Tải bản đầy đủ (.pdf) (94 trang)

Xét xử vắng mặt bị cáo nghiên cứu so sánh với pháp luật tố tụng hình sự cộng hòa liên bang đức và kinh nghiệm cho việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.2 MB, 94 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA LUẬT HÌNH SỰ
-----  -----

NGUYỄN NGỌC SƠN

XÉT XỬ VẮNG MẶT BỊ CÁO: NGHIÊN CỨU SO SÁNH VỚI
PHÁP LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ CỘNG HỊA LIÊN BANG ĐỨC
VÀ KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN LUẬT

Giảng viên hướng dẫn: Ths. Nguyễn Phương Thảo

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - 2023


LỜI CAM ĐOAN
Trong tồn bộ q trình nghiên cứu, thực hiện khóa luận tốt nghiệp đề tài Xét
xử vắng mặt bị cáo: Nghiên cứu so sánh với pháp luật tố tụng hình sự Cộng hịa Liên
bang Đức và kinh nghiệm cho Việt Nam, tôi xin cam đoan: Việc nghiên cứu, thực
hiện khóa luận tốt nghiệp tuân thủ đúng quy định của pháp luật Việt Nam, quy chế
của Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh và phù hợp với các giá trị đạo đức
của sinh viên; Việc nghiên cứu, thực hiện khóa luận tốt nghiệp được tiến hành một
cách trung thực, minh bạch, khơng có hành vi sao chép, đạo nhái từ bất kỳ nguồn nào;
Những nguồn tài liệu tham khảo trong khóa luận tốt nghiệp được trích dẫn cụ thể,
chính xác theo đúng quy định; Khóa luận tốt nghiệp là sản phẩm của một mình tơi và
chỉ thuộc quyền sở hữu của một mình tơi.
Xin trân trọng cảm ơn cơ Nguyễn Phương Thảo và Khoa Luật Hình sự Trường
Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh đã hướng dẫn, hỗ trợ em hồn thành khóa luận


tốt nghiệp đề tài Xét xử vắng mặt bị cáo: Nghiên cứu so sánh với pháp luật tố tụng
hình sự Cộng hịa Liên bang Đức và kinh nghiệm cho Việt Nam. Thủ tục xét xử vắng
mặt bị cáo là một thủ tục tố tụng hình sự phức tạp do đó trong q trình nghiên cứu
khơng thể tránh khỏi những thiếu sót. Kính mong được q thầy, cơ và Hội đồng bảo
vệ khóa luận đưa ra nhận xét, đóng góp để khóa luận tốt nghiệp được hồn thiện hơn.

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 12 tháng 6 năm 2023
Sinh viên thực hiện khóa luận tốt nghiệp

Nguyễn Ngọc Sơn


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU ...................................................................................................... 01
PHẦN NỘI DUNG CHÍNH.................................................................................... 05
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ XÉT XỬ VẮNG MẶT BỊ
CÁO .................................................................................................................... 05
1.1. Khái niệm, đặc điểm, mục đích của xét xử vắng mặt bị cáo ................. 05
1.1.1. Khái niệm xét xử vắng mặt bị cáo ................................................. 05
1.1.2. Đặc điểm của thủ tục xét xử vắng mặt bị cáo ................................ 06
1.1.3. Mục đích của thủ tục xét xử vắng mặt bị cáo ................................ 08
1.2. Ý nghĩa của việc hoàn thiện quy định về thủ tục xét xử vắng mặt bị
cáo……………………………………………………………………….…09
1.3. Một số nguyên tắc cần bảo đảm khi xét xử vắng mặt bị cáo ................ 11
1.3.1. Nguyên tắc suy đốn vơ tội ........................................................... 11
1.3.2. Ngun tắc đảm bảo quyền được bào chữa của người bị buộc tội 12
1.3.3. Nguyên tắc tranh tụng trong xét xử được đảm bảo ....................... 13
1.3.4. Nguyên tắc đảm bảo hiệu lực của bản án, quyết định của Tòa án. 14
1.4. Lịch sử quy định về thủ tục xét xử vắng mặt bị cáo .............................. 15
Kết luận Chương 1 ........................................................................................ 20

CHƯƠNG 2: PHÁP LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ VIỆT NAM VÀ CỘNG
HỊA LIÊN BANG ĐỨC VỀ XÉT XỬ VẮNG MẶT BỊ CÁO ..................... 21
2.1. Pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam về xét xử vắng mặt bị cáo ............ 21
2.1.1. Quy định về sự có mặt của bị cáo tại phiên tịa hình sự ............... 21
2.1.2. Những trường hợp Tịa án có thể xét xử vắng mặt bị cáo ............ 24
2.1.3. Thời điểm quyết định việc xét xử vắng mặt bị cáo ...................... 41
2.1.4. Trình tự, thủ tục của phiên tịa xét xử vắng mặt bị cáo ............... 43
2.1.5. Giao, gửi bản án, quyết định đối với bị cáo vắng mặt tại phiên tịa
hình sự ........................................................................................................... 45
2.2. Pháp luật tố tụng hình sự Cộng hòa Liên bang Đức về xét xử vắng mặt bị
cáo ................................................................................................................. 45
2.2.1. Cơ sở lựa chọn pháp luật tố tụng hình sự Cộng hịa Liên bang Đức
để nghiên cứu so sánh ................................................................................... 46
2.2.2. Quy định về sự có mặt của bị cáo tại phiên tịa hình sự ............... 47
2.2.3. Những trường hợp Tịa án có thể xét xử vắng mặt bị cáo ............. 49


2.2.4. Thời điểm quyết định việc xét xử vắng mặt bị cáo ....................... 57
2.2.5. Trình tự, thủ tục của phiên tòa xét xử vắng mặt bị cáo ................. 57
2.2.6. Tống đạt bản án, quyết định tố tụng đối với bị cáo vắng mặt tại phiên
tòa .................................................................................................................. 60
2.3. So sánh pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam và pháp luật tố tụng hình sự
Cộng hịa Liên bang Đức .............................................................................. 62
2.3.1. Những điểm tương đồng cơ bản .................................................... 62
2.3.2. Những điểm khác biệt cơ bản ........................................................ 63
Kết luận Chương 2 ........................................................................................ 67
CHƯƠNG 3: HOÀN THIỆN VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ ÁP DỤNG PHÁP
LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ VIỆT NAM VỀ XÉT XỬ VẮNG MẶT BỊ CÁO
............................................................................................................................. 68
3.1. Những hạn chế, bất cập trong pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam và thực

tiễn áp dụng pháp luật về xét xử vắng mặt bị cáo......................................... 68
3.1.1. Những hạn chế, bất cập trong pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam68
3.1.2. Những hạn chế, bất cập trong thực tiễn áp dụng pháp luật về xét xử
vắng mặt bị cáo tại Việt Nam ....................................................................... 75
3.2. Nguyên nhân của những hạn chế, bất cập về xét xử vắng mặt bị cáo tại
Việt Nam ....................................................................................................... 78
3.3. Kiến nghị hồn thiện pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam về xét xử vắng
mặt bị cáo ...................................................................................................... 81
3.4. Kiến nghị nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam
về xét xử vắng mặt bị cáo ............................................................................. 83
Kết luận Chương 3 ........................................................................................ 84
KẾT LUẬN CHUNG .............................................................................................. 85


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TRONG KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
STT

