Tải bản đầy đủ (.doc) (59 trang)

Một số thực trạng và giải pháp thúc đẩy hoạt động kinh doanh lữ hành nội địa ở công ty lữ hành Hanoitourist

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.83 MB, 59 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn để tài
Du lịch – ngành công nghiệp không khói hiện nay đang là một đề tài nóng
bỏng thu hút rất nhiều mối quan tâm của nhiều người. Rất nhiều quốc gia trên thế
giới đã xác định Du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn của quốc gia mình. Bên cạnh đó,
cùng với sự phát triển của nền kinh tế - xã hội du lịch đã trở thành một nhu cầu không
thể thiếu của con người trên toàn thế giới nói chung và con người Việt Nam nói
riêng. Chính vì lẽ đó mà ngày càng có nhiều loại hình du lịch xuất hiện nhằm thỏa
mãn nhu cầu của con người. Và một loại hình du lịch hiện nay đang phát triển mạnh
mẽ đó là loại hình du lịch nội địa.
Nắm bắt được những nhu cầu này của khách hàng, rất nhiều các doanh nghiệp
du lịch đã tung ra các sản phẩm để thu hút khách du lịch. Một trong số những doanh
nghiệp có uy tín và thương hiệu về tổ chức loại hình du lịch Nội địa là Công ty Lữ
hành Hanoitourist.
Tuy nhiên, những năm qua liên tục xảy ra những bất ổn về kinh tế, dịch
bệnh...Bên cạnh đó, trong nền kinh tế thị trường hiện nay có không ít các đối thủ
cạnh tranh tổ chức thành công loại hình du lịch Nội địa này. Nên việc kinh doanh của
Công ty Lữ hành Hanoitourist gặp không ít những khó khăn. Qua thời gian thực tập
tại Công ty lữ hành Hanoitourist với mong muốn phát triển hoạt động kinh doanh lữ
hành nội địa tại Công ty và thỏa mãn tối đa nhu cầu du lịch cho khách, em đã quyết
định chọn đề tài “ Một số thực trạng và giải pháp thúc đẩy hoạt động kinh doanh lữ
hành nội địa tại công ty Lữ hành Hanoitourist “.
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu hoạt dộng khai thác nguồn khách du lịch nội địa và các
sản phẩm tour du lịch nội địa ở công ty Lữ hành Hanoitourist.
Phạm vi nghiên cứu của đề tài chỉ là hoạt động kinh doanh lữ hành, chủ yếu là kinh
doanh lữ hành nội địa ở công ty Lữ hành Hanoitourist.
3. Mục đích và phương pháp nghiên cứu đề tài
Mục đích nghiên cứu là dựa trên các cơ sở lý luận và thời gian thực tập tại công ty để
đánh giá thực trạng hoạt động kinh doanh Lữ hành Nội địa. Từ đó đưa ra các giải
pháp nhằm thúc đẩy hoạt động kinh doanh lữ hành Nội địa ở công ty nhằm giúp cho


công ty kinh doanh có hiệu quả hơn, ngày các sản phẩm tour ngày một phong phú và
1
hấp dẫn hơn. Và để đạt được mục đích nghiên cứu trong để tài em có sử dụng một số
phương pháp nghiên cứu như:
+ Phương pháp phân tích, tổng hợp
+ Phương pháp thu thập và xử lỹ tài liệu
+ Phương pháp thống kê
+ Phương pháp so sánh số liệu
4. Kết cấu của đề tài
- Chương 1; Cơ sở lý luận và thực tiễn hoạt động du lịch
- Chương 2: Thực trạng hoạt động kinh doanh lữ hành Nội địa ở Công ty Lữ
hành Hanoitourist
- Chương 3: Một số giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động kinh doanh lữ hành
Nội địa ở Công ty Lữ hành Hanoitourist.
2
C hương 1:
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ HOẠT ĐỘNG DU LỊCH
1.1. Một số khái niệm cơ bản về du lịch
1.1.1. Khái niệm và phân loại công ty lữ hành lữ hành
1.1.1.1. Khái niệm công ty lữ hành
Đã tồn tại khá nhiều khái niệm khác nhau về doanh nghiệp lữ hành xuất phát
từ nhiều góc độ khác nhau trong việc nghiên cứu các doanh nghiệp lữ hành. Mặt
khác, bản thân hoạt động du lịch nói chung và lữ hành du lịch nói riêng phong phú và
đa dạng, có nhiều biến đổi theo thời gian. Ở mỗi giai đoạn phát triển, hoạt động lữ
hành luôn có những hình thức và nội dung mới.
Ở thời kỳ đầu tiên, các doanh nghiệp lữ hành chủ yếu tập trung vào các hoạt động
trung gian, làm đại lý bán sản phẩm của các nhà cung cấp như khách sạn, hàng
không...Khi đó, các doanh nghiệp lữ hành (thực chất là các đại lý du lịch) được định
nghĩa như một pháp nhân kinh doanh chủ yếu dưới hình thức là đại diện, đại lý cho
các nhà sản xuất ( khách sạn, hãng ô tô, tàu biển...) bán sản phẩm tới tận tay người

tiêu dùng với mục đích thu tiền hoa hồng (Commission). Trong quá trình phát triển
đến nay, hình thức các đại lý du lịch vẫn liên tục được mở rộng.
Một cách khái niệm phổ biến hơn là căn cứ vào hoạt động tổ chức các chương trình
du lịch của các doanh nghiệp lữ hành. Khi đã phát triển ở một mức độ cao hơn so với
việc làm trung gian thuần túy, các doanh nghiệp lữ hành đã tự tạo ra các sản phẩm
của mình bằng cách tập hợp các sản phẩm riêng rẽ như dịch vụ khách sạn, vé máy
bay, ô tô, tàu thủy và các chuyến tham quan thành một sản phẩm hoàn chỉnh và bán
cho khách du lịch với một mức giá gộp. Ở đây, doanh nghiệp lữ hành không chỉ dừng
lại ở người bán mà trở thành người mua sản phẩm của các nhà cung cấp du lịch. Tại
Bắc Mỹ, doanh nghiệp lữ hành được coi là những công ty xây dựng các chương trình
du lịch bằng cách tập hợp các thành phần như khách sạn, hàng không, tham quan... và
bán chúng với một mức giá gộp cho khách du lịch thông qua hệ thống các đại lý bán
lẻ. Như vậy, doanh nghiệp lữ hành là các pháp nhân tổ chức và bán các chương trình
du lịch. Ở Việt Nam, doanh nghiệp lữ hành được định nghĩa:” Doanh nghiệp lữ hành
là đơn vị có tư cách pháp nhân, hạch toán độc lập, được thành lập nhằm mục đích
sinh lợi bằng việc giao dịch, ký kết các hợp đồng du lịch và tổ chức thực hiện các
chương trình du lịch đã bán cho khách du lịch”.
3
Trong giai đoạn hiện nay, nhiều công ty lữ hành có phạm vi hoạt động rộng lớn,
mang tính toàn cầu và trong hầu hết các lĩnh vực của hoạt động du lịch. Các công ty
lữ hành đồng thời sở hữu các tập đoàn khách sạn, các hãng hàng không, tầu biển,
ngân hàng, phục vụ chủ yếu khách du lịch của công ty lữ hành. Kiểu tổ chức các
công ty lữ hành nói trên rất phổ biến ở châu Âu, châu Á và đã trở thành những tập
đoàn kinh doanh du lịch có khả năng chi phối mạnh mẽ thị trường du lịch quốc tế. Ờ
giai đoạn này, thì các công ty lữ hành không chỉ là người bán (phân phối), người mua
sản phẩm của các nhà cung cấp du lịch mà trở thành người sản xuất trực tiếp ra các
sản phẩm du lịch. Từ đó có thể nêu một khái niệm doanh nghiệp lữ hành như sau:
Doanh nghiệp lữ hành là tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài sản, có trụ sở ổn định,
được đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật nhằm mục đích lợi nhuận
thông qua việc tổ chức xây dựng, bán và thực hiện các chương trình du lịch cho

