ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
--------------o0o--------------
HỒ NGỌC XIN
Tên đề tài:
XÁC ĐỊNH TỶ LỆ TIÊU HÓA VÀ GIÁ TRỊ NĂNG LƢỢNG CỦA
MỘT SỐ LOẠI THỨC ĂN THÔ XANH PHỔ BIẾN NUÔI TRÂU
BẰNG PHƢƠNG PHÁP IN VIVO
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo:
Chuyên ngành:
Khoa:
Khóa học:
Chính quy
Chăn nuôi Thú y
Chăn nuôi Thú y
2013 - 2017
Thái Nguyên, năm 2017
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
--------------o0o--------------
HỒ NGỌC XIN
Tên đề tài:
XÁC ĐỊNH TỶ LỆ TIÊU HÓA VÀ GIÁ TRỊ NĂNG LƢỢNG CỦA
MỘT SỐ LOẠI THỨC ĂN THÔ XANH PHỔ BIẾN NUÔI TRÂU
BẰNG PHƢƠNG PHÁP IN VIVO
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo:
Chuyên ngành:
Lớp:
Khoa:
Khóa học:
Giảng viên hƣớng dẫn:
Chính quy
Chăn nuôi Thú y
K45 - CNTY - N01
Chăn nuôi Thú y
2013 - 2017
TS. Trần Văn Thăng
TS. Nguyễn Văn Đại
Thái Nguyên, năm 2017
i
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này, ngoài sự nỗ lực của bản thân,
em luôn nhận đƣợc sự giúp đỡ quý báu, chỉ bảo tận tình của thầy hƣớng dẫn:
TS. Trần Văn Thăng, TS. Nguyễn Văn Đại và Th.S Tạ Văn Cần trong suốt
quá trình thực hiện đề tài. Nhân dịp hoàn thành khóa luận tốt nghiệp, em xin
bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với các thầy hƣớng dẫn.
Em cũng xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đối với tập thể và các cá
nhân Trạm nghiên cứu chăn nuôi trâu, trạm nghiên cứu sản xuất chế biến thức
ăn gia súc, các Phòng chức năng thuộc Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển
chăn nuôi Miền núi về sự quan tâm, giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi cho em
đƣợc học tập và thực hiện đề tài nghiên cứu trong suốt thời gian thực tập tại
đơn vị.
Xin cảm ơn bạn bè, đồng nghiệp, ngƣời thân, gia đình đã giúp đỡ, động
viên em trong suốt quá trình học tập, thực hiện đề tài và hoàn thành khóa luận
tốt nghiệp.
Thái Nguyên, ngày ....tháng 6 năm 2017
Sinh Viên
Hồ Ngọc Xin
ii
DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 3.1. Sơ đồ bố trí thí nghiệm ....................................................................26
Bảng 4.1. Thành phần hóa học của bốn loại thức ăn thô xanh đã sử dụng trong
thí nghiệm in vivo .............................................................................29
Bảng 4.2. Thành phần hóa học của phân bốn loại thức ăn thô xanh đã sử dụng
trong thí nghiệm in vivo ...................................................................31
Bảng 4.3. Tỷ lệ tiêu hóa vật chất khô, protein thô và mỡ thô của bốn loại thức
ăn xanh (%) .......................................................................................33
Bảng 4.4. Tỷ lệ tiêu hóa xơ thô, NDF, ADF và khoáng tổng số của bốn loại
thức ăn xanh (%) ...............................................................................34
Bảng 4.5. Tỷ lệ tiêu hóa chất hữu cơ của bốn loại thức ăn xanh (%) ..............35
Bảng 4.6. Giá trị năng lƣợng của bốn loại thức ăn thô xanh (MJ/kg DM) ......36
iii
DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT
ADF
Xơ không tan trong môi trƣờng a xít (Acid Detergent Fiber)
ARC
Hội đồng Nghiên cứu nông nghiệp Anh (Agriculture Research
Council)
Ash
Khoáng tổng số (Ash)
CF
Xơ thô (Crude Fiber )
CP
Protein thô (Crude Protein)
cs
Cộng sự
DE
Năng lƣợng tiêu hoá (Digestible Energy)
DM
Chất khô (Dry Matter)
DMI
Lƣợng thức ăn vào (Dry Matter Intake)
DP
Protein tiêu hóa (Digestible Protein)
EE
Mỡ thô (Ether Extract)
G24
Thể tích khí sinh ra ở thời điểm 24 giờ sau ủ (ml/200 mg DM)
GE
Năng lƣợng thô (Gross Energy)
HH
Hỗn hợp
INRA
Viện nghiên cứu nông nghiệp quốc gia (Pháp)
ME
Năng lƣợng trao đổi (Metabolizable Energy)
Mean
Giá trị trung bình
NDF
Xơ không tan trong môi trƣờng trung tính (Neutral Detergent
Fiber)
NE
Năng lƣợng thuần (Net Energy)
NIRS
Quang phổ hấp phụ cận hồng ngoại (Near Infrared Reflectance
Spectroscopy)
NRC
Hội đồng nghiên cứu Quốc gia Mỹ (National Research Council)
OM
Chất hữu cơ (Organic Matter)
iv
OMD
Tỷ lệ tiêu hóa chất hữu cơ (Organic Matter Digestibility)
R2
Hệ số xác định (Coefficient of Determination or Determinant)
SCFA
Axit béo mạch ngắn (Short Chain Fatty Acids)
SD
Độ lệch chuẩn (Standard Deviation)
SE
Sai số chuẩn (Standard Error)
SEM
Sai số của số trung bình (Standard Error of Mean)
TA
Thức ăn
TAAV
Lƣợng thức ăn vào
TCVN
Tiêu chuẩn Việt Nam
TLTH
Tỷ lệ tiêu hóa
UFL
Đơn vị thức ăn cho tạo sữa (Unité Fourragère du Lait)
UFV
Đơn vị cỏ cho sản xuất thịt (Unité Fourragère de la Viande)
VCN
Viện Chăn nuôi
v
MỤC LỤC
Trang
LỜI CẢM ƠN .................................................................................................... i
