Tải bản đầy đủ (.pdf) (22 trang)

Kinh nghiệm ương nuôi cá sặc rằn giống doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (658.11 KB, 22 trang )

1
Kinh nghiệm ương nuôi cá sặc rằn giống


Cá sặc rằn, tên khoa học Trichgaster pectorakilis, thuộc họ Cá rô
(Anabantidae). Cá sặc rằn thích hợp ở những vùng có khí hậu nhiệt đới nóng
ẩm, lượng mưa hằng năm nhiều. ở nước ta cá sống thích hợp nhất ở vùng
ĐBSCL như Cần Thơ, An Giang, Cà Mau Cá sặc rằn có thể sống được ở
những nơi nước lợ, có hàm lượng chất hữu cơ cao, lượng oxy hòa tan thấp,
pH thấp, chúng có thể sống bình thường ở nhiệt độ thấp 10-12oC. Cá sặc rằn
sinh trưởng tốt ở nhiệt độ 25-30oC và pH nước trung tính. Trong điều kiện
tự nhiên, mùa hè cá đẻ là tháng 5-9, trong điều kiện nhân tạo, cá mẹ được
chăm sóc tốt, có thể kích thích đẻ từ cuối tháng 2. Thông thường khoảng 1
năm, cá thành thục sinh sản lần đầu. Trung bình mỗi cá mẹ đẻ khoảng
25.000 trứng/đợt.
Để phân biệt cá đực, cá cái, người nuôi cần nhận thấy những đặc điểm
như: cá đực tia vi chạm dài tới đuôi, trong khi cá cái ngắn hơn. Đường sắc tố
chạy dài từ sống lưng xuống bụng của cá đực rõ ràng, trong khi của cá cái
không có màu sắc trên thân và vi của con đực có màu sắc sặc sỡ, vi cá cái
nhợt nhạt. Sau một năm nuôi, mỗi con có thể đạt trọng lượng 60-80g. Sau
hai năm có thể đạt 150g/con. Khi sinh sản, con đực và con cái ghép tình với
nhau nơi yên tĩnh gần bờ có cây cỏ thủy sinh để đẻ trứng. Khi cá cái đẻ
xong, cá đực thường gom trứng vào miệng và nhả trở lại mặt nước dưới
dạng tổ bọt. Trong giai đoạn phôi thai và giai đoạn cá mới nở, cá đực và cá
cái thay nhau canh gác để bảo vệ tổ đàn con của chúng. Trong điều kiện 28-
30o, trứng thụ tinh và nở sau 24 giờ. Cá con sau khi nở được nuôi bằng noãn
hoàng 2-3 ngày. Sau khi tiêu thụ hết noãn hoàng, cá con di chuyển xuống
lớp dưới để kiếm mồi. Thông thường cá ương trong ao sau 30 ngày sẽ đạt
chiều dài 2-3cm.
Cá bố mẹ được nuôi trong ao (mặt ao nên thả rau muống). Mật độ thả
cá khoảng 25-30 con/m2, thức ăn cho cá là cám mịn (85%), bột cá (5-8%).


Lượng thức ăn bằng 2% trọng lượng cá mỗi ngày. Khi thấy mực nước ao
cạn, phải thêm nước sao cho nước luôn ở mức 1,5m để giữ môi trường nuôi
được trong sạch tạo điều kiện kích thích phát dục để tháng 4-5 cá bắt đầu đẻ
ngay trong ao nuôi. Có thể để nuôi ngay cá con trong ao hay vớt đi nơi khác
nuôi cũng được. Vào đầu mùa mưa, khi cá thành thục bắt đầu sinh sản, có
thể cho đẻ trong điều kiện nhân tạo bằng cách chuẩn bị bể xi măng có kích
thước 1 x 2 m; không có bể thì dùng lu hay chậu cũng được. Lấy nước sạch,
Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software
For evaluation only.
2
giữ độ sâu khoảng 40cm. Lấy lá môn úp lêm mặt nước làm tổ cho cá, chọn
con cá bụng to mềm, lỗ hậu môn lòi ra (màu hồng). Còn cá đực thì vuốt nhẹ
thấy tinh màu sữa chảy ra. Chích thuốc cho cá đẻ HCG (Human Chrionic
Gonadotropinhormon). Liều dùng cho cá đực bằng 1/3 cá cái. Cá sẽ đẻ
trứng, chờ cá đẻ xong thì vớt đi nơi khác ấp. Trong thời gian này thay nước
mỗi ngày một lần, vớt bỏ những trứng ung. Sau khi cá nở, chuyển chúng
xuống ao để ương thành cá giống.
Trước khi thả xuống ao, cần chuẩn bị ao để ương cá bột: vét cạn bùn,
chỉ để lại một lớp mỏng 0,2-0,3m; lấp hết các hang cua, lỗ mọi. Bón vôi bột
với lượng 10kg/100m2 ao. Nếu trong ao có nhiều mầm bệnh hay pH thấp thì
bón tăng lượng vôi và phơi đáy ao 2-3 ngày rồi cho nước sông vào ao sâu tới
1,5m. Khi thức ăn tự nhiên phát triển và nước chuyển sang màu xanh nõn
chuối thì bắt đầu thả cá. Trong 10 ngày đầu, tùy theo màu nước của ao mà
bón phân thích hợp để tạo quần thể thực vật thủy sinh trong ao. Nên thả cá
vào lúc trời mát. Trước khi thả, nên ngâm bao chứa cá khoảng 30 phút cho
nhiệt độ nước trong bao bằng nhiệt độ nước ao. Khi thả cá nên mở miệng
bao cho nước vào từ từ. Mật độ thả trung bình 500-600 con/m2, sau khi thả
cá 2/4 giờ, dùng lòng đỏ trứng gà vịt đã luộc chín hòa với sữa đậu nành rắc
đều trong ao 3-4 lần/ngày (mỗi ngày 2-3 trứng + 6 kg đậu nành xay nấu chín
cho 1000m2 ao nuôi). Sau khi thả được 1 tuần, cho ăn bột bắp, cám (2

lần/ngày), rải đều khắp ao, tuần đầu cho ăn 0,5kg/100 m2 ao, sau đó tăng
dần.
TT (Theo Khoa học và Đời sống, 2003, No. 214)

