Tải bản đầy đủ (.doc) (98 trang)

Báo cáo thực tập tại Giàn 5 - XNLD VietSovPetro

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.61 MB, 98 trang )

Trường Đại Học Mỏ Địa Chất Báo Cáo Thực Tập Sản Xuất
Mục Lục
1. Các vấn đề chung:
2. Cấu tạo giàn khoan và các block trên giàn
3. Các phương pháp khai thác đang dùng trên giàn
3.1 Vận hành giếng khai thác tự phun
3.2 Vận hành giếng khai thác bằng Gaslift
4. Thiết bị miệng giếng
5. Sơ đồ công nghệ khai thác của giàn 5 và toàn mỏ
6. Các vấn đề về bình tách, bình 100 m ,bình đo….
7. Cấu tạo và vận hành tủ điều khiển TSK
8. Cấu tạo và đặc tính kỹ thuật của các loại máy bơm sử dụng trên giàn
9. Cấu tạo nguyên lý làm việc trạm GUP- 100
10.Cấu tạo, tính năng kỹ thuật và cách vận hành máy nén khí
11. Sơ đồ công nghệ của hệ thống bơm ép nước vỉa
12. Cấu tạo, các thành phần của thiết bị lòng giếng
Tiến đạt
Trường Đại Học Mỏ Địa Chất Báo Cáo Thực Tập Sản Xuất
PHỤ LỤC
Các ký hiệu viết tắt trong báo cáo:
- SVTT : Sinh Viên Thực Tập
- OTM: Là các biện pháp tổ chức-kỹ thuật được đưa ra nhằm đảm bảo an toàn cho các công việc liên
quan giữa nhiều bộ phận trong XNLD, an tòan cho các công việc nguy hiểm khí, các công việc dễ gây
cháy nổ mà nguy hiểm đối với công trình biển (Biện pháp tổ chức kỹ thuật)
- XNLD: Xí nghiệp Liên doanh “Vietsovpetro”.
- XNKTDK: Xí nghiệp Khai thác dầu khí.
- Phòng KTSX: Phòng Kỹ thuật sản xuất.
- CBCNV: Cán bộ công nhân viên.
- PPD: Quá trình ép nước để giữ áp suất vỉa.
- Riser: Là đọan ống đứng của đường ống ngầm (nằm dưới biển), được nơi kết nối với hệ thống bơm
ép của giàn.


- MSP : giàn cố định.
- CTB: Công trình biển (giàn MSP hoặc giàn PPD).
- XVODKA : Là sự báo cáo công việc giữa Công trình biển và Lãnh đạo bờ
- CPP: Giàn công nghệ trung tâm
- CCP: Giàn nén khí trung tâm (gần CPP-2)
- CGCS: Trạm nén khí nhỏ (gần MSP-4)
- BK: Giàn nhẹ tại mỏ Bạch hổ
- FSO: Trạm rót dầu không bến
- RP: Giàn cố định tại mỏ Rồng
- RC: Giàn nhẹ tại mỏ Rồng
- RB: Riser block: Giàn lắp đặt các đoạn ống đứng của các đường ống ngầm
- UBN - Tàu chứa dầu
- C-1, C-2,V-100 - Bình tách khí cấp 1, cấp 2, bình tách khí cao áp gaslift
- Kỹ sư KIP - Kỹ sư tự động hoá thiết bị
- NPS 65/35-5000 - Máy bơm dầu ly tâm, lưu lượng 65/35 khối, áp suất bơm 50 atmôtphe
- SK-5 - Cụm phân dòng và xử lý khí cao áp (gaslift)
- SDV - Van đóng mở tự động
Tiến đạt
Trường Đại Học Mỏ Địa Chất Báo Cáo Thực Tập Sản Xuất
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[ 1 ]. Công nghệ khai thác dầu khí, PGS.TS. Cao Ngọc Lâm, bộ môn khoan – khai
thác, Đại học Mỏ - Địa Chất.
[ 2 ]. Công nghệ khai thác dầu khí, PGS.TS. Lê Phước Hảo, Đại học Bách Khoa
TP HCM.
[ 3 ]. Công nghệ và kỹ thuật khai thác dầu khí, TS. Dương Danh Lâm & TS.
Phùng Đình Thực.
[ 4 ]. Thiết bị khai thác dầu khí, Ths. Lê Đức Vinh, bộ môn Thiết bị dầu khí &
công trình, Đại học Mỏ - Địa Chất.
[ 5 ]. Cùng nhiều tài liệu do các bác và anh chị đang làm việc tại XNLD cung
cấp.

Tiến đạt
Trường Đại Học Mỏ Địa Chất Báo Cáo Thực Tập Sản Xuất
Giới thiệu
XNLD “ Vietsovpetro” trải qua 25 năm thành lập và phát triển,với một phần tư thế kỷ
không phải là dài so với lòch sử, nhưng với ngành dầu khí nói chung và XNLD “ Vietsovpetro” thì
lại là một mốc son lòch sử lẫy lừng. Thực tế đã chứng minh rằng, ngành dầu khí Việt Nam đã vươn
lên đứng vào vò trí thứ 3 các nước xuất khẩu dầu ở khu vực Đông Nam Á, mà“ Vietsovpetro” là
con chim đầu đàn về sản lượng khai thác dầu khí trong ngành cho đến thời điểm hiện nay. Trong
một phần tư thế kỷ xây dựng và phát triển XNLD“ Vietsovpetro” đã đào tạo được một đội ngũ cán
bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật- công nghệ và công nhân có trình độ tay nghề cao, làm chủ công nghệ,
điều hành tốt các chu trình sản xuất, từng bước thay thế các chuyên gia Nga.
Trong q trình thực tập sản xuất tại Giàn 5 - XNLD VietSovPetro. Chúng em đã được sự
hướng dẫn tận tình của các bác, anh chị CNVC của XNLD và các thầy giáo trường đại học Mỏ Địa
Chất để tìm hiểu, nắm bắt được những trang bị kỹ thuật, thiết bị, cơng nghệ, cách vận hành một số
máy trong nghành khoan khai thác. Đã giúp cho chúng em liên hệ được giữa lý thuyết với thực tế,
thực hành.Chúng em đã cố gắng học hỏi và hăng hái trong mọi cơng việc được phân cơng.Tuy nhiên
có một số vấn đề chúng em chưa được tìm hiểu kỹ, cũng như kiến thức còn hạn chế nên trong bản báo
cáo này còn một số thiếu sót. Chúng em cũng mong thầy cơ, các bạn góp ý và giúp đỡ cho chúng em
hồn thiện tốt hơn trong đồ án tốt nghiệp sắp tới.
Chúng em xin chân thành cảm ơn!
Vũng Tàu Tháng 08 năm 2011
Nhóm thực tập giàn 5:
Nhóm trưởng: Nguyễn Cơng Thắng
SVTT Tống Văn Thạnh
SVTT Trần Văn Thịnh
Tiến đạt
Trường Đại Học Mỏ Địa Chất Báo Cáo Thực Tập Sản Xuất
1. Các vấn đề chung:
1.1.Tổ chức trên giàn khai thác
a/Tổ chức theo hành chính.

