1
Viện Điện tử Viễn Thông
Trường Đại học Bách khoa Hà Nội
1
LỜI NÓI ĐẦU
Những ngày này sinh viên Viện Điện tử Viễn Thông rât hân
hoan và tham gia tích cực vào công việc thực tập tìm hiểu các về các
công ty về lĩnh vực mình quan tâm. Đây cũng là một cơ hội học hỏi
2
Báo cáo
THỰC TẬP NHẬN THỨC
TẠI FPT & IBM
Sinh viên thực hiện:
Phạm Quang Điềm 20101373 ĐTVT 10 K55
Hà Nội, 01 - 2012
2
thêm về ngành nghề chuyên môn của mình khi ra trường có thể làm
trong lĩnh vực Công nghệ thông tin và Điện tử viễn thông. Việc
chúng em đi đến trực tiếp quan sát môi trường làm việc tại công ty
giúp chúng em thêm hiểu hơn về công việc mai sau và sẽ cố gắng
học tập để mong mình sẽ được nhận vào công ty để làm việc, để
cống hiến sự sáng tạo của mình, nhiệt huyết của mình góp phần cho
công ty phát triển hơn nữa. Do đó những ngày này được tìm hiểu và
giao lưu với những người của công ty quả là những thời gian vô
cùng bổ ích và ý nghĩa.
Được sự quan tâm của các thầy cô của Viện Điện tử Viễn
thông, của nhà trường và đặc biệt là các anh chị nhân viên của các
công ty, chúng em đã thu thập được nhiều thông tin cần thiết, những
kinh nghiệm quí giá để chúng em có bước định hướng quan trọng
trong nghề nghiệp tương lai của mình và đồng thời cũng rèn luyện
thêm được kỹ năng quan sát thực tế, giao tiếp trong môi trường mới.
Em xin chân thành cảm ơn tới các thầy cô cùng các anh chị tại
các công ty đã tạo điều kiện và giúp đỡ chúng em trong đợt thực tập
bổ ích này.
Em xin chân thành cảm ơn!
I. Mục đích của đợt thực tập
- Giúp chúng em tìm hiểu thực tế hoạt động của các công ty
trong lĩnh vực Điện tử - viễn thông, tìm hiểu các vị trí công việc sẽ
làm trong tương lai và các yêu cầu về kỹ năng chuyên môn cũng như
kỹ năng mềm để có thể đáp ứng được các vị trí công việc đó. Qua
3
3
đợt thực tập này chúng em sẽ có định hướng rõ ràng hơn về nghề
nghiệp của mình, có động co học tập tốt hơn, có đam mê trong học
tập và nghiên cứu phát triển, trau dồi nhưng gì còn thiếu để cập nhật
được với yêu cầu của công việc trong thực tế.
II. Nội dung của đợt thực tập
1. Thực tập tại công ty FPT - Software
1.1 Tổng quan về công ty
FSOFT (Tên rút gọn của Công ty cổ phần phần mềm FPT), là
công ty luôn đạt doanh số xuất khẩu phần mềm hàng đầu Việt Nam.
Logo FPT Software
FPT Software thành lập ngày 13/01/1999 là một
công ty trực thuộc tập đoàn FPT (thành lập
13/09/1988), hoạt động trong lĩnh vực gia công xuất khẩu phần
mềm, quản lý chất lượng và bảo mật thông tin như CMMI-5, ISO
9001-2000, ISO 27001-2005, FPT Software là một công ty phần
mềm có các quy trình chuẩn thế giới hàng đầu tại Việt Nam. Hiện tại
FPT Software có nhiều công ty thành viên có mặt trên nhiều nước
trên thế giới như: Nhật Bản, Singapore, Pháp, Mỹ, Malaysia,
Austrailia, v.v. Có các chi nhành tại Hà Nội, thành phố Hồ Chí
Minh, Đà Nẵng.
Trong quá trình phát triển, công ty phần mềm FPT là một trong
những công ty có tốc độ phát triển nhanh nhất trong lĩnh vực gia
công phần mềm (100%/năm), với doanh thu đạt trên 42 triệu USD
năm 2009.
Công ty cổ phần phần mềm FPT
Tên tiếng Anh: FPT Software
Chủ tịch hội đồng quản trị: Hoàng Nam Tiến
Tổng giám đốc: Nguyễn Thành Lâm
Nhân sự: 3000 người (tính đến cuối năm 2011)
4
4
Vốn điều lệ: 367,172,760,000 VND (đăng ký thay đổi ngày
15/12/2009)
Vốn sở hữu của FPT: 253,929,790,000 VND (67.52%)
Địa chỉ website: />Các giá trị cơ bản là tài sản vô cùng quí báu mà mỗi người trong
FPT Software đều trân trọng và giữ gìn.
Làm khách hàng hài lòng, tận tụy với khách hàng và luôn phấn
đấu để đáp ứng tốt nhất những nhu cầu, vượt trên mọi mong đợi của
họ. Con người là cốt lõi, tôn trọng con người và tạo điều kiện cho
các thành viên phát triển tối đa tài năng, đóng góp cho tổ chức và
được đãi ngộ xứng đáng cả về vật chất và tinh thần. Chất lượng tốt
nhất, đảm bảo chất lượng tốt nhất trong mỗi sản phẩm, mỗi việc làm.