CỤM TỪ ĐẦY ĐỦ

TỪ VIẾT TẮT

1

Bộ luật Tố tụng hình sự

BLTTHS

2

Thẩm phán chủ tọa phiên tòa


TPCTPT

3

Hội đồng xét xử

HĐXX

4

Cơ quan tiến hành tố tụng

CQTHTT

5

Cộng hòa Liên bang Đức

CHLB Đức

6

Bộ luật tố tụng hình sự Đức StPO hay BLTTHS Đức
StrafprozeBordnung

7

Bộ luật tố tụng dân sự Đức ZPO hay BLTTDS Đức
Zivilprozessordnung



PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Xét xử vắng mặt bị cáo là thủ tục tố tụng hình sự được quy định trong Bộ luật
Tố tụng hình sự năm 1988, Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003, Bộ luật Tố tụng hình
sự năm 2015 và đã từng được áp dụng trong thực tiễn xét xử tại Việt Nam. Tuy nhiên,
dù đã trải qua 03 Bộ luật Tố tụng hình sự khác nhau nhưng khái niệm xét xử vắng
mặt bị cáo vẫn chưa thực sự được hiểu một cách chính xác và chưa được phổ biến
rộng rãi tại Việt Nam. Việc áp dụng thủ tục xét xử vắng mặt tại Việt Nam hiện nay
cũng đang gặp phải những khó khăn xuất phát từ các hạn chế, bất cập tồn tại trong
pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam. Với đặc điểm là sự vắng mặt của bị cáo tại phiên
tịa hình sự, thủ tục xét xử vắng mặt bị tồn tại nhiều nguy cơ dẫn đến sự sai sót trong
q trình áp dụng pháp luật của CQTHTT. Những sai sót trong q trình áp dụng thủ
tục xét xử vắng mặt bị cáo có thể dẫn tới vi phạm thủ tục tố tụng hay nghiêm trọng
hơn là dẫn tình trạng giải quyết vụ án hình sự oan sai, xâm phạm quyền, lợi ích hợp
pháp của người tham gia tố tụng đặc biệt là bị cáo vắng mặt. Trong thời gian gần đây,
thủ tục xét xử vắng mặt bị cáo tại phiên tòa được áp dụng giải quyết những vụ đại án
liên quan tới kinh tế, chức vụ trong đó có nhiều bị cáo nguyên là quan chức, doanh
nhân vốn là những chủ thể có sức ảnh hưởng lớn trong xã hội. Thủ tục xét xử vắng
mặt bị cáo trở thành một đề tài nóng và thường xuyên được đề cập trên các phương
tiện truyền thông.
Từ những yêu cầu cấp thiết đó, tác giả đã tiến hành nghiên cứu và thực hiện
khóa luận tốt nghiệp đề tài Xét xử vắng mặt bị cáo: Nghiên cứu so sánh với pháp luật
tố tụng hình sự Cộng hịa Liên bang Đức và kinh nghiệm cho Việt Nam với mong
muốn thủ tục tố tụng này sẽ dần được hiểu rõ và nhận được sự quan tâm lớn hơn tại
Việt Nam.
2. Tình hình nghiên cứu
Trong q trình thực hiện khóa luận tốt nghiệp, tác giả nhận thấy rằng: Đề tài
Xét xử vắng mặt bị cáo: Nghiên cứu so sánh với pháp luật tố tụng hình sự Cộng hòa

Liên bang Đức và kinh nghiệm cho Việt Nam là một đề tài mới. Dù đóng một vai trị
quan trọng trong pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam tuy nhiên thủ tục xét xử vắng
mặt bị cáo vẫn chưa được tiến hành nghiên cứu một cách bài bản và chưa rút ra được
những bài học, kinh nghiệm có giá trị cho pháp luật Việt Nam. Trong quá trình thực
1


hiện đề tài Xét xử vắng mặt bị cáo: Nghiên cứu so sánh với pháp luật tố tụng hình sự
Cộng hòa Liên bang Đức và kinh nghiệm cho Việt Nam cho thấy gần như chưa có bất
kỳ nghiên cứu nào liên quan tới đề tài này trong phạm vi trong và ngồi trường. Chỉ
có một số ít bài viết phân tích thủ tục xét xử vắng mặt bị cáo như Trao đổi về chế
định xét xử vắng mặt bị cáo quy định tại khoản 2 Điều 187 Bộ luật Tố tụng hình sự
của tác giả Nguyễn Tấn Hảo. Tuy nhiên việc nghiên cứu được thực hiện dựa trên quy
định về xét xử vắng mặt bị cáo tại Điều 187 BLTTHS năm 2003 (BLTTHS năm 2003
đã hết hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2018). Ngồi ra, khơng có bất kỳ đề tài nào
khác trong và ngoài trường thực hiện việc nghiên cứu so sánh thủ tục xét xử vắng mặt
bị cáo.
3. Mục đích nghiên cứu
Về mặt lý luận: Khóa luận tốt nghiệp hướng tới mục tiêu làm rõ các khái niệm
liên quan tới xét xử vắng mặt bị cáo; phân tích chi tiết các quy định về xét xử vắng
mặt bị cáo trong pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam và pháp luật tố tụng hình sự
CHLB Đức; đưa ra so sánh dựa trên những điểm tương đồng và khác biệt trong quy
định pháp luật của hai quốc gia liên quan tới việc xét xử vắng mặt bị cáo; phát hiện
và nhận định đối với các điểm hạn chế, bất cập cịn tồn tại trong pháp luật tố tụng
hình sự Việt Nam liên quan đến thủ tục xét xử vắng mặt bị cáo; đưa ra những kiến
nghị phù hợp để sửa đổi, bổ sung quy định về xét xử vắng mặt bị cáo trong pháp luật
tố tụng hình sự Việt Nam hiện nay.
Về mặt thực tiễn: Khóa luận tốt nghiệp hướng tới mục tiêu cải thiện hiệu quả áp
dụng thủ tục xét xử vắng mặt trong thực tiễn xét xử tại Việt Nam; nhận diện và tìm
biện pháp khắc phục những nguy cơ vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng khi áp

dụng thủ tục xét xử vắng mặt bị cáo; đưa ra những lưu ý quan trọng đối với việc áp
dụng thủ tục xét xử vắng mặt bị cáo; tránh các sai sót trong q trình tiến hành tố
tụng đặc biệt là xét xử đối với bị cáo vắng mặt; đánh giá một số vụ án thực tế áp dụng
thủ tục xét xử vắng mặt bị cáo tại Việt Nam hiện nay.
4. Đối tượng nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của khóa luận tốt nghiệp là những quy định về xét xử
vắng mặt bị cáo trong pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam và pháp luật tố tụng hình
sự Cộng hịa Liên bang Đức; quy định về xét xử vắng mặt bị cáo tại các phiên tòa
theo thủ tục tố tụng đặc biệt trong pháp luật Việt Nam như phiên tịa hình sự theo thủ
2


tục rút gọn và phiên tịa hình sự đối với bị cáo là người dưới 18 tuổi; thực tiễn áp
dụng thủ tục xét xử vắng mặt bị cáo tại Việt Nam hiện nay; những điểm hạn chế, bất
cập còn tồn tại liên quan đến xét xử vắng mặt bị cáo trong pháp luật tố tụng hình sự
Việt Nam; những giải pháp phù hợp để hoàn thiện pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam,
nâng cao hiệu quả xét xử vụ án hình sự tại Việt Nam.
Phạm vi nghiên cứu của khóa luận tốt nghiệp bao gồm:
Về khơng gian: Khóa luận tốt nghiệp được thực hiện dựa trên thực tiễn xét xử
vắng mặt bị cáo trong phạm vi cả nước.
Về nội dung: Khóa luận tốt nghiệp được thực hiện dựa trên quy định về xét xử
vắng mặt bị cáo trong hệ thống pháp luật hai quốc gia là Việt Nam và Cộng hịa Liên
bang Đức. Khóa luận tốt nghiệp được thực hiện trong phạm vi giai đoạn xét xử vụ án
hình sự theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự quốc gia bao gồm cả xét xử sơ
thẩm, xét xử phúc thẩm vụ án hình sự.
Về thời gian: Khóa luận tốt nghiệp được thực hiện dựa trên các văn bản quy
phạm pháp luật được ban hành từ đầu thế kỷ XX cho tới nay, bao gồm cả những văn
bản quy phạm pháp luật hiện hành và những văn bản quy phạm pháp luật đã hết hiệu
lực (nhằm mục đích so sánh, tham khảo).
5. Phương pháp nghiên cứu

Các phương pháp nghiên cứu được sử dụng xuyên suốt khóa luận tốt nghiệp
bao gồm:
Phương pháp nghiên cứu lịch sử được tiến hành chủ yếu trong Chương 1 của
khóa luận nhằm nghiên cứu quá trình hình thành và phát triển của thủ tục xét xử vắng
mặt bị cáo trong lịch sử ngành luật tố tụng hình sự Việt Nam;
Phương pháp nghiên cứu so sánh được tiến hành chủ yếu trong Chương 2 của
khóa luận nhằm nghiên cứu về những điểm tương đồng và khác biệt cơ bản trong
pháp luật tố tụng hình sự Cộng hòa Liên bang Đức và pháp luật tố tụng hình sự Việt
Nam;
Phương pháp nghiên cứu luật học được tiến hành chủ yếu trong Chương 2 và
Chương 3 nhằm phân tích chi tiết các quy định của pháp luật tố tụng hình sự hiện
hành về xét xử vắng mặt bị cáo;
Phương pháp nghiên cứu tình huống điển hình được tiến hành chủ yếu tại
Chương 3 của khóa luận nhằm phân tích, bình luận các bản án, quyết định của
CQTHTT trong thực tiễn áp dụng pháp luật về xét xử vắng mặt bị cáo.
3


6. Ý nghĩa khoa học và giá trị ứng dụng của đề tài
Về ý nghĩa khoa học: Khóa luận tốt nghiệp về đề tài Xét xử vắng mặt bị cáo:
Nghiên cứu so sánh với pháp luật tố tụng hình sự Cộng hòa Liên bang Đức và kinh
nghiệm cho Việt Nam là một đề tài nghiên cứu pháp lý được thực hiện một cách
nghiêm túc, có sự đầu tư, có ý nghĩa sâu sắc về mặt lý luận, có giá trị tham khảo cao
trong lĩnh vực Tố tụng hình sự nói riêng và Khoa học pháp lý nói chung. Khóa luận
tốt nghiệp cịn là đề tài có tính chun mơn, học thuật cao nghiên cứu chuyên sâu về
thủ tục xét xử vắng mặt bị cáo. Khóa luận tốt nghiệp về đề tài Xét xử vắng mặt bị cáo:
Nghiên cứu so sánh với pháp luật tố tụng hình sự Cộng hịa Liên bang Đức và kinh
nghiệm cho Việt Nam đáp ứng đủ điều kiện của một đề tài nghiên cứu khoa học và có
ý nghĩa quan trọng trong việc đóng góp, bồi đắp cho nền Khoa học pháp lý Việt Nam
ngày càng phát triển tiến bộ hơn.

