Tải bản đầy đủ (.pdf) (11 trang)

Tổng hợp những thắc mắc về kem chống nắng pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (473.21 KB, 11 trang )

Tổng hợp những thắc mắc về kem chống
nắng
Đối với các bạn gái, kem chống nắng đã trở thành “vật bất ly thân” vì chúng
giúp chị em bảo vệ được làn da của mình dưới nắng hè chói chang. Nhưng
trên thực tế chưa có một loại kem nào có thề chống được tác hại trực tiếp
của ánh nắng mặt trời.

Nghiên cứu cho thấy sử dụng nhiều kem chống nắng giảm nguy cơ ung thư
tế bào da hình vảy – căn bệnh có thể chữa trị nếu phát hiện sớm.
Một nghiên cứu khác phát hiện sử dụng nhiều kem chống nắng sẽ giúp giảm
nốt ruồi ở trẻ (một tác nhân có thể biến thành ung thư sau này).
Còn bạn, bạn đã biết cách sử dụng kem chống nắng thích hợp để giảm thiểu
sự tổn hại cho da chưa? Có rất nhiều những câu hỏi và thắc mắc xung quanh
vấn đề sử dụng và tác dụng của kem chống nắng, hãy cùng
Tapchilamdep.com tìm hiểu nhé.
1. Chỉ số SPF là gì?

SPF hay IP là định mức đo lường số giờ trung bình của một sản phẩm chứ
không phải là lượng chất chống nắng nhiều hay ít. Định mức quốc tế là 1
SPF = 15 phút (vậy 15 SPF = 3 giờ 45 phút), khoảng thời gian chống nắng
tối đa của sản phẩm nếu bạn thoa đúng độ dày 0,2 mm kem lên da. Tuy
nhiên tác dụng này không ổn định do bụi bậm, mồ hôi, quần áo và nước.
2. Có bao nhiêu loại tia tử ngoại (tia UV)?

Tia UV có 3 loại chính: UVA, UVB, UVC.
UVA: luôn hiện diện bất kể mùa nào trong năm, cho dù trời nắng hay không,
vì thế khi trời râm mát thì tia UVA vẫn làm tổn hại đến da (mà các chị
không biết). UVA xuyên được qua kính và nhiều loại vải.
UVB: tác động vào lớp biểu bì (lớp da ngoài cùng), là tác nhân chính gây
cháy nắng, đen da và có thể dẫn đến ung thư da. UVB có cường độ cao nhất
từ 10h đến 14h trong ngày, và mạnh nhất vào mùa hè. UVB không xuyên


qua được kính nhưng có thể phản xạ qua kính và mặt nước. Nói đến UVB là
nói tới cháy nắng và ung thư da.
UVC: có khả năng gây ung thư cao nhất nhưng bị tầng ô zôn hấp thụ và
phản xạ nên không đến được mặt đất. Tuy nhiên hiện tại có nhiều nơi tầng ô
zôn bị thủng hoặc bị mỏng thì nguy cơ từ UVC là rất lớn. 99% các loại kem
chống nắng không có tác dụng chống UVC.
3. Tia UV khi nào gây tác hại cao nhất?

Ở cường độ nhẹ (lúc nắng sớm), tia cực tím có tác dụng tốt với sức khỏe như
kích hoạt sản xuất vitamin D hoặc giúp điều trị bệnh vảy nến và một số bệnh
ngoài da khác. Ngược lại ở cường độ mạnh thì tia cực tím có nhiều tác hại.
4. Cần thoa kem chống năng bao lâu trước khi ra nắng?

Bất cứ loại kem chống nắng nào cũng cần ít nhất 20 phút để hoàn toàn thẩm
thấu và tạo ra bức tường ngăn chặn tia cực tím. Vì thế, bạn nên thoa kem
trước khi thay quần áo và trang điểm để đảm bảo thời gian và tránh quên.
5. Có phải kem chống nắng cho chỉ số SPF càng cao thì khả năng chống
nắng càng tốt?

Thực tế SPF từ 30 trở lên thì khả năng hấp thu tia tử ngoại không chênh lệch
nhau nhiều. Kem chống nắng SPF thấp (20-40) thích hợp dùng cho mặt và
những vùng da mỏng. SPF càng cao sẽ cho phép các chị ở dưới ánh nắng lâu
hơn.
6. Có cần dùng kem chống nắng khi trời râm mát?
Mặc dù trời mát nhưng tia UVA vẫn còn nguyên vẹn (UVA gây nám, lão
hóa da và các vết nhăn) nên các chị cũng đừng chủ quan khi trời âm u hoặc
ở trong bóng râm.
7. Sử dụng kem chống nắng thế nào khi trang điểm?

Cách tốt nhất bạn nên chọn mua những loại phấn trang điểm có chứa thành

phần chống nắng. Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại mỹ phẩm được
trang bị khả năng chống nắng như kem chống nắng, thể hiện bằng chỉ số
SPF và PA ghi ngoài vỏ.
8. Có cần thoa kem chống nắng cho các vùng da khác ngoài khuôn mặt?

Ngoài da mặt, tay, chân ra thì nên để ý thoa kem chống nắng ở những vùng
da hay bị lãng quên khác như vành tai, ven chân tóc, cùi chỏ, mắt cá, gót
chân. Ánh nắng có thể gây tác hại lên mọi vùng da.
9. Tia UV có xuyên qua quần áo được không?

Mỗi loại quần áo có tác dụng chống nắng khác nhau, gọi là chỉ số UPF
(Ultraviolet Protection Factor). UPF càng cao, khả năng hấp thụ tia tử ngoại
càng lớn, da các chị càng được an toàn.
10. Ra nắng bao lâu thì nên thoa lại kem chống nắng?

Nên bôi kem chống nắng 2 giờ 1 lần. Các loại kem chống nắng có khả năng
chịu ẩm rất tốt nhưng sau 80 phút sau khi da tiếp xúc với nước và ánh nắng,
kem chống nắng sẽ không còn tác dụng. Bôi kem chống nắng kịp thời và
đúng liều lượng sẽ làm da bạn luôn mềm mại và tươi tắn trong nắng hè.

×