Đề cao đạo đức kinh doanh, mỗi nhân viên là một đại diện công ty,
có nghĩa vụ tuân thủ đạo đức kinh doanh cao nhất, luôn hợp tác, cởi
mở và thân thiện với đồng nghiệp, đóng góp cho cộng đồng xã hội.
Là động lực cho sự phát triển của công ty nói riêng và toàn thể tập
đoàn FPT nói chung.
* Lịch sử phát triển của công ty
FPT thành lập 13/09/1988 bới một nhóm các nhà khoa học trẻ
trong các lĩnh vực Vật lý, toán, cơ học, tin học đã ít nhiều làm quen
với lập trình. Chỉ sau một năm thành lập FPT thành lập bộ phận tin
học mang tên ISC (Informatic Service Center). Một trong những dự
án phần mềm đầu tiên mà ISC tham gia dự dán Typo 4 xuất khẩu
sang Pháp do một Việt Kiều ở Pháp về chủ trì. Tiếp theo là hàng loạt
giải pháp phần mềm cho các mang ngân hàng, kế toán, phòng vé
máy bay song song với phân phối thiết bị, dự án phần cứng. Đến
tháng 12 năm 1994 khi đã đủ lớn mạnh. ISC được tách ra thành bộ
phận chuyên sâu về dự án, phân phối, phần mềm….Bộ phận phần
mềm lúc đó có tên là FSS (FPT Software Solutions).
Từ năm 1994 đến 1998, FSS tiếp tục phát triển và cung cấp các
giải phá phần mềm cho các lĩnh vực Ngân hàng, kế toán, thuế, hải
quan, công an…
Một trong những thành tích nổi bật của FSS là xây dựng TTVN –
mạng WAN đầu tiên tại Việt Nam, tạo tiền đề phát triển cho công ty
5
5
viễn thông FPT sau này (FPT Telecom). Trong những năm này, FPT
liên tiếp được PC World Việt Nam bình chọn là công ty Tin học số
một.
Cuối năm 1998, đầu năm 1999, sau khi chiến lược xuất khẩu
phần mềm được định hình, một nhóm chuyên gia được tách ra từ
FSS để thành lập FSU1 (FPT Strategic Unit 1) như bộ phận chịu
trách nhiệm mũi nhọn trong sứ mệnh toàn cầu hóa. FSU1 chính là
tiền thân của FSOFT ngày nay. Trong nhưng năm 1999, FSOFT đã
thực hiện thành công dự án đầu tiên với khách hàng Winsoft,
Canada, bước đầu xác định cơ cấu tổ chức, lên các chương trình
chuẩn bị nhân lực cho xuất khẩu.
Năm 2000 FSOFT chuyển trụ sở sang tòa nhà HITC. Ảnh hưởng
bởi vụ dotcom của thế giới, thị trường xuất khẩu phần mềm gặp
nhiều khó khăn. Tuy vậy, FSOFT đã vượt qua được thử thách và đạt
được kết quả quan trọng – ký hợp đồng OSDC (Offshore Software
Development Center) đầu tiên vơi Harvey Nash. Đến nay, Harvey
Nash vẫn là một trong những khách hàng lớn nhất của FSOFT.
Năm 2001 được đánh dấu bằng các hợp đồng OSDC với Mỹ và
đặc biệt là OSDC với NTT-IT là khách hàng Nhật Bản đầu tiên của
FSOFT. Năm 2001 cũng là năm FSOFT bắt đầu dự án CMM-4, với
mục tiêu đạt chứng chỉ CMM mức 4 trong vòng một năm.
FSOFT đạt CMM-4 vào tháng 3 năm 2002, trở thành công ty đầu
tiên ở khu vực Đông nam Á đạt được chứng chỉ này. Năm 2002 cũng
là năm FSOFT củng cố lại sơ đồ tổ chức, bằng việc thành lập các
trung tâm sản xuất và các phòng chức năng. Cuối năm 2002, lần đầu
tiên doanh số FSOFT vượt ngưỡng 01 triệu USD.
Năm 2003 đem về cho FSOFT nhiều khách hàng mới, đặc biệt là
các khách hàng lớn của Nhật bản như: HITACHI, SANYO,
NISSEN, IBM JAPAN. FSOFT thành lập văn phòng tại thành phố
Hồ Chí Minh. Để chuẩn bị cho thị trường Nhật, một chương trình
lớn được triển khai bao gồm thành lập Trung tâm Đông Du đào tạo
tiếng Nhật về CNTT, tuyển sinh các khoa tiếng Nhật và hỗ trợ học
bổng du học Aptech, tuyển sinh viên tốt nghiệp các trường CNTT và
đào tạo tập trung tiếng Nhật 6 tháng. Năm 2003 cũng là năm dự án
CMM-5 khởi động.