khách du lịch. Ngoài ra, doanh nghiệp lữ hành còn có thể tiến hành các hoạt động
trung gian bán sản phẩm của các nhà cung cấp du lịch hoặc thực hiện các hoạt động
kinh doanh tổng hợp khác đảm bảo phục vụ các nhu cầu du lịch của khách từ khâu
đầu tiên đến khâu cuối cùng.
1.1.1.2. Phân loại công ty lữ hành lữ hành
Nhìn chung, các doanh nghiệp kinh doanh lữ hành khác nhau chủ yếu trên các
phương diện sau đây:
- Quy mô và địa bàn hoạt động
- Đối tượng khách
- Mức độ tiếp xúc với khách du lịch
- Mức độ tiếp xúc với các nhà cung cấp sản phẩm du lịch
Như vậy, tùy vào quy mô, phạm vi hoạt động và tính chất của sản phẩm, hình thức tổ
chức, tư cách pháp nhân mà doanh nghiệp kinh doanh lữ hành có các tên gọi khác
nhau: hãng lữ hành, công ty lữ hành, đại lý lữ hành, công ty lữ hành quốc tế, công ty
lữ hành nội địa. Riêng ở Việt Nam phần lớn các doanh nghiệp có kinh doanh lữ hành
thường có tên gọi phổ biến là các trung tâm lữ hành quốc tế, nội địa nằm trong các
công ty du lịch.
4
1.1.2. Khái niệm về khách du lịch
Khái niệm về khách du lịch xuất hiện đầu tiên ở Pháp vào cuối thế kỷ thứ XIII. Thời
bấy giờ các cuộc hành trình của người Đức, người Đan Mạch, người Bồ Đào Nha,
người Hà Lan và người Anh trên đất Pháp được chia làm hai loại:
+ Lepetit tour ( cuộc hành trình nhỏ): Đi thành phố Pari đến miền Đông Nam nước
Pháp.
+ Le grand tour ( cuộc hành trình lớn): cuộc hành trình của những người đi dọc theo
bờ Địa Trung Hải xuống Tây Nam nước Pháp và vùng bourgon.
Khách du lịch được định nghĩa là người thực hiện một cuộc hành trình lớn “Faire le
grand tour”.
Vào đầu thế kỷ XX nhà kinh tế học người Áo Iozef Stander định nghĩa: “ Khách du
lịch là hành khách xa hoa ở lại theo ý thích, ngoài nơi cư trú thường xuyên để thỏa

mãn những nhu cầu sinh hoạt cao cấp mà không theo đuổi các mục tiêu kinh tế”
Nhà kinh tế học người Anh Ogilvie Vi khẳng định: để trở thành khách du lịch cần có
hai điều kiện
Thứ nhất: phải xa nhà thời gian dưới một năm.
Thứ hai: ở đó phải tiêu những khoản tiền đã tiết kiệm ở nơi khác.
Tuy nhiên, những khái niệm nêu ra ở trên đều mang tính phiến diện, chưa đầy đủ,
chủ yếu mang tính chất phản ánh sự phát triển của du lịch đương thời và xem xét
không đầy đủ, hạn chế nội dung thực của khái niệm – khách du lịch.
Để nghiên cứu một cách đầy đủ và có cơ sở đáng tin cậy, cần tìm hiểu và phân tích
một số định nghĩa về “khách du lịch” được đưa ra từ các hội nghị quốc tế về du lịch
hay của các tổ chức quốc tế quan tâm đến các vấn đề du lịch. Cụ thể:
- Định nghĩa của tổ chức du lịch thế giới ( UNWTO) về khách du lịch.
+ Khách du lịch quốc tế ( International tourist): là một người lưu trú ít nhất một
đêm nhưng không quá 1 năm tại một quốc gia khác quốc gia thưòng trú. Du khách có
thể đến vì nhiều lý do khác nhau nhưng không có lĩnh lương ở nơi đến ( chữa bệnh,
thăm quan, giải trí công vụ…)
+ Khách du lịch trong nước ( Internal tourist): Là người đang sống trong một
quốc gia, không kể quốc tịch nào, đi đến một nơi khác trong quốc gia đó trong thời
gian ít nhất 24 giờ và không qua 1 năm với mục đích du lịch như: Giải trí, kinh
doanh, công tác, hội họp, thăm gia đình…. ( trừ làm việc để lĩnh lương)
5
- Ngày 4 – 3 – 1993 theo đề nghị của Tổ chức Du lịch Thế giới, Hội đồng thống kê
Liên Hiệp Quốc ( United Nations Statisticall Commission) đã công nhận những
thuật ngữ sau để thống nhất việc soạn thảo thống kê du lịch:
+ Khách du lịch quốc tế ( Internation tourist) gồm 2 loại:
Inbound tourist: Du lịch nhập cảnh hay du lịch quốc tế chủ động. Loại này gồm
những người từ nước ngoài đến du lịch tại một quốc gia.
Outbound tourist: du lịch quốc tế thụ động hay du lịch xuất cảnh. Loại này là những
khách du lịch từ nước mình đi đến du lịch tại một quốc gia khác. Hiện nay trên thế
giới các nước như Pháp, Mỹ… giữ đầu bảng về thể loại du lịch quốc tế thụ động..

Như vậy khách du lịch chủ động của quốc gia này lại là khách du lịch thụ động của
quốc gia khác ( nhận và gửi khách) .Một số điểm có thể coi là trở ngại đối với khách
du lịch quốc tế là: Ngôn ngữ , tiền tệ, thủ tục giấy tờ.
+ Khách du lịch trong nước: (Internal tourist): Gồm những ngưòi bản địa và
những người nước ngoài đang cư trú tại quốc gia đó du lịch trong nứơc
+ Khách du lịch Nội địa ( Domestic tourist): Đây là thị trường cho các cơ sở
lưu trú và các nguồn thu hút du khách trong một quốc gia.
Domestic tourist =Internal + Inbound
+ Khách du lịch quốc gia( National tourist):
National tourist = Internal + Outbound.
- Định nghĩa về khách du lịch của Việt Nam:
Theo luật du lịch Việt Nam (2005): Khách du lịch là người đi du lịch hoặc kết hợp đi
du lịch, trừ trường hợp đi học, làm việc hoặc hành nghề để nhận thu nhập ở nơi đến.
+ Khách du lịch quốc tế:
Theo quy chế quản lý lữ hành của Tổng cục du lịch Việt Nam ( 29/4/1995). Khách
du lịch quốc tế là người nước ngoài đến Việt Nam không quá 12 tháng với mục đích
thăm quan, nghỉ dưỡng, hành hương, thăm người thân, bạn bè, tìm hiểu cơ hội kinh
doanh.
Theo Luật du lịch Việt Nam (2005).
Khách du lịch quốc tế là người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài
vào Việt Nam du lịch, công dân Việt Nam, người nứơc ngoài thường trú tại Việt
Nam ra nước ngoài du lịch.
+ Khách du lịch nội địa:
6
Theo quy chế quản lý lữ hành của Tổng cục du lịch Việt Nam: Khách du lịch nội địa
là là công dân Việt Nam ra khỏi nơi ở không quá 12 tháng đi du lịch, thăm người
thân, kinh doanh trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam
Theo luật du lịch Việt Nam: Khách du lịch nội địa là công dân Việt Nam, người
nứơc ngoài thường trú tại Việt Nam đi du lịch trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam.
1.1.3. Khái niệm về du lịch và phân loại các loại hình du lịch.

