Tải bản đầy đủ (.pdf) (61 trang)

Nhân giống hoa lồng đèn búp bê (fuchsia x hybrida) bằng kỹ thuật in vitro khóa luận tốt nghiệp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.6 MB, 61 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÌNH DƯƠNG
KHOA CÔNG NGHỆ SINH HỌC

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN CNSH

TÊN ĐỀ TÀI:

NHÂN GIỐNG HOA LỒNG ĐÈN BÚP BÊ
(FUCHSIA X HYBRIDA) BẰNG KỸ THUẬT
IN VITRO
GVHD: Th.S LUYỆN THỊ MINH HIẾU
SVTH: LƯU THỊ THÚY NGA
MSSV: 18070025
LỚP: 21SH01

BÌNH DƯƠNG - 2022


TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÌNH DƯƠNG
KHOA CƠNG NGHỆ SINH HỌC

SVTH: LƯU THỊ THUÝ NGA

NHÂN GIỐNG HOA LỒNG ĐÈN BÚP BÊ
(FUCHSIA X HYBRIDA) BẰNG KỸ THUẬT
IN VITRO

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN CNSH

GVHD: ThS.LUYỆN THỊ MINH HIẾU



BÌNH DƯƠNG - 2022

1


LỜI CÁM ƠN

Để hồn thành khóa luận tốt nghiệp này tơi đã nhận được sự giúp đỡ rất nhiệt
tình của Trường Đại học Bình Dương, phịng ni cấy mơ khoa Công nghệ Sinh học,
quý thầy cô, cán bộ và giáo viên hướng dẫn.
Trước tiên, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Ban giám hiệu Trường Đại
học Bình Dương, quý thầy cô trong Bộ môn Công nghệ Sinh học đã tận tình giảng
dạy và cung cấp những kiến thức cần thiết, bổ ích để tơi có thể hồn thành tốt q
trình học tập và thực tập của mình.
Tơi xin gửi lời cám ơn chân thành đến tập thể cán bộ, nhân viên, kỹ thuật viên
của Phịng ni cấy mơ khoa Cơng nghệ Sinh học đã nhiệt tình hỗ trợ, giúp đỡ tơi
trong thời gian thực tập tại phịng ban.
Tơi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến ThS. Luyện Thị Minh Hiếu đã trực tiếp
hướng dẫn, truyền đạt nhiều kiến thức, kinh nghiệm trong suốt q trình thực hiện
khóa luận tốt nghiệp này.
Cuối cùng, tôi xin gửi lời cám ơn chân thành đến tất cả người thân, bạn bè,
thầy cô chủ nhiệm những người luôn bên cạnh động viên, tạo mọi điều kiện cho tơi
hồn thành q trình học tập.
Xin chân thành cảm ơn!
Sinh viên thực hiện
Lưu Thị Thúy Nga

i



TÓM TẮT

Hoa Lồng đèn là một loại hoa khá là mới với những cánh hoa cánh đơn hoặc
hoa cánh kép. Điểm nổi bật của những bông hoa này là chúng rũ xuống từ cành, treo
lủng lẳng thành từng chùm giống như những chiếc lồng đèn [4]. Hoa lồng đèn thường
được nhân giống theo phương pháp truyền thống (gieo hạt hoặc giâm cành) nên số
lượng cây nhân ra rất ít chưa đủ để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng, cũng vì thế
giá thành của cây khá cao. Vì thế chúng tơi tiến hành nhân giống vơ tính hoa lồng
đèn để tìm ra quy trình sản xuất nhằm đảm bảo số lượng và chất lượng cây cho thị
trường.
Thí nghiệm xác định hiệu quả khử trùng đối với hoa lồng đèn búp bê. Với hóa
chất sử dụng là viên Presept (hố chất khử trùng tổng hợp dạng viên) với nghiệm thức
là nồng độ 6 viên presept tương đương 15g presept với 2,5g/viên. Thành phần trong
1 viên gồm có: Natri Dichloroisocyanutrale khan 50%, Adipic Acid 22,5%, các thành
phần khác 27,5%. Khử trùng trong thời gian 17 phút trên đối tượng là đoạn thân cây
hoa lồng đèn có mang chồi ngủ. Kết quả ở nồng độ presept như trên trong thời gian
17 phút cho hiệu quả khử trùng tốt đạt 52,2%.
Thí nghiệm khảo sát các môi trường nhân nhanh với ba công thức khác nhau để
tìm ra mơi trường phù hợp nhất. Thí nghiệm gồm 3 nghiệm thức là 3 loại mơi trường
có thành phần cơ bản là mơi trường MS có bổ sung chất điều hịa sinh trưởng BAP
(0,3mg/l), mơi trường MS bổ sung chất điều hòa sinh trưởng BAP 1mg/l kết hợp với
α - NAA 0,1mg/l và môi trường MS bổ sung 5% nước dừa. Kết quả môi trường MS
cơ bản có chiều cao tốt nhất và mơi trường MS có bổ sung BAP 1mg/l và α - NAA
0,1mg/l có hiệu quả tốt nhất trong việc tạo chồi và tạo cụm chồi. Tuy nhiên kết quả
này chỉ được khảo sát trên mẫu cấy là đỉnh sinh trưởng nên khi thực hiện trên phần
thân mang chồi ngủ của cây có thể cho ra kết quả khác.

