Tải bản đầy đủ (.pdf) (127 trang)

Nghiên cứu năng lực thông hiểu truyền thông của sinh viên chuyên ngành báo chí – truyền thông ở việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.66 MB, 127 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

TRẦN VĂN VỸ

NGHIÊN CỨU NĂNG LỰC THÔNG HIỂU TRUYỀN THÔNG
CỦA SINH VIÊN CHUYÊN NGÀNH BÁO CHÍ – TRUYỀN THƠNG
Ở VIỆT NAM

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP
CHUYÊN NGÀNH: BÁO CHÍ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. TRẦN THỊ YẾN MINH

Đà Nẵng – 2023


ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

TRẦN VĂN VỸ

NGHIÊN CỨU NĂNG LỰC THÔNG HIỂU TRUYỀN THÔNG
CỦA SINH VIÊN CHUYÊN NGÀNH BÁO CHÍ – TRUYỀN THƠNG
Ở VIỆT NAM

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP
CHUYÊN NGÀNH: BÁO CHÍ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. TRẦN THỊ YẾN MINH


Đà Nẵng – 2023


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan khóa luận tốt nghiệp với đề tài: “Nghiên cứu năng lực thông
hiểu truyền thông của sinh viên chun ngành Báo chí - Truyền thơng ở Việt Nam” là
cơng trình nghiên cứu của tơi, dưới sự hướng dẫn của TS. Trần Thị Yến Minh. Các kết
quả nghiên cứu trong khóa luận này chưa cơng bố ở cơng trình nào khác.
Đà Nẵng, ngày 04 tháng 05 năm 2023
Sinh viên thực hiện

Trần Văn Vỹ

i


LỜI CẢM ƠN
Để hồn thành khóa luận này, tơi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến giảng viên hướng
dẫn TS. Trần Thị Yến Minh đã tận tình chỉ bảo, giúp đỡ, hỗ trợ tơi xun suốt q trình
thực hiện khóa luận tốt nghiệp.
Tơi xin gửi lời cảm ơn đến lãnh đạo Khoa Ngữ văn, trường Đại học Sư phạm Đại học Đà Nẵng; các quý thầy cô là cán bộ, giảng viên và các bạn sinh viên thuộc phạm
vi nghiên cứu đã tạo điều kiện, hỗ trợ tôi trong việc đăng ký và hồn thành đề tài khóa
luận tốt nghiệp cuối khóa.
Cuối cùng, tơi xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến gia đình, bạn bè đã ln
động viên, quan tâm giúp đỡ tơi hồn thành khóa luận.
Khóa luận này được hoàn thành một cách nghiêm túc và cẩn trọng, song khơng
thể tránh khỏi những thiếu sót. Tơi rất mong nhận được ý kiến đóng góp của quý thầy
cơ để khóa luận được hồn thiện hơn.
Xin chân thành cảm ơn!
Đà Nẵng, ngày 04 tháng 05 năm 2023

Sinh viên thực hiện

Trần Văn Vỹ

ii


NGHIÊN CỨU NĂNG LỰC THÔNG HIỂU TRUYỀN THÔNG CỦA
SINH VIÊN CHUN NGÀNH BÁO CHÍ - TRUYỀN THƠNG Ở VIỆT NAM
Ngành: Báo chí
Họ và tên sinh viên: Trần Văn Vỹ
Người hướng dẫn khoa học: TS. Trần Thị Yến Minh
Cơ sở đào tạo: Trường Đại học Sư phạm, Đại học Đà Nẵng
Kết quả chính của khóa luận tốt nghiệp: Khóa luận tập trung phân tích và đánh giá
năng lực thơng hiểu truyền thơng. Đồng thời, phân tích sự tác động của năng lực này
đến thói quen tiêu thụ thơng tin của sinh viên chun ngành Báo chí - Truyền thơng ở
Việt Nam. Có 3 vấn đề chủ yếu được triển khai:
1. Một số vấn đề chung về năng lực thông hiểu truyền thông (Media Literacy).
2. Thực trạng năng lực thông hiểu truyền thơng của sinh viên chun ngành Báo chí
- Truyền thơng ở Việt Nam được phân tích dựa trên 4 khả năng: tiếp cận, phân
tích và đánh giá, kiến tạo, tác động.
3. Tác động của năng lực thông hiểu truyền thông đến thói quen tiêu thụ thơng tin
của khách thể nghiên cứu.
Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của khóa luận: Khóa luận đã có những bước đánh giá
cơ bản về năng lực thông hiểu truyền thông của sinh viên chuyên ngành Báo chí - Truyền
thơng ở Việt Nam hiện nay. Ngồi ra, kết quả nghiên cứu của khóa luận này mang giá
trị tham khảo phục vụ cho việc nghiên cứu, học tập về năng lực thông hiểu truyền thông
đối với khách thể nghiên cứu nói riêng và cơng chúng nói chung.
Hướng nghiên cứu tiếp theo: Đề tài có thể tiếp tục nghiên cứu với việc thiết kế bảng
hỏi phù hợp với khách thể nghiên cứu bản địa và tiếp tục bổ sung kiểm định, phương

pháp nghiên cứu khác để hoàn thiện hơn.
Từ khóa: Năng lực thơng hiểu truyền thơng, sinh viên đại học, tác động của năng lực
thông hiểu truyền thông, người đọc thông minh.
Xác nhận của giảng viên hướng dẫn

Sinh viên thực hiện

TS. Trần Thị Yến Minh

Trần Văn Vỹ

iii


MEDIA LITERACY AMONG VIETNAM’S UNDERGRADUATE
JOURNALISM AND COMMUNICATION STUDENTS
Major: Journalism
Student’s name: Tran Van Vy
Supervisor: Dr. Tran Thi Yen Minh
Training facility: University of Science and Education, University of Da Nang
Principal findings the dissertation: The dissertation focuses on analyzing and
evaluating media literacy. At the same time, it analyzes the impact of this capacity on
the information consumption habits of journalism and communication students in
Vietnam. There are three main issues discussed:
1. Some general issues about media literacy.
2. The current media literacy capacity of journalism and communication students
in Vietnam is analyzed based on four abilities: access, analysis and evaluation,
creativity, and influence.
3. The impact of media literacy capacity on the information consumption habits of
the research subjects.

