Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Rối loạn thần kinh thực vật: Nguyên nhân và cách điều trị pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (104.02 KB, 3 trang )

Rối loạn thần kinh thực vật: Nguyên
nhân và cách điều trị
Rối loạn thần kinh thực vật gây ra hội chứng Raynaud, các chứng ở đầu
chi, bệnh cứng bì, phù nề thần kinh mạch
Nguyên nhân gây rối loạn hệ thần kinh thực vật:
- Sự sai lệch điều chỉnh hệ thần kinh thực vật lúc còn nhỏ.
- Những tổn thương do biến đổi theo tuổi của hệ thần kinh thực vật hoặc
ở trung tâm chỉ huy của não.
- Những biến đổi do tuổi hay bệnh lý của những cơ quan chi phối mà
khả năng hoạt động chức năng đã bị suy giảm hay những biến đổi bất
thường.
Rối loạn thần kinh thực vật gây ra những chứng bệnh gì?
Hội chứng Raynaud
Sự thiếu máu cục bộ nhiều giai đoạn ở các đầu ngón tay, khiến ngón tay
bỗng nhiên trắng bệch, lạnh, khó cử động, mất cảm giác kéo dài trong
vài phút. Sau đó màu da sẽ trở nên tím xanh, lạnh, có cảm giác tê bì. Rồi
chỉ vài phút sau ngón tay đỏ hồng trở lại.
Chứng xanh tím đầu chi
Đây là chứng rối loạn thần kinh thực vật thường gặp, những trường hợp
nặng cũng khó chẩn đoán phân biệt với bệnh Raynaud. Ngoài các triệu
chứng xanh tím ở đầu chi, bệnh nhân không thấy đau mà chỉ thấy cảm
giác sưng phồng. Đây là do rối loạn nội tiết nên phải điều trị bằng các
nội tiết tố.

Chứng đỏ đầu chi
Những cơn giãn mạch máu khiến các ngón tay có những mảng da màu
đỏ tím. Bệnh nhân có cảm giác đau dữ dội và kéo dài nên thường phải
nhúng các ngón tay vào nước lạnh để làm dịu cơn đau. Những biểu hiện
tương tự như thế còn có thể gặp trong chứng tăng hồng cầu và đái tháo
đường.
Điều trị bằng các loại thuốc giảm đau. Hiện nay chưa có thuốc điều trị


cơ bản mà chỉ giải quyết hậu quả bằng hydergine.
Chứng ngón tay và ngón chân chết
Biểu hiện chủ yếu của người bệnh là khi gặp lạnh thì các đầu ngón tay
hay ngón chân bị lạnh ngắt, tái nhợt. Ở đây phương pháp điều trị chủ
yếu là phòng chống lạnh, chân tay không nhúng vào nước lạnh, tay,
dùng các bít tất chân và bao tay ấm.
Bệnh cứng bì
Bệnh cứng bì tương tự như bệnh Raynaud nên hai loại bệnh có thể kết
hợp với nhau.
Phù nề thần kinh mạch
Đặc trưng của chứng phù Quincke là bắt đầu đột ngột phù ở một vùng
nào đó trên cơ thể với những biểu hiện thường gặp nhất là ở mi mắt và
mặt. Phù xuất hiện và biến đi nhanh chóng.
Điều trị:
Quan trọng nhất là dùng chế độ ăn uống hạn chế muối. Tiêm tĩnh mạch
calcium và dùng các loại thuốc kháng histamin.
Trên đây chỉ là những biện pháp xử trí chung, sau khi phát hiện những
dấu hiệu ban đầu của bệnh, cần đến khám và điều trị tại các chuyên khoa
theo từng loại bệnh để được tư vấn và điều trị kịp thời

×