Tải bản đầy đủ (.pdf) (45 trang)

Khảo sát ảnh hưởng các điều kiện nuôi cấy đến sự sinh trưởng và phát triển của loài apocyclops royi (copepodacyclopoida)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.77 MB, 45 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA SINH - MƠI TRƯỜNG


KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP

KHẢO SÁT ẢNH HƯỞNG CÁC ĐIỀU KIỆN NUÔI CẤY ĐẾN SỰ SINH
TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN CỦA LOÀI APOCYCLOPS ROYI
(COPEPODA:CYCLOPOIDA

TRẦN ĐỨC TÀI

Đà nẵng, năm 2023


ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA SINH – MƠI TRƯỜNG

ĐỀ CƯƠNG KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP

KHẢO SÁT ẢNH HƯỞNG CÁC ĐIỀU KIỆN NUÔI ĐẾN SỰ SINH TRƯỞNG
VÀ PHÁT TRIỂN CỦA LỒI APOCYCLOPS ROYI
(COPEPODA:CYCLOPOIDA)

Chun ngành

: Cơng nghệ sinh học

Sinh viên thực hiện : Trần Đức Tài


Lớp

: 19CNSH

Giáo viên hướng dẫn: ThS. Trần Ngọc Sơn

Đà Nẵng, năm 2023


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả
nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai cơng bố trong bất kỳ cơng trình
nào khác.

Tác giả luận văn

Trần Đức Tài

i


LỜI CẢM ƠN

Để hồn thành khóa luận tốt nghiệp này tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc đến
thầy Trần Ngọc Sơn đã hướng dẫn, định hướng cho tôi trong suốt thời gian qua. Tôi
xin cảm ơn sự hỗ trợ về cơ sở vật chất của nhà trường trong q trình thực hiện khóa
luận. Xin cảm ơn các thầy cô giáo trong khoa Sinh – Môi trường, trường Đại học Sư
Phạm, Đại học Đà Nẵng đã tạo điều kiện, hỗ trợ, góp ý để tơi hồn thiện khóa luận tốt
nghiệp. Ngồi ra tơi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến gia đình, bạn bè, tập thể lớp
19CNSH đã động viên, giúp đỡ tơi trong suốt q trình làm khóa luận tốt nghiệp của

mình.
Đà Nẵng, tháng ... năm 20...

Sinh viên: Trần Đức Tài

ii


MỤC LỤC
DANH MỤC HÌNH ẢNH ............................................................................................. v
DANH MỤC BẢNG, BIỂU .........................................................................................vi
TĨM TẮT ................................................................................................................... vii
MỞ ĐẦU .........................................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của đề tài ...........................................................................................1
2. Mục tiêu đề tài ..........................................................................................................2
3. Ý nghĩa của đề tài .....................................................................................................2
3.1. Ý nghĩa khoa học ............................................................................................... 2
3.2. Ý nghĩa thực tiễn................................................................................................ 2
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU .....................................................................3
1. Tổng quan về đối tượng nghiên cứu ........................................................................3
1.1. Phân loại ............................................................................................................3
1.2. Đặc điểm hình thái ............................................................................................. 3
1.3. Vịng đời sống trong điều kiện nuôi cấy ............................................................ 4
1.4. Sinh sản .............................................................................................................7
1.5. Điều kiện môi trường .........................................................................................8
1.6. Điều kiện dinh dưỡng ........................................................................................8
1.7. Giá trị dinh dưỡng và vai trò của copepoda trong việc nuôi trồng thủy hải sản8
1.8. Hiện trạng nghiên cứu........................................................................................9
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .11
2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .......................................................................11

2.1.1. Đối tượng nghiên cứu ...................................................................................11
2.1.2. Phạm vi nghiên cứu ......................................................................................11
2.2. Nội dung nghiên cứu ........................................................................................... 11
2.3. Phương pháp nghiên cứu.....................................................................................11
2.3.1. Phương pháp phân tích mẫu mơi trường nước .............................................11
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ..................................17
3.1. Sự phát triển và tăng trưởng của quần thể Apcyclops royi ở các độ mặn 5, 10,
15, 20, 25ppt. ..............................................................................................................17
3.1.1. Ảnh hưởng độ mặn đến cấu trúc của quần thể Apocycops royi qua các
khoảng thời gian khác nhau ....................................................................................18
3.1.2. Ảnh hưởng độ mặn đến mật độ của quần thể Apocyclops royi qua các
khoảng thời gian khác nhau ....................................................................................20

iii


3.1.3. Ảnh hưởng độ mặn đến tốc độ sinh trưởng của quần thể Apocyclops royi
qua các khoảng thời gian khác nhau. ......................................................................21
3.2. Sự phát triển và tăng trưởng của quần thể Apocyclops royi ở các độ pH khác
nhau 5.5, 6.5, 7.5, 8.5. ................................................................................................ 22
3.2.1. Ảnh hưởng của độ pH đến cấu trúc của quần thể Apocycops royi qua các
khoảng thời gian khác nhau ....................................................................................23
3.2.2. Ảnh hưởng độ pH đến mật độ của quần thể Apocycops royi qua các khoảng
thời gian khác nhau .................................................................................................25
3.1.3. Ảnh hưởng độ pH đến tốc độ sinh trưởng của quần thể Apocycops royi qua
các khoảng thời gian khác nhau. .............................................................................26
3.3. Sự phát triển và tăng trưởng của quần thể Apocyclops royi ở các loại thức ăn
khác nhau. ..................................................................................................................27
3.3.1. Ảnh hưởng của các loại thức ăn khác nhau đến cấu trúc của quần thể
Apocycops royi qua các khoảng thời gian khác nhau ............................................28

