Tải bản đầy đủ (.pdf) (163 trang)

Dẫn hiện trường trong các chương trình tin tức ở đài phát thanh truyền hình đà nẵng (khảo sát năm 2022 – 2023)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.65 MB, 163 trang )

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

NGUYỄN THỊ THẢO QUỲNH
DẪN HIỆN TRƯỜNG TRONG CÁC CHƯƠNG TRÌNH TIN TỨC Ở ĐÀI PHÁT
THANH - TRUYỀN HÌNH ĐÀ NẴNG
(Khảo sát năm 2022 – 2023)
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
CHUYÊN NGÀNH: BÁO CHÍ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: ThS. LÊ VÂN TRÚC LY

Đà Nẵng – 2023


CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

NGUYỄN THỊ THẢO QUỲNH
DẪN HIỆN TRƯỜNG TRONG CÁC CHƯƠNG TRÌNH TIN TỨC Ở ĐÀI PHÁT
THANH - TRUYỀN HÌNH ĐÀ NẴNG
(Khảo sát năm 2022 – 2023)
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
CHUYÊN NGÀNH: BÁO CHÍ


NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: ThS. LÊ VÂN TRÚC LY

Đà Nẵng – 2023


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .......................................................................................................................9
MỞ ĐẦU .................................................................................................................................. 14
1.

Lý do chọn đề tài .............................................................................................................. 14

2.

Lịch sử nghiên cứu vấn đề ............................................................................................... 16

3.

Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................................... 21
3.1.

Mục đích nghiên cứu ........................................................................................................... 21

3.2.

Nhiệm vụ nghiên cứu .......................................................................................................... 21

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .................................................................................... 22

4.


4.1.

Đối tượng nghiên cứu .......................................................................................................... 22

4.2.

Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................................. 22

5.

Phương pháp nghiên cứu ................................................................................................. 22

6.

Cấu trúc khóa luận ........................................................................................................... 23

CHƯƠNG 1 .............................................................................................................................. 24
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ DẪN HIỆN TRƯỜNG TRONG CÁC CHƯƠNG TRÌNH TIN
TỨC TRUYỀN HÌNH .............................................................................................................. 24
1.1.

Một số khái niệm .......................................................................................................... 24

1.1.1

Chương trình tin tức truyền hình ........................................................................................ 24

1.1.2.


Hiện trường ..................................................................................................................... 28

1.2.

Xu thế dẫn hiện trường trên thế giới và ở Việt Nam .................................................... 32

1.2.1. Trên thế giới ........................................................................................................................... 32
1.2.2. Ở Việt Nam ............................................................................................................................. 33

1.3. Vai trò của dẫn hiện trường trong các chương trình tin tức truyền hình ......................... 38
1.3.1. Khẳng định tính chân thực của thơng tin ............................................................................... 38
1.3.2. Tăng tính thời sự .................................................................................................................... 39
1.3.3. Tăng tính tương tác, giao lưu với khán giả ............................................................................ 39
1.3.4. Tăng tính sinh động, tạo thiện cảm ........................................................................................ 40
1.3.5. Bù lấp sự thiếu hụt về hình ảnh và phỏng vấn ....................................................................... 40

TIỂU KẾT CHƯƠNG 1 ........................................................................................................... 41
CHƯƠNG 2 .............................................................................................................................. 43
THỰC TRẠNG DẪN HIỆN TRƯỜNG TRONG CÁC CHƯƠNG TRÌNH TIN TỨC CỦA ĐÀI
PHÁT THANH – TRUYỀN HÌNH ĐÀ NẴNG ........................................................................ 43
2.1

Vài nét về Đài Phát thanh – Truyền hình Đà Nẵng ..................................................... 43


2.2
Thực trạng dẫn hiện trường trong các chương trình tin tức của Đài Phát thanh –
Truyền hình Đà Nẵng .............................................................................................................. 46
2.2.1. Về số lượng, tần suất .............................................................................................................. 46
2.2.2.


Về nội dung ..................................................................................................................... 47

2.2.2.1. Những trường hợp nên dẫn hiện trường ....................................................................................... 49
2.2.2.2. Chủ đề dẫn hiện trường ................................................................................................................ 50
2.2.2.3. Xây dựng kịch bản ........................................................................................................................ 58

2.2.3.

Về hình thức .................................................................................................................... 59

2.2.3.1. Thời lượng của tin bài có dẫn hiện trường .................................................................................... 59
2.2.3.2. Cơ cấu thể loại ............................................................................................................................... 61
2.2.3.3. Vị trí của phóng viên trong các chương trình tin tức có dẫn hiện trường ...................................... 64
2.2.3.4. Phong cách nói khi dẫn hiện trường .............................................................................................. 67
2.2.3.5. Trang phục dẫn hiện trường .......................................................................................................... 68

2.2.4. Về ngôn ngữ ........................................................................................................................... 72

2.3. Thành công và hạn chế của dẫn hiện trường trong các chương trình tin tức của Đài
Phát thanh – Truyền hình Đà Nẵng ........................................................................................ 75
2.3.1. Thành cơng ............................................................................................................................. 75
2.3.2. Hạn chế .................................................................................................................................. 78

TIỂU KẾT CHƯƠNG 2 ........................................................................................................... 81
CHƯƠNG 3 .............................................................................................................................. 83
BÀI HỌC KINH NGHIỆM VỀ KỸ NĂNG DẪN HIỆN TRƯỜNG TRUYỀN HÌNH ............. 83
3.1

Một số vấn đề đặt ra...................................................................................................... 83


3.1.1. Địi hỏi từ khán thính giả với tác phẩm truyền hình ............................................................... 86
3.1.2. Sự cạnh tranh giữa các cơ quan báo chí ................................................................................ 88
3.1.3. Chấ t lượng phóng viên, người dẫn chương trình .................................................................... 90

3.2.

Bài học về chun mơn ................................................................................................. 92

3.2.1. Sự xuất hiện của phóng viên hiện dẫn trong từng nhóm nội dung ......................................... 93
3.2.2. Tổ chức các khoá đào tạo ngắn/ dài hạn định kỳ.................................................................... 96
3.2.3. Thúc đẩy bản lĩnh phóng viên ................................................................................................ 97

3.3.

