Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

cơ sở kế thừa và phát triển Pháp lệnh Cán bộ, Công chức năm 1998

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (65.89 KB, 3 trang )

Để đáp ứng yêu cầu cải cách nền hành chính Nhà nước trong giai đoạn hiện nay,
ngày 13/11/2008, tại kỳ họp thứ 4, Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt
Nam – Khóa XII đã thông qua Luật Cán bộ, Công chức (CBCC) đầu tiên trong lịch sử
nền hành chính Nhà nướcViệt Nam. Trên cơ sở kế thừa và phát triển Pháp lệnh Cán bộ,
Công chức năm 1998 (sửa đổi, bổ sung năm 2000; 2003) cùng những văn bản có liên
quan, việc Luật CBCC đưa ra được một khái niệm chính thức về cán bộ, công chức
thực sự là một bước tiến vô cùng quan trọng.
Căn cứ vào những ghi nhận tại Điều 4 – Luật CBCC có thể nhận định: Về cơ bản,
việc xác định một số dấu hiệu thuộc về các bộ, công chức vẫn kế thừa các quy định của
Pháp lệnh CBCC 1998 (sửa đổi, bổ sung 2000; 2003). Tuy nhiên, nếu đứng trên bình
diện phân tích một khái niệm quy định trong Luật, chúng ta cần lưu ý một vài điểm sau
đây:
Thứ nhất: Khái niệm cán bộ, công chức theo Luật CBCC không bao hàm đối tượng
viên chức. Sở dĩ Luật CBCC không đưa viên chức vào trong nội hàm quan niệm về cán
bộ, công chức như Pháp lệnh CBCC năm 1998 được xuất phát từ nhận thức về tính
chất của đội ngũ viên chức trong các đơn vị sự nghiệp công. Nhóm đối tượng này với
đặc điểm hoạt động không mang tính quyền lực chính trị cũng như quyền lực Nhà
nước như cán bộ, công chức nên cần thiết phải có một văn bản khác hướng dẫn riêng.
Đồng thời, với mục tiêu thúc đẩy sự hoàn thiện cơ chế tổ chức và hoạt động của các
đơn vị sự nghiệp công cũng như giúp các cơ sở này có được sự chủ động ,linh hoạt
trong quản lý nội bộ, các nhà làm Luật đã tách nhóm đối tượng viên chức ra khỏi khái
niệm cán bộ, công chức.
Thứ hai: Khái niệm cán bộ, công chức theo Luật CBCC đã phân định một cách
tương đối giữa hai nhóm đối tượng là cán bộ và công chức. Ngoài việc cùng là công
dân Việt Nam, hưởng đầy đủ các quyền và thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ của một công
dân Việt Nam, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách Nhà nước thì dễ dàng nhận
ra những khác biệt cơ bản giữa hai đối tượng này trên cơ sở ghi nhận của pháp luật:
•) Về cán bộ: Khoản 1/Điều 4 Luật CBCC quy định cán bộ hình thành bằng 3 con
đường: Bầu cử, phê chuẩn và bổ nhiệm với tính chất công việc không thường xuyên,
lâu dài vì phải đảm nhiệm chức danh, chức vụ theo nhiệm kỳ. VD: Chủ tịch UBND
tỉnh, TP trực thuộc Trung Ương được hình thành bằng con đường bầu cử, do Thủ


