Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Viêm kết mạc docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (94.38 KB, 3 trang )

Viêm kết mạc
Trong số các bệnh lý gây mắt đỏ, viêm kết mạc có lẽ là
bệnh lý mà các bác sĩ đa khoa thường gặp nhất. Viêm kết
mạc đặc trưng bởi sự giãn nở các mạch máu nông của kết
mạc đưa đến tình trạng cương tụ, phù nề kết mạc và xuất
tiết. Ngoài việc chảy mủ gợi ý nhiễm khuẩn, còn thì bản
chất của tiết dịch rất ít có giá trị trên lâm sàng trong việc
xác định tác nhân gây bệnh. Dịch tiết có thể tích tụ dưới
lớp kết mạc nhãn cầu vốn kết dính lỏng lẻo làm cho lớp
kết mạc này phồng tách khỏi nhãn cầu (hiện tượng này
gọi là phù cương-chemosis). Bệnh nhận bị viêm kết mạc
thường không có than phiền nhiều về thị lực.


1. Những biểu hiện của viêm kết mạc
- Viêm kết mạc có thời gian ủ bệnh làm người bệnh mệt
mỏi.
- Kết mạc viêm đỏ và sưng họng, nổi hạch là 3 triệu
chứng không nhất thiết phải đồng bộ hoặc xuất hiện cùng
một lúc.
- Có người đau họng trước, viêm mắt sau, nổi hạch sau.
- Có người viêm kết mạc không xuất huyết.
- Có người viêm kết mạc có xuất huyết dưới kết mạc,
hoặc là máu thấm ra cả nước mắt.
- Xuất huyết kết mạc không nói lên độ nặng nhẹ của
viêm. Đó chỉ là do gặp chủng virut có tính gây xuất huyết.
2. Điều trị viêm kết mạc
- Nói chung bệnh do virut nên không có kháng sinh đặc
trị.
- Các thuốc chúng ta dùng thường chỉ nhằm chữa triệu
chứng viêm, chống bội nhiễm vi khuẩn.


- Thuốc điều trị cụ thể là cloroxit, ciprox, sulfableu,
thimérosan
- Theo kinh nghiệm của một số bác sĩ chuyên khoa mắt,
nên dùng thêm acgyrol nhỏ mắt trong 3 ngày liền, ngày
nhỏ vài lần (không nhỏ quá 7 ngày vì sợ kết mạc bị
nhuộm nâu).
- Chất bạc của acgyrol làm săn co, đốt nhẹ kết mạc, cản
trở chu trình hoành hành của virut.
- Người bệnh nên dùng thêm vitamin C uống theo liều
thông thường hoặc uống nước cam, nước chanh.
- Người đang bị viêm kết mạc (và mọi viêm sưng khác)
nên kiêng ăn gạo nếp, xoài, chuối tiêu, ổi, tránh uống cà
phê, nước côcacôla hoặc ăn sôcôla. thực tế cho thấy các
thức ăn uống trên làm tăng viêm sưng.
3. Phòng bệnh
- Tập trung điều trị hợp lý và tích cực cho người đang đau
là cách đề phòng lây bệnh dễ nhận thấy nhất, vì nó dập tắt
được ổ lây sang người xung quanh.
- Tuyệt đối cách ly người đau mắt với người lành; dùng
riêng khăn, chậu rửa, mùi soa, kính mắt, thìa bát, vỏ gối
Người bệnh nên đeo khẩu trang khi nói vì bệnh lây qua
đường nước bọt, tránh mời nước, tránh bắt tay người
khác.
- Chăm sóc cho người bệnh đau mắt xong phải rửa luôn
tay bằng xà phòng. Hết đợt đau, người bệnh phải rửa sạch
kính của mình bằng xà phòng. Nếu không, có thể tái
nhiễm viêm vì chính cặp kính của mình

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×