách nhiệm. Tính tối thượng
của pháp luật được thể hiện trên hai phương diện: một là, bảo đảm sự thống trị của

pháp luật trong các lĩnh vực của đời sống xã hội; hai là, tính bắt buộc của pháp luật
đối với bản thân nhà nước, các tổ chức xã hội và mọi công dân. Pháp luật là tiêu
chuẩn, là căn cứ cho mọi hoạt động của nhà nước và xã hội20. Tất cả hoạt động của
nhà nước và công dân phải tuân theo pháp luật, đồng thời pháp luật chính là căn cứ
tiến hành xử lý mọi hành vi vi phạm.
Thứ ba, nhà nước pháp quyền là nhà nước được tổ chức và hoạt động trên cơ
sở chủ quyền của nhân dân. Mối quan hệ nhà nước và nhân dân bình đẳng về nghĩa
vụ và quan hệ đồng trách nhiệm, nhà nước có trách nhiệm lẫn nhau giữa nhà nước và
công dân, quyền công dân là trách nhiệm nhà nước và ngược lại quyền của nhà nước
là trách nhiệm cơng dân, nhà nước có trách nhiệm trước cơng dân về hoạt động của
mình, nhà nước bồi thường những thiệt hại tổn thất về vật chất và tinh thần cho nhân
dân về các quyết định và hành vi sai trái của mình.

Trần Quỳnh Nga (2007), Một số vấn đề lý luận cơ bản về nhà nước pháp quyền và thực tiễn xây dựng nhà
nước pháp quyền ở Việt Nam hiện nay, NXB, Hà Nội, tr. 15.
20
Trần Quỳnh Nga (2007), Một số vấn đề lý luận cơ bản về nhà nước pháp quyền và thực tiễn xây dựng nhà
nước pháp quyền ở Việt Nam hiện nay, NXB, Hà Nội, tr. 14.
19


14
Thứ tư, nhà nước pháp quyền là nhà nước thừa nhận, tôn trọng, bảo đảm và bảo
vệ quyền con người, quyền công dần. Mục tiêu cao nhất của nhà nước pháp quyền là
bảo đảm quyền tự do dân, dân chủ của con người. Cho nên, nhà nước pháp quyền là
phương tiện ghi nhận quyền tự do, dân chủ và lợi ích của cơng dân. Trong đó các
quyền tự do dân chủ và lợi ích chính đáng của con người được nhà nước bảo đảm
thực hiện bằng pháp luật. Có những biện pháp hữu hiệu để ngăn chặn và mọi hành vi
vi phạm pháp luật đều xử lý nghiêm minh, kịp thời và đúng pháp luật.
Thứ năm, nhà nước pháp quyền là nhà nước được tổ chức và hoạt động theo

cơ chế bảo đảm sự phân cơng và kiếm sốt quyền lực giữa các cơ quan nhà nước.
Trong nhà nước pháp quyền quyền lực nhà nước được tổ chức một cách khoa học,
các quyền hành pháp, lập pháp và tư pháp được phân định rõ ràng, rành mạch và hợp
lý cho ba hệ thống cơ quan nhà nước tương ứng trong mối quan hệ cơng bằng, kiểm
sốt lẫn nhau tạo một cơ chế đồng bộ bảo đảm thống nhất quyền lực của cơ quan nhà
nước, thực hiện quyền lực nhà nước, thực hiện quyền lực nhân dân. Hành pháp mạnh,
đủ năng lực xây dựng chính sách, thể chế hố chính sách thông qua cơ chế làm luật,
năng lực tổ chức thực hiện chính sách và pháp luật. Tư pháp phải độc lập, không bị
chi phối và bảo đảm công lý cho mọi cá nhân trong xã hội21. Từ đó đặt ra yêu cầu
mọi thiết chế quyền lực nhà nước phải được tổ chức trong khuôn khổ pháp luật, ngăn
chặn sự lạm quyền, vì lẽ đó cần phải sắp xếp quyền lực sao cho khơng có sự lạm
quyền.
Thứ sáu, nhà nước pháp quyền là nhà nước gắn bó mật thiết với xã hội dân sự,
tức ở đó các mối quan hệ của con người với nhau dựa trên sự đồng thuận về các vấn
đề xã hội mà khơng có sự can thiệp của nhà nước, ở đó các giá trị con người được tôn
trọng, là nơi đời sống con người được tái tạo lại sau chu trình làm việc được trở về
trạng thái bình thường, xã hội dân sự cịn là vườn ươm những yếu tố mới để phục vụ
cho sự phát triển trong tương lai. Nhà nước pháp quyền gắn bó mật thiệt với xã hội
dân sự góp phần tạo ra điều kiện cơ bản cho quá trình tổ chức và rèn luyện nền dân
chủ.
Bên cạnh những đặc điểm nêu trên, tùy thuộc vào điều kiện kinh tế xã hội riêng
mà mỗi nhà nước pháp quyền cụ thể sẽ có những nét đặc thù. Trên thực tế đã tốn tại
quan điểm khác nhau về nhà nước pháp quyền với những đặc điểm phù hợp với từng
điều kiện của các quốc gia, nhưng quy chung chúng đều thể hiện những giá trị to lớn
của một nhà nước pháp quyền nói chung. Và vì thế hiện nay nhà nước pháp quyền

