Tải bản đầy đủ (.docx) (47 trang)

Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam trong bối cảnh khủng hoảng tài chính toàn cầu thời cơ và thách thức doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (254.76 KB, 47 trang )

Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trong bối
cảnh khủng hoảng tài chính toàn cầu
Đăng ngày: 15:17 07-12-2009
Thư mục: Tổng hợp
Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam trong bối
cảnh khủng hoảng tài chính toàn cầu: thời cơ và thách
thức
Nghiên cứu khoa học của sinh viên K47:
Trần Thị Thu Hà

ĐẶT VẤN ĐỀ

Cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu bùng phát vào giữa năm 2008 đã phủ một bóng đen ảm
đạm lên nền kinh tế toàn cầu. Việt Nam cũng phải chịu những tác động tiêu cực của cuộc
khủng hoảng theo hai cơ chế cả trực tiếp và gián tiếp.
Dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam với mức tăng kỉ lục vào năm 2008 sẽ
đứng trước khả năng bị ảnh hưởng trầm trọng. Tuy nhiên, nhìn nhận cả hai mặt của vấn đề,
có thể thấy rằng, cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu không chỉ tạo ra những thách thức mà
còn tạo ra những cơ hội nhất định đối với việc thu hút FDI. Yêu cầu đặt ra là cần đánh giá xác
đáng những thách thức và cả thời cơ mà cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu đã tạo ra để từ
đó có thể đưa ra những giải pháp để tiếp tục tăng cường thu hút nguồn vốn quan trọng này.
Đứng trước yêu cầu và đòi hỏi của thực tiễn khách quan, đề tài nghiên cứu khoa học: “Vốn
đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam trong bối cảnh khủng hoảng tài chính toàn cầu: thời
cơ và thách thức” với mục tiêu:
Làm rõ một số vấn đề lý luận cơ bản về đầu tư trực tiếp nước ngoài và khủng hoảng tài
chính thế giới
Phân tích cụ thể những thời cơ và thách thức đối với việc thu hút FDI vào Việt Nam
trong bối cảnh khủng hoảng tài chính thế giới
Đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường thu hút FDI vào Việt Nam trong bối cảnh
khủng hoảng tài chính thế giới.
Để giải quyết ba mục tiêu trên, kết cấu đề tài gồm ba chương


o Chương I: một số vấn đề lý luận cơ bản về đầu tư trực tiếp nước ngoài và khủng
hoảng tài chính thế giới
o Chương II: thời cơ và thách thức đối với việc thu hút FDI vào Việt Nam trong bối
cảnh khủng hoảng tài chính thế giới
o Chương III: Một số giải pháp nhằm tăng cường thu hút FDI vào Việt Nam trong bối
cảnh khủng hoảng tài chính thế giới.
CHƯƠNG I: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN
CƠ BẢN VỀ ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC
NGOÀI VÀ KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH
THẾ GIỚI
1.1. Lí luận chung về thu thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài.
1.1.1. Khái niệm và vai trò của đầu tư trực tiếp nước ngoài
1.1.1.1.Khái niệm đầu tư trực tiếp nước ngoài
Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) là hình thức đầu tư mà chủ đầu tư của quốc gia này di
chuyển các nguồn lực cần thiết sang một quốc gia khác để thực hiện đầu tư. Chủ đầu tư trực
tiếp tham gia vào quá trình khai thác kết quả đầu tư và chịu trách nhiệm hiệu quả sử dụng vốn
của mình theo quy định của quốc gia nhận đầu tư.
1.1.1.2.Vai trò của vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với nước đi đầu tư
FDI đã trở thành một xu hướng trên toàn cầu, nó chính là sự phát triển bậc cao của xu hướng
thương mại quốc tế. sở dĩ dòng FDI đã trở thành một dòng vốn quan trọng như vậy bởi lẽ nó
đem lại những tác động tích cực cho cả nước tiếp nhận đầu tư và nước đi đầu tư.
♣ Kéo dài chu kì sống của sản phẩm và công nghệ: trong điều kiện nền
kinh tế tri thức như hiện nay, vòng đời của sản phẩm đang ngày càng rút ngắn lại, một sản
phẩm nếu chỉ phục vụ tại một thị trường thì sẽ nhanh chóng đi vào giai đoạn suy thoái, biến
mất và bị thay thế bởi một sản phẩm khác. Vì thế, đầu tư trực tiếp FDI chính là động lực để
mở rộng thị trường của sản phẩm, từ đó kéo dài chu kì sống cúa sản phẩm, tiếp tục thu lợi
nhuận từ sản phẩm. Đối với chu kì sống của công nghệ cũng vậy. Chi phí cho hoạt động
R&D vốn rất lớn với độ rủi ro cao, tuy thế, chu kì sống của công nghệ lại bị rút ngắn nhanh
chóng. Trong khi, ở một thị trường khác, thì công nghệ đó có thể coi là công nghệ mới, hiện
đại. Đây chính là động lực để thúc đẩy đầu tư nước ngoài, nhờ thế, quá trình đầu tư nước

ngoài thường đi kèm với hoạt động chuyển giao công nghệ, nhằm kéo dài tuổi thọ của công
nghệ, tiếp tục thu lợi từ công nghệ.
♣ Khai thác nguồn lực của nước tiếp nhận đầu tư: Bản chất của đầu tư
trực tiếp nước ngoài là di chuyển nguồn lực sang một quốc gia khác để tiến hành hoạt động
đầu tư, nhằm tăng năng suất cận biên của vốn. Tuy nhiên, các nguồn lực được di chuyển
trong hoạt động FDI thường là các nguồn lực động: Vốn, công nghệ…Chính vì thế, hoạt
động FDI thường được đi kèm với việc sử dụng các nguồn lực sẵn có ở nước tiếp nhận đầu
tư: Tài nguyên thiên nhiên sẵn có, nguồn lao động rẻ mạt, …việc tận dụng các nguồn lực rẻ
tại nước tiếp nhận đầu tư sẽ giúp tiết kiệm chi phí sản xuất, giảm giá thành từ đó tăng lợi
nhuận của công ty.
♣ Tránh các rào cản thương mại: việc sử dụng nguồn lực rẻ và sẵn có tại
các nước tiếp nhận đầu tư được coi là một động lực mạnh mẽ thôi thúc đầu tư FDI từ các
nước phát triển sang các nước đang phát triển. Tuy nhiên, một trong những động lực khác
thúc đẩy FDI chính là việc tránh các xung đột thương mại. Thế giới phẳng, là một tính từ
được sử dụng phổ biến để chỉ một thế giới mà các rào cản về không gian bị phá bỏ hoàn toàn,
thế giới của sự hội nhập sâu rộng. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là các rào cản thương
mại đã được xóa bỏ hoàn toàn. Trái lại, để bảo hộ cho nền sản xuất ở trong nước, các quốc
gia đang ngày càng trở nên khéo léo hơn dựng lên các rào cản thuế quan và phi thuế quan để
ngăn chặn dòng hàng hóa ào ạt đổ vào thị trường nội địa. Và khi này, FDI chính là con đường
giúp các công ty đa quốc gia mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm, tranh thủ nguồn lực ở
nước tiếp nhận đầu tư và tránh được các rào cản thương mại.
1.1.1.3.Vai trò của vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với nước tiếp nhận đầu tư.
♣ FDI là nguồn vốn bổ sung vốn quan trọng cho nhu cầu đầu tư trong
nước: lý thuyết cái vòng luẩn quẩn chỉ rõ thiếu vốn chính là nguyên nhân chủ yếu dẫn tới
cái vòng luẩn quẩn của nghèo đói không thể kết thúc đối với các nước đang phát triển. Để
thoát ra khỏi tình trạng đó, các nước đang phát triển cần một “cú hích” từ bên ngoài. Đó
chính là nguồn vốn từ bên ngoài, mà FDI là nguồn vốn chiếm vai trò rất quan trọng. Ngoài ra,
FDI có ưu điểm so với các nguốn vốn từ bên ngoài khác đó là: không gây ra gánh nặng nợ
nần đối với quốc gia tiếp nhận vốn đầu tư. Hơn nữa, do chủ đầu tư trực tiếp vận hành đầu tư
nên bên tiếp nhận đầu tư không phải chịu trách nhiệm về hiệu quả của hoạt động đầu tư.

♣ FDI là con đường để tiếp thu công nghệ và năng lực quản lý: Bản chất
của FDI là sự di chuyển các nguồn lực sang nước khác để tiến hành đầu tư. Các nguồn lực
thường được di chuyển là vốn, công nghệ, năng lực quản lý. Đây chính là con đường tốt nhất
và tiết kiệm nhất để nước tiếp nhận đầu tư học hỏi và tiếp thu công nghệ hiện đại cũng như
năng lực quản lý của bên đầu tư.
♣ Tăng cường chất lượng của nguồn nhân lực: Về mặt số lượng, FDI tạo
ra một số lượng việc làm đáng kể cho nước tiếp nhận đầu tư, bởi lẽ, nguồn lực lao động
thường ít được di chuyển cùng với quá trình di chuyển vốn. Các dự án đầu tư FDI thường sử
dụng ngay nguồn lực nhân lực tại chỗ để tiết kiệm chi phí. Thông qua việc sử dụng các dây
chuyền công nghệ hiện đại và hệ thống quản lý tiên tiến, đội ngũ lao động sẽ làm quen với tác
phong làm việc chuyên nghiệp, có cơ hội và bị tạo sức ép phải nâng cao trình độ và kĩ năng.
♣ Tham gia mạng lưới sản xuất toàn cầu: FDI sẽ dẫn tới việc hình thành
các công ty đa quốc gia, với sức mạnh và tính linh hoạt của mình, các công ty đa quốc gia
đang ngày càng chi phối nền kinh tế toàn cầu. Thu hút FDI sẽ khiến cho các doanh nghiệp
FDI tại nước tiếp nhận đầu tư trở thành một mắt xích quan trọng trong mạng lưới sản xuất
toàn cầu. Không chỉ thế, các doanh nghiệp trong nước khác có mối quan hệ kinh doanh với
các Doanh nghiệp FDI cũng sẽ gián tiếp tham gia chuỗi sản xuất này. Từ đó, tăng cường sự
hợp tác liên kết hỗ trợ nhau cùng phát triển, mặt khác cũng tạo ra sức ép buộc các doanh
nghiệp phải năng động, tăng khả năng cạnh tranh để có thể hội nhập và chống đỡ với sự cạnh
tranh mãnh liệt từ các doanh nghiệp khác trên thị trường toàn cầu.
Bên cạnh những ưu điểm mà FDI tạo ra cho nước tiếp nhận đầu tư, thì hoạt động FDI cũng
mang đến cho nước tiếp nhận những nguy cơ nhất định như: Ô nhiễm môi trường, bóp chết
các doanh nghiệp trong nước, chảy máu chất xám, chuyển giao công nghệ biến nước tiếp
nhận thành bãi thải công nghệ…Các nguy cơ này luôn hiện hữu cùng với các lợi ích to lớn
mà FDI mang lại cho nước tiếp nhận đầu tư. Để hạn chế những nguy cơ này, đòi hỏi nước
tiếp nhận đầu tư cần xây dựng cho mình một “ bộ lọc “ tốt để có thể hạn chế thấp nhất những
tác động tiêu cực của FDI.
1.1.2.Các nhân tố tác động tới thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài
Dòng chảy FDI không chỉ còn là mạch ngầm mà đã trở thành một dòng vốn quan trọng đối
với tất cả các quốc gia trên thế giới, kể cả các nước đang phát triển hay các nước phát triển.

Vậy điều gì đã chi phối tốc độ, lưu lượng và hướng chảy của dòng vốn FDI trên toàn cầu? Đó
là kết quả của sự tương tác qua lại của cả ba môi trường đầu tư: môi trường đầu tư trong
nước, môi trường đầu tư của nước đi đầu tư và môi trường quốc tế.
1.1.2.1.Môi trường đầu tư trong nước tiếp nhận đầu tư
Môi trường đầu tư của nước chủ nhà bao gồm nhiều nhân tố: Sự ổn định về chính trị,
môi trường luật pháp, vị trí địa lí điều kiện tự nhiên, các nguồn lực sẵn có trong nước, cơ sở
hạ tầng….
♣ Sự ổn định chính trị: Tình hình chính trị ổn định là nhân tố hàng đầu ảnh hưởng
tới dòng vốn FDI: Bởi lẽ, sự ổn định về mặt chính trị trước hết sẽ bảo vệ an toàn cho nguồn
vốn của nhà đầu tư và các kết quả đầu tư khác, đảm bảo tính nhất quán trong chính sách của
chính phủ đối với hoạt động FDI, giữ vững các định hướng và con đường phát triển kinh tế.
♣ Sự ổn định môi trường kinh tế Vĩ mô: thể hiện ở một số chỉ tiêu như: năng lực
quản lý kinh tế vĩ mô của chính phủ, độ lớn và mức độ dao động của các biến số vĩ mô như :
tốc độ tăng trưởng, tỉ lệ lạm phát, cán cân thương mại, tỉ giá hối đoái, lãi suất ngân hàng, tỉ lệ
thất nghiệp…những biến số vĩ mô này giống như cái cặp nhiệt độ, đo tình trạng nóng lạnh
của nền kinh tế. Sự ổn định của các biến số vĩ mô một mặt chứng tỏ năng lực quản lý kinh tế
vĩ mô của nhà nước, mặt khác nó sẽ giảm bớt rủi ro cho các nhà đầu tư, và trực tiếp tác động
tới các chỉ tiêu hiệu quả của dự án đầu tư.
♣ Môi trường luật pháp: Môi trường pháp lí hoàn thiện, đầy đủ là yếu tố đảm bảo
quá trình thực hiện và quản lý hoạt động đầu tư hiệu quả. Một môi trường pháp lí hiệu quả là
một môi trường mà hệ thống luật pháp đầy đủ, hoàn thiện, có tính cưỡng chế cao, nhất quán
và ổn định. Môi trường pháp luật liên quan đến hoạt động đầu tư bao gồm: Luật đầu tư, quy
định về sở hữu trí tuệ, luật thuế, luật doanh nghiệp, luật xây dựng, luật tài nguyên và môi
trường….
♣ Vị trí và điều kiện tự nhiên: các nhân tố như vị trí địa lí, đặc điểm địa hình, tài
nguyên khí hậu, cũng có tác động tới hoạt động FDI vì nó sẽ quyết định lĩnh vực đầu tư,
khả năng sinh lời của dự án đầu tư. Một vị trí địa lý thuận lợi đồng nghĩa với việc điều kiện
sản xuất thuận lợi, dễ dàng, tiếp cận vùng nguyên liệu dễ dàng, thị trường rộng lớn…
♣ Đội ngũ lao động: bao gồm: số lượng, chất lượng đội ngũ lao động, và chi phí sử
dụng lao động. Như đã phân tích ở trên, lao động là nhân tố ít được di chuyển cùng dòng vốn