Về giá trị ứng dụng của đề tài: Khóa luận tốt nghiệp về đề tài Xét xử vắng mặt
bị cáo: Nghiên cứu so sánh với pháp luật tố tụng hình sự Cộng hịa Liên bang Đức
và kinh nghiệm cho Việt Nam có giá trị ứng dụng cao trong thực tiễn. Khóa luận tốt
nghiệp được thực hiện dựa trên các quy định pháp luật hiện hành và thực tiễn xét xử
vắng mặt bị cáo tại Việt Nam do đó có đề tài nghiên cứu bám sát với tình hình thực
tế hiện nay. Tính phù hợp với thực trạng xét xử tại Việt Nam cũng đã được xem xét
làm tiêu chí lựa chọn các đề xuất, kiến nghị do đó đề tài Xét xử vắng mặt bị cáo:
Nghiên cứu so sánh với pháp luật tố tụng hình sự Cộng hòa Liên bang Đức và kinh
nghiệm cho Việt Nam hồn tồn có khả năng ứng dụng tại Việt Nam và có thể mang
lại hiệu quả cao đối với quá trình áp dụng thủ tục xét xử vắng mặt bị cáo tại Việt Nam.
7. Cơ cấu của khóa luận tốt nghiệp
Khóa luận tốt nghiệp bao gồm Phần mở đầu, Phần nội dung chính, Kết luận
chung. Trong đó Phần nội dung chính bao gồm 03 Chương:
Chương 1: Những vấn đề lý luận về xét xử vắng mặt bị cáo
Chương 2: Pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam và Cộng hịa Liên bang Đức về
xét xử vắng mặt bị cáo
Chương 3: Hoàn thiện và nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật tố tụng hình sự
Việt Nam về xét xử vắng mặt bị cáo

4


CHƯƠNG 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ XÉT XỬ VẮNG MẶT BỊ CÁO
Giới thiệu Chương 1
Chương 1 của khóa luận có nhiệm vụ làm rõ những vấn đề cơ bản về xét xử
vắng mặt bị cáo thông qua việc phân tích khái niệm, đặc điểm, mục đích của xét xử
vắng mặt bị cáo. Từ đó giúp người đọc hiểu thêm về ý nghĩa, tầm quan trọng của thủ
tục tố tụng này đối với ngành luật tố tụng hình sự và những vướng mắc còn tồn tại
trong thực tiễn xét xử. Bên cạnh đó, Chương 1 đặt mục tiêu phân biệt được thủ tục

xét xử vắng mặt bị cáo với các thủ tục tố tụng hình sự khác trong pháp luật tố tụng
hình sự thơng qua đặc điểm và mục đích của việc xét xử vắng mặt bị cáo và chỉ ra
được các nguyên tắc quan trọng cần đảm bảo tuyệt đối trong quá trình áp dụng thủ
tục xét xử vắng mặt bị cáo. Sau cùng, Chương 1 của khóa luận cung cấp những thông
tin về lịch sử xây dựng quy định về thủ tục xét xử vắng mặt bị cáo nhằm đưa ra sự so
sánh về những thay đổi cơ bản của quy định về xét xử vắng mặt bị cáo trong lịch sử
tư pháp hình sự Việt Nam.
1.1. Khái niệm, đặc điểm, mục đích của xét xử vắng mặt bị cáo
1.1.1. Khái niệm xét xử vắng mặt bị cáo
Bị cáo trong vụ án hình sự đóng vai trị là người bị cáo buộc phạm tội bởi cơ
quan có thẩm quyền và cũng là chủ thể cực kỳ quan trọng trong quá trình tố tụng hình
sự. Theo quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 4 và khoản 7 Điều 55 BLTTHS năm 2015
thì bị cáo là người bị buộc tội đồng thời là người tham gia tố tụng. Pháp luật tố tụng
hình sự Việt Nam quy định tư cách bị cáo được xác lập kể từ khi người hoặc pháp
nhân đó bị Tịa án có thẩm quyền đưa vụ án ra xét xử1. Vì vậy, chỉ sau khi Tịa án đã
ra quyết định đưa vụ án ra xét xử thì tư cách bị cáo mới được xác lập, trường hợp
Viện kiểm sát đã có quyết định truy tố bị can nhưng Tịa án chưa có quyết định đưa
vụ án ra xét xử thì người bị buộc tội đó vẫn là bị can trong vụ án hình sự2.
Hiện nay, hầu như chưa có quốc gia nào trên thế giới đưa ra định nghĩa chi tiết,
chính xác cho khái niệm xét xử vắng mặt bị cáo. Điều này xuất phát từ việc hầu hết
các quốc gia đều xem việc xét xử vắng mặt bị cáo là một thủ tục tố tụng hình sự do
1

Khoản 1 Điều 61 BLTTHS năm 2015

2

Khoản 1 Điều 60, khoản 1 Điều 61 BLTTHS năm 2015

5



đó nhận thấy khơng cần thiết phải xây dựng một định nghĩa chính xác cho thủ tục tố
tụng hình sự này. Trong cuốn Từ điển luật học do Viện Khoa học Pháp lý - Bộ Tư
pháp biên soạn cũng chỉ định nghĩa về khái niệm xét xử vắng mặt bị cáo là “xét xử
khơng có mặt bị cáo tại phiên tịa”3. Trong tiếng La-tinh, một phiên tịa hình sự khơng
có mặt của bị cáo được thể hiện bằng thuật ngữ “Trial in-absentia” (Tạm dịch là
phiên tòa vắng mặt bị cáo) trong đó “Trial” mang nghĩa là phiên tịa, cịn thuật ngữ
“In-absentia” có nghĩa là sự vắng mặt4. Đối với một phiên tịa hình sự thì sự vắng
mặt này nhằm chỉ người bị cáo buộc phạm tội - vốn là chủ thể đóng vai trị chính
trong q trình tố tụng hình sự.
Hiện nay, pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam cũng không đưa ra định nghĩa
đối với khái niệm xét xử vắng mặt bị cáo. Tuy nhiên, dựa trên các quy định về thủ
tục xét xử vắng mặt bị cáo và các thuật ngữ khoa học pháp lý, có thể định nghĩa khái
niệm xét xử vắng mặt bị cáo như sau: Xét xử vắng mặt bị cáo là một thủ tục tố tụng
hình sự được áp dụng khi Tịa án có thẩm quyền vẫn thực hiện việc xét xử hình sự đối
với bị cáo trong trường hợp bị cáo đó khơng có mặt tại phiên tịa.
1.1.2. Đặc điểm của thủ tục xét xử vắng mặt bị cáo
Thủ tục xét xử vắng mặt bị cáo là một thủ tục tố tụng hình sự mang những điểm
đặc biệt khơng thể xuất hiện ở những thủ tục tố tụng khác. Dễ nhận thấy nhất đó là
sự vắng mặt của bị cáo trong quá trình xét xử vụ án hình sự hay thậm chí là trong suốt
cả quá trình tố tụng hình sự. Việc CQTHTT tiến hành xét xử hình sự và đưa ra phán
quyết mặc dù bị cáo đó khơng có mặt tại phiên tịa xét xử chính mình được so sánh
giống như “cố gắng diễn vở Hamlet nhưng lại khơng có Hamlet”5. Bởi vì quan hệ
pháp luật tố tụng hình sự được định nghĩa là những quan hệ xã hội phát sinh, thay đổi,
chấm dứt trong quá trình khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử vụ án hình sự, được điều
chỉnh bởi các quy phạm pháp luật tố tụng hình sự mà trong đó Nhà nước (bao gồm
những người có thẩm quyền tiến hành tố tụng, những cơ quan có thẩm quyền tiến