DANH MỤC CÁC BẢNG................................................................................ ii
MỤC LỤC ..........................................................................................................v
Phần 1. MỞ ĐẦU .............................................................................................1
1.1. Đặt vấn đề....................................................................................................1
1.2. Mục tiêu của đề tài ......................................................................................2
1.3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ....................................................2
Phần 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ..................................................................3
2.1. Cơ sở khoa học của vấn đề nghiên cứu.......................................................3
2.1.1. Khái niệm thức ăn ....................................................................................3
2.1.2. Phân loại thức ăn cho gia súc nhai lại ......................................................4
2.1.3. Các phƣơng pháp xác định tỷ lệ tiêu hóa và giá trị dinh dƣỡng của thức
ăn cho gia súc nhai lại ........................................................................................7
2.1.4. Các hệ thống đánh giá giá trị dinh dƣỡng thức ăn cho gia súc nhai lại ở
các nƣớc có nền chăn nuôi tiên tiến .................................................................14
2.2. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nƣớc ...............................................19
2.2.1. Tình hình nghiên cứu ngoài nƣớc ..........................................................19
2.2.2. Tình hình nghiên cứu trong nƣớc...........................................................21
Phần 3. VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .25
3.1. Đối tƣợng, địa điểm và thời gian nghiên cứu ...........................................25
3.1.1. Đối tƣợng nghiên cứu.............................................................................25
3.1.2. Địa điểm nghiên cứu ..............................................................................25
3.1.3. Thời gian nghiên cứu .............................................................................25
3.2. Vật liệu nghiên cứu ...................................................................................25
vi
3.3. Nội dung nghiên cứu .................................................................................25
3.4. Phƣơng pháp nghiên cứu...........................................................................25
3.4.1. Phƣơng pháp bố trí thí nghiệm...............................................................25
3.4.2. Xác định thành phần hoá học của thức ăn thí nghiệm ...........................26
3.4.3. Xác định tỷ lệ tiêu hoá thức ăn bằng phƣơng pháp in vivo ở trâu .........27
3.4.4. Tính toán các giá trị năng lƣợng của thức ăn thô xanh ..........................27
3.4.5. Phƣơng pháp xử lý số liệu......................................................................28
Phần 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ..............................29
4.1. Thành phần hóa học của một số loại thức ăn thô xanh .............................29
4.2. Thành phần hóa học của phân một số loại thức ăn thô xanh ....................31
4.3. Tỷ lệ tiêu hóa in vivo của một số loại thức ăn thô xanh ...........................32
4.4. Giá trị năng lƣợng của một số loại thức ăn thô xanh ................................36
Phần 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ..............................................................38
5.1. Kết luận .....................................................................................................38
5.2. Đề nghị ......................................................................................................38
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................39
1
Phần 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Cản trở lớn nhất để tăng năng suất gia súc nhai lại ở các nƣớc đang
phát triển là thiếu thức ăn cả về số lƣợng và chất lƣợng. Hơn nữa, số lƣợng và
chất lƣợng thức ăn lại biến động theo mùa vụ. Để đáp ứng đƣợc nhu cầu ngày
càng tăng về các sản phẩm chăn nuôi, việc sử dụng tốt nguồn thức ăn gia súc
truyền thống và khai thác hợp lý các nguồn thức ăn không truyền thống là
những thức ăn các gia súc khác và con ngƣời không ăn đƣợc là cực kỳ quan
trọng có ý nghĩa sống còn với chăn nuôi gia súc nhai lại nói chung, chăn nuôi
trâu nói riêng (Markar, 2004) [41].