1.1.3.1. Khái niệm về du lịch
Du lịch là hiện tượng kinh tế, xã hội phức tạp và trong quá trình phát triển, nội
dung của nó không ngừng được mở rộng và ngày một phong phú. Để đưa ra một
định nghĩa cho hiện tượng đó sao cho nó vừa mang tính chất bao quát, vừa mang
tính chất lý luận và thực tiễn, đó là một vấn đề hết sức khó khăn. Có thể nêu ra một
số khó khăn sau:
Khó khăn thứ nhất: do tồn tại các cách tiếp cận khác nhau và dưới các góc độ khác
nhau mà các tác giả có các định nghĩa khác nhau về du lịch. Cụ thể:
Tiếp cận trên góc độ của người đi du lịch: Du lịch là cuộc hành trình và lưu trú tạm
thời ở ngoài nơi lưu trú thường xuyên của cá thể, nhằm thỏa mãn các nhu cầu khác
nhau, với mục đích hòa bình và hữu nghị. Với họ, du lịch như là một cơ hội để tìm
kiếm những kinh nghiệm sống và sự thỏa mãn một số các nhu cầu về vật chất và tinh
thần của họ
Tiếp cận trên góc độ người kinh doanh du lịch: Du lịch là quá trình tổ chức các sự
kiện về sản xuất và phục vụ nhằm thỏa mãn, đáp ứng các nhu cầu của người đi du
lịch. Các doanh nghiệp du lịch coi du lịch như là một cơ hội để bán các sản phẩm mà
họ sản xuất ra nhằm thỏa mãn các nhu cầu của khách (người đi du lịch), đồng thời
thông qua đó đạt được mục đích số một của mình là tối đa hóa lợi nhuận.
Tiếp cận trên góc độ của chính quyền địa phương: Trên góc độ này, du lịch được
hiểu là việc tổ chức các điều kiện về hành chính, về cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ
thuật để phục vụ du khách. Du lịch là tổng hợp các hoạt động kinh doanh đa dạng,
được tổ chức nhằm giúp đỡ việc hành trình và lưu trú tạm thời của cá thể. Du lịch là
một cơ hội để bán các sản phẩm địa phương, tăng thu ngoại tệ, tăng các nguồn thu
nhập từ các khoản thuế trực tiếp và gián tiếp, đẩy mạnh cán cân thanh toán và nâng
cao mức sống vật chất và tinh tinh thần cho dân địa phương.
Tiếp cận trên góc độ cộng đồng dân cư sở tại: thì du lịch là một hiện tượng kinh tế -
xã hội.
7
Khó khăn thứ hai: là do sự khác nhau về ngôn ngữ và cách hiểu khác nhau về du
lịch ở các nước khác nhau. Bên cạnh vấn đề về ngôn ngữ thì hiện nay tồn tại các

cách nhìn nhận khác nhau về du lịch ở các nước khác nhau còn phụ thuộc vào nhiều
yếu tố như:
+ Phụ thuộc vào lịch sử và trình độ phát triển của ngành du lịch
+ Phụ thuộc vào tầm quan trọng của du lịch đối với nền kinh tế - xã hội của đất nước
(là ngành kinh tế mũi nhọn, là ngành kinh tế quan trọng, là ngành đem lại lợi nhuận
cao hay đem lại lợi nhuận không đáng kể)
+ Phụ thuộc vào chinh sách phát triển của mỗi quốc gia
Khó khăn thứ ba: do tính đặc thù của hoạt động du lịch. Du lịch là một ngành dịch
vụ nên nó tồn tại những đặc thù riêng khác biệt so với các ngành khác như:
Thứ nhất, các nhu cầu du lịch là tổng hợp của các nhu cầu đi lại, ăn nghỉ, vui chơi,
giải trí...và các nhu cầu này phải xuất phát đồng bộ trong một thời gian nhất định.
Thứ hai, một sản phẩm du lịch tổng hợp không thế do một đơn vị kinh doanh tạo ra
mà do tổng hợp các hoạt động kinh doanh đa dạng tạo ra.
Thứ ba, du lịch là hiện tượng kinh tế - xã hội phức tạp. Do vậy, ngành du lịch chỉ có
thể phát triển được khi có sự kết hợp chặt chẽ với các ngành khác như tài chính –
ngân hàng, xây dựng, giao thông...
Thứ tư, do du lịch là hoạt động kinh tế mới mẻ, còn đang trong quá trình phát triển.
Thứ năm, đó là tính hai mặt của bản thân từ “du lịch”.
Và do sự tồn tại của các khó khăn khách quan và chủ quan trong việc tìm ra một
định nghĩa thống nhất về du lịch nên đến nay có rất nhiều các định nghĩa khác nhau
về du lịch của các tác giả khác nhau.
Năm 1811, lần đầu tiên có định nghĩa về du lịch tại Anh như sau: “Du lịch là sự phối
hợp nhịp nhàng giữa lý thuyết và thực hành của các cuộc hành trình với mục đích
giải trí. Ở đây, sự giải trí là động cơ chính”.
Năm 1930, ông Glusman, người Thụy Sỹ định nghĩa: Du lịch là sự chinh phục
không gian của những người đến một địa điểm mà ở đó họ không có chỗ cư trú
“thường xuyên”.
Giáo sư, tiến sỹ Hunziker và giáo sư, tiến sỹ Krapf – hai người được coi là những
người đặt nền móng cho lý thuyết về cung du lịch đưa ra định nghĩa như sau: Du lịch
là tập hợp các mối quan hệ và các hiện tượng phát sinh trong các cuộc hành trình và

lưu trú của những người ngoài địa phương, nếu việc lưu trú đó không thành cư trú
thường xuyên và không dính dáng đến hoạt động kiếm lời.
8
Định nghĩa về du lịch của Trường Tổng hợp kinh tế thành phố Varna, Bulgarie: Du
lịch là một hiện tượng kinh tế - xã hội được lặp đi, lặp lại đều đặn – chính là sản
xuất và trao đổi dịch vụ và hàng hóa của các đơn vị kinh tế riêng biệt, độc lập – đó là
các tổ chức, các xí nghiệp với cơ sở vật chất kỹ thuật chuyên môn nhằm đảm bảo sự
đi lại, lưu trú, ăn uống, nghỉ ngơi với mục đích thỏa mãn các nhu cầu cá thể về vật
chất và tinh thần của những người lưu trú ngoài nơi ở thường xuyên của họ để nghỉ
ngơi, chữa bệnh, giải trí... mà không có mục đích lao động kiếm lời.
Định nghĩa này đã xem xét rất kỹ hiện tượng du lịch như là một phạm trù kinh tế với
đầy đủ tính đặc trưng và vai trò của một bộ máy kinh tế, kỹ thuật điều hành. Song,
nó cũng có nhược điểm là lặp đi lặp lại một số ý.
Trong pháp lệnh Du lịch của Việt Nam, tại điều 10, thuật ngữ “Du lịch” được hiểu
như sau: “Du lịch là hoạt động của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của
mình nhằm thỏa mãn nhu cầu tham quan, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời
gian nhất định”.
Bên cạnh những định nghĩa khác nhau về du lịch được đưa ra ở nhiều nước khác
nhau thì để có quan niệm đầy đủ cả về góc độ kinh tế và kinh doanh của du lịch,
khoa Du lịch và Khách sạn (Trường ĐHKTQD) Hà Nội cũng đã đưa ra định nghĩa
về du lịch trên cơ sở tổng hợp những lý luận và thực tiễn của hoạt động trên thế giới
và ở Việt Nam trong những thập niên gần đây:
“Du lịch là một ngành kinh doanh bao gồm các hoạt động tổ chức hướng dẫn du
lịch, sản xuất, trao đổi hàn hóa và dịch vụ của những doanh nghiệp, nhằm đáp ứng
các nhu cầu về đi lại lưu trú, ăn uống, tham quan, giải trí, tìm hiểu và nhu cầu khác
của khách du lịch. Các hoạt động đó phải đem lại lợi ích kinh tế, chính trị, xã hội
thiết thực cho nước làm du lịch và cho bản thân doanh nghiệp”
1.1.3.2. Phân loại các loại hình du lịch
Việc nghiên cứu, phân loại và xu hướng phát triển của các loại hình du lịch
đóng một vai trò quan trọng trong hoạt động kinh doanh du lịch. Nó giúp cho doanh