Bài học về kỹ thuật ..................................................................................................... 100

3.4. Bài học về khảo sát công chúng ...................................................................................... 101
KẾT LUẬN............................................................................................................................. 107
TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................................... 110
PHỤ LỤC 1: BẢNG TRẢ LỜI PHỎNG VẤN SÂU ............................................................... 114
PHỤ LỤC 2: KỊCH BẢN TÁC PHẨM CÓ DẪN HIỆN TRƯỜNG CỦA PV ĐÀI PT – TH ĐÀ
NẴNG..................................................................................................................................... 154
PHỤ LỤC 3: MỘT VÀI CHƯƠNG TRÌNH TIN TỨC CĨ DẪN HIỆN TRƯỜNG ............... 161


DANH MỤC NHỮNG CHỮ CÁI VIẾT TẮT
STT
1
2

3
4
5
6
7
8
9
10
11

VIẾT TẮT
PT – TH
PV
BTV
CTV
MC
PGS
TS
ThS
ĐH
UBND
NXB

VIẾT ĐẦY ĐỦ
Phát thanh – Truyền hình
Phóng viên
Biên tập viên
Cộng tác viên
Master of Ceremonies (Người dẫn chương trình)
Phó giáo sư

Tiến sĩ
Thạc sĩ
Đại học
Uỷ Ban nhân dân
Nhà xuất bản


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1: Tỷ lệ tin bài có hiện dẫn trong các chương trình tin tức ở Đài Phát thanh – Truyền
hình Đà Nẵng ................................................................................................................ 46
Bảng 2: Tỷ lệ phân bổ nội dung thơng tin có hiện dẫn trong các chương trình tin tức ở Đài
PT - TH Đà Nẵng .......................................................................................................... 57
Bảng 3: Thời lượng trong từng thể loại và sự xuất hiện của phóng viên ......................... 59
Bảng 4: Tỷ lệ các thể loại có hiện dẫn trong chương trình tin tức ở Đài PT - TH Đà Nẵng
...................................................................................................................................... 63


DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 1: Chương trình Thời sự tối trên DanangTV ...................................................... 27
Hình 2: Chương trình Chào ngày mới DanangTV ....................................................... 28
Hình 3: PV Huyền Trân trong bản tin Thời sự trưa ngày 28/09/2022 (Đài PT - TH Đà
Nẵng) ......................................................................................................................... 51
Hình 4: PV Lan Hương trong bản tin Thời sự tối ngày 15/10/2022 (Đài PT - TH Đà
Nẵng) ......................................................................................................................... 52
Hình 5: PV Minh Chi trong bản tin Thời sự tối ngày 16/11/2022 (Đài PT - TH Đà Nẵng)
................................................................................................................................... 53
Hình 6: PV Thuỳ Trang trong bản tin Thời sự trưa ngày 19/10/2022 (Đài PT - TH Đà
Nẵng) ......................................................................................................................... 54
Hình 7: PV Thu Hương trong bản tin Thời sự tối ngày 14/11/2022 (Đài PT – TH Đà
Nẵng) ......................................................................................................................... 55

Hình 8: PV Kiều Oanh trong bản tin Chào ngày mới ngày 03/09/2022 (Đài PT - TH Đà
Nẵng) ......................................................................................................................... 56
Hình 9: PV Kiều Oanh trong bản tin Chào ngày mới ngày 11/09/2022 (Đài PT - TH Đà
Nẵng) ......................................................................................................................... 57
Hình 10: Bố cục tỷ lệ vàng trên khung hình quay ....................................................... 65
Hình 11: PV Quang Tuấn trong bản tin Chào ngày mới ngày 04/10/2022 (Đài PT - TH
Đà Nẵng) .................................................................................................................... 69
Hình 12: Trang phục hiện dẫn của PV Minh Kim – DanangTV .................................. 70


Hình 13: Trang phục hiện dẫn của PV Quang Tuấn và Thuý Vi - DanangTV ............. 71


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan khố luận tốt nghiệp “Dẫn hiện trường trong các chương trình tin tức
tại Đài Phát thanh – Truyền hình Đà Nẵng” (Khảo sát tháng 04/2022 – tháng 03/2023)
là cơng trình nghiên cứu của cá nhân tôi, được thực hiện dưới sự hướng dẫn của ThS. Lê
Vân Trúc Ly.
Các khảo sát, ý kiến, dữ liệu trong luận văn là trung thực và chưa được sử dụng, cơng bố
trong bất kỳ một cơng trình nghiên cứu nào khác. Ngồi ra, khố luận có sử dụng, kế
thừa và phát triển từ các tư liệu, các kết quả từ sách, giáo trình, luận văn liên quan đến
đề tài. Tất cả các thơng tin trích dẫn đều được dẫn nguồn cụ thể.
Tơi xin chịu trách nhiệm về cơng trình nghiên cứu của mình.

Sinh viên
Nguyễn Thị Thảo Quỳnh


LỜI CẢM ƠN
Để thực hiện hiện Khoá luận tốt nghiệp với đề tài “Dẫn hiện trường trong các chương

trình tin tức tại Đài Phát thanh – Truyền hình Đà Nẵng” (Khảo sát tháng 04/2022 –
tháng 03/2023), tôi đã nhận được nhiều sự động viên, quan tâm, giúp đỡ rất nhiệt tình từ
các thầy cơ, các anh chị phóng viên và gia đình.
Đầu tiên, tơi xin được bày tỏ lịng biết ơn chân thành đến ThS. Lê Vân Trúc Ly, người
đã trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ, dìu dắt tơi với những chỉ dẫn khoa học quý giá trong
suốt quá trình triển khai, nghiên cứu và hồn thành đề tài.
Tơi xin gửi lời cảm ơn tới các thầy cô Khoa Ngữ Văn và các thầy cơ Tổ Báo chí - Trường
Đại học Sư Phạm – Đại học Đà Nẵng đã truyền dạy, cập nhật những tri thức hết sức quý
báu, làm nền tảng vững chắc cho tôi trong học tập và nghiên cứu về chuyên ngành Báo
chí. Cảm ơn các thầy cơ đã hỗ trợ thơng tin ở góc độ chun gia nghiên cứu Báo chí –
Truyền thơng để tơi có đủ dữ kiện hồn thành khố luận này.
Tơi xin gửi lời cảm ơn đến Phó Trưởng khoa - ThS. Trần Thị Phương Nhung - Khoa Báo
chí - Trường Đại học Khoa học Huế đã hỗ trợ, đóng góp những thơng tin liên quan đến
vấn đề nghiên cứu.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành đến các anh chị phóng viên, nhà báo trực thuộc
Đài Phát thanh - Truyền hình Đà Nẵng – cơ quan mà tôi khảo sát trong khố luận lần
này: Xin chân thành cảm ơn phóng viên Nguyễn Thị Quỳnh Linh – Phó Phịng Văn hố
– Thể thao; Phóng viên Trần Quang Anh Qn – Phịng Thời sự; Phóng viên Nguyễn
Kim Ngân - Phịng Thời sự; Phóng viên Đồn Quang Tuấn - Phịng Biên tập. Các anh
chị đã hỗ trợ cũng như tạo điều kiện giúp đỡ tơi nghiên cứu, cung cấp thêm nhiều kiến
thức, đóng góp ý kiến, kinh nghiệm và thông tin thiết thực để tơi có thể hồn thành khố
luận.
Mặc dù đã rất cố gắng, tuy nhiên khố luận sẽ khơng tránh khỏi những thiếu sót. Tơi rất
mong nhận được sự góp ý, chỉ bảo của các thầy, cô giáo và các bạn quan tâm đến đề tài.