Scientific and practical significance of the dissertation: The dissertation has made
some basic evaluations of the media literacy skills of journalism and communication
students in Vietnam today, which has scientific and practical importance. In addition,
the research results of this dissertation have reference value for studying and learning
about media literacy capacity for the research subjects in particular and the public in
general.
Future research direction: The topic can be further studied by designing a
questionnaire suitable for the local research subjects and continuing to supplement other
tests, research methods for better completion.
Keywords: media literacy, university students, impact of media literacy, smart readers.
Supervisor’s confirmation

Student

Dr. Tran Thi Yen Minh

Tran Van Vy

iv


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ......................................................................................................................... 1
1. Lí do chọn đề tài ....................................................................................................... 1
2. Lịch sử vấn đề ........................................................................................................... 2
2.1.

“Năng lực thông hiểu truyền thông” – Từ hướng tiếp cận lý thuyết .................... 2

2.2.


“Năng lực thông hiểu truyền thông” – Từ hướng tiếp cận nghiên cứu thực tiễn . 3

3. Mục đích nghiên cứu ................................................................................................ 8
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................................ 8
4.1.

Đối tượng nghiên cứu ............................................................................................ 8

4.2.

Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................... 8

5. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................................... 9
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ................................................................ 15
6.1.

Ý nghĩa khoa học ................................................................................................. 15

6.2.

Ý nghĩa thực tiễn.................................................................................................. 15

7. Bố cục của khóa luận .............................................................................................. 15
Chương 1 ....................................................................................................................... 17
MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ NĂNG LỰC THÔNG HIỂU TRUYỀN THƠNG ... 17
1.1.

Năng lực thơng hiểu truyền thơng (media literacy) ............................................ 17


1.1.1. Khái niệm ............................................................................................................ 17
1.1.1.1. Năng lực ...........................................................................................................17
1.1.1.2. Truyền thông .....................................................................................................17
1.1.1.3. Năng lực thông hiểu truyền thông (media literacy) .........................................18
1.1.2. Phân biệt năng lực thông hiểu truyền thông (media literacy), năng lực thông
hiểu tin tức (News literacy), năng lực truyền thông và thông tin (media & information
literacy) .......................................................................................................................... 19
1.2. Các yếu tố hình thành năng lực thơng hiểu truyền thông ....................................... 21
1.2.1. Kiến thức.............................................................................................................. 21
1.2.2. Kỹ năng................................................................................................................ 22
1.2.3. Thái độ ................................................................................................................. 23
1.3. Ý nghĩa của năng lực thông hiểu truyền thông ...................................................... 24
Chương 2 ....................................................................................................................... 27

v


NĂNG LỰC THÔNG HIỂU TRUYỀN THÔNG CỦA SINH VIÊN CHUYÊN NGÀNH
BÁO CHÍ - TRUYỀN THƠNG .................................................................................... 27
KHẢO SÁT MỘT SỐ CƠ SỞ ĐÀO TẠO Ở VIỆT NAM ........................................... 27
2.1. Nhận định chung về năng lực thông hiểu truyền thông của sinh viên ................... 27
2.2. Khả năng tiếp cận thông điệp truyền thơng ............................................................ 35
2.3. Khả năng phân tích và đánh giá thông điệp truyền thông ...................................... 41
2.4. Khả năng kiến tạo thông điệp truyền thông ........................................................... 47
2.5. Khả năng tác động sau khi tiếp nhận thông điệp truyền thông .............................. 54
Chương 3 ....................................................................................................................... 57
TÁC ĐỘNG CỦA NĂNG LỰC THÔNG HIỂU TRUYỀN THƠNG ĐẾN THĨI QUEN
TIÊU THỤ THƠNG TIN CỦA SINH VIÊN BÁO CHÍ TRUYỀN THƠNG .............. 57
3.1. Khả năng nắm bắt đầy đủ thông tin ........................................................................ 59
3.2. Khả năng tiếp cận các loại hình báo chí truyền thống để cập nhật thông tin ......... 61

