Tải bản đầy đủ (.pdf) (114 trang)

Hình tượng người phụ nữ việt nam trong ca dao dưới góc nhìn văn hóa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.35 MB, 114 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM

ĐÀO THỊ HUYỀN

HÌNH TƢỢNG NGƢỜI PHỤ NỮ VIỆT NAM
TRONG CA DAO DƢỚI GÓC NHÌN VĂN HĨA

LUẬN VĂN THẠC SĨ
NGƠN NGỮ VĂN HỌC VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM

THÁI NGUYÊN - 2021

Tai ngay!!! Ban co the xoa dong chu nay!!!


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM

ĐÀO THỊ HUYỀN

HÌNH TƢỢNG NGƢỜI PHỤ NỮ VIỆT NAM
TRONG CA DAO DƢỚI GÓC NHÌN VĂN HĨA
Ngành: Văn học Việt Nam
Mã số: 8.22.01.21

LUẬN VĂN THẠC SĨ
NGƠN NGỮ VĂN HỌC VÀ VĂN HĨA VIỆT NAM

Cán bộ hƣớng dẫn khoa học: PGS. TS. Ngô Thị Thanh Quý


THÁI NGUYÊN - 2021


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn này đƣợc cá nhân tôi thực hiện. Mọi kết quả nghiên
cứu trong luận văn này là trung thực và không trùng lặp với các đề tài khác.
Nội dung của luận văn có sử dụng tài liệu, thông tin đƣợc đăng tải trên các tạp
chí, các trang web theo danh mục tài liệu tham khảo của luận văn.
Nếu sai tơi hồn tồn chịu trách nhiệm.
Thái Nguyên, tháng 9 năm 2021
Tác giả luận văn

Đào Thị Huyền

i


LỜI CẢM ƠN
Tơi xin bày tỏ lịng kính trọng và biết ơn sâu sắc đến PGS.TS. Ngô Thị
Thanh Quý - ngƣời đã tận tình hƣớng dẫn, giúp đỡ tơi về tri thức, phƣơng pháp và
kinh nghiệm nghiên cứu trong suốt quá trình thực hiện luận văn.
Xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu, quý thầy cô giáo khoa Ngữ văn, phòng
đào tạo Trƣờng Đại học Sƣ phạm - Đại học Thái Nguyên đã tạo điều kiện thuận lợi
cho tôi trong suốt q trình học tập, nghiên cứu tại trƣờng.
Tơi cũng xin đƣợc bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc tới ngƣời thân, đồng nghiệp,
bạn bè đã động viên, quan tâm chia sẻ và tạo mọi điều kiện giúp đỡ tôi hồn thành tốt
khóa học này.
Thái Ngun, tháng 9 năm 2021
Tác giả luận văn
Đào Thị Huyền


ii


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .......................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................... ii
MỤC LỤC ................................................................................................................... iii
MỞ ĐẦU ...................................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài ...................................................................................................... 1
2. Lịch sử vấn đề ........................................................................................................... 3
3. Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu......................................................... 8
4. Đối tƣợng và phạm vi vấn đề nghiên cứu ................................................................. 9
5. Phƣơng pháp nghiên cứu .......................................................................................... 9
6. Đóng góp của luận văn ........................................................................................... 10
7. Cấu trúc của luận văn.............................................................................................. 11
NỘI DUNG ................................................................................................................ 12
Chƣơng 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ VĂN HÓA - VĂN HỌC VÀ
HÌNH TƢỢNG NGƢỜI PHỤ NỮ VIỆT NAM ..................................................... 12
1.1. Tìm hiểu chung về văn hóa - văn học .................................................................. 12
1.1.1. Văn hóa ............................................................................................................. 12
1.1.2. Văn học ............................................................................................................. 13
1.2. Mối quan hệ giữa văn học và văn hóa ................................................................. 15
1.3. Nghiên cứu văn học t góc nhìn văn hóa ............................................................ 17
1.3.1. Phƣơng pháp tiếp cận văn học dƣới góc nhìn văn hóa ..................................... 17
1.3.2. Tiếp cận văn hóa trong ca dao Việt Nam ......................................................... 19
1.4. Văn hóa Việt Nam và ảnh hƣởng của văn hóa Việt Nam tới hình tƣợng
ngƣời phụ nữ ............................................................................................................... 20
1.4.1. Văn hóa Việt Nam ............................................................................................ 20
1.4.1.1. Văn hóa bản địa của ngƣời Việt .................................................................... 20

1.4.2. Ảnh hƣởng của văn hóa Việt Nam tới hình tƣợng ngƣời phụ nữ ..................... 22
1.4.3. Ngƣời phụ nữ Việt Nam trong văn hóa Nho giáo ............................................ 24
1.4.4. Ngƣời phụ nữ Việt Nam trong văn hóa Phật giáo ............................................ 27
TIỂU KẾT CHƢƠNG 1 ............................................................................................. 30

iii


Chƣơng 2: NỘI DUNG VÀ Ý NGHĨA CỦA HÌNH TƢỢNG NGƢỜI PHỤ
NỮ VIỆT NAM TRONG CA DAO DƢỚI GĨC NHÌN VĂN HĨA ................... 31
2.1. Vẻ đẹp ngoại hình ................................................................................................ 31
2.1.1. Vẻ đẹp hình thể ................................................................................................. 31
2.1.2. Vẻ đẹp trang phục ............................................................................................. 35
2.2. Vẻ đẹp phẩm chất ................................................................................................ 44
2.2.1. Ngôn ngữ .......................................................................................................... 44
2.2.2. Cách ứng xử, hành động ................................................................................... 45
2.3. Cuộc đời và thân phận ngƣời phụ nữ ................................................................... 49
2.3.1. Cuộc đời, thân phận nhiều đau khổ .................................................................. 49
2.3.2. T tiếng nói than thân đến tiếng nói phản kháng ............................................. 57
2.4. Ý nghĩa của hình tƣợng........................................................................................ 60
2.4.1. Giá trị hiện thực ................................................................................................ 60
2.4.2. Giá trị nhân đạo................................................................................................. 60
2.4.3. Khơi nguồn sáng tạo cho văn học, nghệ thuật giai đoạn sau ............................ 61
TIỂU KẾT CHƢƠNG 2 ............................................................................................. 62
Chƣơng 3: NGHỆ THUẬT KHẮC HỌA HÌNH TƢỢNG NGƢỜI PHỤ NỮ
VIỆT NAM TRONG CA DAO DƢỚI GĨC NHÌN VĂN HĨA .......................... 63
3.1. Thể thơ và kết cấu ................................................................................................ 63
3.1.1. Thể thơ .............................................................................................................. 63
3.1.2. Kết cấu .............................................................................................................. 65
3.2. Ngôn ngữ và nhịp điệu......................................................................................... 68

3.2.1. Ngôn ngữ .......................................................................................................... 68
3.2.2. Nhịp điệu........................................................................................................... 71
3.3. Nghệ thuật sử dụng hình ảnh trong ca dao .......................................................... 74
3.3.1. Hình ảnh so sánh ............................................................................................... 74
3.3.2. Hình ảnh ẩn dụ, biểu tƣợng............................................................................... 78
TIỂU KẾT CHƢƠNG 3 ............................................................................................. 89
KẾT LUẬN ................................................................................................................ 90
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................ 92
PHỤ LỤC

iv


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1. Hình tƣợng ngƣời phụ nữ là đề tài lớn, có sức hấp dẫn trong văn học thế
giới. Văn học Việt Nam, t buổi hồng hoang của lịch sử với văn học dân gian đến
văn học viết, hình tƣợng ngƣời phụ nữ là hình tƣợng trung tâm, nổi bật, đặc sắc, khơi
gợi nhiều nguồn cảm hứng. Ca dao là một trong những thể loại quan trọng của văn
học dân gian Việt Nam. Một trong những hình tƣợng mà ca dao thƣờng đề cập đến là
ngƣời phụ nữ: lấp lánh, rực rỡ với vẻ đẹp ngoại hình, vẻ đẹp phẩm hạnh, vẻ đẹp nhân
cách tồn thiện, toàn mĩ. Ngƣời phụ nữ trong văn học trung đại v a mang vẻ đẹp cổ
điển, v a rất gần gũi với cuộc sống đời thƣờng. Văn học hiện đại tập trung ngợi ca
hình tƣợng ngƣời phụ nữ biểu trƣng cho các giá trị văn hóa truyền thống và hiện đại.
Ở giai đoạn văn học nào, hình tƣợng ngƣời phụ nữ Việt Nam cũng tỏa sáng nhƣ
những viên ngọc. Họ t cuộc đời, t khổ đau bƣớc vào trang sách để rồi khắc dấu
trong lịng dân tộc hình tƣợng ngƣời phụ nữ Việt Nam anh hùng, bất khuất, trung
hậu, đảm đang.
1.2. Ca dao với những đặc điểm riêng, thế mạnh riêng về nội dung và nghệ
thuật đã có một địa vị vững chắc trong kho tàng văn học dân tộc. Bộ phận văn học

