Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

kế thừa và phát triển

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (150.52 KB, 11 trang )

LỜI NÓI ĐẦU
***
Chế định về nghĩa vụ của công dân là chế định cơ bản trong hầu hết các bản
hiến pháp của các quốc gia trên thế giới. Cùng với chế định quyền trong Hiến
pháp, ta có thể xác định được mức độ dân chủ nhân đạo, tiến bộ của một nhà nước,
một xã hội. Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân là cơ sở để xác định địa
vị pháp lý của công dân, là cơ sở cho mọi quyền và nghĩa vụ khác.
Trong lịch sử lập Hiến nước ta, nội dung chế định về nghĩa vụ cơ bản của
công dân hết sức phong phú, ngày càng đầy đủ và hoàn thiện hơn. So với Hiến
pháp trước, Hiến pháp sau đã có những sửa đổi bổ sung điều khoản mới phản ánh
những thay đổi cơ bản về mọi mặt đời sống xã hội Việt Nam trong mỗi giai đoạn
phát triển. Do đó, nghĩa vụ của công dân trong Hiến pháp nước ta thể hiện tính kế
thừa, phát triển cả về hình thức và nội dung. Điều đó phù hợp với sự phát triển
kinh tế xã hội Việt Nam, phản ánh nền dân chủ xã hội chủ nghĩa và địa vị xã hội
ngày càng tăng của các cá nhân con người.
Với tầm quan trọng như trên, chúng em xin chọn đề tài “Phân tích sự kế thừa
và phát triển các quy định về nghĩa vụ cơ bản của công dân trong lịch sử lập hiến
Việt Nam”. Thông qua lịch sử lập hiến của bốn bản Hiến pháp (1946, 1959, 1980
và 1992), việc nghiên cứu, phân tích chế định này giúp ta có cái nhìn tổng thể và
ngày càng hoàn thiện hơn nhằm trực tiếp góp phần nâng cao đời sống của người
dân, đồng thời cho phép chúng ta nhận thức rõ hơn trong việc xây dựng và áp dụng
pháp luật về nghĩa vụ của công dân trong thực tế.
Bài làm có thể còn nhiều thiếu sót nên chúng em kính mong thầy cô và các
bạn đóng góp những ý kiến bổ sung để chúng em có thể hoàn thiện kiến thức của
mình một cách đầy đủ và sâu sắc hơn. Chúng em xin chân thành cảm ơn.
1
B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1. CÁC KHÁI NIỆM.
1.1. Khái niệm kế thừa và phát triển.
Kế thừa là sự thừa hưởng, giữ gìn và tiếp tục phát huy những nhân tố hợp
quy luật, đồng thời loại bỏ những nhân tố trái quy luật


(1)
.
Phát triển là quá trình vận động của sự vật theo khuynh hướng đi lên, từ
trình độ thấp đến trình độ cao, từ kém hoàn chỉnh đến hoàn chỉnh hơn
(2)
.
Sự kế thừa và phát triển là quá trình vô cùng quan trọng và ý nghĩa trong
nền lập hiến của các quốc gia trên thế giới cũng như của Việt Nam. Một bản hiến
pháp được coi là hoàn thiện phải là bản hiến pháp dựa trên những điều mà các bản
hiến pháp trước đã quy định, đồng thời các điều luật đó phải có sự sửa đổi, bổ sung
và mở rộng cho phù hợp với bối cảnh và tình hình đất nước vào những thời điểm
nhất định. Do đó, các bản hiến pháp sau này của nước ta đều có sự kế thừa và phát
triển so với các bản hiến pháp trước đã ra đời, đánh dấu bốn giai đoạn phát triển
của Nhà nước Việt Nam.
1.2. Khái niệm công dân.
Công dân là sự xác định về mặt pháp lý một thể nhân thuộc về một nhà nước
nhất định. Do vậy con người được hưởng chủ quyền của nhà nước, được nhà nước
bảo hộ quyền lợi khi ở trong nước cũng như nước ngoài, đồng thời phải thực hiện
một số nghĩa vụ nhất định với nhà nước. Khái niệm công dân gắn với khái niệm
quốc tịch. Quốc tịch là mối liên hệ bền vững về mặt pháp lý của một thể nhân với
nhà nước nhất định. Quốc tịch Việt Nam là căn cứ duy nhất để xác định một người
là công dân Việt Nam.
1.3. Khái niệm nghĩa vụ cơ bản của công dân.
Nghĩa vụ cơ bản của công dân là các nghĩa vụ tối thiểu mà công dân phải
−−−−−−−−−−−−−−−−−−−
(1), (2): Giáo trình triết học Mác Lênin, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, trang 75, 102.
2
thực hiện đối với nhà nước và là tiền đề đảm bảo cho các quyền cơ bản công
dân được thực hiện.
Con người sinh ra trong thời đại có nhà nước, luôn có mối quan hệ với nhà