3.3. Khả năng tiếp cận tài khoản mạng xã hội của cơ quan báo chí - truyền thông để cập
nhật thông tin ................................................................................................................. 62
3.4. Khả năng truy cập vào mạng xã hội để cập nhật thông tin .................................... 63
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ................................................................................ 66
1. Kết luận...................................................................................................................... 66
2. Hạn chế ...................................................................................................................... 68
3. Khuyến nghị .............................................................................................................. 68
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................... 71
PHỤ LỤC ................................................................................................................... PL1
Phụ lục 1: Phiếu khảo sát............................................................................................ PL1
Phục lục 2: Bảng biểu minh họa ................................................................................. PL6
Phụ lục 3: Kết quả kiểm định Cronbach’s Alpha ....................................................... PL6
Phụ lục 4: Kết quả kiểm định các biến định danh .................................................... PL10
Phụ lục 5: Post-Hoc Tests......................................................................................... PL14

vi


DANH MỤC CHỮ CÁI VIẾT TẮT
STT
1

Chữ viết tắt
BCTT

Viết đầy đủ
Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn -

2


KHXH&NV HN

3

ĐH Huế

Đại học Khoa học - Đại học Huế

4

SPĐN

Đại học Sư phạm - Đại học Đà Nẵng

5

ĐH Duy Tân

6

KHXH&NV HCM

7

M

Giá trị trung bình

8


NLTHTT

Năng lực thơng hiểu truyền thông

Đại học Quốc gia Hà Nội

Trường Ngoại ngữ Xã hội Nhân văn - Đại
học Duy Tân
Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh

vii


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1: Các mơ hình đánh giá được Grzegorz Ptaszek (2019) tổng hợp .....................10
Bảng 2: Phân biệt năng lực thông hiểu truyền thông, năng lực thông hiểu tin tức và năng
lực thông hiểu thông tin và truyền thông.......................................................................20
Bảng 3: Đặc điểm mẫu khách thể nghiên cứu ...............................................................27
Bảng 4: Giá trị trung bình mỗi năng lực trong năng lực thông hiểu truyền thông ........28
Bảng 5: Sự khác biệt năng lực tiếp cận và kiến tạo giữa các cơ sở đào tạo ..................30
Bảng 6: Cơ cấu mẫu về thời gian sử dụng Internet trong ngày của khách thể nghiên cứu
.......................................................................................................................................33
Bảng 7: Sự khác biệt năng lực thông hiểu truyền thông giữa các .................................33
Bảng 8: Thực trạng chung khả năng tiếp cận của sinh viên chuyên ngành ..................36
Bảng 9: Giá trị trung bình khả năng tiếp cận của khách thể thuộc các trường đào tạo .36
Bảng 10: Giá trị trung bình khả năng tiếp cận của khách thể thuộc các khoảng thời gian
sử dụng Internet khác nhau ............................................................................................40
Bảng 11: Thực trạng chung về khả năng phân tích - đánh giá của sinh viên chun ngành
Báo chí - Truyền thơng ở Việt Nam ..............................................................................42

Bảng 12: Giá trị trung bình khả năng phân tích và đánh giá của khách thể thuộc các
trường đào tạo Báo chí - Truyền thơng .........................................................................43
Bảng 13: Thực trạng chung về khả năng kiến tạo của sinh viên chun ngành Báo chí Truyền thơng ở Việt Nam ..............................................................................................48
Bảng 14: Giá trị trung bình khả năng kiến tạo của khách thể thuộc các trường đào tạo
Báo chí - Truyền thơng ..................................................................................................49
Bảng 15: Giá trị trung bình khả năng kiến tạo của khách thể thuộc các khoảng thời gian
sử dụng Internet khác nhau ............................................................................................53
Bảng 16: Thực trạng chung về khả năng tác động của sinh viên chuyên ngành Báo chí Truyền thông ở Việt Nam ..............................................................................................54
Bảng 17: Giá trị trung bình khả năng tác động của khách thể thuộc các trường đào tạo
Báo chí - Truyền thơng ..................................................................................................55
Bảng 18: Bảng thống kê số lượng khách thể thuộc hai nhóm có năng lực thông hiểu
truyền thông thấp và cao theo đơn vị trường học ..........................................................57

viii


Bảng 19: Tác động của năng lực thông hiểu truyền thơng đến thói quen tiêu thụ thơng
tin của khách thể ............................................................................................................59
Bảng 20: Key components/ core skills of media literacy in terms of different researchers
.................................................................................................................................... PL6
Bảng 21: Kết quả kiểm định Cronbach's Alpha với nhóm nhận định thuộc thói quen tiêu
dùng thông tin ............................................................................................................. PL6
Bảng 22: Kết quả kiểm định Cronbach's Alpha với mỗi nhận định thuộc nhóm nhận định
thói quen tiêu dùng thông tin ...................................................................................... PL6
Bảng 23: Kết quả kiểm định Cronbach's Alpha với nhóm khả năng tiếp cận............ PL7
Bảng 24: Kết quả kiểm định Cronbach's Alpha với mỗi nhận định thuộc nhóm khả năng
tiếp cận ........................................................................................................................ PL7
Bảng 25: Kết quả kiểm định Cronbach's Alpha với nhóm khả năng phân tích và đánh
giá ............................................................................................................................... PL8
Bảng 26: Kết quả kiểm định Cronbach's Alpha với mỗi nhận định thuộc nhóm khả năng

phân tích và đánh giá .................................................................................................. PL8
Bảng 27: Kết quả kiểm định Cronbach's Alpha với nhóm khả năng kiến tạo ........... PL9
Bảng 28: Kết quả kiểm định Cronbach's Alpha với mỗi nhận định thuộc nhóm khả năng
kiến tạo ....................................................................................................................... PL9
Bảng 29: Kết quả kiểm định Cronbach's Alpha với nhóm khả năng tác động .......... PL9
Bảng 30: Kết quả kiểm định Cronbach's Alpha với mỗi nhận định thuộc nhóm khả năng
tác động..................................................................................................................... PL10
Bảng 31: Kết quả kiểm định T-Test giá trị trung bình năng lực thơng hiểu truyền thơng
với biến định danh giới tính...................................................................................... PL10
Bảng 32: Kết quả kiểm định ANOVA giá trị trung bình năng lực thơng hiểu truyền thơng
với biến định danh trình độ học vấn của bố mẹ ....................................................... PL10
Bảng 33: Kết quả kiểm định ANOVA giá trị trung bình năng lực thơng hiểu truyền thơng
với biến định danh năm học sinh viên ...................................................................... PL11
Bảng 34: Kết quả kiểm định ANOVA giá trị trung bình năng lực phân tích - đánh giá và
tác động với biến định danh trường học (bảng Post-Hoc) ....................................... PL12
Bảng 35: Kết quả kiểm định ANOVA giá trị trung bình năng lực phân tích - đánh gá và
tác động với biến định danh thời gian sử dụng Internet ........................................... PL13