Xin trân tro ̣ng cảm ơn!
Sinh viên
Nguyễn Thị Thảo Quỳnh



DẪN HIỆN TRƯỜNG TRONG CÁC CHƯƠNG TRÌNH TIN TỨC Ở ĐÀI PHÁT
THANH - TRUYỀN HÌNH ĐÀ NẴNG
(Khảo sát năm 2022 – 2023)
Ngành: Báo chí
Họ và tên sinh viên: Nguyễn Thị Thảo Quỳnh
Người hướng dẫn khoa học: ThS. Lê Vân Trúc Ly
Cơ sở đào tạo: Đại học Sư Phạm, Đại học Đà Nẵng
Kết quả chính của khố luận tốt nghiệp: Khố luận tốt nghiệp tiến hành khảo sát tần
suất xuất hiện dẫn hiện trường trong các chương trình tin tức tại Đài Phát thanh – Truyền
hình Đà Nẵng. Đồng thời phân tích, đánh giá hình thức dẫn cũng như các vấn đề liên
quan đến việc hiện dẫn của phóng viên, biên tập viên Đài Phát thanh – Truyền hình Đà
Nẵng. Có 3 vấn đề trọng tâm được triển khai trong khoá luận:
1. Những vấn đề chung về dẫn hiện trường trong các chương trình tin tức truyền
hình.
2. Thực trạng về dẫn hiện trường trong các chương trình tin tức tại Đài Phát thanh –
Truyền hình Đà Nẵng, phân tích dựa trên 2 yếu tố chính là về nội dung và hình
thức qua đó đưa ra sự thành cơng cũng như hạn chế của hình thức dẫn hiện trường.
3. Một số kỹ năng dẫn hiện trường truyền hình.
Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của khố luận: Khố luận đã có những bước đánh giá
cơ bản về hình thức hiện dẫn của phóng viên tại Đài Phát thanh – Truyền hình Đà Nẵng
dựa trên kết quả khảo sát các chương trình tin tức từ tháng 04/2022 – 03/2023, cũng như
lấy ý kiến từ các phóng viên, biên tập viên. Ngồi ra, kết quả nghiên cứu của khố luận
này đóng góp một phần về mặt cơ sở lý luận và mặt thực tiễn của hoạt động dẫn hiện
trường tại các Đài địa phương hiện nay.
Hướng nghiên cứu tiếp theo: Đề tài có thể tiếp tục nghiên cứu với việc thiết kế bảng
hỏi phỏng vấn sâu khách thể nghiên cứu và các phóng viên tại các Đài địa phương lận
cận. Đồng thời, thực hiện sâu phương pháp quan sát tham dự để hoàn thiện khố luận
hơn.
Từ khố: Hình thức dẫn hiện trường, các chương trình tin tức.

Xác nhận của giảng viên hướng dẫn

ThS. Lê Vân Trúc Ly

Sinh viên thực hiện

Nguyễn Thị Thảo Quỳnh


FIELD REPORTING IN NEWS PROGRAMS AI DA NANG RADIO AND
TELEVISION STATION
(SURVEY FROM 2022 – 2023)
Major: Journalism
Student’s name: Nguyen Thi Thao Quynh
Scientific supervisior: MSc. Le Van Truc Ly
Educational institution: University of Education, Da Nang University
Main results of the graduation thesis: The graduation thesis conducted a survey on the
frequency of field reporting in news programs at Da Nang Radio and Television Station.
It also analyzed and evaluated the forms of field reporting as well as related issues
concerning the reporter’s on-site presentation at the station. The thesis focused on three
key issues:
1. Common issues regarding field reporting in television news programs.
2. The current situation of field reporting in news programs at Da Nang Radio and
Television Station is analyzed based on two main factors: content and form,
thereby identifying the success as well as limitations of field reporting.
3. Lessons on television field reporting skills.
Scientific and practical significance of the thesis: The thesis provided a fundamental
evaluation of the reporter’s on-site presentation at Da Nang Radio and Television Station
based on survey results from April 2022 to March 2023, as well as opinions from
reporters and editors at the station. Furthermore, the rểach finding of this thesis

contribute to the theoretical and practical aspects of on-site reporting activities at local
stations nowadays.
Further research direction: The topic can be further researched by designing in-depth
interview questionnaires for research subjects and reporters at neighboring local stations.
Additionally, conducting participant observation methods can be implemented to
enhance the thesis further.
Keywords: Field reporting, news programs.
Supervisor’s confirmation

MSc. Le Van Truc Ly

Student

Nguyen Thi Thao Quynh


MỞ ĐẦU
1.