nước. Cơ sở đó được thiết lập trên cơ sở pháp luật quy định về quyền và nghĩa vụ
của các bên tham gia trong quan hệ. Khi công dân được nhà nước trao cho những
quyền và được nhà nước bảo đảm thực hiện thì Nhà nước cũng có quyền yêu cầu
công dân thực hiện những nghĩa vụ bắt buộc đối với nhà nước. Như vậy, quyền
công dân trở thành cơ sở nghĩa vụ của công dân.
2. SỰ KẾ THỪA VÀ PHÁT TRIỂN CÁC QUY ĐỊNH CỦA NGHĨA VỤ CƠ
BẢN CỦA CÔNG DÂN QUA CÁC BẢN HIẾN PHÁP.
2.1. Hiến pháp 1946.
2.1.1. Hoàn cảnh ra đời.
Hiến pháp 1946 ra đời trong bối cảnh đất nước vừa được giải phóng, nhân
dân Việt Nam chính thức làm chủ đất nước mình. Hiến pháp 1946 được thông qua
ngày 9/11/1946, bao gồm lời nói đầu và 7 chương, 70 điều. Chương “nghĩa vụ và
quyền lợi cơ bản của công dân” là chương thứ 2 bao gồm 18 điều. Trong hoàn cảnh
nước Việt Nam dân chủ cộng hòa non trẻ vừa ra đời, các thế lực thù địch bên ngoài
luôn rình rập chống phá nhà nước, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói “nếu nước được
độc lập mà dân không được hạnh phúc, tự do thì độc lập cũng chắng có ý nghĩa gì”
(1)
. Xuất phát từ đó, Hiến pháp 1946 đề ra “nghĩa vụ và quyền lợi của công dân”,
ghi nhận những giá trị quyền, nghĩa vụ của công dân mà nhân dân ta đã giành
được, coi đó là nội dung cơ bản của hiến pháp dân chủ.
2.1.2. Các nghĩa vụ cơ bản của công dân.
Theo Hiến pháp 1946, có 2 điều quy định nghĩa vụ cơ bản của công dân. Đó
−−−−−−−−−−−−−−−−−−−
(1): Hồ Chí Minh toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, tập 3, trang 554
3
là điều 4: Mỗi công dân Việt Nam phải bảo vệ tổ quốc, tôn trọng hiến pháp và tuân
theo pháp luật và điều 5: Công dân Việt Nam có nghĩa vụ phải đi lính.
Điều đáng chú ý hơn cả ở Hiến pháp 1946 khác với các Hiến pháp sau này
là nghĩa vụ được đặt lên trước quyền lợi. Điều này rất có ý nghĩa vì nhân dân ta khi
vừa giành được chính quyền, vừa có địa vị công dân đã bị nhiều kẻ thù uy hiếp và

