Tải bản đầy đủ (.pdf) (106 trang)

Xác định giá trị ipf (immature platelet fraction) trong chẩn đoán và đánh giá đáp ứng điều trị corticosteroid ở bệnh nhân giảm tiểu cầu miễn dịch nguyên phát mới chẩn đoán

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.1 MB, 106 trang )

.

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

ĐẠI HỌC Y DƢỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
---oOo---

TRẦN THỊ NHI

XÁC ĐỊNH GIÁ TRỊ CỦA IPF (IMMATURE
PLATELET FRACTION) TRONG CHẨN ĐOÁN VÀ
ĐÁNH GIÁ ĐÁP ỨNG ĐIỀU TRỊ CORTICOSTEROID
Ở BỆNH NHÂN GIẢM TIỂU CẦU MIỄN DỊCH
NGUYÊN PHÁT MỚI CHẨN ĐOÁN

LUẬN VĂN BÁC SĨ NỘI TRÚ

TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2022

.


.

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

ĐẠI HỌC Y DƢỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH


---oOo---

TRẦN THỊ NHI

XÁC ĐỊNH GIÁ TRỊ CỦA IPF (IMMATURE
PLATELET FRACTION) TRONG CHẨN ĐOÁN VÀ
ĐÁNH GIÁ ĐÁP ỨNG ĐIỀU TRỊ CORTICOSTEROID
Ở BỆNH NHÂN GIẢM TIỂU CẦU MIỄN DỊCH
NGUYÊN PHÁT MỚI CHẨN ĐOÁN

NGÀNH: HUYẾT HỌC – TRUYỀN MÁU
MÃ SỐ: NT 62 72 25 01

LUẬN VĂN BÁC SĨ NỘI TRÚ

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS.BS. TRẦN THANH TÙNG

TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2022

.


.

LỜI CAM ĐOAN
Tơi cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu nghiên cứu trong báo cáo là trung thực và chưa được công bố trước
đây. Tơi xin hồn tồn chịu trách nhiệm với cam đoan của mình.


Người viết cam đoan

Trần Thị Nhi

.


.

MỤC LỤC
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT.................................................................................... i
DANH MỤC BẢNG ................................................................................................ iii
DANH MỤC BIỂU ĐỒ .............................................................................................v
DANH MỤC HÌNH ................................................................................................. vi
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU..................................................................3
1.1. Giảm tiểu cầu miễn dịch ......................................................................................3
1.2. Tổng quan về tiểu cầu chưa trưởng thành và chỉ số IPF (immature platelet
fraction) .....................................................................................................................12
1.3. Vai trò của chỉ số IPF trong chẩn đoán và giảm tiểu cầu miễn dịch..................21
1.4. Các nghiên cứu trong và ngoài nước .................................................................25
CHƢƠNG 2: ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...................28
2.1. Thiết kế nghiên cứu ............................................................................................28
2.2. Thời gian và địa điểm thực hiện nghiên cứu ......................................................28
2.3. Đối tượng nghiên cứu.........................................................................................28
2.4. Phương pháp chọn mẫu ......................................................................................28
2.5. Định nghĩa các biến số nghiên cứu ....................................................................29
2.6. Các bước tiến hành nghiên cứu ..........................................................................35
2.7. Phương pháp thu thập và xử lý số liệu ...............................................................37
2.8. Đạo đức trong nghiên cứu ..................................................................................39

CHƢƠNG 3: KẾT QUẢ .........................................................................................40
3.1. Đặc điểm chung của mẫu nghiên cứu ................................................................41
3.2. Giá trị trung vị của chỉ số IPF trên bệnh nhân GTCMD mới chẩn đoán ...........47
3.3. Mối liên quan giữa giá trị IPF0 và xuất huyết tại thời điểm nhập viện ..............48
3.4. Giá trị tiên đoán của chỉ số IPF trong dự báo đáp ứng điều trị ..........................51
CHƢƠNG 4: BÀN LUẬN ......................................................................................59
4.1. Đặc điểm dịch tễ, lâm sàng, sinh học .................................................................59
4.2. Giá trị trung vị của chỉ số IPF ở BN GTCMD mới chẩn đoán ..........................65
4.3. Mối liên quan giữa giá trị IPF và xuất huyết tại thời điểm nhập viện ...............66

.


.

4.4. Giá trị tiên đoán của chỉ số IPF0 trong dự báo đáp ứng điều trị.........................69
4.5. Hạn chế của đề tài ..............................................................................................72
KẾT LUẬN ..............................................................................................................73
KIẾN NGHỊ .............................................................................................................74
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC 1: PHIẾU THU THẬP SỐ LIỆU
PHỤ LỤC 2: BẢNG PHÂN ĐỘ XUẤT HUYẾT THEO IWG 2012
PHỤ LỤC 3: BẢNG THÔNG TIN NGHIÊN CỨU VÀ CHẤP THUẬN THAM
GIA NGHIÊN CỨU
PHỤ LỤC 4: DANH SÁCH BỆNH NHÂN

.


.


i

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
TIẾNG ANH

ĐỐI CHIẾU TIẾNG VIỆT

AA

Aplastic anemia

Suy tuỷ xương vô căn

ABS

Acute bleeding score

Thang điểm xuất huyết cấp

A-IPF
ALT

Absolute immature platelet
count
Alanine Aminotransferase

Số lượng tiểu cầu chưa trưởng
thành tuyệt đối
Men alanine aminotransferase


AUC

Area under the curve

Diện tích dưới đường cong

ASH

Hiệp hội Huyết học Hoa kỳ

BMF

American Society of
Hematology
Bone marrow failure

CR

Completed response

Đáp ứng hồn tồn

ITP-BAT

Bleeding assessment tool

ITP

Immune thrombocytopenia


Cơng cụ đánh giá xuất huyết trên
bệnh nhân giảmm tiểu cầu miễn
dịch
Giảm tiểu cầu miễn dịch

IPF

Immature platelet fraction

Tỉ lệ tiểu cầu chưa trưởng thành

ICH

Intracranial hemorhage

Xuất huyết nội sọ

IWG

Nhóm hành động quốc tế về giảm
tiểu cầu miễn dịch
Axit Ethylenediaminetetraacetic

FSC

International Working
Group
Ethylenediaminetetraacetic
acid

Forward scattered light

HBV

Hepatitis virus B

Virus viêm gan B

HCV

Hepatitis virus C

Virus viêm gan C

HIV

Human immunodeficiency
virus
Messenger ribonucleic acid

Virus suy giảm miễn dịch mắc phải
ở người
RNA thông tin

EDTA

mRNA

.