3.3.2. Ảnh hưởng của thức ăn đến mật độ của quần thể Apocycops royi qua các
khoảng thời gian khác nhau ....................................................................................30
3.3.3. Ảnh các loại thức ăn khác nhau đến tốc độ sinh trưởng của quần thể
Apocycops royi qua các khoảng thời gian khác nhau ............................................31
3.4. Đánh giá độ acid béo có trong lồi Apocyclops royi ..........................................32
CHƯƠNG IV: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.......................................................... 33
TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................................... 34

iv


DANH MỤC HÌNH ẢNH

Bảng 1.1. Thời gian nauplii và copepodite được ni cấy và lưu trữ trong phịng thí
nghiệm (modified from Chang & Lei, 1993). .................................................................6
Bảng 1.2. Chiều dài phần đầu ngực và phần bụng của copepoda trong các giai đoạn
khác nhau (modified from Chang & Lei, 1993) .............................................................. 6
Bảng 1.3. Ảnh hưởng thức ăn đến thành phần acid béo của lồi Apocyclopods royi
trong phịng thí nghiệm. ................................................................................................ 12
Bảng 1.4. Ảnh hưởng của độ mặn đến thành phần acid béo của loài Apocycops royi .13
Bảng 1.5. Ảnh hưởng của độ pH đến thành phần acid béo của loài Apocyclops royi ..14
Bảng 1.6. Mật độ theo cấu trúc thành phần độ tuổi, giới tính trong các lơ nghiệm thức
khảo sát về độ mặn ........................................................................................................17
Bảng 1.7. Mật độ theo cấu trúc thành phần độ tuổi, giới tính trong các lơ nghiệm thức
khảo sát về độ pH ..........................................................................................................22
Bảng 1.8. Mật độ theo cấu trúc thành phần độ tuổi, giới tính trong các lơ nghiệm thức
khảo sát về các loại thức ăn khác nhau.NT ...................................................................28

v



DANH MỤC BẢNG, BIỂU

Hình 1.1.Hình thái của lồi Apocyclops Royi .................................................................4
Hình 1.2.Vịng đời sống Apocyclops cmfri sp. trong điều điện ni cấy (Lindberg,
1940) ................................................................................................................................ 5
Hình 1.3.Hình thái của cá thể cái và cá thể đực trưởng thành của Apocyclops royi. .....7
Hình 1.4. Các giai đoạn phát triển của Apocyclops cmfr thuộc bộ Cyclopoida ( Dr.A.
opalakrishnan, 2018) .......................................................................................................8
Hình3.1. Biểu đồ ảnh hưởng độ mặn đến cấu trúc của quần thể Apocyclops royi qua
các ngày .........................................................................................................................20
Hình3.2. Ảnh hưởng độ mặn đến mật độ của quần thể Apocyclops royi qua các khoảng
thời gian khác nhau . ......................................................................................................21
Hình3.3. Đường cong tăng trưởng quần thể của Apocycops royi trong khoảng thời
gian 16 ngày ở các độ mặn khác nhau. ..........................................................................22
Hình3.4. Biểu đồ ảnh hưởng đến cấu trúc Apocyclops royi qua các ngày khác nhau. .25
Hình3.5. Ảnh hưởng độ pH đến mật độ của quần thể Apocycops royi qua các khoảng
thời gian khác nhau........................................................................................................26
Hình3.6. Đường cong tăng trưởng quần thể của Apocycops royi trong khoảng thời
gian 16 ngày ở các độ mặn khác nhau ...........................................................................27
Hình3.7. Ảnh hưởng thức ăn đến cấu trúc của quần thể Apocyclops royi....................30
Hình3.8. Ảnh hưởng của thức ăn đến mật độ của lồi Apocyclops royi. .....................31
Hình3.9. Đường cong sinh trưởng của quần thể Apocyclops royi ở các loại thức ăn
khác nhau. ......................................................................................................................32

vi


TÓM TẮT


Nghiên cứu đánh giá ảnh hưởng của điều kiện ni đến sự sinh trưởng và phát
triển của lồi Apocyclops royi trong phịng thí nghiệm. Các cá thể được ni thích nghi
trong mơi trường ni cấy thu ấu trùng mới nở F1 được ni đến khi trưởng thành
được bố trí cho các thí nghiệm. Ở thí nghiệm thứ 1 được bố trí với 5 nghiệm thức khác
nhau (5, 10,15, 20, 25ppt) xác định cấu trúc quần thể, mật độ quần thể qua từng giai
đoạn. Tiếp đến là thí nghiệm 2 đánh giá độ pH (5.5, 6.5,7.5,8.5)ảnh đến cấu trúc quần
thể và mật độ quần thể qua các ngày 4 đến ngày 16. Cuối cùng là thí nghiệm 3, ba loại
thức ăn được bố trí cho ăn để chọn ra loại thức ăn tối ưu nhất cho loài Apocyclops royi
là Cám + Tảo Chlorella vulgaris, Men + Tảo Chlorella vulgaris và Tảo Chlorella
vulgaris. Kết quả cho thấy rằng ở các yêu tố môi trường và điều kiện dĩnh dưỡng là 2
yếu tố rất quan trọng trong việc ni ni cấy lồi Apocyclops royi trong phịng thí
nghiệm. Ở điều kiện mơi trường độ mặn 15ppt và độ pH 7.5 và điều kiện dinh dưỡng
là cám ủ lên men kết hợp với tảo là thích hợp để ni cấy lồi Apocyclops royi.
Từ chìa khoá : Apocyclops royi , cyclopoida, thức ăn tự nhiên.

vii


MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Hiện nay trong các cơ sở sản xuất giống hải sản ở nước ta, tỷ lệ sống sót của cá,
tơm giống vẫn cịn rất thấp. Đã có nhiều cơng trình nghiên cứu trong và ngoài nước kết
luận rằng nhu cầu dinh dưỡng của ấu trùng cá biển là rất lớn, các trại ương cung cấp
thức ăn không đủ dinh dưỡng cho chúng là nguyên nhân chính dẫn đến tỷ lệ sống thấp
và chất lượng con giống chưa tốt. Để nâng cao hàm lượng dinh dưỡng trong thức ăn
truyền thống là Rotifer và Artemia, các trại ương đã dùng các vật chất giàu vitamin và
acid béo khơng no. Các nhóm động vật phù du thuộc Copepoda được xem là siêu thực
phẩm, là nguồn thức ăn cung cấp đầy đủ dinh dưỡng giúp nâng cao tỷ lệ sống và chất
lượng con giống cho cá biển.