Ca 1 :
1) Giàn Trưởng
2) Giàn phó cơ khí
3) Đốc công khai thác
4) Kíp trưởng
5) Kỹ sư khai thác
6) Kỹ sư cơ khí & điện lạnh
7) Kỹ sư động lực
8) Kỹ sư tự động hoá
9) Kỹ sư điện
10) Thợ Máy
Ca 2:
1) Giàn phó khai thác
2) Đốc công khai thác
3) Kíp Trưởng
4) Kỹ sư cơ khí
5) Kỹ sư khai thác
6) Kỹ sư tự động hoá
7) Kỹ sư điện
8) Kỹ sư động lực
9) Thợ khai thác
10) Thợ Máy
b/ Tổ chức đội khai thác theo chuyên môn.
Ca làm việc của một đội khai thác ngoài giàn là nửa tháng. Mỗi công nhân, kỹ sư làm việc theo
đúng chức danh nhiệm vụ của mình.
Tiến đạt
Trường Đại Học Mỏ Địa Chất Báo Cáo Thực Tập Sản Xuất
1.2 Vấn đề an toàn trên giàn khai thác:
Tất cả các sinh viên phải được học an toàn trước khi ra giàn thực tập
1.2.1. Quy phạm an toàn khi làm việc trên giàn

Để đảm bảo an toàn khi làm việc trên giàn khoan tất cả mọi người tham gia đều phải thực hiện đúng
quy phạm an toàn như sau: Người tham gia nhất thiết phải mặc quần áo đi giày mang găng tay BHLĐ
đầy đủ khi ra blốc làm việc.không hút thuốc hoặc sử dụng lửa gây cháy nổ. Thợ làm việc trên cao phải
đeo dây an toàn cố định, làm việc nghiêm túc,thao tác an toàn chính xác...
1.2.2. Các phương tiện phòng chống cháy trên giàn khoan các phương tiện dập lửa. (tính năng
,cách sử dụng chúng).
a. Hệ thống dập lửa cố định trên giàn khoan.
- Hệ thống phun mưa: được bố trí ở blốc công nghệ.
- Hệ thống nước cứu hỏa: bao gồm các xa lăng nước được bố trí khắp nơi tren giàn.
- Hệ thống phun bột
- Hệ thống màn nước: được bố trí để ngăn cách blốc nhà ở và blốc công nghệ.
- Hệ thống khí co
2
.
b. Phương tiện chữa cháy di động.
- Các bình bột chữa cháy.
- Các bình khí chửa cháy co
2
.
- Các bình bọt chữa cháy.
- Tấm bạc chữa cháy.
- Cát chữa cháy. Có tác dụng ngăn không cho đám cháy chát lỏng lan rộng ra.
1.2.3 Các tín hiệu báo động sự cố, cách sử dụng các phương tiện phòng cháy trên giàn

Tiến đạt
Trường Đại Học Mỏ Địa Chất Báo Cáo Thực Tập Sản Xuất
2. Cấu tạo giàn khoan và các block trên giàn
+ Block 1&2 bao gồm:
- Các giếng khai thác bằng phương pháp gaslift và tự phun
- Các đường ống công nghệ chính,phụ.

- Các cụm đường ống RISE nối liên kết các giàn công nghệ. Để vận chuyển các sản phẩm
dầu,khí đi và về giàn.
+ Block 3 bao gồm:
- Bình tách C-1 hay còn gọi là bình tách cấp 1 (cao áp)
- Bình tách C-2 hay còn gọi là bình tách cấp 2 (thấp áp)
- Các máy bơm dầu ly tâm (HПС-1 HПС-2 HПС-3 HПС-4).
- Máy bơm pittong 9MG.
- Hệ thống các đường ống công nghệ vào và ra từ các bình tách C-1,C-2 và vào máy bơm
cũng như các đường ống vận chuyển dầu bơm đi.
+ Block 4 bao gồm:
- Bình tách C-3 hay còn gọi là bình đo (dung để đo lưu lượng dầu khí của từng giếng)
- Bình gọi dòng C-4 dùng để gọi dòng từ các giếng sau khi khoan hay là sửa giếng.
- Bình ổn áp khí Gaslift V-100
- Cụm phân dòng khí gaslift để đưa khí gaslift đi vào các giếng.
+ Block 5 bao gồm:
- Tủ TSK là tủ điều khiển các van thuỷ lực an toàn trên bề mặt và van sâu của giếng khai thác
- Hệ thống các máy bơm nước làm mát cho các máy bơm dầu
- Xưởng cơ khí
+ Block 6 bao gồm:
- Hệ thống các máy nén khí như T (A,B,C),máy nén khí SSR-75.
Tiến đạt
Trường Đại Học Mỏ Địa Chất Báo Cáo Thực Tập Sản Xuất
- Tủ PROTECH Tủ TSK là tủ điều khiển các van thuỷ lực an toàn trên bề mặt và van sâu của
giếng khai thác
- Hệ thống УПС – 100 để điều khiển các van thuỷ lực trên đường dập giếng
+ Block 7:
- Hai máy nén khí GA-75.
- 4 máy phát điện Diezel
+ Block FAKEL bao gồm:
- Hệ thống các đường ống dẫn khí thấp áp từ các giàn khác thuộc vòm bắc (cụ thể là từ giàn 4) cũng