ix


Bảng 36: Kết quả kiểm định ANOVA khả năng tiếp cận của khách thể nghiên cứu với
biến định danh trường học ........................................................................................ PL14
Bảng 37: Kết quả kiểm định ANOVA khả năng tiếp cận của khách thể nghiên cứu với
biến định danh thời gian sử dụng Internet ................................................................ PL17
Bảng 38: Kết quả kiểm định ANOVA khả năng phân tích - đánh giá của khách thể
nghiên cứu với biến định danh trường học ............................................................... PL19
Bảng 39: Kết quả kiểm định ANOVA khả năng phân tích - đánh giá của khách thể
nghiên cứu với biến định danh thời gian sử dụng Internet ....................................... PL24
Bảng 40: Kết quả kiểm định ANOVA khả năng kiến tạo của khách thể nghiên cứu với

biến định danh trường học ........................................................................................ PL27
Bảng 41: Kết quả kiểm định ANOVA khả năng kiến tạo của khách thể nghiên cứu với
biến định danh thời gian sử dụng Internet ................................................................ PL34
Bảng 42: Kết quả kiểm định ANOVA khả năng tác động của khách thể nghiên cứu với
biến định danh trường học ........................................................................................ PL36
Bảng 43: Kết quả kiểm định ANOVA khả năng tác động của khách thể nghiên cứu với
biến định danh thời gian sử dụng Internet ................................................................ PL39

x


DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 1: Mơ hình giả thuyết năng lực thơng hiểu truyền thơng của sinh viên chun ngành
.......................................................................................................................................10
Hình 2: Khung lý thuyết Năng lực thông hiểu truyền thông mới (new media literacy
scale - NMLS). .............................................................................................................11
Hình 3: Mơ hình Năng lực thông hiểu truyền thông mới của công chúng. ...................13
Hình 4: Hệ sinh thái Năng lực thơng hiểu truyền thơng và thơng tin (media and
information literacy). .....................................................................................................19
Hình 5: Mơ hình năng lực thơng hiểu truyền thơng của sinh viên chun ngành Báo chí
-Truyền thơng ở Việt Nam ............................................................................................35
Hình 6: Mơ hình năng lực thơng hiểu truyền thơng của sinh viên chun ngành Báo chí
- Truyền thơng ở Việt Nam ...........................................................................................59



xi


MỞ ĐẦU

1. Lí do chọn đề tài
Sự phát triển của công nghệ và mạng xã hội đã cho phép truyền thơng len lỏi vào
mọi ngóc ngách của đời sống và tác động mạnh mẽ đến nhận thức, hành vi của công
chúng (Thông, 2021). Từ điện thoại di động, mạng xã hội, trị chơi điện tử, truyền hình,
âm nhạc, đài phát thanh; cho đến báo, tạp chí, quảng cáo, Internet hay thậm chí là trên
áo phơng tất cả đều chứa một lượng lớn các thông điệp truyền thông. Tuy nhiên, trên
thực tế không phải bất cứ thông điệp truyền thông nào cũng an tồn đối với cơng chúng.
Mặt khác, khơng phải công chúng nào cũng đủ năng lực thông hiểu truyền thơng có thể
hiểu, phân tích, đánh giá và tự bảo vệ bản thân trước các thông điệp truyền thông ngay
khi tiếp nhận nó, nhất là đối với những thơng điệp khơng an tồn. Khơng ít người đã trở
thành nạn nhân của các vấn nạn như tin giả, phát ngôn thù ghét, bắt nạt trên mạng, thông
tin xấu độc, lừa đảo, v.v Thậm chí, chính các nạn nhân cịn tiếp tay để các thơng điệp
truyền thơng bẩn có cơ hội tiếp tục được lan rộng trong cộng đồng. Điều này đã ảnh
hưởng nghiêm trọng đến đời sống xã hội. Chính lẽ đó, mỗi cơng dân cần được trang bị
về năng lực thơng hiểu truyền thơng để hình thành tư duy phản biện, thể hiện quan điểm
cá nhân và trở thành một cơng dân số có trách nhiệm.
Việt Nam là một trong những quốc gia đầu tiên trên thế giới ban hành chương
trình hay chiến lược về Chuyển đổi số quốc gia (Anh, 2022). Bộ Thông tin và Truyền
thông sớm nhận định vai trị quan trọng của người dân trong cơng cuộc chuyển đổi số:
“Chuyển đổi số là cuộc cách mạng toàn dân. Mỗi người dân phải trở thành cơng dân số
thì chuyển đổi số mới thành công” (Sổ tay tuyên truyền Chính quyền điện tử và Chuyển
đổi số, 2022). Theo đó, để trở thành một công dân số, mỗi cá nhân cần được trang bị về
năng lực số, trong đó có năng lực thông hiểu truyền thông. Cụ thể, năng lực thơng hiểu
truyền thơng là khả năng tiếp cận, phân tích, đánh giá và sáng tạo nội dung truyền thông
trên nhiều ngữ cảnh khác nhau (Livingstone, 2004).
Vượt lên trên vai trò và trách nhiệm của một công dân, đội ngũ nhà báo, phóng
viên - những người trực tiếp sáng tạo nội dung truyền thông cần phải am hiểu và làm
chủ năng lực thơng hiểu truyền thơng. Do đó, nâng cao năng lực thông hiểu truyền thông
trở thành yêu cầu đối với các nhà báo, đặc biệt là các sinh viên đang theo học chun
ngành Báo chí - Truyền thơng, những nhà báo và người sáng tạo truyền thông tương lai.