ii



Thí nghiệm đánh giá hiệu quả nhân nhanh của đoạn thân mang chồi ngủ của cây
hoa Lồng đèn. Với thí nghiệm này có 1 nghiệm thức với mơi trường được sử dụng là
MS có bổ sung nước dừa và BAP với hàm lượng thấp khoảng 0,3mg/l và vật liệu
được sử dụng là đoạn thân mang chồi ngủ. Sau 30 ngày kết quả đạt được là trung bình
đạt 9,17 chồi /mẫu và chiều cao trung bình đạt được là 2,3cm/mẫu. Chiều cao và số
chồi đem lại hiệu quả cao cho quá trình nhân nhanh bằng đoạn thân.
Thí nghiệm khảo sát ảnh hưởng của một số loại môi trường (chứa auxin và nước
dừa) đến quá trình phát sinh, phát triển rễ của chồi in-vitro hoa lồng đèn búp bê. Với
thí nghiệm này cũng có 3 nghiệm thức với các mơi trường được sử dụng là MS bổ
sung α - NAA (0,1mg/l), môi trường MS bố sung nước dừa và môi trường MS bổ
sung IBA (0,1mg/l). Sau 25 ngày kết quả đạt được là mơi trường MS có bổ sung α NAA 0,1mg/l cho kết quả ra rễ tốt nhất.

iii


SUMMARY

Fuchsia x hybrida is a fairly new flower with single or double petals. The
highlight of these flowers is that they hang down from the branches, dangling in
bunches like lanterns. Lantern flowers are often propagated by traditional methods
(sowing seeds or cuttings), so the number of plants that multiply is very small, not
enough to meet the needs of consumers, so the price of the tree is quite high.
Therefore, we carry out clonal propagation of lantern flowers to find out the
production process to ensure the quantity and quality of plants for the market.
The experiment to determine the sterilization effect on doll lantern flowers. The
chemical used is Presept tablets (synthetic disinfectant tablets) with a concentration
of 6 presept tablets equivalent to 15g presept with 2.5g/tablet. Ingredients in 1 tablet
include: Sodium Dichloroisocyanutrale anhydrous 50%, Adipic Acid 22.5%, other
ingredients 27.5%. Sterilize for 17 minutes on the subject of the lantern flower stem

with sleeping buds. The results at the above presept concentration in 17 minutes gave
a good sterilization effect of 52.2%.
The experiment explores rapid multiplication media with three different
formulas to find the most suitable medium. The experiment consisted of 3 treatments,
which were 3 types of medium with the basic composition of MS medium
supplemented with growth regulator BAP (0.3mg/l), MS medium supplemented with
growth regulator BAP 1mg/l combined. with α – NAA 0,1mg/l and MS medium
supplemented with 5% coconut water. The results showed that MS medium had the
best height and MS medium supplemented with BAP 1mg/l and α - NAA 0.1mg/l had
the best effect on shoot formation and shoot clustering. However, this result was only
investigated on explants that are apical growth, so when performed on the stem
bearing dormant buds of the plant, it may give different results.

iv


Experiment to evaluate the rapid multiplication effect of the stem bearing the
dormant buds of the Fuchsia x hybrida. For this experiment, there was 1 treatment
with the medium used as MS supplemented with coconut water and BAP at a low
concentration of about 0.3mg/l and the material used was stem segments bearing
dormant buds. After 30 days, the average result was 9.17 shoots/sample and the
average height was 2.3cm/acre. The height and number of shoots are highly effective
for rapid multiplication by stem segment.
The experiment investigated the effects of some types of media (containing
auxin and coconut water) on the growth and root development of in-vitro buds of
the Fuchsia x hybrida. For this experiment, there were also 3 treatments with the
media used: MS supplemented with α - NAA (0.1mg/l), MS medium supplemented
with coconut water and MS medium supplemented with IBA (0.1mg/l) l). After 25
days, the results were obtained that MS medium supplemented with α-NAA 0.1mg/l
gave the best rooting results.


v


MỤC LỤC

LỜI CÁM ƠN ............................................................................................................. i
TÓM TẮT .................................................................................................................. ii
SUMMARY .............................................................................................................. iv
MỤC LỤC ................................................................................................................. vi
MỤC LỤC HÌNH ...................................................................................................... ix
MỤC LỤC BẢNG ......................................................................................................x
Chương 1. MỞ ĐẦU .................................................................................................1
1.1. Đặt vấn đề ........................................................................................................ 1
1.2. Yêu cầu của đề tài ............................................................................................ 2
1.3. Nội dung thực hiện ........................................................................................... 3
1.4. Mục tiêu đạt được ............................................................................................ 3
Chương 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ......................................................................4
2.1. Giới thiệu về hoa Lồng Đèn ............................................................................. 4
2.1.1. Phân loại ....................................................................................................4
2.1.2. Nguồn gốc phân bố ...................................................................................4
2.1.3. Đặc tính thực vật học của hoa Lồng Đèn ..................................................4
2.1.4. Đặc điểm chung của cây họ Anh thảo chiều (Onagraceae) ......................5
2.1.5. Tình hình nghiên cứu về cây hoa lồng đèn trên thế giới và trong nước ...6
2.1.6. Tình hình sản xuất, kinh doanh hoa kiểng của một số nước trên thế giới
và khu vực Đơng Nam Á ....................................................................................8
2.1.7. Tình hình phát triển hoa kiểng ở Việt Nam ..............................................8
2.1.8. Tình hình phát triển hoa kiểng ở tỉnh Bình Dương ...................................9
2.2. Khái quát về nuôi cấy mô tế bào thực vật ...................................................... 10
2.2.1. Quy trình ni cấy mơ thực vật...............................................................11