Lý do chọn đề tài

Vào ngày 26/10/2015, trong cuộc chiến kéo dài không hồi kết giữa quân đội Syria
và phiến quân IS, phóng viên Lizzie Phelan của hãng tin RT - Nga cùng các đồng
nghiệp đã lao vào vùng chiến sự, giữa lúc súng đạn không ngừng bắn để đưa những
tin tức trực tiếp từ hiện trường đến với cơng chúng ( Những
hình ảnh từ chiến trường hỗn loạn, tiếng súng đạn liên hồi, tiếng khóc thương khiến
cho cả thế giới bàng hoàng bởi sự khốc liệt của chiến tranh.
Dĩ nhiên, đó khơng phải lần đầu tiên hiện dẫn xuất hiện trên thế giới, thế nhưng
đây là một trong những trường hợp cho thấy đầy đủ các tính chất của hình thức này.
Thực tế, dẫn hiện trường từ lâu đã trở thành một công cụ đắc lực đối với các đài truyền

hình. Khơng phải chỉ Nga, Mỹ hay Châu Âu mới có thể thơng tin bằng hình thức đưa
tin trực tiếp từ hiện trường, mà hiện nay, tại Việt Nam, hình thức dẫn hiện trường
cũng đã được áp dụng rộng rãi. Với những ưu thế vượt trội của hiện dẫn, khơng riêng
những tin tức nóng được gửi về từ nước ngồi, mà ngay cả ở trong nước, các phóng
viên đều cố gắng áp dụng hình thức này trong những trường hợp cần thiết để truyền
tải thơng tin nhanh chóng, chân thực, khách quan hơn. Gần đây nhất, khi cơn bão
Noru ập đến vào cuối tháng 9 và đợt lũ lụt nặng vào giữa tháng 10/2022 quét qua Đà
Nẵng, nhiều phóng viên đã lao đi trong những cơn mưa bão tầm tã để kịp thời cập
nhật tin tức đến với người dân cả nước. Rất nhiều những tin tức hiện dẫn xuất hiện
vào thời gian này, trong đó khơng thể không thể kể đến đài địa phương ngay tại nơi
thiên tai diễn ra – Đài Phát thanh truyền hình Đà Nẵng (DanangTV). Với hình ảnh
các phóng viên đứng giữa gió bão, cố gắng truyền những thông tin chân thực nhất về
sức mạnh và sự tàn phá khủng khiếp của thiên nhiên, công chúng không chỉ nhận
được thông tin kịp thời, mà cịn nhận thức rất rõ sự kinh hồng của bão lũ, từ đó hạn
chế được những thiệt hại do tâm lý chủ quan của người dân.


Trong xu thế vận động và thay đổi không ngừng, việc đưa tin tức kịp thời, cuốn
hút, đa dạng về cả nội dung lẫn hình thức thể hiện mới có thể đáp ứng được nhu cầu
của cơng chúng. Điều đó địi hỏi các cơ quan báo chí ở Việt Nam từ trung ương đến
địa phương phải không ngừng học hỏi, đổi mới, sáng tạo. Cùng với đó, lĩnh vực truyền
hình ở Việt Nam đã và đang kế thừa, phát huy những thành tựu, tiến bộ truyền hình
của các nước trên thế giới. Các chương trình tin tức trên truyền hình được chú trọng
hơn, khơng chỉ là tin tức chính luận, tin nóng mới được dẫn hiện trường, mà các tin
tức xoay quanh đời sống, nhu cầu con người, những mong mỏi, tiếng lịng của người
dân cũng được áp dụng hình thức hiện dẫn.
Sự xuất hiện của các phóng viên ở hiện trường trong các bản tin, các tác phẩm
truyền hình đã ngày càng thường xuyên hơn. Đây là dấu hiệu cho thấy sự thay đổi rõ
rệt trong công tác truyền tin của các Đài truyền hình ở Việt Nam, đáp ứng được yêu
cầu cao của công chúng. Trong bối cảnh đó, Đài Phát thanh - Truyền hình (PT – TH)

Đà Nẵng cũng đang dần áp dụng nhiều hơn hình thức dẫn hiện trường trong các bản
tin. Linh động, sáng tạo các chủ đề bằng hình thức hiện dẫn mang lại hiệu quả cao với
khán giả, có thể nói là gần gũi, tiến sát hơn với đời sống của người dân. Tuy nhiên, có
thể thấy khơng phải tin tức nào mang tính thời sự, có ý nghĩa xã hội hoặc cần sự tương
tác cũng được áp dụng hình thức hiện dẫn. Nhất là đối với các đài địa phương nói
chung và Đài PT – TH Đà Nẵng nói riêng, tâm lý e ngại khi lên sóng đối với các
phóng viên vẫn còn, điều này dẫn tới việc dù thấy được hiệu quả của hiện dẫn, nhưng
số lượng phóng viên áp dụng hình thức này vẫn khơng nhiều.
Mặt khác, thực tế cho thấy, đa phần những kiến thức, kỹ năng hiện dẫn được các
phóng viên tích lũy dần theo năm tháng hành nghề để áp dụng vào công việc của họ.
Lý thuyết của hình thức dẫn hiện trường hiện nay lại có phần hạn chế, các giáo trình
hay cơng trình nghiên cứu riêng về dẫn hiện trường rất ít. Có chăng cũng chỉ là một
phần nhỏ được đề cập một cách tổng quát, không đi đến chi tiết cụ thể trong những
cuốn sách, nghiên cứu về những đề tài liên quan như Nghề MC - dẫn chương trình,
báo chí, truyền hình hay chỉ là một phần thảo luận trong các hội thảo về nghiệp vụ


của nhà báo, phóng viên. Nhận thấy được tình hình thực tế và nhu cầu trong việc tìm
hiểu, học hỏi của các phóng viên, sinh viên, tơi đã chọn nghiên cứu đề tài: “Dẫn hiện
trường trong các chương trình tin tức truyền hình tại Đài Phát thanh - Truyền hình
Đà Nẵng” (Khảo sát tháng 4/2022 đến tháng 3/2023) để làm khố luận tốt nghiệp của
mình. Với một hướng nghiên cứu có thể nói cịn khá mới mẻ và khoanh vùng đặc
trưng, thời gian khảo sát trong nghiên cứu rất mới, có tính thời sự, mong rằng đây sẽ
là một đề tài có ý nghĩa cả về mặt lý luận lẫn thực tiễn trong lĩnh vực báo chí. Bên
cạnh đó, tác giả xin được giải thích thêm về thời gian khảo sát các chương trình tin
tức trên Đài PT – TH Đà Nẵng, tháng 4/2022 đến tháng 3/2023 là khoảng thời gian
gần nhất mà tài liệu được lưu trữ tại Đài PT – TH Đà Nẵng nên tác giả sẽ tiến hành
khảo sát các tin tức có hiện dẫn trong quãng thời gian này.
2.