VIETLINH PTE. Official Homepage





Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software
For evaluation only.
3
KỸ THUẬT NUÔI CÁ SẶC RẰN
I/ĐẶC ĐIỂM SINH THÁI SINH HỌC CÁ SẶC RẰN:
1/ Phân bố:
Cá sặc rằn phân bố tại Thái Lan, Campuchia, Việt Nam và được di giống
sang các nước Mã Lai, Indonesia, Bangladesh. Cá sặc rằn phân bố rộng rãi
trong nhiều thủy vực như kênh rạch, ruộng lúa, ao hồ.
Tại Việt Nam, trong vùng châu thổ sông Mêkông, cá phân bố tập trung trong
các vùng trũng ngập nước quanh năm, sinh sản tự nhiên trong ruộng, kinh
mương nơi chúng cư trú, đặc biệt là có nhiều cây cỏ thủy sinh với nhiều chất
hữu cơ. Hai tỉnh Cà Mau và Kiên Giang là vùng phân bố tập trung và có sản
lượng cao hiện nay ở vùng ĐBSCL.
2/ Sinh trưởng:
Trong điều kiện ở ĐBSCL nhiệt độ thích hợp 250C - 300C cá đạt trọng
lượng khoảng 140g/con sau 2 năm, quan sát cá đực & cá cái cùng tuổi
thường cá đực có trọng lượng nhỏ hơn.
3/ Dinh dưỡng:
Thức ăn ở thời kỳ đầu gồm nhiều loại như phiêu sinh động vật, phiêu sinh

thực vật & thủy thực vật phân hủy.
Ở thời kỳ trưởng thành, cấu tạo bộ máy tiêu hóa của cá phù hợp với loài ăn
tạp. Những loại thức ăn thường xuyên bắt gặp và chiếm khối lượng lớn trong
ruột cá gồm: mùn bã hữu cơ, thực vật phiêu sinh, động vật phiêu sinh, mầm
non thực vật cũng như các loại thực vật thủy sinh mềm trong nước.
Cá cũng sử dụng tốt những loại thức ăn do người cung cấp như: bột ngũ cốc
các loại, cám tấm, động vật và khi thiếu thức ăn chúng ăn cả trứng của
chúng.

II. KỸ THUẬT ƯƠNG NUÔI CÁ SẶC RẰN:
1/Điều kiện ao đìa:
Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software
For evaluation only.
4
- Nguồn nước: Phải dồi dào, có điều kiện cấp thoát nước cho ao khi cần
thiết. Ao không bị khô cạn hoặc ngập úng. Nước phải có chất lượng tốt
không bị phèn (pH = 7 là tốt nhất, không nên sử dụng ao có pH < 6). Nước
không bị nhiễm bẩn, không bị nhiễm độc (chủ yếu độc do thuốc trừ sâu).
- Diện tích: Tùy thuộc qui mô sản xuất, điều kiện sẵn có và khả năng của
từng gia đình. Có thể tận dụng các kênh mương sẵn có để ương cá. Tuy
nhiên không nên sử dụng những kênh mương quá dài để tiện cho việc chăm
sóc quản lý. Nếu kênh quá dài thì có thể chặn ngăn thành từng đoạn ngắn.
- Với phạm vi gia đình và tùy tình hình hiện nay ở khu vực, ao ương cá sặc
rằn nếu có diện tích vài trăm m2 là thích hợp. Tùy theo yêu cầu lượng cá
giống thả mà có thể có ít hay nhiều ao.
- Độ sâu ao: Độ sâu dùng ương nuôi cá sặc rằn có thể biến động, nhưng để
tiện cho chăm sóc quản lý và hoạt động của cá con, ao có độ sâu 0,8 - 1m là
hợp lý nhất.
- Chất đáy: Không sử dụng ao đất phèn để ương cá. Đáy ao là bùn hoặc bùn
pha cát là tốt nhất. Độ dày bùn đáy ao thích hợp cho ương cá sặc rằn là 20 -

25 cm, không nên dùng ao có đáy quá trơ ít bùn (thường là ao mới đào) hoặc
ao có đáy bùn quá dày (thường là ao lâu ngày không sên vét).
- Trường hợp dùng ao có đáy bùn dày thì trước khi thả cá nuôi, ao cần được
tát cạn, sên vét bớt bùn đáy, chỉ để lại 20 -25 cm.
- Điều kiện chiếu sáng: Ao ương cá con cần đủ ánh sáng mặt trời. Đây là yếu
tố đặc biệt quan trọng. Nếu sử dụng những ao thiếu ánh sáng thì kết quả
ương nuôi sẽ thấp, ít khi thành công. Vì vậy không nên để bóng cây che trên
mặt ao.
- Mặt nước ao cần thoáng, cần loại bỏ hết rong, cỏ nước, bèo ở trên mặt ao.
2/ Chuẩn bị ao trước khi thả cá nuôi:
- Tát cạn ao:
- Bón vôi: Thường dùng là vôi bột, bón 10kg/100m2
- Tu sửa bờ: chống ngập úng, chống rò rỉ, chống mất nước, chống cá khác
(đặc biệt là cá lóc) vào ao.
Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software
For evaluation only.
5
- Phơi đáy ao: Nếu gặp trời nắng mà phơi được đáy ao vài ngày thì tốt nhất.
Nhưng lưu ý là những vùng đất bị nhiễm phèn thì không nên phơi lâu.
- Bón phân: Có thể dùng phân gà, phân heo hoặc phân xanh (các loại lá
xanh, tốt nhất là lá điên điển) để bón lót cho ao từ 15 -20kg/ 100m2 ao.
- Lấy nước cho ao: Nước cần được lọc qua lưới dày trước khi đưa vào ao để
tránh cá khác, tép vào ao. Nước cấp cho ao đủ độ sâu cần thiết từ 0,8 - 1m.
- Diệt trừ dịch hại trước khi thả cá: Có nhiều loại dịch hại đối với cá. Nhưng
thường quan tâm để diệt nhất là trứng ếch nhái và bọ gạo. Để diệt trứng ếch
nhái cần rào lưới xung quanh bờ ao. Để diệt bọ gạo, sử dụng dầu lửa
1lít/1.000m2ao, dầu lửa được rải xuống đầu ao, phía đầu gió cho lan tràn
khắp ao. Sau khi thả dầu lửa xuống một ngày thì có thể thả cá bột.
3/ Thả cá bột xuống ao:
- Tuổi cá thả nuôi: Sau khi cá nở được 2 - 3 ngày (tức là khi thấy cá bơi lội

