Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Tài liệu Thuốc chữa viêm kết mạc dị ứng ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (234.97 KB, 5 trang )

Thuốc chữa viêm kết mạc dị ứng


Viêm kết mạc dị ứng là một bệnh khá phổ biến. Tuy chưa có nghiên
cứu nào về tỷ lệ hiện mắc nhưng con số ước chừng khoảng 70% dân số đã có
lần bị viêm kết mạc dị ứng. Thời tiết nóng nực, bụi bặm, ô nhiễm, cơ địa dị
ứng là những yếu tố làm bệnh khởi phát.
Biểu hiện rõ nhất và cũng gây khó chịu nhất cho người bệnh là ngứa (trong
100 bệnh nhân ngứa mắt thì có đến 80 bệnh nhân bị viêm kết mạc dị ứng). Do vậy
những xét nghiệm trong labo như tế bào học kết mạc hay Prick test nhiều khi trở
nên không cần thiết. Triệu chứng lâm sàng không nhiều và khá điển hình. Hình
thái lâm sàng được chia làm 3 thể: Viêm kết mạc - giác mạc mùa xuân; Viêm kết
mạc theo mùa hoặc quanh năm; Viêm kết mạc trên bệnh nhân có viêm da cơ địa
Việc điều trị bệnh cũng nên cẩn trọng và tôn trọng một số nguyên tắc.

Với các trường hợp viêm kết mạc theo mùa, liên quan đến mùa hoa nở

Nên dùng các thuốc chống giải phóng hạt từ dưỡng bào liên tục (allergysal,
cromal, opantanol...) trong một tháng trong mùa dị ứng. Phương pháp giải mẫn
cảm đặc hiệu nên áp dụng trước mùa dị ứng từ 1-2 tháng. Như vậy các triệu chứng
dị ứng sẽ được giảm thiểu kể cả về tần suất xuất hiện lẫn cường độ. Lượng thuốc
men cũng như gánh nặng chi phí cho điều trị cũng giảm tương ứng.
Nên tránh tiếp xúc tối đa với kháng nguyên. Nếu cơn ngứa cấp nếu vẫn
xuất hiện có thể dùng thêm thuốc kháng histamin H1 loại nhỏ mắt (opcon - A),
nước mắt nhân tạo, các chất bôi trơn bề mặt nhãn cầu.

Với các trường hợp viêm kết mạc - giác mạc mùa xuân


Hình ảnh viêm kết mạc dị ứng.


Nên khai thác tiền sử bệnh nhân cẩn thận trước khi đưa ra phác đồ điều trị.

Ngoài mùa cao điểm: nên dùng phương pháp giải mẫn cảm đặc hiệu, các
thuốc bôi trơn nhãn cầu loại không có chất bảo quản. Trên nền tảng cơ bản như
trên vẫn có thể dùng thuốc chống viêm hay kháng histamin nếu cần.

Trong mùa cao điểm: Nên đeo kính râm loại chặn tia cực tím (UV). Dùng
thường xuyên các thuốc bôi trơn nhãn cầu, các thuốc ức chế giải phóng hạt từ
dưỡng bào. Các thuốc chống viêm không corticoid cũng có thể dùng nhưng tác
dụng của chúng rất hạn chế.

Các thuốc có chứa cortizol sẽ được kê cho những trường hợp có kèm viêm
giác mạc nông, loét vô khuẩn cho tới khi các tổn thương này lành lại. Nên thông
báo cho bệnh nhân và gia đình họ biết tác dụng phụ của thuốc để phối hợp với
chuyên môn theo dõi các biến chứng nếu có.

Trong khi chờ đợi các thương phẩm có ciclosporine thì việc pha chế tại
bệnh viện hoạt chất này với nồng độ 0,5-2% vẫn có thể tiến hành. Chế phẩm này
do hiệu quả tốt, độc tính ít, dung nạp tốt nên có thể dùng lâu dài suốt mùa nóng.

Các thuốc chống bạch cầu hạt hay tiêm corticoid vào diện kết mạc sụn có
chỉ định rất hạn chế. Ngoài ra các phẫu thuật kinh điển như áp lạnh, ghép kết mạc
vẫn có chỉ định cho những trường hợp nặng cá biệt.


×