Trên thế giới đã tiến hành nghiên cứu các đặc điểm sinh học và kỹ thuật nuôi
thâm canh copepoda và đã được đạt kết quả tốt. Nghiên cứu cho thấy copepoda có
hàm lượng dinh dưỡng rất cao, là động vật phù du duy nhất có thể đáp ứng đủ nhu cầu
dinh dưỡng đối với ấu trùng cá biển. Copepoda ở vùng nước mặn, nước lợ là thức ăn
rất tốt cho ấu trùng cá biển. Chúng chứa hàm lượng DHA và HUFA rất cao (Reitan và
cs, 1994). Copepods là nguồn thức ăn chính của ấu trùng cá biển trong tự nhiên (tháng
5 năm 1970; Zismann và cộng sự, 1975; McMichel và Peten, 1989). Trong nuôi trồng
thủy sản, giáp xác chân chèo đã được chứng minh là thức ăn ưa thích và đầy đủ dưỡng
chất nhất cho nhiều ấu trùng cá biển (Houde, 1973; May et al., 1974; Kraul, 1983a,
1989, 1993), và cũng được sử dụng cho ấu trùng tôm và hậu ấu trùng. (Shamsudin và
Saad, 1993). Kết quả tốt về sự tăng trưởng và tỷ lệ sống của ấu trùng cá khi sử dụng
sinh vật phù du tự nhiên là do sự hiện diện của động vật chân đốt và vai trò của chúng
như là thành phần thức ăn chính (May, 1970; Bent, 1993).
Copepods cung cấp nhiều kích cỡ, lồi và chất lượng khác nhau (Kinne, 1977;
Yu´fera và Pascual, 1984; Delbare và cộng sự, 1996). Ở Nhật Bản, giáp xác chân chèo
được nuôi cùng với luân trùng, và Tigriopus japonicus là các loại thức ăn chính
(Kuronuma và Fukusho, 1984; Fukusho, 1980, 1991). Copepods thuộc chi Oithona có
nhiều và thường xuất hiện ở các đầm phá ven biển (Zacarı´as và Zoppi de Roa, 1981).
Chi này có vịng đời ngắn và phân bố địa lý rộng, trở thành ứng cử viên tốt cho nuôi
cấy và thay thế tuyệt vời cho Artemia Watanabe và cộng sự. (1983) báo cáo rằng môi
trường nuôi cấy không ảnh hưởng đến thành phần hóa học của giáp xác chân chèo,
mặc dù Delbare et al. (1996). Các đặc điểm tốt khác của động vật chân đốt là chuyển
động bơi lội của chúng như một kích thích thị giác của ấu trùng, hoạt động làm sạch bể
chủ yếu nhờ harpacticoida sinh vật đáy, là loài ăn tảo (Støttrup và cộng sự, 1995), hàm
lượng enzym tiêu hóa cao (Delbare và cộng sự, 1996) và khả năng tăng tỷ lệ cho ăn
với sự tăng trưởng và tỷ lệ sống được cải thiện (Støttrup và Norsker, 1995, 1997).

1



Lồi Apocyclops royi (Cyclopoida) có thể được tìm thấy ở các cửa sông và các
ao nuôi trồng thủy sản nước lợ và là nguồn thức ăn chính cho các trại giống (Su,
Cheng, Chen, & Su, Năm 2005; Su, Su, & Liao, 1997). Apocyclops royi được xem là
nguồn thức ăn giàu dinh dưỡng, acid béo cho ấu trùng cá hoặc tôm (Liao, Su, &
Chang, Năm 2001). Ngoài ra, sản xuất đại trà copepoda có thể thu hoạch liên tục, duy
trì với kinh phí thấp.
Vì vậy chúng em lựa chọn đề tài “Khảo sát ảnh hưởng các điều kiện nuôi
đến sự sinh trưởng và phát triển của loài Apocyclops royi (Copepoda:
Cyclopoida)” nhằm đưa ra những dữ liệu quan trọng trong việc đưa lồi Apocyclops
royi vào quy trình sản xuất đại trà để cung cấp nguồn thức ăn sống, giàu dinh dưỡng
cho trại giống.
2. Mục tiêu đề tài
- Đánh giá sự ảnh hưởng của các yếu tố nuôi khác nhau đến sự sinh trưởng và
phát triển của quần thể loài Apocyclops royi.
3. Ý nghĩa của đề tài
Thông qua kết quả nghiên cứu sẽ đưa ra căn cứ cho việc lựa chọn được điều
kiện ni thích hợp cho lồi Apocyclops royi để phát triển là nguồn thức ăn tươi sống
cung cấp cho các trại giống thủy sản. Từ đó, đề tài này sẽ đưa ra thêm một nguồn thức
ăn mới có hàm lượng dinh dưỡng cao và phù hợp cho ấu trùng tôm.
3.1. Ý nghĩa khoa học
Cung cấp dẫn liệu quan trọng làm cơ sở cho việc nghiên cứu phát triển quy
trình ni cấy trên quy mơ lớn của lồi Apocyclops royi thuộc bộ Cyclopoida
(Copepoda).
3.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Sản phẩm của nghiên cứu sẽ bước đầu hỗ trợ cho quá trình tạo ra nguồn thức
ăn tươi, sạch giúp nâng cao tỷ lệ sống và chất lượng cho một số lồi tơm giống tại Việt
Nam.

2



CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1. Tổng quan về đối tượng nghiên cứu
1.1. Phân loại
Phân loại loài Apocyclops royi :
- Nghành : Arthropoda
- Lớp

: Hexanauplia

- Bộ

: Cyclopoida (Burmeister, 1834)

- Họ

: Cyclopoidae (Rafinesque, 1815)

- Chi

: Apocyclops (Lindberg, 1942)

- Loài

: Apocyclops royi (Lindberg, 1940)

1.2. Đặc điểm hình thái
Chiều dài của Apocyclops royi ( Lindberg, 1940) dao động từ 835-917 µm. Tỷ
lệ phần đầu ngực: phần bụng = 1,2-1,4: 1 (số 1 hình 1.1) Toàn bộ cơ thể, cả ở mặt lưng

và mặt bụng, có các hàng vân dạng thấu kính được tìm thấy một phần là đại diện mũi.
Số 3 (hình 1.1). giãn ra ở bên và hơi rộng hơn so với đoạn sinh dục đơi; bề mặt
bụng có một đơi gai hàng đơn lẻ; hai hàng con quay gần khớp của đoạn cuối. Đoạn
sinh dục đơi (số 3) giãn ra phía trước và rộng khoảng bằng (0,9-1,1: 1). Hai đoạn tiếp
theo rộng hơn là dài. Đoạn hậu mơn (số 3 hình 1.1) với bờ bao giả nhẵn và hàng gai
dọc theo toàn bộ mép sau tự do; nhiều con gai bên trong ở mặt bụng lớn hơn con bên
ngồi. Cành đi (số 2-3 hình 1.1) dài 3,9 - 4,7 lần chiều rộng. Mặt lưng có các nhóm
gai. Lơng đỉnh bên ngồi mạnh hơn và dài hơn lông đỉnh bên trong (1,2-1,6: 1). Lông
đỉnh giữa bên trong dài hơn một chút so với lơng đỉnh bên ngồi (1,2-1,3: 1) và dài
hơn 2,2-2,5 lần so với nhánh đuôi. Lông lưng dài gấp 2,4-2,8 lần so với lơng đỉnh bên
ngồi. Lơng bên nhỏ hơn lơng đỉnh bên ngồi và cắm vào giữa nhánh đi một chút.
Số 4 Hình 1.1 Với đầu cuối nội mơ dài hơn 1,1-2,0 lần chiều rộng, một gai ngắn
hơn đầu cuối (chiều dài cột sống: tỷ lệ chiều dài đầu mục = 0,6-0,7: 1). Lông dài gấp
3-4 lần xương sống. Góc xa bên trong của đế trịn và có gai. Bố cục đùi theo sau, với
các biến thể nhỏ.