Lịch sử nghiên cứu vấn đề

Tại Việt Nam, các tài liệu, nghiên cứu cũng như sách liên quan đến kỹ năng dẫn
hiện trường trong các chương trình tin tức truyền hình thực sự cịn rất ít và khó để tìm
kiếm. Hầu như, các tài liệu nghiên cứu chỉ nằm trong phạm vi khuôn khổ nội bộ và
nội dung “dẫn hiện trường” chỉ là một mục nhỏ trong tổng thể nội dung mà các tác
giả, nhà nghiên cứu đưa ra. Tuy nhiên, theo tìm hiểu của tơi, hiện có một số ít tài liệu
có liên quan như:
[1] “Kỹ năng dẫn hiện trường trong phóng sự” - Tham luận của bà Nguyễn Thu
Hà – Trưởng phòng Chào buổi sáng – Ban thời sự - Đài Truyền hình Việt Nam tại hội
thảo “Nâng cao chất lượng phóng sự trong thời sự” (Hội thảo nằm trong khn khổ
Liên hoan truyền hình tồn quốc lần thứ 32, năm 2012).
Từ kinh nghiệm thực tế của BTV Thu Hà, tham luận đã đưa ra định nghĩa về “Dẫn
hiện trường là gì?” (Stand up) và trả lời các câu hỏi: “Ai nên dẫn hiện trường?”, “Khi
nào dẫn hiện trường?”, “Đứng ở đâu dẫn hiện trường?”, “Dẫn hiện trường nói gì?”,
“Nên bố trí dẫn hiện trường ở đoạn nào trong phóng sự?”. Bên cạnh đó, tác giả còn
đưa ra một số điều cần tránh khi dẫn hiện trường và một hình thức khá mới của dẫn
hiện trường là đưa tin hoặc phóng sự tường thuật (Stand off) – có sự xuất hiện của


phóng viên tại hiện trường tuy nhiên đọc off hồn toàn. Tham luận tiến hành trao đổi
những vấn đề trọng tâm đối với hình thức hiện dẫn hiện nay, những điều mà phóng
viên làm hiện dẫn cần lưu ý, cần tránh. Tuy nhiên, tham luận đang dựa trên kinh
nghiêm chuyên sâu của BTV Thu Hà nên khơng có dẫn chứng hay đối tượng cụ thể.
[2] Luận văn thạc sĩ báo chí học 2017 của Nguyễn Việt Cường về đề tài “Kỹ năng
đưa tin trực tiếp từ hiện trường trong các chương trình của ban thời sự Đài Truyền
hình Việt Nam” do TS. Đinh Thị Xn Hịa hướng dẫn.
Nhìn chung, luận văn đã làm rõ các khái niệm, đặc điểm cũng như các kỹ năng
và yêu cầu trong kỹ năng đưa tin trực tiếp từ hiện trường. Bằng việc khảo sát, phân
tích thực trạng của phóng viên Ban Thời sự - Đài Truyền hình Việt Nam và kinh

nghiệm từ thực tế của chính tác giả, luận văn đã đưa ra những thế mạnh và hạn chế về
kỹ năng hiện dẫn của phóng viên cũng như hiệu quả của tin tức có hiện dẫn.
Tuy nhiên, dù từng nhắc đến hình thức đưa tin và phóng sự tường thuật (Stand
off) trong phần lịch sử nghiên cứu vấn đề, nhưng trong luận văn, tác giả lại chưa đề
cập đến nội dung này.
[3] Luận văn thạc sĩ báo chí học 2020 của Danh Phạm Anh Tuấn về đề tài: “Vấn
đề dẫn hiện trường của phóng viên truyền hình các Đài PT – TH Tây Nam Bộ” do TS.
Trần Bảo Khánh hướng dẫn.
Tác giả đang công tác tại Đài PT – TH Cà Mau – một trong những đài thuộc khu
vực miền Tây Nam Bộ nên luận văn có sự nghiên cứu, khảo sát sâu các chương trình
tin tức cũng như phóng viên ở các Đài PT – TH Tây Nam Bộ, có quan điểm sát với
thực tế, có dẫn chứng cụ thể và góc nhìn đa chiều. Đặc biệt tác giả có nói đến bối cảnh
sinh sống, văn hoá, con người tại khu vực này dẫn đến những tác động nhất định đến
nhu cầu thông tin mà cơng chúng muốn xem là gì. Đồng thời, bên cạnh những thành
công, hiệu quả mà dẫn hiện trường mang lại, trong luận văn tác giả đã đưa ra được
nhiều quan điểm, những tồn tại bất cập mà không riêng gì các Đài PT – TH Tây Nam
Bộ mà hầu như Đài địa phương nào cũng đang mắc phải.


Mặc dù đã rất chi tiết nhưng trong luận văn của tác giả chưa có sự đối chiếu với
các Đài Truyền hình Trung ương để từ đó nên xem xét về sự thiếu của phóng viên hay
cơ cấu tổ chức chương trình. Đồng thời, hầu hết các khảo sát của tác giả cũng đến từ
các chương trình chuyên đề thay vì tin tưc
[4] Luận văn thạc sĩ báo chí học 2016 của Nguyễn Thanh Hải về đề tài: “Kỹ năng
dẫn chương trình tại hiện trường trong phóng sự truyền hình” do PGS. TS Nguyễn
Ngọc Oanh hướng dẫn.
Đề tài nói đến hoạt động dẫn hiện trường trong phóng sự nhưng đây cũng là một
trong những thể loại của các chương trình tin tức. Dưới sự khảo sát các Đài địa
phương, tác giả đã phân biệt rất rõ điểm giống và khác nhau giữa các thể loại là phóng
sự và tin, phóng sự và chương trình giải trí,… Đặc biệt tác giả có đề cập đến hình thức

