Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Bệnh viêm phiêm phổi tắc nghẽn mạn mính doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (101.19 KB, 3 trang )

Bệnh viêm phiêm phổi tắc nghẽn mạn
mính
Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (BPTNMT) là tên gọi
chung một nhóm bệnh ở phổi do tắc nghẽn thông khí, là
một bệnh biểu hiện bởi sự giới hạn lưu lượng không khí
trong các đường hô hấp, sự giới hạn này không hồi phục
hoàn toàn. Phần lớn các bệnh này là do hút thuốc lá,
nhưng một số nhỏ do nguyên nhân khác như hít phải độc
tố hay bụi hóa học, ô nhiễm. Một số trường hợp nhiễm
bệnh không rõ nguyên nhân - có thể do bẩm sinh.


1. Các yếu tố nguy cơ
Hút thuốc lá là yếu tố nguy cơ gây bệnh phổi tắc nghẽn
mạn tính (BPTNMT) hàng đầu. Người hút thuốc dễ bị
BPTNMT gấp 10 lần hơn người không hút thuốc. 80-90%
bệnh nhân BPTNMT có hút thuốc. Gần 50% những người
hút thuốc lâu dài sẽ bị BPTNMT (hút >20gói năm thì
nguy cơ bọ COPD là rất cao). Hút thuốc lá thụ động cũng
là yếu tố nguy cơ gây bệnh.
Chú ý nhất là phụ nữ hút thuốc lá trong khi có thai nó ảnh
hưởng không những phổi và sức khoẻ của người mẹ mà
còn ảnh hưởng rất lớn đến sự trưởng thành của phổi con.
Ô nhiễm môi trường: Ô nhiễm môi trường trong nhà với
khói lò sưởi, khói bếp rơm, rạ, củi, than gây nên khoảng
20% các trường hợp BPTNMT trên thế giới. Ô nhiễm
không khí với khói của các nhà máy, khói của các động
cơ giao thông, khói, bụi nghề nghiệp cũng là các yếu tố
nguy cơ gây bệnh.
Các yếu tố khác: Thiếu a1-antitrypsin là yếu tố di truyền
được xác định chắc chắn gây bệnh phổi tắc nghẽn mạn


tính. Tăng tính phản ứng của phế quản cũng là yếu tố
nguy cơ làm phát triển BPTNMT.
2. Dấu hiệu nhận biết của bệnh
Triệu chứng của BPTNMT( viết tắt là COPD) phát triển
chậm. Những triệu chứng đầu tiên có vẻ nhẹ, bệnh nhân
thường cho rằng đây là chuyện không đáng quan tâm:
- Ho - khi đầu vào buổi sáng, sau đó dần dần ho nhiều lần
suốt ngày đêm
- Ho ra đờm - lúc đầu ít, loãng, càng về sau càng đặc, khó
khạc lên
- Khó thở - lúc đầu chỉ thỉnh thoảng. Khi bệnh nặng,
người bệnh luôn luôn thấy khó thở, không di chuyển được
- nhiều trường hợp phải dùng mặt nạ thở ôxy trường kỳ
- Thở khò khè hay như hen suyễn - do phế nang bị sưng
và đàm làm nghẽn
- Mệt nhọc, thiếu sức
- Ngực bị nén
- Viêm phổi

×