...........................................................................................................................11

vi


2.2.2. Cơ sở tế bào học của nuôi cấy mô ..........................................................13
Chương 3. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................14
3.1. Đối tượng và vật liệu nghiên cứu ................................................................... 14
3.1.1. Đối tượng nghiên cứu .............................................................................14
3.1.2. Thiết bị và dụng cụ nghiên cứu ...............................................................14
3.1.3. Phạm vi nghiên cứu .................................................................................14
3.1.4. Thời gian, địa điểm tiến hành nghiên cứu...............................................14
3.1.5. Môi trường nuôi cấy................................................................................15
3.1.6. Điều kiện ni cấy ..................................................................................15
3.2. Phương pháp thí nghiệm ............................................................................15
3.4. Các thí nghiệm ............................................................................................... 15
3.4.1. Thí nghiệm 1: Xác định hiệu quả của phương pháp khử trùng bằng
Presept trên mẫu đoạn thân mang mắt ngủ hoa Lồng đèn búp bê ....................15
3.4.2. Thí nghiệm 2: Nghiên cứu ảnh hưởng của các nồng độ BAP và nước dừa
đến sự sinh trưởng và phát triển của chồi in-vitro cây Hoa Lồng đèn búp bê ...... 19
3.4.3. Thí nghiệm 3: Đánh giá hiệu quả nhân nhanh của đoạn thân mang chồi
ngủ của hoa Lồng đèn. ......................................................................................20
3.4.4. Thí nghiệm 4: Nghiên cứu ảnh hưởng của một số hợp chất Auxin, nước
dừa đến khả năng tạo rễ của chồi Lồng đèn in-vitro. ........................................20
Chương 4. KẾT QUẢ VÀ BIỆN LUẬN ...............................................................22
4.1. Thí nghiệm 1: Hiệu quả của phương pháp khử trùng bằng viên Presept trên
mẫu đoạn thân mang mắt ngủ ............................................................................... 22
4.2. Thí nghiệm 2: Ảnh hưởng của các nồng độ BAP, nước dừa đến sự sinh
trưởng và phát triển của chồi in-vitro cây Hoa Lồng đèn ..................................... 24
4.3. Thí nghiệm 3: Hiệu quả nhân nhanh của đoạn thân mang chồi ngủ của hoa

Lồng đèn ................................................................................................................ 32
4.4. Thí nghiêm 4: Ảnh hưởng của một số hợp chất Auxin, nước dừa đến khả
năng tạo rễ của chồi Lồng đèn in-vitro ................................................................. 33

vii


Chương 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ..................................................................37
5.1. Kết luận .......................................................................................................... 37
5.2. Đề nghị ........................................................................................................... 38
QUY TRÌNH NI CẤY MƠ BƯỚC ĐẦU CHO HOA LỒNG ĐÈN BÚP BÊ ...39
TÀI LIỆU THAM KHẢO .........................................................................................40
PHỤ LỤC

viii


MỤC LỤC HÌNH

Hình 2.1: Hoa Lồng đèn (Fuchsia) ............................................................................4
Hình 4.1: Biểu đồ thể hiện tỷ lệ mẫu sach, tái sinh trên mơi trường MS.................23
Hình 4.2: Đoạn thân Lồng đèn tái sinh trên mơi trường MS ...................................24
Hình 4.3: Sự tương đồng chiều cao chồi giữa các nghiệm thức sau 10 ngày ..........26
Hình 4.4: Biểu đồ thể hiện số lá và số chồi trung bình sau 10 ngày ni cấy hoa
Lồng đèn trên các nghiệm thức nhân nhanh .............................................................26
Hình 4.5: Biểu đồ số liệu trung bình của hoa Lồng Đèn sau khi cấy chuyền 30 ngày
...................................................................................................................................27
Hình 4.6: Biểu đồ thể hiện sự thay đổi chiều cao của chồi hoa Lồng đèn sau 30
ngày ni cấy invitro .................................................................................................28
Hình 4.7: Chiều cao mẫu Lồng đèn trên mơi trường có bổ sung chất điều hồ sinh

trưởng sau 30 ngày ....................................................................................................29
Hình 4.8: Biểu đồ thể hiện sự thay đổi về số lượng chồi giữa các nghiệm thức sau
30 ngày ni cấy .......................................................................................................30
Hình 4.9: Chồi phát triển sau 30 ngày cấy chuyền trên hai môi trường tạo ra được
chồi ............................................................................................................................31
Hình 4.10: Biều đổ thể hiện ảnh hưởng của Auxin, nước dừa đến tỷ lệ ra rễ của hoa
Lồng đèn ....................................................................................................................34
Hình 4.11: Sự tăng trưởng của rễ giữa các nghiệm thức sau 25 ngày nuôi cấy.......36

ix


MỤC LỤC BẢNG

Bảng 3.1: Nồng độ presept sử dụng khử trùng trên hoa Lồng đèn ..........................16
Bảng 3.2: Thành phần môi trường của các nghiệm thức nhân nhanh chồi in-vitro
hoa Lồng đèn búp bê .................................................................................................19
Bảng 3.3: Thành phần môi trường nhân nhanh chồi bằng đoạn thân mang mắt ngủ
...................................................................................................................................20
Bảng 3.4: Thành phần các môi trường nghiên cứu khả năng tạo rễ của hoa Lồng
đèn búp bê .................................................................................................................21
Bảng 4.1: Tỷ lệ mẫu sống vô trùng sau 2 tuần nuôi cấy đoạn thân hoa Lồng đèn trên
môi trường MS ..........................................................................................................23
Bảng 4.2: Bảng so sánh chiều cao trung bình giữa các nghiệm thức nhân nhanh sau
10 ngày cấy chuyền. ..................................................................................................25
Bảng 4.3: Bảng so sánh số lá trung bình giữa các nghiệm thức sau 30 ngày ..........29
Bảng 4.4: Bảng thể hiện số chồi trung bình của cây Lồng đèn sau 30 ngày nuôi cấy
...................................................................................................................................30
Bảng 4.5: Bảng thể hiện hiệu quả nhân nhanh của đoạn thân mang chồi ngủ của hoa
Lồng đèn ....................................................................................................................33