Suy tuỷ xương

Ánh sáng tán xạ phía trước


.

ii

PR

Partial response

Đáp ứng một phần

SFL

Side fluorescence light

Ánh sáng huỳnh quang bên

ROC
TPO

Receiver Operating
Characteristic
Thrombopoietin

Thrombopoietin


WHO

World Health Organization

Tổ chức y tế thế giới

TIẾNG VIỆT
BN

Bệnh nhân

BTH

Bệnh viện truyền máu huyết học

GTCMD

Giảm tiểu cầu miễn dịch

KTC 95%

Khoảng tin cậy 95%

SLTC

Số lượng tiểu cầu

.



.

iii

DANH MỤC BẢNG
ảng . . Khuyến cáo đánh giá chẩn đốn giảm tiểu cầu miễn dịch bởi Nhóm hành
động Quốc tế về giảm tiểu cầu miễn dịch 2019 ..........................................................6
ảng . . Khoảng giới hạn tham khảo của giá trị IPF ở người bình thường ............17
ảng . . Giá trị IPF trong nhóm khỏe mạnh và bệnh nhân giảm tiểu cầu ..............22
ảng . . Hiệu quả của giá trị IPF với vai trị là chỉ dấu sinh học trong chuẩn đốn
GTCMD và nhóm suy tuỷ xương .............................................................................23
ảng . . Bảng định nghĩa các biến số nghiên cứu ..................................................34
ảng . . Đặc điểm xét nghiệm công thức máu của mẫu nghiên cứu ......................44
ảng . . Đặc điểm xét nghiệm miễn dịch của mẫu nghiên cứu ..............................45
ảng . . Đặc điểm về phác đồ điều trị và mức đáp ứng của mẫu nghiên cứu ........46
ảng . . So sánh giá trị IPF0 theo nhóm tuổi, giới tính và mức độ xuất huyết.......47
ảng . . So sánh giá trị trung vị của chỉ số IPF trước và sau điều trị .....................48
ảng . . So sánh các đặc điểm giữa nhóm xuất huyết có và khơng có ý nghĩa lâm
sàng............................................................................................................................50
ảng . . Các yếu tố liên quan xuất huyết có ý nghĩa lâm sàng ..............................50
ảng .8. Giá trị trung vị của chỉ số IPF theo mức đáp ứng điều trị sớm ................51
ảng . . So sánh đặc điểm giữa nhóm có và khơng đáp ứng điều trị sớm .............53
ảng .

. Mơ hình hồi quy các yếu tố ảnh hưởng đến không đáp ứng điều trị sớm

...................................................................................................................................53
ảng .

. Giá trị trung vị của chỉ số IPF theo mức đáp ứng điều trị ban đầu.........54


ảng .

. So sánh đặc điểm giữa nhóm có và khơng đáp ứng điều trị ban đầu .....56

ảng .

. So sánh sự khác biệt biến thiên IPF1 giữa nhóm có và khơng đáp ứng

điều trị ban đầu ..........................................................................................................56

.


.

iv

ảng .

. Mơ hình hồi quy các yếu tố ảnh hưởng đến không đáp ứng điều trị ban

đầu .............................................................................................................................57
ảng .

. Giá trị trung vị của chỉ số IPF ở bệnh nhân GTCMD dai dẳng và mất

đáp ứng điều trị .........................................................................................................57
ảng .


. Phân tích hồi quy các yếu tố ảnh hưởng GTCMD dai dẳng...................58

ảng . . So sánh về tỉ lệ đáp ứng điều trị giữa nghiên cứu khác và chúng tôi .......65
ảng . . So sánh kết quả giữa chúng tôi và các nghiên cứu khác về xuất huyết ....68

.


.

v

DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 2.1. Sơ đồ các bước tiến hành nghiên cứu ...................................................37
Biểu đồ 3.1. Sơ đồ phân bố bệnh nhân trong nghiên cứu .........................................40
Biểu đồ 3.2. Phân bố theo nhóm tuổi của mẫu nghiên cứu.......................................41
Biểu đồ 3.3. Phân bố theo giới tính của mẫu nghiên cứu .........................................41
Biểu đồ 3.4. Đặc điểm phân bố giới tính theo nhóm tuổi .........................................42
Biểu đồ 3.5. Đặc điểm vị trí xuất huyết trong mẫu nghiên cứu ................................43
Biểu đồ 3.6. Đặc điểm về mức độ xuất huyết trong nghiên cứu ...............................44
Biểu đồ 3.7. Đường cong ROC của chỉ số IPF0 liên quan đến xuất huyết có ý nghĩa
lâm sàng.....................................................................................................................49
Biểu đồ 3.8. Đường cong ROC về chỉ số IPF0 liên quan đến đáp ứng điều trị sớm .52
Biểu đồ 3.9. Đường cong ROC về chỉ số IPF0 liên quan đến đáp ứng điều trị ban
đầu .............................................................................................................................55

.


.


vi

DANH MỤC HÌNH
Hình . . Cơ chế sinh lý bệnh của GTCMD liên quan đến các tế bào miễn dịch ......5
Hình . . Biểu đồ phân tán của tiểu cầu chưa trưởng thành bằng máy huyết học tự
động ...........................................................................................................................16
Hình . : Đường cong ROC phân biệt giữa nhóm bệnh nhân GTCMD với nhóm
khỏe mạnh và nhóm bệnh nhân suy tủy ....................................................................23
Hình . : So sánh giá trị trung vị IPF trước điều trị giữa bệnh nhân GTCMD có đáp
ứng và không đáp ứng điều trị ..................................................................................25

.


.

