Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (96.8 KB, 3 trang )
Thuốc dùng khi viêm họng do
liên cầu khuẩn tán huyết A
Nhiễm liên cầu khuẩn tán huyết A nếu chữa sớm chỉ
cần dùng các thuốc dễ kiếm, rẻ tiền đã đạt hiệu quả
cao. Nếu chậm trễ, chữa muộn sẽ rất khó khăn và tốn
kém trong điều trị mà hiệu quả điều trị lại không cao.
Cách nhận biết nhiễm liên cầu khuẩn tán huyết A
Liên cầu khuẩn có các nhóm A-
B- C- G nhưng chỉ có liên cầu
khuẩn tán huyết týp M3, 5, 4, 18,
24, 19 nhóm A (LCKTH-A) gây
thấp tim (còn gọi là thấp khớp
cấp). Các dấu hiệu đặc trưng: sốt
và đau họng (cần khám chữa ngay
giai đoạn này, nếu không sẽ diễn
biến phức tạp. Các nhiễm khuẩn nhiễm virut khác không
sốt hay chỉ sốt nhẹ, không đau họng); viêm khớp (sau
chừng 7-15 ngày, nhiều khớp, nhất là các khớp to: gối, cổ
chân, cổ tay sưng, nóng, đỏ, đau, khó vận động nhưng
không thấy mủ); nổi ban da không kèm theo ngứa; tổn
thương hệ thần kinh trung ương (xảy ra sau khi viêm họng
2- 6 tháng. Biểu hiện: múa vờn, múa giật) và viêm tim
dẫn tới suy tim. Lưu ý các dấu hiệu ở khớp, da, hệ thần
kinh trung ương không để lại di chứng.
Tổn thương họng do
liên cầu tán huyết A.
Dùng thuốc như thế nào?
Điều trị tiên phát: khám dùng sớm kháng sinh chống
LCKTH-A. Nếu triệu chứng lâm sàng không điển hình thì
làm test nhanh (20 phút) hay xét nghiệm (khoảng 2 ngày)
để xác nhận LCKTH-A. Yêu cầu là dùng thuốc trong