dẫn hiện trường trực tiếp, một hình thức dẫn hiện trường đang được các đài địa phương
ứng dụng sử dụng rất nhiều.
Ngoài làm rõ các khái niệm liên quan đến dẫn hiện trường, tác giả cũng đã phân
tích rất chi tiết nội dung, thời lượng, vị trí xuất hiện, các yếu tố cần có ở mỗi phóng
viên dẫn hiện trường. Nhìn chung, tác giả bao quát đầy đủ các vấn đề liên quan đến
dẫn hiện trường, nhưng lại chỉ chú trọng phân tích trong một thể loại cụ thể là phóng
sự, và trong phạm vi ba đài được khảo sát.
[5] Luận văn thạc sĩ báo chí học 2017 của Nguyễn Minh Phương về đề tài: “Dẫn
hiện trường cho phóng sự trong bản tin thời sự truyền hình” do PGS. TS Vũ Quang
Hào hướng dẫn.
Trong luận văn, tác giả bám sát vào thực tế và phân tích đầy đủ các yếu tố cần có
của một phóng viên dẫn hiện trường, từ nội dung, cách xây dựng kịch bản, thời lượng
đến phong cách nói, giọng nói, ngơn ngữ hình thể.
Tuy nhiên tác giả chỉ nói đến xu thế dẫn hiện trường tại Việt Nam nhưng chưa đề
cập đến dẫn hiện trường trên thế giới, vậy nên luận văn chưa có sự xem xét, đối chiếu
sự khác biệt của hình thức dẫn hiện trường. Đồng thời luận văn cũng chỉ khảo sát ở
một thể loại duy nhất là phóng sự.


[6] Luận văn chuyên ngành Báo chí học năm 2011 của Phan tư Dỗn về đề tài:
“Sử dụng phóng sự ngắn truyền hình trong chương trình thời sự 19h50 của Đài
Truyền hình thành phố Hồ Chí Minh” do PGS. TS Nguyễn Văn Dững hướng dẫn.
Mặc dù luận văn này nói đến các phóng sự ngắn nhưng trong luận văn tác giả có
đề cập đến các thủ pháp của phóng sự ngắn trong Chương trình thời sự của HTV.
Trong đó, dẫn hiện trường cũng được xem là một trong những thủ pháp của phóng sự
ngắn, phóng viên tận dụng tốt việc hiện dẫn để tăng tính hấp dẫn cho phóng sự. Tuy
nhiên, luận văn này đã cung cấp một góc nhìn mới về hoạt động dẫn hiện trường là:
được coi là bị “lạm dụng” dẫn hiện trường.
[7] Luận văn thạc sĩ khoa học báo chí năm 2008 của Trần Văn Long về đề tài:
“Kết cấu phóng sự ngắn truyền hình (Khảo sát phóng sự ngắn trong Chương trình thời

sự 19h của VTV1 từ tháng 1/2007 – 6/2008) ” do TSKH. Đinh Thuý Hằng hướng dẫn.
Luận văn về phóng sự ngắn nhưng tác giả đã cho thấy dẫn hiện trường góp phần
hình thành phóng sự truyền hình nói chung và phóng sự ngắn nói riêng. Tác giả cụ
thể hố khái niệm dẫn hiện trường cũng như đề cập về xu thế hiện dẫn của phóng viên
và của các nước phương Tây. Đây chỉ là một phần nhỏ trong luận văn, nhưng tác giả
đã đưa ra tổng quan và nói khá kỹ đến các tình huống phù hợp để dẫn hiện trường,
hiệu quả của dẫn hiện trường, phóng viên trong hiện trường phải truyền đạt thông tin
như thế nào để phù hợp với thời lượng cho phép và một vài lời khuyên cho phóng
viên dẫn hiện trường. Qua đó, đánh giá, xem xét từ góc độ dẫn hiện trường đã bổ trợ
đắc lực cho các phóng sự truyền hình.
[8] “Giáo trình Báo chí truyền hình” của PGS.TS. Dương Xuân Sơn, nhà xuất
bản Đại học Quốc gia Hà Nội: Cuốn giáo trình khơng đề cập cụ thể đến dẫn hiện
trường, nhưng tác giả đã đưa ra một cách khái quát những thông tin bổ ích và cần thiết
khi thực hiện các tin truyền hình làm rõ về đặc điểm, về ngôn ngữ, về các dạng của
tin trên truyền hình và các tố chất, yêu cầu của một phóng viên làm tin truyền hình.
[9] Bài báo “Dẫn hiện trường trong phóng sự truyền hình” của tác giả Khánh
Huyền, tờ báo điện tử Người làm báo Hưng Yên (nguoilambaohungyen.vn), được


đăng ngày 10/01/2019: Bài báo là những chia sẻ của tác giả sau khi trò chuyện với
BTV Thu Hà trong tham luận tại Hội thảo nằm trong khuôn khổ liên hoan truyền hình
tồn quốc lần thứ 32. Đồng thời, tác giả cịn nêu quan điểm, ý kiến của mình dựa trên
kinh nghiệm của một phóng viên hiện trường trong thời kì chuyển giao; qua đó có
những đánh giá về hạn chế của phóng viên trong hoạt động dẫn hiện trường. Thế
nhưng vì chỉ là một bài báo với dung lượng khá ngắn (2 trang A4), bài báo chưa đi
phân tích sâu vào các luận điểm, mà hầu như chỉ nêu các quan điểm bề mặt.
[10] Bài báo “Phóng viên hiện trường – sự dấn thân trên mặt trận tin tức” của tác
giả Đình Trung, tờ báo điện tử Cơng Luận (congluan.vn), được đăng vào ngày
28/05/2022: Bài báo là những kinh nghiệm được tác giả đúc kết từ việc phỏng vấn
phóng viên Toàn Thư trong hoạt động dẫn hiện trường, cho thấy được một góc nhìn

rất thật với nghề phóng viên nói chung và hoạt động dẫn hiện trường của phóng viên
nói riêng. Trong đó, phóng viên Tồn thư cịn chia sẻ những bài học, kinh nghiệm,
những yêu cầu cần có đối với mỗi phóng viên dẫn hiện trường. Thế nhưng cũng giống
như bài báo ở trên, với dung lượng ngắn ngủi, bài báo khơng thể tập trung phân tích
sâu các số liệu, khảo sát, phỏng vấn… như một cơng trình khoa học.
Ngoài ra, một số sách, tài liệu nước ngoài cũng có đề cập đến dẫn hiện trường:
[11] Tác phẩm “Báo chí truyền hình”, của tác giả G. V. Cudơnhetxốp, X. L.
Xvich, A. la. Iurốpxki, nhà xuất bản Thông tấn in năm 2004. Hai tập sách là tổng quan
về truyền hình, trong đó tác giả có nói đến các chương trình tin tức cũng như người
dẫn chương trình truyền hình, đây là những kiến thức rất bổ ích trong việc nghiên cứu
hoạt động dẫn hiện trường trong các chương trình tin tức.
[12] Cuốn “Sổ tay phóng viên - Tin và phóng sự truyền hình” của Neil Everton do
Quỹ Reuters xuất bản năm 1999 (Lê Phong, Trần Bình Minh dịch): Tác giả đề cập
đến dẫn hiện trường với hai ý chính là cầu nối và trang điểm, rất ngắn gọn nhưng tác
giả chỉ nói đến yếu tố cần khi dẫn là dẫn đúng và gọn. Những lưu ý khi lựa chọn dẫn
hiện trường xuất hiện ở thời điểm nào khi làm phóng sự. Với Neil Everton, ơng quan