3


Hình 1. 1.Hình thái của lồi Apocyclops Royi
1.3. Vịng đời sống trong điều kiện ni cấy
Vịng đời của Apocyclops royi trước khi trưởng thành thành sẽ trải qua 12 giai
đoạn phát triển, gồm : trứng, 6 giai đoạn ấu trùng và 5 giai đoạn copepodid và trưởng
thành) có kích thước 835-917 µm. Trứng của Copepoda nở thành ấu trùng nhỏ gọi là
Nauplius. Chúng có 3 đơi phụ bộ để sau đó biến thành râu A1, A2 và hàm dưới. Khi
lột xác sang giai đoạn II, chúng chỉ có thêm hàm trên. Có 4 giai đoạn ấu trùng và 5 giai
đoạn tiền trưởng thành khi biến thành con trưởng thành có khả năng sinh sản. Sau mỗi
lần lột xác, con vật lớn lên và dài hơn đồng thời có thêm phụ bộ. Ví dụ như Nauplius
IV có đủ các phụ bộ của đơi chân thứ 2, Copepodid I có đốt ngực và có phụ bộ ở đơi
chân thứ 4. Thời gian để hoàn thành một chu kỳ sống từ trứng cho đến khi sinh sản

biến động tùy theo loài và điều kiện mơi trường (Dương Trí Dũng, 2001)

4


Vịng đời và ni cấy Apocyclops cmfri sp tương tự với cyclopoida thông
thường bao gồm sáu giai đoạn naupliar và năm giai đoạn giáp xác chân lơng. Nó

thường sử dụng vi tảo làm thức ăn. Vòng đời ngắn nhất của Apocyclops cmfri sp.
Vòng đời được ghi lại 8 ngày khi cho ăn với tảo C. calcitrans với khả năng sinh sản 30
trứng mỗi con cái mỗi ngày. Tỷ lệ nở được quan sát là 90%. Giai đoạn Naupliar kéo
dài trong hai ngày và tỷ lệ sống sót là 90%. Nhiệt độ nở trung bình 26 độ C. Quá trình
phát triển thêm các giai đoạn của con trưởng thành (đực và cái) mất bốn ngày và tỷ lệ
sống sót là 95%. Chiều dài Naupliar dao động từ 105 µm đến 287 µm và chiều rộng 90
µm đến 166 µm. Nuôi cấy thuần chủng A. cmfri sp. Được nuôi trên môi trường cho ăn
tảo C. calcitrans sống ở mật độ 2-5 con 1ml. Việc ni cấy lồi này đang được thực
hiện để sử dụng làm thức ăn tươi sống cho ấu trùng tơm và cá.
Hình 1. 2.Vịng đời sống Apocyclops cmfri sp. trong điều điện ni cấy (Lindberg,
1940)
Giống như các lồi giáp xác khác, A. royi là một loài giáp xác chân mang trứng
có q trình phát triển bao gồm sáu giai đoạn nauplii, năm giai đoạn giáp xác chân
chèo và giai đoạn trưởng thành là cuối cùng (Støttrup, 2003). Các giai đoạn sống này
được chia thành các khác biệt về hình thái, khác biệt về chiều dài và thời gian của các
giai đoạn sống như trong Bảng 1.1 và 1.2 (Chang & Lei, 1993).

5


Bảng 1. 1. Thời gian nauplii và copepodite được nuôi cấy và lưu trữ trong phịng thí
nghiệm (modified from Chang & Lei, 1993) loài Apocyclops royi.


Bảng 1. 2. Chiều dài phần đầu ngực và phần bụng của copepoda trong các giai đoạn
khác nhau (modified from Chang & Lei, 1993) của lồi Apocyclops royi.

Như được mơ tả trong Bảng 1.2, nauplii chỉ có các giá trị số dưới “độ dài
prosome” vì nauplii chỉ bao gồm prosome. Copepodites và con trưởng thành cũng
chứa urosome, kết thúc bằng lông đuôi (Chang & Lei, 1993). Trong dự án hiện tại, khi
6


các phép đo chiều dài được mô tả, chiều dài toàn bộ cơ thể được sử dụng; chiều dài
prosome đối với nauplii, chiều dài prosome và urosome nhưng không bao gồm furca
đuôi đối với giáp xác.
Là động vật chân đốt, chúng phát triển bằng cách lột xác để lột bỏ bộ xương
ngồi cứng bằng kitin. Chúng có thời gian thế hệ ngắn so với các loài giáp xác chân
chèo khác (≥13 ngày) và tốc độ tăng trưởng tương đối nhanh dường như có liên quan
chặt chẽ với nhiệt độ, loại thức ăn và sự sẵn có của thức ăn (Lee et al., 2005). Lồi này
sinh sản hữu tính và con cái có thể sử dụng tinh dịch nhận được từ con đực để thụ tinh
cho cụm trứng nở 10-15 nauplii mỗi ngày (Pan et al., 2016). Những con cái mang
trứng trong các túi trứng đơi gắn vào một cái gì đó ở bụng đầu tiên của chúng
(Støttrup, 2003). Tốc độ tăng trưởng cao và sản lượng trứng cao là một số lý do khiến
A. royi được quan tâm làm thức ăn sống cho ni trồng thủy sản.
1.4. Sinh sản
Tập tính sinh sản hầu như giống nhau ở nhóm Copepoda sống tự do. Sự thụ
tinh thật sự xảy ra khi hai cá thể đã tách rời nhau và con cái đẻ trứng, q trình này
hồn thành trong vài phút hay cả tháng sau khi bắt cặp. Trứng thụ tinh sẽ được giữ trên
mình con cái trong 1 hay 2 túi trứng cho đến khi nở thành ấu trùng, khi trứng vừa nở
thì nhóm trứng khác nhau bắt đầu sinh ra và tiếp tục được thụ tinh (Dương Trí Dũng,
2001). Các ấu trùng của A. royi chỉ nở khi trứng còn được gắn trên đốt sinh dục thì
mới nở thành cơng do ảnh hưởng của các điều kiện mơi trường.