nghiệp kinh doanh du lịch có thẻ xác định được mục tiêu, chiến lược và phương pháp
kinh doanh hiệu quả nhất.
Loại hình du lịch được hiểu là một tập hợp các sản phẩm du lịch có những đặc điểm
giống nhau, hoặc vì chúng thỏa mãn những nhu cầu, động cơ du lịch tương tự, hoặc
được bán cho cùng một nhóm khách hàng, hoặc vì chúng có cùng một cách phân
phối, một cách tổ chức như nhau, hoặc được xếp chung theo một mức giá bán nào đó.
9
Và khi phân loại các loại hình du lịch thì các tiêu thức phân loại thường được sử
dụng như sau:
a. Căn cứ vào phạm vi lãnh thổ của chuyến đi du lịch. Theo tiêu thức này, Du lịch
được chia thành 2 loại là du lịch Quốc tế và du lịch Nội địa.
- Du lịch quốc tế là loại hình du lịch mà ở đó điểm xuất phát và điểm đến của du
khách nằm ở lãnh thổ của các quốc gia khác nhau. Ở hình thức du lịch này khách
phải đi qua biên giới và tiêu thụ ngoại tệ ở nơi đến du lịch .Du lịch quốc tế được chia
thành 2 loại :
+ Du lich quốc tế chủ động ( Inbound): là hình thức du lịch của những người từ
nước ngoài đến một quốc gia nào đó và tiêu ngoại tệ ở đó.
+ Du lịch quốc tế thụ động ( Outbound): là hình thức du lịch của công dân một
quốc gia nào đó và của những người nước ngoài đang cư trú trên một lãnh thổ của
quốc gia đó đi ra nước khác du lịch và trong chuyến đi ấy họ đã tiêu tiền kiếm ra tại
đất nước đang cư trú.
- Du lịch Nội địa: là hình thức đi du lịch mà điểm xuất phát và điểm đến của khách
cùng nằm trong một lãnh thổ của một quốc gia.
b. Căn cứ vào nhu cầu làm nảy sinh hoạt động du lịch. Theo tiêu thức này, du lịch
được phân thành những loại hình sau:
- Du lịch chữa bệnh
Ở thể loại này khách đi du lịch do nhu cầu điều trị các bệnh tật về thể xác và tinh thần
của họ. Du lịch chữa bệnh lại được phân thành:
+ Chữa bệnh bằng khí hậu: khí hậu núi, khí hậu biển
+ Chữa bệnh bằng nước khoáng: tắm nước khoáng, uống nước khoáng

+ Chữa bệnh bằng bùn
+ Chữa bệnh bằng hoa quả
+ Chữa bệnh bằng sữa (đặc biệt bằng sữa ngựa)
- Du lịch nghỉ ngơi, giải trí
Nhu cầu chính làm nảy sinh hình thức du lịch này là sự cần thiết phải nghỉ ngơi để
phục hồi thể lực và tinh thần cho con người. Đây là loại hình du lịch có tác dụng giải
trí, làm cuộc sống thêm đa dạng và giải thoát con người ra khỏi công việc hàng ngày.
- Du lịch thể thao : gồm có 2 dạng
+ Du lịch thể thao chủ động: Khách đi du lịch để tham gia trực tiếp vào hoạt động
thể thao. Du lịch thể thao chủ động bao gồm: du lịch leo núi, du lịch săn bắn, du lịch
câu cá, du lịch tham gia các loại thể thao (đá bóng, bóng rổ, trượt tuyết...)...
10
+ Du lịch thể thao thụ động : những cuộc hành trình đi du lịch để xem các cuộc thi
thể thao quốc tế, các thể vận hội Olimpic...
- Du lịch văn hóa
Mục đích chính là nhằm nâng cao hiểu biết cho cá nhân về mọi lĩnh vực như: lịch sử,
kiến trúc, kinh tế, hội họa, chế độ xã hội, cuộc sống của người dân cùng các phong
tục, tập quán của đất nước du lịch. Du lịch văn hóa được phân làm 2 loại:
+ Du lịch văn hóa với mục đích cụ thể: khách du lịch thuộc thể loại này thường đi
với mục đích đã định sẵn. Thường họ là các cán bộ khoa học, sinh viên và các
chuyên gia.
+ Du lịch văn hóa với mục đích tổng hợp: gồm đông đảo những người ham thích mở
mang kiến thức về thế giới và thỏa mãn những tò mò của mình.
- Du lịch công vụ
Mục đích chính của loại hình du lịch này là nhằm thực hiện nhiệm vụ công tác hoặc
nghề nghiệp nào đó. Với mục đích này, khách đi tham dự các cuộc hội nghị, hội thảo,
kỷ niệm các ngày lễ lớn, các cuộc triển lãm hàng hóa, hội chợ...
- Du lịch thương gia
Mục đích chính của loại hình du lịch này là đi tìm hiểu thị trường, nghiên cứu dự án
đầu tư, ký kết hợp đồng.

- Du lịch tôn giáo
Loại hình du lịch này nhằm thỏa mãn nhu cầu tín ngưỡng đặc biệt của những người
thep các đạo khác nhau.
- Du lịch thăm hỏi, du lịch quê hương
Loại hình du lịch này phần lớn nảy sinh do nhu cầu những người xa quê hương đi
thăm hỏi bà con họ hàng, bạn bè thân quen, đi dự lễ cưới, lễ tang...
- Du lịch quá cảnh
Nảy sinh do nhu cầu đi qua lãnh thổ của một nước nào đó trong thời gian ngắn để
đến nước khác.
c. Căn cứ vào đối tượng khách du lịch. Theo tiêu thức này du lịch được phân thành:
- Du lịch thanh thiếu niên
- Du lịch dành cho những người cao tuổi
- Du lịch phụ nữ, du lịch gia đình
d. Căn cứ vào phương tiện vận chuyển khách sử dụng. Theo tiêu thức này du lịch
được phân thành:
11
- Du lịch xe đạp
- Du lịch ô tô
- Du lịch máy bay
- Du lịch tàu hỏa
- Du lịch tàu thuỷ
e. Căn cứ vào phương tiện lưu trú mà khách sử dụng. Theo tiêu thức này du lịch được
phân thành:
- Du lịch ở khách sạn (Hotel)
- Du lịch ở khách sạn ven đường (Motel) – khác sạn ở bên lề những chặng đường
dài dành cho khác đi du lịch bằng ô tô
- Du lịch ở lều, trại ( Camping)
- Du lịch ở làng du lịch (Tourism village)
f. Căn cứ vào thời gian đi du lịch. Theo tiêu thức này, du lịch được phân thành:
- Du lịch ngắn ngày (thường gọi là du lịch cuối tuần – weekend holiday)

- Du lịch dài ngày
g. Căn cứ vào vị trí địa lý của nơi đến du lịch. Theo tiêu thức này du lịch được phân
thành:
- Du lịch nghỉ núi
- Du lịch nghỉ biển, sông, hồ
- Du lịch thành phố
- Du lịch đồng quê
h. Căn cứ vào hình thức tổ chức đi du lịch. Theo tiêu thức này du lịch được phân
thành:
- Du lịch theo đoàn
Ở loại hình này, các thành viên tham dự đi theo đoàn và thường có chuẩn bị chương
trình từ trước, trong đó đã định ra những nơi sẽ tới thăm, nơi cư trú và ăn uống. Du
lịch theo đoàn có thể được tổ chức theo hai hình thức sau:
+ Du lịch theo đoàn có thông qua tổ chức du lịch
+ Du lich theo đoàn không thông qua tổ chức du lịch
- Du lịch cá nhân, bao gồm:
+ Du lịch cá nhân có thông qua các tổ chức du lịch
+ Du lịch cá nhân không thông qua các tổ chức du lịch
1.1.4. Khái niệm và vai trò của du lịch Nội địa
12
1.1.4.1. Khái niệm Du lịch Nội địa
Du lịch nội địa là các hoạt động tổ chức, phục vụ người bản địa, người nước
ngoài cư trú tại nước mình đi du lịch trong phạm vi lãnh thổ quốc gia. Điểm đến và
điểm đi trong phạm vi lãnh thổ quốc gia.
1.1.4.2. Vai trò của du lịch nội địa
- Về mặt văn hóa – xã hội
Du lịch nội địa là phương tiện tuyên truyền quảng cáo có hiệu quả về văn hoá
– xã hội. Nó là phương tiện tuyên truyền quảng cáo hữu hiệu cho các thành tựu kinh
tế, chính trị, văn hoá , xã hội, giới thiệu về con người phong tục tập quán ở các vùng
miền, từng địa phương trên đất nước.

