Triệu chứng chẩn đoán bệnh viêm tiết niệu
và bệnh thận
Nhiễm khuẩn tiết niệu là bệnh lý rất thường gặp, đặc biệt là ở nữ.Khi
nhiễm khuẩn tiết niệu đã lên tới bể thận và vào tổ chức kẽ thận thì được
gọi là viêm thận bể thận.
1. Bệnh viêm tiết niệu
- Hội chứng bàng quang: đái buốt, đái rắt, đái máu, đái mủ cuối bãi.
- Không sốt hoặc chỉ sốt nhẹ (< 37,5°C).
- Bạch cầu niệu nhiều (> 5.000 BC/phút), có tế bào bạch cầu đa nhân
thoái hóa.
- Vi khuẩn niệu > 100.000 VK/ml nước tiểu.
- Protein niệu (-), trừ trường hợp có đái máu hoặc đái mủ đại thể.
- Siêu âm, X quang có thể thấy nguyên nhân thuận lợi: sỏi thận tiết niệu,
phì đại lành tính tiền liệt tuyến …
2. Bệnh viêm thận bể thận cấp
- Hội chứng bàng quang: đái buốt, đái rắt, đái máu, đái mủ cuối bãi. Tuy
nhiên, hội chứng bàng quang có thể xuất hiện trước khi có viêm thận -
bể thận cấp. Khi có triệu chứng viêm thận - bể thận cấp thì triệu chứng
viêm bàng quang đã đỡ làm bỏ qua chẩn đoán.
- Đau hông lưng:
Thường đau một bên nhưng cũng có khi đau cả hai bên.
Thường đau âm ỉ nhưng cũng có thể đau nhiều.
Vỗ hông lưng (+) là triệu chứng rất có giá trị, nhất là trong trường hợp
chỉ có đau một bên.
- Có thể khám thấy thận to, chạm thận bập bềnh thận (+).
- Triệu chứng toàn thân: sốt cao, rét run, môi khô, lưỡi bẩn, có thể có
dấu hiệu mất nước do sốt. Nặng nhất là sốc nhiễm khuẩn.
- Nước tiểu:
Đục, có thể có mủ đại thể rõ.
Bạch cầu niệu nhiều, vi khuẩn niệu ≥ 100.000 VK/ml nước tiểu.
Protein niệu có nhưng thường < 1 g/24giờ.
- Xét nghiệm máu:
Bạch cầu máu tăng, đa nhân trung tính tăng.
Đôi khi có suy thận cấp: urê, creatinin máu tăng.
Cấy máu khi có sốt > 38,5°C có thể thấy (+).
- Siêu âm thận: thận hơi to hơn bình thường, đài bể thận giãn ít hoặc
nhiều, đôi khi thấy ổ viêm trong nhu mô thận, hoặc thấy nguyên nhân
thuận lợi như: sỏi, thận đa nang …
- X quang:
Chụp bụng không chuẩn bị nếu nghi ngờ có sỏi.
UIV chỉ chụp trong giai đoạn cấp khi nghi ngờ có nguyên nhân thuận lợi
gây tắc nghẽn đường bài xuất nước tiểu (tắc nghẽn niệu quản).
3. Bệnh viêm thận bể thận mạn
Viêm thận - bể thận mạn được chia làm 2 giai đoạn:
- Viêm thận - bể thận mạn giai đoạn sớm: chưa có suy chức năng lọc.
- Viêm thận - bể thận mạn muộn: khi đã có suy chức năng lọc.
a. Viêm thận - bể thận mạn giai đoạn sớm: Chẩn đoán xác định dựa vào:
- Tiền sử: nhiễm khuẩn tiết niệu, viêm thận - bể thận cấp tái phát nhiều
lần, tiền sử sỏi, thận đa nang, dị dạng đường tiết niệu, phì đại lành tính
tuyến tiền liệt.
- Đau âm ỉ hông lưng một hoặc hai bên, nặng lên khi có đợt cấp.
- Tiểu tiện đêm thường xuyên, ít nhất 1 lần hoặc nhiều lần gợi ý chức
năng cô đặc kém.
- Thường không phù trong giai đoạn này; ngược lại có thể mất nước nhẹ
do đái nhiều.
- Có thể có tăng huyết áp.
- Thiếu máu nhẹ hoặc không.
- Protein niệu thường xuyên nhưng thường < 1 g/24giờ.
- Bạch cầu niệu nhiều và nhiều bạch cầu đa nhân thoái hóa chỉ có khi có
đợt cấp.
- Vi khuẩn niệu (+) khi có đợt cấp.
- Khả năng cô đặc nước tiểu giảm:
Làm nghiệm pháp cô đặc, tỷ trọng tối đa không vượt quá 1,025.
Lúc này mức lọc cầu thận (MLCT) còn bình thường gọi là có sự phân ly
chức năng cầu, ống thận. Đây là một xét nghiệm có giá trị trong chẩn
đoán viêm thận - bể thận mạn giai đoạn sớm.
- Siêu âm thận: có thể thấy bờ thận gồ ghề, thận teo nhỏ ít nhiều, đài bể
thận giãn ít, nhiều.
- UIV: tổn thương đài - bể thận mức độ khác nhau: đài thận tù, vẹt, bể
thận giãn.
b. Viêm thận - bể thận mạn giai đoạn muộn:
Ngoài những triệu chứng trên thấy xuất hiện thêm:
- Suy thận (suy chức năng lọc):
Mức độ suy thận từ nhẹ đến nặng (giai đoạn I đến giai đoạn IV). Khi suy
thận mức độ nặng, có thể có các triệu chứng của hội chứng urê máu cao
trên lâm sàng và có thể phù