Tải bản đầy đủ (.pdf) (49 trang)

Giải pháp mở rộng hoạt động kinh doanh lữ hành nội địa của công ty tnhh biểu tượng du lịch khóa luận tốt nghiệp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (615.91 KB, 49 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÌNH DUƠNG
KHOA KINH TẾ
NGÀNH VIỆT NAM HỌC

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP
Đề tài: GIẢI PHÁP MỞ RỘNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH LỮ
HÀNH NỘI ĐỊA CỦA CÔNG TY TNHH BIỂU TƯỢNG DU LỊCH

SVTH: NGUYỄN HOÀNG OANH
MSSV: 18040477
LỚP: 21VN01
NGÀNH: VIỆT NAM HỌC
ĐƠN VỊ THỰC TẬP: CÔNG TY TNHH BIỂU TƯỢNG DU LỊCH

NIÊN KHÓA 2018 - 2022


TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÌNH DUƠNG
KHOA KINH TẾ
NGÀNH VIỆT NAM HỌC

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP
Đề tài: GIẢI PHÁP MỞ RỘNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH LỮ
HÀNH NỘI ĐỊA CỦA CÔNG TY TNHH BIỂU TƯỢNG DU LỊCH

SVTH: NGUYỄN HOÀNG OANH
MSSV: 18040477
LỚP: 21VN01
NGÀNH: VIỆT NAM HỌC
ĐƠN VỊ THỰC TẬP: CÔNG TY TNHH BIỂU TƯỢNG DU LỊCH


NIÊN KHÓA 2018 - 2022

3


LỜI CẢM ƠN
Em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến khoa Kinh Tế - Trường Đại Học Bình Dương và
Công ty TNHH Biểu Tượng Du Lịch đã tạo cơ hội cho em được học và thực tập, tìm hiểu để
có thể làm tốt được bài báo cáo khóa luận tốt nghiệp một cách tốt nhất. Đặc biệt, trong toàn
bộ thời gian làm báo cáo em rất biết ơn thầy Phạm Trần Quang Hưng đã hỗ trợ, hướng dẫn và
truyền đạt hết những kiến thức cần thiết để em có thêm thơng tin hữu ích cho bài báo cáo khóa
luận tốt nghiệp của mình.
Tuy nhiên, với vốn kiến thức hạn hẹp, và hạn chế thời gian thực tập nên trong bài sẽ
không thể diễn đạt được hết các nội dung và cịn nhiều thiếu sót. Vì vậy, mong thầy cơ xét và
góp ý giúp bài báo cáo của em được hoàn thiện và chỉnh chu hơn.
Một lần nữa, em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của thầy Phạm Trần Quang Hưng và
các thầy cô khác đã hỗ trợ em trong quá trình làm bài.
Xin trân trọng cảm ơn.

i


NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………
CHẤM ĐIỂM CỦA GIẢNG VIÊN

TT Các mục cần chấm điểm

Khung Giảng viên 1

Giảng viên 2

điểm
1

Q trình thực tập (nộp Nhật kí thực 2
tập)

2

Nội dung của khóa luận tốt nghiệp: 7
Mục tiêu, phạm vi đề tài rõ ràng.
Xây dựng cơ sở sở lí luận đầy đủ, phù
hợp, súc tích.
Kết cấu hợp lý.
Mơ tả đầy đủ và đánh giá sâu sắc tình
hình thực tế doanh nghiệp.
Nhận xét, đề xuất và có tính thuyết
phục.

3

Hình thức của khóa luận tốt nghiệp 1
Hình thức trình bày theo hướng dẫn.
Khơng sai lỗi chính tả, câu văn rõ
ràng, mạch lạc

TỔNG CỘNG

10

GIẢNG VIÊN CHẤM 1

GIẢNG VIÊN CHẤM 2

ii


MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................................ i
NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN .................................................................. ii
PHẦN MỞ ĐẦU ...................................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài ............................................................................................................ 1
2. Mục đích nghiên cứu. ..................................................................................................... 1
3. Đối tượng nghiên cứu. .................................................................................................... 1
4. Phương pháp nghiên cứu. ............................................................................................... 2
5. Bố cục khóa luận. ........................................................................................................... 2
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH DU LỊCH LỮ HÀNH 3
1.1 Khái niệm về hoạt động kinh doanh dịch vụ công ty lữ hành. ....................................... 3
1.2 Khái niệm về công ty lữ hành. ........................................................................................ 3
1.3 Phân loại kinh doanh lữ hành. ......................................................................................... 4
1.3.1 Kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa (Inbound): ....................................................... 4
1.3.2 Kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế (Outbound): .................................................... 4
1.4 Khái niệm, nguồn gốc, bản chất và vai trò của hoạt động kinh doanh du lịch lữ hành
nội địa. ................................................................................................................................... 4
1.4.1 Khái niệm về du lịch nội địa. .................................................................................... 4

1.4.2 Nguồn gốc: ................................................................................................................ 5
1.4.3 Bản chất: ................................................................................................................... 6
1.4.4 Vai trò: ...................................................................................................................... 6
1.5. Cơ cấu tổ chức của một Công ty Lữ hành...................................................................... 7
1.6 Hoạt động kinh doanh lữ hành nội địa ............................................................................ 8
1.6.1 Các loại hình trong kinh doanh du lịch lữ hành........................................................ 9
1.6.2 Các phương tiện di chuyển, vận chuyển. .................................................................. 9
1.6.3 Kinh doanh các cơ sở lưu trú. ................................................................................. 10
1.6.4 Các loại địa điểm hoạt động du lịch chính trong kinh doanh du lịch lữ hành. ....... 10
1.6.5 Truyền thông trong kinh doanh du lịch lữ hành. .................................................... 10
1.6.6 Nghiên cứu thị trường và xây dựng các chương trình tour du lịch. ....................... 11
1.7 Thị trường kinh doanh du lịch nội địa........................................................................... 12
1.7.1 Khái niệm của thị trường du lịch. ........................................................................... 12
iii


1.7.2 Đặc điểm của thị trường du lịch. ............................................................................ 12
1.7.3 Phân loại thị trường du lịch. ................................................................................... 13
1.7.4 Chức năng của thị trường du lịch. .......................................................................... 13
TIỂU KẾT CHƯƠNG 1 ......................................................................................................... 14
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH LỮ HÀNH NỘI ĐỊA TẠI
CÔNG TY TNHH BIỂU TƯỢNG DU LỊCH. ....................................................................... 15
2.1 Tổng quan ngành du lịch ở Việt Nam và tỉnh Bình Dương. ......................................... 15
2.2 Giới thiệu về cơng ty ..................................................................................................... 19
2.2.1 Giới thiệu tổng ........................................................................................................ 19
2.2.2 Lịch sử hình thành .................................................................................................. 20
2.2.3 Bộ máy tổ chức ....................................................................................................... 22
2.2.4 Tình hình nhân sự ................................................................................................... 23
2.2.5 Giới thiệu các phịng ban và vị trí thực tập............................................................. 23
2.2.6 Cách quản lí và điều hành ....................................................................................... 24