`
Hình 1. 3.Hình thái của cá thể cái và cá thể đực trưởng thành của Apocyclops royi.

7


Hình 1. 4. Các giai đoạn phát triển của Apocyclops cmfr thuộc bộ Cyclopoida ( Dr.A.
Gopalakrishnan, 2018)
1.5. Điều kiện môi trường
Chi Apocylops có thể chịu được nhiều nhiệt độ (15-32 ° C) và nhiệt độ lý tưởng
để nuôi cấy là 30° C. Nó có thể tồn tại ở độ mặn từ 0-40 ppt nhưng độ mặn tối ưu là từ
29-35 ppt. Phạm vi pH 7,2-8,2 là thích hợp nhất. Amoniac phải dưới 1 ppm. Cần sục
khí thấp để ni lồi cá chân chèo này.
Trong các điều kiện nhiệt đới và các phá cyclopoid đối tượng Apocyclops royi
chịu các độ mặn khác nhau (5–32 ppt) (Lindberg, 1940). Nhiệt độ từ 18°C đến 32°C.
1.6. Điều kiện dinh dưỡng
Loài này ăn hầu hết các loài vi tảo biển. Mật độ và tỷ lệ nở cao hơn được ghi
nhận khi nuôi Chaetoceros calcitrans với mật độ tế bào 70000-80000 tế bào / mL
trong nuôi cấy.
1.7. Giá trị dinh dưỡng và vai trò của copepoda trong việc ni trồng thủy hải sản
Copepods là một nhóm động vật giáp xác có kích thước nhỏ, chúng phân bố
rộng rãi trong các dạng thủy vực khác nhau. Copepoda đóng vai trị quan trọng trong
chuỗi thức ăn dưới nước, chúng giúp chuyển tiếp dinh dưỡng từ những sinh vật bậc 1
đến những bậc dinh dưỡng cao hơn. Copepoda còn được biết đến là nguồn thức ăn
chính, rất giàu dinh dưỡng đối với giai đoạn con non của nhiều loài động vật thủy sinh.
Hàm lượng protein trong copepoda được xác định cao hơn nhiều so với luân
trùng và hàm lượng protein này thậm chí khơng thể đạt được ngay cả với luân trùng đã
được tối ưu hóa dinh dưỡng trong điều kiện nhân tạo (Srivastava & ctv, 2006; Hamre
& ctv, 2013). Hơn thế nữa, hàm lượng các axit béo không no và phosphoplid trong

copepoda đã được xác định cao hơn so với luân trùng và Artermia (van der Meeren &
8


ctv, 2008). Nghiên cứu của Lavén & Sorgeloos (1996), đã cơng bố kết quả tương tự
khi cho rằng copepoda có hàm lượng EPA và DHA cao, chứa nhiều acid amin, acid
béo thiết yếu, vitamin và nhiều loại enzyme tiêu hóa. Do đó, copepoda rất phù hợp cho
nhu cầu dinh dưỡng của ấu trùng các loài động vật thủy sản. Việc sử dụng copepoda
làm ăn cho ấu trùng thủy sản có thể quyết định đến sự thành cơng của q trình ương
ni do giá trị dinh dưỡng và kích thước của ấu trùng copepoda phù hợp với cỡ miệng
của nhiều loài động vật thủy sản (Payne & Rippingale, 2001). Ấu trùng nhiều lồi
động vật thủy nước mặn có giá trị kinh tế khi được cho ăn copepoda cho thấy chất
lượng tốt hơn hẳn so với việc sử dụng các loại thức ăn tươi sống khác như Artemia và
luân trùng với tỷ lệ ấu trùng dị hình thấp, tỷ lệ sống và tốc độ tăng trưởng cao (Hamre
& ctv, 2008; van der Meerr & ctv, 2008). Do đó, việc nghiên cứu, sử dụng copepoda
như một nguồn thức ăn tươi sống mới nhằm thay thế các nguồn thức ăn tươi sống hiện
nay (Artemia và luân trùng) đang được xem một hướng đi mới trong sản xuất giống
nhân tạo các loài thủy hải sản trên thế giới và Việt Nam, đặc biệt đối với các lồi thủy
sản nước mặn, lợ có giá trị thương phẩm cao (Ạiboye & ctv, 2010).
Apocyclops royi tùy thuộc vào kích thước và chế độ dinh dưỡng có giá trị dinh
dưỡng khác nhau. Apocyclops royi thuộc dòng cyclopoida nước lợ được sử dụng trong
ngành nuôi trồng thủy sản làm mồi cho ấu trùng cá. Nghiên cứu đã khảo sát tác động
của chế độ ăn vi tảo, cụ thể là bảy chế độ ăn đơn loài Isochrysis galbana (ISO),
Nannochloropsis oculata (NAN) và Tetraselmis chui (TE), chế độ ăn hai loài (ISO +
NAN, ISO + TET và TET + NAN ), và chế độ ăn ba loài (ISO + NAN + TET), dựa
trên sự gia tăng dân số, khả năng sinh sản của cá cái và thành phần axit béo của A.
royi. Đối với các đặc điểm sinh sản, sự kết hợp ISO + NAN được coi là chế độ ăn hỗ
trợ tốt nhất cho cả sự gia tăng dân số và khả năng sinh sản của cá cái. Về giá trị dinh
dưỡng, Apocyclops royi được cho ăn theo tiêu chuẩn ISO và ISO + NAN được phát
hiện có hàm lượng axit docosahexaenoic (DHA) cao nhất (tương ứng là 18,99% và

10,73% tổng số axit béo) và quan trọng hơn là tỷ lệ DHA / EPA cao (6,09 và 4.09,
tương ứng). Ngoài ra, việc so sánh thành phần axit béo giữa động vật chân đốt và vi
tảo cho thấy dấu hiệu dự kiến rằng A. royi có thể có khả năng tổng hợp axit béo khơng
bão hịa đa chuỗi dài (PUFA) từ các PUFA chuỗi ngắn. Chứng minh rằng ISO + NAN
là chế độ ăn vi tảo phù hợp nhất để nuôi A. royi đại trà vì nó làm tăng năng suất và
nâng cao giá trị dinh dưỡng của các loài giáp xác chân chèo để sử dụng làm mồi cho
ấu trùng tôm, ấu trùng cá. (Luận án của Dr. Yen-Ju Pan 2016 giữa Đại học Lille 1 và
Đại học Hải dương Quốc gia Đài Loan).
1.8. Hiện trạng nghiên cứu
Trên thế giới, Copepoda đã được nuôi thành công và ứng dụng trong hoạt động
ương nuôi ấu trùng thủy sản từ năm 1980 (Schipp 2006). Tầm quan trọng của
copepoda trong hoạt động sản xuất giống các đối tượng thủy sản biển đã được khẳng
định trong nhiều nghiên cứu trước đây (Bell et al. 1997; Støttrup 2000; Kleppel and
Hazzard 2002; Lee et al. 2005). Ba bộ copepoda đã được khảo sát và ứng dụng trong
hoạt động sản xuất giống thủy sản bao gồm: Cyclopoida, Calanoida và Harpacticoida
9