này thƣờng đƣợc nghiên cứu dƣới nhiều góc độ khác nhau: nghiên cứu dƣới góc độ
nội dung; nghiên cứu dƣới góc độ nghệ thuật; nghiên cứu dƣới góc độ văn hóa.
Có thể coi ca dao là một loại hình văn hóa - ngơn ngữ, có khả năng phản ánh
sinh động và toàn diện về đời sống xã hội ngƣời Việt. Nó là cuốn sách giáo khoa lớn,
là cẩm nang của mọi thế hệ, đồng thời nó cũng phản ánh một nền văn minh nông
nghiệp lúa nƣớc tiêu biểu, là nơi hội tụ một cách toàn diện, phong phú những giá trị
văn hóa truyền thống. Trong kho tàng văn học dân gian, ca dao trữ tình ngƣời Việt là
nơi thể hiện rõ nhất “điệu hồn dân tộc” (Tố Hữu), bởi cảm hứng nguồn cội, nội dung
căn bản của ca dao là sự phô diễn trực tiếp thế giới tâm hồn của con ngƣời, biểu đạt
những tình cảm, cảm xúc đa dạng của nhân dân. Do đó, một trong những nét chủ đạo
của ca dao truyền thống là sự thể hiện phong phú tƣ tƣởng, tình cảm của con ngƣời
nói chung, ngƣời phụ nữ nói riêng.
Nhiều nhà nghiên cứu quan tâm và có những bài viết có giá trị đặc sắc trong
mảng ca dao viết về ngƣời phụ nữ Việt Nam. Tuy nhiên việc tìm hiểu về hình tƣợng
1


này dƣới góc nhìn văn hóa cho đến nay vẫn cịn bỏ ngỏ, chƣa có cơng trình tiếp cận
sâu vấn đề. Cùng với các thể loại khác của văn học dân gian, ca dao đã phản ánh,
ngợi ca vai trò và vẻ đẹp của ngƣời phụ nữ trong lao động sản xuất, trong gia đình và
các hoạt động văn hóa truyền thống của dân tộc. Những khía cạnh đó đã góp phần
làm nên vẻ đẹp con ngƣời Việt Nam, khẳng định sức sống và bản sắc văn hóa của dân
tộc Việt Nam.
1.3. Vai trị của văn hóa đối với sự phát triển của mỗi dân tộc và toàn nhân loại
đang đƣợc coi là một trong những vấn đề ưu tiên quốc tế. Văn hóa ngày hơm qua mới
chỉ là một thứ trang trí, nay là nền tảng và linh hồn của hành trình tri thức trong
cuộc sống con người. Trƣớc kia, ngƣời ta coi văn hóa là thứ yếu, ngày nay ngƣời ta
bắt đầu nhận ra nó là cốt lõi của vấn đề. Vì vậy cần có một cách tiếp cận mới, cách
tiếp cận ấy cũng th a nhận vai trị quyết định của văn hóa. Với một ý thức sâu sắc
nhƣ vậy, UNESCO đã đề xuất“Thập kỉ thế giới phát triển văn hóa” (1987-1997).

Chủ trƣơng của UNESCO đƣợc cả thế giới văn minh hƣởng ứng.
Mối quan hệ giữa văn hóa và phát triển ở nƣớc ta đang là một vấn đề có tính
chất chiến lƣợc, cấp thiết. Văn hóa Việt Nam nằm trong vùng giao thoa các nền văn
minh, gần nhƣ là điểm nút, là sự hội tụ văn hóa và phát triển, chịu sự tác động ngày
càng mạnh của xu thế thời đại, các quan hệ quốc gia phức tạp, các cuộc đấu tranh tƣ
tƣởng chính trị gay gắt trên thế giới và khu vực. Chúng ta đang đứng trƣớc thách thức
lớn là v a hội nhập thế giới v a giữ gìn và phát huy đƣợc bản sắc văn hóa dân tộc.
Việc nghiên cứu sâu bản chất của văn hóa, mối quan hệ của văn hóa và kinh tế, chính
trị, đạo đức, tơn giáo, văn học nghệ thuật, v,v...là một vấn đề quan trọng và có ý
nghĩa to lớn. Đặc biệt, giáo dục là một trong những cơng cụ góp phần bảo tồn bản sắc
văn hóa, nhằm giúp học sinh tơn trọng văn hóa truyền thống của dân tộc, khơi dậy
lịng tự tơn dân tộc và tơn trọng các dân tộc khác.
1.4. Thế kỉ XXI với những địi hỏi khắc nghiệt của tồn cầu hóa, sự phát triển
nhƣ vũ bão của khoa học công nghệ đã đặt giáo dục Việt Nam trƣớc nhiều thử thách,
trƣớc hết là đào tạo đƣợc những con ngƣời năng động, sáng tạo, có đủ năng lực và
phẩm chất để đáp ứng sự phát triển của xã hội. Ngày 28/7/2017, Bộ Giáo dục thơng
qua chƣơng trình giáo dục phổ thơng tổng thể, theo đó chân dung về sản phẩm đầu ra
của giáo dục phổ thơng Việt Nam sẽ là những cơng dân tồn cầu hội tụ 5 phẩm chất
và 10 năng lực cốt lõi. Nhƣ vậy, những cơng dân tồn cầu của nền giáo dục Việt Nam

2


hội tụ đầy đủ 4 nội dung của giáo dục hiện đại theo quan điểm của UNESCO: “học để
biết; học để làm; học để chung sống và học để khẳng định mình”.
Điều đó đặt ra sứ mệnh to lớn cho ngƣời Thầy: đổi mới theo hƣớng phát triển
năng lực, phẩm chất con ngƣời mới. Học sinh chủ động tiếp cận tri thức, tự khám phá
năng lực, phẩm chất. Với tƣ cách là nhà giáo, tôi nhận thấy việc đi sâu nghiên cứu vẻ
đẹp con ngƣời, nhất là vẻ đẹp ngƣời phụ nữ Việt Nam ở bất kì thời đại nào cũng sẽ có
ý nghĩa thiết thực cho việc giảng dạy và giáo dục nhân cách cho học sinh trong “sự

nghiệp trồng ngƣời”.
Xuất phát t những yêu cầu cấp thiết trên, chúng tơi quyết định lựa chọn đề
tài: “Hình tượng người phụ nữ Việt Nam trong ca dao dưới góc nhìn văn hóa”. Với
đề tài này, chúng tơi hi vọng sẽ gợi mở những hƣớng nghiên cứu, cách tiếp cận mới,
đa chiều, sâu sắc về thể loại ca dao, về hình tƣợng ngƣời phụ nữ Việt Nam trong ca
dao dƣới góc nhìn văn hóa.
2. Lịch sử vấn đề
t ếp ậ

từ

ì

ịch sử nghiên cứu về văn hóa học đã hình thành và phát triển rất sớm trên
thế giới với nhiều cơng trình tiêu biểu nhƣ: E. .Tylor trong cuốn “Văn hóa nguyên
thủy” (1871) đến những nghiên cứu của M. akhtin về văn hóa, văn học trong những
cơng trình tiêu biểu nhƣ “Sáng tác của Francois Rabelais và văn hóa dân gian thời
Trung cổ và phục hưng” (1965) đã khẳng định mối quan hệ gắn bó giữa văn hóa và
văn học. Phƣơng pháp nghiên cứu văn học dƣới góc nhìn văn hóa ngày càng nhận
đƣợc sự quan tâm nghiên cứu của các nhà văn hóa, văn học nhƣ: Mikhail Epstein,
Yuri otman….
Ở Việt Nam, những năm đầu thế kỉ XX, tiếp cận văn học t góc nhìn văn hóa
hiện đang là một hƣớng tiếp cận đã đƣợc khẳng định và khá phổ biến. Hƣớng tiếp cận
này đƣợc xây dựng trên cơ sở mối quan hệ chặt chẽ giữa văn học và văn hóa.
T việc đƣa ra những quan điểm về mặt nhận thức, lí luận dựa theo lý thuyết
phƣơng Tây áp dụng vào thực tiễn Việt Nam đến việc thực nghiệm trên một số tác
phẩm của các tác gia tiêu biểu, giới nghiên cứu đã có nhiều cơng trình nghiên cứu văn
hóa - văn học dƣới sự soi rọi của ánh sáng văn hóa. Có thể kể ra đây một số cơng
trình nghiên cứu thành cơng trong việc tiếp cận văn học t góc nhìn văn hóa nhƣ:


3


Tác giả Trần Đình Hƣợu với cơng trình “Nho giáo và văn học Việt Nam trung
cận đại” (1995) đã chỉ ra mối quan hệ giữa Nho giáo và văn học Việt Nam trung cận
đại. Dựa trên phƣơng diện tìm hiểu lý thuyết, kết hợp phân tích, tổng hợp, ơng đã tìm
ra bản chất và quy luật của đối tƣợng: “Nghiên cứu là cho thực tế, và từ thực tế để
nghiên cứu”. Nghiên cứu Nho giáo, chủ yếu là thấy đƣợc sự sự tồn tại, vận động của
nó trong thực tiễn (trong đời sống xã hội, gia đình, họ hàng, làng, nƣớc; trong văn
hóa, văn học, nghệ thuật…).
Trong trình “Văn học trung đại Việt Nam dưới góc nhìn văn hóa” tác giả đƣa ra
các khái niệm về văn hóa học và cách nhìn nhận văn học t hệ quy chiếu văn hóa học.
Các vấn đề của văn học trung đại Việt Nam đƣợc tác giả tiếp cận và giải quyết theo cơ
sở văn hóa học hết sức độc đáo. Phần cuối, bằng cách so sánh đối chiếu giữa hai cặp
khái niệm cũ - mới, trên cơ sở đặc trƣng văn hóa, tác giả Trần Nho Thìn có nhận x t về
các vấn đề trong giai đoạn giao thời cực kì nhạy cảm của văn học nƣớc ta, giai đoạn mà
cái cũ dần lùi lại để cái mới tiến lên [39;70].
uận văn tiến sĩ của Đỗ Thị Minh Thúy - ĐHQG Hà Nội, Trƣờng ĐHKHXH
& Nhân văn, 1996 khi bàn về “Mối quan hệ giữa văn hóa và văn học” đã khẳng
định: “từ các quan niệm về bản chất văn học của các nhà văn, các triết gia, các nhà
mĩ học đã trình bày, cung cấp cho chúng ta cái nhìn tổng quát về “sự tự ý thức của
văn hóa” qua văn học, và tính đại diện cho văn hóa của văn học. Từ đó cần xác định
vị trí của văn học trong văn hóa, nhằm thấy được sự tác động của văn hóa đối với
văn học, bởi vì văn học là một bộ phận của văn hóa, nó chịu sự chi phối, quyết định
của văn hóa”.
Ngồi ra cịn phải kể đến một số luận văn, luận án khác: “Truyện ngắn Trần
Thùy Mai từ góc nhìn văn hóa” - Phạm Thị Thu Hƣơng - ĐHQG Hà Nội (2015);
“Văn xuôi Thạch Lam dưới góc nhìn văn hóa” - Nguyễn Thị Xn Quỳnh (2016),
trƣờng ĐH Khoa học xã hội và nhân văn; “Thơ tình của Xn Quỳnh từ góc nhìn văn
hóa” - Dƣơng Thị Ngọc Hà, trƣờng ĐH Khoa học, ĐH Thái Nguyên (2016).

Tóm lại, việc dẫn các cơng trình nghiên cứu có thể chƣa đầy đủ nhƣng kết quả nói
trên đã cho ta thấy thực tiễn của việc nghiên cứu văn học t góc độ văn hóa.
N



dướ

ì

Việc nghiên cứu văn học dân gian dƣới góc nhìn văn hóa cũng đã có một số
các cơng trình. Đề tài luận văn thạc sĩ “Khảo sát tục ngữ cổ truyền về Thái Bình từ

4


góc nhìn văn hóa” của Tơ Thị Quỳnh Mai đã làm rõ n t văn hóa cổ truyền của
mảnh đất Thái

ình qua những câu tục ngữ tiêu biểu. Tác giả Hùng Thị Hà trong

cơng trình nghiên cứu “Thơ ca dân gian Mơng từ góc nhìn văn hóa” (2003) có chủ
trƣơng tìm hiểu tồn bộ các di sản thơ ca dân gian Mông trên phạm vi cả nƣớc, bao
gồm các tài liệu về các chủ đề lao động sản xuất, sinh hoạt cộng đồng, tín ngƣỡng
tâm linh, lễ nghi phong tục ma chay, cƣới xin, cầu cúng theo quan niệm “vạn vật
hữu linh” mà trƣớc đây hoạt động nghiên cứu chƣa quan tâm tồn diện; đồng thời
khảo sát các cơng trình nghiên cứu về lịch sử, văn hóa xã hội của đồng bào Mơng ở
trong và ngồi nƣớc; tìm mối tƣơng đồng và khác biệt giữa thơ ca dân gian Mông
với thơ ca dân gian các dân tộc khác. Truyện thơ “Tiễn dặn người u” dưới góc
nhìn văn hóa - uận văn thạc sĩ ngơn ngữ văn học và văn hóa Việt Nam - Nguyễn

Thị Huyền, ĐHSP Thái Nguyên (2018) đã đề cập đến những giá trị nổi bật của văn
hóa dân tộc Thái đƣợc thể hiện trong truyện thơ nhƣ: tín ngƣỡng dân gian, phong
tục tập qn, văn hóa ứng xử trong gia đình, trong xã hội, cùng các biểu tƣợng văn
hóa, nghệ thuật xây dựng nhân vật và ngơn ngữ,... Tác giả Ngô Thị Thanh Quý với
chuyên đề “Tục ngữ người Việt từ góc nhìn văn hóa” đƣợc đƣa vào làm tài liệu
giảng dạy cao học tại khoa Ngữ văn, ĐHSP Thái Nguyên (2019) đã khẳng định
rằng: “Có thể coi tục ngữ là một loại hình văn hóa - ngơn ngữ, có khả năng phản
ánh sinh động và tồn diện về đời sống xã hội người Việt. Nó là cuốn sách giáo
khoa lớn, là cẩm nang của mọi thế hệ, đồng thời nó cũng phản ánh một nền văn
minh nông nghiệp lúa nước tiêu biểu, là nơi hội tụ một cách tồn diện, phong phú
những giá trị văn hóa truyền thống” [32;1].
Nhƣ vậy các cơng trình nêu trên đã phần nào phản ánh việc nghiên cứu văn
học dân gian dƣới góc nhìn văn hóa là cần thiết và mở ra những hƣớng khai thác mới
trong việc tìm hiểu các thể loại văn học dân gian Việt Nam.
3 N

d o dướ

ì

Ca dao là một trong những thể loại phong phú và đa dạng nhất của văn học dân
gian. Qua ca dao chúng ta có thể tìm hiểu về nếp sống, phong tục tập quán, văn hóa của
dân tộc Việt. Việc nghiên cứu ca dao dƣới góc nhìn văn hóa đã có một số cơng trình tiêu
biểu, đặc sắc, giá trị, trong đó phải kể đến “Ca dao, tục ngữ về tình cảm gia đình” của tác
giả Phạm Việt ong, bài nghiên cứu khoa học: “Ẩn dụ về con người trong ca dao Việt
Nam dưới góc nhìn văn hóa” của tác giả Trần Thị Minh Thu. Tác giả đã đề cập đến mối

5



quan hệ giữa ngơn ngữ và văn hóa; đi sâu phân tích những ẩn dụ về con ngƣời, làm nổi
bật vẻ đẹp tâm hồn, sự ý nhị, tinh tế trong suy nghĩ, tình cảm của con ngƣời Việt Nam
đƣợc gửi gắm kín đáo qua những ẩn dụ, biểu tƣợng mang đậm đà bản sắc văn hóa Việt
Nam, những đặc trƣng văn hóa trong đời sống sinh hoạt của ngƣời Việt Nam.
4 N