1

MỞ ĐẦU
Giảm tiểu cầu miễn dịch (GTCMD) là một bệnh lý tự miễn đặc trưng bởi giảm
tiểu cầu đơn độc và loại trừ các nguyên nhân gây giảm tiểu cầu khác. Bệnh nhân
(BN) có thể khơng có triệu chứng lâm sàng hoặc xuất huyết da niêm nhẹ tới xuất
huyết đe doạ tính mạng. Cơ chế sinh lý bệnh của GTCMD phức tạp và hiện tại cịn
chưa hiểu rõ hồn tồn, liên quan tới rối loạn miễn dịch đặc trưng bởi sự thực bào
các tiểu cầu bị bao phủ kháng thể bất thường, thay đổi chức năng tế bào T và sản
xuất tiểu cầu khơng hiệu quả. Có tới 40 – 60% bệnh nhân GTCMD không phát hiện
được các kháng thể kháng tiểu cầu ở máu, đồng thời cũng có sự khác biệt giữa
nhóm bệnh GTCMD cấp tính, dai dẳng và mạn tính1. Vậy các cơ chế tăng phá huỷ
hay giảm sản xuất tại tuỷ đóng vai trị khác nhau như thế nào ở các bệnh nhân

GTCMD diễn tiến dai dẳng, cũng như giữa nhóm bệnh nhân đáp ứng và nhóm
khơng đáp ứng với điều trị corticosteroid? Cần thiết có một phương tiện đánh giá sự
sản xuất mẫu tiểu cầu trong tuỷ xương giúp dự báo đáp ứng với điều trị và khả năng
diễn tiến giai đoạn dai dẳng của bệnh nhân GTCMD.
Tiểu cầu chưa trưởng thành là những tiểu cầu mới được phóng thích từ tuỷ
xương, có kích thước lớn hơn và phản ứng mạnh hơn so với tiểu cầu trưởng thành
và chứa một lượng lớn RNA thông tin (mRNA) cịn sót lại từ mẫu tiểu cầu. Vì số
lượng tiểu cầu chưa trưởng thành có liên quan đến q trình sinh tiểu cầu, tăng khi
sản xuất tăng và giảm khi sản xuất giảm, chúng có thể hoạt động như một chỉ dấu
phản ánh thực sự của quá trình tạo mẫu tiểu cầu. Giá trị trung bình của tỉ lệ tiểu cầu
chưa trưởng thành (IPF, immature platelet fraction) ở bệnh nhân GTCMD thay đổi
theo nghiên cứu, trong khoảng từ , % đến 22,3%2. Nghiên cứu của các tác giả
Arshi Naz, Ferreira, Jung H và Yasunori báo cáo giá trị của chỉ số IPF ở bệnh nhân
GTCMD lần lượt là 16,39% ± 11,15; 12,3% (2,4 –65,6); 7,7% (1 – 33,8) và 17,4%
(1,2 – 53,2)3-6. Tác giả Yasunori đưa ra điểm cắt của IPF là 7,7% giúp phân biệt
giữa nhóm bệnh nhân GTCMD và suy tuỷ xương với độ nhạy, độ đặc hiệu lần lượt
là 86,8% và 92,6%. Một nghiên cứu tại Bệnh viện Truyền máu huyết học báo cáo
giá trị trung bình của chỉ số IPF ở bệnh nhân GTCMD là 16,63% (1,4 – 45,5%)7.

.


.

2

Năm

, nghiên cứu của tác giả Takami báo cáo giá trị của chỉ số IPF trước


điều trị trong việc tiên lượng khả năng đáp ứng với corticosteroid ở bệnh nhân
GTCMD mới chẩn đốn8. Tại Việt Nam, chúng tơi chưa ghi nhận có nghiên cứu
nào đánh giá khả năng tiên đốn của IPF trên bệnh nhân GTCMD mới chẩn đoán
trong việc đáp ứng với điều trị Corticosteroid, nên chúng tôi thực hiện đề tài nghiên
cứu “Xác định giá trị của IPF (immature platelet fraction) trong chẩn đoán và
đánh giá đáp ứng điều trị bệnh nhân giảm tiểu cầu miễn dịch nguyên phát mới
chẩn đoán”.
Với giả thuyết nghiên cứu như trên, chúng tôi đưa ra mục tiêu cụ thể như sau:
1. Xác định giá trị của chỉ số IPF ở bệnh nhân giảm tiểu cầu miễn dịch mới
chẩn đoán.
2. Xác định mối liên quan giữa chỉ số IPF với xuất huyết trên bệnh nhân
giảm tiểu cầu miễn dịch tại thời điểm chẩn đoán.
3. Xác định giá trị tiên đoán của IPF trong dự báo đáp ứng điều trị
corticosteroid ở bệnh nhân giảm tiểu cầu miễn dịch mới chẩn đoán.

.


.

3

CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Giảm tiểu cầu miễn dịch
1.1.1. Định nghĩa
Giảm tiểu cầu miễn dịch là bệnh lý tự miễn dịch mắc phải dẫn đến giảm tiểu cầu
đơn độc (số lượng tiểu cầu trong máu ngoại vi < 100 G/L) và khơng có ngun
nhân gây giảm số lượng tiểu cầu (SLTC) khác9,10. Chẩn đoán GTCMD nguyên phát
thường gọi là giảm tiểu cầu miễn dịch là một chẩn đoán loại trừ, dựa vào đặc điểm
lâm sàng, khơng có bằng chứng hoặc tiền căn bệnh lý gây giảm tiểu cầu khác, xét

nghiệm công thức máu, phết máu ngoại biên và một số xét nghiệm khác11. Vấn đề
lâm sàng chính của GTCMD là số lượng tiểu cầu thấp làm tăng nguy cơ xuất huyết,
mặc d triệu chứng xuất huyết không phải lúc nào cũng hiện diện.

1.1.2. Phân loại
1.1.2.1. Phân loại theo nguyên nhân
-

Giảm tiểu cầu miễn dịch nguyên phát là rối loạn tự miễn dịch mắc phải
đặc trưng bởi giảm SLTC đơn độc và không hiện diện bất cứ nguyên nhân
hay bệnh lý có thể gây giảm tiểu cầu.

-

Giảm tiểu cầu miễn dịch thứ phát bao gồm tất cả các bệnh lí gây giảm tiểu
cầu liên quan đến miễn dịch ngoại trừ GTCMD nguyên phát, như Lupus
ban đỏ hệ thống, Hội chứng kháng phospholipid, HCV, HIV, do thuốc12…

1.1.2.2. Phân loại theo giai đoạn
Theo phân loại của Nhóm hành động Quốc tế về giảm tiểu cầu miễn dịch (IWG),
GTCMD được chia làm giai đoạn12:
-

GTCMD mới chẩn đoán bệnh mới chẩn đoán trong vịng

-

GTCMD dai dẳng bệnh từ




tháng.

tháng từ lúc chẩn đốn. ao gồm bệnh

nhân không đạt được đáp ứng liên tục hoặc khơng duy trì được đáp ứng
hồn tồn khi ngưng điều trị.