nhanh nhẹn) thì đem thả xuống ao. Tính từ lúc chích cho cá đẻ thì khoảng 4
ngày sau khi chích. Vấn đề liên quan chặt chẽ đến thời gian chuẩn bị ao.
- Thời gian thả cá: Thích hợp nhất là từ 8 - 9 giờ sáng và những lúc trời
không có mưa lớn. Tránh thả cá vào những khi nhiệt độ nước quá cao.
- Mật độ thả: 400- 500 con/m2 là thích hợp.
4/ Cho ăn chăm sóc:
- Sau khi bón phân lần đầu tiên (bón lót) lúc ao còn cạn nước, thì sau một
tuần lấy nước vào ao, cần bón thêm một lần phân. Lần thứ 2 này chỉ bón
10kg/100m2 tức là chỉ 1/2 lần đầu.
- Cho ăn: Sau khi thả cá bột xuống ao, tiến hành cho ăn ngay.
* Trong tuần lễ đầu tiên: Mỗi ngày cho ăn 2 lần, mỗi lần 2 lòng đỏ trứng gà
(vịt) luộc + 1 kg bột đậu nành/1.000m2 (pha nước vào thức ăn cho loãng, tạt
đều khắp ao).
* Tuần lễ thứ 2: Mỗi ngày cho ăn 2 lần, mỗi lần 1 kg cám mịn + 0,5 kg bột
cá/1.000m2 ao (cũng pha nước như tuần đầu).
Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software
For evaluation only.
6
* Tuần lễ thứ 3: Tùy theo mức độ ăn của cá mà tăng thêm lượng thức ăn cho
phù hợp.
- Quản lý cá: Thường xuyên quan sát ao cá, tránh bị mọi, tràn bờ, kịp thời
phát hiện bệnh dịch hại (ếch, nhái, rắn ) để diệt trừ. Đồng thời quan sát hoạt
động của cá (ăn mạnh hay yếu, có thiếu Oxy hay không ) để kịp thời xử lý.
- Giảm mật độ cá: Sau khi ương cá sặc rằn khoảng 1 tháng, cá đã lớn không
còn đủ sức chứa lượng cá con. Cần phải san thưa sang ao khác để giảm mật
độ. Thông thường từ một ao ban đầu cần thêm 1 ao nữa để đưa cá hương qua
nuôi. Có như vậy thì cá mới tiếp tục lớn khỏe và mạnh. Ao thứ 2 dùng để
đưa cá qua, cũng cần được chuẩn bị như ao đầu tiên để thả cá bột (tát cạn,
bón vôi )
5/ Luyện cá trước khi xuất ao:

Trước khi đưa cá ra khỏi ao cần được luyện trước một tuần bằng cách hằng
ngày lội xuống ao xua đuổi cá, mỗi ngày 1 lần trong tuần.
Khi cá ương được 60 ngày tuổi mới thu hoạch, nếu thu sớm dễ xay xát sẽ
hao hụt nhiều khi vận chuyển.
Dùng lưới kích thước mắt nhỏ.
Chứa cá trong bể xi măng hay bể đất lót nylon, nước trong bể phải xanh.
Cá phải được chứa trên bể ít nhất 2 ngày mới xuất đi

Ks. Nguyễn Mạnh Hà-TTGNN

Bản tin Nông nghiệp và Nông thôn Vĩnh Long (số 25, tháng 10/2003)




Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software
For evaluation only.
7
TTKN ĐỒNG THÁP GIỚI THIỆU
ƯƠM NUÔI CÁ SẶC RẰN

KỸ THUẬT ƯƠM NUÔI CÁ SẶC RẰN và CÁCH PHÒNG TRỊ
BỆNH
I. ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC
1. Sinh trưởng: Trong điều kiện nhiệt độ thích hợp 25 – 35
o
C cá đạt
trọng lượng khoảng 140 g/con sau 2 năm (ở ĐBSCL, quan sát cá đực
và cá cái cùng kích thước, thường cá đực có trọng lượng nhỏ hơn. Hiện
tượng cá đực có kích thước nhỏ, có thể do trong quá trình sinh sản, cá

đực phải giữ tổ, và chăm sóc cá con, nên ăn ít, hoặc không ăn trong
thời gian này.
2. Dinh dưỡng: Cũng như nhiều loài cá khác, ở thời kỳ đầu sau khi nở,
cá dinh dưỡng bằng noãn hoàng. Sau khi noãn hoàng tiêu biến, cá
chuyển sang ăn thức ăn bên ngoài.
Thức ăn ở thời kỳ đầu gồm nhiều loại, như phiêu sinh động vật (Ciliata,
Rotifera, Copepoda, Cladocera), phiêu sinh thực vật (Bacillariophyceae,
Cyanophyceae, Chlorophyceae) và thủy thực vật tan ra.
Ở thời kỳ trưởng thành, cấu tạo bộ máy tiêu hóa của cá phù hợp với loài
ăn tạp. Những loại thức ăn thường xuyên bắt gặp và chiếm khối lượng
lớn trong ruột cá gồm: mùn bã hữu cơ, thực vật phiêu sinh, động vật
phiêu sinh, mầm non thực vật, cũng như các loại thực vật thủy sinh
mềm trong nước.
Cá cũng sử dụng tốt các loại thức ăn do người cung cấp như: bột ngũ
cốc các loại, động vật và khi thiếu thức ăn chúng ăn cả trứng của
chính nó.
3. Đặc điểm thành thục sinh dục của cá sặc rằn
Cá sặc rằn thành thục lần đầu sau 7 tháng tuổi. Khi thành thục, có thể
phân biệt dễ dàng cá đực, cá cái bằng các biểu hiện bên ngoài của dấu
hiệu sinh dục phụ. Khi thành thục, ở cá đực phần tia mềm vây lưng
kéo dài tới hoặc vượt khỏi gốc vi đuôi, còn cá cái vi này rất ngắn và
không bao giờ chạm tới gốc vi đuôi. Ngoài chỉ tiêu căn bản này, cũng
có thể phân biệt cá đực với các sọc ngang đậm nét chạy từ lưng xuống
bụng rõ hơn cá cái và miệng của nó cũng lớn hơn.
Sự phát triển tuyến sinh dục của cá sặc rằn ở vùng ĐBSCL theo mùa
rất rõ. Vào mùa khô (tháng 1 – 2), phần lớn cá ở giai đoạn II, sang
Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software
For evaluation only.
8
tháng 3 giai đoạn III tăng dần và đã thấy xuất hiện những cá thể ở