3


Tham khảo Viện Khoa học Pháp lý - Bộ Tư pháp (2006), Từ điển luật học, Nhà xuất bản Tư pháp và Nhà

xuất bản Từ điển bách khoa, Trang 870
4
Theo
Legal

Information

Institute,

“In-absentia”,

/>0of%20the%20accused., truy cập ngày 01/3/2023
5

Theo Global Right Compliance, “Trial in absentia”, />
absentia-english.pdf, truy cập ngày 01/03/2023

6


hành tố tụng) và người bị buộc tội (trong đó có bị cáo) là những chủ thể đóng vai trị
quan trọng nhất trong quá trình tố tụng hình sự6.
Thứ hai, thủ tục xét xử vắng mặt bị cáo là một thủ tục tố tụng hình sự mà Tịa
án chỉ được tiến hành khi có đầy đủ những căn cứ luật định. Pháp luật tố tụng hình
sự Việt Nam hiện nay thừa nhận và cho phép Tòa án được tiến hành xét xử vắng mặt
bị cáo tuy nhiên việc xét xử phải được thực hiện theo đúng quy định pháp luật tố tụng
hình sự. Trong đó quy định về căn cứ xét xử vắng mặt bị cáo được xây dựng một cách

tương đối chặt chẽ, nghiêm ngặt nhằm hạn chế tình trạng lạm dụng việc bị cáo vắng
mặt trong hoạt động tố tụng và cũng đề ra yêu cầu về sự thận trọng đối với CQTHTT
khi áp dụng thủ tục xét xử vắng mặt bị cáo.
Thứ ba, dù bị cáo đã vắng mặt tại phiên tịa hình sự nhưng những quyền, lợi ích
hợp pháp của bị cáo vẫn phải được tơn trọng và bảo vệ một cách tuyệt đối. Tịa án
nói riêng hay các CQTHTT trong giai đoạn xét xử vụ án hình sự nói chung phải tạo
điều kiện cho bị cáo được thực hiện những quyền tố tụng của mình và phải bảo vệ
những quyền, lợi ích hợp pháp của bị cáo theo đúng chức năng, nhiệm vụ của mình
kể cả trong trường hợp bị cáo đã vắng mặt tại phiên tịa hình sự.
Thứ tư, Việt Nam là một trong những quốc gia thực hiện nguyên tắc 02 cấp xét
xử bao gồm xét xử sơ thẩm và xét xử phúc thẩm vụ án hình sự7. Trong đó, việc xét
xử sơ thẩm vụ án hình sự được thực hiện bởi Tịa án nhân dân cấp huyện hoặc Tòa
án nhân dân cấp tỉnh, việc xét xử phúc thẩm được thực hiện bởi Tòa án nhân dân cấp
tỉnh hoặc Tòa án nhân dân cấp cao theo đúng quy định về thẩm quyền xét xử đối với
vụ án hình sự tại Điều 268 và Điều 344 BLTTHS năm 2015. Đối với vụ án hình sự
thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án quân sự thì việc xét xử sơ thẩm được thực hiện
bởi Tịa án quân sự khu vực hoặc Tòa án quân sự cấp quân khu, việc xét xử phúc
thẩm được thực hiện bởi Tòa án quân sự cấp quân khu hoặc Tòa án quân sự trung
ương. Pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam hiện nay khơng có quy định nào hạn chế
việc xử vắng mặt bị cáo đối với cả 02 cấp xét xử hình sự. Do đó thủ tục xét xử vắng
mặt bị cáo có thể được Tịa án áp dụng trong cả phiên tịa hình sự sơ thẩm và phiên

6

Tham khảo Trường đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh (2022), Giáo trình Luật Tố tụng hình sự Việt Nam,

Võ Thị Kim Oanh chủ biên, Nhà xuất bản Hồng Đức, Trang 28
7
Theo Trần Văn Độ, “Từ nguyên tắc hai cấp xét xử đến việc tổ chức toà án các cấp”,
truy cập ngày 01/3/2023


7


tịa hình sự phúc thẩm nếu Tịa án đã có đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật
tố tụng hình sự Việt Nam.
Cuối cùng, việc áp dụng thủ tục xét xử vắng mặt bị cáo đòi hỏi CQTHTT, người
tiến hành tố tụng phải có sự nghiên cứu kĩ lưỡng, xem xét tồn diện tồn bộ vụ án để
có thể đưa ra quyết định tố tụng hợp pháp và hợp lý. Bởi vì sự vắng mặt của bị cáo
tại phiên tịa hình sự có thể gây ra sự khó khăn hơn nhiều so với quá trình giải quyết
những vụ án thông thường do thiếu đi những nguồn chứng cứ quan trọng như lời khai
của bị cáo tại một số hay thậm chí tồn bộ các giai đoạn tố tụng.
1.1.3. Mục đích của thủ tục xét xử vắng mặt bị cáo
Thủ tục xét xử vắng mặt bị cáo ra đời nhằm hoàn thiện thêm quy định về xét xử
vụ án hình sự trong ngành luật tố tụng hình sự Việt Nam, giúp CQTHTT giải quyết
vụ án hình sự một cách chính xác, cơng minh góp phần bảo vệ cơng lý, bảo vệ các
quyền và lợi ích hợp pháp của con người, của cơng dân. Bên cạnh đó, thủ tục xét xử
vắng mặt bị cáo còn bao gồm các quy định pháp luật mang tính mềm dẻo hỗ trợ cho
CQTHTT giải quyết vụ án một cách kịp thời, không để lọt tội phạm và không kết án
oan cho người vô tội. Trong trường hợp HĐXX đã có đủ căn cứ, chứng cứ để xét xử
vụ án hình sự thì việc cho phép xét xử vắng mặt bị cáo sẽ thúc đẩy CQTHTT nhanh
chóng giải quyết vụ án hình sự một cách trọn vẹn và sớm đưa ra phán quyết đúng
người, đúng tội.
Ngồi ra, thủ tục xét xử vắng mặt cịn thể hiện sự nhân đạo đối với người bị cáo
buộc phạm tội trong hồn cảnh có lý do bất khả kháng hay sự trở ngại khách quan
khiến họ không thể tham gia phiên xét xử và trên thực tế sự vắng mặt của họ khơng
ảnh hưởng tới việc giải quyết chính xác vụ án hình sự. Hiện nay, đa phần trường hợp
xét xử vắng mặt bị cáo tại phiên tòa ở Việt Nam là trường hợp bị cáo đề nghị được
xét xử vắng mặt tại phiên tòa với lý do sức khỏe không bảo đảm và được HĐXX chấp
nhận. Điều này tạo ra sự linh hoạt, mềm dẻo cho CQTHTT và tạo ra sự nhân đạo cho

bị cáo nhưng vẫn không làm mất đi sự uy nghiêm, quyền lực của một phiên tịa hình
sự, tránh dẫn đến tình trạng bị cáo dù khơng đủ khả năng tham gia phiên tịa nhưng
HĐXX vẫn kiên quyết buộc bị cáo phải có mặt để tun án hoặc HĐXX phải hỗn
phiên tịa hình sự dẫn đến lãng phí thời gian, cơng sức một cách khơng cần thiết cho
cả bị cáo và chủ thể tiến hành tố tụng.