(Marcus 2005). Những loài copepoda nước mặn, đặc biệt Calanoida đã được chứng
minh là một trong những nguồn thức ăn có giá trị cho nhiều lồi ấu trùng cá biển khi
so sánh với rotifer và artermia (Hernandez Molejon và Alvarez-Lajonchere 2003;
Marcus 2005; Schipp 2006; Milione và Zeng 2008; Camus và Zeng, 2009). Artermia
salina và rotifer (Brachionus spp.) sau khi được làm giàu dinh dưỡng vẫn không thể
đáp ứng đầy đủ nhu cầu dinh dưỡng của nhiều loài cá trong các trại sản xuất giống
(Drillet et al. 2008; Hamre và Harboe 2008; Conceical. 2009). Việc nghiên cứu sử
dụng copepods như một nguồn thức ăn tươi sống có giá trị trong hoạt động sản xuất
giống đã được thực hiện trong một sô nghiên cứu trước đây (Støttrup 2000; Payne et
al. 2001; Drillet et al. 2006).
Apocyclops royi thuộc bộ Cyclopoida được tìm thấy ở các cửa sông và các ao
nuôi trồng thủy sản nước lợ ở Đài Loan và là nguồn cấp thức an bổ sung cho ấu trùng

tại trại giống (Su, Cheng, Chen, & Su, Năm 2005; Su, Su, & Liao, 1997). Có rất nhiều
nghiên cứu về copepod thuộc bộ cyclopoida lồi A. royi như đánh giá sự phát triển và
axit béo thành phần của A. royi đã ni một lồi và chế độ ăn kết hợp giữa các loài dựa
trên trên số ba khác nhau vi tảo loài: isochrysis galbana (Haptophyceae), (Họ
Prasinophyceae) và Nannochloropsis oculata (Họ Eustigmatophyceae). Các nghiên
cứu về A. royi cho thấy rằng nó thích nghi trên một phạm vi rộng ở các độ mặn (0–35
ppt) ( Muthupriya và Altaff, 2009 ; Pan và cộng sự. , 2016 ). Thấy rằng thành phần
sinh hóa của A. royi đầy hứa hẹn và phù hợp khi được sử dụng dưới dạng thức ăn tươi
sống với tỷ lệ C: N là 4,7 và tỷ lệ axit béo (DHA / EPA 3,2 ± 0,7) đáp ứng mức tối
thiểu chuẩn độ ăn kiêng yêu cầu của Cần thiết FAs cho ấu trùng tôm, cá. Các kích
thước phạm vi của nauplii(78 - 245 μ m) được đánh giá là kích thước khả thi để cho ấu
trùng cá biển miệng nhỏ ăn lần đầu (Nielsen và cộng sự, 2019 ; Pan và cộng sự, 2018).
Tiềm năng nuôi trồng thủy sản của động vật chân chèo thuộc bộ cyclopoid
Apocyclops royi là rất lớn giúp cải thiện nguồn thức ăn mới đầy đủ thành phần dinh
dưỡng và khả năng bắt mồi từ ấu trùng cao hơn.
Ở Việt Nam, việc nghiên cứu về loài Apocyclops royi thuộc bộ cyclopoida
(copepoda) cịn rất hạn chế. Trong thời gian gần đây có các nghiên cứu về mật độ vi
tảo Isochrysis galbana đến sức sinh sản và tỷ lệ nở thành công của loài Copepoda
Apocyclops royi của (Nguyễn Thị Thủy, Lê Minh Hoàng, Đoàn Xuân Nam, Bùi Văn
Cảnh, Nguyễn Thị Thành, Đinh Văn Khương) năm 2021 và những nghiên cứu khác về
copepoda như nghiên cứu trên loài Microsetella norvegica thuộc bộ Harpacticoida tại
Khoa Thủy sản, Đại học Cần Thơ cho thấy có nhiều triển vọng trong việc phát triển và
mở rộng nuôi các đối tượng copepoda làm thức ăn cho ấu trùng cá biển (Nguyễn Thị
Kim Liên, 2005), nghiên cứu ảnh hưởng của nhiệt độ và sinh sản của loài copepoda
Pseudodiaptomus annandalei ( Đoàn Xuân Nam, Bùi Văn Cảnh, Phạm Quốc Hùng,
Đinh Văn Khương 2019), nghiên cứu của Nguyễn Thị Thủy về ảnh hưởng của mật độ
vi tảo Isochrysis Galbana làm thứ ăn đến sức sinh sản và tỷ lệ nở của loài copepoda
Apocyclops royi( 2021) . Trong số các loài copepoda, Schmackeria dubia thường được
tìm thấy với số lượng lớn trong các thủy vực tự nhiên và nhất là trong các hệ thống
ni thủy sản. Kích thước ấu trùng Nauplius của những lồi này có thể nhỏ (<200 µm)

và hàm lượng HUFA cao ở các giai đoạn phát triển có thể là nguồn thức ăn thích hợp
nhất cho ấu thể các lồi cá biển (Ngô Duy Tân, 2013).
10


CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu
Loài Apocyclops royi thuộc bộ cyclopoida (Copepoda).
2.1.2. Phạm vi nghiên cứu
Loài Apocyclops royi thuộc bộ cyclopoida (copepoda) được thu mẫu ở các vùng
nước lợ trong rừng ngập mặn và các phá ở miền Trung.
2.2. Nội dung nghiên cứu
- Khảo sát ảnh hưởng của thức ăn đến sự sinh trưởng và phát triển của loài
Apocyclops royi thuộc bộ Cyclopoida:Copepoda trong phịng thí nghiệm.
- Khảo sát ảnh hưởng của các điều kiện môi trường (độ pH và độ mặn) đến sự
sinh trưởng và phát triển của lồi Apocyclops royi trong phịng thí nghiệm.
- Đánh giá độ acid béo có trong lồi Apocyclops royi.
2.3. Phương pháp nghiên cứu
2.3.1. Phương pháp phân tích mẫu môi trường nước
- Đo độ pH bằng máy đo chỉ tiêu, nhiệt độ được do bằng nhiệt kế, độ mặn được
đo bằng khúc xạ kế kỹ thuật số (thiết bị tại phịng mơi trường – Đại học sư phạm Đà
Nẵng).
2.3.2. Phương pháp bố trí thí nghiệm khảo sát điều kiện nuôi cấy đến sự sinh
trưởng và phát triển của lồi Apocyclops royi thuộc bộ (copepoda: cyclopoida)
* Bố trí thí nghiệm
Ni thích nghi các cá thể của lồi Apocyclops royi vào các điều kiện mơi
trường thí nghiệm nhằm hạn chế các ảnh hưởng đến các cá thể.
- Bố trí Copepoda cái mang trứng vào các đơn vị thí nghiệm.