Bảng 4.6: Bảng thể hiện số lượng rễ và chiều dài rễ trung bình của các nghiệm thức
sau 25 ngày cấy chuyền.............................................................................................35

x


Chương 1
MỞ ĐẦU

1.1. Đặt vấn đề
Hiện nay, khi kinh tế xã hội ngày càng phát triển, cuộc sống của mỗi người dân
cũng ngày càng nâng cao thì con người khơng chỉ địi hỏi ăn ngon, mặc đẹp mà cịn
có nhu cầu thưởng thức, hưởng thụ. Trồng cây kiểng nói chung và hoa kiểng nói riêng
là một nhu cầu khơng thể thiếu, hoa kiểng trang trí nhà cửa, tạo cảnh đẹp, góp phần
làm nâng cao chất lượng cuộc sống.
Hoa kiểng khơng những là một nhu cầu tinh thần của người dân, mà cịn là một
ngành kinh tế nơng nghiệp sinh thái đơ thị mang lại lợi nhuận cao góp phần vào việc
tăng trưởng kinh tế. Nó đã trở thành hàng hóa mang lại thu nhập cao, tạo công ăn việc
làm cho hàng ngàn lao động. Sản xuất hoa kiểng mang đặc điểm thâm canh với cường
độ cao trên cùng diện tích đất, cho phép sử dụng hiệu quả đất đai, thu hút nhiều nguồn
vốn đa dạng trong nhân dân. Đặc biệt nhu cầu tiêu thụ hoa kiểng các loại từ các nhà
hàng, khách sạn, cơ quan cơng sở, các cơng trình xây dựng mới cũng góp phần thúc
đẩy mạnh phát triển ngành hoa kiểng.
Hoa kiểng rất phong phú về màu sắc và chủng loại, nó bao gồm những loại hoa
có bơng đẹp, nhiều màu sắc, nhiều kiểu dáng, hình dạng khác nhau và có tuổi thọ cao.
Ưu điểm của hoa kiểng là vừa khơng q to, khơng chiếm nhiều diện tích, khơng địi
hỏi khắt khe các điều kiện mơi trường cũng như kỹ thuật chăm sóc mà vẫn có thể tốt
lên được vẻ đẹp và sự sang trọng.
Hoa kiểng Lồng đèn búp bê (Fuchsia x hybrida) gần đây mới du nhập vào nước
ta và thường có ba màu chính là màu hồng, màu tím nhạt và màu tím đậm [5].

Hiện nay ở các nhà vườn thường nhân giống cây hoa lồng đèn búp bê theo

1


phương pháp truyền thống bằng 2 cách chính là gieo hạt và giâm cành. Với phương
pháp gieo hạt thì trở ngại chính là giá thành hạt giống cao, tỷ lệ nảy mầm thấp. Khi
kích thích các chồi bên phát triển từ đó ngắt ngọn, giâm và chăm sóc thành cây mới
thì địi hỏi kỹ thuật cao, cây khó ra rễ nên số lượng cây nhân ra rất ít chưa đủ để đáp
ứng nhu cầu của người tiêu dùng ngày càng tăng, cũng vì thế giá thành của cây khá
cao. Thị trường đang đòi hỏi một phương pháp nhân giống mới, có thể cung ứng hàng
vạn cây con chất lượng cho các nhà vườn trồng hoa chậu trên cả nước mà giá thành
cây giống phải giảm. Hiện nay, tại Việt nam chúng tôi chưa thấy công bố các nghiên
cứu nuôi cấy mơ hoa Lồng. Do đó, để bước đầu xây dựng và hồn thiện quy trình
ni cấy in-vitro cho hoa Lồng đèn búp bê cần tạo ra nguồn vật liệu nuôi cấy và thử
nghiệm một số loại môi trường nhân nhanh, ra rễ cho hoa lồi hoa này. Một quy trình
ni cấy mơ hồn chỉnh cho hoa Lồng đèn búp bê là cơ sở vững chắc đáp ứng nhu
cầu về cây giống của thị trường trong nước hiện nay và tiến tới sản xuất giống và sản
xuất hoa chậu trên quy mô công nghiệp.
Xuất phát từ thực tế trên tôi tiến hành thực hiện đề tài “Nhân giống cây hoa Lồng
Đèn (Fuchsia x hybrida) bằng kỹ thuật in-vitro” nhằm tạo nguồn vật liệu ni cấy,
tìm ra được mơi trường nhân nhanh, ra rễ tốt nhất trong phạm vi nghiên cứu. Những
thông tin thu nhận được sẽ là cơ sở để hoàn thiện quy trình ni cấy mơ lồi hoa này,
tiến đến sản xuất cây giống trên quy mô công nghiệp, đáp ứng hàng vạn cây giống
cho thị trường mỗi năm.
1.2. Yêu cầu của đề tài
Xác định được hiệu quả của phương pháp khử trùng nhằm tạo nguồn mẫu vô
trùng ban đầu và ảnh hưởng của các chất đều hòa sinh trưởng thực vật lên quá trình
phát sinh hình thái trong quy trình nhân giống cây hoa Lồng Đèn búp bê bằng kỹ
thuật ni cấy mơ tế bào, bước đầu tìm ra phương pháp nhân nhanh hiệu quả để làm

cơ sở cho việc hình thành quy trình nhân giống in vitro cây hoa Lồng Đèn búp bê,
góp phần giải quyết những khó khăn của thực tiễn sản xuất giống.