Bên cạnh những kiến thức và kĩ năng được đào tạo trong trường đại học, làm chủ truyền
1


thơng sẽ giúp sinh viên chun ngành Báo chí - Truyền thông trở thành những công
chúng truyền thông thông minh và người sáng tạo truyền thơng có trách nhiệm.
Để đánh giá mức độ thơng hiểu truyền thơng của nhóm cơng chúng đặc biệt này,
chúng tôi quyết định chọn đề tài: “Nghiên cứu năng lực thông hiểu truyền thông của
sinh viên chun ngành Báo chí - Truyền thơng ở Việt Nam”. Thơng qua đó, nghiên
cứu sẽ tập trung đánh giá mức độ thông hiểu truyền thông của sinh viên chuyên ngành
Báo chí -Truyền thơng ở Việt Nam, cụ thể tìm hiểu năng lực tiếp cận, phân tích - đánh
giá, kiến tạo và tác động của nhóm sinh viên này với các hoạt động và thông điệp truyền
thông. Kết quả của nghiên cứu sẽ là cơ sở để so sánh, đánh giá và chỉ ra sự khác nhau
về năng lực thông hiểu truyền thơng của sinh viên chun ngành Báo chí - Truyền thông
tại các cơ sở đào tạo khác nhau ở Việt Nam. Từ đó, khóa luận cung cấp những chỉ báo
và khuyến nghị để góp phần nâng cao năng lực thơng hiểu và làm chủ truyền thơng cho
nhóm cơng chúng đặc biệt này.
2. Lịch sử vấn đề
2.1. “Năng lực thông hiểu truyền thông” – Từ hướng tiếp cận lý thuyết
Tại Việt Nam, năng lực thông hiểu truyền thông (media literacy) hiện nay vẫn
còn là địa hạt nghiên cứu mới, do đó, chưa thể thống một khái niệm chung về năng lực
này. Một số nhà nghiên cứu như Nguyễn Thu Giang, Bùi Việt Hà đã sử dụng thuật ngữ
“tri tạo truyền thơng”. Trong khi đó, trong nghiên cứu của Vũ Thanh Vân, tác giả đã sử
dụng thuật ngữ “năng lực truyền thông”. Tổ chức UNESCO gọi năng lực này là “năng
lực truyền thông và thông tin”.
Từ năm 2002, trong các tài liệu của UNESCO, tổ chức này thống nhất sử dụng
thuật ngữ Media and Information literacy - MIL (năng lực thông hiểu thơng tin và truyền
thơng). Có thể thấy, thuật ngữ này bao hàm năng lực thông tin và năng lực truyền thông.
Trong khi năng lực thông tin bao hàm khả năng tìm kiếm, tiếp cận, tổ chức, sử dụng,
truyền tải và xử lý thơng tin thì năng lực truyền thơng tập trung vào việc sử dụng các

phương tiện truyền thông cho mục đích bày tỏ bản thân, tham gia xã hội và sản xuất
thông tin.
Năm 2010, nghiên cứu “Tri tạo truyền thông một cách tiếp cận mới trong giáo
dục” (Giang & Hà, 2010), tác giả Nguyễn Thu Giang và Bùi Việt Hà chuyển dịch thuật
ngữ “tri tạo truyền thông” trong tiếng Việt để thay thế cho “media literacy”. Họ lý giải
2


việc sử dụng thuật ngữ “tri tạo truyền thông” bởi nó phản ánh chính xác khả năng tiếp
cận, phân tích, đánh giá và sáng tạo thông điệp truyền thông. Hai nhà nghiên cứu cũng
đưa ra quan điểm rằng, với một thuật ngữ mới như “media literacy” thì khai sinh ra một
khái niệm mới trong tiếng Việt là hoàn toàn phù hợp.
Mặt khác, tác giả Vũ Thanh Vân sử dụng thuật ngữ “năng lực truyền thơng” trong
cả hai cơng trình nghiên cứu liên tiếp: “Năng lực truyền thông của giới trẻ Việt Nam
trong đại dịch Covid-19” (Vân, 2021) và “Năng lực truyền thông của công chúng: Từ
quan niệm chung đến tư duy giá trị” (Vân, 2022).
Từ những dẫn chứng trên cho thấy, để xác định cách dịch chính thức trong tiếng
Việt cho “media literacy” là hết sức khó khăn. Tổng hợp từ các nghiên cứu trong và
ngoài nước, nghiên cứu này thống nhất sử dụng cách gọi “năng lực thông hiểu truyền
thông” để mô tả nhận thức và kĩ năng tiếp nhận, phân tích, đánh giá, kiến tạo và tác động
truyền thông của công chúng.
2.2. “Năng lực thông hiểu truyền thông” – Từ hướng tiếp cận nghiên cứu thực tiễn
Cho đến nay, nghiên cứu về năng lực thông hiểu truyền thông được chia thành
hai hướng chính. Thứ nhất, các tổ chức phi chính phủ, trung tâm truyền thơng tổ chức
các khóa học trực tuyến, cung cấp tài liệu, chỉ dẫn liên quan đến giáo dục và nâng cao
năng lực thông hiểu truyền thông. Chẳng hạn, tổ chức UNESCO cung cấp khung lý
thuyết về năng lực thông tin và truyền thông, các tài liệu hướng dẫn dành cho giáo viên
và học sinh về việc xây dựng chương trình đào tạo cũng như thực hành năng lực kể trên.
Ngoài ra, các tổ chức như ASEAN Foundation hay Google phối hợp với các trung tâm
truyền thơng ở địa phương mở các khóa tập huấn nhằm nâng cao năng lực thơng hiểu