2.3 Thực trạng kinh doanh nội địa ...................................................................................... 24
2.3.1 Các tác động ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh nội địa của công ty ............... 25
2.3.2 Ảnh hưởng rủi ro về pháp luật ................................................................................ 26
2.3.3 Ảnh hưởng rủi ro về dịch bệnh ............................................................................... 26
2.3.4 Ảnh hướng rủi ro về chính trị ................................................................................. 27
2.3.5 Ảnh hưởng rủi ro về thiên tai .................................................................................. 27
2.4. Định hướng phát triển hoạt động du lịch của công ty TNHH Logo Travel tại Bình
Dương .................................................................................................................................. 27
2.4.1 Hình thức xây dựng các chương trình du lịch nội địa ở cơng ty Logo Travel ....... 29
TIỂU KẾT CHƯƠNG 2 ......................................................................................................... 30
CHƯƠNG 3: NHẬN XÉT VỀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH DU LỊCH NỘI ĐỊA CỦA
CÔNG TY LOGO TRAVEL VÀ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP .......................................... 31
3.1 Ưu điểm trong sự phát triển và hoạt động kinh doanh du lịch nội địa của công ty Logo
Travel. ................................................................................................................................. 31
3.1.1 Chính sách về sản phẩm. ........................................................................................ 31
3.1.2 Chính sách về giá. ................................................................................................... 32
3.1.3 Chính sách về nguồn nhân lực. ............................................................................... 33
3.1.4
3.2

Chính sách về marketing. ................................................................................... 34

Hạn chế sự phát triển và kinh doanh du lịch nội địa của công ty. ............................ 35
iv


3.3 Một số giải pháp đề xuất hoạt động kinh doanh lữ hành nội địa của công ty Logo
Travel .................................................................................................................................. 36
3.3.1 Đẩy mạnh công tác nghiên cứu thị trường và xác định những khách hàng hợp lý,
sau khi du lịch được phục hồi sau đại dịch Covid-19. ..................................................... 36

3.3.2 Hoàn thiện chính sách sản phẩm. ........................................................................... 36
3.3.3 Tạo mối quan hệ chặt chẽ với các khu du lịch, điểm tham quan. ........................... 36
3.3.4 Nâng cao chất lượng hướng dẫn viên. .................................................................... 37
3.3.5 Khắc phục hậu quả ô nhiễm môi trường do hoạt động du lịch gây ra. ................... 37
3.3.6 Giải pháp, khắc phục vấn đề chặt chém giá ngoài chương trình du lịch. ............... 38
TIỂU KẾT CHƯƠNG 3 ......................................................................................................... 38
KẾT LUẬN ............................................................................................................................ 40
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................................... 41

v


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong các báo cáo, tài liệu thì ngành du lịch chiếm vị trí quan trọng trong việc phát triển
kinh tế của quốc gia, khi vừa tạo thêm việc làm để tránh tình trạng thất nghiệp và còn thúc
đẩy được nền kinh tế ở Việt Nam. “Năm 2019, ngành du lịch và lữ hành đã đóng góp 10,4%
GDP tồn cầu và hơn 330 triệu việc làm. Du lịch Việt Nam thu hút khách trong và ngồi nước,
có các danh lam thắng cảnh đẹp ngút ngàn trải khắp bản đồ Việt Nam. Các hang động, vũng,
vịnh,... và những nơi được công nhận là di sản thế giới, ví dụ như Vịnh Hạ Long, hang động
Phong Nha- Kẻ Bàng, hay các vườn quốc gia nguyên sinh, sinh thái rừng ngập mặn như: Vườn
quốc gia Ba Vì, vườn quốc gia Cát Bà, v, v.... Ngồi ra, cịn có các hệ sinh thái rừng nguyên
sinh chưa được khai thác hết như Pù Mát ở Nghệ An... Do đó, ngày càng xuất hiện nhiều công
ty du lịch để thỏa mãn được nhu cầu của tất cả mọi người trong và ngồi nước. Và cơng ty
TNHH Biểu Tượng Du Lịch cũng đang tìm cách ngày càng phát triển và mở rộng thêm để đáp
ứng được mong muốn của khách du lịch cả trong và ngoài nước”.
Đáp ứng nhu cầu và mong muốn đó, em chọn đề tài “Giải pháp nhằm mở rộng hoạt động
kinh doanh lữ hành nội địa của Cơng ty TNHH Biểu Tượng Du Lịch” để làm Khóa luận tốt
nghiệp. Trong thời gian thực tập, em được tìm hiểu kĩ hơn về hoạt động kinh doanh của công
ty, tìm ra được những điểm mạnh và những mặt hạn chế cần khắc phục để có thể đưa ra hướng

giải quyết tốt hơn.
2. Mục đích nghiên cứu.
Tìm ra được giải pháp để đẩy mạnh, nâng cao và phát triển hoạt động kinh doanh nội
địa của công ty TNHH Biểu Tượng Du Lịch.
3. Đối tượng nghiên cứu.
Đối tượng: Giải pháp mở rộng hoạt động kinh doanh lữ hành nội địa của công ty TNHH
Biểu Tượng Du lịch
Phạm vi thực hiện đề tài: Đề tài tập trung nghiên cứu trong phạm vi công ty TNHH Biểu
Tượng Du lịch
1


Thời gian: Sau đại dịch Covid-19.
4. Phương pháp nghiên cứu.
Phương pháp phân tích và tổng hợp: Là phương pháp phân tích một cách bao qt và
tổng thể để có thể tổng hợp lại các thông tin cần thiết và đưa ra được các đánh giá.
5. Bố cục khóa luận.
Ngồi phần mở đầu, kết luận thì nội dung Khóa luận được chia thành 3 chương:
- Chương 1: Cơ sở lý luận về hoạt động kinh doanh du lịch lữ hành
- Chương 2: Thực trạng hoạt động kinh doanh lữ hành nội địa tại công ty TNHH Biểu
Tượng Du Lịch.
- Chương 3: Nhận xét ưu điểm, hạn chế và đề xuất biện pháp trong sự phát triển và hoạt
động kinh doanh du lịch nội địa của công ty TNHH Biểu Tượng Du Lịch.

2


CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH DU LỊCH LỮ
HÀNH
Có lẽ mọi người đã khơng q xa lạ với các công ty du lịch lữ hành, hoặc các vấn đề tốt