FDI, chính vì thế, nguồn nhân lực tại nước tiếp nhận đầu tư là nhân tố quan trọng đưa đến
quyết định đầu tư của nhà đầu tư, vì nó sẽ quyết định tới chi phí sản xuất và hiệu quả của dự
án đầu tư.
♣ Cơ sở hạ tầng: cơ sở hạ tầng bao gồm hệ thống điện, đường, nước, thông tin liên
lạc cũng là nhân tố quan trọng, vì nó sẽ quyết định tới chi phí đầu tư
Trên đây chỉ là một số nhân tố của môi trường đầu tư nước chủ nhà có thể ảnh hướng tới
quyết định của nhà đầu tư. Việc phân tích kĩ lưỡng mức độ tác động của các nhân tố này đòi
hỏi việc trình bày cụ thể và chi tiết hơn rất nhiều. Tuy nhiên, trong phạm vi đề tài này, chỉ nên
dừng lại ở việc liệt kê các chỉ tiêu ảnh hưởng tới thu hút FDI để làm cơ sở cho việc đề ra các
giải pháp nhằm tăng cường thu hút FDI dưới góc độ là nước chủ nhà.
1.1.2.2.Môi trường đầu tư tại nước đi đầu tư
♣ Thay đổi chính sách kinh tế vĩ mô: những chính sách tài chính tiền tệ, xuất nhập khẩu
và quản lý ngoại hối có thể ảnh hưởng tới quyết định đầu tư của nhà đầu tư một cách trực tiếp
bằng mệnh lệnh hành chính hoặc gián tiếp bằng sự dẫn dắt của suy tính lợi nhuận và hiệu quả
đầu tư. Ví dụ các chính sách tiền tệ nới lỏng sẽ khiến lãi suất trong nước giảm, ví thế có thể
khuyến khích đầu tư ra nước ngoài vì chi phí huy động vốn để mang ra nước ngoài đầu tư sẽ
rẻ hơn tương đối. Hay khi lãi suất trong nước tăng cao có thể khiến cho nhà đầu tư không có
hứng thú đầu tư ra nước ngoài mà thay vào đó là gửi tiền vào ngân hàng trong nước chẳng
hạn. Đối với chính sách xuất nhập khẩu: một khi các chính sách ưu đãi khuyến khích xuất
khẩu trong các hiệp định thương mại song phương và đa phương sẽ khiến động lực đầu tư ra
nước ngoài để tránh các rào cản thương mại bị suy giảm, từ đó giảm đầu tư ra nước ngoài.
Với hoạt động nhập khẩu cũng tương tự như vậy, khi nước đầu tư hạ rào cản đối với hàng hóa
từ nước ngoài nhất là từ các nước đang phát triển thì các nhà đầu tư trong nước sẽ ưa thích
việc di chuyển vốn sang các nước đang phát triển để tận dụng các nguồn lực rẻ hơn để sản
xuất các sản phẩm phục vụ nhu cầu tiêu dùng của nước đi đầu tư.
♣ Tiềm lực kinh tế: vốn, trình độ công nghệ… Một nước đã có tiềm lực kinh tế đủ mạnh
và nguồn vốn dư thừa ( thể hiện ở chỗ năng suất cận biên của vốn giảm sút) thì sẽ tăng cường
đầu tư ra nước ngoài để tăng năng suất cận biên của vốn và các nguồn lực được di chuyển
cùng với vốn. Các quốc gia có trình độ cao thường là các quốc gia có khả năng tạo ra công
nghệ nguồn, quyết định giá cả công nghệ trên thị trường, công nghệ này sẽ tạo ra lợi thế cạnh

tranh độc quyền và cần sản xuất với quy mô lớn, đây chính là động lực để các công ty đa
quốc gia đầu tư trực tiếp ra nước ngoài.
♣ Các chính sách thúc đầy đầu tư ra nước ngoài. Chính phủ các nước có thể có những
chính sách để kìm hãm hay thúc đẩy đầu tư ra nước ngoài. Bên cạnh đó, việc kí kết các hiệp
định song phương và đa phương về đầu tư sẽ là cơ sở đáng tin cậy thể hiện cam kết bảo vệ
các nhà đầu tư của nước mình khi đầu tư sang nước đối tác. Hiệp định này cũng mở ra những
điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư như chống phân biệt đối xử giữa nhà đầu tư trong nước
với nhà đầu tư nước ngoài…Chính sách bảo hiểm đầu tư cũng là yếu tố tác động tới quyết
định của nhà đầu tư vì nhờ chính sách này, nhà đầu tư đã chuyển giao các rủi ro có khả năng
đe dọa tính hiệu quả của dự án đầu tư sang các nhà bảo hiểm, nhờ vậy, yên tâm đầu tư.
1.1.2.3.Môi trường đầu tư quốc tế
Xu hướng đối thoại thay cho đối đầu, liên kết kinh tế theo khối và mức độ ảnh hưởng và bành
trướng của các công ty đa quốc gia (TNCs) là những nhân tố chính của môi trường đầu tư
quốc tế ảnh hưởng tới dòng FDI
1.2. Một số vấn đề về khủng hoảng tài chính toàn cầu
1.2.1.Diễn biến, nguyên nhân và hậu quả của khủng hoảng tài chính toàn cầu
1.2.2.1. Các mốc chính của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu
Cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu được cho là có nguyên nhân trực tiếp từ tình trạng bong
bóng của thị trường bất động sản ở Mỹ, vốn đã diễn ra ngay từ năm 2005.
Một số mốc quan trọng của cuộc khủng hoảng nhà đất tại Mỹ, trước khi con bệnh lây lan
sang lĩnh vực tài chính và đe dọa suy thoái kinh tế toàn cầu:
Từ năm 2002-2004: Giá nhà ở một số bang của Mỹ như Arizona, Califonia, Floria, Hawaio,
Nevada tăng bình quân 25% một năm và sự bùng nổ nhà đất ở Mỹ bắt đầu
Năm 2005: Bong bóng bất động sản vỡ tung tại Mỹ vào tháng 8/2005. Thị trường bất động
sản tạm gián đoạn ở một vài bang của Mỹ, vào cuối mùa hè năm 2005 khi tỉ lệ lãi suất tăng từ
1% lên 5.35%, do có nhiều nhà kinh doanh bất động sản đánh giá thấp thị trường
Năm 2006: thị trường bất động sản tiếp tục đà suy giảm không phanh. Giá nhà giảm, hoạt
động kinh doanh bất động sản trầm lắng dẫ tới một lượng cung nhà tăng đáng kể.
Năm 2007: Kinh doanh bất động sản tiếp tục suy giảm. Số lượng nhà tồn đọng tăng cao nhất
kề từ năm 1989. Ngành kinh doanh bất động sản suy giảm với hơn 25 triệu tổ chức cho vay

dưới chuẩn tuyên bố phá sản. Gần 1.3 triệu bất động sản nhà ở bị tịch thu để thế chấp nợ,
tăng 79% từ năm 2006
Đến năm 2008: dường như cơn bạo bệnh của thị trường bất động sản phát bệnh và lây lan
nhanh chóng sang thị trường tài chính do hàng loạt những quan hệ đan xen phức tạp. Những
sự kiện gây chấn động thị trường tài chính Mỹ diễn ra liên tục như một cơn ho dài không dứt:
Ngày 16/3/2008: Bear Stearns (Ngân hàng với tổng tài sản là 350.4 tỷ $, Là tổ chức cho vay
và gửi tiết kiệm lớn nhất Los Angeles, đồng thời là tổ chức thế chấp lớn thứ 7 ở Mỹ) bán lại
cho JP Mỏgan Cháe với giá 2$ một cổ phiếu để tránh nguy cơ phá sản, FED phải cung cấp 30
tỷ $ để trợ giúp cho các khoản lỗ của Bear STearn.
17/7/2008: các ngân hàng và tổ chức tài chính lớn trên thế giới báo cáo thua lỗ lên tới 435 tỷ
$.
Ngày 7/9/2008: FED dành quyền kiểm soát hai tập đoàn Fannie Mae( công ty tài chính với
tổng tài sản 882.5 tỷ $, là tổ chức hàng đầu trong thế chấp dưới chuẩn của Mỹ) , và Freddie
Mac (tổ chức tín dụng có tổng tài sản lên đến 794.4 tỷ $, là công ty công lớn thứ 20 trên thế
giới và công ty tài chính lớn thứ 2 về thế chấp tại Mỹ).
Ngày 14/9/2008: Merrill Lynch (với tổng tài sản 1.02 nghìn tỉ $, xếp thứ 32 trong số các công
ty lớn nhất thế giới), được bán cho Bank of America với giá 50 tỷ $.
Ngày 15/9/2008: Lehman Brothers tuyên bố phá sản. Ngay sau đó, ba chỉ số chứng khoán
chủ chốt của Mỹ là Dow Jones, NASDAD và S&P500 sụt giảm mạnh nhất kể từ sau sự kiện
khủng bố 11/9/2001
Ngày 17/9: FED cho AIG vay 85 tỷ USD để giúp công ty này thoát khỏi tình trạng phá sản.
Ngày 26/9: Ngân hàng Washington Muatual – ngân hàng tiết kiệm lớn nhất của Mỹ được
chính phủ tiếp quản và sau đó được bán lại cho Morgan Chase & Co với gí 1.9 tỷ $
Ngày 30/9: Ngân hàng khổng lồ Wachovia của mỹ, đồng thời là ngân hàng cho vay dưới
chuẩn lớn nhất của Mỹ đồng ý bán lại bộ phận ngân hàng bán lẻ cho đối thủ là Citigroup.
Ngày 3/10: kế hoạch giải cứu thị trường trị giá 700 tỷ $ được Hạ Viện Mỹ thông qua sau một
tuần bất ổn trên thị trường tài chính và nợ tín dụng.
Ngày 25/11/2008: FED công bố kế hoạch bơm 800 tỷ $ vào hệ thống tài chính.
Ngày 19/12/2008: Chính phủ Mỹ quyết định chi 17 tỷ $ để cứu hai tập đoàn ô tô lớn nhất của
Mỹ trước nguy cơ bị phá sản

Các mốc thời gian diễn ra liên tục, dồn dập báo hiệu một cuộc khủng hoảng tài chính có tầm
cỡ thế kỉ đang bùng nổ và lan nhanh như hiệu ứng Domino.
1.2.2.2. Nguyên nhân của khủng hoảng tài chính
1.2.2.2.1. Bong bóng bất động sản
Bong bóng bất động sản- dường như là cụm từ được nhắc đến thường xuyên nhất trong giai
đoạn khủng hoảng tài chính, khi người ta cố tìm cách lí giải nguyên nhân nào đã dẫn tới cuộc
khủng hoảng như hiện nay. Bong bóng là gì? Lý giải vấn đề này có một định nghĩa và cách
nhìn khá xác đáng:
Bong bóng là:
1. Một chu kỳ kinh tế đặc trưng bởi quá trình mở rộng nhanh chóng sau một giai
đoạn thị trường thu nhỏ trầm lắng.
2. Hiện tượng giá tài sản tăng bùng phát, thường vượt ra ngoài giới hạn đảm bảo
của các hệ số tài chính cơ bản và xuất hiện ở một số ngành nhất định, tiếp sau
hiện tượng này là sự sụt giá rất nhanh và mạnh cùng làn sóng ồ ạt bán ra.
3. Là một học thuyết mô tả hiện tượng giá một loại hàng hóa vượt quá giá trị
chính xác của chúng và cứ tiếp tục tăng như vậy cho đến khi giá đột ngột rơi tự
do và quả bong bóng vỡ.
Giống như một bong bóng xà phòng mà trẻ con thường thích thổi, bong bóng
đầu tư hình thành và tạo cho người ta cảm giác nó sẽ tồn tại mãi mãi. Nhưng
bản chất những bong bóng xà phòng không được cấu tạo từ một vật liệu có
thực, vỡ là kết quả tất yếu. Khi sự "vỡ" xảy ra, tiền đầu tư theo ảo giác bong
bóng đó cũng sẽ bay theo gió.
Bong bóng vỡ tất yếu dẫn tới sự sụp đổ:
Sụp đổ là hiện tượng suy giảm nhanh và lớn của tổng giá trị toàn thị trường,
thông thường là gắn với sự "vỡ" của một bong bóng. Nguyên nhân của mối
quan hệ khăng khít này là vì khi bong bóng vỡ, sẽ có rất nhiều nhà đầu tư cố
gắng bán hết hàng hóa để rút tiền ra khỏi thị trường, những hành động này xảy
ra cùng một lúc, tạo ra những làn sóng bán ồ ạt trong khi không có, hoặc có rất
ít nhu cầu mua vào, kết quả là thua lỗ trầm trọng. Hành động bán một cách
hoảng loạn là biểu hiện chung của thị trường sau tiếng vỡ của bong bóng và là

hình tượng sụp đổ của thị trường, ai cũng muốn bán đi, đẩy loại hàng hóa đang
giảm giá từng giây mà mình nắm giữ cho người khác, nhưng liệu có ai định mua
trong tình cảnh đó? Kết quả tiếp theo của tình trạng bán một cách điên cuồng
này là thị trường đi xuống rất nhanh, xét trên mọi khía cạnh, dẫn đến suy sụp và
tác động trở lại đến tất cả mọi người.
Bong bóng bất động sản được hình thành do ba nguyên nhân chính sau:
Kể từ năm 2001: để đưa nền kinh tế ra khỏi tình trạng trì trệ, cục dự trữ liên
bang Mỹ FED đã thực hiện chính sách tiền tệ nới lỏng, giảm lãi suất cơ bản,
điều này dẫn tới các ngân hàng thương mại cũng giảm lãi suất huy động và lãi
suất cho vay tương ứng. Đầu năm 2000: lãi suất cơ bản của FED là 6%/ năm,
nhưng sau đó, lãi suất này liên tục cắt giảm và đến năm 2003: chỉ còn 1%/ năm.
Chính sách đồi với sở hữu nhà ở: ở Mỹ việc mua nhà phần lớn dựa vào các
khoản vay dài hạn với thời hạn từ 10- 30 năm. Tại thời điểm bấy giờ, chính phủ
Mỹ đã khuyến khích và tạo điều kiện cho người dân nghèo và các nhóm dân da
màu được vay tiền dễ dàng hơn từ các định chế tài chính, để mua nhà ở
Một lí do nữa dẫn tới bong bóng bất động sản là quan hệ tài chính phức tạp của
các tổ chức tài chính bắt nguồn từ các khoản vay bất động sản, trong khi lại
thiếu sự giám sát cần thiết của chính phủ Chính sự không tương hợp giữa mức
độ phát triển của thị trường với sự điều tiết của chính phủ đã đấy bong bóng
ngày càng lớn lên.
1.2.2.2.2. Các công cụ tài chính phái sinh.
Như đã phân tích ở trên, bong bóng bất động sản không thể phình to đến vậy trong một thời
gian ngắn nếu như không dựa trên mối quan hệ phức tạp đan xen của thị trường tài chính
được thông qua các công cụ tài chính phái sinh. Chính các công cụ tài chính phái sinh này, đã
không chỉ kéo các ngân hàng thương mại cho vay bất động sản tham gia vào việc hình thành
bong bóng bất động sản mà tất cả các nhà đầu tư, các ngân hàng, công ty bảo hiểm khác tham
gia mua bán các công cụ phái sinh cũng trở thành kẻ tội đồ và đồng thời là nạn nhân. Đúng
ra, chính các công cụ tài chính phái sinh chính là những vật truyền nhiễm, khiến cuộc khủng
hoảng bất động sản gây ra cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu như hiện nay.
Vậy các công cụ tài chính phái sinh được hình thành như thế nào?