thời kỳ đầu của giai đoạn IV.
Vào khoảng thời điểm giao mùa (khô sang mưa) là sự chuyển biến rất
nhanh của tuyến sinh dục. Thời kỳ này, đa số cá có tuyến sinh dục ở
giai đoạn IV, chỉ một ít cá ở giai đoạn III. Khi mùa mưa tới, nhất là sau
những trận mưa rào đầu mùa, cá tìm tới những nơi nước cạn ven bờ,
nhiều cây cỏ thủy sinh để sinh sản. Cá sinh sản trong suốt mùa mưa,
nên trong đàn luôn xuất hiện những cá thể có mức độ thành thục khác
nhau.
Khi sinh sản cá sặc rằn bắt cặp và tìm đến vùng nước ven bờ, nơi có
nhiều cây cỏ thủy sinh để đẻ. Hoạt động sinh sản bắt đầu với việc làm
tổ bằng bọt của cá đực, sau đó cá cái đẻ trứng ra ngoài, trứng được
thụ tinh và cũng chính cá đực dùng miệng gom trứng lại rồi đặt vào tổ
bọt.
Kể từ khi trứng thụ tinh, trong điều kiện nhiệt độ nước 27 – 29oC cá
nở sau 20 – 23 giờ. Trong suốt thời gian này kể từ khi trứng đẻ tới nở
và dinh dưỡng bằng noãn hoàng, cá đực thường xuyên bơi lội quanh tổ
để bảo vệ và dùng vây quạt nước cung cấp oxy cho trứng.
II. CHUẨN BỊ ĐÀN CÁ SINH SẢN
Đàn cá dùng cho sinh sản có thể được nuôi trong các ao, đìa từ trước
hoặc cũng có thể sử dụng cá đã thành thục (có trứng tốt) ở tự nhiên
(trong ruộng, rừng tràm). Tuy vậy, cá được nuôi thì chủ động và hiệu
quả hơn cá thu từ tự nhiên.
1. Nuôi cá chuẩn bị cho sinh sản
a. Ao dùng nuôi cá
- Diện tích ao: tùy thuộc vào qui mô sản xuất, thông thường diện tích
khoảng 100 m2 là thích hợp cho qui mô gia đình, ao có hình vuông
hoặc chữ nhật.
- Độ sâu: thích hợp là 0,5 – 0,8 m.
- Đáy ao: có lớp bùn mỏng, khoảng 10 cm. Không nên có lớp bùn quá
dày.

- Chất nước: nước ao không bị phèn, độ pH thích hợp khoảng 7, không
nhiễm độc (thuốc sâu), nước sạch, có điều kiện thay nước cho ao.
Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software
For evaluation only.
9
- Ánh sáng: ao cần đầy đủ ánh sáng, không để cây cối quanh bờ che
phủ ánh sáng chiếu vào ao. Mặt ao thoáng, không để cây cỏ, rong bèo
phủ trên mặt ao.
- Trước khi thả cá nuôi, ao cần được tát cạn, bón vôi để diệt hết các
loại cá tạp. Bón 10 kg vôi bột/100 m
2
.
b. Thời gian nuôi: Tiến hành thu gom cá và nuôi từ tháng 1 (tính
theo dương lịch) không nên nuôi trễ hơn.
c. Mật độ thả nuôi: Tùy theo kích thước cá thả nuôi. Thông thường
chọn những con có trọng lượng từ 12 – 15 con/kg là thích hợp. Thả
vào ao mật độ 0,5 kg/m
2
. Khi tiến hành thả cá cần lưu ý tỷ lệ giữa cá
đực và cá cái là 1:1.
d. Cho ăn
Cá sặc rằn là loài cá ăn tạp, nên thức ăn sử dụng để nuôi cá có thể
gồm nhiều loại tùy theo khả năng tìm kiếm và cung cấp của gia đình.
Thức ăn tự chế: các loại thức ăn dùng để nuôi cá là : tấm cám, bột
bắp, khoai lang, khoai mì, bánh dừa, bột cá… Tùy theo điều kiện từng
gia đình mà sử dụng cho phù hợp. Nhưng trong các thành phần trên
thì cố gắng có bột cá và cám. Những thứ khác thì tùy điều kiện mà cho
thêm. Các loại thức ăn được trộn chung lại với ít nước để nắm từng
nắm nhỏ cho ăn trong một cái sàn ăn. Cho ăn khoảng 3% trọng lượng
cá nuôi, tức là cứ 100 kg cá thì cho ăn 3 kg thức ăn trong một ngày.

Thức ăn công nghiệp: ngoài thức ăn tự chế biến như trên, nếu có điều
kiện mua được thức ăn chế biến sẵn của các công ty Con Cò, CP… thì
càng tốt. Những loại thức ăn này được chế biến dưới dạng viên nổi trên
mặt nước, khi cho ăn ít bị hao. Khi sử dụng thức ăn công nghiệp thì
hiệu quả nuôi cao hơn thức ăn chế biến ở gia đình. Thức ăn công
nghiệp cũng cho ăn 2 – 3% trọng lượng cá.
e. Quản lý chăm sóc
- Công việc chủ yếu là tránh thất thoát cá do tràn bờ, do rắn ăn cá, do
mất trộm, do cá tự ra khỏi ao…
- Thực hiện thay nước cho ao để tránh bị dơ bẩn.
f. Kiểm tra cá
Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software
For evaluation only.
10
- Sau khi thả cá nuôi được 2 tháng thì kiểm tra lần đầu tiên. Mục đích
của lần này là xem cá mập ốm, chế độ nuôi (nhất là cho ăn) đã thích
hợp chưa. Nếu thấy cá mập thì giảm lượng thức ăn, nếu thấy cá ốm thì
tăng lượng thức ăn.
- Tháng 3 : Kiểm tra 1 lần
- Tháng 4: kiểm tra 2 lần
Mục đích của những lần kiểm tra tháng 3, tháng 4 là xem xét sự thành
thục của cá để lập kế hoạch cho cá đẻ.
Thông thường vào tháng 4 đã có thể cho một số cá sinh sản được và
cá sẽ đẻ nhiều vào tháng 5, 6 (đầu mùa mưa).
2. Thu gom cá tự nhiên cho sinh sản
a. Thời gian thu gom cá: Tùy thuộc vào nguồn cá tự nhiên. Có thể
tiến hành vào tháng 4, 5, 6.
b. Điều kiện cá được thu gom
- Phải khỏe mạnh, có khả năng sinh sản (thành thục)
III. CHO CÁ SINH SẢN

1. Lựa chọn cá cho sinh sản
- Cá cái: lựa chọn những con khỏe mạnh, bụng lớn, mềm, hậu môn hơi
hồng.
- Cá đực: những con khỏe mạnh, vuốt nhẹ vào bụng gần hậu môn
thấy có sẹ màu trắng (giống mủ đu đủ). Lưu ý là sẹ ra rất ít phải quan
sát kỹ.
- Tỷ lệ đực cái là : 1:1
2. Dụng cụ cho đẻ: Có thể dùng thau, khạp, lu, bể xi măng, bể đắp
đất lót bạt…
3. Chích thuốc cho cá đẻ

Thời gian chích: thường là chiều mát (khoảng 4 – 5 giờ chiều)

Loại thuốc: có thể dùng HCG, hoặc LRH + Motilium
Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software
For evaluation only.
11

Liều lượng thuốc dùng: 1 lọ HCG chích được cho 3,5 kg cá cái +
3,5 kg cá đực; 1 lọ LRH + 2 viên Motilium chích được cho 2 kg cá
cái + 2 kg cá đực.
Sau khi chích thuốc thả cá vào dụng cụ cho đẻ, tỷ lệ 1 : 1. Cần đậy để
cá khỏi nhảy ra ngoài.
Dùng lá môn hoặc lá sen úp lên mặt nước để cá làm tổ đẻ. Để ở nơi
yên tĩnh, sau khi chích từ 8 – 10 giờ thì cá đẻ.
IV. KỸ THUẬT ƯƠNG NUÔI CÁ SẶC RẰN
1. Điều kiện ao
 Nguồn nước: phải dồi dào, có điều kiện cấp thoát nước cho ao
khi cần thiết. Ao không bị khô cạn hoặc ngập úng. Nước phải có
chất lượng tốt không bị phèn (pH = 7 là tốt nhất, không nên sử

dụng ao có pH nhỏ hơn 6). Nước không bị nhiễm bẩn, không bị
nhiễm độc (chủ yếu độc do thuốc trừ sâu).