6
6
Đầu năm 2004, FSOFT trở thành công ty cổ phần phần mềm
FPT. Trụ sở tại thành phố Hồ Chí Minh được chuyển về tòa nhà E-
TOWN. FSOFT đạt CMM mức 5 (mức cao nhất) vào tháng 3. Để
phục vụ tốt hơn các khách hàng Nhật, văn phòng đại diện của
FSOFT được mở tại TOKYO. Năm 2004 cũng là năm gặt hái nhiều
thành công của Công ty Phần mềm FPT, với doanh số xuất khẩu năm
2004 tăng trưởng hơn 200% so với năm 2003.
Năm 2005 là năm đánh dấu bước phát triển của công ty về mọi
mặt, giúp FSOFT khẳng định vị trí công ty phần mềm hàng đầu Việt
Nam. Tháng 8/2005 thành lập chi nhánh Đà Nẵng thanhgs 11 thành
lập Công ty FSOFT JAPAN tại TOKYO, tháng 12 khai trương trung
tâm tuyển dụng và đào tạo tại toàn nhà SIMCO Hà Nội. Hết năm
2005, FSOFT tăng trưởng 114% doanh số, trở thành công ty phần
mềm đầu tiên của Việt Nam có 1000 nhân viên.
Tháng 10 năm 2007, các trung tâm sản xuất phần mềm được
chuyển đến làm việc tập trung tại tòa nhà FPT tại Phạm Hùng (Hà
Nội). Cuối năm 2007, doanh số của FSOFT đạt 29,6 triệu USD, tăng
79% so với doanh thu năm 2006, số nhân viên chính thức là 2287
người.
Năm 2008 diễn ra với việc thành lập 4 công ty chi nhánh tại
Pháp, Malaysia, Mỹ, Austrailia doanh số đạt 42 triệu USD với 2600
nhân viên.
FSOFT có hệ thống khách hàng rộng lớn trên toàn thế giới ở Mỹ,
Châu Âu, Nhật Bản, và các nước Châu Á Thái Bình Dương
(Malaysia, Singapo, Austrailia). Trong chiến lược gia nhập hàng ngũ
những nhà cung cấp dịch vụ phần mềm hàng đầu thế giới. Công ty
tập trung phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao – giá trị cốt lõi
đóng góp vào tăng trưởng của công ty. Với 80% nhân viên FSOFT
thuần thục về tiếng Anh và hơn 200 người sử dụng tiếng Nhật, FPT
Software không ngừng tìm kiếm và tạo cơ hội cho những tài năng
trẻ. Mục tiêu trong năm 2009, FSOFT sẽ đạt doanh thu 47 triệu USD
với số nhân viên 2600 người.
1.2 Tổ chức và nhân lực
Nguyên tắc tổ chức
7
7
FSOFT được tổ chức theo mô hình 5 lớp: Công ty – Chi Nhánh –
Trung tâm – Phòng sản xuất – Dự án theo nguyên tắc sau
- Công ty là cơ quan cao nhất, điều hành chung. Chức năng điều
hành cao nhất là tổng giám đốc.
- Chi nhánh: các công ty con, thường có trụ sở riêng về địa lý.
Chức danh Giám đốc
- Trung tâm (Group): các trung tâm kinh doanh, chức danh Giám
đốc trung tâm
- Phòng sản xuất (Division): các đơn vị trực tiếp sản xuất trong
mỗi trung tâm, chức danh Trưởng phòng
- Dự án: đơn vị sản xuất cơ bản, chức danh Giám đốc dự án,
quản trị dự án
Đầu năm 2006 FSOFT có 10 trung tâm sản xuất: 6 trung tâm tại
Hà Nội, 3 trung tâm tại thành phố Hồ Chí Minh và 1 tại Đà Nẵng.
Tại Hà Nội:
+G1: Thị trường Châu Âu (Anh), Châu Á Thái Bình Dương,
Nhật Bản
+G2: Thị trường Mỹ và châu Á Thái Bình Dương
+G7: Thị trường Nhật (NTT-IT, IBM-Japan)
+G8: Thị trường Nhật (HitachiSoft)
+G13: Thị trường Nhật
+G21: Thị trường Nhật
Tại Đà Nẵng
+G5: Thị trường Nhật, Mỹ và Pháp
Tại thành phố Hồ Chí Minh
+G3: Thị trường châu Á Thái Bình Dương và Nhật Bản
+G6: Thị trường Châu Á Thái Bình Dương
+G9: Thị trường Nhật Bản (Hitachi Joho, Sanyo, NRI)
Hỗ trợ cho các đơn vị sản xuất là các Ban bảo đảm kinh doanh
(Business Assurance) bao gồm các chức năng sau: Phát triển kinh
doanh, tài chính kế toán, nhân sư đào tạo, hành chính, chất lượng,
qui trình, truyền thông, Nhật Bản, mạng và công nghệ
Sơ đồ tổ chức
8
8
Nhân lực
Tính đến cuối năm 2006, FSOFT có hơn 1000 nhân viên, trong
đó gần 800 người trực tiếp sản xuất, còn lại là đội ngũ quản lý và hỗ
trợ. Đến cuối năm 2011 số lượng nhân viên là 3000 người. Cùng với
việc mở rộng thị trường trong những năm tới FSOFT đang đứng
9
9
trước một thách thức to lớn là đạt được mức tăng trưởng nhân lực
100% mỗi năm.