Để làm đƣợc việc này, trƣớc hết cần biết đƣợc thành phần hóa học và
sau đó là giá trị dinh dƣỡng của thức ăn. Trên cơ sở thành phần hóa học, giá
trị dinh dƣỡng của thức ăn chúng ta mới có thể nuôi dƣỡng gia súc nhai lại
đúng cách, tức là thoả mãn các nhu cầu về dinh dƣỡng (năng lƣợng, protein,
khoáng v.v...) của chúng để chúng sống, sản xuất (tăng trọng, cho thịt, sữa...)
và thải ra ngoài môi trƣờng ít chất thải nhất (đặc biệt là các chất thải có nitơ,
phốt pho) và các loại khí nhà kính (Paquay, 2000) [51].
Hiện nay, trong các bảng thành phần hoá học và giá trị dinh dƣỡng của
Việt Nam, chúng ta đang phải sử dụng phần lớn tỷ lệ tiêu hoá các thức ăn ở
nƣớc ngoài để tính giá trị dinh dƣỡng các thức ăn cho gia súc của ta. Vì lý do
này, khi áp dụng các giá trị dinh dƣỡng trong bảng để lập khẩu phần chúng ta
không biết chắc đƣợc là khẩu phần lập ra thừa hay thiếu so với nhu cầu. Khắc
phục tình trạng phải đi mƣợn số liệu của nƣớc ngoài về tỷ lệ tiêu hoá và quan
trọng hơn là tạo ra một cơ sở dữ liệu về thành phần hoá học, giá trị dinh
dƣỡng của các loại thức ăn cho gia súc Việt Nam có độ tin cậy cao hơn cho
2
ngƣời sử dụng, việc tiến hành các nghiên cứu về tỷ lệ tiêu hoá và giá trị dinh
dƣỡng của các loại thức ăn bằng phƣơng pháp in vivo là rất cần thiết.
Xuất phát từ thực tế trên, chúng tôi tiến hành đề tài: “Xác định tỷ lệ
tiêu hóa và giá trị năng lượng của một số loại thức ăn thô xanh phổ biến
nuôi trâu bằng phương pháp in vivo”.
1.2. Mục tiêu của đề tài
Xác định đƣợc thành phần hóa học, tỷ lệ tiêu hóa và giá trị năng lƣợng
của một số loại thức ăn phổ biến nuôi trâu bằng phƣơng pháp in vivo.
1.3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
1.3.1. Ý nghĩa khoa học
Đề tài góp phần bổ sung dữ liệu về thành phần hóa học, tỷ lệ tiêu hóa và
giá trị năng lƣợng của một số loại thức ăn dùng cho trâu nuôi thịt ở Việt Nam.
1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn
Các kết quả của đề tài có giá trị nhƣ tài liệu khoa học để các cơ quan
quản lý, Viện nghiên cứu, các Trƣờng Đại học, giáo viên, sinh viên ngành
Nông nghiệp tham khảo.
Kết quả nghiên cứu của đề tài có thể làm cơ sở cho các cơ sở nghiên
cứu, doanh nghiệp, chủ trang trại và những ngƣời chăn nuôi khi xây dựng
khẩu phần ăn cho trâu nuôi thịt, vỗ béo...
Khóa luận đầy đủ ở file: Khóa luận full