hay xấu ảnh hưởng đến hoạt động du lịch. Hiện nay, có rất nhiều loại hình du lịch để các du
khách có thể lựa chọn một cách phù hợp nhất với sức khỏe và kinh tế của bản thân.
1.1 Khái niệm về hoạt động kinh doanh dịch vụ công ty lữ hành.
Điều 2 Luật Du lịch 09/2017/QH14 ngày 19 tháng 6 năm 2017 quy định khái niệm kinh
doanh dịch vụ lữ hành như sau: “Kinh doanh dịch vụ lữ hành là việc xây dựng, bán và tổ chức
thực hiện một phần hoặc tồn bộ chương trình du lịch cho khách du lịch.” Trong đó, chương
trình du lịch là văn bản thể hiện lịch trình, dịch vụ và giá bán được định trước cho chuyến đi
của khách du lịch từ điểm xuất phát đến điểm kết thúc chuyến đi. Các hoạt động du lịch bao
gồm cả về dịch vụ ăn uống, khách sạn, phương tiện đi lại, hoạt động vui chơi, tham quan,…
“Kinh doanh du lịch là khách du lịch chỉ có quyền sở hữu tạm thời, sử dụng sản phẩm
du lịch tại nơi du lịch trong một khoảng thời gian nhất định chứ không phải là lâu dài. Sau khi
hết thời gian đã cam kết thì khách hàng phải trả, hoàn lại và quyền sở hữu thật ra vẫn nằm
trong tay người kinh doanh sản phẩm du lịch. Nó là một sự thỏa thuận có lợi cho đôi bên. Đối
tượng của ngành du lịch rất đa dạng ở mọi lứa tuổi, giới tính, nghề nghiệp, sở thích,…Và việc
cần làm của nhà cung cấp sản phẩm du lịch phải xác định được và tạo ra những sản phẩm phù
hợp cho mọi khách hàng, mang lại cảm giác hài lịng cho người sử dụng. Nó khơng chỉ mang
lại lợi ích trong kinh doanh mà cịn mang lại lợi ích cho cộng đồng, và càng hướng về lợi ích
cộng đồng thì việc kinh doanh lại càng phát triển”.
1.2 Khái niệm về công ty lữ hành.
Các định nghĩa về công ty lữ hành thay đổi dần theo thời gian và phụ thuộc vào sự phát
triển của ngành này. “Ở mỗi một giai đoạn thì nó sẽ mang những tính chất và hình thức mới.
Trong giai đoạn đầu thì cơng ty lữ hành được cho là một tổ chức kinh doanh dưới hình thức
như đại lý, đại diện của các nhà sản xuất sản phẩm du lịch để phục vụ khách du lịch. Khi
ngành được phát triển và phổ biến rộng rãi hơn thì cơng ty có thể tự lựa chọn chất lượng sản
phẩm của mình và bán ra với mức giá trọn gói cho suốt chuyến đi, đồng thời họ còn tự gom

3


các sản phẩm riêng lẻ để tạo ra thành sản phẩm của mình như dịch vụ khách sạn, vé máy bay,

tàu thủy,…”
1.3 Phân loại kinh doanh lữ hành.
“Căn cứ vào tính chất hoạt động để tạo ra sản phẩm có các loại kinh doanh đại lí lữ hành,
kinh doanh chương trình du lịch, kinh doanh tổng hợp.” (Dẫn theo giáo trình quản trị kinh
doanh lữ hành – Nguyễn Văn Đính, Phạm Hồng Chương)
“Căn cứ vào phương pháp và phạm vi hoạt động có các loại kinh doanh lữ hành gửi
khách, kinh doanh lữ hành nhận khách và kinh doanh lữ hành kết hợp.” (Theo giáo trình quản
trị kinh doanh lữ hành – Nguyễn Văn Đính, Phạm Hồng Chương)
1.3.1 Kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa (Inbound):
Là loại hình đựơc xây dựng các hoạt động du lịch trong nước, bao gồm tất cả các yếu tố
như địa điểm đi lại, tham quan, ăn uống, thực hiện quảng cáo, bán và tổ chức các chương trình
du lịch cho khách du lịch có nhu cầu tham quan, khám phá trong nước.
1.3.2 Kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế (Outbound):
Là loại hình công ty được quyền xây dựng, lên kế hoạch du lịch, thực hiện quảng cáo,
bán các gói du lịch theo từng nhu cầu của khách hàng. Mục đính nhằm thu hút khách du lịch
là công dân Việt Nam hoặc những người nước ngồi định cư tại Việt Nam có thể đi du lịch ở
các quốc gia khác ngoài Việt Nam.
Ngoài ra, dù là công ty kinh doanh lữ hành nội địa hay là quốc tế thì vẫn phải tuân thủ
những quy định nghiêm ngặt về điều kiện đăng kí kinh doanh cơng ty lữ hành. Điều đặc biệt
của loại hình kinh doanh lữ hành quốc tế là doanh nghiệp có thể kinh doanh thêm kinh doanh
lữ hành nội địa nhưng doanh nghiệp kinh doanh lữ hành nội địa thì khơng thể làm ngược lại.
1.4 Khái niệm, nguồn gốc, bản chất và vai trò của hoạt động kinh doanh du lịch lữ
hành nội địa.
1.4.1 Khái niệm về du lịch nội địa.
Du lịch nội địa là bao gồm tất cả các hoạt động tổ chức, phục vụ người bản địa, người
nước ngoài cư trú tại nước mình đi du lịch trong phạm vi lãnh thổ quốc gia.
4


“Các chuyến du lịch nội địa có thể lên kế hoạch, xây dựng chương trình du lịch một cách

dễ dàng, có thể tự phân chia các loại hình du lịch theo mùa hoặc các kì nghỉ khác nhau và phụ
thuộc vào chi phí của từng cá nhân hoặc tổ chức nào đó. Du lịch nội địa mang nhiều lợi ích
và ý nghĩa khác nhau, vừa là phương tiện tuyên truyền, truyền thơng, quảng bá hình ảnh, nét
đẹp của thiên nhiên và nếp sống, văn hóa của người Việt Nam đến cho người Việt và cịn cho
khách nước ngồi biết đến. Du lịch nội địa có giúp phát triển kinh tế tuy nhiên lại không thu
lại được nhiều như du lịch quốc tế. Do nhu cầu của khách du lịch và nhà nước Việt Nam luôn
luôn muốn đẩy mạnh vấn đề khai thác, bảo tồn và quảng bá các phong tục tập quán, lễ hội là
muốn con người Việt hiểu hơn về đất nước của mình.” Ngành du lịch nội địa ảnh hưởng rất
nhiều đến nền kinh tế, văn hóa- xã hội của đất nước. Nhìn vào nền kinh tế của Việt Nam thì
du lịch nội địa đóng vai trị rất lớn.
Thực trạng của du lịch nội địa ở Việt Nam dễ dàng nhận thấy du lịch nội địa đang có
những đóng góp hết sức tích cực vào kinh tế nước nhà. Theo ông Nguyễn Anh Tuấn, Viện
trưởng Viện Nghiên cứu phát triển du lịch Việt Nam chia sẻ: “Năm 2015, khách nội địa đóng
góp 158.000 tỷ đồng vào tổng thu tồn ngành, tới năm 2019 thì đã tăng lên 334.000 tỷ đồng,
gấp 2,1 lần, tăng trưởng bình quân đạt khoảng 20,5%/năm. Thu từ khách nội địa chiếm khoảng
41- 44% trong cơ cấu tổng thu toàn ngành.”
1.4.2 Nguồn gốc:
Cách đây gần hai trăm năm, có một nhà kinh tế và nhà du lịch người Anh tên là Thomas
Cook (22/11/1808- 18/7/1892) được coi là ông tổ của ngành du lịch hiện nay, ông đã nhận ra
được rằng đi đôi với sự phát triển thì nhu cầu của con người cũng tăng, vì vậy rất cần có các
tổ chức du lịch. “Vào năm 1841, Thomas Cook đã tổ chức một chuyến đi tham quan đặc biệt
trên tàu hỏa Leicester đến Lafburroy cho 570 khách đi dự hội nghị với chi phí là 1Sterling cho
1 người. Sau chuyến đi thì đã mở ra dịch vụ tổ chức các chuyến du lịch lữ hành cho du khách,
nhờ sự thành công của chuyến đi đến Lafburroy. Vào năm 1942, ơng thành lập văn phịng đầu
tiên có tính chun nghiệp ở Anh với mục đích cho cơng dân Anh đi du lịch khắp nơi và đây
cũng chính là một cột mốc quan trọng đánh dấu sự ra đời và hình thành một tổ chức kinh
doanh du lịch. Các hãng du lịch hay còn gọi là các hãng lữ hành (Travel Agency) như một
chiếc cầu nối giữa các bộ phận du lịch và khách du lịch để có được sự phối hợp nhịp nhàng,