Để đáp ứng cho nhu cầu kinh doanh FSOFT luôn cần nhân lực
làm việc tại Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Nhật Bản và
các nước khác.
Biểu đồ phát triển nhân lực của công ty FPT Software
1.3 Các lĩnh vực hoạt động chính của công ty
Công ty cổ phần phần mềm FPT là công ty chuyên về lĩnh vực
gia công phần mềm, chính vì thế nên công ty cung cấp tất cả dịch vụ
liên quan như
- Xuất khẩu phần mềm
- Giải pháp phân mềm
- Phân phối các sản phẩm công nghệ thông tin
- Tích hợp hệ thống
- Cung cấp các giải pháp, dịch vụ viễn thông và internet
- Triển khai và tư vấn dịch vụ ERP
- Phát triển hệ thống nhúng
- Các dịch vụ khác
* Lĩnh vực văn hóa
Công ty đã tham gia tích cực vào các hoạt động văn hóa xã hội.
Công ty còn tổ chức hoạt động các câu lạc bộ sở thích như võ thuật,
cuộc thi ảnh chào mừng ngày sinh nhật của công ty. Để tạo môi
trường dân chủ và cởi mở công ty còn lập trang web
www.chodua.com để các thành viên trong và ngoài công ty tự do
góp ý giúp công ty ngày càng phát triển
1.4 Các vị trí công việc sinh viên có thể đảm nhận
Trong FSOFT có rất nhiều vị trí mà sau khi ra trường sinh viên
có thể đảm nhận. Các vị trí cần tuyển của FSOFT chia làm 2 loại
chính đó là: công việc thường xuyên và công việc tạm thời, trong đó
công việc tạm thời là công việc ngắn hạn để phục vụ nhu cầu đột
xuất của công ty. Sau khi ra trường sinh viên có thể tham gia vào các
dự án của công ty hoặc các vị trí công việc phù hợp với trình độ
10
10
cũng như ngành học liên quan. Đặc biệt công ty ưu tiên tuyển dụng
vào các vị trí sau
- Quản lý dự án (Project Manager)
- Đội trưởng (Team Leader)
- Kỹ sư lập trình (Developer)
- Kỹ sư Test (Tester)
- Chuyên viên kiểm soát chất lượng (SQA)
Nhân viên được tuyển vào FPT Software được đãi ngộ và được
đào tạo, với mức lương hậu hĩnh, sinh viên ra trường được tuyển vào
vi trí làm việc được hưởng mức lương khởi điểm từ 5 – 7 triệu
đồng/tháng. Sau khi tốt nghiệp 3 tháng thử đào tạo hưởng lương sẽ
được nhận vào là nhân viên chính thức của công ty và được hưởng
mức lương theo ký kết hợp đồng chính thức.
Ngoài ra công ty còn có những công việc dành cho sinh viên
thực tập, mục đích của việc này là giúp tuyển chọn những sinh viên
giỏi đồng thời cho sinh viên có thêm kinh nghiệm khi bắt đầu công
việc
Ngoài các kỹ năng cứng, những kiến thức chuyên môn cần nắm
vững, khi tham gia tuyển dụng vào các vị trí của công ty, sinh viên
cần trang bị những kỹ năng mềm khác như kỹ năng giao tiếp, kỹ
năng làm việc nhóm, kỹ năng sáng tạo, học hỏi v.v. Trang bị ít nhất
một ngoại ngữ, khuyến khích biết tiếng Nhật, có thể làm việc lâu dài
tại nước ngoài.
Qua những điều trên ta có thể thấy rằng những công việc trong
FSOFT rất đa dạng và phong phú cũng như đã giới thiệu ở trên
FSOFT là công ty về giải pháp phần mềm – một ngành đòi hỏi yêu
cầu khá cao chính vì thề nên công ty cũng có những yêu cầu đòi hỏi
dành cho những vị trí trong công ty. Trước hết công ty đòi hỏi người
xin việc có kỹ năng chuyên môn đạt yêu cầu qua những đợt thi tuyển
do công ty tổ chức, sau đó là những kỹ năng khác như ngoại ngữ, kỹ
năng mềm, đặc biệt là kỹ năng làm việc theo nhóm và đặc biệt là sự
dam mê trong công việc.
* Một số yêu cầu tuyển dụng vào làm việc tại FPT
- Tốt nghiệp Đại học hoặc SĐH chuyên ngành CNTT hoặc
ĐTVT loại khá trở lên.
- Có tư duy logic tốt, chỉ số IQ cao, có khả năng làm việc độc
lập, theo nhóm, ham mê học hỏi, chịu được áp lực cao.