trọng đến việc phóng viên phải chỉnh chu khi lên hình, khơng thể xuề xồ vì 55%
thơng điệp là từ ngơn ngữ cử chỉ, ánh nhìn của khán giả đến phóng viên.
Hạn chế của sách nước ngồi là khác bối cảnh, mơi trường làm việc nên một vài
những tình huống, cách xử lý sẽ không phù hợp với phong cách làm việc tại các Đài
truyền hình ở Việt Nam.
Như vậy có thể thấy, hiện dẫn trong truyền hình khơng phải là hình thức mới lạ,
và cũng đã có một vài nghiên cứu manh nha về Dẫn hiện trường trong truyền hình
được thực hiện. Thế nhưng, với một hướng nghiên cứu, khoanh vùng rất đặc trưng và
mới mẻ - Chương trình tin tức ở Đài Phát thanh - Truyền hình Đà Nẵng - cơng trình
nghiên cứu “Dẫn hiện trường trong các chương trình tin tức ở Đài Phát thanh –
Truyền hình Đà Nẵng” (Khảo sát tháng 4/2022 đến tháng 3/2023) sẽ có nhiều đóng
góp mới về cả mặt học thuật và thực tế.

3.

Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

3.1.

Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở khung lý thuyết về vai trò của hiện dẫn trong truyền hình, khố luận
khảo sát, đánh giá thực trạng dẫn hiện trường trong các chương trình tin tức trên
truyền hình, cụ thể là Đài Phát thanh – Truyền hình Đà Nẵng, khảo sát thực trạng
tần suất các phóng viên hiện dẫn trong các tin bài, từ đó rút ra những vấn đề từ thực
tiễn và đưa ra những bài học kinh nghiệm từ việc hiện dẫn.
3.2.

Nhiệm vụ nghiên cứu

Để đạt được những mục đích nghiên cứu đã đề ra, luận văn cần tập trung vào một
số nhiệm vụ sau:
- Hệ thống hóa một số vấn đề lý luận chung về dẫn chương trình trên bản tin
truyền hình, cụ thể là dẫn hiện trường trong bản tin thời sự trên truyền hình.
- Khảo sát, đưa ra thống kê tần suất có dẫn hiện trường trong các chương trình tin
tức tại Đài Phát thanh - Truyền hình Đà Nẵng, đồng thời phân tích những đặc điểm


của dẫn hiện trường trong bản tin, từ đó cho thấy thực trạng cũng như ưu và nhược
điểm của hình thức dẫn hiện trường.
- Đưa ra những yêu cầu về kỹ năng, bài học về chun mơn đối với phóng viên
khi dẫn tại hiện trường. Những địi hỏi đó nhằm mục đích nâng cao chất lượng các
chương trình tin tức truyền hình.

4.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1.

Đối tượng nghiên cứu

Khóa luận nghiên cứu về Dẫn hiện trường trong các chương trình tin tức ở Đài
Phát thanh – Truyền hình Đà Nẵng về cả nội dung, hình thức và ngơn ngữ, xem xét
các ưu điểm, hạn chế và bài học kinh nghiệm được rút ra.
4.2.

Phạm vi nghiên cứu

Đối với phạm vi nghiên cứu:
- Về không gian: tiến hành nghiên cứu, khảo sát với các chương trình tin tức trên
truyền hình của Đài Phát thanh - Truyền hình Đà Nẵng.
- Về thời gian: từ tháng 04/2022 đến tháng 03/2023
5.

Phương pháp nghiên cứu

Dưới những nghiên cứu kế thừa từ lĩnh vực báo chí nói chung và truyền hình nói
riêng, luận văn dự kiến thực hiện các phương pháp nghiên cứu sau:
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu được dùng để nghiên cứu các văn kiện và tài
liệu liên quan nhằm hình thành khung lý thuyết. Để làm được điều này, chúng tôi sẽ
tiến hành nghiên cứu tài liệu trên nền tảng lý luận báo chí truyền thơng. Ngồi ra,
chúng tơi cũng đặc biệt chú ý đến lý luận của chủ nghĩa Mac – Lênin và tư tưởng Hồ
Chí Minh; đường lối, quan điểm của Đảng cộng sản Việt Nam và chính sách của Nhà

nước nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về báo chí.
- Phương pháp thống kê mơ tả: thống kê, so sánh nhằm đưa ra tần suất xuất hiện
dẫn hiện trường trong các bản tin và phóng viên xuất hiện ở đâu trong bản tin có dẫn
hiện trường (đầu, giữa hay cuối tin). Khn hình, kích cỡ như thế nào, góc nhìn, hướng


đứng của phóng viên. Cách trả lời 5W-1H (What, Who, When, Where, Why – How).
Đưa tin bằng hình thức hiện dẫn so với các hình thức khác có những nổi trội gì.
- Phương pháp phân tích nội dung cũng như hình thức những tin bài có dẫn hiện
trường trong chương trình tin tức của Đài PT – TH Đà Nẵng từ tháng 04/2022 đến
tháng 03/2023. Từ đó có thể có những số liệu cụ thể, đưa đến cái nhìn khách quan về
thực trạng dẫn hiện trường trong các chương trình tin tức ở Đài truyền hình hiện nay.
- Phương pháp điều tra xã hội học: Nghiên cứu định tính (phỏng vấn sâu các BTV,
PV, cán bộ lãnh đạo Đài PT – TH Đà Nẵng và một số Đài truyền hình khác, phỏng
vấn các chuyên gia nghiên cứu về truyền thông) để có được những cái nhìn dưới góc
độ chun mơn, những khái niệm liên quan đến vấn đề, từ đó có thể đưa ra những
kiến thức lý thuyết chính xác và đầy đủ nhất về dẫn hiện trường trong các chương
trình tin tức truyền hình. Bên cạnh đó, việc phỏng vấn này cũng đem đến một cái nhìn
chun mơn về những thuận lợi, khó khăn cũng như xu thế của dẫn hiện trường tại
các Đài truyền hình hiện nay.
6.