Trần Quỳnh Nga (2007), Một số vấn đề lý luận cơ bản về nhà nước pháp quyền và thực tiễn xây dựng nhà
nước pháp quyền ở Việt Nam hiện nay, NXB, Hà Nội, tr.15.
21



15
đang được tuyên bố xây dựng rộng rãi ở hều hết các quốc gia phát triển và đang phát
triển.
1.1.3. Mối quan hệ Hiến pháp và Nhà nước pháp quyền
Nói đến Nhà nước pháp quyền, tức là nói đến Hiến pháp. Nhà nước pháp quyền
đặt ra yêu cầu về sự thượng tơn trong Hiến pháp, khẳng định vị trí quan trọng hàng
đầu của Hiến pháp trong đời sống xã hội. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng chỉ ra vai
trị của Hiến pháp đối với việc tạo dựng và phát triển nền dân chủ chân chính của
nhân dân, coi Hiến pháp là cơ sở để thực hiện dân chủ. Người nói: “Trước chúng ta
đã bị chế độ quân chủ chuyển chế cai trị, rồi đến chế độ thực dân không kém phần
chun chế, nên nước ta khơng có Hiến pháp. Nhân dân ta không được hưởng quyền
tự do dân chủ. Cúng ta phải có một Hiến pháp dân chủ”22. Trên nền tảng nhận thức
đó, các bản Hiến pháp nước ta đã lần lượt ra đời, làm nền tảng khẳng định quyền làm
chủ của nhân dân, xây dựng chế độ chính trị, chế độ kinh tế, bảo đảm quyền cơ bản
của con người, của công dân; tổ chức vận hàng bộ máy nhà nước, thực hiện chính
sách đối ngoại, bảo vệ vững chắc tổ quốc xã hội chủ nghĩa23. Qua các giai đoạn phát
triển của các mạng nước ta đến hiện nay, năm bản Hiến pháp đã lần lượt được thông
qua tương ứng với các giai đoạn phát triển của nước nhà. Vượt lên tất cả sự thăng
trầm, phức tạp của thời cuộc, mỗi một bản Hiến pháp, kể cả Hiến pháp 1946, Hiến
pháp 1959, Hiến pháp 1980, Hiến pháp 1992 và Hiến pháp 2013 là một mốc quan
trọng trong quá trình xây dựng và củng cố nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của
chúng ta. Như vậy, Hiến pháp có vai trị quan trọng trong nhà nước pháp quyền,
khơng thể có Nhà nước pháp quyền nếu như khơng có Hiến pháp và ngược lại, Hiến
pháp không thể tồn tại trong một nhà nước không phải là Nhà nước pháp quyền.
Nhà nước pháp quyền là nhà nước bị hạn chế quyền lực, mà phương tiện hạn
chế quyền lực của nhà nước này là các văn bản quy phạm pháp luật, đứng đầu là Hiến
pháp Hay nói một cách khác, nhà nước hạn chế quyền lực bằng pháp luật là hiện thân
của nhà nước pháp quyền. Giữa Hiến pháp và nhà nước pháp quyền có mối quan hệ
biện chứng với nhau. Các mối quan hệ này thể hiện ở những điểm cơ bản sau:

Một là, những yêu cầu của nhà nước pháp quyền phải được ghi nhận trong Hiến
pháp - Hiến pháp là hình thức pháp lý của nhà nước pháp quyền 24. Hiến pháp là
phương thức thực hiện lý thuyết nhà nước pháp quyền với những yêu cầu được ghi

22

Hồ Chí Minh (1995), Tồn tập, T.1. NXB, Chính trị Quốc gia, Hà Nội, tr. 8.
(Truy cập ngày 08 tháng 06
năm 2023).
24
Nguyễn Đăng Dung, Trương Đắc Linh, Nguyễn Mạnh Hùng, Lưu Đức Quang, Xây dựng và bảo vệ
Hiến pháp - Kinh nghiệm thế giới và Việt Nam (Sách chuyên khảo), NXB, Giáo dục Việt Nam, Hà Nội,
tr. 58.
23


16
nhận trong Hiến pháp hướng đến nhà nước pháp quyền là nhà nước của toàn thể nhân
dân, nhân dân làm chủ quyền lực nhà nước; nhà nước pháp quyền là nhà nước có mục
tiêu đảm bảo quyền con người; nhà nước pháp quyền là nhà nước chống lạm phát,
được tổ chức theo nguyên tắc phân quyền và nhà nước pháp quyền bảo đảm tính tối
cao của Hiến pháp.
Tư tưởng về một nhà nước của dân, do dân, vì dân đã được thể chế hoá thành
một mục tiêu hiến định ngay trong bản Hiến pháp đầu tiên của chính thể dân chủ cộng
hòa ở nước ta - Hiến pháp 1946: “Xây dựng một chính quyền mạnh mẽ và sáng suốt
của nhân dân” (Lời nói đầu - Hiến pháp 1946). Đặc điểm này của Nhà nước ta tiếp
tục được khẳng định trong các bản Hiến pháp 1959, 1980 và 1992. Toàn bộ quyền
lực nhà nước đều bắt nguồn từ nhân dân, chỉ có nhân dân bằng ý chí chung của mình
liên hợp lại và lập nên nhà nước, nhân dân có quyền lực chọn nhà nước, lựa chọn các
đại biểu của mình tham gia vào các công việc nhà nước, nhằm phụng sự lợi ích của

nhân dân25. Đội ngũ cán bộ, cơng chức nhà nước không thể là các ông quan cách
mạng mà là công bộc của nhân dân. Các mệnh đề nhân dân vì nhà nước hay “Nhân
dân của chế độ nhà nước” như một định mệnh được thay bằng nhà nước vì nhân dân
hay “chế độ nhà nước của nhân dân”. Nhà nước khơng có mục đích tự thân nào mà
chỉ là công cụ phục vụ nhân dân, phục vụ yêu cầu phát triển của xã hội26.
Công dân trong mối quan hệ với Nhà nước pháp quyền là con người mà các
quyền cơ bản, thiêng liêng nhất như quyền sống, quyền tự do, quyền mưu cầu hạnh
phúc, quyền bình đẳng,… được nhà nước bảo đảm. Một trong những nội dung quan
trọng đầu tiên của Học thuyết “nhà nước pháp quyền” là sự bảo đảm các quyền tự
nhiên của con người. Tự do, bình đẳng, tơn trọng con người và những hình thức thể
hiện khác của bảo đảm nhân quyền là những thành tố đặc trưng mang tính truyền
thống của nhà nước pháp quyền. Nhà nước pháp quyền được xem như cơng cụ để
thực hiện các lợi ích của cá nhân một cách hiệu quả. Quyền con người có giá trị tối
cao vì nó xuất phát từ tự nhiên, là điều không thể thiếu được và bất khả xâm phạm
cho nên nhà nước phải có nghĩa vụ phục vụ và bảo đảm quyền tự nhiên ấy27. Hiến
pháp trong nhà nước pháp quyền bảo đảm quyền con người bằng việc ghi nhận cơ
chế phân chia quyền lực nhà nước, với cơ chế này Hiến pháp vừa phân định được
một cách rõ ràng về chức năng nhiệm vụ, quyền hạn của từng cơ quan trong bộ máy
Nguyễn Đăng Dung, Trương Đắc Linh, Nguyễn Mạnh Hùng, Lưu Đức Quang, Xây dựng và bảo vệ Hiến
pháp - Kinh nghiệm thế giới và Việt Nam (Sách chuyên khảo), tr. 52.
26
Nguyễn Đăng Dung, Trương Đắc Linh, Nguyễn Mạnh Hùng, Lưu Đức Quang, Xây dựng và bảo vệ Hiến
pháp - Kinh nghiệm thế giới và Việt Nam (Sách chuyên khảo), tr. 53.
27
Lê Đỗ Cường (2010), Nhân tố pháp quyền trong Hiến pháp 1946 và sự kế thừa trong lịch sử lập hiến
Việt Nam, Luận văn Cử nhân Luật, Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh, tr. 5.
25