8


Trong bối cảnh các vụ án hình sự đang tăng lên nhanh chóng theo từng năm8,
việc để các vụ án kéo dài không cần thiết sẽ dẫn đến hiện tượng tồn đọng án hình sự
gây ảnh hưởng đến hoạt động tư pháp hình sự nói chung trong hệ thống Tịa án. Do
đó thủ tục xét xử vắng mặt bị cáo cịn góp phần trong việc cải thiện tình trạng án hình
sự bị nợ đọng quá nhiều, tăng hiệu quả trong thực hiện nhiệm vụ xét xử theo đúng
tinh thần mục tiêu đã đề ra trong Mục I. Mục tiêu, quan điểm cải cách tư pháp, Nghị
quyết số 49-NQ/TW của Bộ Chính trị về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020.
1.2. Ý nghĩa của việc hoàn thiện quy định về thủ tục xét xử vắng mặt bị cáo
Quy định về thủ tục xét xử vắng mặt bị cáo là một trong những quy định tố
tụng hình sự được quy định trong BLTTHS năm 2015 và là quy định pháp luật quan
trọng trong quá trình xét xử vụ án hình sự. Tuy nhiên, cho tới hiện nay, thủ tục xét
xử vắng mặt bị cáo vẫn còn tồn tại nhiều điểm bất hợp lý, thiếu chính xác. Điều này
có thể dẫn đến tình trạng các chủ thể có thẩm quyền tiến hành tố tụng gặp lúng túng
trong việc áp dụng quy định pháp luật hay thậm chí là dẫn đến trình trạng người có
thẩm quyền tiến hành tố tụng áp dụng quy định một cách tùy tiện, cảm tính. Do đó,
việc hoàn thiện các quy định về thủ tục xét xử vắng mặt bị cáo sẽ tạo ra sự rõ ràng,
minh bạch trong pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam. Từ đó có thể cải thiện được hiệu
quả áp dụng pháp luật của các chủ thể có thẩm quyền tiến hành tố tụng hình sự trong
thực tế.
Hiện nay, pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam vẫn đang tồn tại nhiều điểm thiếu
sót trong quy định về xét xử vắng mặt bị cáo như thiếu các quy định chi tiết, quy định

hướng dẫn thi hành hay các quy định pháp luật cịn mơ hồ, thiếu sự rõ ràng… Vì vậy
hồn thiện quy định về thủ tục xét xử vắng mặt bị cáo có thể trở thành hình mẫu quan
trọng thúc đẩy việc chú ý xây dựng các quy phạm pháp luật ngày càng chặt chẽ, tiến
bộ, góp phần hồn thiện hơn nữa ngành luật tố tụng hình sự Việt Nam và rộng hơn là
hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam.
Quy định về thủ tục xét xử vắng mặt bị cáo có ý nghĩa rất lớn trong việc đảm
bảo tính công bằng, nghiêm minh pháp luật. Thể hiện quyết tâm mạnh mẽ của Đảng,
Nhà nước Việt Nam trong việc giải quyết vụ án hình sự đảm bảo phán quyết chính
Tham khảo Số liệu thống kê số bản án, quyết định hình sự năm 2018 (33878 bản án, quyết định), năm 2019
(39593 bản án, quyết định), năm 2020 (38704 bản án quyết định), năm 2021 (44423 bản án, quyết định) và
8

năm 2022 (52729 bản án, quyết định) từ Trang bản án điện tử Tòa án nhân dân tối cao, website:
truy cập ngày 01/3/2023

9


xác, đúng người, đúng tội. Điều này có thể đập tan ý nghĩ “chạy trốn là thoát tội”
của người phạm tội. Việc vẫn đưa ra xét xử các vụ án mà bị can, bị cáo đã bỏ trốn thể
hiện sự uy nghiêm của pháp luật Việt Nam, cho thấy hành vi lẩn trốn sẽ không giúp
bị can, bị cáo chối bỏ được trách nhiệm hình sự của mình mà thậm chí có thể bị xem
xét trách nhiệm hình sự một cách nghiêm khắc hơn. Cùng với đó, các cơ quan có
thẩm quyền tiến hành tố tụng nên áp dụng thêm các biện pháp kêu gọi bị cáo ra đầu
thú và các quy định giảm nhẹ trách nhiệm hình sự cho bị cáo chủ động tự thú. Từ đó
có thể giảm bớt các trường hợp bị can, bị cáo bỏ trốn để trốn tránh phán quyết của
pháp luật đối với tội phạm do mình gây ra. Quan trọng hơn nữa, việc xét xử vắng mặt
bị cáo đối với những bị cáo bỏ trốn còn mang ý nghĩa rất lớn về mặt tinh thần đối với
nhóm chủ thể là nạn nhân của tội phạm và thân nhân của họ sau khi những chủ thể
này đã bị xâm phạm nghiêm trọng quyền, lợi ích hợp pháp bởi một tội phạm hình sự.

Việc Tịa án sớm đưa ra được phán quyết công minh để trả lại sự cơng bằng những
nạn nhân có thể giúp họ và thân nhân cảm thấy được bảo vệ và an ủi phần nào, từ đó
hỗ trợ họ phục hồi tốt hơn cả về thể chất và tinh thần sau khi bị tội phạm xâm hại,
sớm trở lại trạng thái ban đầu.
Việc quy định về thủ tục xét xử vắng mặt bị cáo có ý nghĩa quan trọng đối với
những vụ án có nhiều bị cáo tham gia vì sẽ làm giảm khả năng phiên tịa hình sự bị
hỗn liên tục chỉ vì một trong số những bị cáo vắng mặt tại phiên tòa. Điều này sẽ
giúp các bị cáo khác trong vụ án được tiến hành xét xử một cách nhanh chóng, thuận
tiện thay vì phải chờ đợi một phiên tịa hình sự kéo dài trong sự lo lắng, mệt mỏi. Bên
cạnh đó, một nội dung quan trọng của xét xử vắng mặt là sự có mặt của bị cáo tại
phiên tịa hình sự khi được triệu tập theo quy định. Vì vậy khi hồn thiện quy định về
thủ tục xét xử vắng mặt bị cáo sẽ giúp các chủ thể tham gia tố tụng đặc biệt là bị cáo
nhận thức rõ hơn về quyền, nghĩa vụ tố tụng của mình để từ đó tham gia vào q trình
xét xử vụ án hình sự một cách hợp pháp tránh những hành vi vi phạm tố tụng có thể
dẫn đến bị xem xét trách nhiệm.
Ngồi ra, đối với nhóm chủ thể là nguyên đơn dân sự và người có quyền lợi,
nghĩa vụ liên quan đến vụ án. Việc Tòa án tiến hành xét xử vụ án hình sự một cách
cơng minh, nhanh gọn, kịp thời sẽ giúp họ đảm bảo được quyền, lợi ích hợp pháp của
mình đặc biệt là các yêu cầu đối với tài sản liên quan tới tội phạm, bồi thường thiệt
hại do tội phạm gây ra. Đây là những yêu cầu chính đáng, cần phải được giải quyết
nhanh chóng bằng phán quyết của Tịa án để trả lại cho nhóm chủ thể này sự cơng
bằng giúp họ bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Do đó, để tránh sự vắng

10


mặt của bị cáo làm ảnh hưởng tới quá trình giải quyết các u cầu chính đáng của
nhóm chủ thể có liên quan, việc hồn thiện quy định về xét xử vắng mặt bị cáo sẽ góp
phần bảo vệ những quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể tham gia tố tụng, giúp
họ sớm có được cơng lý và có thêm niềm tin vào hệ thống tư pháp hình sự Việt Nam.

Hồn thiện quy định về xét xử vắng mặt bị cáo thể sự quan tâm của pháp luật Việt
Nam tới từng nhóm chủ thể, khơng bỏ qn hay thiếu sự bảo vệ đối với bất kỳ ai. Đó
cũng chính là sự tồn diện mà hệ thống pháp luật Việt Nam đang hướng tới.
Việt Nam với vai trò là một quốc gia có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế9,
ln mong muốn được đóng góp cho sự phát triển của nền văn minh thế giới trong
đó có văn minh tư pháp. Việc hoàn thiện quy định về thủ tục xét xử vắng mặt bị cáo
còn thể hiện được tinh thần công bằng, nhân đạo của pháp luật Việt Nam đối với việc
bảo vệ các giá trị cơ bản của quyền con người, quyền công dân trong hoạt động tố
tụng hình sự. Như vậy, việc hồn thiện quy định về thủ tục xét xử vắng mặt bị cáo
không chỉ có ý nghĩa trong phạm vi quốc gia mà cịn giúp pháp luật Việt Nam nâng
cao vị thế trong trường quốc tế, giúp xây dựng hình ảnh một nền tư pháp Việt Nam
văn minh, cơng bằng, tiến bộ trong lịng bạn bè quốc tế.
1.3. Một số nguyên tắc cần bảo đảm khi xét xử vắng mặt bị cáo
Xét xử vắng mặt bị cáo là một thủ tục tố tụng được quy định trong pháp luật tố
tụng hình sự Việt Nam do đó theo quy định tại Chương II BLTTHS năm 2015, thủ
tục xét xử vắng mặt bị cáo phải bảo đảm tuân thủ tuyệt đối những nguyên tắc cơ bản
của pháp luật tố tụng hình sự quy định từ Điều 7 đến Điều 33 BLTTHS năm 2015.
Trong đó, có một số nguyên tắc quan trọng cần phải được đặc biệt lưu ý khi áp dụng
thủ tục xét xử vắng mặt bị cáo bao gồm:
1.3.1. Ngun tắc suy đốn vơ tội