.


.

4

-

GTCMD mạn tính bệnh k o dài

tháng.

1.1.3. Dịch tễ học
Tỉ lệ mắc mới hằng năm của GTCMD tại Mỹ là khoảng 1,6 trên 10.000 người13.
GTCMD cấp là rối loạn thường gặp ở trẻ em, mặc dù tình trạng tương tự đôi khi
gặp ở người lớn14. Tỉ lệ mắc của GTCMD cấp ước tính khoảng 4 trên 100.000 trẻ
em, tần suất cao nhất ở trẻ từ

đến 5 tuổi và khơng có khuynh hướng giới tính.

Bệnh thường khởi phát đột ngột, có thể gặp ở trẻ khỏe mạnh sau nhiễm virus hoặc

chích ngừa vài tuần trước đó.
GTCMD dai dẳng, mạn tính có thể gặp ở mọi lứa tuổi, với tần suất cao nhất xảy
ra ở bệnh nhân từ
trường hợp trên

đến 50 tuổi. Tỉ lệ chung của GTCMD mạn tính dao động 1 – 3
.

người mỗi năm. Nữ giới mắc GTCMD dai dẳng, mạn tính

cao hơn so với nam giới, tỉ lệ bệnh nhân nữ gấp
Thống kê của tác giả Schoonen trên
cho thấy tỉ lệ mắc là , trên 100.

-

lần so với nam15.

bệnh nhân GTCMD mới chẩn đoán,

dân KTC 95% , – , . Tỉ lệ mắc chung

của nữ giới cao hơn nam giới, lần lượt là 4,4% so với , %. Điều đáng chú ý là ở
nam giới, tần suất mắc bệnh có hai đỉnh là dưới

tuổi và từ



tuổi16.


1.1.4. Cơ chế bệnh sinh
Một trong những bước quan trọng được mô tả trong quá trình sinh lý bệnh của
GTCMD là mất khả năng dung nạp miễn dịch đối với tự kháng nguyên trên tiểu cầu
của chính bệnh nhân17. Nhiều nghiên cứu xác định rằng, rối loạn điều hoà trong đáp
ứng của tế bào T dẫn đến mất cân bằng tỉ lệ tế bào T trợ giúp (Th1/Th2), và sự mất
cân bằng này tiếp tục gây nên tăng cường số lượng cũng như tăng hoạt động của tế
bào T gây độc. Sau đó, sự tăng cường hoạt động tế bào T gây độc dẫn đến tăng phá
huỷ tiểu cầu và kéo dài thời gian tồn tại của tế bào B. Nâng cao tỉ lệ sống sót của tế
bào B tạo điều kiện cho việc sản xuất lượng lớn tự kháng thể, dẫn đền tốc độ phá
huỷ tiểu cầu nhanh hơn. Tự kháng thể opsonin hoá tiểu cầu làm tăng cường khả
năng thực bào, quá trình opoptosis, kích hoạt bổ thể và suy giảm q trình sinh mẫu
tiểu cầu tại tuỷ xương (Hình 1.1)17,18.

.


.

5

Tế bào T gây độc phá huỷ
TC và MTC

TC trưởng thành
và khử sialic acid

Gan

Tuỷ xương


Mẫu tiểu cầu
Sản xuất TC

Phá huỷ TC
không phụ thuộc
Fc

Tự kháng thể ức chế
sinh MTC
Tự kháng thể opsonin
hoá TC bằng thực bào
Sản xuất tự kháng thể

Lách

H nh 1.1. Cơ chế sinh lý bệnh của GTCMD liên quan đến các tế bào
miễn dịch19
Mặc dù, sự phá huỷ tiểu cầu tại lách chủ yếu liên quan đến cơ chế phụ thuộc Fc,
có nhiều nghiên cứu mơ tả cơ chế mới, độc lập qua trung gian Fc. Tự kháng thể
trong GTCMD có thể tạo ra các thay đổi glycan trên glycoprotein bề mặt tiểu cầu,
được nhận biết thông qua thụ thể Ashwell-Morell dẫn đến tăng tốc độ thanh thải
tiểu cầu trong gan. Tế bào T gây độc cũng có thể gây ra quá trình khử sialic acid và
thực bào tiểu cầu bởi tế bào gan. Điều này có thể giải thích một cơ chế tiềm ẩn
khiến việc cắt lách vẫn không hiệu quả ở một số bệnh nhân GTCMD19.
Các tự kháng thể trong GTCMD không chỉ ảnh hưởng đến sự tồn tại của tiểu cầu
mà còn ảnh hưởng đến sự hình thành tiểu cầu thơng qua mẫu tiểu cầu20. Tự kháng
thể liên kết và cản trở sự trưởng thành của mẫu tiểu cầu, dẫn đến giảm sinh tiểu cầu
ở tuỷ xương. Quan sát trong các mẫu sinh thiết tuỷ xương của bệnh nhân GTCMD,
ghi nhận tăng hiện tượng chết theo chương trình liên quan đến sự phân mảnh hạt

nhân, kết cụm nhiễm sắc chất và hoạt hoá caspase . Điều này dẫn đến kích hoạt
q trình thực bào mẫu tiểu cầu bởi các đại thực bào tại tuỷ xương21.

1.1.5. Chẩn đoán
1.1.5.1. Tiêu chuẩn chẩn đoán
Giảm tiểu cầu miễn dịch là một rối loạn tự miễn đặc trưng bởi:

.


.

6

-

Giảm SLTC đơn độc, tiểu cầu ở máu ngoại vi

G .

-

Khơng có ngun nhân hoặc bệnh lí nào khác gây ra tình trạng giảm tiểu cầu.