2


1.3. Nội dung thực hiện
Xác định hiệu quả của phương pháp khử trùng bằng Presept trên mẫu cấy
Nghiên cứu ảnh hưởng của BAP, nước dừa đến sự sinh trưởng và phát triển của
chồi invitro cây Hoa Lồng đèn.
Đánh giá hiệu quả nhân nhanh của môi trường (MS + 0,3mg/l BAP + 5% nước
dừa) khi nuôi cấy đoạn thân mang chồi ngủ của hoa Lồng đèn
Nghiên cứu ảnh hưởng của một số hợp chất Auxin, nước dừa đến khả năng tạo
rễ của chồi Lồng đèn invitro.
1.4. Mục tiêu đạt được
Xác định được hiệu quả của phương pháp khử trùng, tạo được nguồn vật liệu
ni cấy ban đầu
Tìm ra được mơi trường nhân nhanh, tạo chồi hiệu quả nhất trong phạm vi
nghiên cứu
Xác định được hiệu quả nhân nhanh của đoạn thân mang chồi ngủ của cây cây
trên môi trường MS bổ sung đồng thời 0,3mg/l BAP và 5% nước dừa
Xác định được môi trường ra rễ đạt hiệu quả tốt nhất trong phạm vi nghiên cứu.

3


Chương 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.1. Giới thiệu về hoa Lồng Đèn

2.1.1. Phân loại
Tên khoa học: Fuchsia
Họ: Onagraceae (Anh thảo chiều).
Bộ: Myrtales (Đào kim nương).
Giới (regnum): Plantae
Chi (genus): Fuchsia; L.
Loài thực vật: Cây bụi

Hình 2.1: Hoa Lồng đèn (Fuchsia)

2.1.2. Nguồn gốc phân bố
Hoa lồng đèn được phát hiện ở Trung và Nam Mỹ là giống hoa lồng đèn hoang
dã, loài cây này mọc nhiều ở nơi có nhiệt đọ mát mẻ và khơng khí ẩm cụ thể là ở
Andes lồi cây lồng đèn rất phổ biến, mốt số ít thì được tìm kiếm và có nguồm gốc
từ Tahiti và Tân Tây Lan. Tên tiếng anh của loài hoa này người ta thường gọi là
Fuchsia là cái tên được đặt theo tên một nhà thực vật học ở thế kỉ 16 - Leonard
Fuchs.Fuchsia, ông là một người đến từ nước Đức. Và Leonard Fuchs.Fuchsia là một
chi có khoảng 100 lồi hoa, thuộc họ Anh thảo chiều [4].
Tại Việt Nam, hoa Lồng đèn búp bê được trồng nhiều chủ yếu ở Sapa và Đà
Lạt, bởi nơi đây có khí hậu rất thích hợp cho sự sinh trưởng và phát triển của hoa
Lồng Đèn búp bê.
2.1.3. Đặc tính thực vật học của hoa Lồng Đèn

4


Cây hoa lồng đèn búp bê là loài cây khá dễ trồng, có khả năng sinh trưởng
phát triển mạnh, ít sâu bệnh, hoa rực rỡ nên rất được ưa chuộng. Nhưng phải đảm bảo
điều kiện về khí hậu thì cây mới có thể sinh trưởng và phát triển một cách tồn diện.
Hoa Lồng đèn búp bê có những đặc điểm thực vật dưới đây [5]:

Cây hoa lồng đèn thuộc loại cây thân thảo dạng bụi nhỏ, thấp, sống lâu năm.
Hệ rễ: Là loại rễ chùm, ăn nơng, có xu hướng lan ngang, nhiều nhánh nhỏ. Rễ sinh
trưởng mạnh có thể ăn sâu đến 1 m. Chúng phát triển mạnh trong mơi trường đất ẩm.
Hệ thân: Cây có chiều cao từ 30 – 100 cm. Khi cịn non, thân của lồi hoa này có
màu xanh sau dần chuyển sang màu tím, đỏ. Thân cây giòn, dễ gẫy, nhiều cành nhánh.
Hệ lá: Có kích thước tương đối nhỏ, có chiều rộng từ 1 – 1,5 cm, lá có hình
trái xoan, hơi nhọn ở đầu, lá nhỏ, màu xanh tím, mép lá nguyên, mọc đối xứng.
Hoa: Thường mọc đơn lẻ, ở đỉnh cành. Hoa có đường kính từ 1 – 1,5 cm. Hình
hoa giống những chiếc lồng đèn, có cánh ngồi màu đỏ, bên trong là các màu trắng
hay tím. Ở phần giữa của hoa là các tua. Hoa ra thành nhiều đợt và liên tục trong năm,
hoa nở vào cuối thu đến xn.
Quả: Khi cịn non là màu xanh, chín thì màu cam dần chuyển sang màu tím và
được bao bọc bởi một lớp màng mỏng giống như chiếc lồng đèn. Là dạng quả đặc,
khi chín ăn được, nhưng nếu quả xanh thì sẽ gây độc cho động vật và trẻ em.
2.1.4. Đặc điểm chung của cây họ Anh thảo chiều (Onagraceae)
Họ Anh thảo chiều hay họ Nguyệt kiến thảo, còn gọi là họ Rau dừa nước hoặc
họ Rau mương, (danh pháp khoa học: Onagraceae, đồng nghĩa: Circaeaceae,
Epilobiaceae, Fuchsiaceae,Isnardiaceae, Jussiaeaceae, Lopeziaceae, Oenotheraceae),
là một họ thực vật có hoa trong bộ Đào kim nương (Myrtales). Họ này phân bổ rộng
rãi khắp trên mọi châu lục, từ các khu vực cận Bắc cực tới khu vực nhiệt đới. Họ này
bao gồm khoảng 640-650 loài cây thân thảo, cây bụi nhỏ và cây gỗ trong 18 chi [5].