Các MBS- chứng từ bảo đảm bằng các khoàn vay thế chấp: Các ngân hàng thương mại cho
người tiêu dùng vay tiền mua nhà với lãi suất thấp dưới dạng các khoàn vay dưới chuẩn. Sau
đó, hai công ty được bảo trợ bởi chính phủ là Fannie Mae và Fredie Mac đổ vốn vào thị
trường bất động sản bằng cách mua lại các khoản vay của các ngân hàng, sau đó biến chúng
thành các chứng từ được bảo đảm bằng các khoản vay thế chấp- MBS, rồi bán lại cho các nhà
đầu tư, đặc biệt là các ngân hàng khổng lồ. Thị trường công cụ phái sinh MBS cũng diễn biến
hết sức sôi nổi. Đánh hơi thấy lợi nhuận, các tập đoàn bào hiểm lập tức phát hành các CDS-
loại hình dịch vụ trao đổi nợ tín dụng . các công ty bảo hiểm phát hành các CDS để bán lại
cho các nhà đầu tư nắm giữ MBS để thu được các khoản thu định kì kèm theo cam kết sẽt
thanh toán nợ cho bên mua CDS trong trường hợp bên thứ ba không tră được nợ. chính CDS
được coi là vũ khí hủy diệt thị trường tài chính vì có CDS, nghĩa là nhà đầu tư đã chuyển giao
rủi ro sang cho các công ty bảo hiểm nên nhà đầu tư càng sẵn sàng mua thêm MBS, và khi số
lượng MBS phát hành ngày càng nhiều thì nhu cầu các CDS càng nhiều. Việc này dẫn tới các
công ty bán bảo hiểm càng mạnh tay hơn trong việc bán các CDS ra thị trường, bất chấp khả
năng bảo đảm của mình. Hơn nữa, bản thân CDS cũng trở thành một công cụ tài chính phái
sinh và được mua bán trao đổi trên thị trường.
Và lúc này, thị trường tài chính như một quả bom hẹn giờ, chỉ chờ đúng thời điểm là phát nổ
và gây ra tác động khủng khiếp tới toàn bộ nền kinh tế thông qua sự phát triển đa dạng của thị
trường tài chính và sự phụ thuộc của toàn bộ nền kinh tế vào cỗ máy tài chính đang trục trặc
đó.
1.2.2.2.3. Khủng hoảng lòng tin của các nhà đầu tư
Sự khủng hoảng lòng tin của các nhà đầu tư tuy không phải là nguyên nhân trực tiếp dẫn tới
khủng hoảng tài chính toàn cầu, nhưng chính nó là một tác nhân khiến cho cuộc khủng hoảng
ngày càng lan rộng và trầm trọng hơn. Một khi bong bóng bất động sản nổ tung, khả năng trả
nợ của những người đầu cơ nhà không còn, các ngân hàng phải trưng thu các ngôi nhà vốn là
tài sản bảo đảm của các khoản vay dưới chuẩn, để bán ra hòng thu lại tiền, cung nhà tăng đột
biến, giá bất động sản suy giảm nghiêm trọng…Lòng tin của nhà đầu tư về khả năng thnah
toán của ngân hàng bị suy giảm, càng tìm cách trốn chạy khỏi thị trường bất cứ giá nào, dẫn
tới tình trạng bán tháo chứng khoán trên toàn cầu, han chế cho vay của hàng loạt ngân hàng,
và từ đó tác động lan truyền ra toàn thế giới càng làm cho khủng hoảng thêm trầm trọng hơn.

1.2.2.3. Diễn biến của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu
Từ các lí do trên, thị trường bất động sản trở lên nhộn nhịp, cầu bất động sản gia tăng nhanh
chóng trong khi cung không theo kịp, khiến cho giá cả bất động sản ngày càng tăng. Trên thị
trường bất động sản có rất nhiều những người thu nhập thấp hoặc không có tín dụng tốt vẫn
đổ xô đi vay tiền để mua nhà. Những người này được cho vay với lãi suất dưới chuẩn, tức là
với mức lãi suất cố định trong một thời gian nhất định sau đó được điều chỉnh theo lãi suất thị
trường. Khoản tiền cho vay dưới chuần đã tăng từ 160 tỷ $ ở năm 2001 lên 540 tỷ $ vào năm
2004 và trên 1300 tỷ $ vào năm 2007. Với sức ép cạnh tranh từ các công ty khác như Lehman
Brothers, Fannie Mae đã mạnh tay mua lại các khoản cho vay đầy mạo hiểm để phát hành
thêm các MBS. Thị trường MBS vẫn tiếp tục sôi nổi vì cho đến trước năm 2006 thì thị
trường bất động sản vẫn chưa có dấu hiệu nổ bong bóng. Hơn nữa các nhà đầu tư mua MBS
cũng phần nào an tâm vì họ có thể được bảo hiểm từ việc mua các CDS do các công ty bảo
hiểm phát hành.
Vì dễ vay cho nên nhu cầu mua nhà tăng đột biến không do nhu cầu sử dụng mà do đầu cơ
vào thị trường bất động sản, kéo theo việc lên giá bất động sản liên tục. Giá nhà đất bình
quân đã tăng 54% chỉ trong vòng 4 năm kể từ 2001-2005. Người ta sẵn sàng đi vay để mua
nhà bất chấp khả năng trả nợ vì họ tin tưởng rằng bất cứ khi nào cần họ đều có thể bán ra để
hưởng lợi và trả nợ. Một bong bóng đã được hình thành trong thị trường bất động sản.
Thời điểm kích hoạt để bong bóng bất động sản nổ tung là khi cục dự trữ liên bang Mỹ bắt
đầu tăng lãi suất chủ đạo đồng USD do lo ngại nguy cơ lạm phát cao., dẫn đến thị trường bất
động sản bắt đầu chững lại vào năm 2006. Nếu như vào giữa năm 2003 lãi suất chủ đạo chỉ là
1%/ năm thì đến giữa năm 2006 FED đă tăng lãi suất cơ bản lên 5.25%/ năm., điều này buộc
các ngân hàng thương mại phải đẩy lãi suất cho vay cao lên nhiều nữa. lúc này, nhu cầu vay
tiền mua nhà chững lại. Hơn nữa, những người vay tiền dưới dạng các khoản vay dưới chuẩn
bắt đầu phải chịu mức lãi suất điều chỉnh theo thị trường khi này đã rất cao.Tình hình cung
vượt quá cầu khiến giá nhà đất trượt dốc thê thảm. Những người vay tiền mua nhà không thể
bán nhà được vì giá nhà thấp hơn khoản nợ do thị trường tụt dốc. Hệ quả là họ phải bỏ nhà
cho ngân hàng trưng thu lại.Việc ngày càng nhiều người không có khả năng trả nợ khiến cho
giá cả MBS tụt dốc. Ngay cả các công ty bảo hiểm cũng lâm vào cảnh khốn đốn khi phải
đứng ra bảo lãnh cho ngày càng nhiều các khoản vay không có khả năng thanh toán. Một

lượng vốn khổng lồ của các nhà đầu tư mua MBS, CDS, các ngân hàng thương mại không
bán các khoản vay của mình trước kia và cả các công ty bảo hiểm bảo lãnh cho các MBS bốc
hơi khỏi thị trường. Bong bóng bất động sản vỡ không chỉ tác động tới thị trường bất động
sản mà lan tỏa rộng khắp thông qua những mối quan hệ đan xen, nhằng nhịt giữa các chủ thể
tham gia vào thị trường tài chính toàn cầu. Vấn đề càng trở nên nghiêm trọng hơn khi mà sự
khan hiếm tín dụng hoành hành có thể dẫn tới nguy cơ không chỉ môt cuộc khủng hoảng tài
chính mà là sự suy thoái kinh tế toàn cầu. Sự mất lòng tin của các nhà đầu tư gây ra một tâm
lý bầy đàn hoảng loạn, các nhà đầu tư đua nhau bán tháo các công cụ đầu tư mạo hiểm để tìm
cách bảo tồn vốn.
1.2.2. Các biện pháp chống đỡ của chính phủ các nước và cộng đồng quốc tế
để giải cứu thị trường
Trước sự tụt dốc không phanh của thị trường bất động sản và sự bất ổn của thị trường tài
chính, Chính phủ Hoa Kì bắt buộc phải ra tay cứu nguy để ngăn chặn khủng hoảng kinh tế ở
phương diện rộng lớn. Chính phủ Mỹ đã lần lượt cú nguy cho bồn công ty khổng lồ có liên
quan trực tiếp tới cuộc khủng hoảng thị trường dây chuyền bất động sản – tài chính.
Sau những động thái cứu nguy cho thị trường, cuộc khủng hoảng tài chính phần nào đã bớt
nóng, và những thông tin về tình trạng bán lại, phá sản, thông tính , bị quốc hữu hóa, sát nhập
hay thua lỗ …của các ngân hàng, các định chế tài chính tạm thời đã lắng dịu…Nhưng lức
này, tất cả các quốc gia cần phải hiệp lực lại, cùng thực hiện những nỗ lực để giải cứu sự sụp
đổ của thị trường tài chính và ngăn chặn những tác động của cuộc khủng hoảng tài chính tới
suy thoái kinh tế toàn cầu.
Các biện pháp chống đỡ của thị trường các nước được chia ra thành hai nhóm giải pháp lớn
sau đây:
1.2.2.1. Các biện pháp nhằm bảo đảm và duy trì hoạt động của các tổ chức tài chính
Các tổ chức tài chính tín dụng chịu ảnh hưởng đầu tiên và nặng nề nhất của cuộc khủng
hoảng tài chính thế giới, vì thế, biện pháp đầu tiên được chính phủ các nước đặc biệt quan
tâm chính là duy trì hoạt động của các tổ chức tín dụng, ngăn chặn nguy cơ các tổ chức này bị
"khai tử" hàng loạt sẽ gây rối loạn cho toàn bộ nền kinh tế giống như khi mạch máu trong cơ
thể con người không thể đảm nhận được chức năng dẫn máu vậy.
Ngăn chặn nguy cơ rút tiền gửi hàng loạt của dân chúng tại các tổ chức tài chính trung

gian bằng cách ban hành các quy định nhằm bảo vệ quyền lợi của người gửi tiền: cụ thể, một
số quốc gia quyêgts định nâng mức bảo hiểm tiền gửi của người dân tại ngân hàng và các tổ
chức tài chính. Ví dụ như chính phủ Mỹ nâng mức bảo hiểm tiền gửi tối đa từ 100.000$ lên
250.000$. chính phủ Nhật tuyên bố không giới hạn mức bảo hiểm tiền gửi trong vòng hai
năm .
Sử dụng nguồn lực tài chính mạnh mẽ để hỗ trợ thanh khoản, cứu trợ trực tiếp cho các
ngân hàng và các tổ chức tài chính, thông qua các nghiệp vụ cho vay để bảo đảm các vấn đề
thanh khoản có tính chất khẩn cấp và tức thời., quốc hữu hóa, mua lại các khoản nợ xấu, mua
lại cổ phẩn chi phối và nắm quyền điều hành…
Nới lỏng tiền tệ, cắt giảm lãi suất và giảm tỉ lệ dự trữ bắt buộc: đây vừa được coi như
biện pháp nhằm tăng tính thanh khoản cho hệ thống ngân hàng vừa có tác dụng kích thích
tăng trưởng kinh tế, thông qua các nghiệp vụ cho vay với lãi suất thấp và hạ mặt bằng lãi
suất trong nền kinh tế. Cụ thể, ngân hàng Trung ương Anh đã cắt giảm lãi suất từ 5.0%/năm
xuống còn 4.5%/ năm. Sau đó lại cất giảm tới 1.5 điểm %, xuống còn 3%/ năm.
Các Ngân hàng Trung ương trả lãi tiền gửi dự trữ bắt buộc và thanh toán trước hạn cho
lãi suất tiền gửi dự trữ bắt buộc của các ngân hàng thương mại tại ngân hàng Trung ương,
nhằm tháo gỡ khó khăn về tài chính cho các ngân hàng.
1.2.2.2.Các biện pháp tài cơ cấu lại các ngân hàng và hệ thống tài chính
Chính phủ khuyến khích và tạo điều kiện cho các tổ chức tài chính ngân hàng khác nhau mua
lại những ngân hàng bị đổ vỡ, hay sát nhập. Các NHTM và các tổ chức tài chính cũng phải cơ
cấu lại hệ thống quản trị điều hành, đặc biệt là hệ thống giám sát đảm bảo an toàn, cơ cấu lại
các khoản cho vay, đầu tư nhằm tối thiểu hóa rủi ro. Bên cạnh đó, các biện pháp được các
ngân hàng áp dụng là cất giảm nhân viên, tiết kiệm chi phí, chẩn chính lại các quy định nội
bộ, bán lại các bộ phận kinh doanh kém hiệu quả, tập trung vào các bộ phận các lĩnh vực có
khả năng sinh lời.
1.2.2.3. Các biện pháp kích thích tăng trưởng kinh tế và hỗ trợ trực tiếp cho các doanh
nghiệp
Chính phủ Nhật Bản đã cam kết thông qua kế hoạch cứu trợ trị giá 275 tỷ $ để cung cấp tín
dụng hỗ trợ cho hệ thống doanh nghiệp nhỏ và vừa của Nhật Bản gặp khó khăn do khủng
hoảng tài chính toàn cầu, cấp tiền trợ cấp cho các hộ dân nghèo, giảm lệ phí giao thông trả tại