truyền thơng (Ví dụ: Dự án NEWSSAVY, dự án đào tạo giảng viên nguồn kỹ năng số
khu vực ASEAN, v.v.). Thứ hai, các nhà nghiên cứu trên thế giới đã tiếp cận dưới góc
độ khoa học nhằm đưa ra những lý luận chung về năng lực thơng hiểu truyền thơng và
có những cơng trình đánh giá năng lực thông hiểu truyền thông đối với nhóm cơng chúng
cụ thể. Các nghiên cứu của Dieter Baacke (1973), Len Masterman (1980), Sonia
Livingstone (2004) đưa ra hệ thống lý luận về năng lực thông hiểu truyền thông. Bên
cạnh đó, các nghiên cứu của Koc (2016) hay Breslin (2021) đã có những bước đánh giá
về năng lực thơng hiểu truyền thơng của các nhóm cơng chúng cụ thể.

3


Ở hướng thứ nhất, UNESCO đã tham gia thúc đẩy giáo dục truyền thông từ năm
1982, tổ chức này đã tập hợp các chuyên gia từ nhiều quốc gia tham dự Hội nghị Chuyên
đề Quốc tế về Giáo dục Truyền thông tại Grunwald (Đức). Trong hội nghị, tuyên bố về
giáo dục truyền thông được đưa ra như sau: Tổ chức chương trình tập huấn cho giáo
viên nhằm nâng cao kiến thức và hiểu biết về các phương tiện truyền thông; cung cấp
cho họ những phương pháp giảng dạy phù hợp; khuyến khích các hoạt động nghiên cứu
và phát triển về tâm lý học, xã hội học và khoa học truyền thơng để mang lại lợi ích cho
giáo dục truyền thơng. Nó hỗ trợ và củng cố các hành động nhằm thúc đẩy hợp tác quốc
tế trong lĩnh vực giáo dục truyền thơng.
Thêm vào đó, trong thập niên 90 của thế kỷ XX, nhiều trung tâm, hội nghị, cơ sở
giáo dục về năng lực thông hiểu truyền thông được ra đời. Elizabeth Thoman (Nhà sáng
lập Trung tâm Năng lực thông hiểu truyền thông - CML) đã nêu ra 5 quan điểm quan
trọng:
- Thứ nhất, tất cả các thông điệp truyền thông đều được “xây dựng”.
- Thứ hai, thông điệp truyền thông được xây dựng bằng cách sử dụng một ngôn
ngữ sáng tạo với các quy tắc của riêng nó.
- Thứ ba, những người khác nhau sẽ diễn đạt một thông điệp truyền thông theo
cách khác nhau.

- Thứ tư, các phương tiện truyền thông chủ yếu là các doanh nghiệp được thúc
đẩy bởi động cơ lợi nhuận.
- Thứ năm, phương tiện truyền thông luôn gắn với các giá trị và quan điểm.
Đồng thời, Thoman cũng đưa ra ý tưởng đặt 5 câu hỏi sâu hơn liên quan đến các
khái niệm trên, bao gồm:
- Thứ nhất, ai đã tạo ra thông điệp này và tại sao họ gửi nó?
- Thứ hai, những kỹ thuật nào được sử dụng để thu hút sự chú ý của công chúng?
- Thứ ba, lối sống, giá trị và quan điểm nào được thể hiện trong thông điệp?
- Thứ tư, công chúng hiểu thông điệp này khác với những người khác như thế
nào?
4


- Thứ năm, điều gì đã bị bỏ qua khi thông điệp này được xây dựng và truyền tải
đến với công chúng?
Năm quan điểm gắn với năm câu hỏi trên đã xác lập một nền tảng mới về năng
lực thông hiểu truyền thông. Một mặt giúp cho công chúng hiểu được nguồn gốc, vai
trị và tác động của truyền thơng. Mặt khác, xây dựng chủ nghĩa hoài nghi và tinh thần
phản biện cho công chúng mỗi khi họ tiếp nhận một thơng điệp truyền thơng bất kỳ. Đây
cũng chính là nền tảng cơ bản để các khung lý thuyết về năng lực thơng hiểu truyền
thơng ra đời và vẫn có giá trị cho đến ngày nay, minh chứng qua các tải liệu nâng cao
năng lực thông hiểu truyền thông của UNESCO hay Google.
Bên cạnh đó, Trung tâm Năng lực thơng hiểu truyền thông (CML) đã phát hành
“MediaLit Kit” (Thoman & Jolls) vào năm 2003. Trong tái bản lần thứ 2 vào năm 2007
“Năng lực cho thế kỷ XXI - Literacy for the 21st Century” (Jolls & Sund) trở thành cẩm
nang quan trọng giáo dục năng lực thông hiểu truyền thông.
Năm 2011, UNESCO xuất bản khung chương trình “Năng lực Truyền thông và
Thông tin (MIL)” (Wilson & cộng sự) nhằm cung cấp một khuôn khổ chung để nâng
cao năng lực truyền thông và thông tin của giáo viên.
Ở hướng thứ hai, các học giả như (Baacke, 1973), (Masterman, 1980) và