GTCMD là một chẩn đốn loại trừ, khơng có một xét nghiệm XN nào được coi
là tiêu chuẩn vàng để chẩn đốn xác định. Vì vậy, để chẩn đoán GTCMD cần phối
hợp nhiều yếu tố từ lâm sàng, bệnh sử, tiền căn đến cận lâm sàng. Nếu bệnh nhân
được điều trị, đáp ứng SLTC cũng xem là một cách chẩn đoán loại trừ11.
Bảng 1.1. Khuyến cáo đánh giá chẩn đoán giảm tiểu cầu miễn dịch bởi
Nhóm hành động Quốc tế về giảm tiểu cầu miễn dịch 201911

Đánh giá cơ bản trên
tất cả bệnh nhân

XN chƣa đƣợc chứng
Xét nghiệm khả năng có lợi

minh hoặc lợi ích
chƣa rõ

Bệnh sử và tiền căn

Kháng thể đặc hiệu glycoprotein

Định lượng TPO

Tiền căn gia đình

Kháng thể kháng phospholipid nếu

Tiểu cầu chưa trưởng

có đặc điểm lâm sàng hội chứng

thành (IPF)

kháng phospholipid
Khám lâm sàng

Kháng thể kháng giáp và chức


Thời gian chảy máu

năng tuyến giáp
Công thức máu và hồng

Thử thai ở phụ nữ trong độ tuổi

cầu lưới

sinh đẻ

Phết máu ngoại biên

Kháng thể kháng nhân

HBV, HIV, HCV

PCR tìm EBV, CMV, parvovirus

Nhóm máu (Rh)

Xét nghiệm tuỷ xương

Định lượng

Xét nghiệm kháng globulin trực

Immunoglobulin (trẻ em)

tiếp


Định lượng bổ thể

PCR: polymerase chain reaction, EBV: Epstein-Barr Virus, CMV: Cytomegalovirus,
HBV: Hepatitis B virus, HCV: Hepatitis C virus; HIV: Human immunodeficiency virus.

a). Bệnh sử
Đánh giá nguyên nhân gây giảm tiểu cầu thứ phát gồm nghiện rượu, nhiễm trùng,
bệnh gan xơ gan hoặc tăng áp tĩnh mạch cửa), thuốc (heparin, alemtuzumab, ức
chế PD1, abciximab, valproate, hoá trị… , bệnh lý tại tuỷ xương bạch cầu cấp, hội

.


.

7

chứng loạn sinh tuỷ, xơ tuỷ, suy tuỷ… . Ở trẻ em, nhiễm tr ng được báo cáo ở 55%
trường hợp và tiêm vaccin sởi - quai bị - rubella có liên quan với tăng nguy cơ mắc
GTCMD. Ở thời điểm 2 tháng sau tiêm vaccin thì tỉ số chênh (OR) là 1,3 ở nhóm
vaccin như cúm, bạch hầu - ho gà - uốn ván22.
Thông tin quan trọng về tiền sử của bệnh nhân phải bao gồm chảy máu sau phẫu
thuật trước đó, nhổ răng hoặc chấn thương, cơng thức máu trước đó, tiếp xúc với
thuốc và chất độc, đi du lịch nước ngoài gần đây, tiêm chủng, nhiễm trùng gần đây,
tai nạn kim tiêm và truyền máu trước đó. Tần suất và mức độ chảy máu (ví dụ, chảy
máu kinh nguyệt) là quan trọng. Giảm tiểu cầu di truyền nên được xem xét ở tất cả
bệnh nhân giảm tiểu cầu kéo dài không đáp ứng điều trị, tiền sử gia đình giảm tiểu
cầu hoặc rối loạn chảy máu, hoặc có đặc điểm khác khơng điển hình của GTCMD
(ví dụ, bất thường xương khớp, chậm phát triển, bệnh thận, bệnh lý thính giác hoặc

bệnh ác tính). Mệt mỏi có thể xuất hiện ở bệnh nhân GTCMD.
b). Khám lâm sàng
Khám lâm sàng bình thường ngồi các biểu hiện xuất huyết. Lách to và các triệu
chứng toàn thân như sốt, sụt cân, gan lách hạch to…có thể gợi ý những nguyên
nhân giảm tiểu cầu khác (HIV, bệnh gan mạn tính, lupus ban đỏ hệ thống, bệnh lý
tăng sinh dịng lympho… .
c). Cơng thức máu và hồng cầu lưới
Công thức máu trong giới hạn bình thường ngoại trừ giảm số lượng tiểu cầu đơn
độc. Có thể xuất hiện thiếu máu hồng cầu nhỏ do mất máu, phải phù hợp với số
lượng và thời gian xuất huyết, và có thể thấy tình trạng thiếu sắt. Giá trị hồng cầu
lưới được d ng để xác định nguyên nhân gây thiếu máu. Thiếu vitamin B12 và
folate mức độ nặng có thể gây giảm tiểu cầu.
d). Phết máu ngoại biên
Phết máu ngoại biên nên được thực hiện để loại trừ giảm tiểu cầu giả do ngưng
kết tiểu cầu phụ thuộc EDTA. Xét nghiệm phết máu ngoại biên có thể cho thấy
những bất thường khơng phù hợp với GTCMD (ví dụ, mảnh vỡ hồng cầu trong ban

.


.

8

xuất huyết giảm tiểu cầu huyết khối hoặc hội chứng urê huyết tán huyết, hoặc thể
vùi bạch cầu). Số lượng lớn tiểu cầu khổng lồ hoặc kích thước nhỏ có thể là dấu
hiệu của bệnh lý giảm tiểu cầu di truyền.
e). Xét nghiệm H. pylori
Xét nghiệm hơi thở urea hoặc kháng nguyên trong phân để phát hiện nhiễm H
pylori nên được cân nhắc ở bệnh nhân GTCMD người lớn điển hình, có triệu chứng

đường tiêu hố và nằm trong vùng có dịch tễ lưu hành cao. Phát hiện bằng xét
nghiệm huyết thanh có thể được sử dụng, tuy nhiên chúng có độ nhạy và độ đặc
hiệu thấp hơn so với những xét nghiệm khác, có thể gây dương tính giả sau khi điều
trị IVIg.
f). Xét nghiệm HIV, HCV, HBV
Xét nghiệm vi sinh nên được thực hiện tại thời điểm chẩn đoán, trước khi truyền
chế phẩm máu. Giảm tiểu cầu liên quan nhiễm HIV và HCV không phân biệt được
về mặt lâm sàng với GTCMD nguyên phát và có thể xảy ra nhiều năm trước khi
biểu hiện các triệu chứng khác. Xét nghiệm huyết thanh phát hiện nhiễm HIV, HCV
thường quy ở bệnh nhân người lớn nghi ngờ GTCMD, bất kể tỉ lệ hiện mắc tại địa
phương và yếu tố nguy cơ cá nhân. Kiểm soát những bệnh nhiễm trùng này có thể
giúp hồi phục hồn tồn về huyết học.
Theo báo cáo của tác giả Dal (2017), tỉ lệ H sAg dương tính trên bệnh nhân
GTCMD là 9,6% (nhiễm HBV khơng hoạt động: HBsAg dương, HBeAg âm, AntiHbe dương, H V DNA dưới ngưỡng, ALT < 40 U/L)23. Nhiễm HBV không hoạt
động làm tăng nguy cơ kháng corticosteroid24.