- Đơn vị thí nghiệm: bình thủy tinh với 500 ml (thể tích mơi trường 100 ml).
- Lọc lấy nauplius: sau khi thí nghiệm hồn thành, lọc lấy naupli qua lưới 50 µm.
- Ni nauplius đến trưởng thành: Các đơn vị thí nghiệm của cùng một nghiệm
thức được đặt ngẫu nhiên vào 1 bể nuôi ổn định nhiệt ở 30oC. A. royi được cho ăn 3
lần/ngày mật độ tảo được cho ăn 70000-80000 tế bào/ml. Copepoda được nuôi đến khi
100% cá thể trong đơn vị thí nghiệm trưởng thành. Ngay khi 100% quần thể
Apocyclops royi trong các đơn vị thí nghiệm trưởng thành, tiến hành bắt và bố trí vào
các lơ thí nghiệm.

11


* Thí nghiệm ảnh hưởng thức ăn đến sự sinh trưởng và phát triển của quần thể
Apocyclops royi trong phòng thí nghiệm
* Bố trí thí nghiệm:
Mục đích: Khảo sát 3 loại thức ăn ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển
của loài Apocyclops royi (Copepoda:cyclopoida).
Cách tiến hành: Loài Apocyclops royi sau khi được ni thích nghi trong mơi
trường thí nghiệm. Chọn các cá thể trưởng thành khoẻ mạnh để bố trí thí nghiệm.
Trong đó, gồm có 20 cá thể đực và 20 cá thể cái mang trứng.
Thức ăn bằng tảo Clorella vulgaris được nhân giống ở phòng Tảo – Khoa SinhMôi Trường, trường đại học sư phạm Đà Nẵng, Tảo được bổ sung ở mật độ 70.00080.000 tế bào/ml.
Thức ăn cám được ủ bằng chế phẩm Em1 : Từ 10ml Chế phẩm EM + 50ml rỉ
mật đường + 250ml nước + 10 kg các loại tinh bột. Pha trộn đều hỗn hợp này, có thể
pha thêm nước sao cho đạt độ ẩm 30-40%. Đậy kín, ủ hỗn hợp trong 2-4 ngày.
Bảng 1. 3. Ảnh hưởng thức ăn đến sự sinh trưởng và phát triển của lồi Apocyclopods
royi trong phịng thí nghiệm.
Nghiệm
thức

Thức ăn


Tỷ lệ
cho ăn

Số lượng
thức ăn

Thể
tích

Số lần
lặp

NT1

Tảo Chlorella vulgaris

1

0.001g/10 cá
thể

1000ml

3 lần

NT2

25% Men bánh mỳ +


1

0.001g/10 cá
thể

1000ml

3 lần

1

0.001g/10 cá
thể

1000ml

3 lần

Tảo Chlorella vulgaris
NT3

25% Bột cám gạo ủ + Tảo
Clorella vulgaris

- Các yếu tố mơi trường ni khác được kiểm sốt:
+ Nhiệt độ phòng: 25-28 độ C.
+ Ánh sáng tự nhiên : 12h sáng: 12h tối
+ Độ mặn được đo từ môi trường thu mẫu.
- Tần suất cho ăn: 2 lần/1 ngày (dựa vào độ đục của môi trường nước)
- Các yếu tố môi trường bao gồm: nhiệt độ, độ mặn, pH, (NH3-NH4, nồng độ oxy được

test bằng dụng cụ test nhanh được đo 2 ngày/lần).
- Tần suất theo dõi: được theo dõi 2 ngày một lần trong vòng 2 tuần.
- Các chỉ tiêu theo dõi ảnh hưởng của thức ăn đến sự sinh trưởng và phát triển của loài
Apocyclops royi
+ Tỷ lệ tăng trưởng
12


+ Mật độ quần thể
+ Cấu trúc quần thể
Thí nghiệm được kéo dài trong vịng 2 tuần liên tiếp.
* Thí nghiệm ảnh hưởng của độ mặn sự sinh trưởng và phát triển của
Apocyclops royi
* Bố trí thí nghiệm:
Mục đích: Đánh giá sự ảnh hưởng của độ mặn đến sự sinh trưởng và phát triển
của loài Apocyclops royi.
Cách tiến hành: Loài Apocyclops royi sau khi được ni thích nghi trong mơi
trường phân lập. Chọn ra các cá thể ấu trùng (nauplii) khỏe mạnh với mật độ 40 con
trên một nghiệm thức để sử dụng cho thí nghiệm khảo sát ảnh hưởng của độ mặn. Các
nghiệm thức được thực hiện lặp lại 3 lần.
Các cá thể loài Apocyclops royi được cho ăn thức ăn tốt nhất ở thí nghiệm 1, ở
nhiệt độ trong phịng thí nghiệm và duy trì trong mơi trường sống với các độ mặn khác
nhau (5, 10, 15, 20, 25ppt ).
Bảng 1. 4. Ảnh hưởng của độ mặn đến sự sinh trưởng và phát triển của loài Apocycops
royi
Nghiệm thức

Độ mặn

Thể tích


Thức ăn

Số lần lặp

NT1

10ppt

1000ml

Từ thí
nghiệm 1

3 lần

NT2

15ppt

1000ml

Từ thí
nghiệm 1

3 lần

NT3

15ppt


1000ml

Từ thí
nghiệm 1

3 lần

NT4

20ppt

1000ml

Từ thí
nghiệm 1

3 lần

NT3

25ppt

1000ml

Từ thí
nghiệm 1

3 lần


- Các điều kiện môi trường như ánh sáng nhiệt độ khơng thay đổi.
- Chế độ chăm sóc: Định kỳ hằng ngày bằng cách cho ăn và xác định các chỉ tiêu môi
trường.
- Các yếu tố nhiệt độ và độ mặn được đo hàng ngày bằng nhiệt kế và tỷ trọng kế.
- Các yếu tố pH, độ mặn, nhiệt độ được đo 2 ngày/lần.
Tần suất theo dõi: được theo dõi 2 ngày một lần trong vào 2 tuần.