Du lịch nội địa đánh thức các làng nghề thủ công mỹ nghệ cổ truyền của các
dân tộc. Khách du lịch rất thích mua các đồ lưu niệm mang tính dân tộc, đó là các sản
phẩm của các nghề thủ công mỹ nghệ cổ truyền. Khách du lịch văn hoá ngày một
đông, họ thường đi tham quan các danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, văn hoá dân
tộc. Do vậy việc tôn tạo và bảo dưỡng các di tích đó ngày càng được quan tâm nhiều
hơn. Nghề thủ công mỹ nghệ cổ truyền dân tộc phục vụ cho các mục đích có điều
kiện phục hồi và phát triển hơn như các nghề khắc, khảm, sơn mài,làm tranh lụa…
Du lịch nội địa làm tăng thêm tầm hiểu biết chung về xã hội của người dân
thông qua người ở địa phương khác, ngưòi nước ngoài cư trú tại Việt Nam về phong
cách sống, thẩm mỹ, ngoại ngữ…
Du lịch làm tăng thêm tình đoàn kết, hữu nghị, mới quan hệ hiểu biết của nhân
dân giữa các vùng với nhau.
- Về mặt kinh tế
Du lịch Nội địa tham gia tích cực vào quá trình tạo nên thu nhập quốc dân (sản
xuất ra lưu niệm, chế biến thực phẩm, xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật…) làm tăng
thêm tổng sản phẩm quốc nội.
Du lịch Nội địa tham gia tích cực vào quá trình phân phối lại thu nhập quốc
dân giữa các vùng. Hay nói cách khác du lịch tác động tích cực vào việc làm cân đối
cấu trúc của thu nhập và chi tiêu của nhân dân theo các vùng
Du lịch Nội địa phát triển tốt sẽ củng cố sức khoẻ cho nhân dân lao động và
do vậy góp phần làm tăng năng xuất lao động xã hội. Ngoài ra du lich Nội địa giúp
cho việc sử dụng cơ sở vật chất kỹ thuật của du lịch quốc tế đựợc hợp lý hơn. Vào
trước và sau thời vụ du lịch, khi khách quốc tế vắng có thể sử dụng cơ sở vật chất kỹ
13
thuật vào phục vụ khách du lịch nội địa. theo cách đó vừa có tác dụng thúc đẩy du
lịch nội địa phát triển mà còn tận dụng đựơc cơ sở vật chất kỹ thuật.
Du lịch Nội địa làm tăng nguồn thu ngân sách cho các địa phương phát triển
du lịch. Hoạt động du lịch Nội địa phát triển, tạo nguồn thu ngân sách cho các địa
phương từ các khoản trích nộp ngân sách của các cơ sở du lịch trực thuộc quản lý
trực tiếp của địa phương và từ các khoản thuế phải nộp của các doanh nghiệp du lịch

kinh doanh trên địa bàn.
Du lịch Nội địa góp phần thúc đẩy các ngành kinh tế khác phát triển theo.
Hoạt động kinh doanh du lịch đòi hỏi sự hỗ trợ liên ngành như giao thông, vận tải,
bưu điện…phát triển đối với nền sản xuất xã hội, du lịch mở ra một thị trường tiêu
thụ hàng hoá. Phát triển du lịch nội địa sẽ mở mang, hoàn thiện cơ sở hạ tầng như
mạng lưói giao thông công cộng, mạng lưới điện nước….
1.2. Hoạt động kinh doanh du lịch Nội địa
1.2.1. Kinh doanh du lịch
- Kinh doanh lữ hành ( Tour Operators Business) Là việc thực hiện các hoạt động
nghiên cứu thị trường, thiết lập các chương trình du lịch trọn gói hay từng phần
quảng cáo và bán chương trình này trược tiếp hay gián tiếp qua các trung gian hoặc
văn phòng đại diện, tổ chức thực hiện chương trình và hướng dẫn du lịch.
- Đặc điểm của sản phẩm lữ hành :
Sản phẩm lữ hành có tính chất tổng hợp: Sản phẩm lữ hành là sự kết hợp của
nhiều dịch vụ như dịch vụ vận chuyển, dịch vụ lưu trú, dịch vụ ăn uống… của các
nhà sản xuất riêng lẻ thành một sản phẩm mới hoàn chỉnh. Sản phẩm du lịch là các
chương trình du lịch trọn gói hay từng phần, khách hàng phải trả tiền trọn gói cho
dịch vụ trong chương trình du lịch trước khi đi du lịch.
Sản phẩm lữ hành không đồng nhất giữa các lần cung ứng do chất lượng dịch
vụ cấu thành phụ thuộc vào tâm lý trạng thái tình cảm của người phục vụ lẫn người
cảm nhận, các yếu tố lại thay đổi và chịu tác động của nhiều nhân tố trong những thời
điểm khác nhau.
Sản phẩm du lịch bao gồm các hoạt động diễn ra trong cả một quá trình từ khi
đón khách theo yêu cầu cho đến khi khách trở lại điểm xuất phát gồm : Những hoạt
động đảm bảo nhu cầu của chuyến đi, nhu cầu giải trí, tham quan. Những hoạt động
đảm bảo nhu cầu thiết yếu của khách như đi lại, ăn , ở.
14
Không giống như các ngành sản xuất vật chất khác, sản phẩm lữ hành không
bảo quản, lưu kho cất giữ, lưu bãi được và giá của sản phẩm lữ hành có tính linh
động cao.

Chương trình du lịch trọn gói được coi là sản phẩm đặc trưng trong kinh doanh
lữ hành. Một chương trình du lịch trọn gói có thể được hoàn thiện nhiều lần vào
những thời điểm khác nhau.
1.2.2. Kinh doanh du lịch Nội địa.
1.2.2.1. Khái niệm kinh doanh du lịch Nội địa.
- Kinh doanh lữ hành Nội địa: Là việc thực hiện các hoạt động nghiên cứu thị
trường, thiết lập các chương trình du lịch trọn gói hay từng phần quảng cáo và bán
chương trình này trực tiếp hay gián tiếp qua các trung gian hoặc văn phòng đại diện,
tổ chức thực hiện chương trình và hướng dẫn du lịch. Nhằm phục vụ cho khách du
lịch là cư dân của nước đó hoặc người nước ngoài cư trú tại quốc gia đó đi du lịch.
1.2.2.2. Các tiêu chí đánh giá kết quả kinh doanh Du lịch Nội địa.
1) Số lượt khách và tốc độ tăng trưởng lượt khách: Số lựơt khách chính là tổng
lựơt khách Nội địa mua và sử dụng sản phẩm lữ hành của doanh nghiệp trong một
khoảng thời gian nhất định thường là năm. Như vậy trong một khoảng thời gian nhất
định đó một khách du lịch có thể mua và sử dụng sản phẩm của doanh nghiệp một
hoặc nhiều lần.
2) Tốc độ tăng trưởng lượt khách biểu hiện mức độ phát triển, sự tăng trưởng và
quy mô của doanh nghiệp
3) Số ngày khách và tốc độ tăng trưởng ngày khách: Số ngày khách là tổng số
ngày mà các lượt khách đi tour trong khoảng thời gian nhất định thưòng tính theo
năm. Trong thực té các doanh nghiệp lữ hành xác định chỉ tiêu này bằng phương
pháp thống kê. Khi xác định chỉ tiêu này cần lưọng hoá các ảnh hưởng. Để lượng hoá
các nhân tố ảnh hưởng có thế định số ngày khách theo công thức sau :
Tổng số ngày khách = Tổng số lượt khách * Số ngày đi tour bình quân của khách
Một lượt khách có thể mua sản phảm lữ hành trong ngày, ngắn ngày hoặc dài ngày.
Tốc độ tăng trưởng ngày khách phản ánh chính xác hơn sự tăng trưởng về quy mô
của doanh nghiệp
4) Doanh thu lữ hành nội địa là toàn bộ các khoản thu nhập mà doanh nghiệp
đó thu được trong một thời kỳ nhất định. Nó bao gồm doanh thu từ hoạt động bán
hay thực hiện các chương trình du lịch, doanh thu từ kinh doanh vận chuyển, hướng

