Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Tài liệu Nguy cơ từ bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (187.75 KB, 5 trang )


Nguy cơ từ bệnh phổi tắc
nghẽn mạn tính

Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính là một bệnh phổ biến trên thế giới. Theo
một thống kê gần đây ở Hoa Kỳ có khoảng 14 triệu người mắc bệnh phổi tắc
nghẽn mạn tính; ở châu Âu, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính từ 23-41% ở
những người nghiện thuốc lá, tỷ lệ nam/nữ là 10/1; Bệnh phổi tắc nghẽn mạn
tính gây tử vong đứng hàng thứ 5 trong các nguyên nhân gây tử vong trên thế
giới, tại Pháp tử vong do bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính là 20.000 người/năm.
Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (BPTNMT) là một bệnh có đặc điểm tắc
nghẽn lưu lượng khí thở ra thường xuyên bị hạn chế không hồi phục hoặc chỉ hồi
phục một phần, tiến triển, thường có tăng phản ứng đường thở, do viêm phế quản
mạn tính và khí phế thũng gây ra, có thể coi BPTNMT là một loại bệnh do biến
chứng của viêm phế quản mạn tính, khí phế thũng và hen phế quản ở mức độ
không hồi phục. Cần được coi là loại bệnh mạn tính nặng, để có biện pháp phòng
và điều trị sớm. Chẩn đoán BPTNMT khi có tắc nghẽn đường thở cố định do viêm
phế quản mạn tính và khí phế thũng gây ra, hen phế quản có tắc nghẽn đường thở
cố định không hồi phục cũng gọi là BPTNMT.

Biểu hiện bệnh: chủ yếu gặp 2 thể của BPTNMT:
- Thể khí phế thũng chiếm ưu thế, có đặc điểm: người gầy, khó thở, môi
hồng do giãn phế nang, khó thở là chủ yếu, khó thở trước rồi sau mới ho, ho ít
khạc đờm, ít bị nhiễm khuẩn phế quản, tâm phế mạn xuất hiện muộn, thường bị ở
giai đoạn cuối, phù không rõ, ngực hình thùng, rút lõm cơ ức đòn chũm, gõ vang,
phổi rì rào phế nang giảm. Đo thông khí phổi, khí cặn tăng rõ. Khí máu bình
thường, chỉ giảm PaO2 nhẹ.
- Thể viêm phế quản mạn tính chiếm ưu thế, thường ở người béo bệu, tím
tái ngoại biên, ho khạc đờm nhiều năm rồi mới khó thở, khó thở nhanh, nhịp tim
nhanh, hay có nhiễm khuẩn phế quản, hay gặp những đợt suy hô hấp, tâm phế mạn
xuất hiện sớm: phù mắt cá chân, gan to, tĩnh mạch cổ nổi, hay kèm theo hội chứng


ngừng thở tắc nghẽn khi ngủ. Xquang: hình ảnh phổi bẩn, bóng tâm thất phải rộng.
Đo khí máu: giảm PaO2, thường kèm theo tăng PaCO2, tăng hồng cầu và
hematocrit.

Lưu ý rằng có nhiều bệnh nhân BPTNMT có cả bệnh cảnh của viêm phế
quản mạn tính lẫn giãn phế nang.

Triệu chứng cận lâm sàng bao gồm: tăng bạch cầu trong giai đoạn cấp tính;
đo khí máu: CO2 máu bình thường, giảm ôxy máu từ nhẹ đến trung bình; thử chức
năng phổi có rối loạn khả năng khuếch tán, dung tích toàn phổi và/hoặc thể tích
khí cặn tăng, thể tích thở ra gắng sức trong giây đầu tiên (EFV1) giảm cố định ở
bệnh nhân giãn phế nang, EFV1 giảm ở bệnh nhân viêm phế quản mạn tính;
Xquang phổi: phổi tăng sáng, vòm hoành dẹt, khoảng sau xương ức rộng, các
nhánh phế quản thưa thớt, hình bong bóng ở bệnh nhân giãn phế nang, bờ phế
quản dày, bờ phải của tim nở to ở bệnh nhân viêm phế quản mạn tính.

Mục đích của điều trị là cải thiện tối đa chức năng của phổi; giữ không để
chức năng phổi suy giảm. Nếu bệnh nhân viêm phế quản mạn tính phải làm giảm
cân nặng (nếu thừa cân). Bệnh nhân phải bỏ thuốc lá, thuốc lào, loại bỏ các chất
gây ô nhiễm đường thở. Làm vệ sinh phổi: hút khí quản qua đường mũi nếu bệnh
nhân có nhiều đờm mà không nhổ ra được. Phải đặt nội khí quản và thông khí hỗ
trợ nếu đã điều trị mà bệnh không đỡ. Chống nhiễm khuẩn phế quản khi có dấu
hiệu nhiễm khuẩn, bằng kháng sinh nhóm cephalosporin kết hợp với gentamyxin
từ 10-14 ngày. Thuốc giãn nở phế quản: long đờm, vỗ rung. Thở ôxy: lưu lượng 2
lít/phút. Nếu có suy hô hấp nặng, bệnh nhân rối loạn ý thức, tím tái, toan hô hấp
mất bù cần phải thở máy. Nếu có tâm phế mạn: điều trị suy tim, kết hợp. Điều trị
phẫu thuật: ghép phổi, phẫu thuật cắt bỏ bóng khí thũng, phẫu thuật giảm thể tích
phổi.

Phòng bệnh:

Cần bỏ thuốc lá, thuốc lào, có thể dùng các biện pháp hỗ trợ bỏ thuốc bằng
châm cứu hay dùng kẹo ngậm để bỏ thuốc. Tăng cường chế độ dinh dưỡng: dùng
các vitamin A, C, E (chống ôxy hóa). Đối với cộng đồng cần tích cực làm vệ sinh
môi trường, đối với bệnh nhân, cố gắng giảm ô nhiễm không khí ở nơi làm việc và
nơi sống. Các bệnh nhân BPTNMT nên tiêm vaccin chống phế cầu khuẩn và nên
tiêm vaccin chống bệnh cúm.

×