5



giúp thuận tiện hơn cho lợi ích của khách hàng và công ty du lịch. Ngành công nghiệp du lịch
lữ hành cũng bắt đầu hình thành từ đây.”
Đối với Việt Nam thì nhu cầu đi lại đã có từ thời phong kiến, chủ yếu là các chuyến đi
của vua chúa và các quan lại trong triều đình hoặc là những người hành hương, và tự cung tự
cấp là chủ yếu. “Vào năm 1960, theo nghị định 26/CP của Chính phủ, Tổng cục Du lịch Việt
Nam được thành lập. Chính từ lúc đó thì hoạt động du lịch của Việt Nam mới thực sự hình
thành. Nhưng do nhiều yếu tố tác động như chiến tranh, đất nước bị chia cắt, nên hoạt động
kinh doanh dịch vụ lữ hành chưa được phát triển và phổ biến. Còn sau khi đất nước đã được
thống nhất, nhưng do điều kiện kinh tế cịn khó khăn và đất nước cũng đang phải khắc phục
hậu quả chiến tranh để lại quá nặng nề, vì vậy, hoạt động kinh doanh lữ hành cũng không
được thịnh hành và phát triển. Hoạt động kinh doanh lữ hành mới có khởi sắc khi nền kinh tế
của nước ta chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường”. Có thể nói, thị trường kinh doanh lữ hành
lúc này trở nên sôi động và đa dạng hơn về chất lượng, sản phẩm,... Đây là một bước tiến mới
khá quan trọng đối với hoạt động kinh doanh lữ hành ở Việt Nam.
1.4.3 Bản chất:
Mối quan hệ giữa cung và cầu trong du lịch, cung ứng dịch vụ, sản phẩm lữ hành mang
tính chất trung gian để phục vụ khách du lịch. Kinh doanh lữ hành về bản chất là thực hiện
các hoạt động nghiên cứu thị trường, thiết lập các chương trình du lịch trọn gói hay từng phần,
đồng thời quảng cáo và bán các chương trình này bằng cách trực tiếp hoặc gián tiếp qua các
kênh trung gian.
1.4.4 Vai trò:
Kinh doanh lữ hành đóng vai trị trung gian giữa cơng ty lữ hành với khách du lịch và
mang lại lợi ích nhất định khơng chỉ cho cơng ty, khách du lịch mà cịn mang lại rất nhiều lợi
ích khác như:
- Lợi ích cho khách du lịch: Khi mua các tour du lịch đã có sẵn của các cơng ty du lịch,
khách du lịch sẽ được tiết kiệm chi phí, khơng lo phát sinh những chi phí và vấn đề trong
chuyến đi, bao gồm cả việc ăn uống, vui chơi vì đã được mua gói.
- Lợi ích cho người dân tại địa phương hoạt động du lịch: Nhờ có các tour du lịch sẽ

đưa khách du lịch tới tham quan, có thêm cơng việc, giảm tỉ lệ thất nghiệp. Ngoài ra, việc
6


buôn bán các loại hàng đặc sản của địa phương cũng sẽ được phát triển hơn, nhờ vậy mà đời
sống của người dân cũng sẽ được cải thiện hơn rất nhiều.
- Lợi ích cho người sản xuất các sản phẩm phục vụ du lịch: Khi ngành du lịch phát triển
thì nhu cầu mua sắm để sử dụng cũng tăng cao, nhờ đó mà các ngành may mặc, thiết kế, thực
phẩm,… có nguồn khách ổn định, tránh được lãng phí và nâng cao được chất lượng hơn.
- Lợi ích cho chính công ty kinh doanh lữ hành: Bán các tour du lịch giúp công ty thêm
thu nhập, đời sống nhân viên được cải thiện, tạo thêm công việc cho rất nhiều người lao động.
Ngồi ra, cơng ty sẽ càng phát triển có ưu thế, chỗ đứng, uy tín trên thị trường hoạt động kinh
doanh du lịch lữ hành. Càng có lượng khách và sự tin tưởng cao thì khách du lịch sẽ có thêm
được nhiều lợi ích và ưu đãi hơn.
1.5. Cơ cấu tổ chức của một Công ty Lữ hành.
Mỗi một cơng ty lữ hành đều có một cơ cấu tổ chức riêng để có thể điều hành sao cho
phù hợp với cơng ty. Và mơ hình cơ cấu tổ chức của một cơng ty lữ hành có quy mơ được thể
hiện như sau:
-

Bảng 1.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức của một công ty lữ hành

Giám Đốc

Bộ phận tổng hợp

Bộ phận nghiệp vụ du lịch

Tài


Tổ

Hành

Thị

Điều

chính

chức

chính

trường hành

tổ

Bộ phận hỗ trợ phát triển

Hướng Các

Kinh

Kinh

Kinh

dẫn


doanh

doanh

doanh

ban

nội địa quốc

chức

tế

7

khác


Từ mơ hình cơ cấu tổ chức của các cơng ty lữ hành nói chung thì đều có các bộ phận
quan trọng và cốt lõi của một công ty. Bộ phận nghiệp vụ Du lịch được coi là xương sống đối
với hoạt động và sự phát triển của công ty.
-

Giám đốc: Đưa ra và xét duyệt các quyết định cho các hoạt động của cơng ty, có quyền
phân cơng, khen thưởng trong cơng ty.

-

Phịng điều hành: phối hợp thực hiện và xây dựng phát triển các chương trình du lịch….


-

Phịng kinh doanh nội địa: Xử lý tất cả các vấn đề về các hoạt động như xây dựng các
tour du lịch, địa điểm tham quan trong nội địa.

1.6 Hoạt động kinh doanh lữ hành nội địa
“Kinh doanh lữ hành nội địa có rất nhiều sản phẩm, các loại hàng hóa khác nhau để cung
ứng theo nhu cầu của khách du lịch. Muốn hoạt động kinh doanh lữ hành nội địa thì người
điều hành của cơng ty phải có ít nhất 3 năm kinh nghiệm trong các lĩnh vực nội địa.” Ngồi
ra, cần có thêm các u cầu nhất định để có thể mở cơng ty kinh doanh lữ hành nội địa:
+ Có giấy phép đăng ký kinh doanh lữ hành nội địa.
+ Doanh nghiệp được thành lập hợp pháp.
+ Ký quỹ hoạt động kinh doanh lữ hành nội địa tại ngân hàng.
+ Có các phương án xây dựng, điều hành và phát triển cho các chương trình nội địa.
+ Doanh nghiệp kinh doanh lữ hành nội địa chỉ có thể phục vụ khách du lịch nội địa
trong nước không được kinh doanh lữ hành quốc tế.
Theo khoản 2 điều 3 và khoản 2 điều 10 Luật Du lịch 2017:
“Khách du lịch nội địa là công dân Việt Nam, người nước ngoài cư trú ở Việt Nam đi du
lịch trong lãnh thổ Việt Nam”.
“Du lịch nội địa là các hoạt động xây dựng, tổ chức để phục vụ cho công dân Việt Nam,
và khách du lịch nội địa cũng không cần các giấy tờ như hộ chiếu,… như ra nước ngoài mới
có thể di chuyển đi lại trong thời gian du lịch. Ngồi ra, khách du lịch trong nước khơng vượt
qua biên giới của bất kì quốc gia nào nên khơng cần thị thực và các giấy tờ xuất nhập cảnh
khác và họ cũng không cần phải lo lắng về vấn đề chuyển đổi các đơn vị tiền.” Kinh doanh du
lịch nội địa sẽ dễ dàng hơn so với kinh doanh du lịch quốc tế, vì chi phí, giá thành trong nội
8