11
11
- Giao tiếp tiếng Nhật, tiếng Anh, ưu tiên có chứng chỉ
TOEIC,TOEFL, IELTS
- Có một số chứng chỉ CCNA, CCSA, CCNP, MCP, MCSA,
MCSE…
- Có sức khỏe tốt, chấp nhận đi công tác trong và ngoài nước.
- Có kinh nghiệm và thành thạo một số phần mềm như:
Lập trình trên các ngôn ngữ, công cụ và công nghệ
+ Lập trình C, lập trình web
+ JAVA (JSP, J2ME, J2EE )
+ .NET (C#, ASP.NET )
+ XML, WML
+ Có hiểu biết về mạng LAN, WAN
Lập trình cơ sở dữ liệu như:
+ Oracle
+ SQL
+ Access
Hiểu biết và làm việc trên các hệ điều hành
+ Linuxs
+ Window Server v.v.
+ Hiểu biết về bảo mật và an toàn mạng.
2. Công ty IBM
2.1 Công ty IBM
* Tổng quan về công ty
IBM là viết tắt của International Business Machines, là công
loại hình công ty công cộng, một tập đoàn công nghệ máy tính đa
quốc gia, có trụ sở tại Amonk NewYork Mỹ.
IBM được thành lập 1889, hợp nhất năm 1911 tại NewYork, lúc
đầu có tên là Computing Tabulating Recording (CTR) và đồi tên
thành International Business Wachines vào năm 1924.
Trụ sở chính tại Amonk NewYork Hoa kỳ
Lĩnh vực hoạt động của công ty: IBM là nhà sản xuất và bán
phần cứng, phần mềm máy tính, cơ sở hạ tầng, dịch vụ máy chủ và
tư vấn trong nhiều lĩnh vực từ máy tính lớn đến công nghệ nano.
Với hơn 399.409 nhân viên (năm 2009) IBM là công ty tin học
lớn nhất thế giới. IBM có đội ngũ kỹ sư và nhân viên tư vấn tại 70
quốc gia. IBM còn có 8 phòng thí nghiệp trên thế giới. Nhân viên
của IBM đã giành được 5 giải Nobel, 5 giải thưởng Turing, 5 huy
12
12
chương công nghệ quốc gia. Như la một nhà sản xuất bộ vi xử lý.
IBM là một trong 20 nhà phân phối chip bán dẫn hàng đầu thế giới.
Khẩu hiệu “On Demand Business, in demand people”
Website www.ibm.com
* Lịch sử phát triển của công ty IBM
- Khởi đầu công ty IBM là một công ty sản xuất máy lập bảng
gần Herman Hollerith, trong Broome county, New York. N gày 16
tháng 6 năm 1911, IBM hợp nhất thành Computing Tabulating
Recording Corporation (CTB) và được đăng ký vào sở giao dịch
chứng khoán New York vào năm 1916. IBM sử dụng tên hiện thời
vào năm 1924 khi trở thành một trong 500 công ty trong bảng xếp
hạng Fortune 500.
- Tháng 5 năm 2007, IBM đã công khai kế hoạch "big green",
một phương án dự phòng cho kế hoạch 1 tỉ mỗi năm cho mỗi doanh
nghiệp để tăng hiệu suất năng lượng. Người ta hy vọng những sản
phẩm mới của IBM và những công tác dịch vụ mới sẽ giảm bớt
những tiêu thụ năng lượng trung tâm dữ liệu cùng cơ sở hạ tầng
công nghệ và sự biến dổi công nghệ hệ thống các máy khách vào
trung tâm dữ liệu “xanh”, với năng lượng tiết kiệm xấp xỉ 42% so
với một trung tâm dữ liệu trung bình. Kế họạch "big green" phác ra
5 bước cho những máy khách để cải thiện công suất năng lượng.
Sáng kiến bao gồm một “green team” toàn cầu cho hơn 850 kiến trúc
sư công suất năng lượng từ IBM. IBM đang xây dựng một trung tâm
dữ liệu xanh trị giá 86 triệu đô la như một phần của dự án tại
Boulder và sẽ củng cố gần 4000 máy chủ từ 6 vị trí toàn cầu lên 30
máy mainframe đang chạy hệ điều hành Linux.
- Vào năm 2003, IBM trình bày một dự án đầy tham vọng để viết
lại những giá trị của công ty. Sử dụng công nghệ kỹ thuật Jam, công
ty dựa trên nền tảng Intranet trực tuyến thảo luận để tìm kiếm chìa
khoá để phát hành với 50000 công nhân hơn 3 ngày. Những thảo
luận được phân tích bởi phần mềm phân tích văn bản phức tạp
( eClassifier ) để trực tiếp bình luận những chủ đề. Như một kết quả
của Jam 2003 , những giá trị của công ty đã được cập nhật để phản
chiếu ba doanh nghiệp hiện đại, những khẩu hiệu “sự hiến dâng tới
mọi khách hàng là thành công “cải cách các vấn đề cho công ty
13
13
chúng ta là cho thế giới “ “sự tin tưởng và trách nhiệm của cá nhân
trong tất cả các mối quan hệ “
- Vào năm 2004 , một chương trình Jam khác được chỉ đạo trong
52000 công nhân nào trao đổi thực tiễn tốt nhất trong suốt thời gian
72 giờ . Họ tập trung vào những ý tưởng có thể hỗ trợ cho việc thi
hành các giá trị trước đó đã được xác định . Một sự kiện những đánh
giá mới của Jam được phát triển để người sử dụng IBM lựa chọn
những ý tưởng hỗ trợ những giá trị . Ban giám đốc trích dẫn Jam này
khi tặng thưởng tăng lương Palmisano trong mùa xuân 2005.