5


Họ này bao gồm một số loài cây trong vườn khá phổ biến như anh thảo chiều
(hay nguyệt kiến thảo) (chi Oenothera) và hoa đăng (hay vân anh) (chi Fuchsia). Một
vài loài, cụ thể là liễu lan (chi Epilobium) là các lồi cỏ dại trong vườn, nhưng đơi
khi cũng được coi là cây cảnh.
Họ này có nét đặc trưng riêng, hoa thường có 4 lá đài ở 4 phía và cánh hoa

(chi Ludwigia là có 4-5 cánh, cịn ở chi Cicarea chỉ có 2 cánh); ở một vài chi khác
như Fuchsia thì các lá đài có màu tươi như của cánh hoa và tạo ra ấn tượng là có 8
cánh xếp đều lên nhau. Hạt của các họ này rất nhỏ, một số chi thì hạt của chúng có
lơng tơ để nhờ gió phân tán ví dụ như chi Epilobium, Cón có một số chi thì nằm trong
quả mọng nước và nhò chim để phân tán khắp nơi như chi Fuchsia. Các lá của chúng
thì tương đối đặc biệt, có chi thì lá của chúng mọc đối xứng nhau, có chi thì mọc
thành vịng xoắn, và đặc biệt hơn chúng có thể được sắp xếp theo kiểu xoắn ốc ở vài
lồi. Và lá của chúng có đặc điểm chung đều là các dạng lá đơn và có hình mũi mác,
lá hơi mỏng.
Ở nhiều chi/lồi thì các hạt phấn được giữ một cách lỏng lẻo cùng nhau bằng các sợi
chỉ nhỏ và nhớt, có nghĩa là chỉ có các lồi ong đã chun biệt hóa (về mặt hình thái học)
để thu lượm dạng phấn này là có thể thụ phấn có hiệu quả cho hoa (nó khơng thể được
thụ phấn một cách có hiệu quả nhờ chùm lơng bàn chải ở chân các lồi ong thơng
thường). Một cách tương ứng, gần như tất cả các loài ong đậu vào hoa của các loài trong
họ này là các "chuyên gia" thụ phấn cho chúng (ong có tính chọn lọc hạn hẹp).
2.1.5. Tình hình nghiên cứu về cây hoa lồng đèn trên thế giới và trong nước
Tình hình nghiên cứu trên thế giới
Vào năm 1823 theo sự lại tạo người ta tạo ra cây Fuchsia gracillis (Hort) có nguồn
gốc từ Mexico những có hình đèn nhỏ hơn. Tiếp đó là cây Fuchsia macrostemma (Ruiz
&Pav.) var.; Theresse Dupuis: Hình dáng với nhiều cánh đúp màu hồng được gọi là Hoa
đăng Đúp. Cả hai hoa này đều được lai tạo từ những cây hoa lồng đèn mà người ta đã

6


tìm kiếm được trước đó ở vùng rừng núi Trung và Nam Mỹ, bên cạnh đó cịn tìm được
một số lồi có nguồn gốc từ Tahiti và Tân Tây Lan [6].
Tình hình nghiên cứu trong nước
Hoa đăng hay hoa Lồng đèn búp bê ở Việt Nam hầu như được trồng ở Sapa
và Đà Lạt vì ở hai nơi này có khí hậu phù hợp cho q trình sống và phát triển của

cây. Hiện nay đã có nhiều trung tâm cơng nghệ sinh học ở Đà Lạt đã và đang nghiên
cứu, phát triển và đưa Hoa Lồng đèn búp bê ra thị trường.
Phỏng theo tài liệu của Ban khuyến nông Ðại học tiểu bang Michigan, trong
bài viết của giáo sư Tôn Thất Trình đề cập đến chi tiết về lồi hoa này. Hoa đăng hay
hoa Lồng đèn, gọi là Fuchsia ở Châu Mỹ, tên khoa học là Fuchsia x hybrida, còn có
tên khác ở Mỹ là hoa bơng tai cơng nương (Ladies eardrops) vì hoa rực rỡ, dáng bơng
tai lịng thịng xuống đất. Màu sắc thay đổi từ trắng, đỏ hồng, tím hay pha lẫn lộn giữa
các màu này. Trồng Fuchsia bán ra là những giỏ treo, chậu cây, làm bồn hay trên
phên dậu dáng cây mộc. Bên cạnh đó, Giống hoa đăng Fuchsia gồm khoảng 100 loài,
mọc như lùm bụi cây mộc và thuộc họ thực vật onagraceae [7].
Theo như nghiên cứu của ông cho thấy, hoa đăng trồng trọt là thành quả tuyển
chọn lại tạo giữa 2 loài F. fulgens và F. mangellanica. F. fulgens là một lùm bụi cao
khoảng 1, 2- 1,8 m, nguồn gốc Mexico F. mangellanica nguồn gốc Chi lê và Á Căn
Ðình cũng là một lùm bụi nhưng lại có thể mọc cao đến 3,5 cm. Các cây thứ hoa ở
thị trường có thể mọc thẳng đứng hay thân bò ngang. Loại Black Prince, Beacon,
Winston Churchill là những thí dụ cây mọc thẳng đứng. Black Eyes, Starry Trail,
Swingtime… là những cây mọc bò ngang.
Các kiểu hoa kể trên hiện nay trồng phổ biến tại vùng Lang Bian Đà Lạt, rất
được ưa chuộng [6]. Tuy nhiên vẫn chưa có cơng bố nào chính xác và nghiên cứu nào
được đề cập đến quy trình ch̉n về ni cấy in-vitro đối với cây hoa Lồng đèn búp
bê này.

