Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Làm gì khi bị bỏng? pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (104.45 KB, 3 trang )

Làm gì khi bị bỏng?
Bỏng do nhiều nguyên nhân khác nhau như do lửa, hơi nóng,
chất và các tia… dù là nguyên nhân nào thì sơ cứu ban đầu là rất
quan trọng…

Tình trạng của cơ thể khi bị bỏng phụ thuộc vào 3 yếu tố:
- Độ sâu của bỏng
- Diện tích của vết bỏng.
- Vị trí của vết bỏng trên cơ thể
Bỏng được chia làm 3 cấp độ:
Cấp độ 1: Vùng da đỏ, đau rát giống như bị cháy nắng, một vài
hôm sẽ khỏi không để lại vết sẹo.
Cấp độ 2: Cao hơn, xuất hiện những nốt phỏng như bong bóng
nước, bên trong mọng nước, ở cấp độ này lại chia làm 2 mức:
- Mức 1: Là bỏng với diện tích nhỏ (một phần da) chỉ là những
bong bóng nước nếu điều trị đúng cách sẽ không bị nhiễm trùng
và không để lại sẹo, nếu bỏng ở mức này bị ở vùng mặt, háng,
mông, nơi da gấp thì tốt nhất nên nhờ sự can thiệp của bác sĩ.
- Mức 2: Cũng có thể coi là bỏng nặng, dễ có biến chứng như:
bệnh nhân bị choáng, nhiễm trùng máu và uốn ván, nếu nhiễm
trùng kéo dài sẽ dẫn đến suy nhược toàn thân, để lại những biến
chứng về hình dạng như: sẹo xấu, sẹo co rút làm biến dạng.
Cấp độ 3: Nguy hiểm hơn, vết bỏng ngấm sâu vào trong, qua lớp
da lan đến lớp cơ, có thể gây nguy hiểm đến tính mạng, do đó,
nhất thiết phải đưa đến bác sĩ chuyên khoa để cấp cứu kịp thời.
Nguyên tắc và chách sơ cứu:
Sơ cứu bỏng là rất quan trọng nó có thể giúp cho người bệnh
thoát khởi những tình trạng nguy hiểm đến tính mạng. Mỗi loại
bỏng có thể có những hướng xử trí khác nhau nhưng về cơ bản
cần tuân thủ những nguyên tắc sơ cứu sau:
- Khi bị bỏng phải sơ cứu nhanh và khẩn trương tránh để những


hậu quả đáng tiếc xảy ra. Việc sơ cứu này cũng không được làm
bừa bãi, mà cần phải có kiến thức cơ bản, nếu không sẽ vô tình
dẫn đến những tổn thương khác. Ngay sau đó, cần đưa bệnh
nhân đi cấp cứu ngay.
- Khi bị bỏng, nên lập tức ngâm ngay vào nước lạnh sạch, nếu
để lâu sẽ không còn tác dụng vì nước lạnh là giải pháp tối ưu
cho tất cả các trường hợp bị bỏng nặng hay nhẹ. Nó làm sạch,
mát những hóa chất dính trên vết bỏng, giảm đau, giảm nguy cơ
gây sốc cho bệnh nhân.
- Những trường hợp bỏng nặng như hóa chất, vôi thì ngay lập
tức cởi bỏ quần áo, đồ trang sức dính những chất này, dùng bàn
chải hay chổi lông chà nhẹ cho hết sau đó xả nước lạnh, rồi bọc
vùng bị bỏng bằng vải khô nhưng tránh không buộc chặt. Nếu bị
bỏng ở mắt do bắn hóa chất thì phải rửa mắt ngay, ngâm mắt
trong nước khoảng 20 phút cho sạch hóa chất, sau đó dùng vải
mỏng băng mắt lại và đưa đi cấp cứu.
- Bỏng điện cũng vô cùng nguy hiểm, khi phát hiện phải dùng
vật cách điện (bao tay, que, gậy khô) ngắt điện ngay, bị bỏng
điện nhìn bên ngoài có thể là rất nhẹ nhưng nguy cơ thương tổn
lại rất cao có thể ăn sâu bên trong lớp biểu bì và ảnh hưởng đến
nhịp tim, gây nguy hiểm đến tính mạng. Nhất là đối với trẻ nhỏ,
các bậc cha mẹ phải thận trọng hơn với những vật dụng trong
nhà như phích nước nóng, ổ điện, bếp do còn nhỏ trẻ chưa
hiểu rõ được mối nguy hiểm.

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×