17

nhà nước; vừa ngăn ngừa những bản tính xấu của con người như sự lười biếng, tham
lam, dựa dẫm vào người khắc và đặc biệt là lòng đam mê quyền lực của con người28.
Hiến pháp trực tiếp ghi nhận các quyền con người, với phương thức này Hiến pháp
đã chỉ ra một cách rõ ràng và đầy đủ các quyền con người, từ đó khi các quyền bị
xăm phạm cần phải có những biện pháp trừng trị và những biện pháp khắc phục hiệu
quả. Trong nhà nước pháp quyền, Hiến pháp cịn có trách nhiệm hướng đến việc bảo
vệ quyền lợi của thiểu số từ đó bảo vệ quyền lợi của các cá nhân và của thiếu số trước
áp lực đa số, trong một xã hội văn minh nguyên tắc đa số chỉ thành công khi bảo đảm
quyền của thiểu số và quyền của cá nhân. Quyền của họ được bảo vệ bằng Hiến pháp
và pháp luật chứ không thể bằng lịng tốt của đa số. Hay nói một các khác cho dù
nghèo, giàu, thiểu số hay đa số, tôn giáo hay phi tơn giáo, liên minh chính trị hay đối
lập,…đều được nhà nước bảo đảm ngang nhau trong việc thực thi các quyền và nghĩa
vụ29. “Dù trong bất cứ hồn cảnh nào, nhà nước cũng khơng được áp đặt thêm những
bất bình giữa người với người, mà nhà nước buộc phải cư xử đúng mức và đồng đều
với tất cả mọi người”30. Vì thế để bảo đảm quyền con người trong nhà nước pháp
quyền, Hiến pháp không thể quy định trách nhiệm của nhà nước phải bảo vệ quyền
lợi của thiểu số trước đa số, người nghèo trước người giàu và kẻ yếu trước kẻ mạng,..
Mà Hiến phải phải tính đến quyền lợi của từng cá nhân con người cụ thể để từ đó bảo
đảm được tính cơng bằng, bình đẳng trước pháp luật của Tồn thể nhân dân. Và quan
trọng hơn để bảo đảm quyền con người được viện dẫn thi hành trong thực tế thì trước
hết chế định quyền con người trong Hiến pháp phải được xây dựng xuất phát từ hiện
thực khách quan, việc ghi nhận không được quá cao hay quá thấp so với thực tiễn và
đồng thời đòi hỏi Hiến pháp vừa quy định cụ thể, vừa phải chi tiết các quyền con
người vì chế định quyền con người không thể nào lường trước được với sự biến động
của đồi sống xã hội, nhất là vấn đề nhân quyền luôn được phát triển theo thời gian.
Cho nên việc quy định quyền con người trong Hiến pháp phải đạt được trình độ cao
về kỹ thuật lập pháp. Từ đó bảo đảm tính khả thi các quyền này trên thực thế khi tiến
hành ghi nhận quyền con người trong Hiến pháp31. Hiến pháp Mỹ là một điển hình:
tám điều đầu tiên trong tu chính án thứ nhất đã liệt kê gần như đây đủ các quyền thiết
yếu của con người, đến điều thứ chín quy định: “Việc liệt kê một số quyền trong Hiến