Cấu trúc khóa luận

Ngồi phần mở đầu, kết luận, mục lục, tài liệu tham khảo, luận văn có cấu trúc
thành 3 chương:
- Chương 1: Những vấn đề chung về dẫn hiện trường trong các chương trình tin
tức truyền hình
- Chương 2: Thực trạng về dẫn hiện trường trong các chương trình tin tức của
Đài Phát thanh - Truyền hình Đà Nẵng

- Chương 3: Một số bài học về kỹ năng dẫn hiện trường truyền hình
Nội dung của khố luận sẽ được trình bày theo thứ tự chương, mục trên.


CHƯƠNG 1
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ DẪN HIỆN TRƯỜNG TRONG CÁC CHƯƠNG
TRÌNH TIN TỨC TRUYỀN HÌNH
1.1. Một số khái niệm
1.1.1 Chương trình tin tức truyền hình
Truyền hình xuất hiện lần đầu tiên trên thế giới vào đầu thế kỷ thứ XX. Với sự bùng
nổ ngày một mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật và công nghệ, cùng với các loại hình khác
như báo in và phát thanh vào thời kỳ đó, truyền hình đã trở thành một kênh thơng tin quan
trọng trong đời sống xã hội. Với chất liệu chuyển tải là ngơn ngữ, hình ảnh, âm thanh,
truyền hình đã mở ra một thế giới chuyển động rất trực quan, là công cụ sắc bén trên mặt
trận tư tưởng văn hóa cũng như các lĩnh vực kinh tế - xã hội, an ninh, quốc phòng.
Ngày nay, với sự cạnh tranh khốc liệt của các loại hình truyền thơng xã hội khác,
truyền hình ln cố gắng phát huy những thế mạnh của mình cả về số lượng kênh lẫn chất
lượng chương trình, nhằm đáp ứng u cầu của cơng chúng. Trong đó, khơng chỉ chú trọng
ở các kênh giải trí, mà các chương trình tin tức truyền hình trung ương và địa phương cũng
ngày càng được cải thiện, nâng cao cả về nội dung lẫn hình thức thể hiện để có thể đáp ứng
một cách tốt nhất nhu cầu của công chúng trong thời đại mới.
Để làm rõ chương trình tin tức truyền hình là gì, tơi xin được cắt nghĩa hai khái niệm
nhỏ là chương trình truyền hình và tin tức.
- Chương trình truyền hình:
Giáo trình Báo chí truyền hình của PGS.TS Dương Xuân Sơn, có đề cập đến khái niệm
của chương trình truyền hình, đó là: “sự kết hợp, sắp xếp, bố trí hợp lý các tin bài, bảng
biểu, tư liệu bằng hình ảnh và âm thanh…” [17, tr.113].
Cùng trong giáo trình, PGS.TS Dương Xuân Sơn cũng đưa ra cách hiểu cụ thể hơn:
“Chương trình truyền hình được hiểu gồm các chương trình như: chương trình “Thời sự”,
“Vì an ninh Tổ quốc”, chương trình “Kinh tế”, “Văn hố”, “Qn đội”, “Phụ nữ”,

“Thiếu nhi”, “Trò chơi (gameshow)”,… được phân bố theo các kênh truyền hình và được


thể hiện bằng những nội dung cụ thể qua các chương trình bằng các thể loại tác phẩm
truyền hình”. [17, tr.113].
Thơng thường, những chương trình trên sóng truyền hình sẽ có thời lượng phát cụ thể và
các phóng viên, biên tập viên, kỹ thuật viên… có trách nhiệm sắp xếp các sự kiện, thơng
tin đó thành một chuỗi có logic.
- Tin tức:
Trong cuốn Tường thuật và viết tin – Sổ tay những điều cơ bản của Eng và Jeff Hodson,
NXB Thơng Tấn (2007) có đề cập: “Tin thời sự: Tin về các diễn biến của một sự kiện nào
đó vừa xảy ra và cần phải cho độc giả biết ngay. Đơi khi cịn gọi là “Tin sốt dẻo”” [30, tr.
19].
Bên cạnh đó, cuốn sách cũng nói thêm: “Tin tức là những dữ kiện quan trọng hay đáng để
ý, được một số đông người quan tâm. Những tin này khác với những điều thông thường
xảy ra hàng ngày. Tin tức là những gì khác thường. Một định nghĩa lừng danh về tin tức
là: “một con chó cắn người khơng phải là tin, nhưng nếu một người cắn chó thì đó là tin””
[30, tr. 27].
Trong cuốn Các thể loại Báo chí thơng tấn của Đinh Văn Hường có ghi: “Tin tức có thể
hiểu theo hai nghĩa. Nghĩa thứ nhất là những thông điệp (message) về các sự kiện, vấn đề,
con người trong xã hội, được phản ánh trong các tác phẩm báo chí nói chung. Nghĩa thứ
hai - chỉ một thể loại báo chí độc lập. Khái niệm tin chúng ta xem xét ở đây với tư cách là
một thể loại báo chí, gắn liền với sự ra đời và phát triển của báo chí”. [9, tr. 21].
Các nhà nghiên Everett Dennis và John Merill trong cuốn “Chúng tôi làm tin” của L.A.
Vaxilépva đã đưa ra định nghĩa như sau: “Tin – là một thơng báo, trong đó đưa ra cái nhìn
hiện đại về thực tiễn đối với một vấn đề, sự kiện hay quá trình cụ thể. Trong tin phản ánh
những thay đổi quan trọng đối với cá nhân hay xã hội, được đưa ra trong bối cảnh phổ
biến hay điển hình. Tin được xây dựng có cân nhắc đến sự nhất trí về những gì mà cơng
chúng quan tâm, cũng như đến các hạn chế bên trong và bên ngoài,…” [28, tr. 8].
Qua đó, “tin tức” mặc dù mang những tính chất khác nhau trên từng loại hình báo chí,

nhưng vẫn có một cách hiểu chung và gần như thống nhất: là những sự kiện, vấn đề mới,


×