dẫn du lịch và dịch vụ trung gian khác. Doanh thu trong doanh nghiệp phản ánh mức
15
độ phát triển hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp qua các thời kỳ kinh doanh. Nó
là một trong các chỉ tiêu kết quả kinh doanh mà mọi doanh nghiệp quan tâm và đựơc
xây dựng trên các báo cáo kế toán, thống kê doanh thu từ kinh doanh các chương
trình du lịch trọn gói chiếm tỷ trọng lớn trong doanh thu của các doanh nghiệp kinh
doanh lữ hành nội địa nói riêng và các doanh nghiệp kinh doanh lữ hành nói chung.
Nó phụ thuộc vào số ngày khách và chi tiêu của khách, Doanh thu kinh doanh lữ
hành còn là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh kết quả quá trình kinh doanh lữ hành của
doanh nghiệp, là chỉ tiêu kinh tế phản ánh giá trị sản phẩm doanh nghiệp lữ hành mà
doanh nghiệp đã thực thu trong một thời kỳ nào đó.
Tốc độ tăng doanh thu không chỉ biểu hiện lượng tiền mà doanh nghiệp thu
được tăng lên mà còn đồng nghĩa với việc tăng lượng sản phẩm dịch vụ lữ hành tiêu
thụ trên thị trưòng, tăng lượng khách cũng như chi tiêu của họ cho doanh nghiệp. Từ
đó giúp doanh nghiệp trang trải các khoản hao phí, mở rộng thị phần kinh doanh, có
điều kiện bảo toàn vốn để phát triển kinh doanh lữ hành nội địa.
5) Lợi nhuận kinh doanh lữ hành và tốc độ tăng trưởng lợi nhuận: Lợi nhuận
kinh doanh lữ hành Nội địa: là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh chất lượng hoạt động kinh
doanh của các doanh nghiệp Lữ hành Nội địa, đánh giá trình độ phát triển hoạt động
kinh doanh lữ hành của doanh nghiệp. Lợi nhuận trong kinh doanh lữ hành được cấu
thành từ lợi nhuận kinh doanh các chương trình du lịch và các dịch vụ đại lý, dịch vụ
du lịch khác. Mức tăng trưỏng lợi nhụân kinh doanh lữ hành sẽ thể hiện mức độ phát
triển hoạt động kinh doanh lữ hành của doanh nghiệp qua các thời kỳ nhất định.

16
Chương 2
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH LỮ HÀNH NỘI ĐỊA Ở CÔNG
TY LỮ HÀNH HANOITOURIST
2.1. Giới thiệu chung về công ty lữ hành Hanoitourist
Công ty lữ hành Hanoitourist là một doanh nghiệp nhà nước được thành lập

ngày 25/3/1963; Tên giao dịch quốc tế là Hanoitourist; Trụ sở chính: 18 Lý Thường
Kiệt - Quận Hoàn Kiếm – Hà Nội; Điện thoại: 8256036-8266715–8254391; Fax :
(844)8254209; Web:
Email:
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển
- Khi công ty mới thành lập (năm 1963) đến 1976:
Giai đoạn này nước ta trong tình trạng có chiến tranh, kinh tế kém phát triển,
ngành du lịch có tiềm năng nhưng chưa được khai thác. Khi mới lập, công ty du lịch
Hà Nội chỉ là một đơn vị trực thuộc công ty Du Lịch Việt Nam, đặt dưới sự quản lý
của bộ ngoại thương, cơ sở vật chất ban đầu chỉ có khách sạn Dân Chủ, khách sạn
Hoàn kiếm, cửa hàng Bờ Hồ với cơ sở vật chất rầt khiêm tốn.
Nhiệm vụ chủ yếu của công ty Du lịch Hà Nội là phục vụ các đoàn khách
quốc tế của các nước XHCN: Liên Xô, Ba Lan, Tiệp Khắc, Rumania. Khách nội địa
chủ yếu là: Bộ Đội, Công Nhân, Học sinh...tham dự các hội nghị biểu dương những
người có thành tích trong chiến đấu, lao động và học tập. Mục đích chủ yếu là phục
vụ cho nhiệm vụ chính trị, nhiệm vụ kinh doanh du lịch chỉ là thứ yếu.
- Từ năm 1976-1993.
Sau ngày giải phóng Miền Nam, thống nhất đất nước, ngành du lịch tiếp thu
một số cơ sở vật chất chuyên ngành du lịch từ các tỉnh phía Nam bao gồm 1 hệ thống
khách sạn, nhà hàng du lịch, đặc biệt là đội ngũ nhân viên du lịch được đào tạo cơ
bản và trưởng thành trong hoạt động lâu năm của ngành du lịch.
Công ty du lịch Hà Nội trực thuộc Tổng cục Du lịch, được giao nhiệm vụ
quản lý thêm khách sạn Hoà Bình, khách sạn Thống Nhất, khách sạn Hữu Nghị và
khách sạn Bông Sen. Các cơ sở được giao này từng bước được cải tạo nâng cấp
phục vụ du lịch.
Hoạt động kinh doanh du lịch đã có những thay đổi khi nền kinh tế chuyển từ
quản lý kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang nền kinh tế thị trường có sự điều tiết của
chính phủ. Các doanh nghiệp du lịch được thành lập ngày một nhiều và đa dạng trong
17
phương thức hoạt động. Cùng với sự đổi mới của đất nước Công ty Du lịch Hà Nội

đã có những thay đổi trong hoạt động kinh doanh. Công ty đã có những nhấn mạnh
trở nên lớn mạnh công tác tuyên truyền, quảng cáo nhằm thu hút du khách, mở rộng
thị trường trong và ngoài nước, đã đạt được những kết quả rất khả quan. Năm 1993
Công ty đã đón đựoc 87.000 lượt khách, trong đó 44.000 lượt khách quốc tế, 43.000
lượt khách nội địa.
Công ty chú trọng đến việc đầu tư, cải tạo cơ sở vật chất, công ty đã nâng cấp
cửa hàng Bờ Hồ thành khách sạn Metropole, trên cơ sở cải tạo và nâng cấp khách sạn
Thống Nhất thành khách sạn 5 sao, đã đi vào hoạt động từ năm 1990. Năm 2001,
doanh thu của khách sạn đạt 125.900 triệu đồng, nộp cho ngân sách nhà nước 13.950
triệu đồng.
Cho đến năm 1993, công ty đã là thành viên chính thức của Hiệp hội Du lịch
Nhật Bản ( JATA), hiệp hội du lịch Hoa Kì (ASTA), hiệp hội du lịch các nước châu á
( PATA), đặt quuan hệ với 55 hãng lữ hành tại 20 quốc gia trên thế giới.
- Từ những năm 1994 đến nay:
Trong thời gian này công ty Du lịch Hà Nội đã gặp phải những khó khăn.
Ngày càng nhiều các doanh nghiệp du lịch ra đời. Năm 1997 cuộc khủng hoảng tài
chính ở khu vực Châu Á – Thái Bình Dương, đã ảnh hưởng đến ngành Du lịch Việt
Nam nói chung và Du lịch Hà Nội nói riêng. Nhưng công ty Du lịch Hà Nội đã có
những giải pháp kinh doanh nhằm khắc phục và đã đạt được kết quả cao trong giai
đoạn 1997 – 2001. Tổng doanh thu năm 1997 là 28,40 tỷ đồng, năm 2000 là 160 tỷ,
năm 2001 là 206,7 tỷ đồng.
Năm 1998 Công ty Du lịch Hà Nội thành lập Trung tâm du lịch Hà Nội
chuyên kinh doanh lữ hành. Năm 2004 UBND thành phố Hà Nội quyết định thành
lập Tổng công ty Du lịch Hà Nội dựa trên cơ sở của Công ty du lịch Hà Nội cũ và sắp
xếp 1 số doanh nghiệp sát nhập vào. Năm 2005 Trung tâm du lịch Hà Nội được
chuyển đổi thành Công ty Lữ hành Hanoitourist chuyên kinh doanh lữ hành quốc tế
và nội địa, đại lý vé máy bay, vận chuyển du lịch xứng tầm với doanh nghiệp của thủ
đô.
Trong vòng 40 năm xây dựng và trưởng thành Công ty Du lịch Hà Nội đã có
14 đơn vị trực thuộc, trong đó có các khách sạn từ 2 sao đến 5 sao, thành lập trung