1.1.6. Biến chứng xuất huyết ở bệnh nhân GTCMD
Giảm tiểu cầu miễn dịch là một bệnh tự miễn dịch phổ biến, đặc trưng bởi số
lượng tiểu cầu thấp và nguy cơ xuất huyết. Sinh lý bệnh của GTCMD chưa rõ ràng,
một số cơ chế đã được đề xuất bao gồm tự kháng thể và tế bào T gây độc tiêu diệt
tiểu cầu và tế bào mẫu tiểu cầu. Khơng chỉ có nhiều cơ chế gây bệnh khác nhau, các
biểu hiện lâm sàng của GTCMD cũng rất thay đổi. Ngay cả ở cùng một số lượng

.


.

9


tiểu cầu, bệnh nhân có thể biểu hiện từ khơng xuất huyết đến xuất huyết nghiêm
trọng. Với sự không đồng nhất này, có vẻ như GTCMD khơng phải là một bệnh, mà
là một nhóm các rối loạn với các cơ chế bệnh sinh khác nhau. Ngồi ra, khơng có
xét nghiệm chẩn đốn xác định GTCMD vì chỉ có 40% - 60% bệnh nhân phát hiện
có tự kháng thể kháng tiểu cầu trên bề mặt tiểu cầu, do đó chẩn đốn phụ thuộc vào
loại trừ các nguyên nhân gây giảm tiểu cầu khác25. Kết quả là, những bệnh nhân
mắc các bệnh lý giảm tiểu cầu khác thường bị chẩn đoán sai thành GTCMD, điều
này khiến việc sử dụng các phương pháp điều trị theo kinh nghiệm kéo dài và thiếu
các mô hình phân tầng nguy cơ đáng tin cậy. Hiểu rõ hơn về sinh lý bệnh giúp cải
thiện độ chính xác của chẩn đoán và cho ph p các phương pháp điều trị được cá
nhân hóa hơn. Cho đến lúc đó, cần có một phương pháp quản lý xem x t nguy cơ
chảy máu của bệnh nhân GTCMD
1.1.6.1. Mối liên hệ giữa mức giảm tiểu cầu và xuất huyết
Tiểu cầu rất quan trọng để duy trì tính tồn vẹn của mạch máu. Chúng cung cấp
bề mặt cho các protein đông máu hoạt động và bám vào thành mạch tại các vị trí tổn
thương nội mơ. Dựa trên các nghiên cứu về đời sống của tiểu cầu được đánh dấu
phóng xạ ở người tình nguyện bình thường và bệnh nhân giảm tiểu cầu, người ta
ước tính rằng cần có khoảng 7 - 8 G/L tiểu cầu để duy trì quá trình chống đông ở
mạch máu. Ngưỡng tối thiểu này phù hợp với các nghiên cứu lâm sàng ở bệnh nhân
giảm tiểu cầu do hóa trị liệu, trong đó xuất huyết nặng có xu hướng chỉ xảy ra khi
số lượng tiểu cầu < 10 G/L. Xuất huyết đáng kể hiếm khi xảy ra với lượng tiểu cầu
> 30 G/L, và xuất huyết nặng chỉ xảy ra khi lượng tiểu cầu < 10 G/L26. Gần đây
hơn, một mối quan hệ tương tự đã được quan sát thấy ở trẻ em bị GTCMD mạn
tính. Ngưỡng số lượng tiểu cầu này đã được áp dụng rộng rãi, tuy nhiên có sự thay
đổi đáng kể về nguy cơ xuất huyết trên các bệnh nhân khác nhau. Một nghiên cứu
tiền cứu dài hạn cần thiết để thiết lập mối tương quan giữa số lượng tiểu cầu rất thấp
và tình trạng xuất huyết trong và giữa các bệnh nhân.
Nguy cơ xuất huyết cũng phụ thuộc vào tình trạng bệnh lý nền. Ví dụ, xuất huyết
nội sọ (ICH) phổ biến hơn ở những bệnh nhân bị giảm tiểu cầu do dị miễn dịch (ví


.


.

10

dụ, giảm tiểu cầu dị miễn dịch ở trẻ sơ sinh hơn là ở những bệnh nhân GTCMD
nguyên phát. Tốc độ giảm nhanh của số lượng tiểu cầu cũng rất quan trọng, điều
này có thể giải thích tại sao xuất huyết phổ biến hơn ở bệnh nhân giảm tiểu cầu do
thuốc hoặc giảm tiểu cầu theo chu kỳ27.
1.1.6.2. Tỉ lệ xuất huyết có ý nghĩa lâm sàng trong GTCMD
Xuất huyết dạng tiểu cầu trong GTCMD biểu hiện gồm vết bầm da tự phát hoặc
chấm xuất huyết “ban xuất huyết khô” ; ban xuất huyết ở niêm mạc, thường có thể
nhìn thấy trong miệng “ban xuất huyết ướt” ; và xuất huyết cơ quan từ bề mặt niêm
mạc gây xuất huyết âm đạo, đường tiêu hóa hoặc nội sọ. Cần có những ước tính
chính xác về tần suất xuất huyết nội sọ và xuất huyết có ý nghĩa lâm sàng để dự báo
cho các quyết định điều trị. Những ước tính này thu được từ các phân tích tổng hợp
của các nghiên cứu lâm sàng, bệnh nhân ngoại trú và cơ sở dữ liệu nhập viện.
Những dữ liệu này cho thấy tần suất xuất huyết nội sọ xấp xỉ 0,5% ở trẻ em và 1,5%
ở người lớn, và nguy cơ tăng lên theo tuổi. Các ước tính về xuất huyết có ý nghĩa
lâm sàng dao động từ % đến 20% ở trẻ em và khoảng 10% ở người lớn26. Tỉ lệ
xuất huyết có ý nghĩa lâm sàng được báo cáo có thể thấp hơn ở các cơ sở khám
ngoại trú và cơ sở dữ liệu nội viện do các định nghĩa nghiêm ngặt hơn, thường yêu
cầu nhập viện hoặc truyền máu. Sử dụng dữ liệu từ cơ sở dữ liệu của Bảo hiểm Y tế
Quốc gia Pháp, các nhà nghiên cứu báo cáo 0,4% bệnh nhân GTCMD có xuất huyết
nội sọ khi được chẩn đoán, và , % bệnh nhân xuất huyết tiêu hóa28.
1.1.6.3. Cơng cụ đánh giá xuất huyết ở bệnh nhân GTCMD
Thang điểm xuất huyết của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO: World Health
Organization được sử dụng rộng rãi, thường được áp dụng trong các thử nghiệm