các trạm soát vé đường cao tốc…
Chính phủ Singapore đưa ra bốn giải pháp cụ thể:
Hỗ trợ trực tiếp cho các doanh nghiệp bằng cách hỗ trợ trực tiếp cho người lao động có
thu nhập thấp trong doanh nghiệp> Biện pháp này một mặt không làm tăng thêm chi phí cho
doanh nghiệp do phải tăng lương cho người lao động, mặt khác, người lao động có thu nhập
thấp thì khoản hỗ trợ sẽ dùng để tiêu dùng, từ đó kích cầu tiêu dùng. Hỗ trợ tín dụng cho
doanh nghiệp thông qua hỗ trợ lãi suât vốn vay, mở rộng bảo lãnh cho doanh nghiệp vừa và
nhỏ.
Giảm lương cho nhân sự cao cấp làm việc cho doanh nghiệp
Đẩy mạnh đào tạo và đào tạo lại cho nguồn nhân lực, hỗ trợ đào tạo cho người lao
động.
Trong trường hợp phải cắt giảm việc làm do tỉ lệ thất nghiệp gia tăng thì cắt giảm lao
động nước ngoài trước.
1.2.3. Tình hình kinh tế Việt Nam trong bối cảnh suy thoái kinh tế
1.2.3.1. Diễn biến nền kinh tế Việt Nam trước thời điểm cuộc khủng hoảng tài chính thế
giới phát nổ
Năm 2008 quả là một năm đầy khó khăn và biến cố với nền kinh tế Việt Nam, khi mà nền
kinh tế Việt Nam phải đối mặt với những bất ổn kinh tế từ chính nội tại do sức ép từ sự tăng
trưởng quá nóng từ năm 2007 và sự tác động tiêu cực của cuộc khủng hoảng tài chính thế
giới. Với kì vọng từ sự tăng trưởng kinh tế năm 2007, những hân hoan về sự tăng trưởng của
thị trường chứng khoán, từ số liệu đáng mừng trong thu hút FDI, Việt Nam bước vào năm
2008 với một sức ép rất lớn của tăng trưởng dường như quá sức với một nền kinh tế đang
phát triển. Kết quả là sự gia tăng giá cả bất thường của hàng loạt các mặt hàng, sự chững lại
của thị trường chứng khoán, chỉ số giá tiêu dùng CPI tăng đột biến và vượt qua ngưỡng một
con số được duy trì từ các năm trước, mục tiêu tăng trưởng đang bị đe dọa bởi tỉ lệ lạm phát
quá cao. Lãi suất ngân hàng leo thang từng ngày môt cách chóng mặt,để bù lại mức lạm phát.
Đã có lúc lãi suất ngân hàng lên mức đỉnh 24 - 25%/năm, lãi suất huy động cũng đạt đỉnh
20%/năm. Nhiều ngân hàng thương mại cho vay cầm chừng, doanh nghiệp vay vốn khó khăn
khi lãi suất quá cao thậm chí cao hơn nhiều so với tỉ suất lợi nhuận bình quân của doanh
nghiệp, trong khi các đầu vào khác đặc biệt là nguyên vật liệu cũng tăng với tốc độ chóng

mặt khiến cho chi phí sản xuất cao đầy giá thành tăng đột biến. Ngay cả khi doanh nghiệp có
chấp nhận lãi suất cao để duy trì sản xuất thì điều kiện để vay vốn cũng không dễ dàng, đặc
biệt là với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, năng lực tài chính không đủ mạnh. Không chỉ tín
dụng doanh nghiệp gặp khó khăn, tín dụng tiêu dùng vốn được cho là ít nhạy cảm với lãi
suất hơn nhiều so với tín dụng doanh nghiệp cũng gần như bị cắt bỏ, tốc độ tăng trưởng tín
dụng bước vào vùng thấp nhất trong năm (liên tục tăng dưới 1%/tháng, cả năm ước chỉ tăng
khoảng 21% thay vì mức dự kiến khống chế 30%). Hàng loạt người rút tiền khỏi các kênh
đầu tư khác để gửi tiền vào các ngân hàng. Các doanh nghiệp khốn đốn vì giá cả các loại
nguyên nhiên liệu tăng cao kỉ lục trong khi chi phí huy động vốn bị đẩy bởi lạm phát đã tăng
cao ngất ngưởng. Chính phủ đã mạnh tay can thiệp vào thị trường bằng các chính sách thắt
chặt tài chính và tiền tệ nhằm giảm sức nóng của thị trường. Chính phủ cũng ngay lập tức ban
hành gói 8 giải pháp nhằm kiềm chế lạm phát. Gói tám giải pháp này phần nào đã phát huy
được tác dụng. Chưa kịp kiềm chế cơn nóng bất thường của nền kinh tế thì cuộc khủng hoảng
tài chính toàn cầu đã phát nổ từ Mỹ và tác động lan tỏa tới khắp nơi trên thế giới. Việt Nam
tuy không chịu tác động trực tiếp từ cuộc khủng hoảng song vẫn chịu những tác động nhất
định mà rõ nhất là nguy cơ giảm phát đang đe dọa nền kinh tế mà theo nhiều ý kiến cho rằng,
đó là do những biện pháp kiềm chế lạm phát của chính phủ là quá mạnh tay và bị ảnh hưởng
bới gáo nước lạnh từ cuộc khủng hoảng tài chính. Kết quả là những tháng cuối năm 2008, chỉ
số giá tiêu dùng lần đầu tiên trong nhiều tháng trở về con số ấm. Kết thúc một năm đầy biến
cố, kinh tế Việt Nam đã hạ cánh an toàn với Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) tăng 6,23%,
GDP bình quân đầu người lần đầu tiên vượt mốc 1.000 USD, tổng kim ngạch xuất khẩu đạt
65 tỷ USD, cao nhất trong 10 năm qua. Lạm phát được kiềm chế nhưng vẫn ở mức cao. Giá
tiêu dùng tháng 12/2008 so với tháng 12/2007 tăng 19,89% và giá tiêu dùng bình quân năm
2008 so với năm 2007 tăng 22,97%
1.2.3.2.Mức độ và phạm vi ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính thế giới tới nền
kinh tế Việt Nam
Có nhiều ý kiến khác nhau đánh giá về phạm vi và mức độ ảnh hưởng của khủng hoảng tài
chính thế giới đến nền kinh tế Việt Nam. Có thể chia ra thành hai nhóm: ảnh hưởng của
khủng hoảng tài chính thế giới tới thị trường tài chính Việt Nam và ảnh hưởng tới nền kinh tế
Việt Nam.

1.2.2.1.1. ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính thế giới tới thị trường tài chính Việt Nam
Mức độ ảnh hưởng của thị trường tài chính thế giới tới thị trường tài chính VIệt Nam là chưa
nhiều bởi các lí do sau đây: thị trường tài chính Việt Nam tuy có độ mở nhất định song lại
chưa hội nhập sâu vào thị trường tài chính thế giới, dường như, thị trường tài chính Việt Nam
mới chỉ mở cửa cho dòng vào trong khi dòng tài chính ra thì còn rất hạn chế; Lí do thứ hai là
thị trường tài chính Việt Nam còn khá non trẻ, mới phát triển ở dạng sơ khai chứ chưa có
những mối quan hệ đan xen, ràng buộc phức tạp như các thị trường tài chính phức tạp khác,
vì thế, cho dù có xảy ra bong bóng bất động sản ở Việt Nam- đây vốn là một nguy cơ đã từng
dấy lên những quan ngại thì mức độ ảnh hưởng tới thị trường tài chính cũng không khủng
khiếp như vậy. Thị trường tài chính Việt Nam ảnh hưởng bởi cuộc khủng hoảng tài chính chủ
yếu có thể xảy ra ở ba kênh sau:
Dự trữ ngoại hối của Việt Nam: Dự trữ ngoại hối của Việt Nam gửi chủ yếu tập
trung vào các ngân hàng TƯ của các quốc gia như Mỹ, Đức, Pháp, Anh… các tổ chức tài
chính quốc tế, chiếm 82%. 18% còn lại gửi vào các ngân hàng đầu tư thương mại quốc tế có
uy tín, được xếp hạng mức độ tín nhiệm cao Các ngân hàng vừa rồi bị phá sản ở Mỹ, Việt
Nam hoàn toàn không có quan hệ.Về dự trữ ngoại hối của Việt Nam, ngày 19/6/2008, Ngân
hàng Nhà nước Việt Nam đã công bố lần đầu tiên dự trữ ngoại hối ròng của Việt Nam là 20,7
tỷ USD. Từ đó đến nay, dự trữ ngoại hối Việt Nam tiếp tục tăng 1,2 tỷ USD. Mức tăng này
cho thấy sự phát triển ổn định, tạo niềm tin cho các nhà đầu tư và đặc biệt là doanh nghiệp có
vốn đầu tư nước ngoài.
Quan hệ giữa Ngân hàng Việt Nam với các ngân hàng quốc tế. Các ngân hàng Việt
Nam chưa mua cổ phiếu của nước ngoài, Với nước ngoài, các ngân hàng chỉ hợp tác dưới
dạng gửi tiền là chính. Cùng lắm thì mua một số giấy tờ có giá giống như trái phiếu kho bạc ở
Việt Nam, bởi nó có tính an toàn cao. Ngoải ra, Các ngân hàng trong nước chủ yếu giao dịch
với các ngân hàng thương mại. Trong khi đó, cuộc khủng hoảng ở nước ngoài tập trung ở các
ngân hàng đầu tư vì thế cũng ít chịu ảnh hưởng. Tuy nhiên, sau phản úng vào 3/10, Thủ tướng
có văn bản chỉ đạo ngân hàng rà soát các khoản tiền gửi ở nước ngoài. Một số ngân hàng Việt
Nam như Vietcombank đã rút bớt các khoản tiền gửi ở nước ngoài. Việc rút tiền này nhằm
đảm bảo an toàn cho khoản tiền gửi, mức thiệt hại do mất phần lãi suất là không đáng kể. Tuy
nhiên, với các tài khoản nestro,tài khoản nhằm phục vụ cho các nghiệp vụ bao thanh toán,

trong quan hệ thanh toán quốc tệ thì nếu rút tiền về sẽ bị ảnh hưởng ít nhiều đến hoạt động
kinh doanh.
Dòng vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài bị ảnh hưởng: Nguồn vốn đầu tư gián tiếp
bao gồm đầu tư trên thị trường chứng khoán, mua cổ phần của các doanh nghiệp có IPO và
cổ phần để trở thành cổ đông chiến lược của các công ty cổ phần, các ngân hàng thương mại
cổ phần. Theo tin từ ửy ban chứng khoán nhà nước, trong năm 2007, các doanh nghiệp việt
Nam huy động được 90.000 tỷ đồng trên thị trường chứng khoán, nhưng trong 9 tháng đầu
năm 2008, chỉ đạt được 20% mức huy động của năm 2007. Cũng cùng tình trạng như vậy,
vốn của các nhà đầu tư nước ngoài đê rmua cổ phiếu IPO của các Doanh nghiệp nhà nước cổ
phần hóa hay mua cổ phiếu để trở thành cố đông chiến lược của các công ty cổ phần, các
ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam cũng giảm. Trên thị trường chứng khoán, tính đến
tháng 8, tổng số vốn của các nhà đầu tư nước ngoài trên thị trường chứng khoán Việt Nam
khoảng 7 tỷ $, trong đó có khoảng 50% là đầu tư vào trái phiếu, chiếm khoảng 20% tổng giá
trị thị trường. Vì thế, động thái rút vốn của khối nhà đàu tư ngoại nếu diễn ra ồ ạt sẽ làm tăng
cung và tất yếu làm giảm giá chứng khoán trên thị trường. Tuy nhiên theo số liệu thống kê,
tính đến tháng 12/2008, giá trị danh mục của nhà đầu tư nước ngoài khoảng 4,6 tỷ USD, so
với thời điểm đầu năm 2008 giá trị đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài đã giảm gần 4 tỷ USD.
Nguyên nhân giảm giá trị danh mục đầu tư là do cổ phiếu giảm giá mạnh, khoảng 70%, một
phần do nhà đầu tư cơ cấu lại danh mục đầu tư, một phần chuyển vốn sang các kênh đầu tư
khác. Dòng vốn rút khỏi Việt Nam chính thức là không nhiều. Lượng bán ra của nhà đầu tư
nước ngoài chủ yếu tập trung vào trái phiếu Chính phủ và những cổ phiếu có tính thanh
khoản cao. Ngoài ra, khả năng rút vốn cũng bị hạn chế vì vấn đề giá cả, tính thanh khoản, khả
năng chuyển đổi USD. Đặc biệt, khoảng 2/3 danh mục do các quỹ đóng nắm giữ nên sức ép
thanh lý sẽ thấp hơn quỹ mở. Các quỹ đầu cơ có mặt Việt Nam rất ít. Hơn nữa, một số quỹ
đầu tư thậm chí còn tận dụng khi giá chứng khoản xuống quá thấp đã tranh thủ mua vào.
ảnh hưởng tâm lý: Yếu tố tâm lý cũng ảnh hưởng tới quyết định của các nhà
đầu tư trên thị trường chứng khoán Việt Nam đậc biệt do các nhà đầu tư Việt Nam phần lớn là
bán chuyên nghiệp, vì thế họ bị chi phối nhiều bởi luồng tin tưc không tốt từ bên ngoài bất kể
căn cứ và mức độ ảnh hưởng của các thông tin đó tới thị trường. ảnh hưởng tâm lý này thể
hiện ở chỗ, khi các thị trường chứng khoán Quốc tế sụt dốc thì chứng khoán Việt Nam cũng