Nguyễn Đăng Dung, Trương Đắc Linh, Nguyễn Mạnh Hùng, Lưu Đức Quang, Xây dựng và bảo vệ Hiến
pháp - Kinh nghiệm thế giới và Việt Nam (Sách chuyên khảo), tr. 68.
29
Nguyễn Đăng Dung, Trương Đắc Linh, Nguyễn Mạnh Hùng, Lưu Đức Quang, Xây dựng và bảo vệ Hiến
pháp - Kinh nghiệm thế giới và Việt Nam (Sách chuyên khảo) – Sđd, tr. 70.
30
Nguyễn Đăng Dung (2004), Tính nhân bản của Hiến pháp và bản tính của cơ quan nhà nước, NXB Tư pháp,
tr 81.
31
Nguyễn Đăng Dung, Trương Đắc Linh, Nguyễn Mạnh Hùng, Lưu Đức Quang, Xây dựng và bảo vệ Hiến
pháp - Kinh nghiệm thế giới và Việt Nam (Sách chuyên khảo) – Sđd, tr. 72.
28


18
pháp khơng có nghĩa là phủ nhận hoặc giảm giá trị của người dân các quyền khác”.
Bằng một điều khoản ngắn gọn nhưng lại có khả năng bao quát cho hiện tại và cả
tương lai, góp phần tạo nên sự sống động cho Hiến pháp Mỹ hơn 200 năm qua. Hoặc
tại Điều 329 Hiến pháp Thái Lan năm 1997 quy định “Trong hai năm, kể từ thời điểm
Hiến pháp ban hành, nhà nước phải ban hành các luật sau đây : luật thanh tra, luật
chống tham nhũng, luật truy cứu trách nhiệm pháp lý đối với chính khách, luật kiểm
tốn nhà nước, luật trưng cầu dân ý”. Với quy định này cho thấy thời điểm ban hành
không đồng nhất với thời điểm có hiệu lực của Hiến pháp từ đó rút ngắn được khoảng
các giữa Hiến pháp pháp lý và Hiến pháp trên thực tế32.
Nhà nước pháp quyền là nhà nước bị hạn chế quyền lực. Phân chia quyền lực là
phương thức hữu hiệu để giới hạn quyền lực nhà nước. Việc phân biệt các quyền lập
pháp, hành pháp và tư pháp bao gồm cơ chế tổ chức - pháp lý của sự tác động qua lại,
đối trọng lẫn nhau, kiềm chế lẫn nhau của các quyền đó nhằm mục tiêu sao cho mỗi
quyền đều nắm chắc quyền hạn của mình đồng thời có vị trí độc lập với các quyền
khác33. Nhà nước pháp quyền được tổ chức ra để khơng ai có thể lạm dụng quyền lực,

chống người khác, mưu lợi cho bản thân và muốn làm được điều đó thì phải sắp xếp
quyền lực sao cho quyền lực ngăn chặn quyền lực, đồng thời phải có sự cân bằng và
kiểm sốt từ nhiều góc độ khác nhau. “Trong việc tạo dựng một chính phủ con người
quản lý con người, khó khan lớn nhất nằm ở chỗ trước hết phải bảo đảm chính phủ
kiểm sốt được những người bị quản lý, và tiếp theo phải bảo đảm chính phủ phải
kiểm sốt được chính bản thân mình”34. Câu nói bất hủ trên của J.Madison cho thấy,
sự phân chi quyền lực được ghi nhận trong Hiến pháp hướng đến hai nội dung chính:
Một là, nhằm mục đích quản lý được đất nước; Hai là, nhà nước phải tự quản lý được
chính mình. Và muốn làm được điều đó hai nội dung này được quy định trong Hiến
pháp một cách hòa quyện và không thể tách rời bằng việc vừa trao quyền cho quyền
lực nhà nước, vừa tìm cách hạn chế việc sử dụng quyền lực của các chủ thể được trao.
Nguyên tắc phân quyền có hai khía cạnh: Một là, sự phân bố quyền lực giữa các cơ
quan nhà nước, không có cơ quan nào của nhà nước lại nắm trọn vẹn quyền lực nhà
nước. Hai là, khơng có cơ quan nào của nhà nước có địa vị chuyên chế tuyệt đối mà
không bị ràng buộc bởi pháp luật và hiến pháp. Tuy nhiên một bộ máy nhà nước tốt
không chỉ dừng lại việc đảm nhiệm công việc phân công của mình mà cịn phải trù
Nguyễn Đăng Dung, Trương Đắc Linh, Nguyễn Mạnh Hùng, Lưu Đức Quang, Xây dựng và bảo vệ Hiến
pháp - Kinh nghiệm thế giới và Việt Nam (Sách chuyên khảo) – Sđd, tr. 72.
33
Lê Đỗ Cường (2010), Nhân tố pháp quyền trong Hiến pháp 1946 và sự kế thừa trong lịch sử lập hiến
32