tâm du lịch, trung tâm thương mại, trung tâm xuất khẩu lao động, đoàn xe du
lịch...mở 2 chi nhánh của công ty tại Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Lạng Sơn và
Móng Cái.
18
Quá trình phát triển của Công ty ngày càng lớn mạnh, công ty Du lịch Hà Nội
ngày càng có vị thế quan trọng, Doanh thu các năm 2006, 2007, 2008 lần lượt là 72
tỷ đồng, 86 tỷ đồng, 83,18 tỷ đồng đóng góp vào sự phát triển của nền kinh tế quốc
dân. Hiện nay Công ty lữ hành Hanoitourist là 1 trong 10 hãng lữ hành top ten Việt
Nam.
2.1.2. Chức năng và nhiệm vụ của công ty lữ hành Hanoitourist
Công ty lữ hành Hanoitourist là doanh nghiệp nhà nước trực thuộc UBND TP
Hà Nội, có tư cách pháp nhân, tự hạch toán độc lập, có con dấu riêng, chịu sự lãnh
đạo theo ngành dọc của Tổng Cục Du Lịch. Công ty lữ hành Hanoitourist ký hợp
đồng với các doanh nghiệp trong và ngoài nước để tổ chức các chương trình du lịch
khách quốc tế đến Việt Nam, khách du lịch Việt Nam đi nước ngoài và trong nước.
Đến nay công ty chuyên kinh doanh những lĩnh vực du lịch là: Lữ hành, khách
sạn, vui chơi giải trí, thi công xây lắp, cung ứng vật tư, và các dịch vụ bổ sung. Nhằm
đa dạng hoá loại hình sản xuất kinh doanh và đáp ứng nhu cầu của khách du lịch.
Công ty còn có nhiệm vụ nghiên cứu thi trường du lịch, tuyên truyền, quảng
bá... để thu hút khách du lịch. Trực tiếp giao dịch và kí hợp đồng với các tổ chức,
hãng du lịch trong và ngoài nước.
Ngoài ra công ty còn nghiên cứu ứng dụng khoa học kĩ thuật vào sản xuất kinh
doanh để không ngừng nâng cao hiệu quả kinh tế và chất lượng phục vụ: nghiên cứu
hoàn thiện bộ máy tổ chức, quản lý và sử dụng cán bộ đúng chính sách, kinh doanh
dựa trên cơ sở pháp luật. Đào tạo nghiệp vụ cho cán bộ công nhân viên của công ty
nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.
2.1.3. Cơ cấu bộ máy tổ chức quản lý của Công ty lữ hành Hanoitourist
Tổng Công ty Du lịch Hà Nội hoạt động và quản lý theo mô hình Công ty mẹ
- Công ty con. Công ty mẹ - Tổng Công ty Du lịch Hà Nội (Quyết định số 106/2004/
QĐ-UB) là Công ty Nhà nước giữ quyền chi phối các doanh nghiệp trực thuộc, hoạt

động theo Luật Doanh nghiệp Nhà nước.
Sơ đồ số 1. Bộ máy quản lý tại Công ty Lữ hành Hanoitourist
19
Tổng Công Ty Du Lịch Hà Nội
Công ty Lữ Hành Hanoitourist
Bam Giám Đốc
Phòng TT
1
Phòng
TTQT
Phòng
DLNN
Phòng
DLNĐ
Phòng
NC TT
Phòng
TCKT
Phòng
TC HC

(Nguồn: Phòng tổ chức – Hành chính Công ty Du Lịch Hanoitourist)
- Bộ máy tổ chức Công ty Lữ hành Hanoitourist .
Ban lãnh đạo: Giám đốc Công ty và Phó giám đốc
Giám đốc Công ty: chịu trách nhiệm về mọi lĩnh vực của công ty. Phụ trách
đối ngoại và ủy quyền cho các phó giám đốc khi cần thiết, là người phát ngôn chính
của công ty và điều hành trực tiếp các phó giám đốc làm việc.
Phó giám đốc Công ty: chịu trách nhiệm trước giám đốc về lĩnh vực mình phụ
trách, thay mặt giám đốc đàm phán với các đối tác. Ngoài ra còn có trách nhiệm cùng
với giám đốc sắp xếp bảo vệ nguồn nhân sự, tài chính sao cho phù hợp để hoạt động

kinh doanh của công ty đạt hiệu quả cao.
- Tổ chức bộ máy:
Phòng Thị trường Quốc tế: Tổ chức khai thác nguồn khách, bán các chương
trình du lịch, dịch vụ du lịch cho khách du lịch vào Việt Nam và nối các chương trình
du lịch sang các nước khác (nếu có).
20
Phòng Du lịch nước ngoài: Tổ chức khai thác và thực hiện các chương trình
du lịch đưa người Việt Nam, người nước ngoài cư trú và làm việc tại Việt Nam đi du
lịch nước ngoài.
Phòng Du lịch nội địa: Tổ chức khai thác và thực hiện các chương trình du
lịch cho người Việt Nam, người nước ngoài cư trú và làm việc tại Việt Nam đi du
lịch trong nước, tổ chức chương trình du lịch kết hợp tổ chức hội nghị hội thảo trong
nước.
Phòng Tài chính - Kế toán: Tham mưu cho Giám đốc về công tác tài chính, kế
toán, thống kê, kế hoạch kinh doanh dài hạn và ngắn hạn. Theo dõi việc quản lý, sử
dụng và bảo toàn vốn kinh doanh của Công ty.
Phòng Tổ chức - Hành chính: Tham mưu cho Giám đốc về công tác tổ chức,
nhân sự, lao động tiền lương, thi đua, đào tạo, văn thư tổng hợp, hành chính quản trị
của Công ty.
Phòng Nghiên cứu thị trường (phòng marketing): chịu trách nhiệm nghiên cứu
thị trường và quảng bá sản phẩm.
2.1.4. Đội ngũ nhân viên của Hanoitourist.
Cùng với cơ cấu tổ chức bộ máy của công ty Du lịch Hà Nội thì đội ngũ
nhân viên cần cho quá trình kinh doanh và vận hành để Công ty hoạt động kinh
doanh hiệu quả là khá lớn. Có thể thấy được số lượng nhân viên của Công ty qua
bảng số liệu dưới đây.
Bảng số 1. Nguồn nhân lực của Hanoitourist
Năm 2006 2007 2008 2009
Số lượng
nhân viên 95 85 81 87

Nguồn : Phòng Hành chính Công ty Hanoitourist
Bảng trên cho thấy, số lượng nhân viên của Hanoitourist giảm dần theo các
năm. Đặc biệt, trong năm 2008 khi tình hình kinh tế thế giới khủng hoảng thì nguồn
nhân lực của công ty cũng giảm một cách đáng kể. Xong năm 2009 với những dấu
hiệu hồi phục tích cực của nền kinh tế thì số lượng nhân viên của công ty lại tăng dần
lên phục vụ cho việc phát triển các hoạt động du lịch. Dưới đây là bảng thống kê số
lượng nhân viên chi tiết tại các phòng, ban của Công ty Lữ hành Hanoitourist trong
thời điểm hiện nay.
21
Bảng số 2. Nguồn nhân lực các phòng của Hanoitourist.
Phòng điều
hành HD In
và Domes
Nội địa Outbound Inbound Kế toán
Hành
chính
Marketing
15 12 22 8 7 6 2
Nguồn : Phòng tổ chức HC - Công ty Hanoitourist
Theo thống kê từ bảng trên chỉ có 67 người làm việc tại Công ty Lữ hành Hà
Nội (địa chỉ 3B Hai Bà Trưng), còn lại 20 người khác làm tại các văn phòng chi
nhánh của công ty cũng tại Hà Nội như: số 6 Lê Thánh Tông, 32A Hàng Vôi.
Hanoitourist với thế mạnh là loại hình du lịch Outbound vì vậy đội ngũ nhân
viên cũng chiếm số lượng lớn nhất về nguồn nhân lực so với các phòng ban khác.
Trung bình tỉ lệ nhân viên phòng Outbound luôn chiếm 1/4 tổng số lượng nhân viên
tại Hanoitourist. Nhân viên phòng Outbound được chia ra làm 3 nhóm: điều hành,
bán tour và hướng dẫn viên.
2.1.5. Cơ sở vật chất kỹ thuật của Công ty Lữ hành Hanoitourist
Hiện nay công ty lữ hành Hanoitourist đã có một hệ thống cơ sở vật chất kỹ
thuật khá đầy đủ. Trụ sở chính của Công ty đặt tại 18 Lý Thường Kiệt và 30A Lý