- Trong tháng 7 và tháng 9 năm 2006 , Pamisano giới thiệu một
chương trình Jam mới được gọi là InnovationJam. InnovationJam là
cuộc họp để tranh luận trực tuyến lớn nhất với hơn 150000 người
tham gia từ 104 nước . Những người tham gia là những người làm
thuê cho IBM và gia đình của họ, những trường đại học, những đối
tác, và những khách hàng. InnovationJam đã được chia thanh hai
phiên họp (một trong tháng 7 và một trong tháng 9) trong vòng mỗi
72 giờ và hơn 46000 ý tưởng chính . Trong tháng 11 năm 2006, IBM
thông báo họ sẽ đầu tư 100 triệu USD cho 10 ý tưởng tốt nhất trong
InnovationJam.hihi
- IBM đã gây được ảnh hưởng bởi “Open Source Initative”, và
bắt đầu hỗ trợ Linux vào năm 1998 . Công ty đầu tư hàng tỷ USD
trong những công tác dịch vụ, phần mềm dựa trên Linux trong trung
tâm công nghệ Linux, mà bao gồm hơn 300 những người phát triển
nhân Linux. IBM cũng sử dụng mã nguồn mở dưới nhiều giấy phép
nguồn mở khác nhau, như khung phần mềm nền tảng độc lập Eclipse
(giá xấp xỉ 40 triệu Usd vào thời gian đó) và Java – hệ quản trị cơ sở
dữ liệu có quan hệ (RDBMS)- Apache Derby.
*Trung tâm quản lý dự án
- Trung tâm quản lý dự án của IBM (PM COE) là một chương
trình là một chương trình dành cho định nghĩa và việc thực hiện
những bước mà IBM phải dùng đến để làm mạnh thê khả năng quản
lý dự án của nó . Chức năng như kho tư tưởng của IBM, COE PM
kết hợp những khuynh hướng công nghiệp và những phương hướng
ngoài với doanh nghiệp IBM, tổ chức, và những nhu cầu thấu hiểu
địa lý.
14
14
- Tất cả các giám đốc dự án IBM (PMs) phải hoàn thành các dự
án hoặc việc cấp chứng thư, chứng chỉ IBM . Cấp dưới PM ( trợ lý
PM và PM tư vấn liên quan ) được uỷ nhiệm làm người tự định giá
sau khi được sự cho phép của các giám thị. Bậc trên PM phải thông
qua một quá trình chứng chỉ IBM khó khăn . Bởi việc làm cho có
hiệu lực sự thành thạo của những giám đốc dự án và những kỹ năng
chống lại những tiêu chuẩn worldwide chắc chắn, chứng chỉ giúp đỡ
bảo trì sự tin cậy của khách hàng trong chất lượng cao của những
người chuyên nghiệp IBM cho những kỹ năng và sự kinh nghiệm
của họ .
* Doanh nghệp xã hội
- Những nỗ lực của IBM để đẩy mạnh tính đa dạng lực lượng lao
động và cơ hội bằng nhau, ít nhất là trước ngày thế chiến thứ nhất,
khi công ty cho thuê vô hiệu hoá những người kỳ cựu . IBM là công
ty công nghệ duy nhất được xếp hạng trong top 10 trong tạp chí
Working Mother vào năm 2004 , và một trong hai công ty công nghệ
trong năm 2005 (công ty còn lại là Hewlett Packard)
- Vào những năm 1990 , 2 chương trình thay đổi chính, bao gồm
một sự chuyển đổi một số dư tiền mặt, dẫn đến một người làm thuê
phân loại gây ra một vụ kiện khẳng định sự phân biệt tuổi . Những
người làm thuê đã chiến thắng mặc dù hiện tại vẫn chưa giải quyết
.IBM cũng phải giải quyết một vụ kiện cáo về giờ làm thêm trong
năm 2006 .
- Lịch sử IBM có một danh tiếng tốt của sư duy trì nhân viên dài
hạn với quy mô tận dụng thời gian tốt . Trong năm gần đây, có một
số tác động tới việc cắt giảm lực lượng lao động như những sự nỗ
lực của IBM để thích nghi với tình huống thị trường và khi lợi nhuận
xuống dốc đang thay đổi cơ sở . Lợi tức thong được như mong đợi
vào quý đầu tiên năm 2005 làm cho IBM sa thải 14500 nhân viên .