Việt Nam, Luận văn Cử nhân Luật, Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh, tr. 7.
34
Trần Thị Thái Hà (2002), Khái quát về chính quyền Hợp chúng quốc Hoa kì, NXB, Chính trị Quốc gia, tr
50.


19
liệu trước và ngăn ngừa những hậu quả xấu có thể xảy ra trong quá trình điều hành

và quản lý đất nước. Chính vì thế, một bản Hiến pháp trong nhà nước pháp quyền
không chỉ hướng đến những quy định vào mặt tốt của bộ máy nhà nước mà còn phải
tính đến việc hạn chế những mặt tiêu cực tất yếu có thể xảy ra với nó. Vì vậy, một
bản Hiến pháp đáp ứng được yêu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền khi và chỉ khi
các quy định của nó phản ánh được hết các bản tính vốn có của con người. Từ đó
Hiến pháp trong nhà nước pháp quyền cần phải có những quy định phịng chống các
hiện tượng tham nhũng, quá đam mê quyền lực và dẫn đến lạm quyền. Với mục đích
hạn chế quyền lực nhà nước cho nên Hiến pháp phải ghi nhận sự phân quyền. Phân
quyền gắn liền với Hiến pháp, ở đâu không có phân quyền thì ở đó khơng có Hiến
pháp.
Hai là, tính tối cao của Hiến pháp là đặc điểm quan trọng nhất của nhà nước
pháp quyền - Nhà nước pháp quyền là một nguyên tắc hiến định. Việc thực hiện và
bảo đảm giá trị pháp lý tối cao của Hiến pháp trên thực tế đồng nghĩa với việc xây
dựng nhà nước pháp quyền, Hiến pháp ra đời nhằm bảo vệ thành quả các mạng của
giai cấp thống trị đối với các giai cấp khác, bảo vệ quan hệ sản xuất và các quyền lợi
ích của con người và quyền cơng dân. Bên cạnh đó bản chất của Hiến pháp là một
văn bản hạn chế quyền lực nhà nước và bảo vệ quyền lợi của người dân. Với tầm
quan trọng và bản chất đặc biệt của Hiến pháp như là văn bản của quyền lực gốc, điều
chỉnh mối quan hệ, xác định hình thức nhà nước, mơ hình tổ chức thực hiện quyền
lực nhà nước, cơ cấu tổ chức bộ máy nhà nước cũng như địa vị pháp lý của công dân
và mối quan hệ giữa công dân với nhà nước,… Vì thế Hiến pháp phải có vị trí tối cao
trong hệ thống pháp luật. Nhà nước pháp quyền đòi hỏi phải có Hiến pháp. Song Hiến
pháp phải thực sự được tơn vinh là đạo luật có hiệu lực pháp lý tối cao thì mới trở
thành một đặc điểm quan trọng trong nhà nước pháp quyền 35. Nhà nước pháp quyền
là nhà nước mà các mối quan hệ xã hội được xây dựng trên cơ sở các quyền, quyền
của chủ thể này có thể là nghĩa vụ của chủ thể khác và pháp luật là công cụ để phân
định các quyền này. Quyền này phải được phân định sao cho sự lạm quyền không thể
xảy ra và tự do dân chủ được bảo vệ thì Hiến pháp chính là cơng cụ quan trọng nhất
để xác lập và phân định các quyền. Trong nhà nước pháp quyền nhân dân là chủ thể
của quyền lực nhà nước cũng như một nhà nước dân chủ tự đặt mình dưới pháp luật,