như từ tại giàn (khí tách ra từ các bình tách tại giàn,từ các van an toàn …) sẽ được đưa qua hệ thống
đườnng ống này và được đưavào bình C-5, để thu hồi dòng sản phẩm tư nguồn khí này trước khi được
đưa ra fakel để đốt.
+ Block 8:
- Phòng điều khiển khai thác
- Phòng Kip
3. Các phương pháp khai thác đang dùng trên giàn:
3.1 Vận hành giếng khai thác tự phun
3.1.1. LỜI MỞ ĐẦU:
Theo thiết kế ban đầu trên giàn cố định có 16 giếng khai thác, trên giàn nhẹ thì tuỳ vị trí mỏ có thiết
kế đặt một số giếng.Vị trí đầu giếng được bố trí tại bloc mođun số1, 2.
Tuỳ theo thiết kế, các giếng khai thác ở các địa tầng khác nhau, độ sâu vỉa khai thác từ 3000m đến
5000m, các giếng hầu hết đều là giếng khoan xiên, các công trình đồng thời vừa khoan và khai thác.
Đầu giếng chủ yếu là loại IKS 100/80-350, IKS 80/50-350 được nối với cụm phân dòng, từ cụm phân
dòng đựơc đưa về các bình: Bình tách, bình đo, bình chứa 100 m3, bình gọi dòng. Các giếng hầu hết
được trang bị thiết bị lòng giếng và van bảo hiểm sâu có điều khiển tại
chỗ và từ xa. Hoạt động của các giếng và hệ thống công nghệ được đưa về phòng điều độ Bloc 8. Các
thông số cơ bản được hiển thị, điều khiển và lưu trữ qua hệ thống xử lý vi tính tại Bloc 8. Khi áp suất
vỉa của các giếng đủ lớn đảm bảo điều kiện tự phun thì các giếng được khai thác ở chế độ tự phun
.Theo thời gian thì áp suất vỉa giảm dần và các giếng chuyển sang giai đoạn khai thác thứ cấp: Gaslift,
bơm điện chìm v.v.
Điều kiện tự phun của giếng dầu:
Pvỉa = ΔP +P đáy + P tt + P tổn hao + P miệng.
(ΔP = tổn hao áp suất vỉa và đáy, P tổn hao = tổn hao áp suất dòng chảy theo giếng,
P đáy =Áp suất đáy giếng, Ptt =Áp suất thuỷ tĩnh cột chất lỏng trong giếng).
3.1.2 .VẬN HÀNH Ở CHẾ ĐỘ BÌNH THƯỜNG
1) Kiểm tra định kỳ các thông số:
Trong quá trình khai thác người vận hành phải kiểm soát được các thông số làm
việc của giếng phù hợp với chế độ công nghệ đã lập và các quy định làm việc của
các thiết bị.

 Các thông số công nghệ chính sau đây cần kiểm tra và định kỳ (04 giờ/1lần)
và ghi vào sổ theo dõi công nghệ cụ thể như sau:
− Áp suất miệng giếng: Pm.
− Áp suất ngoài cần: P n.c phải đảm bảo Pn.< 80 % P thử cột ống chống khai
thác .
− Áp suất sau côn: Psc.
− Đường kính côn: Dc(mm)
− Áp suất khoảng không giữa các ống chống 6”*9”, 9”*12”, 12”*16”: P
Tiến đạt
Trường Đại Học Mỏ Địa Chất Báo Cáo Thực Tập Sản Xuất
MK..Phải đảm bảo áp suất ngoài ống chống PMK.< 60 % P thử cột ống chống
tương ứng
VD: PMK.6”*9”< 60 % P thử cột ống chống 9”.
 Khi các thông số có sự sai lệch với chế độ công nghệ cần nhanh chóng xác định nguyên nhân để
khắc phục.
• Lịch đo giếng để xác định lưu lượng dầu Qd (T/ngày đêm) và lưu lượng khí Qkh (m3/ngày đêm)
phải được phê duyệt bởi lãnh đạo XN Khai thác.
• Lịch phân tích %H2O trong dầu của giếng phải phù hợp với lịch đo giếng
được phê duyệt bởi lãnh đạo XN Khai thác.
• Lưu lượng dầu (Qd), lưu lượng khí (Qkh), nhiệt độ (ToC), hàm lượng nước trong dầu (%H2O) của
từng giếng dầu phải được tiến hành đo và lấy mẫu dầu phân tích nước ít nhất 01 lần /tuần. Kết quả đo
được của từng giếng phải ghi vào sổ qui định. Riêng với những giếng dầu làm việc theo chế độ
định kỳ (số lần làm việc /tháng) thì việc tiến hành đo lưu lượng dầu khí và % nước chỉ khi nào
giếng được mở và làm việc ổn định.
• Lấy 0.4 lít mẫu dầu của từng giếng gửi về phòng Địa chất XN Khai thác 01lần/ 1 tháng.
 Khi vận hành cần kiểm tra:
− Trạng thái hoàn hảo của các trạm điều khiển van bảo hiểm .
− Kiểm tra sự hoàn hảo của hệ thống công nghệ liên quan.
− Quá trình bảo dưỡng định kỳ cây thông và các thiết bị công nghệ trên hệ thống .
− Kiểm tra độ kín, sự hoàn hảo cũng như độ tin cậy của van bảo hiểm, van chặn, các mặt bích, các