ì

tượ

ườ p ụ ữ tro

d o dướ

ì

2.4.1. Về hình tượng người phụ nữ trong văn học
Hình tƣợng ngƣời phụ nữ trong văn học trung đại nổi bật phải kể đến “Hình
tượng người phụ nữ trong thơ trữ tình Việt Nam thế kỉ XVIII - XIX” [41]. Tác giả đã
khảo sát những bài thơ trữ tình dung lƣợng ngắn có sự xuất hiện của ngƣời phụ nữ
(thơ chữ Hán và chữ Nơm) trong cả tiến trình văn học Việt Nam trung đại, đặc biệt đi
sâu tìm hiểu hình tƣợng ngƣời phụ nữ ở bình diện nội dung và nghệ thuật. Hình tƣợng
ngƣời phụ nữ trong văn học hiện đại lại là một phạm trù rất rộng, rất sâu, đã và đang
đƣợc giới nghiên cứu trong và ngoài nƣớc quan tâm sâu sắc.
Hình tƣợng ngƣời phụ nữ rất phong phú và đa dạng, thu hút sự chú ý không
chỉ trong lĩnh vực văn học mà còn cả ở một số lĩnh vực nghiên cứu khác:“Đặc điểm
và truyền thống phụ nữ Việt Nam” trong cuốn “Lịch sử Phong trào phụ nữ Việt
Nam” - tập 1; “Người phụ nữ Việt Nam dưới góc nhìn văn hóa Phật giáo” - Thƣợng
tọa Thích Thọ ạc, Trƣởng an Văn hóa TWGHPG Việt Nam.
2.4.2. Về hình tượng người phụ nữ trong ca dao

Ca dao trữ tình Việt Nam vô cùng phong phú và đa dạng về đề tài, đặc biệt, đề tài
về ngƣời phụ nữ trở thành một mảng quan trọng của ca dao. Đã có khá nhiều cơng
trình nghiên cứu đề cập tới hình tƣợng này. Trong cuốn sách Tục ngữ, ca dao, dân ca
Việt Nam), Vũ Ngọc Phan viết: “...Trong số những người bị áp bức, bóc lột ấy, một
nửa phần cịn sống cực khổ hơn nữa, nửa phần ấy là phụ nữ. Sự cực khổ tăng thêm ấy
mà phụ nữ phải gánh chịu là do chế độ phong kiến gây nên...” [29;337].
Giáo trình “Văn học dân gian Việt Nam” (tác giả Đinh Gia Khánh chủ biên)
khẳng định: “Nhân vật chính của ca dao, dân ca trữ tình về sinh hoạt gia đình là
người phụ nữ lao động Việt Nam” [16;331].
Trong cuốn giáo trình “Văn học dân gian Việt Nam” (tập hai), tác giả Hoàng
Tiến Tựu cũng khẳng định “Đọc ca dao cổ, ta thấy hầu như không một loại quan hệ
cụ thể nào trong gia đình gia trưởng (vợ chồng, mẹ con, mẹ chồng – nàng dâu...)

6


khơng có sự xung đột, rạn nứt và khơng gây ra nỗi đắng cay chua xót cho con người
mà nhiều nhất vẫn là người phụ nữ. Đó là những người nàng dâu, những người vợ
lẽ, những người con gái bị ép duyên, người vợ bị chồng ruồng bỏ, phụ bạc, người
góa bụa...Họ dùng ca dao để thở than, kêu cứu và nhiều khi gào thét, phẫn nộ”
[51;167].
T một góc nhìn khác, trong cuốn “Văn học dân gian Việt Nam” (1978), tác giả
Đỗ Bình Trị cho rằng: “hình tượng người phụ nữ thường được gặp nhiều nhất trong
hai dạng thức là bài ca về sinh hoạt gia đình và bài ca trữ tình về tình u - hơn nhân
(bài ca giao duyên)”. Tác giả đã khẳng định: sự phản kháng mãnh liệt đó bắt nguồn
từ những mâu thuẫn với ách áp bức nặng nề của chế độ gia trưởng [27;4].
Năm 1992 với “Thi pháp ca dao”, tác giả Nguyễn Xuân Kính đã đi sâu nghiên
cứu một cách có hệ thống các yếu tố thi pháp về các mặt: Ngôn ngữ, thể thơ, kết cấu
thời gian không gian nghệ thuật, một số biểu tƣợng hình ảnh truyền thống trong ca
dao [19]. Trong giáo trình “Văn học dân gian” (tác giả Vũ Anh Tuấn chủ biên, năm

2014) khẳng định: “Chiếm số lượng nhiều nhất trong các bài ca sinh hoạt gia đình
là bài ca của người phụ nữ và nói về người phụ nữ” [49;195]. Đây là những cuốn
sách có giá trị lớn, cung cấp cho độc giả những tri thức v a cụ thể v a khái quát về
hình tƣợng ngƣời phụ nữ trong ca dao. Tuy nhiên những khổ đau, sầu tủi của họ vẫn
luôn cần đƣợc quan tâm nghiên cứu để hiểu rõ hơn vẻ đẹp của những tâm hồn Việt,
sự nhẫn nại, kiên trinh cũng nhƣ vẻ đẹp văn hóa mẫu tính của ngƣời phụ nữ Việt.
Tiếp tục việc nghiên cứu về ngƣời phụ nữ trong ca dao phải kể đến các luận án
tiến sĩ, luận văn thạc sĩ của các nghiên cứu sinh, học viên và luận văn, báo cáo khoa
học của sinh viên khoa Ngữ văn các trƣờng Đại học. uận văn của ê Thị Nguyệt Trƣờng ĐHSP Thái Nguyên (2008) tìm hiểu về“Nét đẹp của người phụ nữ Việt trong
ca dao cổ truyền người Việt”. Đây là một cơng trình nghiên cứu khá đặc sắc, trình bày
tƣơng đối đầy đủ các phƣơng diện nhƣ: ngƣời phụ nữ trong ca dao; n t đẹp hình thức
và tinh thần của ngƣời phụ nữ trong ca dao cổ truyền ngƣời Việt; nghệ thuật biểu đạt
n t đẹp của ngƣời phụ nữ trong ca dao cổ truyền ngƣời Việt. Ngoài ra cịn phải kể đến
các cơng trình nghiên cứu, các bài viết về đề tài ngƣời phụ nữ trong ca dao: “Nét đẹp
của người phụ nữ trong ca dao cổ truyền người Việt” – GS. Phạm Thị Nhung; “Một

7


số so sánh về hình tượng nhân vật người phụ nữ trong ca dao của Việt Nam và trong
Kinh thi của Trung Quốc” - tác giả ê Hồng Hải, bài viết đăng trên Tạp chí Cửa Việt
số 174, tháng 3 năm 2009; “Hình tượng người phụ nữ Việt Nam qua ca dao cổ” - Bài
nghiên cứu của Ths. Phạm Thị

ích - Trƣởng Khoa Giáo dục Tiểu học, trƣờng

dƣỡng Nhà giáo và Cán bộ quản lí giáo dục tỉnh Phú Thọ.

ồi


ên cạnh đó, cịn có rất

nhiều bài viết về hình ảnh ngƣời phụ nữ Việt trong ca dao nhƣ: “Hình ảnh người phụ
nữ Việt Nam qua ca dao, tục ngữ” TS. Hà Đan, 2019; “Vẻ đẹp của người phụ nữ
trong văn học dân gian” - tác giả Thanh Điền, Nguồn Văn học 365; “Hình ảnh người
phụ nữ Việt Nam qua một số bài ca dao than thân” - tác giả Đinh Thị iễu, THPT ê
Hồng Phong, Quảng

ình; “Hình ảnh người phụ nữ trong ca dao người Việt từ góc

nhìn nữ quyền luận” - tác giả Phạm Văn Hóa, Đại học Đà ạt, 2020; “Phụ nữ Việt
Nam qua ca dao” - tác giả ê Thƣơng, bài đăng trên tạp chí trithuc.vn.
Những luận văn nêu trên đã định hƣớng cho chúng tơi tìm hiểu một cách hệ
thống, toàn diện về vẻ đẹp ngƣời phụ nữ Việt Nam trong ca dao dƣới góc nhìn văn
hóa, mối quan hệ giữa văn học - văn hóa và một số hƣớng tiếp cận tác phẩm văn
học t góc nhìn văn hóa, văn hố và giáo dục. Đề tài “Hình tượng người phụ nữ
Việt Nam trong ca dao dưới góc nhìn văn hóa” sẽ tập trung làm rõ hình tƣợng
ngƣời phụ nữ Việt Nam trong ca dao biểu trƣng cho văn hóa Việt Nam, cho đời
sống tâm linh ngƣời Việt.
3. Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu
3


- Đề tài góp phần lí giải, nhận x t, đánh giá vẻ đẹp của ngƣời phụ nữ Việt Nam

trong ca dao dƣới góc nhìn văn hóa.
- Đề tài cũng khẳng định mối quan hệ giữa văn hóa - văn học, phƣơng pháp
tiếp cận văn học dƣới góc nhìn văn hóa.
- Đề tài đóng góp thêm một điểm nhìn mới về hình tƣợng ngƣời phụ nữ Việt
Nam trong ca dao ngƣời Việt.