(Livingstone, 2004) được xem những người mở đường cho lĩnh vực nghiên cứu về năng
lực thông hiểu truyền thông trên thế giới. Nghiên cứu Baacke hướng đến việc tìm hiểu
cách cơng chúng tương tác với các phương tiện truyền thông và làm thế nào để họ tiêu
dùng thông điệp truyền thông một cách thông minh. Đồng thời, ông cũng đã đưa ra khái
niệm về năng lực thông hiểu truyền thông là khả năng sử dụng, hiểu, đánh giá và tạo ra
thông điệp truyền thông bằng tinh thần phản biện, phản ánh chân thực và có trách nhiệm.
Hướng nghiên cứu của Len Masterman tiếp cận năng lực thơng hiểu truyền thơng
dưới góc nhìn giáo dục được thể hiện qua cuốn sách “Teaching the Media” xuất bản lần
đầu tiên năm 1980. Masterman nhấn mạnh giáo dục về năng lực thông hiểu truyền thông
là một phần khơng thể thiếu trong chương trình giảng dạy ở nhà trường. Năng lực này
giúp học sinh nâng cao năng lực phân tích và phê bình thơng tin trên truyền thông. Đồng
thời, học sinh cần được trao quyền để trở thành người tiêu dùng truyền thơng thơng minh
và tích cực.

5


Nghiên cứu “Media Literacy and the Challengen of New Information and
Communication Technologies” của Sonia Livingstone năm 2004 như một sự tổng hợp
và phát triển từ những nghiên cứu trước đó. Vị học giả người Anh này đã cung cấp cái
nhìn tổng quan về lịch sử và phát triển của giáo dục năng lực thông hiểu truyền thông
và các khái niệm được các học giả truyền thông đưa ra tranh luận. Gắn với sự phát triển
mạnh mẽ của công nghệ trong những năm đầu thế kỷ 21, Livingstone đề cập đến giáo
dục năng lực thông hiểu truyền thông trong bối cảnh kỹ thuật số, bao gồm quyền riêng
tư, quyền công dân và an tồn trực tuyến.
Theo đó, các học giả ở nhiều quốc gia cũng đã có các cơng trình nghiên cứu nhằm
đánh giá năng lực thông hiểu truyền thông thuộc nhiều đối tượng nghiên cứu khác nhau.
Trong đó phải kể đến sự đóng góp của các cơng trình: Nghiên cứu “Awareness of
information literacy among undergraduate students of Paritala Sriramulu Government
Degree College: Penukonda” (P.Keshalu & V.Srinivasulu, 2016) tập trung tìm hiểu

nhận thức về năng lực thông hiểu thông tin của các sinh viên đại học P.S. Government
Degree College, Penukonda (Ấn Độ) và nhấn mạnh các chương trình thơng hiểu thơng
tin được thiết lập tại thư viện để sử dụng tài nguyên học liệu tốt hơn.
Trong nghiên cứu “Information literacy model for higher education institutions
in India” (G.Swapna, 2017) đã chỉ ra tầm quan trọng của giáo dục năng lực thông hiểu
thông tin tại các cơ sở giáo dục đại học và thảo luận một số mơ hình quan trọng về thơng
hiểu thơng tin đã được phát triển trên thế giới. Song song với đó, tác giả mơ tả mơi
trường giáo dục đại học tại Ấn Độ và đề xuất mơ hình DIAECU IL.
Nghiên cứu “News Literacy Skills among Undergarduate Law Students in the
Age of Infodemic” (Jibran & Salman, 2020) đã có những bước đánh giá về năng lực
thông hiểu tin tức đối với sinh viên ngành Luật tại hai trường đại học: Đại học Hồi giáo
Bahawalpur và Đại học Bahauddin Zakariya (Pakistan) trong đại dịch. Nghiên cứu tập
trung làm rõ nguồn tin, mức độ nhận biết và phản hồi thông tin, lý do chia sẻ thông tin
liên quan đến đại dịch của nhóm cơng nhóm nêu trên. Hơn nữa, nghiên cứu cũng đã đề
xuất một số khuyến nghị nhằm nâng năng lực thông hiểu tin tức dành cho sinh viên đại
học.
Gần đây nhất là nghiên cứu của Mike Breslin, năm 2021 “News media literacy
among undergraduate journalism students”. Nghiên cứu này tập trung tìm hiểu và đánh
6


giá năng lực thơng hiểu truyền thơng của nhóm đối tượng là sinh viên đại học chuyên
ngành Báo chí tại Hoa Kỳ. Cơng trình đưa ra hệ thống lý luận về năng lực thông hiểu
truyền thông, thế hệ Gen Z - những lợi thế và năng lực thông hiểu truyền thơng của
nhóm cơng chúng này. Đồng thời, nghiên cứu cũng đã so sánh, đánh giá năng lực thông
hiểu truyền thông của sinh viên được đào tạo chuyên ngành Báo chí so với sinh viên
thuộc các chuyên ngành khác.
Trong nhiều nghiên cứu của các học giả truyền thông về năng lực thông hiểu
truyền thông trên thế giới như (Chen, Wu, & Wang, 2011), (Lin, Li, Deng, & Lee, 2013),
(Maksl, Ashley, & Craft, 2015), (Koc & Barut, 2016),… đã nghiên cứu về năng lực