Diện tích: tùy thuộc qui mô sản xuất, điều kiện sẵn có và khả
năng từng gia đình. Có thể tận dụng các kênh mương sẵn có để
ương cá. Tuy nhiên, không nên sử dụng những kênh mương quá
dài để tiện cho việc chăm sóc quản lý. Nếu kênh quá dài thì có
thể chặn ngăn thành từng đoạn ngắn.

Với phạm vi gia đình và tình hình hiện nay ở khu vực, ao ương cá
sặc rằn nên có diện tích vài trăm m2 là thích hợp. Tùy theo yêu
cầu lượng cá giống thả mà có thể có ít hay nhiều ao.

Độ sâu: độ sâu ao dùng ương nuôi cá sặc rằn có thể biến động,
nhưng để tiện cho chăm sóc quản lý và hoạt động của cá con, ao
có độ sâu 0,8 – 1 m là thích hợp nhất.

Chất đáy: không sử dụng ao đất phèn để ương cá, đáy ao là bùn
hoặc bùn pha cát là tốt nhất. Độ dày bùn đáy ao thích hợp cho
ương cá sặc rằn là 20 – 25 cm, không nên dùng ao có đáy quá
trơ ít bùn (thường là ao mới đào) hoặc ao có đáy bùn quá dày
(thường là ao lâu ngày không sên vét).

Trường hợp dùng ao có đáy bùn dày thì trước khi thả cá nuôi, ao
cần được tát cạn, sên vét bớt bùn đáy, chỉ để lại 20 – 25 cm.

Điều kiện ánh sáng: Ao ương cá con cần đủ ánh sáng mặt trời.
Đây là yếu tố đặc biệt quan trọng. Nếu sử dụng những ao thiếu
ánh sáng thì kết quả ương nuôi cá sẽ thấp, ít khi thành công. Vì
vậy, không nên để bóng cây che trên mặt ao.

2. Chuẩn bị ao trước khi thả cá nuôi
Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software
For evaluation only.
12

Tát cạn ao.

Bón vôi: thường dùng là vôi bột, bón 10 kg/100 m
2
ao. Những
ao hơi bị phèn thì bón tăng hơn có thể tới 15 kg/100 m
2
.

Tu sửa bờ, lấp lỗ mọi, chống ngập úng, chống rò rỉ, mất nước,
chống cá khác (đặc biệt là cá lóc) vào ao.

Phơi đáy ao: nếu gặp trời nắng mà phơi được đáy ao vài ngày thì
tốt nhất. Nhưng lưu ý là những vùng đất bị nhiễm phèn thì
không nên phơi lâu.

Bón phân: có thể dùng phân gà, phân heo, hoặc phân xanh (các
loại lá xanh, tốt nhất là lá điên điển) để bón lót cho ao từ 15 –
20 kg/100 m
2
ao.

Lấy nước cho ao: nước cần được lọc qua lưới dày trước khi đưa
vào ao để tránh tép, cá khác vào ao. Nước cấp cho ao đủ độ sâu
cần thiết từ 0,8 – 1 m.


Diệt trừ địch hại trước khi thả cá, nhất là trứng ếch nhái và bọ
gạo. Để diệt trứng ếch nhái cần có sự kiên trì, tỉ mỉ, vào mỗi
buổi sáng đi quanh ao vớt bỏ trứng ếch nhái. Để diệt bọ gạo, sử
dụng dầu lửa 1 lít/100 m2 ao, dầu lửa được rải xuống đầu ao,
phía đầu gió cho lan tràn khắp ao. Sau khi thả dầu lửa xuống ao
được một ngày thì có thể thả cá bột.
3. Thả cá bột xuống ao
- Tuổi cá thả nuôi: sau khi cá nở 2-3 ngày (tức là khi thấy cá bơi lội
nhanh nhẹn) thì đem thả xuống ao. Tính từ lúc chích cho cá đẻ thì
khoảng 4 ngày sau khi chích. Vấn đề này liên quan đến thời gian
chuẩn bị ao.
- Thời gian thả cá: thích hợp nhất là từ 8 – 9 giờ sáng và những lúc
trời không có mưa lớn. Tránh thả cá vào những khi nhiệt độ nước quá
cao.
- Mật độ thả : 400 – 500 con/m
2
là thích hợp
4. Cho ăn chăm sóc
- Sau khi bón phân lần đầu tiên (bón lót) lúc ao còn cạn nước, thì sau
1 tuần lấy nước vào ao, cần bón thêm một lần phân. Lần thứ hai này
chỉ bón 10 kg/100 m
2
tức là chỉ bằng 1/2 lần đầu.
- Cho ăn: sau khi thả cá bột xuống ao, tiến hành cho ăn ngay:
+ Trong tuần lễ đầu tiên: mỗi ngày cho ăn 2 lần, mỗi lần 2 lòng đỏ
trứng gà (vịt) luộc + 0,5 kg bột đậu nành.
Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software
For evaluation only.
13

+ Tuần lễ thứ 2: mỗi ngày cho ăn 2 lần, mỗi lần 1 kg cám mịn + 0,5
kg bột cá/100 m
2
ao.
+ Từ tuần lễ thứ 3: tùy theo mức độ ăn của cá mà tăng thêm lượng
thức ăn cho phù hợp. Thông thường mỗi ngày khoảng 3 kg (bột cá +
cám) cho 100 m2 ao là phù hợp.
- Quản lý cá: thường xuyên quan sát ao cá, tránh bị mọi, tràn bờ, kịp
thời phát hiện địch hại (ếch nhái, rắn,…) để diệt trừ. Đồng thời quan
sát hoạt động của cá (ăn mạnh hay yếu, có bị thiếu oxy hay không,…)
để xử lý kịp thời.
- Giảm mật độ cá: sau khi ương cá sặc rằn khoảng 1 tháng, cá đã lớn,
ao không còn đủ sức chứa hết lượng cá con. Cần phải san thưa sang
ao khác để giảm mật độ. Thông thường từ 1 ao ban đầu cần thêm 1 ao
nữa để đưa cá bột qua nuôi. Có như vậy thì cá mới tiếp tục lớn và khoẻ
mạnh. Ao thứ hai dùng để san cá qua, cũng cần được chuẩn bị như ao
lần đầu tiên để thả cá bột (tát cạn bón vôi).
5. Luyện cá trước khi xuất ao: Trước khi đưa cá xuất bán ra khỏi ao,
cần được luyện trước 1 tuần bằng cách hàng ngày lội xuống ao xua
đuổi cá, mỗi ngày 1 lần trong 1 tuần.
V. KỸ THUẬT NUÔI CÁ THƯƠNG PHẨM
1. Kỹ thuật nuôi ao
a. Điều kiện ao nuôi

Diện tích: 200 – 1000 m
2
, có thể nuôi ở diện tích lớn hơn tùy
theo từng hộ nuôi.