thiết bị đo lường và bảo vệ vv .
2) Đóng, mở giếng có kiểm soát: (Phải làm phiếu đưa thiết bị vào vận hành)
− Đóng giếng bằng van nhánh: Tiến hành khi có lệnh, hoặc sự cố hệ thống công nghệ mà thời gian đủ
để thao tác. Chú ý khi đóng giếng áp suất trong giếng sẽ phục hồi, cần theo dõi các thông số về áp suất
cũng như hệ thống công nghệ liên quan .
− Đóng giếng từ trạm điều khiển (TSK, ACS v.v.) từ bloc 8: Khi không lại gần được giếng, hoặc thời
gian cấp bách cần đóng ngay từng giếng hoặc nhiều giếng một lúc . Khi đó van bảo hiểm trên cây
thông đóng trước sau đó 90÷120 giây van bảo hiểm sâu được đóng lại. Ta cần kiểm tra và đóng các
van chặn trước côn.
− Mở giếng khi có lệnh: Kiểm tra sự hoàn hảo của hệ thống công nghệ, trạng thái các van chặn được
mở thông với bình tách .Khi tiến hành mở van nhánh, cần theo dõi thông số áp suất, thao tác chậm,
tránh gây sốc cho hệ thống công nghệ .
− Trường hợp khi cần phải mở van bảo hiểm từ trạm điều khiển: cần kiểm tra van chặn trước côn phải
đóng và thực hiện mở giếng theo hướng dẫn vận hành trạm TSK, ACS, v.v. (Theo phụ lục). Khi mở
hoàn toàn van an toàn trung tâm và an toàn sâu thì tiến hành mở từ từ đến hoàn toàn van chặn trước
côn .
3) Tự động đóng giếng do sự cố .
Khi các thông số sau vượt quá giới hạn cho phép thì giếng sẽ tự động đóng lại:
− Áp suất sau côn nằm trên giới hạn trên hoặc dưới giới hạn dưới. ( Áp suất nằm ngoài khoảng công
tác, áp suất này được đặt phù hợp theo yêu cầu công nghệ P pilot = 5÷40 bar.)
− Nhiệt độ vùng đầu giếng lớn hơn giới hạn cho phép (T=90÷100 oC ) .
− Mất nguồn khí nuôi, sụt áp suất nhớt thuỷ lực v.v.
 Trường hợp này cần kịp thời tìm nguyên nhân, khắc phục và mở lại giếng.
3.1.3 .Các trường hợp bất thường trong khai thác giếng tự phun .
Tiến đạt
Trường Đại Học Mỏ Địa Chất Báo Cáo Thực Tập Sản Xuất
Сác сông việc khắc phục sự bất thường của giếng liên quan đến dừng giếng cần thông báo & có
sự cho phép của lãnh đạo XNKTDK. Ngoài ra các hành động khác liên quan đến dừng giếng tiến
hành phù hợp với kế hoạch khắcphục các sự cố có thể xảy ra đã lập hàng năm.
Tiến đạt

Trường Đại Học Mỏ Địa Chất Báo Cáo Thực Tập Sản Xuất
3.1.4 Công tác bảo dưỡng và sửa chữa các giếng .
Tiến đạt
Trường Đại Học Mỏ Địa Chất Báo Cáo Thực Tập Sản Xuất
 Các công việc liên quan đến sửa chữa giếng, dừng giếng phải có lệnh của chánh kỹ sư và chánh địa
chất XNKT hoặc kế hoạch được phê duyệt.Các bước công việc cần có sự chuẩn bị và thực hiện khi có
giấy phép liên quan.
3.1.5 Công tác khảo sát giếng .
Được tiến hành phù hợp với các kế hoạch đã phê duyệt của lãnh đạo XN. Phải chuẩn bị giấy phép
thực hiện công việc.
Chú ý:
− Công tác chuẩn bị giếng: lắp đặt đối áp, thử độ kín, kiểm tra chuẩn bị dụng
cụ, treo bảng báo .
− Công tác tiến hành do đội khảo sát tiến hành .
− Theo dõi quá trình thực hiện, kết quả thu được, sự thay đổi các thông số .Có thể rò rỉ dầu khí khi
đóng giếng áp suất cao.
 Trong quá trình khảo sát cần mở cưỡng bức van an toàn miệng, không được đóng các van dọc trục
giếng gây đứt cáp.Các thao tác đóng và mở van trên cây thông chỉ được tiến hành khi có sự thoả
thuận thống nhất giữa đốc công khảo sát và đốc công khai thác.
Tiến đạt
Trường Đại Học Mỏ Địa Chất Báo Cáo Thực Tập Sản Xuất
3.1.6 . Công tác xử lý vùng cận đáy giếng .
Các công việc này như: xử lý axít, bắn vỉa thuỷ lực vv . Công việc này do đội xử lý axít thực hiện.
Người vận hành chuẩn bị và tham gia các thao tác công nghệ phù hợp với các kế hoạch đã được phê
duyệt của chánh kỹ sư và chánh địa chất XNKTDK có sự thoả thuận với trung tâm an toàn & BVMT.
Các việc liên quan cần thiết phải có giấy phép .
 Tương tự mục 3.1.5 các công việc, các thao tác đóng và mở van trên cây thông,các bước bơm
ép chỉ được tiến hành khi có sự thoả thuận thống nhất giữa đốc công khai thác và đốc công xử lý
Tiến đạt
Trường Đại Học Mỏ Địa Chất Báo Cáo Thực Tập Sản Xuất

giếng
3.2
Tiến đạt
Trường Đại Học Mỏ Địa Chất Báo Cáo Thực Tập Sản Xuất
3.2
Tiến đạt
Trường Đại Học Mỏ Địa Chất Báo Cáo Thực Tập Sản Xuất
VẬN HÀNH CÁC GIẾNG KHAI THÁC GASLIFT
3.2.1. Mô tả hệ thống .
• Bản chất của phương pháp khai thác giếng bằng khí nén “Gaslift” là đưa nguồn khí cao áp từ trên bề
mặt vào khoảng không vành xuyến giữa ống nâng và ống chống khai thác nhằm bổ sung năng lượng
cho giếng khai thác để nâng hổn hợp sản phẩm từ đáy giếng lên bề mặt.
• Nguồn khí nén với áp suất khoảng 100 bar được cung cấp từ 2 giàn nén khí CKP và MKS theo các
đường ống ngầm dấn đến các công trình biển, sau đó được phân phối tới các giếng khai thác. Hệ thống
phân phối khí bao gồm các cụm thiết bị chính sau đây:
- Bloc tách chất lỏng còn dư trong khí cao áp SK-1 : K.O- DRUM (V-100)
- Bloc phân phối và đo lưu lượng tổng cộng của khí cao áp: SK-5
- Bloc phân phối khí đến các giếng khai thác: SK-2
- Bloc bồn chứa hoá phẩm: SK-3
- Bloc các máy bơm hoá phẩm: SK-4
- Bloc điều khiển quy trình công nghệ : SCADA, PLC
• Khí cao áp được phân phối định lượng tự động (hoặc bằng van tay) đến các giếng khai thác nhờ hệ
thống van điều tiết tại cụm SK-2. Toàn bộ quá trình phân phối khí, các thông số của hệ thống công
nghệ được theo dõi và kiểm soát trên trạm máy tính tại phòng điều khiển bloc-8.
• Khí cao áp từ khoảng không vành xuyến qua các van khởi động “gaslift”(lắp đặt trong buồng giếng)
lọt vào trong cần khai thác để nâng sản phẩm lên bề mặt. Thông thường mỗi giếng được trang bị từ 5
đến 6 van Gaslift tuỳ theo cấu trúc giếng. Theo thiếtkế, khi kết thúc quá trình khởi động giếng thì các
van gaslift tự động đóng lại, chỉ có van cuối cùng mở thường xuyên gọi là van làm việc nhằm tiết
kiệm năng lượng khí nén và ổn định quá trình làm việc của giếng khai thác.
Tiến đạt