Trong tháng 5 năm 2005 , IBM Ireland đóng cửa . Xưởng sản xuất di
chuyển tới một công ty gọi là Amkor ở Singapore , công ty mà đã
đồng ý mua doanh nghiệp vi điện tử của IBM . Ngày 8 tháng 6 nằm
2005 , công ty IBM Canada sa thải 700 vị trí . IBM Ấn Độ và IBM
Trung Quốc, Philippin và CostaRica đang chứng kiến một sự bùng
nổ tuyển mộ và tăng trưởng số nhân viên .
15
15
- Ngày 10 tháng 10 năm 2005 , IBM trở thành công ty chính đầu
tiên trên thế giới mà hình thức giao phó không sử dụng thông tin di
truyền trong những quyết định việc làm của nó . Việc này xảy ra vài
tháng sau khi IBM được công bố National Geographic Society's
Genographic Project.
* Logo của công ty
Biểu tượng được sử dụng từ năm 1947 đến năm 1956 . Quả đại
cầu quen thuộc được thay thế với những chữ cái đơn giản “IBM”
Biểu tượng được dùng từ 1956 đến 1972 . Nó thể hiện một sự xuất
hiện đặc hơn và cân bằng hơn Vào năm 1972 những mảnh nằm
ngang bây giờ được thay thế để gợi ý “ tốc độ và thuyết động lực “ .
Biểu tượng này được thiết kế bởi Paul Rand Logo được thiết kế vào
những năm 1970 , hướng tới cảm giác đối với sự giới hạn kỹ thuật
của những máy photo. Một biểu tượng với những vùng đặc lớn trông
sẽ kém hơn cả những bản sao của những máy photo vào những năm
1970, vì vậy những biểu tượng thường được ưu tiên không dùng
những vùng đặc lớn. Năm 1972, biểu tượng của IBM là một ví dụ
của xu hướng này. Với sự phát triển của những máy sao chép kỹ
thuật số vào giữa những năm 1980, sự hạn chế kỹ thuật này phần lớn
biến mất .
* Ban giám đốc
Những thành viên hiện thời của ban giám đốc IBM :
- Cathleen Black Tổng giám đốc Hearst Magazines
- William Brody President, Johns Hopkins University
- Ken Chenault chủ tịch và giám đốc điều hành (CEO), American
Express Company
- Juergen Dormann chủ tịch hội đồng, ABB Ltd
- Michael Eskew chủ tịch và giám đốc điều hành (CEO), United
Parcel Service, Inc.
- Shirley Ann Jackson tổng giám đốc, Rensselaer Polytechnic
Institut¬ Minoru Makihara cố vấn chủ tịch tập đoàn, Mitsubishi
Corporation
- Lucio Noto quản lý đối tác, Midstream Partners LLC
16
16
- James W. Owens chủ tịch và giám đốc điều hành (CEO),
Caterpillar Inc.
- Samuel J. Palmisano tổng giám đốc, chủ tịch và giám đốc điều
hành (CEO), IBM
- Joan Spero tổng giám đốc, Doris Duke Charitable Foundation
- Sidney Taurel, chủ tịch và giám đốc điều hành (CEO), Eli Lilly
and Company
- Lorenzo Zambrano chủ tịch và giám đốc điều hành (CEO),
Cemex SAB de C
* Tại Việt Nam
Tên công ty: Công ty trách nhiệm hữu hạn IBM Việt Nam
Địa chỉ: Tại Hà Nội, tòa nhà Pacific Place, 83 phố Lý Thường
Kiệt, Hoàn Kiếm
Tại tp. Hồ Chí Minh, lô 3B, tòa nhà Trung tâm thương mại Sài
gòn, 37 Tôn Đức Thắng, quận 1, tp Hồ Chí Minh
- Năm 1993 IBM đã trở lợi thị trường Việt Nam để nghiên cứu
thị trường
- Năm 1994-1995 mở đại diện tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí
Minhs
- Năm 1996, IBM đã thành lập công ty 100% vốn nước ngoài tại
Việt Nam
- Ngày 5/2/2007, tại TP. Hồ Chí Minh, IBM đã khai trương
Trung tâm Dịch vụ Toàn cầu IBM (IBM Global Delivery Center)
Lĩnh vực hoạt động: phần mềm, hệ thống và máy chủ, lưu trữ và
các dịch vụ khác
Tổng giám đốc IBM Việt Nam: Võ Tấn Long
Số nhân viên: hơn 400 nhân viên
Doanh thu: 95,8 tỷ USD (cuối năm 2009)
Thu nhập dòng: 13,4 tỷ USD
Tổng tài sản: 109,0 tỷ USD
Chủ tịch kiêm CEO của IBM: ông Samuel J. Palmisano
Website: www.ibm.com/vn
2.2 Các vị trí công việc mà sinh viên khi ra trường có thể
đảm nhận tại IBM
* Các vị trí công việc:
- Kỹ sư ra trường cần có kinh nghiệm và là lập trình viên hoặc
nhân viên có khả năng gia tăng dịch vụ của IBM tại Việt Nam.