3.2. Nhiệm vụ nghiên c u
- Tìm hiểu những tiền đề lý luận chung về văn hóa, văn học, mối quan hệ văn
hóa - văn học, sự tác động hai chiều, đặc biệt là ảnh hƣởng của văn hóa trong phản
ánh hình tƣợng ngƣời phụ nữ trong ca dao.

8


- Tiến hành khảo sát, phân loại, lựa chọn ra những bài ca dao nói về vẻ đẹp ngoại
hình, phẩm chất cũng nhƣ cuộc đời, thân phận của ngƣời phụ nữ trong xã hội xƣa; đồng
thời chú trọng đến việc khảo sát, phân loại các phƣơng thức nghệ thuật cụ thể trong việc
khắc họa hình tƣợng ngƣời phụ nữ trong kho tàng ca dao ngƣời Việt. Trên cơ sở đó làm
sáng rõ hình tƣợng phụ nữ Việt Nam trong ca dao dƣới góc nhìn văn hóa.
- Luận văn “Hình tượng người phụ nữ Việt Nam trong ca dao dưới góc nhìn
văn hóa” khi hồn thành sẽ cung cấp tài liệu nghiên cứu cho ngƣời học, ngƣời nghiên
cứu trong và ngoài nƣớc tìm hiểu về văn hóa - văn học dân gian Việt Nam.
4. Đối tƣợng và phạm vi vấn đề nghiên cứu
4

Đố tượng nghiên c u
Đối tƣợng nghiên cứu của luận văn là “hình tượng người phụ nữ Việt Nam

trong ca dao dưới góc nhìn văn hóa”, vì vậy ngƣời viết chỉ tập trung đi sâu tìm hiểu,
nghiên cứu hình tƣợng ngƣời phụ nữ Việt Nam trong kho tàng ca dao của ngƣời Việt
(dân tộc Kinh) dƣới góc nhìn văn hóa. Trong q trình tìm hiểu, nghiên cứu có sự đối
sánh với ca dao của một số đồng bào dân tộc thiểu số để đối tƣợng nghiên cứu sâu sắc
và tồn diện hơn.
4.2. Phạ

u


Q trình tổng hợp, thống kê, phân tích ngữ liệu đƣợc sử dụng trong cuốn
“Kho tàng ca dao người Việt”, 4 tập, do Nguyễn Xuân Kính, Phan Đăng Nhật chủ
biên, NX Văn hóa thơng tin, H, 1995.
Ngồi ra, tác giả còn tham khảo thêm nguồn tƣ liệu: “Ca dao người Việt”,
Nguyễn Xuân Kính (chủ biên), NXB Khoa học xã hội, 2015; “Tục ngữ, Ca dao, dân
ca Việt Nam”, Vũ Ngọc Phan, NX Văn học, 1997.
Ngƣời viết cũng sử dụng thêm một số tƣ liệu có sẵn, đƣợc trích dẫn lại trong
các cơng trình có liên quan. Các tƣ liệu này đƣợc chú thích rõ nguồn gốc, xuất xứ.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
- Phƣơng pháp liên ngành: Văn hóa ln có mối quan hệ với các lĩnh vực khác
trong đời sống: văn học, ngôn ngữ, xã hội, lịch sử,… Phƣơng pháp liên ngành đƣợc
thể hiện thông qua việc ngƣời viết kết hợp nhìn nhận, đánh giá vấn đề văn hóa học
dƣới góc nhìn của nhiều lĩnh vực có liên quan: Ngôn ngữ học, xã hội học, lịch sử học.
- Phƣơng pháp thống kê, phân loại: ngƣời viết tiến hành thống kê tồn bộ số
lƣợng những lời ca nói về ngƣời phụ nữ qua t ng giai đoạn, thể hiện ở t ng khía

9


cạnh, sau đó phân loại, khảo sát cụ thể và cuối cùng định lƣợng về số lƣợng những
lời ca ở t ng khía cạnh. Đó là cơ sở khoa học cho những nhận định, kết luận của
luận văn. Qua kết quả thống kê, phân loại có thể rút ra những nhận xét một cách
chính xác, khách quan, khoa học.
- Phƣơng pháp so sánh: khi nghiên cứu về văn hóa - văn học, chúng ta cần
đặt đối tƣợng trong mối tƣơng quan với các đối tƣợng khác để có cái nhìn khái
quát nhất. Mục đích của phƣơng pháp so sánh là làm rõ sự khác biệt hay những
đặc trƣng riêng của đối tƣợng nghiên cứu, giúp cho các đối tƣợng quan tâm có căn
cứ để đƣa ra lựa chọn.
- Phƣơng pháp phân tích, tổng hợp:

+ Phƣơng pháp phân tích nhằm phát hiện, khai thác, phân tích một số tài liệu
liên quan đến tác phẩm. Qua đó, chúng tơi chọn lọc những thông tin, tri thức cần
thiết phục vụ việc nghiên cứu. Phƣơng pháp phân tích bao gồm phân tích nguồn
tài liệu, phân tích tác giả và phân tích nội dung tác phẩm.
+ Phƣơng pháp tổng hợp: đƣợc sử dụng nhằm liên kết các bộ phận, khía cạnh
liên quan đến đối tƣợng thành một chỉnh thể đầy đủ và sâu sắc về chủ đề nghiên cứu.
T q trình phân tích, ngƣời viết đƣa ra những kết luận về vấn đề: iểu hiện của văn
hóa trong tác phẩm, ý nghĩa và giá trị của các khía cạnh văn hóa đƣợc phản ánh qua
tác phẩm.
6. Đóng góp của luận văn
- Luận văn đã xác định, làm rõ đặc điểm, ƣu thế của việc tiếp cận văn học dƣới
góc nhìn văn hóa.
- Luận văn đã tổng hợp, phân tích đánh giá và trình bày cụ thể, hệ thống các
giá trị văn hóa tiêu biểu của dân tộc Việt Nam đƣợc phản ánh trong ca dao viết về
hình tƣợng ngƣời phụ nữ Việt Nam.
- Luận văn có đóng góp trên phƣơng diện khảo cứu tƣ liệu, làm rõ đƣợc qui
luật khắc họa hình tƣợng ngƣời phụ nữ trong ca dao và nghệ thuật khắc họa hình
tƣợng ấy dƣới góc nhìn văn hóa.
- Luận văn đã phác họa hình tƣợng ngƣời phụ nữ trong ca dao dƣới góc nhìn
văn hóa.

10


7. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, phần Nội dung
đƣợc triển khai trong ba chƣơng:
Chƣơng 1: Những vấn đề chung về văn hóa - văn học và hình tƣợng ngƣời
phụ nữ Việt Nam trong ca dao
Chƣơng 2: Nội dung và ý nghĩa của hình tƣợng ngƣời phụ nữ Việt Nam

trong ca dao dƣới góc nhìn văn hóa
Chƣơng 3: Nghệ thuật khắc họa hình tƣợng ngƣời phụ nữ Việt Nam trong
ca dao dƣới góc nhìn văn hóa

11


NỘI DUNG
Chƣơng 1
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ VĂN HÓA - VĂN HỌC
VÀ HÌNH TƢỢNG NGƢỜI PHỤ NỮ VIỆT NAM
1.1. Tìm hiểu chung về văn hóa - văn học
V
Trong khoa học nhân văn, khái niệm văn hóa đã tạo nên những tranh luận
phong phú. Tùy theo t ng góc độ tiếp cận, các tác giả có thể đƣa ra những cách hiểu
khác nhau về văn hóa. Tính đến năm 1952, hai nhà văn hóa ngƣời Mỹ Alfred Kroeber
(1876 - 1960) và Clyde Kluckhohn (1905 - 1960) đã t ng thống kê có tới 164 định
nghĩa khác nhau về văn hóa trong các cơng trình nổi tiếng thế giới trong cuốn sách
Văn hóa: Điểm lại và bình luận các quan niệm và các định nghĩa (Culture: A Critical
Review of Cocepts and Definitions). Số lƣợng các định nghĩa về văn hóa tăng lên theo
thời gian. Cịn theo GS. Phan Ngọc, tính đến nay trên thế giới đã có đến khoảng hơn
400 định nghĩa về văn hóa.
Theo quan niệm phƣơng Đơng, Khổng Tử đã dùng thuật ngữ “văn” với ý
nghĩa là hình thức đẹp đẽ để biểu hiện trong lễ, nhạc, cách cai trị, đặc biệt trong ngôn
ngữ, trong giao tiếp và ứng xử của con ngƣời với đồng loại. Sau này “văn” đƣợc hiểu
là vẻ đẹp, “hóa” là biến đổi, và hai chữ “văn hóa” gộp lại là sự biến cải, thay đổi làm
cho đẹp ra.
Còn theo quan niệm phƣơng Tây, t văn hóa lúc đầu đƣợc hiểu là canh tác,
trồng trọt (cultus). Có hai loại trồng trọt, một là trồng trọt ngồi đồng (cultusagri) và
hai là “trồng trọt tinh thần” tức là sự bồi dƣỡng, giáo dục tâm hồn con ngƣời. Văn