Thường Kiệt. Đây là một điểm mạnh của công ty mà rất ít các Công ty Du lịch khác
trên thị trường có được. Ngoài ra Công ty còn có một đội xe lớn và hiện đại với 35
chiếc từ 4 tới 45 chỗ ngồi trị giá khoảng 20 tỷ đồng. Chính vì vậy mà Công ty lữ
hành Hanoitourist cần duy trì và phối hợp thật chặt chẽ với đội xe Du lịch để có thể
nâng cao chất lượng phục vụ khách du lịch của công ty.
Trong hệ thông cơ sở vật chất kỹ thuật của công ty còn có 14 khách sạn lớn đạt
tiêu chuẩn từ 2 sao đến 5 sao. Đó là Khách sạn Dân chủ 4 sao với số lượng phòng là
90 phòng. Khách sạn Hoà bình 3 sao với số lượng phòng là 102 phòng. Khách sạn
Hoàn kiếm 4 sao với số lượng phòng 120 phòng. Khách sạn Bông sen 2 sao với số
lượng 30 phòng. Khách sạn Sofitel 5 sao với 244 phòng…
Ngoài ra Công ty lữ hành Hanoitourist còn có 4 chi nhánh tại Thành phố Hồ
Chí Minh, Đà Nẵng, Lạng Sơn và Móng Cái – Quảng Ninh, qua đó ta thấy được rằng
các lĩnh vực kinh doanh của công ty rất rộng rãi có khả năng đáp ứng được mọi nhu
cầu của khách hàng.
2.2. Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty Lữ hành Hanoitourist
2.2.1. Tình hình khách
22
Bảng số 3: Số lượng khách
Đơn vị tính: Người
Năm
Khách
Năm 2006 Năm 2007
Năm 2008 Năm 2009
Outbound 7400 7362 7000 7235
Inbound 7421 7020 7102 7120
Nội địa 5077 6380 9479 12280
Tổng số 19.898 20.762 23.581 26.635
(Nguồn : Công ty lữ hành Hanoitourist)
Từ Bảng báo cáo tình hình khách của công ty có thể nhận thấy: Tổng số khách
năm 2009 tăng 3054 người, tương ứng với mức tăng 12,9511% so với năm 2008.

Cụ thể: Khách Outbound tăng 235 người, tương ứng tăng 5,613% so với năm
2008. Khách Inbound tăng 18 người, tương ứng tăng 0,25345% so với năm 2008.
Khách nội địa tăng 2801 người, tương ứng tăng 29,54953% so với năm 2008.
Năm 2009, Số lượng khách du lịch có sự dịch chuyển về cơ cấu tương đối lớn
so với năm 2008. Tổng số khách Inbound, Outbound và nội địa đều tăng . Đặc biệt là
nguồn khách nội địa tăng mạnh hơn so với các năm trước nguyên nhân là do có sự
chỉ đạo của Tổng cục du lịch về kích cầu du lịch Nội địa kết hợp với hãng hàng
không, dịch bệnh tại 1 số nước. Như vậy, nguồn khách nội địa rất tiềm năng về cả số
lượng và chất lượng do mức thu nhập của người dân ngày càng cao ,cùng với chính
sách Marketing của công ty đã định hướng đúng đắn và công tác thực hiện triệt để.
2.2.2. Tổng doanh thu từ hoạt động kinh doanh du lịch.
Trong những năm gần đây trên thế giới có rất nhiều biến động gây ảnh hưởng
trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của ngành Du lịch nói chung và của Công ty lữ
hành Hanoitourist nói riêng. Năm 2008 do cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới đã ảnh
hưởng không nhỏ đến kết quả hoạt động kinh doanh của công ty. Dưới đây là các
nguồn doanh thu và lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh du lịch của Công ty Du lịch
Hà Nội. Xong năm 2009 với những biện pháp kích cầu du lịch của Tổng cục du lịch
thì hoạt động kinh doanh du lịch của các doanh nghiệp kinh doanh lữ hành đã dần
khởi sắc và có những chyển biến tích cực.
23
Bảng số 4: Doanh thu và lợi nhuận Outbound qua các năm
(Đơn vị tính: tỷ đồng)
Chỉ tiêu
Năm 2006 Năm 2007
Năm 2008
Năm 2009
Tổng số
tiền
(Tỷ
đồng)

Outbound
Tổng
số tiền
(Tỷ
đồng)
Outbound
Tổng số
tiền
(Tỷ đồng)
Outbound
Tổng số
tiền
(Tỷ
đồng)
Outbound
Doanh
thu
72 43,1 86 52,8 83,18 56,1 84.4 40
Lợi
nhuận
0,95 0,42 1,156 0,59 0,767 0,47 0,82 0,35
Tỉ lệ LN/
DT
1,32% 0,97% 1,34% 1,11% 0,92% 0,84% 0,97% 0,88%

Bảng số 5: Doanh thu và lợi nhuận Inbound qua các năm
(Đơn vị tính: tỷ đồng)
Chỉ tiêu
Năm 2006 Năm 2007
Năm 2008

Năm 2009
Tổng số
tiền
(Tỷ
đồng)
Inbound
Tổng
số tiền
(Tỷ
đồng)
Inbound
Tổng số
tiền
(Tỷ
đồng)
Inbound
Tổng
số tiền
(Tỷ
đồng)
Inbound
Doanh thu 72 23 86 17 83,18 18 84.4 14,8
24
Lợi nhuận 0,95 0,098 1,156 0,065 0,767 0,058 0,82 0,068
Tỉ lệ
LN/DT
1,32%
0,426
%
1,34%

0,38
%
0,92%
0,32
%
0,97% 0,46%
Năm 2006 với lượng khách Việt Nam đi du lịch nước ngoài (Outbound
tourist) tăng lên đáng kể so với năm 2005 (tăng 1153 khách), doanh thu của công ty
đạt 72 tỷ đồng, tăng 5 tỷ đồng, trong đó lợi nhuận chỉ đạt 950 triệu đồng Nguyên
nhân khiến cho lợi nhuận bị sụt giảm là do tỷ lệ lạm phát năm 2006 ở mức cao, xăng
dầu tăng giá khiến cho chi phí vận chuyển: hàng không, đường bộ đều tăng nhưng
công ty vẫn không tăng giá đối với khách du lịch; đây là chiến lược thu hút khách của
công ty với mục tiêu lâu dài, nhằm cạnh tranh với các công ty du lịch khác trong địa
bàn TP. Hà Nội trước thềm Việt Nam gia nhập WTO.
Đến năm 2007, Việt Nam đã chính thức gia nhập Tổ chức Thương mại Thế
giới (WTO), lượng khách Việt Nam ra nước ngoài du lịch có giảm đi nhưng con số
đó không đáng kể, ngược lại du khách chọn đến những quốc gia ở châu lục khác
mang lại nguồn doanh thu và lợi nhuận còn cao hơn trước. Doanh thu của công ty
tăng 14 tỷ đồng, đạt 86 tỷ đồng. Trong đó lợi nhuận là 1,156 tỷ đồng (tăng 21,68% so
với năm 2006). Sau khi Việt Nam ra nhập WTO các chính sách và thủ tục dễ dàng
hơn khiến khách Việt Nam đi du lịch nước ngoài đã đạt được hiệu quả nhất định, từ
đó đã làm tăng doanh thu của công ty.
Năm 2008, năm của những cuộc khủng hoảng xảy ra trên phạm vi toàn cầu:
khủng hoảng giá lương thực, khủng hoảng an toàn thực phẩm, khủng hoảng nhiên
liệu, khủng hoảng tài chính, khủng hoảng chính trị, khủng hoảng an ninh, khủng
hoảng môi trường. Khủng hoảng lan rộng trên toàn thế giới ảnh hưởng trực tiếp đến
ngành du lịch, đây là nguyên nhân khiến số lượng khách du lịch nước ngoài vào Việt
Nam (Inbound) giảm một cách đáng kinh ngạc (chỉ còn 3010 khách trong năm 2008).
Bên cạnh đó, thì lượng khách du lịch Outbound - nguồn doanh thu chính của công ty
cũng giảm so với các năm trước. Vì vậy, doanh thu của công ty trong năm 2008 đã bị

sụt giảm, chỉ đạt 83,18 tỷ đồng (giảm 3,27% so với năm 2007); khủng hoảng đã làm
chi phí tăng lên chóng mặt vì thế lợi nhuận thu được chỉ còn 767 triệu đồng (giảm
33,65% so với năm 2007).
25

×