Trường Đại Học Mỏ Địa Chất Báo Cáo Thực Tập Sản Xuất
FE -bộ đo lưu lượng, FT- truyền tín hiệu lưu lượng, FV- van điều tiết, HCV- van điều tiết chế độ tay,
PI- chỉ thị áp suất, PT- truyền tín hiệu áp suất, PSL-áp suất thấp, PSLL - áp suất rất thấp
3.2.2. Vận hành bình thường giếng gaslift.
1) Công tác chuẩn bị.
• Bộ phận đo lường - tự động hóa:
- Kiểm tra tình trạng hoàn hảo của hệ thống báo khí, báo cháy, hệ thống bảo vệ (áp suất, lưu lượng,
nhiệt độ), các thiết bị chỉ báo (áp suất, nhiệt độ, lưu lượng, cột mức), hệ thống nguồn khí nuôi, hệ
thống điều khiển tự động tại bloc 8, vv.
- Thay tấm lỗ có dải đo lưu lượng thích hợp với đặc điểm của giếng khai thác. Theo thiết kế ban đầu,
bộ đo lưu lượng khí nén tổng cộng trên SK-5 có biên độ (1500 ÷ 132 000) m3/ngày; bộ đo lưu lượng
khí nén của mỗi giếng trên SK-2 có 4 tấm lỗ tương ứng với 4 dải đo lưu lượng (1500-9000), (6000-
Tiến đạt
Trường Đại Học Mỏ Địa Chất Báo Cáo Thực Tập Sản Xuất
35000), (17000-80 000), (28000-1320000) m3/ngày. Trong thực tế, do nhu cầu sản xuất nên xí nghiệp
KTDK đã đưa vào sử dụng một số tấm lỗ có dải đo mở rộng hơn thiết kế gốc.
• Bộ phận khai thác:
- Kiểm tra tình trạng hoàn hảo của thiết bị đầu giếng, trạm phân phối khí gaslift, bình tách dầu khí
NGS(C-1), các máy bơm dầu, hệ thống thông tin liên lạc, vv.
- Hoàn tất các thủ tục cần thiết trong phiếu “Chuẩn bị đưa thiết bị vào vận hành”.
- Phân công người theo dõi hệ thống công nghệ tại phòng điều khiển bloc 8 và đảm bảo liên lạc bằng
bộ đàm vời người theo dõi tại khu vực giếng khởi động.
2) Khởi động giếng gaslift.
•Trách nhiệm thực hiện: đốc công khai thác dầu-khí, trưởng ca vận hành.
1. Mở các van trên cây thông khai thác, cụm phân dòng chuyển giếng về bình tách NGS (C1), các van
tay từ trạm phân phối khí theo đường khởi động ở chế độ tự động đến khoảng không ngoài cần khai
thác của giếng gaslift.
2. Mở trang màn hình “PLANT-OVERVIEW”: Xác định tên, số thứ tự đường dẫn của giếng
“WELLHEAD NUMBER #”.
3. Mở trang màn hình “SWICHING PROGRAM-SET-UP”: phân loại nhóm giếng khởi động

(GROUP A,B,C); cài đặt giá trị lưu lượng khí nén ở chế độ khởi động, thời gian khởi động của giếng (
START-UP PARAMRTERS: FLOW RATE, TIME); cài đặt lưu lượng khí nén ở chế độ làm việc bình
thường (NORMAL- FLOW RATE).
4. Mở trang màn hình “SWICHING PROGRAM-START-UP”: ra lệnh khởi động các giếng bằng cách
nhấn nút ON trong hộp thoại GASLIFT OPERAT.
• Chú ý:
- Quá trình khởi động sẽ thực hiện tự động theo thứ tự nhóm giếng ưu tiên: trước hết là các giếng
thuộc nhóm A, sau khi kết thúc sẽ chuyển sang nhóm B, nhóm C.
- Trong trường hợp cần thiết như sửa chữa van điều tiết, thiết bị đo, hoặc do chênh áp trước và sau van
điều tiết quá lớn, người vận hành có thể khởi động giếng theo đường dự phòng bằng cách mở van tay
điều tiết lưu lượng khí nén theo tỷ lệ phần trăm độ mở của van (HCV-7). Sau đó cần chuyển hệ thống
phân phối khí đến giếng theo chế độ làm việc tự động để hệ thống làm việc ổn định và thuận tiện hơn
trong quá trình theo dõi, kiểm soát.
3) Kiểm tra trong quá trình vận hành.
• Theo dõi và kiểm soát quá trình phân phối khí.
- Nhận biết trạng thái của các giếng bằng tín hiệu đèn trên trang màn hình “PLANTOVERVIEW”:
màu xanh - giếng đang làm việc, màu xanh nhấp nháy - giếng đang khởi động, màu vàng - lưu lượng
khí nén giảm tới 40 %, màu đỏ - khí nén không vào giếng.
- Theo dõi quá trình phân phối khí đến từng giếng trong trang màn hình
INSTRUMENT OVERVIEW: độ mở, trạng thái của van điều tiết lưu lượng; giá trị lưu
lượng khí thực tế vào giếng(INPUT) so với giá trị cài đặt (SET-POINT).
- Theo dõi các thông số áp suất và trạng thái van đóng khẩn cấp(SDV) trên cột ống đứng trong trang
màn hình RISERS.
- Theo dõi các thông số của bình tách chất lỏng, lưu lượng khí nén tổng cộng của tất cả các giếng
trong trang màn hình K.O-DRUM, MAIN HEADER INLET.
- Nhận biết quá trình phân phối khí tự động bị gián đoạn khi có sự suy giảm áp suất của nguồn cấp khí
nén: trang màn hình SWICHING PROGRAM-SET-UP, hộp thoại SWICHING PROGRAM
THRESHOLDS:
+ Áp suất giảm tới 95 bar- ngừng cấp khí tới các giếng thuộc nhóm C (GROUP C CUT-OFF).
Tiến đạt