hóa gắn liền với quá trình con ngƣời tạo ra các sản phẩm về vật chất và tinh thần, gắn
liền với quá trình nâng cấp giáo dục đào tạo con ngƣời.
Nhƣ vậy, quan niệm về văn hóa của ngƣời phƣơng Đơng thiên về ứng xử xã
hội thì quan niệm về văn hóa của ngƣời phƣơng Tây thiên về ứng xử với tự nhiên.
T mục đích luận văn, chúng tơi đặc biệt quan tâm đến một định nghĩa về văn
hóa tại Hội nghị liên chính phủ về các chính sách văn hóa tại Venise năm 1970,
Nguyên tổng giám đốc UNESCO, ông F.Mayor: "Văn hóa bao gồm tất cả những gì
làm cho dân tộc này khác với dân tộc khác, từ những sản phẩm tinh vi hiện đại nhất
cho đến tín ngưỡng, phong tục tập quán, lối sống và lao động" [36;8]. Nhƣ thế, văn

12


hóa chính là cốt lõi sáng tạo của trí tuệ và tâm hồn của mỗi dân tộc, là tính năng động
đầy sáng tạo truyền t thế hệ này sang thế hệ khác, nó thâu tóm, xác định bản thể và
sự tiến triển của một dân tộc. Văn hóa của mỗi một dân tộc đều có một bản sắc riêng,
bản sắc văn hóa là “căn cƣớc” của mỗi dân tộc giữa cộng đồng quốc tế, cái "căn
cƣớc" đƣợc xác nhận bởi cách suy nghĩ, cách cảm nhận của mỗi dân tộc, bởi sự tiến
triển của tâm hồn mỗi dân tộc trƣớc thiên nhiên, trƣớc nhân loại và cuối cùng bởi cảm
quan của mỗi dân tộc về thế giới, cảm quan đó quyết định mọi ứng xử của mỗi dân
tộc. Tất cả các nền văn hóa, Việt Nam cũng nhƣ các quốc gia khác văn hoá trở thành
một giá trị duy nhất khơng thể thay thế, nhờ vào văn hóa mà mỗi dân tộc có thể biểu
lộ một cách trọn vẹn nhất sự hiện diện của mình trên thế giới. T đây có thể phát hiện
ra tính cách dân tộc, khám phá những đặc điểm về tâm lý, tình cảm, tâm thức dân tộc.
Vấn đề bản lĩnh, bản sắc mà chúng ta thƣờng nhắc trong quá trình phát triển và hội
nhập của mỗi quốc gia không phải xa lạ với vấn đề nhận thức đầy đủ các giá trị văn
hóa của mỗi dân tộc. Ngày 23/11/2019 - ngày Di sản Văn hóa Việt Nam, Thủ tƣớng
Nguyễn Xuân Phúc khẳng định: “Văn hóa được coi là một sức mạnh nền tảng trong
xây dựng khối đồn kết tồn dân tộc trong tiến trình dựng nước và giữ nước. Bản sắc
văn hóa là một trong những yếu tố cốt lõi tạo nên bản sắc dân tộc. Dân tộc nào gìn

giữ được bản sắc của mình thì dân tộc đó mãi mãi trường tồn” [75]. Vì vậy, nghiên
cứu văn học dƣới góc nhìn văn hóa là góp phần gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc, nhất
là trong bối cảnh hội nhập quốc tế sâu rộng nhƣ hiện nay.
V
Văn học đƣợc định nghĩa là “nghệ thuật dùng ngơn ngữ và hình tượng để thể
hiện đời sống xã hội và con người” [48;1100]
T mục đích luận văn, chúng tôi đặc biệt quan tâm tới định nghĩa trong cuốn
“Từ điển thuật ngữ văn học”:“nghệ sĩ không diễn đạt trực tiếp ý nghĩ và tình cảm
bằng khái niệm trừu tượng, bằng định lí, cơng thức mà bằng hình tượng, nghĩa là
bằng cách làm sống lại một cách cụ thể và gợi cảm những sự việc, những hiện tượng
đáng làm ta suy nghĩ về tính cách và số phận, về tình đời, tình người qua một chất
liệu cụ thể...Hình tượng nghệ thuật chính là các khách thể đời sống được nghệ sĩ tái
hiện bằng tưởng tượng sáng tạo trong những tác phẩm nghệ thuật....Nói tới hình
tượng nghệ thuật người ta thường nghĩ tới hình tượng con người, bao gồm cả hình
tượng một tập thể người ...với những chi tiết biểu hiện cảm tính phong phú” [9;147].

13


Nhà văn ngƣời Đức W. Goethe có nói: “Con người là điều thú vị nhất đối với
con người, và con người cũng chủ hứng thú với con người”. Con ngƣời là đối tƣợng
phản ánh, biểu hiện trung tâm của văn học. Nhân vật văn học là khái niệm dùng để
chỉ hình tƣợng các cá thể con ngƣời trong tác phẩm văn học – cái đã đƣợc nhà văn
nhận thức, tái tạo, thể hiện bằng phƣơng các phƣơng tiện riêng của nghệ thuật ngôn
t . Để xây dựng thành công một nhân vật văn học, nhà văn phải có khả năng đồng
cảm, phát hiện những đặc điểm bền vững ở nhân vật. Điều này đòi hỏi nhà văn phải
hiểu đời, hiểu ngƣời, phải miêu tả, khắc họa nhân vật ấy sao cho có sức thuyết phục
mạnh mẽ với ngƣời đọc. Vì thế, biện pháp xây dựng nhân vật trong tác phẩm là vấn
đề hết sức quan trọng. Ở đây chúng tôi chỉ đề cập đến một số biện pháp chủ yếu nhƣ:
xây dựng nhân vật bằng cách khắc họa ngoại hình (dáng vẻ bên ngoài của nhân vật

bao gồm y phục, cử chỉ, tác phong, diện mạo); xây dựng nhân vật qua biểu hiện nội
tâm; xây dựng nhân vật qua ngôn ngữ và hành động của nhân vật. Ngồi ra cịn có thể
khắc họa nhân vật thơng qua việc đánh giá của các nhân vật khác trong tác phẩm,
thông qua việc miêu tả đồ dùng, nhà cửa, môi trƣờng xã hội, thiên nhiên...mà nhân
vật sinh sống. Đây cũng là cơ sở lí luận để chúng tơi xây dựng các luận điểm lớn cho
hình tƣợng ngƣời phụ nữ Việt Nam trong ca dao dƣới góc nhìn văn hóa ở chƣơng 2
của đề tài.
Trải qua hàng ngàn năm lịch sử, nhân dân ta đã sáng tạo nên nhiều giá trị văn
hóa vật chất và tinh thần to lớn, đáng tự hào. Nền văn học Việt Nam là một trong
những bằng chứng tiêu biểu cho năng lực sáng tạo tinh thần ấy. Văn học dân gian Việt
Nam nói chung và ca dao nói riêng là sáng tác tập thể và truyền miệng của nhân dân
lao động, trở thành tiếng nói tình cảm chung của nhân dân. Vì vậy tác phẩm văn học
dân gian mang đậm dấu ấn văn hóa của cộng đồng ngƣời. Văn hóa dân gian Việt Nam
điển hình nhƣ nếp sống, các biểu tƣợng, tín ngƣỡng… đƣợc phản ánh hết sức tự nhiên,
giản dị. Văn hóa dân gian đƣợc lƣu truyền, giữ gìn là do phần lớn có những sáng tác
tập thể nhƣ vậy. Văn hóa dân gian có tính ngun hợp, đây là cơ sở để nhiều nhà
nghiên cứu cho rằng văn học dân gian là một bộ phận của văn hóa dân gian. ởi suy
cho cùng, văn học dân gian là sự kết tinh các giá trị truyền thống, là sự tổng hợp kiến
thức của nhiều lĩnh vực. Nói nhƣ nhà nghiên cứu ê Chí Quế thì “... văn học dân gian
có vai trị hết sức quan trọng. Nghiên cứu kĩ văn học dân gian chúng ta sẽ có điều kiện
trở về cội nguồn đích thực của dân tộc để hiểu được truyền thống lao động sản xuất,