13


Các chỉ tiêu theo dõi ảnh hưởng của độ pH đến sự sinh trưởng và phát triển của loài
Apocyclops royi
+ Tỷ lệ tăng trưởng
+ Mật độ quần thể
+ Cấu trúc quần thể
Thí nghiệm được kéo dài trong vịng 2 tuần liên tiếp sau khi bố trí hồn thành thí
nghiệm.
* Nghiên cứu ảnh hưởng của độ pH đến sự sinh trưởng và phát triển của lồi
Apocyclops royi
* Bố trí thí nghiệm:
Mục đích: Đánh giá sự ảnh hưởng của độ pH đến sự sinh trưởng và phát triển
của Apocyclops royi.
Cách tiến hành: Lồi Apocyclops royi sau khi được ni thích nghi trong môi
trường phân lập. Chọn ra các ấu trùng nauplii khỏe mạnh với mật độ 40 con trên
nghiệm thức để sử dụng cho thí nghiệm khảo sát ảnh hưởng của độ pH đến sự sinh
trưởng và phát triển. Các thí nghiệm được thực hiện lặp lại 3 lần.
Độ pH được bố trí trong thí nghiệm này là (7.0, 7.5, 8.0)
Bảng 1. 5. Ảnh hưởng của độ pH đến thành sự sinh trưởng và phát triển của lồi
Apocyclops royi
Nghiệm thức


Độ mặn

Thể tích

Độ pH

Thức ăn

Số lần lặp

NT1

Từ thí nghiệm
2

1000ml

5.5

Từ thí nghiệm
1

3 lần

NT2

Từ thí nghiệm
2


1000ml

6.5

Từ thí nghiệm
1

3 lần

NT3

Từ thí nghiệm
2

1000ml

7.5

Từ thí nghiệm
1

3 lần

NT4

Từ thí nghiệm
2

1000ml


8.5

Từ thí nghiệm
1

3 lần

- Các điều kiện mơi trường như ánh sáng nhiệt độ không thay đổi.
- Chế độ chăm sóc: Định kỳ hằng ngày bằng cách cho ăn và xác định các chỉ
tiêu môi trường.
- Các yếu tố nhiệt độ và độ mặn được đo hàng ngày bằng nhiệt kế và tỷ trọng
kế.
14


Tần suất theo dõi: được theo dõi 2 ngày một lần trong vào 3 tuần.
Các chỉ tiêu theo dõi ảnh hưởng của độ mặn đến sự sinh trưởng và phát triển của loài
Apocyclops royi
+ Tỷ lệ tăng trưởng
+ Mật độ quần thể
+ Cấu trúc quần thể
Thí nghiệm được kéo dài trong vịng 2 tuần liên tiếp sau khi bố trí hồn thành thí
nghiệm.
2.3.3. Đánh giá các điều kiện ni cấy ảnh hưởng đến độ acid béo của loài
Apocyclops royi trong phịng thí nghiệm
Ngun tắc:
Hồ tan acid béo có trong mẫu thử bằng ethanol ở nhiệt độ phòng, ly tâm chuẩn
độ phần dịch chiếc.
Độ acid béo được biểu thị bằng dung dịch natri hydroxit. Chuyển đổi cách tính
kết quả đạt được với kali hydroxit.

Phương pháp xác định
Trộn kỹ mẫu thử đã chuẩn bị theo Điều 8, cân khoảng 5 g mẫu, chính xác đến
0,001 g cho vào ống ly tâm. Thêm 30 ml etanol (5.1), đậy nút và lắc trong 1 h trên máy
lắc ở 20 oC ± 5 oC. Sau đó chuyển ống ly tâm vào máy ly tâm, tiến hành ly tâm trong 5
min với tốc độ 2000 r/min.
Dùng pipet hút 20 ml dung dịch phân lớp nổi phía trên ống ly tâm cho vào bình
nón Thêm 5 giọt phenolphtalein Vừa lắc đều bình nón, vừa chuẩn độ lượng axit trong
bình bằng dung dịch natri hydroxit 0,05 mol/l trong microburet, cho đến khi xuất hiện
màu hồng bền trong 30s. Ghi lại số mililit dung dịch natri hydroxit 0,05 mol/l đã dùng
trong q trình chuẩn độ.
Tính độ axit béo theo natri hydroxit
Độ axit béo, XNa, được biểu thị bằng miligam natri hydroxit đối với 100 g mẫu tính
theo chất khơ, được tính theo cơng thức sau:
XNa =

6000.(V1 −V0) .C
m

100

x

100−w

Trong đó:
15


C là nồng độ của dung dịch natri hydroxit, tính bằng mol/l (M);
m là khối lượng mẫu thử, tính bằng gam (g);

V1 là thể tích dung dịch natri hydroxit dùng để chuẩn độ mẫu thử (10.2), tính bằng
mililit (ml);
Vo là thể tích dung dịch dùng để chuẩn độ mẫu trắng (10.3), tính bằng mililit (ml);
w là độ ẩm, được xác định được trong 9.1;
6000 là hệ số chuyển đổi áp dụng cho natri hydroxit (40 x 1,5 x 100)
Tính độ axit béo theo kali hydroxit Độ axit béo, XK, được biểu thị bằng miligam kali
hydroxit đối với 100 g mẫu ở dạng chất khơ, được tính theo cơng thức sau:
XK =

8415.(V1 −V0) .C
m

100
x

100−w

Trong đó: C là nồng độ của dung dịch natri hydroxit, tính bằng mol/l (M);
m là khối lượng mẫu thử, tính bằng gam (g);
V1 là thể tích dung dịch natri hydroxit dùng để chuẩn độ mẫu thử, tính bằng mililit
(ml);
Vo là thể tích dung dịch dùng để chuẩn độ mẫu trắng, tính bằng mililit (ml);
w là độ ẩm, được xác định theo Điều 9 8415 là hệ số chuyển đổi áp dụng cho kali
hydroxit(56,1x1,5x100).
2.3.4. Phương pháp xử lý số liệu
Các số liệu về mật độ, tỷ lệ giới tính, cấu trúc quần thể, được trình bày dưới
dạng giá trị trung bình ± sai số chuẩn (Mean ± SE). So sánh các giá trị trung bình giữa
các nhóm mẫu được thực hiện bằng phương pháp ANOVA. Thu thập số liệu cho đến
khi kết thúc thí nghiệm, xử lí số liệu bằng phần mềm Microsoft Excel 2010.


16


×