17
17
- Đại diện bán hàng, chuyên viên bán hàng
- Tư vấn bán hàng, giám đốc khách hàng, đàm phàn kỹ thuật
- Quản trị hệ thống
- Cung cấp giải pháp kỹ thuật
- Macketing
*Một số yêu cầu tuyển dụng
- Có từ 2-6 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực tuyển
dụng.
- Tốt nghiệp cử nhân, hoặc kỹ sư hoặc cao hơn trong lĩnh vực
tuyển dụng.
- Có khả năng giao tiếp tốt. Có thể trình bày thuyết trình bằng
tiếng Việt và tiếng Anh.
- Thành thạo với việc thiết kế, phát triển, adminstration hoặc
SQL DB2, Oracle, MS , Informix
- Hiểu biết về mạng lưới: LAN, WAN, ch uyển mạch, định
tuyến, proxy, tường lửa, giao thức cổng chuẩn. Hệ điều hành Unix,
Window server, Linux
- Có thể phát triển ứng dụng trên Java, J2EEE, XML, UML,
OLEDB
- Có kỹ năng vận hành web, máy chủ, ứng dụng
- Phát triển các phần mềm bán hàng …v.v
III. Cảm nhận của bản thân trong đọt thực tập
Được đi đến công ty quan sát và học hỏi về những công việc
làm sắp tới của mình em cảm thấy rất thú vị, hứng khởi. Được tiếp
xúc với môi trường làm việc chuyên nghiệp, năng động và lấy hiệu
quả công việc là hàng đầu. Đi đôi với chất lượng của đội ngũ nhân
viên còn những sinh hoạt văn hóa giao lưu cũng được đề cao điều đó
tạo điều kiện cho mọi người được giao lưu gắn kết với nhau, tạo nên
một tập thể vui vẻ, đoàn kết.
Đối với công ty FSOFT công việc ở đây có sự thu hút sinh viên
mới tốt nghiệp đại học, công việc có tính gợi mở sáng tạo. Tại
FSOFT luôn tạo điều kiện phát triển tối đa năng lực bản thân, ở đây
mọi người từ nhân viên đến lãnh đạo đều hết sức thoải mái và mỗi
người được chia sẻ những suy nghĩ của mình và cũng được người
khác tiếp nhận hết sức vui vẻ. Sự cố gắng nỗ lực của bản thân sẽ
được quyền lợi xứng đáng bằng việc thăng tiến, thu nhập, khen
thưởng v.v. Đây là một trong những điểm thu hút sự quan tâm rất
lớn.
18
18
FSOFT thu hút sinh viên Bách Khoa đó là sự chuyên nghiệp và
năng động, sáng tạo, là môi trường rất thích hợp phát triển tài năng
cá nhân. Lĩnh vực về phần mềm đươc.
Đối với IBM, sinh viên Bách khoa có thể tìm được việc làm khi
ra trường trong lĩnh vực công nghệ thông tin và điện tử. Với mức ưu
đãi lớn, thu nhập làm việc cho IBM rất cao, đây là công ty thu hút sự
chú ý tìm cơ hội việc làm của đội ngũ kỹ sư và tư vấn viên công
nghệ, kinh tế có kinh nghiệm.
Ước mơ được làm việc cho IBM là điều sinh viên chúng em cần
phải nỗ lực hết sức và IBM sẽ giúp chúng em thành công trong công
việc của mình với vai trò là một kỹ sư hay là một nhà tư vấn.
Khép lại kỳ thực tập em thấy mang lại rất nhiều điều bổ ích và
lý thú. Đây là cơ sở và là nền tảng cho sự lựa chọn công việc trong
tương lai của chúng em khi bước vào cuộc sống sau này. Đây cũng
là gợi ý, định hướng và thực trạng đòi hỏi công việc đối với một kỹ
sư điện tử viễn thông hiện nay. Từ đây chúng em sẽ tự lựa chọn và
đặt ra các kế hoạch, mục tiêu để đạt được những yêu cầu cần thiết về
mặt kiến thức, kỹ năng và hướng những đam mê của mình đặt đúng
con đường mình đã lựa chọn để giúp cho ngành điện tử, viễn thông
của Việt Nam phát triển mạnh hơn nữa.
Để thay cho lời kết, em xin chân thành cảm ơn các thầy cô
trong Viện điện tử viễn thông và nhà trường, đặc biệt là các anh chị
đại diện của các công ty đã tạo điều kiện giúp đỡ tận tình chúng em
trong đợt thực tập này.
MỤC LỤC
Nội dung Trang
Lời nói đầu
1
I. Mục đích của đợt thực tập
2
II. Nội dung thực tập
2
1. Thực tập tại công ty FPT - Software
2
1.1 Tổng quan về FPT Software
2
1.2 Tổ chức và nhân lực
6
19
19
1.3 Các lĩnh vực hoạt động chính của công ty
8
1.4 Các vị trí sinh viên có thể đảm nhận
9
2. Công ty IBM
10
2.1 Công ty IBM
10
2.2 Một số vị trí sinh viên có thể đảm nhận tại IBM
16
III. Cảm nhận bản thân về đợt thực tập
16
20
20