Độ sâu từ 1 – 1,5 m.


Ao gần nơi có nguồn nước sạch và có cống cấp thoát nước chủ
động.

Bờ ao phải cao hơn mực nước lũ cao nhất là 0,5 m và cải tạo ao.
b. Cải tạo ao

Tát cạn sên vét bùn đáy ao chỉ còn lại 10 – 20 cm.

Bón vôi 7 – 10 kg/100 m
2
.

Phơi nắng 2 – 3 ngày.

Bón phân chuồng ủ hoai 30 – 40 kg/100 m
2
ao.

Lấy nước vào 30 – 40 cm.
Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software
For evaluation only.
14

Sau 2 – 3 ngày cho phân chuồng phân hủy rồi lấy nước vào cho
đủ rồi thả cá.
c. Cá giống

Mật độ thả 15 – 20 con/m
2



Kích cỡ cá 4 – 6 cm/con

Cá khỏe không xây xát, không dị hình, đồng cỡ.

Thả cá vào lúc sáng sớm hoặc chiều mát để tránh sốc nhiệt độ.
d. Thức ăn

Cho cá sặc rằn ăn gồm: cám, bột cá (loại cá tươi hoặc phụ phẩm
của nhà máy) xay nhỏ cho cá ăn.

Thành phần: cám 60% + bột cá 40%.

Khẩu phần thức ăn : 5 – 7% trọng lượng cá/ngày.

Làm sàn thả thức ăn để dễ kiểm tra lượng thức ăn hàng ngày.

Cho ăn ngày 2 lần.

Có thể bón phân chuồng bổ sung 2 tuần/lần 30 – 40 kg/100 m
2

ao để tăng thức ăn tự nhiên cho cá.
 Hàng ngày kiểm tra hoạt động của cá.

Sau 8 – 10 tháng cá đạt trọng lượng 100 – 150 g/con thì có thể
thu hoạch được.
2. Kỹ thuật nuôi trong ruộng lúa
a. Chuẩn bị ruộng


Chọn ruộng có bờ bao cao hơn đỉnh lũ 0,5 m.

Có diện tích mương bao 10 – 15% diện tích ruộng.

Mương bao có bề ngang 2 –3 m sâu 1 – 1,5 m chạy dài xung
quanh ruộng.

Có vị trí gần kênh rạch để cấp thoát nước.
b. Cải tạo (như cải tạo ao)
c. Cá giống

Mật độ thả 2 – 3 con/m
2


Kích cỡ cá giống 4 – 6 cm/con

Cá khỏe không xây xát, không dị hình, đồng cỡ.

Thả cá vào lúc sáng sớm hoặc chiều mát.

Cá giống được thả ở mương bao sau đó cho nước ngập ruộng để
cá tự kiếm ăn thêm.
Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software
For evaluation only.
15
d. Thức ăn gồm

Cám + bột cá


Ngày cho ăn 2 lần

Lượng thức ăn 5 – 7% trọng lượng cá/ngày.

Có thể 2 tuần/lần bón 20 – 30 kg phân chuồng, vừa làm thức ăn
cho cá vừa giúp lúa phát triển tốt.

Hàng ngày kiểm tra hoạt động của cá.

Sau 8 – 10 tháng nuôi cá đạt cỡ 80 – 120 g/con có thể thu
hoạch được.
VI. MỘT SỐ BỆNH THƯỜNG GẶP
1. Bệnh đốm trắng (bệnh trùng quả dưa)
- Nguyên nhân bệnh là do trùng quả dưa. Có hai giai đoạn trong chu
kỳ sống của trùng quả dưa, đầu tiên là giai đoạn trưởng thành, kế đến
là giai đoạn ấu trùng. Trong giai đoạn trưởng thành trùng quả dưa
được nhìn thấy dưới da hoặc mang cá có thể nhìn thấy như những đốm
trắng bằng mắt thường.
Khi trùng quả dưa trưởng thành, chúng sẽ tách ra khỏi da cá và sinh
sản bằng cách phân chia tế bào bên trong vách dày của tế bào. Khi
chúng trưởng thành tế bào sẽ bị vỡ và những ấu trùng sẽ thoát vào
môi trường nuôi, ấu trùng sẽ lội trong nước và sẽ tấn công vào da
hoặc mang của ký chủ (cá) trong vòng 24 giờ. Sự tấn công của ấu
trùng đôi khi phá vỡ mô của cá và chính vì điều này làm cho cá bột trở
nên yếu đi và chết đột ngột. Đối với cá bột nhiễm bệnh vây sẽ rách tơi
và cơ thể nhợt nhạt. Nếu việc điều trị không thích hợp và kịp thời thì
cả đàn cá bột trong ao ương sẽ chết trong 2 – 3 ngày.
- Dấu hiệu bệnh lý: trong giai đoạn đầu của bệnh sẽ xuất hiện những
đốm màu trắng bằng đầu kim hoặc nhỏ hơn trên thân cá. Sau xuất