7


2.1.6. Tình hình sản xuất, kinh doanh hoa kiểng của một số nước trên thế giới
và khu vực Đông Nam Á
Theo Quyết định số 718/QĐ-UB ngày 25 tháng 02 năm 2004 thì tình hình
sản xuất kinh doanh hoa kiểng trên thế giới ngày càng phát triển một cách mạnh mẽ.
Kim ngạch mậu dịch về hoa kiểng tiếp tục gia tăng. Theo thống kê của Trung tâm

thương mại Quốc tế thì những năm 50 kim ngạch mậu dịch hoa kiểng trên thế giới
chưa đến 3 tỷ USD, nhưng đến 1985 đã lên đến 15 tỷ USD và tiếp tục tăng nhanh đến
năm 1990 là 30,5 tỷ USD. Đến nay đã xấp xỉ 100 tỷ USD và tiếp tục tăng 10% mỗi
năm. Dự kiến những năm đầu thế kỷ 21, kim ngạch mậu dịch hoa kiểng thế giới có
thể lên đến 200 tỷ USD/năm.
Sản lượng hoa kiểng trên thế giới tăng trưởng bình qn 10% năm. Hiện có
trên 50 nước sản xuất hoa kiểng với qui mô lớn. Về lĩnh vực giá trị, Hà Lan, Mỹ,
Nhật Bản, Ý, Đức và Canada là nhà sản xuất kiểng hoa và kiểng lá lớn nhất. Nhưng
về mặt diện tích, Trung Quốc và Ấn Độ lại là nước có diện tích lớn nhất, khu vực
châu Á Thái Bình Dương là vùng có diện tích sản xuất hoa kiểng chiếm 77% tổng
diện tích trồng hoa kiểng thế giới.
Diện tích phát triển cây hoa kiểng ngày càng mở rộng. Hoa kiểng dùng để
trang trí ở ban cơng, chừng trong nhà hoặc ngồi vườn để tạo mơi trường tự nhiên,
tạo khơng gian nhiều màu sắc.
2.1.7. Tình hình phát triển hoa kiểng ở Việt Nam
Ở cả nước Việt Nam nói chung và tỉnh Bình Dương nói riêng trong vịng 10
năm gần đây kinh doanh hoa kiểng đã phát triển khá mạnh, sản xuất đa dạng nhiều
chủng loại, với những vùng hoa kiểng lớn như: Nam Định, Hải Phịng, Bình Định,
Đà Nẵng, Đà lạt (Lâm Đồng), Biên Hoà (Đồng Nai), thành phố Hồ Chí Minh, Sa Đéc
(Đồng Tháp), Chợ Lách, Cái Mơn (Bến Tre), Bình Dương.
Tại khu vực phía Nam, Lâm Đồng là tỉnh có diện tích trồng hoa và sản lượng
hoa lớn nhất cả nước, là nguồn cung cấp hoa chủ yếu cho thị trường tỉnh Bình Dương.

8


Tham gia sản xuất, kinh doanh hoa kiểng gồm nhiều thành phần kinh tế (cá
thể, tập thể, nhà nước, liên doanh, 100% vốn đầu tư nước ngồi), đã góp phần giải
quyết lao động việc làm và thu hút vốn của nhân dân, của các thành phần kinh tế đem
lại một hiệu quả kinh tế xã hội thiết thực trong bối cảnh ngành nơng nghiệp hiện nay.

2.1.8. Tình hình phát triển hoa kiểng ở tỉnh Bình Dương
Những năm qua, phong trào sinh vật cảnh (SVC) ở Bình Dương ngày càng
phát triển. Đây vừa là thú chơi tao nhã, tạo cảnh quan môi trường xanh - sạch - đẹp,
vừa mang lại nguồn thu nhập ổn định, cải thiện đời sống cho người dân (Báo Bình
Dương ngày 23/6/2021).
Hiện trên địa bàn tỉnh Bình Dương có 15 câu lạc bộ chuyên ngành SVC, với
trên 700 hội viên, sinh hoạt trong các lĩnh vực bonsai - tiểu cảnh, cây cảnh nghệ thuật,
hoa lan, chim cảnh, cá kiểng…Nhiều hộ nông dân, hội viên hội sinh vật cảnh đã
chuyển sang nuôi trồng và kinh doanh với quy mơ lớn, hình thành các vùng trồng
hoa, cây cảnh ở Thủ Dầu Một, Thuận An, Dĩ An, Bến Cát, Tân Uyên với diện tích
trên 100 ha. Các loại cây cảnh ngày càng phong phú, từ các loại cây xanh thiết kế cho
sân vườn đến các loại tiểu cảnh để trang trí nhà cửa, văn phịng. Doanh thu từ SVC
hàng năm đạt trên 10 tỷ đồng, đóng góp tích cực vào việc tăng giá trị cho ngành nơng
nghiệp địa phương. Ngồi ra, trên địa bàn tỉnh Bình Dương cịn hình thành 50 cơ sở
sản xuất các loại đôn, chậu phục vụ cho ngành hoa lan, cây cảnh, hàng năm cung cấp
cho thị trường hơn 1 triệu sản phẩm các loại.
Cụ thể, dự án hướng tới nâng diện tích trồng và kinh doanh SVC lên 139 ha.
Trong đó, hoa lan 70 ha, hoa mai và các loại cây cảnh - bon sai khác 69 ha, nâng quy
mô nuôi cá cảnh các loại lên 2,9 triệu con. Giá trị sản phẩm thu được trên 1 ha nông
nghiệp đô thị, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đạt 160 - 180 triệu đồng/năm.
Giá trị sản phẩm thu được trên lan, mai, bonsai - cây cảnh 1,1 - 1,3 tỷ
đồng/ha/năm. Thu nhập bình quân đầu người tham gia sản xuất nông nghiệp đô thị
đạt 70 - 80 triệu đồng/năm.