9

Việt Nam đã tham gia hầu hết các Công ước quốc tế cơ bản về quyền con người, quyền công dân trong đó có

thể kể tên một số Cơng ước quốc tế nổi bật như: Công ước quốc tế về các Quyền Dân sự và Chính trị năm
1966, Cơng ước về các Quyền Kinh tế, Xã hội và Văn hóa năm 1966, Công ước Liên Hợp Quốc về Quyền Trẻ
em năm 1989… Trong đó, Việt Nam là quốc gia đầu tiên tại Châu Á và thứ hai trên thế giới phê chuẩn Công
ước Liên Hợp Quốc về Quyền Trẻ em vào ngày 20/2/1990. Pháp luật Việt Nam cũng chủ trương ưu tiên giá trị
thi hành đối với các Công ước quốc tế trong trường hợp quy định của Công ước quốc tế xảy ra xung đột với

quy định trong pháp luật Việt Nam

11


Ngun tắc suy đốn vơ tội được quy định tại khoản 1 Điều 31 Hiến pháp năm
2013 và Điều 13 BLTTHS năm 2015. Cụ thể hóa quy định của Hiến pháp năm 2013,
Điều 13 BLTTHS năm 2015 quy định:
Người bị buộc tội được coi là khơng có tội cho đến khi được chứng minh theo
trình tự, thủ tục do Bộ luật này quy định và có bản án kết tội của Tịa án đã có hiệu
lực pháp luật.
Khi khơng đủ và không thể làm sáng tỏ căn cứ để buộc tội, kết tội theo trình tự,
thủ tục do Bộ luật này quy định thì cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng
phải kết luận người bị buộc tội khơng có tội.
Trong một phiên xét xử hình sự, việc bị cáo vắng mặt tại phiên tịa có thể là
ngun nhân dẫn đến tình trạng những người có thẩm quyền tiến hành tố tụng tham
gia giải quyết vụ án với tâm thế nghi ngờ và thái độ không khách quan đối với người
bị cáo buộc phạm tội. Điều này xuất phát từ tâm lý chung của con người khi cho rằng
người phạm tội thường có biểu hiện sợ hãi, trốn tránh, chống đối cơ quan có thẩm
quyền tiến hành tố tụng. Vì vậy khi bị cáo khơng có mặt tại phiên xét xử hình sự thì
những người có thẩm quyền tiến hành tố tụng có thể bị những định kiến này tác động
gây ảnh hưởng không tốt tới việc đưa ra phán quyết đối với vụ án hình sự. Tuy nhiên,
cần phải lưu ý rằng tại giai đoạn xét xử, bị cáo dù có mặt hay khơng có mặt tại phiên
tịa thì bị cáo đó vẫn đang được coi là người khơng có tội cho đến khi bị kết án bằng
bản án có hiệu lực pháp luật. Như vậy, trong q trình xét xử vắng mặt bị cáo, những
người có thẩm quyền tiến hành tố tụng cần phải xác định rõ bị cáo trong giai đoạn xét
xử chưa phải là người có tội và việc xét xử đối với bị cáo vắng mặt cần phải được
thực hiện một cách công minh và chính xác. Để làm được điều này, những chủ thể
tiến hành tố tụng cần phải loại bỏ được các định kiến khơng tích cực về bị cáo và giữ
một cái nhìn khách quan, cơng tâm đối với bị cáo của vụ án hình sự dù cho bị cáo đó

hiện đang khơng có mặt tại phiên tịa.
1.3.2. Ngun tắc bảo đảm quyền được bào chữa của người bị buộc tội
Theo quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 4 BLTTHS năm 2015 thì bị cáo là người
bị buộc tội theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam. Do đó, dựa theo
quy định tại khoản 4 Điều 31 Hiến pháp năm 2013 và Điều 16 BLTTHS năm 2015
thì bị cáo cũng có quyền tự bào chữa, nhờ luật sư hoặc người khác bào chữa. Trong
giai đoạn xét xử vụ án hình sự, bị cáo có quyền được tự bào chữa, nhờ luật sư hoặc
người khác bào chữa tại phiên tịa hình sự. Tịa án có trách nhiệm thông báo, giải

12


thích và bảo đảm cho bị cáo thực hiện đầy đủ quyền bào chữa, các quyền và lợi ích
hợp pháp khác trong giai đoạn xét xử vụ án hình sự. Trong trường hợp bị cáo vắng
mặt tại phiên tịa hình sự và Tòa án áp dụng thủ tục xét xử vắng mặt đối với bị cáo
thì Tịa án vẫn phải đảm bảo quyền được bào chữa của bị cáo được thực hiện theo
quy định. Trong đó, nếu bị cáo vắng mặt nhưng bị cáo có luật sư hay có người khác
bào chữa thì Tịa án phải đảm bảo cho luật sư, người bào chữa của bị cáo tham gia
vào quá trình xét xử theo đúng quy định. Nếu bị cáo vắng khơng có luật sư hay người
bào chữa khác thì Tòa án vẫn tiến hành phiên tòa theo đúng thủ tục luật định. Tuy
nhiên, nếu bị cáo vắng mặt có văn bản tự bào chữa thì HĐXX phải cơng bố lời tự bào
chữa của bị cáo trong phần tranh luận tại phiên tịa sau khi Kiểm sát viên đã cơng bố
bản luận tội. HĐXX phải ghi nhận đầy đủ ý kiến tự bào chữa của bị cáo vào biên bản
phiên tòa theo đúng quy định.
1.3.3. Nguyên tắc tranh tụng trong xét xử được đảm bảo
Dựa theo quy định tại khoản 5 Điều 103 Hiến pháp 2013 thì tranh tụng tại phiên
tòa là thủ tục tố tụng mà Tòa án phải tuân thủ tuyệt đối trong quá trình xét xử vụ án.
Cụ thể hóa quy định của Hiến pháp năm 2013, Điều 26 BLTTHS năm 2015 quy định:
“Tịa án có trách nhiệm tạo điều kiện cho Kiểm sát viên, bị cáo, người bào chữa,
những người tham gia tố tụng khác thực hiện đầy đủ quyền, nghĩa vụ của mình và

tranh tụng dân chủ, bình đẳng trước Tịa án”. Với đặc thù là người bị cáo buộc phạm
tội khơng có mặt tại phiên tịa do đó gần như việc tham gia vào q trình tranh tụng
tại phiên tịa của bị cáo vắng mặt với các chủ thể khác là rất hạn chế. Có thể lấy ví dụ
là việc tranh luận giữa bị cáo và Kiểm sát viên đại diện Viện kiểm sát nhân dân thực
hiện quyền công tố và kiểm sát xét xử tại phiên tịa thì bản luận tội được Kiểm sát
viên cơng bố tại phiên tịa sau khi kết thúc thủ tục xét hỏi nhưng tại thời điểm đó bị
cáo vắng mặt lại không thể tiếp cận với bản luận tội để tranh luận với quan điểm của
đại diện Viện kiểm sát. Có thể nói, bị cáo vắng mặt tại phiên tịa đang khơng biết rõ
nội dung luận tội của Kiểm sát viên có thay đổi gì so với Bản cáo trạng trước đó hay
khơng. Đây có thể coi là một điều khá thiệt thòi đối với bị cáo vắng mặt tại phiên tịa
hình sự. Tuy nhiên, khơng phải trong mọi trường hợp bị cáo vắng mặt tại phiên xét
xử đều từ bỏ quyền tranh tụng tại phiên tòa của mình. Trên thực tế, bị cáo vẫn có thể
thực hiện quyền tranh tụng của mình dựa trên bản cáo trạng của Viện kiểm sát đã
cơng bố do đó bị cáo vẫn có quyền tranh tụng và vẫn có thể thực hiện hiệu quả quyền

13


tranh tụng tại phiên tịa mặc dù khơng có mặt tại phiên tịa hình sự. Các chủ thể có
thẩm quyền tiến hành tố tụng phải tôn trọng quyền tố tụng này của bị cáo theo quy
định tại Điều 26 BLTTHS năm 2015. HĐXX có trách nhiệm cơng bố nội dung tranh
luận của bị cáo (nếu có) trong phần tranh tụng tại phiên tòa theo quy định Điều 26
BLTTHS năm 2015. Như vậy, việc bảo đảm quyền tranh tụng đối với bị cáo vắng
mặt tại phiên tòa cũng là một nguyên tắc bắt buộc tuân thủ trong quá trình xét xử vụ
án hình sự tuy nhiên nhiều bị cáo vẫn chưa biết hay chưa thể thực hiện quyền tranh
tụng trên thực tế dẫn đến có thể bị ảnh hưởng tới quyền và lợi ích hợp pháp của chính
mình.