địa rẻ hơn, nếu xảy ra các vấn đề trong chuyến đi cũng sẽ dễ xử lý và khắc phục hơn rất nhiều

so với du lịch quốc tế.
1.6.1 Các loại hình trong kinh doanh du lịch lữ hành.
+ Mục đích chuyến đi: du lịch thiên nhiên, du lịch sinh thái, du lịch văn hóa,…
+ Địa điểm địa lý của điểm đến: du lịch biển, du lịch núi,…
+ Thời gian: du lịch ngắn ngày hoặc du lịch dài ngày.
+ Hoạt động tổ chức du lịch: du lịch lữ hành, du lịch gia đình,…
+ Loại hợp đồng: trọn gói hoặc từng phần.
-

Loại hợp đồng trọn gói là khách du lịch mua trọn gói thì sẽ được cơng ty du lịch hỗ trợ

và phục vụ tất cả các vấn đề trong chuyến đi du lịch từ ăn uống, đi lại, nghỉ ngơi, phòng ốc,…
-

Loại hợp đồng từng phần là khách du lịch chỉ chi trả trước từng phần một cho cả một

chuyến đi và loại hợp đồng này sẽ có thể phát sinh nhiều chi phí và vấn đề bất cập hơn trong
chuyến đi nhiều hơn hẳn so với loại trọn gói.
Nhìn chung, cả hai loại hình này đều dùng để phục vụ tinh thần và nhu cầu cho khách
du lịch trong cả chuyến đi. Vì vậy, sẽ tùy thuộc vào mong muốn của khách du lịch và sự trao
đổi giữa bên nhà kinh doanh du lịch với khách du lịch.
1.6.2 Các phương tiện di chuyển, vận chuyển.
Không chỉ trong kinh doanh du lịch, mà tất cả các ngành đều cần các phương thức vận
chuyển này:
+ Đường bộ: “Là loại hình giao thơng gắn liền và quá quen thuộc với con người Việt
Nam, vì đường bộ chính là cung đường chính được lựa chọn nhiều nhất cho các hoạt động đi
lại. Vừa thuận tiện, linh hoạt về thời gian và dễ dàng có thể đến được các vị trí, địa điểm du
lịch. Tuy nhiên, nhược điểm của loại hình này là dễ bị tắc đường, kẹt xe; và thường xuyên
không may xảy ra tai nạn, gây nguy hiểm”.
+ Đường hàng không: “Là loại hình cũng đang được ưa chuộng trong xu thế phát triển vì sự

tiện lợi nhanh chóng, đảm bảo được an tồn hơn so với đường bộ và có thể di chuyến đến một

địa điểm xa, một quảng đường xa trong thời gian ngắn giúp rút ngắn được thời gian, công sức
để có thể giữ sức khỏe cho một chuyến đi nghỉ dưỡng hoặc đi chơi được thoải mái và trọn vẹn
nhất. Cũng giống như đường bộ, nó cũng sẽ có nhược điểm là thỉnh thoảng bị dời chuyến bay
9


đột xuất. Ví dụ như chúng ta có một chuyến đi họp hội nghị, nhưng lại đến trễ do bị dời chuyến
bay, gây ra hủy hợp đồng hoặc nhiều bất cập khác thì thật đáng tiếc”.
+ Đường thủy: Loại hình di chuyển này hiện nay vẫn chưa được phổ biến bằng đường
bộ và đường hàng khơng vì chưa có sự phát triển, đầu tư nhiều vào loại hình này. Đường thủy
hiện có 4 loại hình giao thơng chính: dịch vụ theo chuyến định kỳ đường xa, hành trình ngắn
ngày trên biển, tuần du trên biển, vận chuyển trên sông.
Các loại hình đều có ưu nhược điểm riêng biệt và cũng rất quan trọng trong việc phát
triển du lịch, vừa mang lại kinh tế, vừa đáp ứng được nhu cầu đi lại của khách hàng.
1.6.3 Kinh doanh các cơ sở lưu trú.
+ Khách sạn nghỉ dưỡng.
+ Căn hộ du lịch.
+ Biệt thự du lịch.
+ Bãi cắm trại du lịch.
+ Homestay
+ Phòng họp hội nghị, hội thảo (Mice)
1.6.4 Các loại địa điểm hoạt động du lịch chính trong kinh doanh du lịch lữ hành.
+ Địa điểm du lịch tự nhiên: vườn quốc gia, hang động, núi, biển đảo,...
+ Địa điểm du lịch văn hóa: khu di tích, bảo tàng, dinh thự lịch sử,...
+ Lễ hội: sự kiện lễ hội về tôn giáo, hội chợ,...
+ Địa điểm du lịch giải trí: cơng viên nước, triển lãm, mua sắm,...
1.6.5 Truyền thông trong kinh doanh du lịch lữ hành.
“Việc phát triển truyền thông trong kinh doanh du lịch là rất cần thiết, hiện tại thì xu thế

về mạng xã hội đang phát triển và đi đầu, các độ tuổi đều hàng ngày sử dụng internet để thu
thập thông tin, khám phá, theo dõi,... Giới trẻ hiện nay có sở thích đi du lịch, khám phá, tìm
hiểu rất nhiều và cịn có sự chọn lọc qua Youtube, Tiktok, ... để có thể đưa ra những quyết
định đúng đắn nhất cho chuyến đi. Không chỉ giới trẻ mà người lớn tuổi, trung niên cũng rất
có sự quan tâm về các hoạt động du lịch nghiêng về nghỉ dưỡng, nhẹ nhàng, để nâng cao sức
khỏe tuổi xế chiều”. Vì vậy, các trang mạng như Facebook, Zalo, Tiktok, Youtube,... cần được
10


khai thác về hoạt động du lịch. Ngồi ra cịn có các app đặt vé, đặt phịng, đặt xe để người dân
có thể dễ dàng lựa chọn và dễ dàng đặt được tour mà mình muốn.
1.6.6 Nghiên cứu thị trường và xây dựng các chương trình tour du lịch.
Nghiên cứu thị trường du lịch hiểu đơn giản là việc tìm hiểu suy nghĩ, sở thích, nhu cầu,
thời gian rảnh rỗi, mức thu nhập tầm bao nhiêu của tất cả người dân, vì họ đều là khách hàng
hoặc là khách hàng tiềm năng cho cơng ty du lịch của mình. Ngồi ra, còn nghiên cứu về các
địa điểm du lịch, các nơi hỗ trợ, hợp tác sản phẩm như thế nào là tốt để có thể lên kế hoạch
sắp xếp cho chương trình tour được trọn vẹn nhất.
Các bước xây dựng một chương trình tour du lịch:
Bước 1: Nghiên cứu, thu thập đầy đủ tất cả các thông tin cần thiết về tuyến điểm, giá cả,
cách phục vụ, sản phẩm dịch vụ và các thơng tin có liên quan đến việc tổ chức các chuyến
như: loại hình phương tiện vận chuyển, loại hình cơ sở lưu trú và chất lượng, giá cả các dịch
vụ, các thông tin khác như thủ tục hải quan, đổi tiền,...
Bước 2: Sơ đồ hóa tuyến du lịch, lên kế hoạch và lịch trình chi tiết về các tuyến điểm, độ
dài tour, địa điểm xuất phát,... Việc thiết kế hành trình du lịch địi hỏi các doanh nghiệp phải
cân nhắc kỉ lưỡng về tính khả thi của chương trình, thơng qua việc nghiên cứu và khảo sát
thực địa, hợp đồng với các đối tác cung cấp dịch vụ.
Bước 3: Định giá chương trình du lịch phải căn cứ vào tổng chi phí chương trình du lịch,
bao gồm chi phí cố định (giá vận chuyển, quảng cáo, quản lý,...) và các chi phí biến đổi khác
(ăn- ngủ, bảo hiểm, tham quan) và lợi nhuận dự kiến của doanh nghiệp. Mức giá trọn gói
chương trình du lịch nhỏ hơn mức giá các dịch vụ cung cấp trong chương trình du lịch. Việc