9


2.2. Khái quát về nuôi cấy mô tế bào thực vật
Nuôi cấy mô tế bào thực vật hay nhân giống in vitro là thuật ngữ mô tả các
phương thức nuôi cáy các bộ phận thực vật trong ống nghiệm có chứa môi trường xác

định ở điều kiện vô trùng. Môi trường có các chất dinh dưỡng thích hợp như muối
khống, vitamin, đường và các chất điều hòa sinh trưởng thực vật trong điều kiện vô
trùng (Dương Công Kiên, 2002).
Kỹ thuật nuôi cấy mô tế bào thực vật cho phép tái sinh chồi hoặc cơ quan từ các
mô như lá, thân, hoa, rễ, củ hoặc đỉnh sinh trưởng. Trước kia hấu hết người ta dùng
phương pháp trên để đưa vào nghiên cứu các đặc tính di truyền cơ bản của tế bào như
đặc tính di truyền và ảnh hưởng của các hố chất đối với tế bào và mơ trong q trình
ni cấy, cịn có sự phân chia cũng rất được quan tâm và nghiên cứu. Hiện nay, các
nhà khoa học sử dụng hệ thống nuôi cấy mô thực vật để nghiên cứu tất cả các vấn đề
liên quan đến sinh học, sinh hóa học di truyền và cấu trúc thực vật. Các kỹ thuật nuoi
cấy mô thực vật cũng mở rộng tiềm năng nhân giống vơ tính đối với các loại cây quan
trọng, có giá trị về mặt kinh tế và thương mại trong đời sống hàng ngày của con người.

10


2.2.1. Quy trình ni cấy mơ thực vật

Chọn vật liệu ni
cấy

Khử trùng

Tạo chồi

Tạo rễ

Cấy cây vào mơi
trường thích ứng


Trồng cây trong vườn
ươm
Bước 1: Chọn vật liệu nuôi cấy
- Chọn mẫu tốt, không bị nhiễm bệnh, không dập nát và cây còn đang phát triển khoẻ
mạnh và xanh tốt. Các mắt ngủ của cây mẹ vẫn còn và muốn đạt kết quả hơn thì nên
chọn các cây có chồi ngủ chưa nhú.
- Cách làm:
+ Chọn cây mẹ khỏe, sạch bệnh và đủ điều kiện cơ bản về mặt sinh lý để nuôi cấy
+ Chọn mô phân sinh đỉnh chồi, đỉnh rễ, bộ phận non, chồi ngủ chưa nhú.

11


Bước 2: Khử trùng
- Mẫu và dụng cụ được tẩy rửa, khử trùng.
- Cắt đỉnh sinh trưởng thành phần tử nhỏ, tẩy rửa đúng quy trình và liều lượng hố
chất khử trùng, sau đó khử trùng ở buồng vơ trùng để đảm bảo mẫu sạch và tạo nguồn
mẫu sạch cho các lần cấy chuyền tiếp theo.
Bước 3: Tạo chồi
- Môi trường dinh dưỡng:
+ Nguyên tố đa lượng: N, S, Ca, K, P
+ Nguyên tố vi lượng: Fe, B, Mo, I, Cu
+ Đường: Glucozơ, Saccarozơ
+ Chất điều hòa sinh trưởng: Auxin, Cytokinin
- Để phát triển thân cành cho chồi trong môi trường dinh dưỡng có bổ sung Cytokinin
hoạt hóa tạo chồi, cần sử dụng phù hợp các loại Cytokinin phù hợp theo từng loại
cây.
Bước 4: Tạo rễ
Khi chồi đạt tiêu chuẩn về chiều cao, số lá, cây mẫu đang phát triển khoẻ mạnh và
xanh thì chuyển sang mơi trường tạo rễ, bổ sung chất kích thích auxin, IBA…

Bước 5: Cấy cây vào mơi trường thích ứng
Chuyển cây sang mơi trường thích ứng gần giống với môi trường tự nhiên về: nhiệt
độ, độ ẩm, ánh sáng…
Bước 6: Trồng cây trong vườn ươm
Khi cây đủ chiều cao, thân lá thì chuyển cây ra vườn ươm. Vườn ươm cũng phải chú

12


ý đến giá thể, khí hậu, nguồn nước để đảm bảo cho cây phát triển khoẻ mạnh.
2.2.2. Cơ sở tế bào học của ni cấy mơ
2.2.2.1. Tính tồn năng của tế bào
- Tế bào chứa hệ gen quy định loài đó, mang tồn bộ lượng thơng tin của lồi.
- Tế bào có thể sinh sản vơ tính khi ni cấy trong mơi trường thích hợp để tạo
thành cây hồn chỉnh.
2.2.2.2. Khả năng phân hóa và phản phân hóa
- Phân hóa tế bào: là q trình từ tế bào phơi sinh biến đổi thành tế bào chuyên
hóa đảm bảo các chức năng khác nhau.
- Phản phân hóa tế bào: Là quá trình chuyển tế bào chun hóa về tế bào phơi
sinh trong điều kiện thích hợp và tiếp tục phân chia mạnh mẽ.

13


×