Tướng Chính Phủ phê chuẩn kết quả bầu cử; hay: Chánh án TAND TP Hà Nội do
Chánh án TAND tối cao bổ nhiệm (…).
Cán bộ là đội ngũ công tác tại các cơ quan của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị-xã
hội từ cấp huyện (quận, thị xã, TP thuộc tỉnh) trở lên. Nói vậy không có nghĩa là ở cấp
xã, phường, thị trấn không có cán bộ mà “loại” cán bộ này được đề cập một cách riêng
biệt do vị trí và vai trò quan trọng của đội ngũ này trong việc làm cầu nối giữa Đảng,
Nhà nước với nhân dân ở từng địa phương.
Cán bộ (cũng như công chức) nằm trong biên chế và hưởng lương từ Ngân sách Nhà
nước. Điều này có nghĩa là số lượng cán bộ trong một cơ quan được giới hạn trong
một con số nào đó, mức biên chế cán bộ do cơ quan hoặc cá nhân có thẩm quyền quyết
định, quy định hoặc hướng dẫn. VD: Chính Phủ quyết định biên chế và quản lý cán bộ
làm việc trong cơ quan hành chính Nhà nước ở Trung Ương, quy định mức biên chế
hành chính sự nghiệp thuộc UBND; hướng dẫn định mức biên chế trong các đơn vị sự
nghiệp của Nhà nước ở Trung Ương…
•) Về công chức: Theo Luật CBCC, ngoài con đường bổ nhiệm như của cán bộ thì
công chức còn có thể được hình thành bằng con đường tuyển dụng. Có nghĩa là người
được tuyển dụng phải trải qua một quá trình để trở thành công chức: Thi tuyển  tập
sự  được thẩm tra bởi người đứng đầu cơ quan đang tuyển dụng  nếu đạt yêu cầu
mới được quyết định bổ nhiệm chính thức vào ngạch. Việc quy định tuyển dụng đối
với đội ngũ công chức như trên cho thấy đội ngũ này có vị trí quan trọng như thế nào
trong bộ máy hành chính Nhà nước. Để có được một lực lượng công chức có đủ trình
độ để quản lý, lãnh đạo thì việc đặt ra hình thức tuyển dụng là cần thiết.
Ngoài ra, công chức còn có vị trí công tác hết sức đa dạng, hơn hẳn đội ngũ cán bộ
cả về số lượng và hình thức hoạt động. Không chỉ làm việc tại các cơ quan thuộc
Đảng, Nhà nước hay tổ chức chính tri-xã hội, công chức còn có thể công tác trong các
cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân; đơn vị thuộc Công an nhân dân; công nhân
quốc phòng; mà không phải là sỹ quan, hạ sỹ quan, quân nhân chuyên nghiệp hay
trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của các đơn vị sự nghiệp công lập (Khoản 2/ điều 4/
Luật CBCC).
Theo quy định của pháp luật, công chức không chỉ hưởng lương từ ngân sách Nhà

nước,theo quy định thì đội ngũ công chức lãnh đạo, quản lý trong các đơn vị sự nghiệp
công lập thì hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị đó. Quy định này tạo sự chủ động và
kịp thời đối với việc đảm bảo lợi ích cho đội ngũ công chức này.
Thứ ba: Nếu đúng như Luật CBCC thì khái niệm cán bộ, công chức đã phân cán bộ,
công chức ra làm 2 loại: Cán bộ, công chức công tác từ cấp huyện trở lên và cán bộ,
công chức cấp xã. Tuy nhiên ở đây cần phải hiểu rằng chỉ có khái niệm cán bộ, công
chức nói chung (vì khi quy định các quyền và nghĩa vụ của cán bộ, công chức trong
Luật không có sự phân chia). Theo quy định của pháp luật, cán bộ xã chỉ có thể hình
thành qua bầu cử, giữ chức vụ theo nhiệm kỳ…còn công chức cấp xã chỉ qua tuyển
dụng giữ một chức danh chuyên môn, nghiệp vụ thuộc UBND cấp xã. Như vậy, Luật
cũng đã quy định một cách riêng rẽ đối với cán bộ cấp xã và công chức cấp xã. Việc
tách nhóm đối tượng này ra một Khoản riêng và phân định một cách rõ ràng cho thấy
sự nhận thức đúng mực của các nhà làm luật đối với vị trí vai trò cầu nối quan trọng
của cán bộ, công chức cấp xã trong hoạt động của nền hành chính nước ta hiện nay.
Tóm lại, việc hiểu thế nào là cán bộ, là công chức theo Luật CBCC hiện nay mang
một ý nghĩa đặc biệt quan trọng . Có thể nói, Luật CBCC đã đánh dấu một sự phát triển
nổi bật trong lịch sử nền hành chính nhà nước ta, phản ánh được tính thời sự và khoa
học của Luật CBCC khi đưa ra được một khái niệm cán bộ, công chức hoàn thiện nhất
từ trước tới nay.

×