lâm sàng gần đây, được thiết kế để phân loại xuất huyết ở bệnh nhân giảm tiểu cầu
do hóa trị. Tuy nhiên, nó có giới hạn về độ nhạy và độ chính xác khi nó đề cập đến
việc mơ tả chính xác kiểu hình chảy máu của bệnh nhân GTCMD. Nó có xu hướng
diễn giải chủ quan quá mức và sử dụng các danh mục rộng, chồng chéo của các
khoảng thời gian lâm sàng không bằng nhau. Tác động của xuất huyết tại một vị trí
đơn lẻ so với tác động tồn bộ cơ thể là không thể đo lường được với thang đo này.

.


.

11

Ba cuộc họp IWG khác về chủ đề này đã được triệu tập trong các cuộc họp EHA
2011 và 2012 tại ondon Vương quốc Anh) và Amsterdam (Hà Lan) và cuộc họp
ASH 2011 tại San Diego (California)29.
IWG kết luận rằng một công cụ đánh giá chảy máu duy nhất nên được thiết lập
để sử dụng cho cả trẻ em và người lớn mắc GTCMD. Nó phải dễ dàng thích ứng
với các giai đoạn khác nhau của bệnh và có thể sử dụng trong các thử nghiệm lâm
sàng. Thang điểm ITP-BAT phải có cấu trúc tương thích với các khía cạnh lâm sàng
của bệnh về mặt nội dung và tính hợp lệ, tránh các định nghĩa và thuật ngữ mơ hồ,
đồng thời có thể sử dụng được trong cả bối cảnh lâm sàng và nghiên cứu. Ngoài ra,
việc phân loại mức độ nghiêm trọng của mỗi biểu hiện chảy máu nên bao gồm một
số điểm, do đó khả năng tái tạo giữa các điều tra viên sẽ được nâng cao. ITP-BAT
nên hữu ích để xác định các trường hợp chảy máu và xác định mối tương quan với
các biện pháp cải thiện chất lượng cuộc sống, các yếu tố quyết định chảy máu khác,
yếu tố nguy cơ và số lượng tiểu cầu, giữa các bệnh nhân khác nhau hoặc cho cùng
một bệnh nhân trong quá trình của bệnh và các phương pháp điều trị khác nhau.
Bảng phân độ xuất huyết ITP-BAT xem chi tiết tại phụ lục 3.

Với mục đích phân loại và so sánh tiềm năng, tất cả các trường hợp chảy máu ít
nhất là mức độ

đối với các vùng niêm mạc và cơ quan không phân biệt cấp độ

trong v ng da thường có thể được coi là tương ứng với chảy máu trước đây được
phân loại là cấp độ



trong thang điểm của WHO. Khơng có kết hợp SMOG cụ

thể nào khác được liên kết với các thuật ngữ mô tả như GTCMD “nhẹ” hoặc “vừa
phải”29.

1.1.7. Điều trị
1.1.7.1. Khu ến cáo điều trị bƣớc đầu cho bệnh nh n mới chẩn đoán
Corticosteroid là điều trị bước đầu tiêu chuẩn cho bệnh nhân GTCMD người lớn
cần điều trị và không có chống chỉ định. Prednisone hoặc Methylprednisolone liều 1
mg kg tối đa


mg/ngày, cho cả những N cân nặng > 80 kg trong

tuần hoặc Dexamethasone 40 mg ngày trong

.

tuần, tối đa


ngày và lặp lại tối đa

chu kì.


.

12

Nếu đạt được đáp ứng, prednisone nên được giảm liều, mục tiêu là ngưng thuốc
trước

tuần tối đa

tuần , thậm chí kể cả tiểu cầu có giảm khi giảm liều11.

Nếu khơng đạt được đáp ứng trong
trong

tuần, prednisone nên được giảm liều nhanh

tuần rồi ngưng. Tránh điều trị k o dài với corticoid, mặc d một vài trường

hợp có thể thấy lợi ích khi duy trì corticoid liều thấp ví dụ

mg ngày . Trường

hợp này cần đánh giá dựa trên từng cá thể, tiền căn điều trị và nhiều vấn đề đi k m .
Sử dụng kết hợp IVIG (1 g/kg trong một hoặc hai ngày hoặc 0,4 g kg ngày trong
ngày hoặc anti D




g kg

lần cho những N đang chảy máu, nguy cơ

chảy máu cao cần phẫu thuật hoặc những N khơng đáp ứng với prednisone.
Những

N có chống chỉ định với corticoid liều cao như là đái tháo đường phụ

thuộc insulin, đái tháo đường khơng kiểm sốt, rối loạn tâm thần, nhiễm tr ng đang
hoạt động có thể xem x t điều trị với IVIG hay anti D như điều trị bước đầu.
Đồng vận thụ thể TPO và Rituximab không được xem x t như điều trị bước đầu.
1.1.7.2. Mục tiêu điều trị
Mục tiêu điều trị dựa trên từng cá thể và từng giai đoạn bệnh.
-

Điều trị để ngăn chặn các đợt chảy máu nặng.

-

Điều trị nên duy trì tiểu cầu mục tiêu > 20 –

G

ít nhất cho N có triệu

chứng xuất huyết.

-

Nên hạn chế tối thiểu độc tính của các thuốc điều trị.

-

Cải thiện chất lượng cuộc sống của bệnh nhân là một mục tiêu quan trọng
của điều trị.

1.2. Tổng quan về tiểu cầu chƣa trƣởng thành và chỉ số IPF (immature
platelet fraction)
1.2.1. Tổng quan về tiểu cầu chưa trưởng thành
Các tiểu cầu mới được phóng thích từ tuỷ xương thì lớn hơn và phản ứng mạnh
hơn so với tiểu cầu trưởng thành và chứa một lượng lớn RNA. Do sự tương đồng

.