tính giá phải đảm bảo tính đúng, tính đủ để có thể trang trải các chi phí bỏ ra, cũng như mang
lại lợi nhuận cần thiết cho công ty và khả năng thu hút khách hàng.
Bước 4: Viết thuyết minh cho chương trình du lịch, ứng với mỗi chương trình du lịch thì
phải có một bản thuyết minh. Một điểm quan trọng trong bản thuyế thuyết minh là phải nêu
lên giá trị của tuyến, điểm du lịch. Bản thuyết minh phải rõ ràng, chính xác, có tính hình tượng,
biểu cảm nhằm phản ánh và nâng cao chất lượng và giá trị của điểm đến

11


1.7 Thị trường kinh doanh du lịch nội địa.
1.7.1 Khái niệm của thị trường du lịch
“Thị trường du lịch là bao gồm tất cả các yếu tố từ các sản phẩm, hàng hóa, chương trình,
thời gian, địa điểm để đáp ứng nhu cầu. Sản phẩm du lịch kể cả sản phẩm vơ hình hay hữu
hình nhưng đều phục vụ cho con người trong vấn đề du lịch.” Tất cả phải có mối liên hệ mật
thiết với nhau, hỗ trợ nhau thì được gọi là thị trường du lịch. Theo quan điểm của marketing:
“Thị trường bao gồm tất cả những khách hàng tiềm ẩn cùng một số nhu cầu hay mong muốn
cụ thể, sẵn sàng và có khả năng tham gia trao đổi để thỏa mãn nhu cầu hay mong muốn của
họ”
Thị trường du lịch nội địa tuy không được phổ biến như thị trường du lịch quốc tế, nhưng
nó cũng chiếm phần lớn kinh tế cho ngành du lịch ở Việt Nam, vì Việt Nam được mẹ thiên
nhiên ưu ái, ban tặng cho hàng ngàn cảnh đẹp, phong cảnh hữu tình, thiên nhiên tuy có khắc
nghiệt theo mùa nhưng cũng khơng làm giảm đi sức nóng của các chương trình du lịch nội
địa. Khi thị trường du lịch tăng thì cũng sẽ kéo các ngành nghề cũng tăng theo, hay cịn gọi là
mối quan hệ có lợi cả đơi bên.
1.7.2 Đặc điểm của thị trường du lịch.
+ Đặc điểm chung của thị trường du lịch: Hoạt động du lịch diễn ra trong một khoảng
không gian hay thời gian xác định có sự trao đổi du lịch và nó là nơi chứa tổng cung và tổng
cầu. Cùng với đó nó sẽ phải chịu ảnh hưởng của các yếu tố tác động xung quanh.
+ Đặc điểm riêng của thị trường du lịch: So với các thị trường hàng hóa khác thì thị

trường của ngành du lịch có sự xuất hiện muộn hơn so với các ngành khác, nên nó sẽ có những
sự khác biệt riêng biệt mà chỉ có ngành du lịch có được. “Ví dụ trong ngành du lịch, sự di
chuyển của hàng hóa vật chất là khơng hề có, có thể thấy rõ ràng cán cân cung-cầu của ngành
dịch vụ chủ yếu là dịch vụ. Hàng hóa tuy là rất cần thiết, nhưng lại chiếm tỷ trọng nhỏ trong
ngành. Doanh thu chiếm từ 50-80% trong tổng doanh thu từ dịch vụ. Nó cịn chia ra làm hai
là dịch vụ chính và dịch vụ bổ sung. Ở các nước du lịch chưa phát triển thì chiếm 7/3 tỷ trọng
giữa dịch vụ chính và dịch vụ bổ sung; cịn các nước du lịch phát triển thì có tỷ trọng ngược
lại và cái tỷ trọng cũng để đánh giá và nói lên được rằng tỷ trọng chính và tỷ trọng bổ sung
càng nhỏ thì tính hấp dẫn của nơi đến du lịch, hiệu quả kinh tế cao”.
12


Do nhu cầu của du lịch chính là sự thỏa mãn về tinh thần như nghỉ dưỡng, vui chơi,
khám phá, giải trí là chủ yếu, nên dịch vụ của du lịch ít hiện hữu khi qua trao đổi mua bán.
Chưa kể đến cịn có một số nhu cầu du lịch cần được đáp ứng khác như tìm hiểu lịch sử văn
hóa, các vấn đề về tâm linh như chùa chiềng, nhà thơ,… “Du lịch mang tính thời vụ cao, vì
thường các hoạt động du lịch diễn ra vào mùa hè (học sinh, giáo viên được nghỉ hè), mùa lễ
hội, hay là mùa tết. Chính vào những thời điểm này mà nhu cầu mong muốn được phục vụ về
tinh thần cao, nên nhu cầu du lịch cũng tăng cao. Có thể nói ngành du lịch là ngành chịu rất
nhiều tác động của thiên nhiên và mơi trường xã hội, vì nó phần lớn đều phụ thuộc vào thiên
nhiên để tạo nên du lịch, vì vậy có thể hiểu đây là một sự nhạy cảm hoàn toàn hợp lý. Lượng
khách du lịch cũng sẽ thay đổi theo những biến động hay sự tác động từ các yếu tố khác nhau.
Các biến động không chỉ ảnh hưởng tới ngành du lịch quốc gia mà cịn ra cả phạm vi quốc
tế”. Chính vì nhu cầu du lịch của người dân ngày càng nhiều và rộng rãi, nên nhà cung ứng
cũng bắt đầu xuất hiện để có thể cân bằng đươc cán cân cung- cầu.
1.7.3 Phân loại thị trường du lịch
Thị trường du lịch, ngoài sự chi phối, ảnh hưởng của thiên nhiên, còn bị chi phối do thị
trường cầu du lịch và thị trường cung du lịch.
Thị trường do cầu du lịch chi phối, còn được hiểu như nhu cầu du lịch của con người
tăng cao và nó có sức ảnh hướng rất lớn đến việc cung cấp các dịch vụ du lịch.