trên đà giảm sút. Ví dụ vào ngày 29/9/2008, khi nghe tin lần đầu Hạ nghị viện Mỹ không
thông qua kế hoạch cứu trợ tài chính 700 tỷ $, không chỉ có các thị trường chứng khoán lớn
trên thế giới giảm giao dịch, chỉ số chứng khoán giảm mà giao dịch trên sở Giao dịch thành
phố Hồ Chí Minh và sở giao dịch chứng khoán Hà Nội cũng hết sức trầm lắng.
1.2.2.1.2. ảnh hưởng của Khủng hoảng tài chính thế giới tới kinh tế Việt Nam
ảnh hưởng của Khủng hoảng tài chính tới nền kinh tế Việt Nam là có, tuy mức độ chậm hơn
và khó đoán định được hậu quả. Trước mắt, có thể thấy, khủng hoảng tài chính toàn cầu có
thể tác động tới các khía cạnh chủ yếu sau của nền kinh té Việt Nam:
Xuất nhập khẩu:
Theo số liệu của tổng cục thống kê, kim ngạch xuất khẩu của VIệt Nam liên tục giảm, trong
những tháng gần đây. Kim ngạch xuất khẩu tháng 7/2008 chỉ đạt 6.55 tỷ $, đến tháng 11/2008
chỉ còn 4.8 tỷ $, giảm 4.8% so với tháng 10 năm 2008. Đến tháng 12/2008 cũng chi đạt 4.9 tỷ
$. Tính chung cho cả năm 2008 thì tổng kim ngạch xuất khầu đạt 32.90 tỷ $, tăng khoảng
30% so với cùng kì, song nếu trừ yếu tố tăng giá của 5 mặt hàng là dầu thô, gạo, than đá, cao
su và cà phê thì tôc độ tăng kim ngạch xuất khẩu chì là 18%. Về thị trường, do nhu cầu tiêu
thụ giảm và khách hàng không có khả năng thanh toán, nên nhiều đơn đặt hàng xuất khẩu vào
Mỹ, Châu Âu, EU, Nhật với các mặt hàng: dệt may, hạt tiêu, hạt điều, đồ gỗ…đều giảm từ
l20-30%. Hàng thúy sản xuất khẩu vào Nga bị ứ động do không có khả năng thanh toán.
Nhiều hợp đồng xuất khẩu bị hoãn, hoặc phải lùi thời hạn. Việc kí kết các hợp đồng mới gặp
khó khăn, nhiều mặt hàng xuất khẩu giảm giá từ 20-40% so với tháng 9 năm 2008. Theo
thống kê tình hình nhập khẩu tháng 2/2009: Kim ngạch xuất khẩu tháng 2 ước đạt 4,3 tỷ
USD, tăng 15,5% so với tháng 1/2009; nhập khẩu khoảng 4,4 tỷ USD, tăng 32,2% so với
tháng 1. Tuy nhiên, xuất siêu trong 2 tháng đầu năm 2009 khoảng 295 triệu USD, bằng 3,7%
kim ngạch xuất khẩu. Mặc dù kim ngạch nhập khẩu và xuất khẩu trong tháng 2 đều tăng khá
so với tháng 1/2008 nhưng lại có sự sụt giảm đáng kể so với cùng kỳ năm 2008. Tính chung 2
tháng đầu năm, kim ngạch xuất khẩu đạt 8 tỷ USD, giảm 5% so với cùng kỳ năm 2008; trong
đó xuất khẩu của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (không kể dầu thô) đạt 2,8 tỷ
USD, giảm gần 14% so với cùng kỳ năm trước. Hầu hết các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu
giảm sút so với cùng kỳ năm 2008, như các mặt hàng: cao su giảm hơn một nửa (50,5%); dây
điện và cáp điện giảm 44,6%; dầu thô giảm 42,4% về giá trị nhưng lại tăng 26,7% về lượng;

gỗ và sản phẩm gỗ giảm 26,3%; sản phẩm gốm sứ: 22,3%; sản phẩm mây tre, cói, thảm giảm
gần 19%; điện tử, máy tính và linh kiện giảm 13,7%; cà phê giảm 9,6% về giá trị nhưng tăng
10,8% về lượng… Nhưng bên cạnh đó, một số mặt hàng xuất khẩu lại tăng so với cùng kỳ là
than đá tăng 9,4%; hạt tiêu tăng 6,5%; hạt điều tăng 2,1%. Đặc biệt, gạo xuất khẩu tăng 113%
so với cùng kỳ. Nguyên nhân chủ yếu ảnh hưởng tới kim ngạch xuất khẩu sụt giảm là do
giảm giá của nhiều mặt hàng xuất khẩu chủ lực trên thị trường thế giới và sự thu hẹp thị
trường do khủng hoảng kinh tế thế giới. Vì thế, hiện nay kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam
vào một số thị trường lớn như Hoa Kỳ, EU, ASEAN, Nhật Bản… đều giảm trên 20%.
Có thể nhận thấy, Thị trường Mỹ chiếm tới 30% thị trường xuất khẩu cảu Việt Nam, vì thế,
khủng hoảng tài chính thế giới mà Mỹ phải chịu tác động mạnh chắc chắn sẽ ảnh hưởng tới
thị trường xuất khẩu của Việt Nam. Thứ hai nữa: cơ cấu tiêu dùng của người dân Mỹ như sau:
15% thu nhập từ mưa bán bất động sản có lãi và 85% tiêu dùng là từ thu nhập. Do vậy, một
khi bong bóng bất động sản phát nổ, đồng nghĩa với khoản lợi từ đầu cơ bất động sản bị mất,
sản xuất bị đình đồn, thất nghiệp gia tăng, nghĩa là thu nhập của người dân Mỹ giảm, nên
chắc chắn họ sẽ thất chặt chi tiêu. Thứ ba là, suy thoái kinh tế toàn cầu có thể có những tác
động tốt nhất định tới xuất khẩu của Việt Nam như: khi thu nhập của người tiêu dùng giảm
sút thì họ có thể phản ứng theo hai cách: tiêu dùng ít đi hoặc là chuyển sang sử dụng các hàng
hóa thay thế rẻ hơn- đây có thể là một lợi thể của Việt Nam, vì hàng xuất khẩu của Việt Nam
chủ yếu là các mặt hàng tiêu dùng thiết yếu, có giả rẻ…nên có thể được bổ sung vào giỏ hàng
tiêu dùng của dân chúng trong thời kì “thắt lưng buộc bụng”, thứ tư là, Giá trị hàng xuất khẩu
có tới 70% giá trị là từ nhập khẩu nguyên vật liệu. Mà trong thời buổi khủng hoảng như hiện
nay, giá các nguyên liệu đầu vào đang rất rẻ, như vậy, có thể giảm chi phí sản xuât hàng xuất
khẩu của Việt Nam, từ đó, tăng tỉ lệ lợi nhuận.
Sụt giảm đàu tư: do giảm sút dòng vốn từ bên ngoài chảy vào. Dòng vốn từ bên
ngoài chảy vào bao gồm: đầu tư trực tiếp , đầu tư gián tiếp, vay nợ và kiều hối. Các kênh huy
động này đểu bị ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu. Kênh đầu tư gián tiếp đã
được phân tích dưới góc độ là một nhân tố của thị trường tài chính; vay nợ trên thị trường
quốc tế chắc chắn sẽ bị thu hẹp do sự thắt chặt tín dung trên thị trường tài chính. Kiều hối:
lượng kiều hối đã đạt được quy mô từ 8-10 tỷ $ trong những năm gần đây, và dần trở thành
một kênh huy động vốn quan trọng. Tuy nhiên, theo thống kê, nguồn kiều hối của người Việt

Nam và kiều bào từ thị trường Mỹ chiếm khoảng 40% tổng lượng kiều hối gửi về hàng năm.
Theo đó, khi có khủng hoảng kinh tế, thì thu nhập của người Việt Nam tại nước ngoài nói
chung và tại Mỹ nói riêng chắc chắn bị ảnh hưởng, hơn nữa, đối tượng bị thất nghiệp đầu tiên
là lao động xuất khẩu ra nước ngoài, nên lượng kiều hồi về nước sẽ không giảm đi. Vốn đầu
tư trực tiếp nước ngoài: Phần này sẽ được phân tích kĩ hơn ở chương sau.
Tiêu dùng trong nước: thị trường tiêu thụ trên thế giới bị thu hẹp do tỉ lệ thất
nghiệp tăng cao và người dân thắt chặt chi tiêu khiến xuất khẩu của Việt Nam bị ảnh hưởng.
Xuất khẩu giảm tới lượt nó khiến cho sản xuất trong nước bị đình trệ, quy mô sản xuất bị thu
hẹp, tỉ lệ thất nghiệp trong nước tăng cao, dẫn tới thu nhập của người lao động bị ảnh hưởng.
Khi đó, nhu cầu tiêu dùng trong nước cũng giảm theo. Như vậy, cầu tiêu dùng cả trong nước
và thế giới đều giảm khiến cho sản lượng tiêu thụ giảm và càng đẩy doanh nghiệp Việt Nam
vào tình thế khó khăn.
Ngành Du lịch giảm sút: Không có gì là khó hiểu khi ngành du lịch sẽ là một
trong những ngành đầu tiên chịu ảnh hưởng của suy thoái kinh tế toàn cầu. Vì đây vốn là
ngành kinh tế mà cầu tiêu dùng có độ nhạy cao so với mức thu nhập. Suy thoái kinh tế dẫn tới
sản xuất đình trệ, tỉ lệ thất nghiệp gia tăng, thu nhập của người lao động giảm sút, và họ buộc
phải thắt chặt chi tiêu do thu nhập giàm và lo ngại nguy cơ kinh tế tiếp tục suy thoái… Du
lịch sẽ nằm đầu tiên trong danh sách thắt chặt chi tiêu của đa số người lao động. Chính vì vậy,
lượng khách quốc tế nói chung và đặc biệt là khách từ Mỹ tới Việt Nam sẽ giảm sút, đồng
thời mức thi tiêu của họ tại thị trường Việt Nam cũng sẽ giảm, từ đó tác động tới nguồn thu
ngoại tệ. Theo số liệu của tổng cục thống kê, Tính đến tháng 12/2008, khách quốc tế đến Việt
Nam chỉ tăng có 1.1% so với năm 2007, mức thấp nhất trong nhiều năm. Hơn nữa, lượng
khách quốc tế đến Việt Nam có xu hướng giảm dần sau mỗi tháng trong những tháng liên tiếp
gần đây, mặc dù, theo thông lệ thì tháng 9 đến tháng 3 được coi là mua du lịch cao điểm.
CHƯƠNG II: CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC
ĐỐI VỚI DÒNG VỐN FDI VÀO VIỆT
NAM TRONG KHỦNG HOẢNG TÀI
CHÍNH
2.1. Tình hình thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam trong
giai đoạn 1988-2008

2.1.1. Quy mô vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam giai đoạn 1988-
2008
2.1.1.1. Quy mô vốn đăng kí vào Việt Nam giai đoạn 1988-2008
Tính đến cuối năm 2008 VIệt Nam đã thu hút được 10877 dự án đầu tư trực tiếp nước
ngoài, với tổng số vốn đăng kí là 158.945 tỷ $. Tình hình thu hút FDI vào Việt Nam trong
giai đoạn 1988-2008 có thể chia thành một số giai đoạn như sau:
3 năm 1988-1990, mới thực thi Luật Đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam nên kết
quả thu hút vốn ĐTNN còn ít (214 dự án với tổng vốn đăng ký cấp mới 1,6 tỷ USD), ĐTNN
chưa tác động đến tình hình kinh tế-xã hội đất nước.
Thời kỳ 1991-1996, vốn ĐTNN đã tăng lên (1.409 dự án với tổng vốn đăng ký cấp mới
18,3 tỷ USD) và có tác động tích cực đến tình hình kinh tế-xã hội đất nước. Thời kỳ 1991-
1996 được xem là thời kỳ “bùng nổ” ĐTNN tại Việt Nam (có thể coi như là “làn sóng
ĐTNN” đầu tiên vào Việt Nam) với 1.781 dự án được cấp phép có tổng vốn đăng ký (gồm cả
vốn cấp mới và tăng vốn) 28,3 tỷ USDMôi trường đầu tư ở Việt Nam với chi phí đầu tư thấp,
lực lượng lao động dồi dào, giá nhân công rẻ, thị trường tăng trưởng mạnh đã khiến lượng
FDI Vào Việt Nam tăng mạnh. Thêm nữa, sự kiện Mỹ dỡ bỏ cấm vận với Việt Nam có thể coi
như môc quan trọng trong tiến trình hội nhập kinh tế thế giới của Việt Nam Với mức tăng
trưởng đáng kể, FDI bắt đầu có những tác động lan tỏa tới nền kinh tế trong nước, thúc đẩy
tăng trưởng kinh tế. Năm 1995 thu hút được 6,6 tỷ USD vốn đăng ký, tăng gấp 5,5 lần năm
1991 (1,2 tỷ USD). Năm 1996 thu hút được 8,8 tỷ USD vốn đăng ký, tăng 45% so với năm
trước.
Bảng 2.1: Tình hình thực hiện vốn FDI vào Việt Nam trong
Giai đoạn 1988-2008
Năm Số dự án
FDI Đăng kí
(Triệu $)
Tb vốn/ DA
(Triệu $)
FDI thực hiện
(Triệu $)