Trường Đại Học Mỏ Địa Chất Báo Cáo Thực Tập Sản Xuất
+ Áp suất giảm tới 90 bar- giảm lưu lượng khí tới các giếng thuộc nhóm B xuống 40 % (GROUP B
SET TO 40 %).
+ Áp suất giảm tới 85 bar- ngừng cấp khí tới các giếng thuộc nhóm B (GROUP B CUT-OFF; giảm
lưu lượng khí tới các giếng thuộc nhóm A xuống 40 % điểm đặt (GROUP A SET TO 40 %).
+ Áp suất giảm tới 80 bar- ngừng cấp khí tới các giếng thuộc nhóm A (GROUP A CUT-OFF).
- Nhận biết quá trình phân phối khí tự động phục hồi lại khi áp suất của nguồn cấp khí nén phục hồi:
trang màn hình SWICHING PROGRAM-SET-UP, hộp thoại SWICHING PROGRAM
THRESHOLDS:
+ Áp suất tăng tới 80 bar: tự động khởi động lại các giếng thuộc nhóm A (GROUP A RESTART).
+ Áp suất tăng tới 90 bar: tự động khởi động lại các giếng thuộc nhóm B (GROUP B RESTART).
+ Áp suất tăng tới 100 bar- tự động khởi động lại các giếng thuộc nhóm C (GROUP C RESTART).
+ Áp suất tăng tới 90 bar phục hồi 100 % lưu lượng cho các giếng nhóm B (GROUP B TO 100 %).
+ Áp suất tăng tới 95 bar phục hồi 100 % lưu lượng cho các giếng nhóm B (GROUP B TO 100 %).
- Chú ý : Do đặc thù của từng giếng khác nhau nên người vận hành có thể thay đổi các giá trị điểm đặt
áp suất trong hộp thoại SWICHING PROGRAM THRESHOLDS cho phù hợp.
• Kiểm tra và lưu trữ số liệu.
- Bộ phận khai thác:
+ Hàng ngày phải kiểm tra và ghi chép vào sổ ghi thông số theo biểu mẫu quy định tại phòng điều
khiển bloc-8: các thông số kỹ thuật của các giếng khai thác, hệ thống phân phối khí và các thông số
khác của hệ thống công nghệ không ít hơn 1 lần trong thời gian 4 tiếng.
+ Trong quá trình vận hành phải theo dõi và kiểm soát thông tin báo lỗi hệ thống trong trang màn hình
ALARM của máy tính. Đồng thời phải lưu trữ toàn bộ thông tin in ra trên giấy liên tục từ máy in báo
lỗi ALARM và 2 báo cáo trong ngày từ máy in REPORT.
- Bộ phận Đo lường - Tự động hóa:
+ Hàng ngày phải kiểm tra tình trạng kỹ thuật, độ chính xác của tất cả các thiết bị đo lường và truyền
dẫn tín hiệu như áp suất (PT), nhiệt độ (TT), lưu lượng (FT), vv. Nếu phát hiện có sai số vượt giới hạn
cho phép thì phải thực hiện hiệu chỉnh về giá trị chuẩn.
+ Đảm bảo lưu trữ toàn bộ dữ liệu của hệ thống công nghệ dưới đạng tập tin trong máy tính trong thời
gian 3 tháng.

+ Hoàn thành công tác bảo dưỡng kỹ thuật định kỳ toàn bộ hệ thống công nghệ đúng kế hoạch đã phê
duyệt của lãnh đạo XNKT.
4) Dừng giếng khai thác gaslift.
•Trách nhiệm thực hiện: đốc công khai thác dầu-khí, trưởng ca vận hành.
1. Mở trang màn hình “SWICHING PROGRAM-START-UP”: ra lệnh dừng cung cấp khí đến giếng
bằng cách nhấn nút OFF trong hộp thoại GASLIFT OPERAT.
2. Đóng các van tay từ trạm phân phối khí theo đường khởi động ở chế độ tự động đến khoảng không
ngoài cần khai thác của giếng. Khi đó giếng sẽ làm việc theo chế độ tự phun một thời gian tuỳ thuộc
vào khả năng của nó. Nếu muốn dừng giếng hoàn toàn thì đóng tiếp các van trên cây thông khai thác.
3.2.3. Kiểm soát sự cố và các tình huống khẩn cấp.
1) Dừng hệ thống khi có sự cố.
• Dừng độc lập giếng gaslift khi sự cố.
Khi một giếng khai thác gaslift có sự cố, người vận hành phải dừng khẩn cấp giếng đó và vẫn đảm bảo
các giếng dầu khác làm việc theo chế độ bình thường:
1. Đóng van điều tiết trên đường khí nén từ trạm phân phối khí SK-2 tới giếng sự cố bằng cách: vào
trang màn hình “SWICHING PROGRAM-START-UP”, ra lệnh OFF trên chuyển mạch (SWITCH)
của giếng sự cố.
Tiến đạt
Trường Đại Học Mỏ Địa Chất Báo Cáo Thực Tập Sản Xuất
2. Đóng khẩn cấp van an toàn trung tâm của giếng sự cố từ tủ điều khiển hoặc vào trang màn hình
MAIN, chọn ESD WHCP, ra lệnh CLOSE trong hộp thoại giếng sự cố.
3.Từ trang màn hình hệ thống phân phối khí, chọn dòng “SD OVERWRIDE”, ra lệnh YES trong mục
OUTLET PRESSURE VERY LOW của giếng sự cố để tạm thời bỏ qua chế độ bảo vệ ap suất khí nén
rất thấp(PSLL) đến giếng nhằm mục đích không gây nên hiện tượng dừng khẩn cấp van SDV-200 trên
SK-5 và van điều tiết của các giếng gaslift khác trên cụm SK-2.
• Dừng toàn bộ các giếng gaslift khi sự cố.
1. Đóng van SDV trên ống đứng: vào trang RISERS, chọn hộp thoại van SDV, ra lệnh CLOSE.
2. Đóng van SDV-200 trên đường làm việc chính cụm SK-5: chọn hộp thoại MAIN HEADER INLET,
ra lệnh CLOSE SDV-200.
3. Đóng tất cả các van điều tiết khí nén tới các giếng khai thác cụm SK-2: chọn trang “SWICHING