1.3.4. Ngun tắc bảo đảm hiệu lực của bản án, quyết định của Tòa án
Đây là nguyên tắc được quy định tại Điều 28 BLTTHS năm 2015 để đảm bảo

sự nghiêm minh, hiệu quả của cả quá trình tố tụng hình sự. Bởi vì chỉ khi bản án,
quyết định của Tòa án được thực thi nghiêm túc trên thực tế thì mới mang lại ý nghĩa
đối với xã hội nói chung và đối với nền tư pháp nói riêng. Nếu một bản án, quyết định
của Tòa án chỉ được ban hành trên giấy mà khơng được thực thi trên thực tế thì gần
như khơng mang lại giá trị mà một phán quyết đại diện cho quyền lực Nhà nước vốn
có. Điều này dẫn đến bản án, quyết định đó chỉ là một văn bản mang tính “vơ thưởng,
vơ phạt”. Thậm chí việc bản án, quyết định của Tịa án khơng được thi hành trên thực
tế cịn gây ra một sự lãng phí lớn cả về thời gian, tiền bạc, công sức… của các cơ
quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng hình sự trong suốt quá trình khởi tố, điều tra,
truy tố, xét xử vụ án hình sự. Nguyên tắc bảo đảm hiệu lực của bản án, quyết định
của Tòa án cần phải được tuân thủ một cách tuyệt đối, đặc biệt là đối với những
trường hợp xét xử vắng mặt bị cáo mà bị cáo đang trốn tránh dẫn đến việc truy nã
không có kết quả hay bị cáo đang ở nước ngồi và khơng thể triệu tập đến phiên tịa
bởi vì đây là những trường hợp rất khó thi hành án đối với bị cáo trên thực tế. Tuy
nhiên, dù gặp nhiều khó khăn trong q trình thực thi bản án, quyết định của Tòa án
trên thực tế nhưng các cơ quan có thẩm quyền vẫn cần phải đảm bảo trách nhiệm thi
hành bản án, quyết định đó theo đúng quy định pháp luật bất cứ khi nào có đủ điều
kiện, tránh để diễn ra tình trạng bản án, quyết định của Tịa án sau khi được ban hành
một thời gian thì đã bị quên lãng và chìm vào kho lưu trữ.

14


Nhìn chung, những nguyên tắc cơ bản được quy định từ Điều 7 đến Điều 33
BLTTHS năm 2015 là những nguyên tắc đảm bảo sự vô tư, khách quan, công bằng
và hiệu quả cao cho hoạt động tố tụng hình sự Việt Nam. Do đó, khi các cơ quan có
thẩm quyền tiến hành tố tụng thực hiện tốt các nguyên tắc cơ bản này sẽ giúp việc
giải quyết vụ án hình sự diễn ra một cách thuận lợi, nhanh chóng, chính xác nhưng
vẫn đảm bảo thi hành đầy đủ các yêu cầu mà pháp luật đặt ra. Cuối cùng, các cơ quan
có thẩm quyền tiến hành tố tụng hình sự phải tuân thủ chặt chẽ các nguyên tắc cơ bản

này trong mọi trường hợp để tránh vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng hình sự trong
quá trình làm nhiệm vụ.

1.4. Lịch sử quy định về thủ tục xét xử vắng mặt bị cáo
Lịch sử ngành luật tố tụng hình sự Việt Nam đã trải qua gần 80 năm kể từ ngày
Cách mạng tháng tám thành cơng, trong đó văn bản quy phạm pháp luật tố tụng hình
sự được coi là đánh dấu sự khởi đầu của ngành luật tố tụng hình sự Việt Nam là Sắc
lệnh số 33C năm 1945 về thành lập Tòa án quân sự để xét xử hình sự trên lãnh thổ
Việt Nam. Tuy nhiên cho tới tận năm 1988 Việt Nam mới có một văn bản quy phạm
pháp luật quy định về thủ tục tố tụng hình sự một cách riêng biệt và mang tính chun
mơn hóa cao. Có thể nói BLTTHS đầu tiên của Việt Nam được thông qua năm 1988
là văn bản quy phạm pháp luật đưa ngành luật tố tụng hình sự tách ra và trở thành
một trong những ngành luật “trụ cột” trong hệ thống pháp luật Việt Nam.
Thủ tục xét xử vắng mặt bị cáo không phải là một thủ tục tố tụng hình sự mới
mẻ trong lịch sử lập pháp Việt Nam bởi vì ngay từ ngày đầu tiên thì trường hợp bị
cáo vắng mặt tại phiên xét xử đã được các nhà lập pháp tính đến. Theo đó, trong Sắc
lệnh số 112 ngày 28/6/1946 đã quy định về quyền được kháng án của bị cáo bị xét xử
vắng mặt tại phiên tòa. Tuy nhiên Sắc lệnh số 112 lại khơng có quy định cụ thể về
căn cứ để Tòa án được tiến hành xét xử vắng mặt đối với bị cáo do đó việc áp dụng
thủ tục xét xử vắng mặt đối với bị cáo gần như chỉ được thực hiện dựa trên ý chí chủ
quan của CQTHTT10. Chỉ cho tới năm 1974, Tòa án tối cao mới ban hành Bản hướng
dẫn về trình tự tố tụng sơ thẩm về hình sự (kèm theo Thơng tư số 16-TATC ngày

10

Viện Khoa học Pháp lý - Bộ Tư pháp (2006), Từ điển luật học, Nhà xuất bản Tư pháp và Nhà xuất bản Từ

điển bách khoa, Trang 870

15



27/9/1974 của Tịa án tối cao), trong đó đã có quy định về trường hợp Tòa án được
xét xử vắng mặt đối với bị cáo bao gồm:
1) Tòa án đã triệu tập hợp lệ, hồ sơ đã đầy đủ căn cứ để đưa ra xét xử nhưng bị
cáo trốn hoặc cố tình vắng mặt mà khơng có lý do chính đáng;
2) Vụ án ít quan trọng, chứng cứ đầy đủ, bị cáo đã nhận được giấy gọi đến
phiên tòa nhưng họ đã đề nghị Tòa án cứ xử vắng mặt họ;
3) Trong một số vụ án có nhiều bị cáo mà Tòa án đều đã gọi hợp lệ, nếu trong
số bị cáo có người vắng mặt có lý do chính đáng thì Hội đồng xét xử sẽ xem xét sự
vắng mặt của bị cáo có trở ngại cho việc xét xử hay khơng, rồi sẽ quyết định hỗn
phiên tịa hoặc tiếp tục đưa vụ án ra xét xử. Nếu bị cáo vắng mặt giữ vai trị chủ chốt
thì phải hỗn phiên tịa, nhưng nếu bị cáo đó chỉ giữ vai trị thứ yếu mà hồ sơ đã đầy
đủ thì Tịa án xử vắng mặt bị cáo đó.
Có thể nói những quy định đầu tiên về xét xử vắng mặt bị cáo đã góp phần tạo
nên nền móng cho sự phát triển của thủ tục xét xử vắng mặt bị cáo trong pháp luật tố
tụng hình sự Việt Nam sau này. Sau gần 42 năm hoàn thiện và phát huy, trong
BLTTHS năm 1988, căn cứ xét xử vắng mặt bị cáo tại phiên tòa sơ thẩm tiếp tục
được quy định tại khoản 2 Điều 162 như sau:
Tồ án chỉ có thể xử vắng mặt bị cáo trong những trường hợp sau đây:
a) Bị cáo trốn tránh và việc truy nã không có kết quả;
b) Bị cáo đang ở nước ngồi và khơng thể triệu tập đến phiên tồ;
c) Nếu sự vắng mặt của bị cáo không trở ngại cho việc xét xử và họ đã được
giao giấy triệu tập hợp lệ.
Quy định về thủ tục xét xử vắng mặt bị cáo tại phiên tòa sơ thẩm tiếp tục được
giữ nguyên nội dung và được quy định tại khoản 2 Điều 187 BLTTHS năm 2003.
Việc quy định các trường hợp được phép xét xử vắng mặt bị cáo trong quá khứ có thể
phần nào đáp ứng được nhu cầu giải quyết vụ án hình sự tại thời điểm đó nhưng lại
khơng thật sự chặt chẽ và hợp lý. Lấy ví dụ trường hợp Tòa án được xét xử vắng mặt
bị cáo nếu sự vắng mặt của bị cáo không trở ngại cho việc xét xử và họ đã được giao

giấy triệu tập hợp lệ thì Tịa án chỉ cần xem xét bị cáo đã được giao giấy triệu tập hợp
lệ hay chưa và việc vắng mặt của bị cáo tại phiên tòa có gây ra cản trở đối với việc
xét xử hay không mà không cần xem xét việc bị cáo vắng mặt có rơi vào trường hợp