% thực hiện
1990-1999 2849 41816 14.68 17049 40.77
2000 391 2839 7.26 2413 84.99
2001 555 3143 5.66 2450 77.95
2002 808 2999 3.71 2591 86.40
2003 791 3191 4.03 2650 83.05
2004 811 4548 5.61 2852 62.71
2005 970 6840 7.05 3309 48.38
2006 987 12004 12.16 3956 32.96
2007 1544 21348 13.83 4500 21.08
2008 1171 60217 51.42 11500 19.10
Tổng 10877 158945 14.61 53270 33.51
Nguồn: Cục Đầu tư nước ngoài - Bộ Kế hoạch và Đầu tư
Trong 3 năm 1997-1999 có 961 dự án được cấp phép với tổng vốn đăng ký hơn 13 tỷ
USD; nhưng vốn đăng ký của năm sau ít hơn năm trước (năm 1998 chỉ bằng 81,8% năm
1997, năm 1999 chỉ bằng 46,8% năm 1998), chủ yếu là các dự án có quy mô vốn vừa và nhỏ.
Do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ ở châu á, một số dự án đầu tư đang
thực hiện đã bị hủy bỏ chủ yếu do những khó khăn về tài chính.
Từ năm 2000 đến 2003, dòng vốn ĐTNN vào Việt Nam bắt đầu có dấu hiệu phục hồi
chậm. Vốn đăng ký cấp mới năm 2000 đạt 2,7 triệu USD, tăng 21% so với năm 1999; năm
2001 tăng 18,2% so với năm 2000; năm 2002 vốn đăng ký giảm, chỉ bằng 91,6% so với năm
2001, năm 2003 (đạt 3,1 tỷ USD), tăng 6% so với năm 2002. Và có xu hướng tăng nhanh từ
năm 2004 (đạt 4,5 tỷ USD) tăng 45,1% so với năm trước; năm 2005 tăng 50,8%; năm 2006
tăng 75,4% và năm 2007 đạt mức kỷ lục trong 20 năm qua 20,3 tỷ USD, tăng 69% so với
năm 2006, và tăng hơn gấp đôi so với năm 1996, năm cao nhất của thời kỳ trước khủng
hoảng.
Trong giai đoạn 2001-2005 thu hút vốn cấp mới (kể cả tăng vốn) đạt 20,8 tỷ USD vượt
73% vốn thực hiện đạt 14,3 tỷ USD tăng 30% so với mục tiêu. Nhìn chung trong 5 năm
2001-2005, vốn FDI cấp mới đều tăng đạt mức năm sau cao hơn năm trước (tỷ trọng tăng
trung bình 59,5%), nhưng đa phần là các dự án có quy mô vừa và nhỏ. Đặc biệt trong 2 năm

2006-2007, dòng vốn ĐTNN vào nước ta đã tăng đáng kể (32,3 tỷ USD) với sự xuất hiện của
nhiều dự án quy mô lớn đầu tư chủ yếu trong lĩnh vực công nghiệp (sản xuất thép, điện tử,
sản phẩm công nghệ cao, ) và dịch vụ (cảng biển, bất động sản, công nghệ thông tin, du
lịch-dịch vụ cao cấp .v.v.). Điều này cho thấy dấu hiệu của “làn sóng ĐTNN” thứ hai vào Việt
Nam
Năm 2008, dòng vốn FDI vượt qua mọi kỉ lục trước đó bất kể nguy cơ khủng hoảng tài
chính toàn cầu và nền Kinh tế Việt Nam đã trải qua những biến cố đầy khó khăn. Với FDI
đăng kí đạt 60.2 tỷ $ tăng gấp gần 3 lần so với năm 2007 với 1171 dự án đầu tư. Con số FDI
ấn tượng năm 2008 có sự đóng góp đáng kể của các siêu dự án khiến quy mô trung bình các
dự án FDI tăng từ 13.8 triệu $ năm 2007 lên con số ấn tượng 51.4 tỷ $ một dự án.
2.1.1.2. Tỉ lệ vốn FDI thực hiện trong giai đoạn 1988-2008
Bảng số liệu phía trên ngay lập tức cho thấy tỉ lệ giải ngân đang có xu hướng ngày càng thấp
so với mức vốn đăng kí mặc dù vốn thực hiện vẫn tăng hàng năm. Biểu đồ sau sẽ cho thấy rõ
hơn sự khác biệt đó
Trong giai đoạn 1988-2006 tỉ lệ vốn FDI thực hiện vào khoảng 47% so với vốn
đăng kí, năm 2006 tỉ lệ thực hiện chỉ giảm còn có 32.96% so với vốn đăng kí,
Năm 2007 một làn sóng FDI đổ vào Việt Nam chào đón sự kiện Việt Nam gia
nhập WTO, với vốn đăng kí đạt 21.3 tỷ $ nhưng thực hiện chỉ đạt vẻn vẹn 4.5 tỷ
$, khiến cho tỉ lệ vốn đầu tư thực hiện chỉ đạt 21.08%. Năm 2008, tỷ lệ FDI
thực hiện thậm chí còn thấp hơn chỉ đạt 19.10% cho dù cả vốn đăng kí và vốn
thực hiện đều đạt mức kỉ lục.
FDI đăng kí thể hiện mức độ kì vọng của nhà đầu tư vào môi trường đầu tư của
Việt Nam , vào khả năng sinh lời của dự án trong tương lai. Trong khi FDI thực
hiện mới chính là con số thể hiện thực trạng môi trường đầu tư Việt Nam , sau
những cân nhắc và đánh giá kĩ lưỡng của nhà đầu tư. Có thể đưa ra một số lí
giải sau để giải thích về tình hình vốn đầu tư thực hiện ở Việt Nam giảm đi:
Thứ nhất, không phải dự án đăng kí nào cũng được triển khai vì nhiều lí do
như nhà đầu tư không huy động đủ vốn hoặc sẽ phải bỏ dự án hoặc phải thu hẹp
quy mô dự án, nhà đầu tư vi phạm các quy định bị phía VN rút giấy phép, nhà
đầu tư bị các thủ tục hành chính gây kéo dài thời gian.

Thứ hai, FDI năm 2008 được đánh dấu bằng sự xuất hiện của các siêu dự
án, mà các siêuu dự án quy mô vốn lớn nên thời gian chuẩn bị và thực hiện đầu
tư dài, chẳng hạn như đối với các dự án xây dựng bất động sản, thông thường
thời gian xây dựng kéo dài từ 3 đến 5năm, thậm chí có dự án lên tới 7,8 năm,
VĐK đầu tư đã tính cho cả đời của dự án trong khi vốn FDI thực hiện sẽ được
huy động và giải ngân trong từng năm một.
Thứ ba, lạm phát tăng cao trong suốt năm 2007 và kéo dài cho tới tháng 9
năm 2008 mới chững lại và giảm xuống, trong những tháng cao điểm như tháng
3,4,5 năm 2008 tỉ lệ lên tới gần 5% dẫn tới việc giá cả nguyên vật liệu đầu vào
cho đầu tư tăng rất cao như giá thép, giá xi măng,vv… các doanh nghiệp đều bị
ảnh hưởng, nhiều doanh nghiệp đã dừng việc thi công để chờ giá giảm mới tiếp
tục đầu tư.
Thứ tư, có tình trạng mua bán giấy chứng nhận đầu tư và nhiều doanh
nghiệp FDI đăng kí dự án nhằm chiếm được những vị trí đẹp, những ưu đãi về
sau. Tuy nhiên việc này cũng chưa có 1 khẳng định chính thức từ phía bộ kế
hoạch đầu tư về thực trạng này.
Các nguyên nhân trên phần nào lí giải tại sao vốn đầu tư đăng kí và thực hiện
luôn tồn tại một khoảng cách. Tuy nhiên, dường như với Việt Nam, khoảng cách
đó đang ngày càng nới rộng ra, điều đó có thể lí giải bởi những khó khăn bất
thường mà nền kinh tế Việt Nam nói riêng và thế giới nói chung phải đối mặt
trong năm 2008. Nhưng, có thể, những cam kết cải thiện môi trường đầu tư của
Việt Nam chưa được thể hiện bằng hành động hiệu quả và thỏa mãn được đòi
hỏi của nhà đầu tư.
2.1.1.3. Quy mô bình quân các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam trong
giai đoạn 1988-2008
Bảng 2.2: Quy mô trung bình của một dự án FDI trong
Giai đoạn 1990-2008
Đơn vị: Triệu $
Năm số dự án FDI Đăng kí Tb vốn/ DA
1990-2007 9706 98728 10.172

2008 1171 60217 51.424
Nguồn: Vụ Đầu tư nước ngoài- Bộ Kế hoạch và đầu tư
Quy mô trung bình của một dự án phụ thuộc vào nhiều nhân tố: Năng lực tài chính của chủ
đầu tư, sản phẩm của dự án, lĩnh vực của dự án. Quy mô trung bình của một dự án đầu tư vào
Việt Nam trong năm 2008 đã có sự tăng đột biến so với giai đoạn trước. Nếu như trong giai
đoạn 1990-2007 các dự án FDI đăng kí vào Việt Nam có quy mô trung bình là 10.172 triệu $.
Thì năm 2008 với 1171 dự án đăng kí vào Việt Nam tương ứng với số vốn đăng kí mới là
60.217 tỷ $ khiến cho quy mô trung bình của một dự án tăng đột biến 51.424 tỷ $, tăng gấp 5
lần so với cả giai đoạn 1990-2007. Sở dĩ có sự gia tăng trong quy mô trung bình của một dự
án FDI trong năm 2008 là do sự xuất hiện của các siêu dự án.
Bảng 2.3: Một số siêu dự án FDI đăng kí vào Việt Nam năm 2008
TT Dự án đầu tư Địa điểm Chủ đấu tư
VĐT
Tỷ $
1 Xây dựng nhà máy
thép
Tỉnh Ninh Thuận Tập đoàn Lion 9.79
2 Xây dựng cảng, nhà
máy luyện kim
Vũng áng - Hà Tĩnh Tập đoàn Formosa 7.89
3 Xây dựng nhà máy
lọc dầu
Nghi Sơn - Thanh Hoá PetroVietNam (25,1%),
Idemisu Kosan và Mitsui
Chemical, (39,8%) và Kuwit
Petroleum Europe B.V (35,1%)
6.2
4 Dự án Hồ Tràm Bà Rịa - Vũng Tàu Tập đoàn Asian Coast
Development Ltd.
4.2

5 Xây dựng tổ hợp nghỉ
dưỡng
Kiên Giang Tập đoàn Starbay Holding Ltd. 1.6
6 Khách sạn khu vui
chơi giải trí ẩm thực
Bà Rịa - Vũng Tàu Tập đoàn Good Choice 1.3
7
Dự án bất động sản
New City
Phú Yên New city Properties 4.3
8
Tổ hợp hóa dầu Long
Sơn
Long sơn- Vũng Tàu PVNp 18% Vinachem 11%
Công ty TNHH Vina SCG53%;
Công ty TNHH nhựa và hóa
chất Thái Lan 18%.
3.7
9
Đô thị đại học quốc
tế Berjaya
TP Hồ Chí Minh Malaisia 3.5
10
Gtel Mobile
GTel nắm giữ 60% cổ phần,
Vimpel - Com 40%
1.8
Tổng 44.28
Nguồn: />Mười dự án FDI trấn giữ vị trí đầu bảng về số vốn FDI đăng kí đã chiếm tới 73.4% tổng FDI
đăng kí vào Việt Nam trong năm 2008. Điều đáng nói là các dự án này chủ yếu nằm trong

lĩnh vực bất động sản, công nghiệp nặng và dầu khí. Chính sự xuất hiện của các siêu dự án
này, đã khiến cho bức tranh FDI vào Việt Nam năm 2008 có nhiều điều đáng nói: Số vốn
đăng kí đạt kỉ lục, quy mô trung bình của các dự án tăng đột biến, cơ cấu nội ngành thay đổi.
Tuy nhiên, cần có sự thận trọng đối với việc quản lý đầu tư với các siêu dự án. Vì các dự án
này sẽ khai thác một lượng tài nguyên khổng lồ, chiếm diện tích đất lớn, lại không tạo ra
nhiều việc làm cho người lao động, và có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường cao. Chính vì thế,
cần hết sức thận trọng trong việc thẩm tra và cấp phép cho các dự án tỷ đô, để tránh những
ảnh hưởng tiêu cực có thể tác động tới kinh tế và xã hội Việt Nam khi các dự án này đi vào
triển khai.
2.1.2. Cơ cấu vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam phân theo ngành
kinh tế
Bảng 2.4: Vốn và cơ cấu FDI vào Việt Nam giai đoạn 1988-2008 phân theo
ngành
STT Chuyên ngành
Số dự án Vốn đầu tư
Tuyệt đôi
Tỉ trọng
(%)
Tuyệt đối
(Triệu $)
Tỉ trọng
(%)
I Công nghiệp và xây dựng 6,303 64.30 87,800 58.62
CN dầu khí 48 0.49 14,478 9.67
CN nhẹ 2,740 27.95 15,680 10.47
CN nặng 2,602 26.54 47,165 31.49
CN thực phẩm 350 3.57 4,199 2.80
Xây dựng 563 5.74 6,278 4.19
II Nông, lâm nghiệp 976 9.96 4,793 3.20
Nông-Lâm nghiệp 838 8.55 4,323 2.89

Thủy sản 138 1.41 470 0.31
III Dịch vụ 2,524 25.75 57,182 38.18
Dịch vụ 1,438 14.67 3,333 2.23
GTVT-Bưu điện 235 2.40 6,255 4.18
Khách sạn-Du lịch 250 2.55 15,412 10.29