hiện các đốm trắng trên da cá và vây cá bị tua ra. Cá bột bơi lội chậm
chạp và tỷ lệ chết cao.
- Cách phòng trị: để trị bệnh này có kết quả tốt cần phải điều trị thành
nhiều đợt nối tiếp nhau. Nhìn chung có thể dùng 25 ml Formol trong 1
m3 nước ao, trị 3 lần cách nhau 3 ngày 1 lần thì sẽ có hiệu quả. Sau
mỗi lần điều trị nước trong ao sẽ không được thay trong suốt 40 giờ,
do đó trong thời gian trị liệu số lượng Moina (trứng nước) hoặc những
thức ăn khác của cá bột sẽ phải giảm để ngăn chặn sự ô nhiễm nước.
Lịch điều trị sẽ như sau :
Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software
For evaluation only.
16
+ Ngày 1 : tắm Formol cho cá 1 lần.
+ Ngày 3 : thay khoảng 75% nước ao và tắm Formol lần 2.
+ Ngày 6: thay 20 – 25% lượng nước và tắm Formol lần 3 và giữ
nguyên trong 2 ngày.
+ Ngày 8 : sau 8 ngày cá bột sẽ khỏe mạnh và không cần tiếp tục
điều trị nữa.
Cần chú ý rằng bệnh đốm trắng có thể lây lan rất nhanh sang các ao
khác. Vì thế các ao lân cận nhiễm bệnh cũng phải được điều trị với liều
lượng 25 ppm formol cùng lúc với ao bệnh. Đồng thời những ống dẫn
nước, lưới kéo và vợt cũng cần phải tẩy trùng bằng cách ngâm vào
dung dịch 200 ppm Formol (tức 20 ml Formol trong 100 lít nước) ít
nhất 1 giờ, sau đó xả nước lại và phơi nắng.
2. Bệnh trùng bánh xe
Thường gây bệnh trên nhiều loài cá khác nhau: trê, basa, tai tượng,
chép, mè, trôi, lóc bông,… gây thiệt hại lớn ở giai đoạn cá hương, cá
giống. Bệnh thường xảy ra ở các bể, ao ương với mật độ dày và môi
trường nuôi quá dơ bẩn. Ở ĐBSCL trùng mặt trời hầu như phát triển
quanh năm nhưng cao điểm vào mùa nắng.

- Dấu hiệu bệnh lý: khi cá nhiễm trùng mặt trời, trên thân cá có lớp
màu hơi trắng đục, da cá sậm lại, mang cá nhợt nhạt, cá giảm ăn và
nổi đầu từng đàn trên mặt nước. Ở cá trê giống bị nhiễm bệnh này các
vây cá bị rách tơi và râu cá bị cong nên còn gọi là bệnh “quéo râu”.
- Cách phòng trị: đây là bệnh ngoại ký sinh, do đó tùy vào điều kiện
thực tế có thể dùng một trong những loại hóa chất sau đây để xử lý cá
bệnh:
+ Khi ương cá con dưới ao nhiễm bệnh này, tốt nhất nên dùng Sulfat
đồng (phèn xanh) phun khắp ao với liều lượng 0,3 – 0,5 g/m
3
nước ao
trị 2 – 3 lần, mỗi lần cách nhau 1 ngày. Khi sử dụng phèn xanh cần
tính chính xác thể tích nước ao.
+ Để trị cá bị trùng mặt trời ương trên bể xi măng nên dùng xanh
Malachite với nồng độ 1 – 2 g/m3 nước bể, tắm cho cá trong thời gian
30 phút hoặc dùng Formol với liều lượng 25 ml/m
3
bể. Trị 3 ngày liên
tục. Nên trị bệnh cá lúc mát trời và trong thời gian trị bệnh nên giảm
lượng thức ăn đi một nửa.
Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software
For evaluation only.
17
Biện pháp tốt nhất để phòng bệnh trùng mặt trời là giữ gìn vệ sinh bể
ương sạch sẽ, mật độ ương vừa phải, tránh thức ăn dư thừa ở đáy ao.
Trước khi ương nuôi cá phải tẩy vôi, diệt mầm bệnh.






TTKN KIÊN GIANG giỚi thiỆu
KỸ THUẬT SINH SẢN CÁ SẶC
RẰN

Kỹ sư Đặng Khánh Hồng (điện thoại: 0913 819729)
Phòng kỹ thuật Trung tâm Khuyến nông Kiên Giang
MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC VÀ SINH SẢN NHÂN TẠO CÁ
SẶC RẰN
Dựa vào quy trình kỹ thuật được các Thầy cô Khoa Thuỷ Sản trường
Đại học Cần Thơ chuyển giao, tài liệu của các cơ quan chuyên môn ở
một số tỉnh ĐBSCL, kết hợp với thực tế ở địa phương . Trung Tâm
Khuyến Nông Kiên Giang đã triển khai hơn 50 điểm trình diễn cho cá
sặc rằn sinh sản tại nông hộ. Bên cạnh những điểm trình diễn, cán bộ
kỹ thuật Trung Tâm cũng rất nhiệt tình chuyển giao thành công kỹ
thuật này cho bà con nông dân khác.
Cá sặc rằn thuộc loài Trichogaster pectoralis Regan.
Họ : Anabantidae; Bộ phụ : Anabantoidei; Bộ : Perciformes; Tổng bộ:
Percimorpha
Cá sặc rằn phân bố tự nhiên tại Thái Lan, Campuchia, Việt Nam và
được di giống sang các nước Malaysia, Indonesia. Phân bố rộng rãi
trong nhiều thủy vực như : Kênh rạch, ruộng lúa, ao lung Ở Việt
Nam cá phân bố chủ yếu trong các vùng trũng ngập nước quanh năm,
sinh sản tự nhiên trong ao, ruộng, kênh mương nơi chúng cư trú, đặc
biệt là những nơi có nhiều cây cỏ thủy sinh với nhiều chất hữu cơ. Hiện
Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software
For evaluation only.
18
nay ở ĐBSCL hai Tỉnh Kiên Giang và Cà Mau là vùng phân bố tập trung
và có sản lượng cao.

Nếu cá đực và cá cái cùng tuổi thì cá đực thường có trọng lượng nhỏ. Ở
thời kỳ đầu sau khi nở cũng như các loài cá khác, cá sống bằng noãn
hoàng. Sau khi hết noãn hòang cá chuyển sang ăn thức ăn bên ngoài
như : phiêu động vật, phiêu sinh thực vật và mùn bã hữu cơ. Ở thời kỳ
trưởng thành cá thường ăn mùn bã hữu cơ, thực vật phiêu sinh, động
vật phiêu sinh, mầm non thực vật cũng như các loại thực vật thủy sinh
mềm trong nước và cá cũng sử dụng tốt các loại thức ăn do người
cung cấp như: Bột ngũ cốc, xác bã các loại động vật, bột cá.
* Chọn cá bố mẹ cho sinh sản
Chọn cá bố mẹ phải có trọng lượng đạt 100 gr/con, kích cỡ đồng đều.
Khi thành thục có thể dễ dàng phân biệt đực cái bằng các dấu hiệu
biểu hiện bên ngoài :
+ Cá cái: Phần mềm tia vi lưng ngắn , không tới vi đuôi, đường sắc tố
chạy từ lưng xuống bụng không rõ, màu sắc trên thân và các vi nhợt
nhạt
+ Cá đực: Phần mềm tia vi lưng chạm hoặc dài tới vi đuôi, đường sắc
tố chạy từ lưng xuống bụng rất rõ, màu sắc trên thân và các vi sặc sỡ.
Mùa vụ sinh sản từ tháng 3 - 9. Chọn cá cái bụng to và mềm đều.