PROGRAM-START-UP”, WELL GROUP, ra lệnh STOP.
4. Mở van BDV trên bình V-100 xả hết áp suất của bình ra hệ thống pha ken.
5. Đóng khẩn cấp tất cả các van trung tâm của các giếng sự cố từ nút ESD của tủ điều khiển hoặc vào
trang màn hình MAIN, chọn hộp thoại ESD WHCP, ra lệnh CLOSE ALL OF WELL.
• Chú ý: sau khi dừng khẩn cấp hệ thống bằng thiết bị tự động, người vận hành phải xuống tận nơi
bloc-1,2 để kiểm tra xem các giếng sự cố đã dừng thật sự hay chưa. Nếu hệ thống tự động hoá không
hoàn hảo thì phải dừng hệ thống sự cố bằng các van tay và tiến hành khắc phục sự cố theo kế hoạch
riêng.
2) Nguyên nhân và hệ quả, cách khắc phục.
Để đảm bảo an toàn cho hệ thống công nghệ, quá trình phân phối khí nén vào các giếng được bảo vệ
tự động bởi nhiều thiết bị cảm biến: áp suất, mực chất lỏng trong bình V-100, áp suất khí nguồn nuôi,
báo khí cháy nổ, vv. Người vận hành có thể lựa chọn tạm thời bỏ qua chế độ bảo vệ tự động
(OVERWRIDE) tùy thuộc vào đặc điểm của giếng, công trình hoặc khi tiến hành kiểm tra, sửa chữa,
vv. Sau đó phải chuyển về chế độ bảo vệ tự động hệ thống theo thiết kế. Tất cả các thông số bảo vệ
được mô tả trong trang màn hình “SD OVERWRIDE”:
Tiến đạt
Trường Đại Học Mỏ Địa Chất Báo Cáo Thực Tập Sản Xuất
Chú ý:
• Mỗi một thiết bị cảm biến trong cột tên thiết bị sẽ được gắn với một số thứ tự riêng chỉ thị tên của
thiết bị công nghệ cần bảo vệ.
• Tuỳ theo điều kiện công nghệ mà trên mỗi công trình biển có thể bổ sung thêm hoặc kết nối một số
thiết bị bảo vệ với hệ thống điều khiển SCADA.
• Chỉ có đốc công khai thác, kỹ sư ĐLTĐH, giàn trưởng mới được quyền thay đổi giá trị cài đặt các
thông số và chế độ bảo vệ hệ thống thiết bị.
• Toàn bộ hệ thống phân phối khí gaslift được bảo vệ bởi các thông số đã nêu trong mục 2.
3) Khởi động lại thiết bị/hệ thống sau sự cố.
• Khi báo lỗi hệ thống thiết bị từ trang màn hình ALARM, người vận hành phải kiểm tra nguyên nhân
và tìm biện pháp khắc phục để giải trừ các lỗi. Sau khi nhận biết chính xác lỗi báo trên màn hình, để
thuận tiện cho việc theo dõi trên máy tính, người vận hành có thể vào lệnh ACKNOWLEDGE - chấp
nhận lỗi đã báo.

• Khi hệ thống bị dừng khẩn cấp(ESD) và báo động (tín hiệu đèn đỏ và còi hú), người vận hành khẩn
chương tìm nguyên nhân gây nên sự cố và giải pháp khắc phục. Sau khi kiểm soát được tình hình và
các thông số của hệ thống công nghệ phục hồi, người vận hành phải vào lệnh RESET trong máy tính
để giải trừ sự cố và tiến hành khởi động lại hệ thống theo quy trình của mục 2.
4. Thiết bị miệng giếng
Trên giàn khai thác, thiết bị miệng giếng bao gồm: thiết bị đầu miệng giếng, thiết bị chống
phun, manhifon, thiết bị để thay van dưới áp suất cao, hệ thống làm kín sử dụng khi khảo sát giếng, hệ
thống các van, đầu nối, và những chi tiết khác để lắp ráp nối thiết bị đầu miệng giếng.
4.1 Phân loại thiết bị miệng giếng.
Tùy thuộc vào điều kiện khác nhau thiết bị miệng giếng được phân ra một số loại sau:
4.1.1 Theo áp suất làm việc.
- Theo áp suất làm việc người ta chia ra các loại thiết bị miệng giếng sau:
Thiết bị miệng giếng có áp suất làm việc: 70 at; 140 at; 210 at; 250 at; 350 at; 700 at và 1000
at với áp suất thử lớn gấp hai lần áp suất làm việc.
Tiến đạt
Trường Đại Học Mỏ Địa Chất Báo Cáo Thực Tập Sản Xuất
4.1.2. Theo số lượng cột ống chống kỹ thuật.
Theo số lượng cột ống kỹ thuật người ta chia ra thiết bị miệng giếng có: 1 ; 2; 3. . . cột ống
chống kỹ thuật.
4.1.3. Theo hình dạng cây thông.
Theo hình dạng cây thông người ta chia thiết bị miệng giếng ra làm hai loại:
- Kiểu chạc 3.
- Kiểu chạc 4.
Thiết bị miệng giếng kiểu chạc 3.
Hình 1.1: Sơ đồ tổng quát TBMG kiểu chạc 3.
1. Áp kế . 7. Van.
2. Van. 8. Chạc 4.
3. Chạc 3. 9. Mặt bích nối với bộ chạc tư.
4. Ổ côn. 10. Áp kế.
5. Nhánh làm việc xả. 11. Đường dẫn ống khí ép.