14


quan hệ sinh hoạt, công cuộc dựng nước và giữ nước của ông cha...Và thiết thực hơn,
chúng ta chắt lọc từ trong di sản văn học dân gian những chất liệu quý để phục vụ cho
chiến lược xây dựng con người Việt Nam mới hiện nay, phục vụ cho sự nghiệp xây
dựng một nền văn hóa văn nghệ tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc” [31;6].
Tóm lại, văn học là một vốn tri thức đồ sộ đƣợc kết tinh bởi tài năng nghệ

thuật của con ngƣời và đƣợc lƣu giữ qua nhiều thế hệ. Nền văn hóa giàu bản sắc của
nƣớc ta cũng đang đƣợc lƣu giữ thông qua việc tìm hiểu các tác phẩm văn học có dấu
ấn văn hóa của một số dân tộc.
1.2. Mối quan hệ giữa văn học và văn hóa
Có thể hiểu, văn hố là một hiện tƣợng khách quan, là tổng hoà của tất cả
các khía cạnh của đời sống bao quanh con ngƣời, tồn tại hữu thức và cả vô thức
trong mỗi con ngƣời. Ngay cả những khía cạnh nhỏ nhất của cuộc sống cũng mang
dấu ấn văn hóa.
Trên thực tế, văn hóa của bất kỳ quốc gia nào cũng đƣợc phản ánh trong
văn học. Văn học là nghệ thuật dùng ngôn t

và hình tƣợng để thể hiện đời

sống và xã hội con ngƣời. “Văn học ở thời nào cũng phải đặt trong cấu trúc
tổng thể của văn hoá, nhưng ở ta xem xét văn học và tiếp cận văn học từ góc độ
văn hố hiện nay vẫn là vấn đề hết sức mới mẻ”. Lịch sử văn học của quốc gia nào
cũng tồn tại mối quan hệ giữa văn hóa và văn học. Quan trọng hơn, đó là một mối
quan hệ hai chiều khăng khít khơng thể tách rời. Theo giáo sƣ Trần Đình Sử, nói tới
văn hóa của một dân tộc không ai là không nghĩ tới văn học, bởi văn học có một vị trí
khơng thể thiếu trong mỗi nền văn hóa. Tuy nhiên trong một thời gian dài do nhu cầu
bức thiết của thực tế, vai trò văn học đƣợc hiểu nhƣ là phƣơng tiện để tuyên truyền,
giáo dục văn hóa, một cơng cụ mang tính chất nhƣ là “văn dĩ tải đạo”. Cách hiểu đó
đã làm giảm sút vai trị chủ động sáng tạo văn hóa sâu sắc.
Ngày nay, trong bối cảnh xây dựng một nền văn hố tiên tiến, đậm đà
bản sắc dân tộc, vai trị sáng tạo văn hố của văn học cần đƣợc nhìn nhận lại. Theo
cách hiểu chung nhất về văn hoá và văn học hiện nay thì vai trị sáng tạo văn hố của
văn học có thể nhìn nhận dƣới bốn khía cạnh nhƣ sau:
Vai trò nêu gương của văn học: thể hiện trong toàn bộ lịch sử văn
học. Văn học dân gian giáo dục con ngƣời tinh thần nhân đạo và lạc quan. Đó là tình
u thƣơng đối với đồng loại, là tinh thần đấu tranh không biết mệt mỏi để bảo vệ và


15


giải phóng con ngƣời khỏi những cảnh bất cơng, là niềm tin bất diệt vào chiến thắng
cuối cùng của chính nghĩa và cái thiện. Không những thế, văn học dân gian cịn góp
phần hình thành những phẩm chất tốt đẹp: lòng yêu quê hƣơng, đất nƣớc, tinh thần
bất khuất, đức kiên trung và vị tha, tính cần kiệm, óc thực tiễn,...Nếu nói ở đâu có
cuộc sống con ngƣời ở đó có văn hố, thì với ý nghĩa đó văn học sẽ xây dựng những
mơ hình văn hố đầy đặn nhất, tinh vi nhất trong cuộc sống chung cũng nhƣ cuộc
sống riêng thầm kín. Với ý nghĩa này, làm nghèo văn học tức là giảm sút vai trị sáng
tạo văn hố của nó.
Vai trị tiếp theo của văn học là “phê phán văn hoá”. Trong văn học dân gian,
đặc biệt là ca dao cũng có nhiều bài đề cập đến những thói hƣ tật xấu của con ngƣời.
Văn học là hoạt động có thể phát huy vai trị thẩm định, phê phán. Văn học giữ vai trị
điều chỉnh văn hố, văn học giúp mỗi chúng ta có thể nhận ra cái cũ, cái thái quá, cái
bất cập, cái m o mó trong đời sống văn hóa để loại tr , thanh lọc. Bất cứ nền văn hố
nào cũng có mặt mạnh và có chỗ khiếm khuyết. Xã hội thì đi tới mà lúc nào cũng
hƣớng ngƣời ta nhìn lại đằng sau. Đó có thể là một truyền thống làm cho phƣơng
Đơng chậm tiến. Do vậy ý kiến cảnh báo của Kroeber và Kluckhohn cho rằng “hệ
thống văn hoá tuy là sản phẩm của hoạt động con ngƣời, nhƣng cũng có thể xem là
nhân tố hạn chế bƣớc tiến của nhân loại” là đáng suy nghĩ để không sùng bái một
chiều các giá trị văn hố đã có.
Thứ ba, văn học có vai trị lựa chọn văn hố. Sống là lựa chọn, tồn tại là lựa
chọn. Lựa chọn để sống tốt hơn, dân chủ hơn, hạnh phúc hơn, dân tộc phát triển hơn.
Bất kể là văn hoá bản địa hay văn hoá ngoại lai đều hết sức bề bộn, phồn tạp. Nho
giáo, Đạo giáo, Phật giáo đều có mặt tích cực nhƣng cũng có những hạn chế. Ở đây
văn học cung cấp một sự lựa chọn t phía đời sống, t nhu cầu làm giàu đời sống tâm
hồn và trí tuệ, chứ khơng chỉ là t lập trƣờng chính trị. Văn học có chỗ đứng riêng là
sáng tạo cuộc sống theo quy luật của cái đẹp, theo nhu cầu hài hoà của cuộc sống con

ngƣời. Không phải ngẫu nhiên mà những bài ca dao viết về ngƣời phụ nữ lại có xu
hƣớng giải phóng cá tính, đề cao hạnh phúc cá nhân của họ bên cạnh việc ca ngợi
những vẻ đẹp hình thức và tâm hồn ngƣời phụ nữ theo chuẩn mực Nho giáo.
Cuối cùng văn học có vai trị sáng tạo văn hóa. Văn học là bộ phận quan
trọng của văn hố, sự giàu có của nó về nội dung và hình thức trực tiếp làm giàu cho
văn hố. Sáng tạo văn học khơng giản đơn chỉ là nói càng nhiều về các hiện tƣợng

16


mới của đời sống. Các hiện tƣợng mới chƣa chắc đã là văn hóa, nó cần có sự kiểm
định, chắt lọc của thời gian. Cùng với việc sáng tạo ra nhân sinh quan, sáng tạo cách
cảm nhận mới và đánh giá mới đối với đời sống, văn học phải sáng tạo ngơn ngữ
mới, hình thức mới. Sự xuất hiện của ca dao phải xem là những hiện tƣợng sáng tạo
văn hoá lớn lao của dân tộc Việt Nam.
Bốn phƣơng diện trên cho thấy vai trò và mối quan hệ chặt chẽ giữa văn học
và văn hoá. Văn học - văn hóa là hai lĩnh vực khơng thể thiếu trong mọi tiến trình lịch
sử của bất kì quốc gia, dân tộc nào. Thơng qua văn học, chúng ta có thể nhận ra diện
mạo văn hóa của một quốc gia, và ngƣợc lại. Văn học có mối quan hệ chặt chẽ với văn
hóa, là một trong những yếu tố góp phần hình thành lên bản sắc văn hóa dân tộc, văn
học là tấm gƣơng phản chiếu một phần văn hóa. Văn học giúp hình thành, phát triển,
làm mới văn hóa. “... Tuy nhiên, sau khi hình thành và định hình, văn hóa tác động trở
lại xã hội với tư cách là “nền tảng tinh thần của xã hội”, là động lực và mục tiêu của
sự phát triển xã hội” [40].
Ngƣợc lại, văn hóa cũng có vai trị tác động tới văn học. Văn hóa tác động đến
văn học t đề tài cho đến toàn bộ lĩnh vực hoạt động sáng tạo của nhà văn và quá trình
lĩnh hội của độc giả, tạo nên một khơng gian văn hóa. Và khơng gian văn hóa đó đã chi
phối cách xử lí đề tài, thể hiện chủ đề, xây dựng nhân vật, sử dụng thủ pháp nghệ
thuật,...trong quá trình sáng tác của nhà văn. Một nền văn hóa phong phú, đậm đà bản
sắc sẽ là mơi trƣờng tốt để văn học phát triển. Có thể nói khi nhà văn đã đƣợc tắm mình

trong khơng khí thời đại, nắm vững tinh thần thời đại, lại đƣợc trải nghiệm trong mơi
trƣờng văn hóa đó, có vốn sống, vốn văn hóa nhất định cho bản thân thì nhà văn đó sẽ
hình thành nên hệ tƣ tƣởng, thẩm mĩ trong sáng tác văn học. Các yếu tố văn hóa ảnh
hƣởng lớn đến sự thành công của tác phẩm văn học.
1.3. Nghiên cứu văn học t góc nhìn văn hóa
3