Phân biệt cá đực, cá cái Ao ương cá giống
1. Cải tạo ao ương cá giống
Rút cạn nước trong ao
Rút cạn nước, sên vét lớp bùn đáy. Lấp kín hang mọi và những chỗ rò
rĩ, diệt cá tạp bằng dây thuốc cá.
Bón vôi kết hợp phơi đáy ao
- Phơi đáy ao 3 - 5 ngày kết hợp bón vôi :10 - 15 kg/100 m2.
Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software
For evaluation only.
19
- Sau đó cho nước vào đầy ao khoảng 1 - 1.2m. Khi cho nước vào

phải dùng lưới cước bịt miệng cống để ngăn cá tạp, tiến hành gây màu
nước bằng phân vô cơ 1,5 - 2 kg/100 m2 ao hoặc dùng bột cá với liều
lượng : 1,5 - 2 kg/100 m2.
- Sau khi cải tạo ao phải đảm bảo một số yếu tố: pH: trên 6,5 – 8.0 ;
Độ trong: 25 - 30 cm; Oxy hòa tan: 3 - 5 ppm; Thức ăn tự nhiên
(Thực và động vật phù du)
* Lưu ý :
- Trong quá trình ương cá giống phải quan sát màu nước hàng ngày
để điều chỉnh lượng thức ăn, tránh làm môi trường nước bị nhiễm bẩn.
- Nếu thấy cá nổi đầu do thiếu oxy phải ngưng cho ăn và bón phân
đồng thời cấp nước vào.
- Khi ương cá phải chú ý địch hại của cá. Tỷ lệ hao hụt do điïch hại rất
cao.
- Khi cá còn nhỏ không để cho ánh sáng chiếu trực tiếp xuống ao.
- Nguồn nước phải giữ sạch.
2. Chuẩn bị dụng cụ cho sinh sản nhân tạo cá sặc rằn
Chuẩn bị dụng cụ cho cá đẻ
Thau dùng cho cá đẻ và ấp trứng
- Dùng thau vừa sử dụng cho cá đẻ vừa
dùng để ấp trứng.
- Vợt vớt trứng
- Ống nhựa trong nhỏ dùng để cấp nước
khi cá nở, đồng thời để rút bỏ trứng bị
ung , vỏ trứng và cặn.
- Ống tiêm nhỏ 3 - 5 cc.
- Lá môn
- Nguồn nước sạch ( Lấy từ ao ương cá giống )
Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software
For evaluation only.
20

- Thuốc kích dục tố dùng để tiêm cá là: HCG liều lượng 3.000 – 4.000
UI/1 kg cá cái hoặc dùng HCG kết hợp với não thuỳ liều lượng 2.000
HCG + 0,54 mg não/ 1 kg cá cái . Liều tiêm cho cá cái 0.5cc/cá thể
cái. Cá đực liều thuốc tiêm bằng 1/2 liều tiêm cho cá cái.
- Vị trí tiêm : Tiêm vào gốc vi ngực của cá
* Tiêm cá và ấp trứng cá:


Tiêm thuốc kích thích cho cá bố
mẹ
Dùng lá môn đậy lên thau cá
đã tiêm
Sau khi tiêm thuốc, thả cá bố mẹ vào thau có mức nước là ½ - 2/3
thau, dùng lưới cước đậy lên trên và dùng dây chì kiềng kỹ miệng thau
để cá không thoát ra ngoài, đặt thau ở nơi yên tĩnh và mát (cá đang đẻ
có tiếng động mạnh cá sẽ ngưng đẻ ). Mỗi thau để vào 1 - 2 lá môn.
* Thời gian hiệu ứng thuốc là 18 - 20 giờ. :
Sau khi tiêm cá khoảng 18 giờ, giở lá môn quan sát trứng cá đã
đẻ, dùng vợt vớt trứng để vào thau ấp. Sau 2 - 3 giờ vớt thêm đợt
thứ 2. Trứng cá sặc rằn là trứng nổi dạng tổ bọt.


Ấu trùng cá sặc rằn Vớt ổ cá mới đẻ bằng vợt

* Thời gian ấp trứng : 20 - 22 giờ :
- Mật độ trứng cho ấp 3.000 trứng/lít nuớc, thay nước ngày 2 - 3 lần
khi trứng nở. Khi trứng nở, dùng ống nước nhựa trong hút nước cặn,
vỏ trứng và trứng ung bỏ và cho dòng nước chảy nhẹ vào để cung cấp
oxy cho cá bột. Cho cá cá ăn sau khi nở 24 - 30 giờ và cho thả cá bột
Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software

For evaluation only.
21
xuống ao ương vào lúc sáng sớm hoặc chiều mát, không thả cá vào lúc
mưa dầm hay trời nắng gắt.



Cá bột Cá sau khi ương 1
tháng



Cá giống sau khi ương 2.5
- 3 tháng




Kiểm tra cá giống Cá sặc rằn giống



* Lưu ý:
- Trước khi thả cá bột xuống ao ương, ta phải quan sát hoạt động của
cá. Cá phải bơi lội nhanh và di chuyển xuống lớp nước tầng dưới.
- Cá sau khi nở 24 - 30 giờ bắt đầu cho cá ăn bằng lòng đỏ trứng gà,
vịt đã luộc, tán nhuyễn.
3. Mật độ & thức ăn khi ương cá
Mật độ cá thả : 400 - 600 con/ m2. Thả vào sáng sớm hoặc chiều mát,
tránh thả vào lúc trời nắng gắt hoặc mưa dầm.

- Tuần đầu cho ăn: Lòng đỏ trứng (2 – 3 cái), đậu nành (150 gr) cho
100.000 bột/lần ăn. Ngày cho ăn 2 - 3 lần
- Sang tuần thứ 2, lượng thức ăn tăng gấp đôi và được điều chỉnh
theo màu nước
Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software
For evaluation only.
22
- Sau 10 ngày ương có thể cho cá ăn: Bột cá(40%), Cám mịn (30%),
bột đậu nành (30%); Hoặc cho ăn bột cá 0,5 kg/100 m2/lần. Khẩu
phần ăn 8 - 10 % trọng lượng cá.
- Sang tháng thứ 2, ngoài thức ăn nhân tạo kết hợp bón thêm phân
hữu cơ 7 - 10 ngày/lần với liều lượng : 5 - 7 kg/100 m2 (phân phải
được ủ trước khi sử dụng).
Có thể sử dụng phân xanh như : So đũa, các cây họ đậu bó lại thành
bó cột vào cây sào cắm xuống ao , khoảng 5 - 7 m cắm 1 sào.

Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software
For evaluation only.

×