Tài chính-Ngân hàng 68 0.69 1,058 0.71
Văn hóa-Ytế-Giáo dục 294 3.00 1,759 1.17
XD Khu đô thị mới 14 0.14 8,225 5.49
XD Văn phòng-Căn hộ 189 1.93 19,362 12.93
XD hạ tầng KCX-KCN 36 0.37 1,781 1.19
Tổng số 9,803 100.00 149,775 100.00
Nguồn: Cục Đầu tư nước ngoài - Bộ Kế hoạch và Đầu tư
Đầu tư vào công nghiệp luôn chiếm tỉ trọng lớn cả về số dự án đầu tư và lượng vốn
đầu tư. Tính chung cho cả giai đoạn 1988-2008, số dự án FDI vào lĩnh vực công nghiệp là
6303 dự án trên tổng số 9803 dự án FDI còn hiệu lực, chiếm 64.3%, với tổng số vốn đăng kí
là 87.8 tỷ $ chiếm 58.62% số vốn FDI đăng kí. Phân tích trong nội ngành cho thấy, lĩnh vực
công nghiệp nhẹ và công nghiệp nặng chiếm tới 27.95% và 26.54% số vốn, tương ứng với
10.47% và 31.49% số vốn. Sự chênh lệch về tỉ trọng đối với số dự án và số vốn đầu tư đăng
kí là hoàn toàn phù hợp, nó cho thấy, các dự án công nghiệp nặng thường có quy mô vốn đầu
tư lớn hơn nhiều so với các dự án công nghiệp nhẹ. Đây cũng chính là các dự án có khả năng
tạo giá trị gia tăng cao và Việt Nam có lợi thế so sánh khi thu hút FDI. Nhờ vậy, cho đến nay
các dự án ĐTNN thuộc các lĩnh vực nêu trên (thăm dò và khai thác dầu khí, sản xuất các sản
phẩm công nghệ cao, sản phẩm điện và điện tử, sản xuất sắt thép, sản xuất hàng dệt may )
vẫn giữ vai trò quan trọng đóng góp cho tăng trưởng kinh tế, xuất khẩu và tạo nhiều việc làm
và nguồn thu nhập ổn định cho hàng triệu lao động trực tiếp. Cơ cấu đầu tư có chuyển biến
tích cực theo hướng gia tăng tỷ trọng đầu tư vào lĩnh vực công nghệ cao, lọc dầu và công
nghệ thông tin
Trong lĩnh vực Nông nghiệp: mặc dù FDI vào lĩnh vực Nông nghiệp là một trong
những nội dung được khuyến khích song do một số đặc điểm đầu tư vào Nông nghiệp mà

lượng vốn và số dự án đầu tư vào Nông nghiệp còn rất khiêm tốn. Cụ thể, trong giai đoạn
1988-2008 chỉ có 976 dự án FDI đầu tư vào lĩnh vực nông lâm nghiệp tương đương với
9.96% số dự án. Lượng vốn FDI đổ vào nông nghiệp là 4.793 tỷ $, ứng với 3.2%. Trong đó,
các dự án về chế biến nông sản, thực phẩm chiếm tỷ trọng lớn nhất 53,71% tổng vốn đăng ký
của ngành, trong đó, các dự án hoạt động có hiệu quả bao gồm chế biến mía đường, gạo, xay
xát bột mì, sắn, rau. Tiếp theo là các dự án trồng rừng và chế biến lâm sản, chiếm 24,67%
tổng vốn đăng ký của ngành. Rồi tới lĩnh vực chăn nuôi và chế biến thức ăn gia súc chiếm
12,7%. Cuối cùng là lĩnh vực trồng trọt, chỉ chiếm gần 9% tổng số dự án. Có 130 dự án thuỷ
sản với vốn đăng ký là 450 triệu USD.
Lĩnh vực Dịch vụ : khu vực dịch vụ đã có sự chuyển biến tích cực đáp ứng ngày càng
tốt hơn nhu cầu sản xuất, tiêu dùng và đời sống nhân dân, góp phần đẩy nhanh tăng trưởng
kinh tế. Một số ngành dịch vụ (bưu chính viễn thông, tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, vận tải
hàng không, vận tải biển, du lịch, kinh doanh bất động sản) tăng trưởng nhanh, thu hút nhiều
lao động và thúc đẩy xuất khẩu. Cùng với việc thực hiện lộ trình cam kết thương mại dịch vụ
trong WTO, Việt Nam tiếp tục đẩy mạnh thu hút ĐTNN, phát triển các ngành dịch vụ trực
tiếp phục vụ sản xuất và xuất khẩu. Cụ thể, tính đến 2008, có tổng số 2524 dự án đầu tư vào
lĩnh vực dịch vụ, chiếm 25.75%, tương ứng với 57.182 tỳ $ chiếm 38.18% vốn đăng kí.

2.1.3. Cơ cấu đầu tư trực tiếp nước ngoài theo hình thức đầu tư
Bảng 2.5: Vốn và cơ cấu FDI vào Việt Nam giai đoạn 1988-2008 phân theo
hình thức đầu tư
Hình thức đầu tư
Số dự án Số dự án
Tuyệt đối Tỉ trọng (%)
Tuyệt đối
(Triệu $)
Tỉ trọng (%)
100% vốn nước ngoài 7574 77.26 87603.37 58.49
Liên doanh 1822 18.59 51581.67 34.44
Hợp đồng hợp tác KD 227 2.32 4614.08 3.08

Công ty cổ phần 170 1.73 4130.87 2.76
Hợp đồng BOT,BT,BTO 9 0.09 1746.73 1.17
Công ty Mẹ - Con 1 0.01 98.01 0.07
Tổng 9803 100 149774.72 100.00
(Nguồn: Cục Đầu tư nước ngoài - Bộ Kế hoạch và Đầu tư)
Phân theo hình thức đầu tư, ta thấy FDI vào Việt Nam chủ yếu thông qua hai con đường
chính đó là thành lập doanh nghiệp 100 vốn nước ngoài (chiếm 7574 dự án, tương ứng
77.26% với số vốn 87.6 tỷ $, chiếm 58.49% về số vốn) và liên doanh với một doanh nghiệp
trong nước (1822 dự án, chiếm 18.59% và 51.6 tỷ $ chiếm 34.44%). Trong khi đó, các hình
thức khác như công ty cổ phần, hợp đồng BOT, BTO, BT, hợp đồng hợp tác kinh doanh và
công ty mẹ con chỉ chiếm một tỉ lệ rất khiêm tốn cả về số lượng dự án và lượng vốn đăng kí.
Điều này cũng hoàn toàn bình thương bởi lẽ, hình thức công ty 100 vốn nước ngoài và liên
doanh là hai hình thức đầu tư FDI có nhiều ưu điểm hơn cả. Đối với hình thức 100% vốn
nước ngoài, thì nhà đầu tư chỉ phải tuân thủ những quy định về quản lý dự án đầu tư của
chính phủ nước sở tại, ngoài ra, nhà đầu tư được toàn quyền trong việc điều hành và quản lý
doanh nghiệp của mình, không bị ràng buộc hay bị bất kì sự ràng buộc nào khác, không mât
nhiều thời gian tìm tiếng nói chung.
Trong khi đó, Doanh nghiệp liên doanh lại có lợi thế đó là, nhà đầu tư nước ngoài có thể tận
dụng những cơ sở hạ tầng sẵn có của Đối tác Việt Nam, giảm thiểu rủi ro trong kinh doanh,
dễ dàng hơn trong việc tiếp cận các yếu tố của môi trường đầu tư nước tiếp nhận. Trong khi
đó, các hình thức đầu tư khác vốn có nhiều giới hạn ngăn cản: như hình thức hợp đồng hợp
tác kinh doanh thì chỉ mang tính ngắn hạn, thời vụ, không sử dụng được triệt để các ưu thế
của các bên, hợp đồng BOT, BTO, BT thì chủ yếu đối với các dự án đầu tư vào cơ sở hạ tầng,
khai thác tài nguyên…mà các dự án này thường đòi hỏi vốn lớn, tỉ suất lợi nhuận thấp, thời
gian thu hồi vốn lâu, mà thường là không tìm được tiếng nói chung giữa nhà nước tiếp nhận
đầu tư với chủ đầu tư về vấn đề giá cả.
2.1.4. Cơ cấu đầu tư trực tiếp nước ngoài theo đối tác đầu tư
Bảng 2.6: Vốn và cơ cấu FDI vào Việt Nam phân theo đối tác đầu tư
Đối tác đầu tư
1988-2006

Số dự án Tỷ trọng(%)
Số vốn
(Triệu $)
Tỷ trọng
(%)
Châu Âu 727 8.8 10935 13.99
Singapore 543 6.59 10003 12.80
Đài Loan 1743 21.16 9502 12.16
Hàn Quốc 1438 17.46 9252 11.84
Nhật Bản 838 10.17 8398 10.75
Trung Quốc 1056 12.82 7643 9.78
Asian trừ Singapore 540 6.56 4397 5.63
Mỹ và Canada 459 5.57 3630 4.65
Các quốc gia khác 893 10.84 14385 18.41
Tổng 8237 100 78145 100
Nguồn: Cục Đầu tư nước ngoài - Bộ Kế hoạch và Đầu tư
Tính đến năm 2006, đã có 81 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam, trong đó có các
đối tác đầu tư chính đến từ: các nước thuộc khối EU, Châu á, Mỹ. Tính chung cho cả giai
đoạn 1988-2008, Singapore là nhà đầu tư FDI lớn nhất vào Việt Nam với số vốn đăng kí là
10.3 tỷ $, chiếm 12.8% tổng FDI đăng kí vào Việt Nam. Theo sau lần lượt là các nước ở khu
vực châu á: Đài Loan với 9.5 tỷ $ chiếm 12.16%, Hàn Quốc 9.25 tỷ $ chiếm 11.84%, đứng vị
trí tiếp theo ngay sau Hàn Quốc là Nhật Bản và Trung Quốc với số vốn FDI đăng kí lần lượt
là 8.4 tỷ $ và 7.64 tỷ $ chiếm 10.75% và 9.78% tổng vốn FDI đăng kí. Hoa Kì chỉ chiếm
3.28% vốn FDI đăng kí vào Việt Nam.
Bảng 2.7: Một số đối tác lớn đầu tư FDI vào Việt Nam năm 2008
STT Đối tác
số tuyệt đối số tương đối (%)
Số dự án
Vốn ĐK
(tỷ $)

dự án vốn ĐK
1 Malaysia 55 14.94 4.70 24.79
2 Đài Loan 132 8.64 11.27 14.34
3 Nhật Bản 105 7.29 8.97 12.09
4 Singapore 101 4.47 8.63 7.41
5 Brunei 19 4.40 1.62 7.30
6 Canada 9 4.24 0.77 7.03
7 Thái Lan 32 3.99 2.73 6.62
8 BritishVirginIslands 49 3.94 4.18 6.54
9 SƯp 3 2.20 0.26 3.65
10 Hàn Quốc 292 1.80 24.94 2.99
11 Hoa Kỳ 53 1.49 4.53 2.47
12 Khãc 321 2.87 27.41 4.77
Tổng 1171 60.27 100.00 100.00
Nguồn: Nguồn: Vụ Đầu tư nước ngoài- Bộ kế hoạch và Đầu tư

Riêng trong năm 2008 đã có 50 quốc gia và vùng lãnh thổ đăng ký đầu tư tại Việt Nam, trong
đó có 11 quốc gia và vùng lãnh thổ đăng ký đầu tư vốn trên 1 tỷ USD. Malaysia đứng đầu với
55 dự án, vốn đăng ký 14,9 tỷ USD, chiếm 4,7 về số dự án và 24,8 về vốn đầu tư đăng ký.
Đài Loan đứng thứ 2 có 132 dự án, vốn đầu tư 8,64 tỷ USD, chiếm 11,3%về số dự án và
14,3% về vốn đầu tư đăng ký. Nhật Bản đứng thứ 3 có 105 dự án, vốn đầu tư 7,28 tỷ USD,
chiếm 9,0% về số dự án và 12,1% về vốn đầu tư đăng ký dự án. Singapore đứng thứ 4 có 101
dự án, vốn đầu tư đăng ký 4,46 tỷ USD, chiếm 8,6% về số dự án và 7,4% về số vốn đăng ký.
Brunei đứng thứ 5 có 19 dự án, vốn đầu tư 4,4 tỷ USD, chiếm 7,3% về vốn đầu tư đăng ký
2.1.5. Cơ cấu đầu tư trực tiếp nước ngoài theo địa phương.
Với mục tiêu tìm kiếm lợi nhuận, dòng vốn đâu tư trực tiếp nước ngoài thường chảy về "chỗ
trũng"- các vùng, các địa phương có môi trường đầu tư thuận lợi hơn. Điều đó lí giải vì sao
các thành phố lớn, có điều kiện kinh tế xã hội thuận lợi thuộc các vùng kinh tế trọng điểm
phía Nam và phía Bắc vẫn là những địa phương dẫn đầu thu hút ĐTNN, trong đó 5 địa
phương dẫn đầu

Bảng 2.8: Vốn và cơ cấu đầu tư FDI theo địa phương giai đoạn 1988-2007
Địa phương
Số dự án Số vốn
Tuyệt đối Tương đối
(%)
Tuyệt đối
(tỷ $)
Tương đối
(%)
Vùng KT trọng điểm phía Bắc 2220 22.87 25 25.32
Hà Nội 987 10.17 12.4 12.56
Hải Phòng 268 2.76 2.6 2.63
Vĩnh Phúc 140 1.44 1.8 1.82
Hải Dương 271 2.79 1.7 1.72
Hà Tây 74 0.76 1.5 1.52
Bắc Ninh 106 1.09 0.93 0.94
Quảng Ninh 94 0.97 0.77 0.78
Vùng Trọng điểm phía Nam 5293 54.53 48.7 49.33
TP Hồ Chí Minh 2398 24.71 16.5 16.71
Đồng Nai 918 9.46 11.6 11.75
Bình Dương 1570 16.18 8.4 8.51
Bà Rịa-Vũng Tàu 159 1.64 6.1 6.18
Long An 188 1.94 1.8 1.82
Vùng Trọng điểm miền Trung 491 5.06 8.6 8.71
Phú Yên 39 0.40 1.9 1.92
Đà Nẵng 113 1.16 1.8 1.82
Quảng Nam 15 0.15 1.1 1.11
Các vùng khác 1702 17.54 16.428 16.64
Tổng 9706 100 98.728 100