Thị trường do cung du lịch chi phối thì sẽ phụ thuộc nhiều hơn vào nhà cung cấp, vì nhu
cầu của khách du lịch tăng cao nhưng dịch vụ cung cấp lại thấp hơn. Có loại thị trường du lịch
cung- cầu có thể cân bằng với nhau mà các quốc gia đều muốn hướng tới, nhưng có thể thấy
trên thực tế điều này là bất khả thi.
1.7.4 Chức năng của thị trường du lịch
Thị trường du lịch phát triển hay tụt hậu đều phụ thuộc vào các cơ chế quản lý có tầm
quan trọng nhất định, vì nó thể hiện các hoạt động trao đổi được tiến hành thuận lợi hay khó
khăn. Thị trường du lịch gồm các chức năng sau:
- Chức năng công nhận: Các nhà sản xuất cung cấp du lịch đưa sản phẩm ra thị trường
du lịch có được khách du lịch chấp nhận hay không chấp nhận. Ngược lại, ở bên mua sản
phẩm thì các mong muốn nhu cầu của họ có được xã hội và nhà cung cấp sản phẩm du lịch
chấp nhận hay khơng. Vì trong nhu cầu của khách hàng cũng có những nhu cầu không được
13


xã hội và nhà cung cấp chấp nhận. Đơn cử như các nhu cầu về đánh bạc, du lịch tình dục- mại
dâm, giải trí bạo lực hay giải trí thác loạn ở thị trường Việt Nam thì những nhu cầu này đều
khơng được chấp nhận và cịn ra sức ngăn cấm để khơng dẫn tới nhiều hệ lụy sau đó.
- Chức năng thơng tin: Chức năng này có thể hiểu như một chiếc cầu nối để tiếp cận,
trao đổi thông tin giữa bên cung và bên cầu được thuận tiện và nhanh chóng hơn. Với người
mua thì chức năng thơng tin cung cấp các thơng tin hữu ích, quan trọng về chất lượng dịch vụ,
giá cả, thời gian, địa điểm,… để cho họ có sự chọn lọc dịch vụ du lịch. Còn với bên cung cấp
du lịch chức năng này giúp cho họ có thêm thơng tin về nhu cầu của khách hàng, giá cả cạnh
tranh của đối thủ.
- Chức năng điều tiết: Giúp cân bằng được thị trường du lịch thông qua các quy định
của nhà nước và quy luật kinh tế.
Nhìn bao qt thì có thể nhận ra được thị trường du lịch cần có một khối lượng thơng tin
lớn, phức tạp, đa dạng, tồn diện và cần có tính chính xác để phục vụ cho thị trường du lịch
hơn so với các ngành khác.


TIỂU KẾT CHƯƠNG 1
Thứ nhất, cha đẻ của kinh doanh lữ hành là Thomas Cook. Hoạt động kinh doanh càng
được mở rộng và có sự liên kết, hỗ trợ, hợp tác với nhau mang lại rất nhiều lợi ích
Thứ hai, hoạt động kinh doanh du lịch lữ hành nội địa đóng góp rất nhiều vào ngành du
lịch Việt Nam hiện nay. Trong khoảng thời gian xảy ra đại dịch Covid- 19, có thể thấy rõ rằng
ngành du lịch nội địa giữ vai trò hết sức quan trọng trong thời kì mọi sự đi lại, xuất nhập cảnh
bị hạn chế, nhưng du lịch nội địa vẫn tạo ra được nguồn thu nhập. Theo Tiến sỹ Nguyễn Tuấn
Anh, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phát triển du lịch nội địa chia sẻ: “Du lịch nội địa có vị
trí, vai trị rất lớn đối với phát triển du lịch Việt Nam thời gian qua. Trong giai đoạn 20112019, khách nội địa tăng trưởng tích cực, đóng góp quan trọng vào tổng thu của ngành du lịch.
Nếu như năm 2011 khách nội địa mới chỉ đạt 30 triệu lượt thì đến năm 2019 con số này đã
tăng lên 85 triệu lượt, tốc độ tăng trưởng bình quân đạt khoảng 15%/năm. Mốc tăng trưởng
mạnh nhất của khách nội địa là năm 2015, với 57 triệu lượt khách, tăng 50% so với năm 2014
và tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng cao trong các năm tiếp theo”.

14


CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH LỮ HÀNH NỘI
ĐỊA TẠI CÔNG TY TNHH BIỂU TƯỢNG DU LỊCH.
2.1 Tổng quan ngành du lịch ở Việt Nam và tỉnh Bình Dương
“Việt Nam là một quốc gia có bờ biển dài, là trung tâm của khu vực Đông Nam Á. Nhờ
sự ưu ái của thiên nhiên nên có những cơng trình tự nhiên được tạo ra qua một quảng thời gian
hàng triệu năm như động Phong Nha- Kẻ Bàng,.. hay những địa điểm nổi tiếng khác thu hút
khách du lịch cả trong và ngoài nước. Tiềm năng phát triển du lịch ở Việt Nam rất đáng mong
đợi. Nước ta có rất nhiều loại hình du lịch từ nghỉ dưỡng, mạo hiểm, hội nghị, hội thảo, du
lịch xanh hay là du lịch ẩm thực. Có hơn 3000 di tích được xếp hạng quốc gia, 5000 di tích
được xếp hạng cấp tỉnh như Phố Cổ Hội An, quần thể danh thắng Tràng An,…”
Bình Dương là tỉnh nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, giáp ranh với Thành
phố Hồ Chí Minh về hướng Bắc có mạng lưới giao thơng kết nối thuận lợi trong vùng.
Trong những năm qua, dù được đánh giá là có khá nhiều tiềm năng, lợi thế để phát triển,

song du lịch Bình Dương vẫn khá mờ nhạt trên mọi phương diện.
Vậy những “điểm yếu” nào cần khắc phục và những giải pháp cần thực hiện để ngành
du lịch phát triển bền vững như định hướng của tỉnh đến năm 2020 đã xác định đến năm 2020
và giai đoạn sau đó ngành du lịch sẽ trở thành một trong những ngành kinh tế quan trọng đóng
góp vào tăng trưởng và phát triển bền vững, cân đối của nền kinh tế Bình Dương.
Trong khơng gian du lịch Việt Nam, Bình Dương được coi là địa phương nằm trong tiểu
vùng du lịch Đơng Nam Bộ, có khả năng kết nối với nhiều trung tâm du lịch quan trọng như
Thành phố Hồ Chí Minh, Vũng Tàu, Đồng Nai hoặc các tỉnh, thành vùng Đồng bằng sơng
Cửu Long, thậm chí các địa phương khu vực Tây Nguyên, duyên hải Nam Trung Bộ…
Theo Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bình Dương Nguyễn Khoa Hải,
“Bình Dương khơng phải là tỉnh được thiên nhiên ưu đãi, khơng có các vùng tự nhiên có giá
trị cao phục vụ phát triển du lịch như các bãi tắm hay các vùng khí hậu đặc trưng”.
Song các hồ trên địa bàn tỉnh như hồ Dầu Tiếng, hồ Than Thở, Hồ Đá Bàn, hồ Phước
Hòa… đều có thể được đầu tư để phát triển các khu nghỉ dưỡng, cắm trại, khu vui chơi giải
trí trên mặt nước.
15


Bên cạnh đó, các hệ thống sơng như sơng Sài Gịn, sơng Bé, sơng Đồng Nai, sơng Thị
Tính cũng như các kênh rạch góp phần tạo nên tiềm năng phát triển du lịch ở địa phương nhờ
hệ thống cảnh quan sông nước cùng miệt vườn cây trái xanh tốt.
Khu du lịch Đại Nam là điểm tham quan, vui chơi giải trí khá hấp dẫn với người dân dịp
cuối tuần đáp ứng hàng ngàn lượt khách.
Khu du lịch sinh thái Thủy Châu có diện tích lên đến hàng trăm nghìn mét vuông tất cả
đều được bao phủ bởi cây xanh, công trình thác nước, hồ nước nhân tạo mang lại khơng gian
mát mẻ như Đà Lạt. Chỉ cách Thành phố Hồ Chí Minh 1 giờ lái xe, hoặc có thể đi xe bus để
di chuyển đến đây vào cuối tuần.
Ngoài ra cịn có các vườn cây ăn trái nổi tiếng như là vườn cây ăn trái Lái Thiêu (thị xã
Thuận An), vườn cây ăn trái Thanh Tuyền (huyện Dầu Tiếng), vườn bưởi Bạch Đằng (thị xã
Tân Uyên).