xâm lược. Vậy nên để giành được độc lập ta phải đặt nghĩa vụ lên trên mà trước
hết đó là nghĩa vụ bảo vệ tổ quốc. Ngoài ra, Hiến pháp còn quy định tôn trọng
pháp luật, chưa có nghĩa vụ đóng thuế vì hoàn cảnh cả nước vừa thoát khỏi sưu cao
thuế nặng trong tay thực dân nay đang rơi vào nạn đói khủng khiếp, người dân
không thể thực hiện được nghĩa vụ này.
2.2. Hiến pháp 1959.
2.2.1. Hoàn cảnh ra đời.
Hiến pháp này đánh dấu bước phát triển thứ hai trong lịch sử lập hiến nước
ta. Đây là Hiến pháp xã hội chủ nghĩa đầu tiên ở Việt Nam, Hiến pháp của thời
kỳ tiến lên chủ nghĩa xã hội. Hiến pháp năm 1959 ra đời trong hoàn cảnh ở nước
ta đều có những thay đổi căn bản, cách mạng Việt Nam đã bước sang một giai
đoạn phát triển mới với những nhiệm vụ mới. Hiến pháp 1959 đã được Quốc hội
khóa I nhất trí thông qua ngày 31 tháng 12 năm 1959. Hiến pháp gồm “lời nói đầu”
và 10 chương. Lời nói đầu bản Hiến pháp rất coi trọng địa vị pháp lý của công dân.
Chương “quyền lợi và nghĩa vụ cơ bản của công dân” gồm 21 điều trong đó có 19
điều trực tiếp quy định về quyền lợi và nghĩa vụ của công dân và là chương III của
bản Hiến pháp.
2.2.2. Sự kế thừa và phát triển các nghĩa vụ cơ bản của công dân.
Chương III có 4 điều quy định về nghĩa vụ cơ bản của công dân. Đó là các
điều 39, 40, 41, 42.
Kế tục và phát triển Hiến pháp 1946, Hiến pháp 1959 một mặt ghi nhận các
nghĩa vụ cơ bản của công dân như: Tuân theo Hiến pháp (Điều 39), bảo vệ tổ quốc,
làm nghĩa vụ quân sự (Điều 42); mặt khác bổ sung thêm những nghĩa vụ mới mà
4
trong Hiến pháp 1946 chưa được ghi nhận. Ví dụ: Nghĩa vụ phải đóng thuế (Điều
41), nghĩa vụ bảo vệ tôn trọng pháp luật (Điều 40). Hiến pháp 1959 đã làm rõ hơn
ý nghĩa, tính chất của nghĩa vụ phải tuân theo đó.
Đầu tiên, Hiến pháp 1959 có sự thay đổi về tiêu đề so với Hiến pháp 1946:
Đặt quyền lợi trước nghĩa vụ và có thêm cụm từ “cơ bản” ở sau. Trong điều kiện
mới hiện nay cách đặt tiêu đề này làm cho tiêu đề thêm chuẩn xác.

Ngoài ra, Hiến pháp 1946 chỉ dừng lại ở việc: “công dân Việt Nam phải tôn
trọng” thì tới 1959 đã quy định là “có nghĩa vụ tuân theo” Hiến pháp và pháp luật.
“Tôn trọng” và “tuân theo” là hai việc hoàn toàn khác nhau. Tôn trọng thì có thể
thực hiện có thể không còn tuân theo nghĩa là phải thực hiện theo. Điều này nhỏ
nhưng đã nâng cao vị thế của Hiến pháp và pháp luật.
Mặt khác, chúng ta cũng thấy được sự phát triển, kế thừa và phát triển không
chỉ dừng lại ở việc nêu ngắn gọn các nghĩa vụ của công dân như: “bảo vệ tổ quốc,
tuân theo pháp luật, tôn trọng Hiến pháp…” mà ở Hiến pháp 1959 đã bổ sung làm
rõ hơn về mặt ý nghĩa, tính chất và nghĩa vụ của công dân phải tuân theo. Chẳng
hạn như Hiến pháp 1959 có ghi: “Bảo vệ tổ quốc là nghĩa vụ thiêng liêng cao quý
của công dân nước Việt Nam dân chủ cộng hòa” hay “công dân có nghĩa vụ phải
tuân theo kỷ luật lao động, trật tự công cộng, và những quy tắc sinh hoạt xã hội”.
Đây đồng thời cũng là một điểm mới trong Hiến pháp 1959.
Nghĩa vụ cơ bản của công dân ở Hiến pháp 1959 còn được mở rộng hơn
so với Hiến pháp 1946. Ví dụ: Hiến pháp 1959 quy định về nghĩa vụ phải đóng
thuế là điều mới so với Hiến pháp 1946, nó phản ánh được phần nào tình hình đất
nước. Năm 1945, mặc dù ta đã giành được độc lập, nhưng khắp cả nước từ Lạng
Sơn đến Cà Mau đều rơi vào nạn đói khủng khiếp. Người dân chết đói như ngả rạ,
thù trong giặc ngoài làm nước ta rơi vào tình trạng “ngàn cân treo sợi tóc”, bởi vậy
Hiến pháp của chúng ta chưa quy định nghĩa vụ đóng thuế bắt buộc đối với công
dân. Năm 1959, miền Bắc vừa tiến hành xây dựng xã hội chủ nghĩa, vừa là hậu
5

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×