được xây dựng, tổ chức và hoạt động theo pháp luật và quản lý bằng pháp luật, mà
Hiến pháp là đạo luật có tính tối cao. Theo nghĩa đó có thể nói nhà nước pháp quyền
Nguyễn Đăng Dung, Trương Đắc Linh, Nguyễn Mạnh Hùng, Lưu Đức Quang, Xây dựng và bảo vệ Hiến
pháp - Kinh nghiệm thế giới và Việt Nam (Sách chuyên khảo), tr. 75.
35


20
là nhà nước nơi ý chí nhân dân được nâng lên thành luật, vừa dùng pháp quyền đặt ra
pháp luật và dùng chính pháp luật để quản lý xã hội cũng như quản lý chính mình.
Việc bảo đảm giá trị pháp lý tối cao của Hiến pháp được thể hiện ở chỗ: Hiến
pháp là cơ sở nền tảng cho toàn bộ hệ thống pháp luật của quốc gia. Tất cả các cơ
quan nhà nước khi ban hành các văn bản pháp luật khác theo thẩm quyền là trên cơ
sở những quy định của Hiến pháp và nhằm thi hành Hiến pháp. Các văn bản pháp
luật được ban hành phải phù hợp với Hiến pháp, không được trái với Hiến pháp, nếu
trái sẽ bị đình chỉ thi hành, sửa đổi hoặc bãi bỏ. Như vậy, Hiến pháp là cơ sở, là gốc
để xây dựng toàn bộ hệ thống pháp luật của một quốc gia. Với tư cách là đạo luật cơ
bản của nhà nước, các cơ quan, tổ chức của xã hội bất kể ở cương vị nào đều phải
tuân thủ hiến pháp. Mọi đường lối, chính sách, quyết định của nhà nước đều phải dựa
vào hiến pháp và luật, phục tùng hiến pháp và luật. Việc tuân theo Hiến pháp sẽ đảm
bảo cho hệ thống pháp luật của một quốc gia có tính thống nhất cao và tránh sự tùy
tiện của các cơ quan nhà nước trong việc ban hành các văn bản pháp luật. Bất cứ sự
thay đổi nào trong nội dung Hiến pháp tất yếu sẽ dẫn đến sự thay đổi của các văn bản
tương ứng.
Ngày nay, việc xây dựng nhà nước pháp quyền đã trở thành xu thế chung của
nhân loại vì thế Hiến pháp của các nước đều ghi nhận nhà nước pháp quyền như một
nguyên tắc hiến định và việc thiết lập cơ chế bảo vệ Hiến pháp hữu hiệu để bảo đảm
cho Hiến pháp trở thành văn bản pháp lý có tính tối cao nhằm mục bảo đảm cho mọi
cơ quan nhà nước tôn trọng pháp luật; đồng thời để bảo vệ quyền con người trong
một xã hội văn minh.

Ba là, Hiến pháp đặt nền tảng pháp lý cho việc xây dựng nhà nước pháp quyền
- Nhà nước pháp quyền là nhà nước hợp hiến. Nhà nước pháp quyền về thực chất là
nhà nước tự đặt ra giới hạn cho bản thân mình và động lực nội tại buộc nhà nước phải
làm như vậy chính là nguyện ước và những quyền lợi chính đáng của con người. Và
những yêu cầu của nhà nước pháp quyền được ghi nhận trong Hiến pháp từ đó đáp
ứng yêu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền. Điều này có nghĩa là nhà nước pháp
quyền khơng chỉ được quy định trong một điều khoản của Hiến pháp mà được quy
định trong nhiều nội dung khác của Hiến pháp. Trong một nhà nước pháp quyền,
những quy định của Hiến pháp cũng chính là nội dung, yêu cầu của nhà nước pháp
quyền. Tất cả những yêu cầu của nhà nước pháp quyền đều xuất phát từ mục đích
giới hạn quyền lực nhà nước bằng pháp luật và đặt ra yêu cầu chủ quyền thuộc về
nhân dân, phân chia quyền lực, tôn trọng và bảo vệ quyền tự do của con người,…
Những yêu cầu này được đáp ứng trong một bản Hiến pháp và vì thế, những nhân tố