Các vườn cây ăn trái này đều có khả năng phát triển thành các loại hình du lịch sinh thái,
miệt vườn, du lịch nghỉ dưỡng cuối tuần hoặc các tour du lịch sơng nước.
Trong đó, Lái Thiêu là địa danh được biết đến với vùng trồng cây ăn trái lâu đời, được
đánh giá là ngon nhất vùng miền Đông Nam Bộ với nhiều loại trái cây như sầu riêng, bịn bon,
mít tố nữ và nổi bật nhất là đặc sản gỏi gà măng cụt Lái Thiêu.
Một điểm nổi bật, Bình Dương có vị trí tiếp giáp với Thành phố Hồ Chí Minh và các
tỉnh trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, các khu vực có tốc độ đơ thị hóa, cơng nghiệp
cao. Đây chính là lợi thế để địa phương khai thác các nhu cầu về du lịch nghỉ cuối tuần, du
lịch sinh thái vui chơi giải trí, du lịch mua sắm.
Một lợi thế nữa khơng thể khơng nhắc tới, Bình Dương là điểm đến hấp dẫn cho nhiều
nhà đầu tư, do đó khách du lịch, doanh nhân đi du lịch. Đây chính là một đối tượng du khách
quan trọng, là điều kiện thuận lợi để Bình Dương khai thác các loại hình du lịch nghỉ dưỡng,
du lịch thể thao cao cấp hoặc du lịch gắn với hội họp để phát triển thêm kinh tế.
Bình Dương cịn có tới 56 di tích lịch sử, văn hóa được xếp hạng gồm 12 di tích cấp
quốc gia và 44 di tích cấp tỉnh, các làng nghề truyền thống như tranh sơn mài, gốm sứ, mây
tre đan.
16


Di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia chùa Hội Khánh chính là nơi cụ Phó bảng Nguyễn
Sinh Sắc- thân sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng đến ở trong một thời gian. Di tích cấp
quốc gia Nhà tù Phú Lợi là nơi các chiến sĩ cách mạng Việt Nam từng bị địch giam cầm, giờ
đây đã trở thành một địa chỉ đỏ góp phần giáo dục truyền thống yêu nước cho thế hệ trẻ.
Kết quả chưa tương xứng
Theo Vụ Lữ hành, Tổng cục Du lịch, trong những năm gần đây, lượng du khách và doanh
thu từ du lịch của Bình Dương đã có nhiều chuyển biến tích cực, tăng trưởng năm sau cao hơn
năm trước.
Cụ thể năm 2017, Bình Dương đón gần 4,6 triệu lượt du khách, đạt doanh thu 1.280 tỷ
đồng. Năm 2018, Bình Dương đón trên 4,7 triệu lượt du khách, doanh thu từ du lịch đạt trên
1.360 tỷ đồng.

Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có khoảng 30 đơn vị hoạt động lữ hành quốc tế và 3 văn
phịng đại diện. Tồn tỉnh có hơn 550 khách sạn, nhà nghỉ với tổng số trên 10.500 phịng,
trong đó có khoảng 40 khách sạn được xếp hạng từ 1-5 sao.
Hệ thống nhà hàng, cơ sở ăn uống có thể đáp ứng nhu cầu ăn uống của người dân và du
khách với một số đặc sản địa phương như gỏi gà măng cụt, gà nướng sầu riêng, bánh bèo
bì,…
Tuy nhiên, cũng qua những số liệu này có thể nhận thấy, lượng du khách đến Bình Dương
cịn khiêm tốn. Chưa kể, với điều kiện cơ sở vật chất, các sản phẩm du lịch hiện có của Bình
Dương chưa đủ tiềm lực cũng như là khả năng để đón các đoàn khách lớn, đặc biệt là khách
du lịch cao cấp và quốc tế.
Thực tế, du khách khi được giới thiệu đến Bình Dương đã… lắc đầu bởi họ chưa hiểu
nhiều về sức hấp dẫn của các điểm đến ở vùng đất này.
Chị Nguyễn Minh Tâm, giáo viên một trường Trung học cơ sở ở Hà Nội, cho biết “Khi
nhà trường tổ chức cho cán bộ, giáo viên đi du lịch một số địa phương phía Nam, sau khi đến
Thành phố Hồ Chí Minh, được giới thiệu đến Bình Dương, bản thân chị và nhiều thành viên
trong đoàn thoạt tiên đều có cảm giác khơng hào hứng”.

17


“Chị Minh Tâm lý giải từ trước đến nay, nghĩ đến du lịch Bình Dương, chị mới chỉ biết
đến Khu du lịch Đại Nam, song theo chị khu du lịch này phù hợp nhiều hơn đối với đối tượng
du khách là trẻ em đi cùng gia đình. Nêu một ví dụ này để thấy, với nhiều du khách, Bình
Dương chưa phải là điểm đến hấp dẫn để họ có thể lựa chọn cho chuyến du lịch của mình”.
Nhiều người cũng cho rằng hệ thống sản phẩm du lịch của Bình Dương chưa có giá trị
thực sự nổi trội, chưa tạo thành chuỗi dịch vụ để tăng khả năng cạnh tranh trong việc thu hút
khách du lịch.
“Giáo sư, tiến sỹ Trần Ngọc Thêm, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn -Đại
học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, trong một cuộc hội thảo về du lịch Bình Dương từng
cho rằng, một trong những điểm yếu của du lịch Bình Dương là các điểm đến cịn nhỏ lẻ, phân

tán, du khách sẽ phải di chuyển nhiều”.
Các nhà nghiên cứu, chun gia cịn phân tích, hằng năm tuy lượng khách đến Bình
Dương có tăng nhưng thời gian lưu trú của khách lại ngắn, khoảng 94% khách tham quan có
thời gian lưu trú dưới một ngày, chỉ có 6% du khách lưu trú trên một ngày (tập trung vào nhóm
khách du lịch tơn giáo tín ngưỡng đến các chùa).
Nguồn khách du lịch tại các điểm di tích chủ yếu là người trong tỉnh. Khách ngoài tỉnh
đến nhiều từ Thành phố Hồ Chí Minh, Bình Phước, Đồng Nai,…
Một trong những ngun nhân của thực trạng này do tại Bình Dương, nhiều khu du lịch
sinh thái, công viên, trung tâm thương mại, khu vui chơi giải trí… cịn rời rạc chưa đáp ứng
được nhu cầu của du khách, chưa tạo được sự liên kết giữa các điểm di tích với các dịch vụ
khác dẫn đến gây trở ngại trong việc “giữ chân” du khách.
Trong những năm gần đây, do ảnh hưởng của dịch Covid 19, nên tình hình hoạt động du
lịch giảm mạnh.

18


×