16


có lý do chính đáng hay khơng. Điều này tạo ra sự mâu thuẫn lớn, bởi vì theo quy
định nếu bị cáo vắng mặt nhưng có lý do chính đáng thì Tịa án phải hỗn phiên tịa,
nếu bị cáo vắng mặt khơng có lý do chính đáng thì phải bị áp giải đến phiên tịa theo
thủ tục tố tụng hình sự11.
Có thể nói, trong suốt 29 năm, quy định về thủ tục xét xử vắng mặt bị cáo trong
pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam gần như khơng hề có sự thay đổi mặc dù tồn tại
nhiều điểm mâu thuẫn, bất hợp lý12. Cho tới BLTTHS năm 2015 thì quy định về thủ
tục xét xử vắng mặt tại phiên tịa sơ thẩm mới có sự thay đổi đáng kể, theo đó khoản
2 Điều 290 BLTTHS năm 2015 quy định:
Tịa án chỉ có thể xét xử vắng mặt bị cáo trong các trường hợp:
a) Bị cáo trốn và việc truy nã khơng có kết quả;
b) Bị cáo đang ở nước ngồi và khơng thể triệu tập đến phiên tịa;
c) Bị cáo đề nghị xét xử vắng mặt và được Hội đồng xét xử chấp nhận;
d) Nếu sự vắng mặt của bị cáo khơng vì lý do bất khả kháng hoặc không do trở
ngại khách quan và sự vắng mặt của bị cáo không gây trở ngại cho việc xét xử.
Như vậy, về mặt hình thức, BLTTHS năm 2015 đã quy định về thủ tục xét xử
vắng mặt bị cáo tại phiên tòa sơ thẩm nhiều hơn 01 trường hợp tại điểm c khoản 2
Điều 290 so với BLTTHS năm 1988 và BLTTHS năm 2003. Bên cạnh đó, BLTTHS
năm 2015 đã giữ nguyên nội dung của 02 trường hợp tại điểm a và điểm b khoản 2
Điều 290 và sửa đổi quy định về sự vắng mặt của bị cáo dù cho bị cáo không thuộc
trường hợp bất khả kháng hay sự kiện khách quan tại điểm d khoản 2 Điều 290. Về
mặt nội dung, BLTTHS năm 2015 đã công nhận quyền được đề nghị xét xử vắng mặt
của bị cáo và trao quyền quyết định có hay khơng tiến hành xét xử vắng mặt đối với

bị cáo cho HĐXX. Không chỉ vậy, khoản 2 Điều 290 BLTTHS năm 2015 đã chia các
trường hợp được phép xét xử vắng mặt bị cáo thành những quy định cụ thể dựa trên
ý chí chủ quan của bị cáo và của người có thẩm quyền tiến hành tố tụng căn cứ từ
tình hình xét xử thực tế.

11

Khoản 1 Điều 162 BLTTHS năm 1988, Khoản 1 Điều 187 BLTTHS năm 2003

12

Tính từ thời điểm BLTTHS năm 1988 có hiệu lực thi hành cho tới thời điểm BLTTHS năm 2015 có hiệu lực

thi hành (từ ngày 01/01/1989 tới ngày 01/01/2018)

17


Bên cạnh đó, BLTTHS năm 2015 đã có nhiều sự thay đổi quan trọng liên quan
đến căn cứ xét xử vắng mặt bị cáo tại phiên tòa phúc thẩm so với BLTTHS năm 1988
và BLTTHS năm 2003. Cụ thể, tại Điều 351 BLTTHS năm 2015 đã phân chia trường
hợp vắng mặt của bị cáo tại phiên tòa phúc thẩm thành bị cáo có lý do vắng mặt chính
đáng và bị cáo khơng có lý do vắng mặt chính đáng (lý do chính đáng bao gồm những
lý do bất khả kháng hoặc sự trở ngại khách quan). Ngoài ra, tại điểm c khoản 1 Điều
351 BLTTHS năm 2015 còn đặt ra thêm điều kiện xét xử vắng mặt đối với bị cáo có
lý do chính đáng tại phiên tịa phúc thẩm đó là sự vắng mặt của bị cáo khơng gây trở
ngại đối với việc xét xử vụ án hình sự. Như vậy, việc xét xử vắng mặt bị cáo tại phiên
tòa phúc thẩm tại Điều 351 BLTTHS năm 2015 là chặt chẽ, phù hợp hơn so với Điều
217 BLTTHS năm 1988 và Điều 245 BLTTHS năm 2003. Từ đó cho thấy BLTTHS
năm 2015 đã thể hiện được sự văn minh, tiến bộ hơn so với các văn bản quy phạm

pháp luật tố tụng hình sự trước đó và đã phần nào khắc phục được những mâu thuẫn,
bất cập đã tồn tại rất lâu trong những văn bản này.
Tổng quan, thủ tục xét xử vắng mặt bị cáo là một thủ tục tố tụng hình sự quan
trọng, có đóng góp to lớn trong việc phát triển, hoàn thiện ngành luật tố tụng hình sự
Việt Nam. Có thể thấy, việc quy định về thủ tục xét xử vắng mặt bị cáo ngay trong
BLTTHS đầu tiên được coi là khá sớm nếu xét trong chính lịch sử ngành tố tụng hình
sự nước ta. Điều này cho thấy sự thận trọng, tiến bộ trong quá trình xây dựng và áp
dụng quy định pháp luật tố hình sự tại Việt Nam. Các nhà lập pháp Việt Nam đã phần
nào thể hiện được tinh thần cầu tiến trong các văn bản pháp luật tố tụng hình sự qua
các thời kỳ khi đã tích cực tiếp thu có chọn lọc những kinh nghiệm quý báu từ đó đưa
ra được những quy định pháp luật phù hợp, có thể đáp ứng nhu cầu của xã hội mà thủ
tục xét xử vắng mặt bị cáo là một trong số đó. Tuy nhiên, thủ tục xét xử vắng mặt bị
cáo dù đã được quy định từ khá lâu trong các văn bản quy phạm pháp luật nhưng vẫn
chưa thật sự được chú trọng hồn thiện cả về mặt hình thức và nội dung. Bằng chứng
là đã 35 năm kể từ khi BLTTHS năm 1988 được ban hành, trải qua 03 BLTTHS trong
đó có 04 lần sửa đổi, bổ sung, thì căn cứ xét xử vắng mặt bị cáo trong pháp luật Việt
Nam vẫn chỉ được quy định vỏn vẹn tại 02 điều khoản duy nhất và khơng có bất cứ
quy định hướng dẫn nào liên quan trực tiếp tới thủ tục tố tụng hình sự này. Có thể nói
sự cải thiện đối với những quy định liên quan tới thủ tục xét xử vắng mặt bị cáo hiện
nay tại Việt Nam đang là khá chậm chạp, điều này có khả năng dẫn tới sự lạc hậu

18


trong quy định và thậm chí là ảnh hưởng tới q trình xét xử cơng minh, chính xác
vụ án hình sự trong tương lai.

19



Kết luận Chương 1
Việc nghiên cứu Chương 1 của khóa luận đã làm rõ được các vấn đề lý luận cơ
bản của thủ tục xét xử vắng mặt và đã chỉ ra được một số hạn chế thực tế còn tồn tại
trong quá trình xây dựng quy định về xét xử vắng mặt bị cáo tại Việt Nam. Trong đó,
khái niệm, đặc điểm và ý nghĩa của thủ tục xét xử vắng mặt bị cáo đã được phân tích
chi tiết tại Chương 1. Ngồi ra, Chương 1 của khóa luận đã tổng kết được quá trình
hình thành và phát triển của quy định về xét xử vắng mặt bị cáo trong lịch sử ngành
luật tố tụng hình sự Việt Nam. Từ đó tạo sự so sánh khái qt về hình thức và nội
dung của quy định xét xử vắng mặt bị cáo trong pháp luật Việt Nam qua các thời kỳ.
Nhìn chung, Chương 1 của khóa luận đã tạo ra tiền đề để đi sâu vào nghiên cứu
Chương 2 của khóa luận về nội dung quy định xét xử vắng mặt bị cáo trong pháp luật
tố tụng hình sự Việt Nam hiện hành và so sánh với pháp luật tố tụng hình sự Cộng
hịa Liên bang Đức. Nghiên cứu tổng quát về thủ tục xét xử vắng mặt bị cáo cũng cho
thấy được ý nghĩa và tầm quan trọng mà thủ tục này mang lại cho hệ thống pháp luật
Việt Nam từ đó cho thấy sự cấp thiết cần hồn thiện hơn nữa thủ tục xét xử vắng mặt
bị cáo trong pháp luật tố tụng hình sự hiện nay.

20


×