21
thiết yếu của nhà nước pháp quyền có thể được khái quát trong một nhà nước hợp
hiến.
Ở Cộng hòa liên bang Đức, Tòa án Hiến pháp liên bang Đức đã mô tả khái niệm
nhà nước pháp quyền như “Một trong những nguyên tắc sơ đẳng của Hiến pháp”36
và được xem là một trong những nguyên tắc hiến định cơ bản để điều chỉnh trật tự
cơng cộng ở Cộng hịa liên bang Đức, ngồi ra Hiến pháp Đức cịn xác định các yếu
tố cấu thành của nhà nước pháp quyền trong rất nhiều điều khoản cụ thể, thể hiện mối
quan tâm cơ bản của nhà nước pháp quyền là bảo vệ quyền tự do cá nhân và đặt quyền
lực nhà nước dưới sự kiểm sốt của pháp luật. Qua đó cho thấy, tất cả yêu cầu của
nhà nước pháp quyền là nhà nước giới hạn quyền lực nhà nước bởi các chuẩn mực
pháp lý, từ đó hành vi của cơ quan nhà nước có thể dự đốn trước được. Từ mục đích
này, nhà nước pháp quyền mới đặt ra các yêu cầu như: chủ quyền thuộc về nhân dân,
phân chia quyền lực, tôn trọng và bảo vệ quyền tự do của con người,… Những yêu
cầu này được quy định trong Hiến pháp, vì thế những nhân tố thiết yếu của nhà nước

pháp quyền được khái quát trong Hiến pháp. Khi nói đến nhà nước pháp quyền là
một nhà nước ứng dụng chế độ pháp quyền, quyền lực nhà nước đặt dưới quyền lực
của pháp luật thì nhà nước đó phải là một nhà nước hợp hiến37.
Bốn là, chế độ Hiến pháp góp phần hiện thực hóa lý thuyết nhà nước pháp quyền
- Nhà nước pháp quyền là môi trường pháp lý cho sự tồn tại của Hiến pháp 38. Lý
thuyết về Hiến pháp cũng đồng thời là lý thuyết về nhà nước pháp quyền và Hiến
pháp chính là phương tiện hữu hiệu nhất để thực hiện hoá học thuyết nhà nước pháp
quyền, nhưng chế độ Hiến pháp chỉ góp phần thực hiện hố lý thuyết nhà nước pháp
quyền, khơng thể đồng nhất việc thực thi Hiến pháp với việc tồn tại nhà nước pháp
quyền một các hoàn hảo. Ở từng thời kỳ khác nhau đều đặt ra và làm phong phú thêm
nhà nước pháp quyền, góp phần thỏa mãn và làm phù hợp thêm yêu cầu phát triển
của xã hội. Nhà nước pháp quyền vận hành xã hội dựa trên cơ sở các quyền và Hiến
pháp là công cụ quan trọng nhất để xác lập và phân định các quyền. Mỗi thời đại lịch
sự là q trình biến đổi khơng ngừng, cho nên ở một thời điểm nhất định sẽ không
tồn tại nhà nước pháp quyền hồn hảo mà chỉ có những dấu hiệu, những nhân tố của
nhà nước pháp quyền. Từ đó, nhà nước cần chú trọng đến q trình lập hiến, nhà nước
phải là nhà nước có Hiến pháp rõ ràng được xây dựng trên cơ sở khoa học và Hiến
pháp với những nội dung đáp ứng yêu cầu trong việc xây dựng một nhà nước pháp

Josef Thesing (2002), Nhà nước pháp quyền, NXB, Chính trị Quốc gia, tr. 85.
Bùi Ngọc Sơn (2005), Góp phần nghiên cứu Hiến pháp và nhà nước pháp quyền, NXB, Tư pháp, tr.19.
38
Nguyễn Đăng Dung, Trương Đắc Linh, Nguyễn Mạnh Hùng, Lưu Đức Quang, Xây dựng và bảo vệ Hiến
pháp - Kinh nghiệm thế giới và Việt Nam (Sách chuyên khảo), tr. 8
36
37


×