6. Nhánh làm việc dự trữ. 12. Đường tuần hoàn ngịch.
- Ưu điểm:
+ Giếng làm việc liên tục ( khi giếng có sự cố ở nhánh làm việc hoặc chạc 3 gặp sự cố ta đóng
van (7) bên trên để sửa chữa, thay thế, còn sản phẩm đi theo nhánh làm việc dự phòng ).
+ Loại này thường sử dụng đối với giếng có sản phẩm chứa cát hoặc tạp chất.
- Nhược điểm:
Tiến đạt
Trường Đại Học Mỏ Địa Chất Báo Cáo Thực Tập Sản Xuất
+ Kích thước cao, cồng kềnh, vừa chiếm không gian, vừa yếu, sàn công tác cao khó vận hành.
Thiết bị miệng giếng kiểu chạc 4.
Hình 1.2: Sơ đồ tổng quát TBMG kiểu chạc 4.
1. Áp kế. 6. Đường tuần hoàn nghịch.
2. Van. 7. Đường dẫn khí ép.
3. Ổ côn. 8. Mặt bích.
4. Nhánh làm việc chính. 9. Đường dập giếng.
5.Van an toàn trung tâm.
- Ưu điểm:
+ Đỡ cồng kềnh hơn kiểu chạc 3.
+ Sàn thao tác thấp dễ vận hành.
+ Kết cấu vững chắc, độ chịu mài mòn cao.
- Nhược điểm:
+ Không có nhánh làm việc dự phòng nên khi có sự cố, hư hỏng ở nhánh làm việc chính và
chạc 4 phải ngừng làm việc để sửa chữa và thay thế. Hoặc chỉ sử dụng loại này cho giếng có sản phẩm
ít cát. . . Nếu có hiện tượng nút cát, có thể khắc phục bằng cách thay đổi chế độ khai thác, từ chế độ
vành khuyên sang chế độ trung tâm và ngược lại. Khi đã phá xong nút cát ta lại chuyển sang chế độ
vành khuyên.
4.2. Cấu tạo của thiết bị miệng giếng.
Cấu tạo thiết bị miệng giếng gồm 3 phần:
- Cây thông khai thác.
- Bộ treo cần ống khai thác (HKT).

- Tổ hợp đầu ống chống.
Tiến đạt
Trường Đại Học Mỏ Địa Chất Báo Cáo Thực Tập Sản Xuất
4.2.1: Cây thông khai thác.
- Cây thông khai thác là phần trên cùng của thiết bị miệng giếng được nối trên đầu ống treo. Phần này
gồm hai nhánh: một nhánh làm việc, một nhánh dự phòng.
- Cây thông khai thác có nhiêm vụ:
+ Kiểm tra áp suất giếng và tạo đối áp điều chỉnh lưu lượng, hướng dòng sản phẩm vào đường
ống dẫn tới hệ thống thu gom xử lý.
+ Đóng kín miệng giếng khi cần sử lý.
+ Cho phép thực hiện một số thao tác kỹ thuật như:
• Thả thiết bị nghiên cứu, khảo sát giếng.
• Bơm hóa phẩm.
• Bơm tuần hoàn, bơm rửa giếng, dập giếng.
+ Trên cây thông có lắp các bộ phận sau:
• Đồng hồ chỉ áp suất trong cần HKT.
• Van chặn trên nhánh làm việc.
• Van an toàn thủy lực.
• Van tiết lưu.
Đầu giếng ở mỏ Bạch Hổ chủ yếu là loại IKS 100/80-350, IKS 80/50-350
• Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của thiết bi miệng giếng (hình vẽ).
+ Cấu tạo:
I: Nhánh làm việc chính (từ trong cẩn ra cụm
Manifon)
II: Nhánh dập giếng trong cần
III: Nhánh ngoài cần ( Được nối với đường
THN và đường dẫn khí gaslift đi vào ngoài
cần).
IV: Nhánh dập giếng ngoài cần.
V: Đường dập giếng (Nối trong,ngoài cần của

giếng).
VI: Các tầng ống chống khai thác.
VII: Đường Tuần hoàn ngược.
VIII: Đường dẫn khí gaslift đi vào ngoài cần.
IX: Đường làm việc nối vào cụm Manifon
+ Nguyên lý hoạt động:
+ Thiết bị an toàn bảo vệ miệng giếng gồm
có 2 van thuỷ lực được điều khiển bởi trạm TSK
& PROTECH.
Van số 11 là van thuỷ lực an toàn bề mặt của thiết bị miệng giếng.
Van số 12 là van thuỷ lực an toàn sâu của thiết bị miệng giếng
Hai van an toàn này sẽ tự động đóng khi áp suất vượt quá P cho phép đã đặt để bảo vệ giếng(trong các
trường hợp dầu,khí phun trào,cháy nổ..vv…)
Quan sát trực công nghệ thao tác vận hành qui trình đổi giếng để đưa vào bình đo để tiến hành đo
luu lượng giếng
4.2.2: Bộ đầu treo cần HKT ( ống khai thác).
- Bộ đầu treo cần HKT nằm ngay bên dưới cây thông và được nối với đường ống dập giếng và
đường tuần hoàn nghịch.
Tiến đạt
Trường Đại Học Mỏ Địa Chất Báo Cáo Thực Tập Sản Xuất
+ Đường dập giếng được nối với máy bơm có công suất lớn.
+ Đường tuần hoàn cho phép xả áp suất ngoài cần hoặc bơm rửa tuần hoàn giếng khi cần thiết.
- Bộ đầu treo cần HKT bao gồm:
+ Đầu treo cần HKT.
+ Đầu bao cần HKT.
+ Các van cửa, van cho áp kế và áp kế.
- Bộ đầu treo cần HKT có nhiệm vụ:
+ Treo và giữ cần HKT.
+ Bịt kín khoảng không vành xuyến giữa các cần HKT và ống chống khai thác.
+ Thông qua các đồng hồ cà van để kiểm tra áp suất ngoài cần HKT khi thực hiện các giải

pháp công nghệ kỹ thuật.
4.2.3. Tổ hợp đầu ống chống.
- Tổ hợp đầu ống chống là bộ phận dưới cùng của thiết bị miệng giếng. Nó được lắp ngay trên
đầu các cột ống chống của giếng.
- Tổ hợp đầu ống chống bao gồm:
+ Các đầu treo ống chống.
+ Các đầu bao ống chống.
+ Gioăng và vành làm kín.
+ Van cửa, van cho áp kế và áp kế.
- Đầu bao ống chống chỉ có một dạng chúng được phân loại theo các kích thước và mặt bích
nối.
- Tổ hợp đầu ống chống có nhiệm vụ sau:
+ Liên kết các cột ống chống.
+ Bịt kín khoảng không vành xuyến giữa hai cột ống chống liên tiếp.
+ Đo áp suất trong khoảng không gian vành xuyến giữa hai cột ống chống.
* Sơ Đồ Thiết Bị Miệng Giếng:
Tiến đạt

×