.

13

của chúng với hồng cầu lưới, chúng được gọi là các tiểu cầu lưới (Reticulated
platelet) hoặc tiểu cầu chưa trưởng thành (Immature platelet) 30. Từ lâu, người ta tin
rằng RNA này là tàn tích cịn sót lại của RNA mẫu tiểu cầu, nhưng các nghiên cứu
gần đây hơn chỉ ra rằng tiểu cầu có thể sử dụng RNA này để tổng hợp một số
protein chức năng
bình gấp

31


. Số lượng tiểu cầu chưa trưởng thành trong tuỷ xương, trung

đến 3 lần trong máu ngoại vi, có tương quan với số lượng mẫu tiểu cầu.

Ở điều kiện bình thường, trong khi các tiểu cầu “trưởng thành” có thể tồn tại trong
tuần hồn khoảng 7 – 10 ngày, thì các tiểu cầu chưa trưởng thành dường như vẫn
tồn tại trong máu từ 24 đến 36 giờ, trong thời gian đó diễn ra quá trình thối giáng
RNA và giảm thể tích. Hơn nữa, vì số lượng tiểu cầu chưa trưởng thành có liên
quan đến quá trình sinh tiểu cầu, tăng khi sản xuất tăng và giảm khi sản xuất giảm,
chúng có thể hoạt động như một chỉ dấu phản ánh thực sự của quá trình tạo mẫu
tiểu cầu.
Mơ tả đầu tiên về tiểu cầu chưa trưởng thành bắt nguồn từ cơng trình nghiên cứu
của Ingram và Coopersmith30 trên mơ hình động vật mà họ quan sát thấy, sau khi bị
mất máu cấp tính, có sự hiện diện của dạng “lưới” bên trong tiểu cầu phát hiện khi
nhuộm bằng xanh methylene mới. Với việc sử dụng máy đo tế bào dòng chảy và
thuốc nhuộm huỳnh quang liên kết với RNA, có thể đếm tiểu cầu chưa trưởng thành
với độ chính xác vừa đủ trên các mẫu máu ở những đối tượng khỏe mạnh. Tuy
nhiên, do sự khác biệt về phương pháp và sử dụng các loại thuốc nhuộm khác nhau,
khoảng giá trị tham chiếu do các tác giả khác nhau thay đổi rất khác nhau, dao động
từ % đến 17% tổng SLTC. Phạm vi giá trị rộng này có thể được giải thích là do
thiếu tiêu chuẩn chuẩn hóa phương pháp, đặc biệt là các nguồn thương mại và nồng
độ khác nhau của thuốc nhuộm, sự hấp thu không đặc hiệu của thuốc nhuộm RNA
bởi các hạt có trong tế bào chất của tiểu cầu, thời gian và nhiệt độ ủ, và phân tích dữ
liệu. Đã có nhiều nỗ lực để chuẩn hóa phương pháp đo và phát triển phương pháp
tham chiếu32; tuy nhiên, phương pháp này dựa trên việc sử dụng phương pháp đo
dòng chảy tế bào đa năng thì tốn k m, địi hỏi các kỹ năng cụ thể và không thể được
sử dụng trên cơ sở 24 giờ. Một giải pháp thay thế được thực hiện bằng các máy
phân tích huyết học hoàn toàn tự động, sử dụng thuốc nhuộm phù hợp với liên kết


.


.

14

RNA, cho ph p định lượng tiểu cầu chưa trưởng thành. Với các máy phân tích này,
tiểu cầu chưa trưởng thành có thể được đo lường một cách đơn giản và đáng tin cậy,
làm cho thơng số này có sẵn cho phịng xét nghiệm lâm sàng trong thực tế.
Tính hữu ích của các thơng số này trong việc dự đốn khả năng phục hồi tiểu cầu
sau khi hóa trị hoặc cấy ghép tế bào gốc và như một biện pháp hỗ trợ quyết định
cho việc truyền tiểu cầu vẫn chưa được xác nhận một cách rõ ràng33. Những phát
hiện gần đây cho thấy mối liên hệ giữa tiểu cầu chưa trưởng thành với nguy cơ bất
lợi ở bệnh nhân bệnh mạch vành và đột quỵ cũng như khả năng đề kháng lại liệu
pháp kháng tiểu cầu 34,35. Hơn nữa, một vai trị của tiểu cầu chưa trưởng thành để dự
đốn nhiễm trùng huyết và nguy cơ tử vong đã được xác định 36. Tuy nhiên, cần xác
nhận trong các thử nghiệm tiền cứu lớn hơn để thiết lập lợi ích lâm sàng của tiểu
cầu chưa trưởng thành trong những bệnh lý này.

1.2.2. Tổng quan về chỉ số IPF (immature platelet fraction)
1.2.2.1. Nguyên lý hoạt động
Vào năm

Ingram và Coopersmith đã phát hiện ra trong một mơ hình thí

nghiệm ở chó, rằng các tiểu cầu mới được giải phóng sau khi mất máu cấp tính có
chứa chuỗi RNA cịn lại dạng cuộn xoắn, thơ; có thể bắt màu khi được nhuộm bằng
xanh methylen và được đếm dưới kính hiển vi


30

. Kienast và Schmitz là những

người đầu tiên giới thiệu phương pháp phân tích tế bào dịng chảy của các tiểu cầu
dạng chưa trưởng thành dựa trên phương pháp nhuộm màu da cam thiazole 37. Tuy
nhiên, việc xác định tế bào dòng chảy của tiểu cầu chưa trưởng thành bằng các quy
trình nghiên cứu tốn nhiều thời gian và địi hỏi chun mơn đáng kể.
Phương pháp hoàn toàn tự động đầu tiên để đo tiểu cầu chưa trưởng thành dựa
trên phân tích tế bào dịng chảy được thiết lập với máy phân tích hồng cầu lưới Rđược trang bị phần mềm đặc biệt sử dụng auramine O làm thuốc nhuộm
huỳnh quang và tia laze argon 488 nm. Những nghiên cứu ban đầu này đã công
nhận mối tương quan thuận chặt chẽ giữa tỉ lệ phần trăm tiểu cầu chưa trưởng thành
và phân số tiểu cầu kích thước lớn cũng như đối với tiểu cầu lớn và MPV. Sau đó,

.


×