Theo bảng số liệu, tính đến hết năm 2007, có 5 địa phương dẫn đầu trong thu hút FDI của cả
nước là Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa- Vũng Tàu. Đây là các địa
phương có điều kiện kinh tế xã hội phát triển cùng với các chính sách thông thoáng trong thu
hút FDI.
Theo vùng kinh tế, Vùng Kinh tế Trọng điểm phía Bắc thu hút được 2220 dự án với số vốn
lên tới trên 25 tỷ $, tương ứng 22.87% số dự án và 25.32% số vốn đăng kí còn hiệu lực.Trong
đó, dẫn đầu là Hà Nội với 987 dự án chiếm 10.17% số dự án FDI của cả nước, với số vốn
đăng kí là 12.4 tỷ $, chiếm 12.56 %. Tiếp theo lần lượt là Hải Phòng, Vĩnh Phúc, Hải Dương,
Hà Tây Bắc Ninh và Quảng Ninh
Vùng trọng điểm phía Nam là vùng kinh tế thu hút FDI lớn nhất trong cả nước, với 5293 dự
án tương ứng với 48.7 tỷ $ vốn đăng kí, theo đó, các dự án FDI tại vùng này chiếm tới
54.53% số dự án và 49.33% số vốn đăng kí. Đây cũng là vùng kinh tế có bốn trên năm địa
phương thu hút được nhiều vốn đầu tư nước ngoài nhất trên cả nước, là Tp. Hồ Chí Minh,
Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa- Vũng Tàu Một mặt, đây là vùng kinh tế có điều kiện tự
nhiên, kinh tế xã hôi thuận lợi. Hơn nữa, điều này cũng thể hiện sự thành công trong việc
triển khai thực hiện Nghị quyết 09/2001/NQ-CP ngày 28/8/2001 của Chính phủ và Chỉ thị
19/2001/CT-TTg ngày 28/8/2001 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường thu hút và nâng
cao hiệu quả ĐTNN thời kỳ 2001-2005
Vùng trọng điểm miền Trung thu hút được 491 dự án với tổng vốn đăng ký 8,6 tỷ USD qua
20 năm thực hiện Luật Đầu tư. Trong đó: Phú Yên (39 dự án với tổng vốn đăng ký 1,9 tỷ
USD) hiện đứng đầu các tỉnh miền Trung với dự án xây dựng nhà máy lọc dầu Vũng Rô có
vốn đăng ký 1,7 tỷ USD. Tiếp theo là Đà Nẵng (113 dự án với tổng vốn đăng ký 1,8 tỷ USD),
Quảng Nam (15 dự án với tổng vốn đăng ký 1,1 tỷ USD) đã có nhiều tiến bộ trong thu hút
vốn đầu tư nước ngoài, nhất là đầu tư vào xây dựng các khu du lịch, trung tâm nghỉ dưỡng,
vui chơi đạt tiêu chuẩn quốc tế, bước đầu đã góp phần giảm tình trạng “cháy” buồng, phòng
cho khách du lịch, nhưng nhìn chung vẫn còn dưới mức nhu cầu và tiềm năng của vùng. Nhìn
chung, đây là khu vực có điều kiện tự nhiên phức tạp và khắc nghiệt hơn so với hai vùng kinh
tế phía Bắc và phía Nam, tuy nhiên lại có lợi thế rất lớn về thu hút Đầu tư trong lĩnh vực du
lịch, dịch vụ. Tây Nguyên cũng ở trạng thái thu hút vốn ĐTNN còn khiêm tốn như vùng
Đông Bắc và Tây Bắc, trong đó, tuy Lâm Đồng (93 dự án với tổng vốn đăng ký 318,4 triệu

USD) đứng đầu các tỉnh khu vực Tây Nguyên nhưng chỉ chiếm tỷ trọng 1% về số dự án.
Đồng bằng sông Cửu Long thu hút vốn ĐTNN còn thấp so với các vùng khác, chiếm 3,6% về
số dự án và 4,4% về vốn đăng ký và 3,2% vốn thực hiện của cả nước.
2.2. Cơ hội và thách thức đối với FDI vào Việt Nam trong bối cảnh khủng
hoảng tài chính toàn cầu
2.2.1. Những thách thức mà Khủng hoảng tài chính toàn cầu đặt ra đối với
dòng vốn FDI vào Việt Nam
2.2.1.1. Thị trường tiêu thụ của các dự án đầu tư bị giảm sút nghiêm trọng


Bảng 2.9: Dự báo cơ cấu thị trường xuất khẩu của Việt Nam năm 2009
Khu vực
Dự báo 2009
Số tương đối
(%)
Giá trị xuất
khẩu (tỷ $)
Châu á 48.10 31.6
Châu Âu 20.24 13.3
Châu Mỹ 22.22 14.6
Châu Đại Dương 5.94 3.9
Châu Phi 3.50 2.3
Tổng 100.00 65.7

Bảng 2.10: Cơ cấu hàng xuất khẩu của Việt Nam Giai đoạn 2000-2007
Đơn vị: Tỷ $
Nhóm hàng 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007
Hàng công nghiệp nặng
và khoáng sản 37.2 34.9 31.8 32.2 36.4 36.1 36.2 32.9
Hàng CN nhẹ và TTCN 33.9 35.7 40.6 42.7 41 41 41.2 44.5

Hàng nông sản 17.7 16.1 14.3 13.3 12.8 13.7 13.4 }14.8
Hàng lâm sản 1.1 1.2 1.2 1 0.7 0.8 0.8
Hàng thủy sản 10.1 12.1 12.1 10.8 9.1 8.4 8.4 7.8
(Nguồn: Tổng cục thống kê)
Phân tích có thể đưa ra một số kết luận sau về tình hình xuất khẩu của Việt Nam trong những
năm qua và trong năm 2009:
Cơ cấu hàng xuất khẩu của Việt Nam tập trung vào ba loại hàng hóa chính: Nguyên
liệu thô; nông lâm thủy sản và hàng công nghiệp chế biến. Đây là các loại hàng hóa có giá trị
thấp, mang tính chất tiêu dùng thông thường. Nguyên liệu thô chủ yếu phục vụ cho ngành
công nghiệp năng lượng và có cầu tiêu dùng là cầu thứ phát, phụ thuộc vào cầu tiêu dùng các
loại hàng hóa khác. Vì thế, nhu cầu nguyên liệu thô sẽ bị ảnh hưởng nặng nhất bởi cuộc
khủng hoảng tài chính thế giới, vì nhu cầu thị trường tiêu dùng thấp khiến các ngành công
nghiệp bị đình đốn. Hơn nữa, trước sức ép của khủng hoảng, giá của các loại nguyên liệu thô
cũng giảm khiển cho kim ngạch xuất khẩu loại hàng này giảm. Đối với nông lâm thủy sản thì
lại khác, đây là nhóm hàng hóa có cầu ít co giãn so với thu nhập do nó là mặt hàng thiết yếu,
vì thế, nhu cầu loại hàng này ít bị ảnh hưởng nhất bởi cuộc khủng hoảng, trong khi đó, đối
với các sản phẩm công nghiệp chế biến: như da giày, dệt may, đồ gỗ…thì cuộc khủng hoảng
tài chính dẫn tới thu nhập của người lao động giảm có thể dẫn tới hai xu hướng chính: xu
hướng thứ nhất: Nhu cầu tiêu thụ giảm do thu nhập của người tiêu dùng giảm sút, họ phải
thắt chặt chi tiêu do lo ngại cuộc khủng hoảng sẽ còn kéo dài và nguy cơ thất nghiệp đe dọa
ngay trước mắt, và xu hướng thứ hai, dường như đi ngược lại xu hướng thứ nhất: Đó là một
bộ phận người lao động có thu nhập bị giảm sút sẽ cơ cấu lại giỏ hàng tiêu dùng trước kia của
họ, vốn tập trung vào các nhóm hàng hóa tiêu dùng xa xỉ và giá trị cao sang các hàng hóa tiêu
dùng thông dụng và giá trị thấp hơn- vốn là thị trường của Việt Nam. Điều này sẽ khiến cho
nhu cầu các sản phẩm công nghiệp chế biến của Việt Nam tăng thêm. Như vậy, chưa thể biết
được xu hướng nào sẽ tác động mạnh hơn tới nhóm hàng thứ ba này.
Phân tích cơ cấu hàng xuất khẩu của Việt Nam dựa trên bảng số liệu ở trên, thì nhóm
hàng nguyên liệu thô chiếm khoảng 35 tổng kim ngạch xuất khẩu trong khi nhóm hàng công
nghiệp chế biến chiếm 45, Như vậy, có thể nói, xuất khẩu của Việt Nam chắc chắn sẽ bị ảnh
hưởng bởi cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, và mức độ ảnh hưởng nặng nhất sẽ ở nhóm

hàng nguyên liệu thô.
Các đối tác thương mại chủ yếu của Việt Nam là: EU, Nhật Bản, Đài Loan, Trung Quốc
và Hoa Kì; cuộc khủng hoảng tài chính thế giới chắc chắn sẽ tác động mạnh tới diễn biến
kinh tế của các nước này, trong đó tác động mạnh nhất là EU và Hoa Kì, điều này, tất nhiên
sẽ tác động xấu tới xuất khẩu của Việt Nam trong năm 2009. Chính vì thế, tiếp tục đa dạng
hóa thị trường và giữ vững thị phần tại các thị trường quen thuộc là ưu tiên của xuất khẩu
Việt Nam trong năm 2009
2.2.1.2. Khả năng huy động vốn bị ảnh hưởng do những khó khăn tài chính chủ đầu tư
và sự thận trọng của các tổ chức tín dụng
Theo một thống kê, thì số vốn đầu tư chủ yếu được huy động từ vốn vay (chiếm khoảng 90%
tổng vốn đầu tư nước ngoài), vì vậy, lượng vốn đầu tư có thể huy động trong bối cảnh khủng
hoảng tài chính toàn cầu đang diễn biến khó lường là rất khó khăn. Như ta đã biết, cuộc
khủng hoảng tài chính toàn cầu đã khiến cho hệ thống ngân hàng, đặc biệt là các ngân hàng
đầu tư chao đảo, và đứng trước nguy cơ phá sản hàng loạt. Mặc dù chính phủ các nước đã
đồng loạt đưa ra các quyết định và các gói tài chính khổng lồ để cứu nguy cho hệ thống ngân
hàng, tăng cường kiểm soát lên hệ thống ngân hàng, đảm bảo khả năng thanh khoản cho các
ngân hàng, các ngân hàng trung ương tiến hành cắt giảm lãi suất hàng loạt một cách mạnh tay
nhằm tăng tính linh hoạt cho hệ thống ngân hàng, tuy nhiên, dường như hệ thống ngân hàng
vẫn còn bị tê liệt, các giao dịch cho vay đầu tư rất nhỏ giọt và hạn chế do các điều kiện tín
dụng trở lên ngặt nghèo. Điều này, khiến cho việc huy động vốn đầu tư phát triển của các
doanh nghiệp là hết sức khó khăn, nhất là trong điều kiện, vốn vay chiếm tới 90 vốn đầu tư
của Doanh nghiệp. Hơn nữa, tình hình sản xuất đình đốn còn khiến cho các doanh nghiệp
phải cắt giảm nhân công, thu hẹp sản xuất, tình hình tài chính khó khăn, các doanh nghiệp
còn phải đứng trước nguy cơ phá sản nếu việc sản xuất tiếp tục bị đình đốn do nhu cầu tiêu
dùng bị thu hẹp. Như vậy, nguồn vốn tự có giờ đây phải được tập trung duy trì sự sống cho
các doanh nghiệp chứ không thể đem đi đầu tư mới được. Một điều nữa, đó là các gói tài
chính kích cầu do chính phủ các nước rót xuống để hỗ trợ cho sản xuất kinh doanh của các
doanh nghiệp lại chỉ tập trung rót vào các doanh nghiệp có nhu cầu sản xuất trong nước, để
kích thích sản xuất và tiêu dùng hàng trong nước chứ không phải cho các doanh nghiệp đầu
tư ra nước ngoài.

2.2.1.3. Những hạn chế của môi trường đầu tư ở Việt Nam vẫn chưa khắc phục được
Theo báo cáo “Cảm nhận về môi trường kinh doanh của Việt Nam “ được thực hiện vào năm
2008, có 254 doanh nghiệp tham gia điều tra, trong đó có 77 là doanh nghiệp trong nước, 23
là doanh nghiệp nước ngoài; có 30,3 tổng số doanh nghiệp thuộc lĩnh vực sản xuất, 45,3
thuộc lĩnh vực dịch vụ, 31,9 thuộc lĩnh vực thương mại và 16,1 thuộc ngành khác. Có 14 tiêu
chí được đưa ra để các doanh nghiệp đánh giá về môi trường kinh doanh của Việt Nam, bằng
cách thức cho điểm theo thang điểm từ 1-4 trong đó 1 là thấp nhất và 4 là tốt nhất.
Một số vấn đề được phản ánh trong nghiên cứu” Cảm nhận về môi trường kinh doanh của
Việt Nam”
Bảng 2.11: Cảm nhận về môi trường kinh doanh ở Việt Nam
stt
Các chỉ tiêu
Các doanh
nghiệp DN nước ngoài DN trong nước
1 Cơ sở hạ tầng 1.94 1.77 1.98
2 Bảo vệ sở hữu trí tuệ 1.97 1.90 1.99
3 Hệ thống tòa án 2.11 1.82 2.18
4 Dịch vụ hành chính 2.14 1.92 2.21
5 Nguồn lao động có tay nghề 2.18 2.40 2.21
6 Tiếp cận đất đai 2.23 2.17 2.24
7 Tiếp cận ngoại hối 2.30 2.37 2.27
8 Khung pháp lý 2.31 2.13 2.37
9 Hệ thống thuế 2.34 2.27 2.36
10 Tiếp cận hành chính 2.35 2.22 2.39
11 Chi phí hoạt động kinh doanh 2.38 2.54 2.34
12 Quản lý kinh tế Vĩ mô 2.40 2.31 2.43
13 Khả năng cạnh tranh 2.43 2.58 2.38
14 Tiếp cận thông tin 2.45 2.26 2.51

Cả nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài đều khá thống nhất về việc đánh giá

các chỉ tiêu, tuy nhiên còn một số khác biệt:
Cả nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài đều nhất trì 4 nhân tố kém nhất của
môi trường đầu tư- bốn nhân tố vốn đứng cuối bảng ở năm 2007 lại tiếp tục đứng cuối. Đây
cũng là bốn nhân tố cần tập trung cải thiện mới có thể nâng cao tính cạnh tranh của môi
trường đầu tư Việt Nam . 5 chỉ số đứng cuối bảng là: “Cơ sở hạ tầng” đạt điểm kém nhất,
1,94. Các chỉ số tiếp theo là “Bảo vệ sở hữu trí tuệ” 1,97 điểm; “Hệ thống tòa án” 2,11 điểm;
“Dịch vụ hành chính” 2,14 điểm; “Nguồn lao động có tay nghề” 2,18 điểm.
Cơ sở hạ tầng tiếp tục là nhân tố đứng cuối bảng, với sự than phiền về thiếu hụt điện
năng, hệ thống giao thông kém, thiếu cảng biển, …làm gia tăng chi phí vận chuyển và chi phí
sản xuất, thậm chí làm vỡ hợp đồng, từ đó làm tăng giá thành, giảm sức cạnh tranh của
doanh nghiệp.
Bảo vệ sở hữu trí tuệ vẫn là lĩnh vực tiếp tục bị các doanh nghiệp đánh giá thấp, đặc biệt là
doanh nghiệp nước ngoài. Báo cáo cũng cho rằng việc chấp hành các luật lệ, quy định của

×