P ươ

p áp t ếp cậ

dướ

ì

Nghiên cứu văn hóa trong văn học có hai xu hƣớng tạm gọi là cách nghiên cứu
truyền thống và cách nghiên cứu hiện đại. Cách nghiên cứu văn hóa trong văn học
theo kiểu truyền thống thƣờng là đi tìm bản sắc văn hóa dân tộc đƣợc biểu hiện trong
văn bản văn học; cách nghiên cứu văn hóa trong văn học hiện đại chủ yếu đi tìm các
nhân tố chi phối sự hình thành các giá trị, các quan niệm văn học, các biểu hiện hình
thức của văn bản văn học t trong đời sống xã hội, văn hóa.

17


Khi tiến hành tiếp cận văn học t góc độ văn hóa, ngƣời đọc sẽ tìm kiếm
những biểu hiện của văn hóa trong các cấp độ của văn bản văn học nhƣ đề tài, chủ đề,
nhân vật, ngôn t , thủ pháp nghệ thuật, thể loại…Cách tiếp cận văn học t góc độ văn
hóa sẽ giúp cho ngƣời đọc khám phá đƣợc nội hàm văn hóa trong văn bản văn học,
đồng thời hạn chế đƣợc cách tiếp cận kh p kín chỉ khám phá nội tại văn bản, tách rời

văn bản văn học với đời sống xã hội.

ên cạnh hƣớng tìm kiếm nội hàm văn hóa

trong văn bản văn học, thì hƣớng lí giải ngun nhân hình thành các yếu tố nội dung,
các yếu tố hình thức của văn bản t cơ sở văn hóa xã hội cũng giúp cho cách đọc văn
học t góc độ văn hóa trở nên phong phú đa dạng hơn, đồng thời giúp ngƣời đọc cảm
thấy đọc văn không phải là đọc một thứ xa lạ với cuộc sống xung quanh. Văn chƣơng
cũng góp phần giải quyết những vấn đề của cuộc sống hiện thực.
Theo giáo sƣ Trần Nho Thìn, phƣơng pháp tiếp cận tác phẩm văn học t góc
độ văn hóa (gọi tắt là Phƣơng pháp tiếp cận văn hóa học) lấy con ngƣời làm trung
tâm để xây dựng hệ thống vấn đề miêu tả tác phẩm. Con ngƣời với tính cách là một
thực thể văn hóa bao giờ cũng tồn tại trong ba mối quan hệ căn bản: quan hệ với môi
trƣờng tự nhiên, quan hệ với xã hội và quan hệ với chính bản thân. Trong tiến trình
phát triển cá nhân, con ngƣời khơng ng ng tìm kiếm, xác lập ngun tắc cho các ứng
xử trong ba mối quan hệ này. Đến lƣợt mình, các ngun tắc ứng xử ấy ln ln chi
phối các phƣơng diện thi pháp của một tác phẩm văn học. Vì thế, đọc một tác phẩm
theo quan điểm văn hóa học là vận dụng những tri thức về văn hóa để nhận diện, giải
mã các yếu tố thi pháp của tác phẩm. Tuy nhiên, các mối quan hệ văn hóa thay đổi
nên đặc điểm của ứng xử văn hóa cũng vận động, phát triển khơng ng ng dẫn
đến hiện tƣợng một thi pháp có thể tiếp tục tồn tại, mà cũng có thể biến đổi hoặc biến
mất để hiện tƣợng thi pháp mới xuất hiện.
Tiếp cận văn hóa học không khác biệt tuyệt đối so với các hƣớng tiếp
cận khác nhƣ Thi pháp học, Chú giải học, iên văn bản, Chủ nghĩa cấu trúc,… mà có
sự giao thoa, gặp gỡ với các cách tiếp cận phổ biến khác. Phƣơng pháp tiếp cận văn
hóa học thực chất là tiếp cận liên ngành: yêu cầu vận dụng tổng hợp tri thức về lịch
sử, xã hội, chính trị, tơn giáo, khảo cổ học, nhân loại học… để giải mã các hiện tƣợng
thi pháp tác phẩm văn học. Nói cách khác, nó ƣu tiên cho việc phục ngun khơng
gian văn hóa trong đó tác phẩm văn học đã ra đời, xác lập sự chi phối của các quan
niệm triết học, tôn giáo, đạo đức, chính trị, luật pháp, thẩm mĩ, quan niệm về con


18


ngƣời, cũng nhƣ sự chi phối của các phƣơng diện khác nhau trong đời sống sinh hoạt
xã hội t ng tồn tại trong một khơng gian văn hóa xác định đối với tác phẩm về các
mặt xây dựng nhân vật, kết cấu, mơ típ, hình tƣợng, cảm xúc, ngơn ngữ,v.v...
3

ếp ậ

tro

d o V ệt Nam

Văn học dân gian là một bộ phận của văn hóa dân gian. Chiều sâu, giá trị của
văn học dân gian đƣợc tạo nên bởi những giá trị văn hóa của nền văn hố Việt. Việc
giải mã văn hóa trong tác phẩm văn học dân gian sẽ giúp chúng ta hiểu đƣợc tác
phẩm, nhận ra những giá trị văn hóa, lịch sử trong tác phẩm và có thể vận dụng
những tri thức đó vào thực tiễn.
Đến với ca dao, ta khơng khó để bắt gặp những nét sinh hoạt, những cảnh vật
quen thuộc trong đời sống hàng ngày của nhân dân lao động. Ca dao là một kho tài
liệu phong phú về phong tục, tập quán trong các lĩnh vực sinh hoạt vật chất và tinh
thần của ngƣời dân lao động ở nông thôn ngày xƣa: t cảnh làm ăn vất vả, cực nhọc
của một nƣớc nhiệt đới mà sản xuất nơng nghiệp cịn phụ thuộc rất nhiều vào yếu tố
thời tiết đến những sinh hoạt, hội hè mang đậm bản sắc dân gian. Lối sống, lối nghĩ
và những phẩm chất quý báu của con ngƣời Việt Nam đều có thể tìm thấy trong ca
dao. Nói nhƣ các nhà nghiên cứu:“Đi theo ca dao dân ca Việt Nam vào nhà một
người nơng dân thời xưa, có thể thấy cái cảnh “Hôm kia anh đến chơi nhà/Thấy mẹ
nằm võng thấy cha nằm giường/Thấy em nằm đất, anh thương...”. Có thể gặp một

cơ gái “Áo đen năm nút viền bâu”...[16;316]. Những hình ảnh đó rất đặc trƣng cho
văn hố Việt.
Nhƣ vậy, văn học dân gian nói chung, ca dao Việt Nam nói riêng đã thể hiện
phong tục tập quán của một cộng đồng mà nó sản sinh. Sự lựa chọn và phản ánh
phong tục tập quán trong ca dao cũng nhƣ trong đời sống hồn tồn mang tính chủ
quan, khơng có quy luật chung cho mọi cộng đồng, chỉ phụ thuộc vào điều kiện sống
và quan niệm tín ngƣỡng của họ.
Ca dao cũng là tiếng hát trữ tình của con ngƣời. Đó là tiếng hát của tình u,
tiếng hát của ngƣời phụ nữ đau khổ nhƣng giàu tinh thần hi sinh và đấu tranh dũng
cảm trong quan hệ gia đình, trong cuộc sống lao động và đấu tranh xã hội. Tiếng hát
trữ tình của họ chứa đựng những nét tiêu biểu của tâm hồn và tính cách dân tộc.
Tiếng hát trữ tình phản ánh những mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình:
19


×