thông hiểu truyền thông mới (new media literacy, gọi tắt là NML). Các học giả cho rằng,
sự xuất hiện của các công nghệ truyền thông mới kéo theo nhu cầu về năng lực thông
hiểu của công chúng trong bối cảnh này. Họ cần được biết những kỹ năng quan trọng
để sản xuất và tiêu thụ thông tin một cách an tồn trên mơi trường số. Tuy nhiên, những
nghiên cứu này đã bỏ qua năng lực thông hiểu truyền thông của công chúng trên phương
tiện truyền thông truyền thống (old media literacy).
Tại Việt Nam, năng lực thông hiểu truyền thông là một địa hạt mới trong nghiên
cứu truyền thông. Tuy vậy, đến nay cũng đã xuất hiện một số nghiên cứu về mặt lý luận
cũng như thực tiễn liên quan đến đề tài. Trong đó, phải kể đến nghiên cứu “Tri tạo
truyền thông - Một cách tiếp cận mới trong giáo dục” (Giang & Hà, 2010), “Năng lực
truyền thông của công chúng: Từ quan niệm chung đến tư duy giá trị” (Vân, 2022) và
“Năng lực truyền thông của giới trẻ Việt Nam trong đại dịch Covid-19” (Vân, 2021).
Ba cơng trình nghiên cứu trên đã đóng góp to lớn về mặt lý luận trong việc xác định
thuật ngữ, diễn giải nội hàm khái niệm và các chỉ dẫn góp phần nâng cao năng lực thơng
hiểu truyền thơng của cơng chúng.
Ngồi ra, một số dự án nâng cao năng lực số do các tổ chức phối hợp cùng trường
đại học thực hiện như Khung năng lực số dành cho sinh viên, DigiLit 1.0 (2021) trường
Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội; Cẩm nang dành cho
độc giả thông minh, News Literacy VN, trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn,
Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh; Báo chí, “tin giả” & tin xuyên tạc của
UNESCO cũng đã cung cấp một số chỉ dẫn, định hướng nhằm nâng cao năng lực thông
hiểu truyền thông của công chúng.
7


Mặc dù được các nhà nghiên cứu trong nước quan tâm và có những bước phác
thảo đầu tiên cho hướng nghiên cứu về năng lực thông hiểu truyền thông của công
chúng. Nhưng năng lực thông hiểu truyền thông đối với nhóm sinh viên thuộc chun
ngành Báo chí - Truyền thơng trên cả hai phương tiện truyền thông truyền thống
(old/traditional media) và truyền thông xã hội (new/social media) cho đến nay vẫn là

một khoảng trống trong nghiên cứu, đặc biệt tại Việt Nam. Do đó, đề tài “Nghiên cứu
năng lực thơng hiểu truyền thơng của sinh viên chun ngành Báo chí - Truyền thông
ở Việt Nam” trở nên cấp thiết.
3. Mục đích nghiên cứu
Dựa trên cơ sở nghiên cứu lý luận về năng lực thông hiểu truyền thông, nghiên
cứu sẽ thực hiện khảo sát và phân tích thực trạng năng lực thơng hiểu truyền thơng của
sinh viên chun ngành Báo chí - Truyền thông thuộc một số cơ sở đào tạo tại Việt Nam.
Từ đó, nghiên cứu sẽ đánh giá, so sánh năng lực thơng hiểu truyền thơng giữa các nhóm
sinh viên và đề xuất các khuyến nghị nhằm nâng cao năng lực thông hiểu truyền thông
đối với đối tượng sinh viên này.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1.

Đối tượng nghiên cứu
Cơng trình nghiên cứu sẽ xoay quanh năng lực thông hiểu truyền thông của sinh

viên, bao gồm các năng lực sau: tiếp cận (access), phân tích (analyze), đánh giá
(evaluate), kiến tạo (create) và tác động (affect) đối với các thơng điệp truyền thơng,
được thực hiện trong nhóm đối tượng chính là sinh viên chun ngành Báo chí - Truyền
thơng ở Việt Nam.
4.2.

Phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu, khảo sát được thực hiện trên phạm vi 06 cơ sở đào tạo chun ngành

Báo chí - Truyền thơng, bao gồm: Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn - Đại
học Quốc gia Hà Nội, Học viện Báo chí và Tuyên truyền, trường Đại học Khoa học Đại học Huế, trường Đại học Sư phạm - Đại học Đà Nẵng, trường Đại học Khoa học xã
hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh và trường Ngoại ngữ Xã hội Nhân
văn - Đại học Duy Tân.


8


5. Phương pháp nghiên cứu
Trong cơng trình nghiên cứu này, tác giả sử dụng phương pháp khảo sát định
lượng, cụ thể là kĩ thuật điều tra bảng hỏi làm phương pháp nghiên cứu chính. Phương
pháp này được sử dụng để khảo sát và xác định năng lực thông hiểu truyền thơng của
đối tượng nghiên cứu.
Bảng hỏi được thiết kế có tất cả 27 nhận định để đánh giá năng lực thơng hiểu
truyền thơng trong đó bao gồm các năng lực: tiếp cận, phân tích và đánh giá, kiến tạo,
tác động. Tất cả các nhận định này đều được các khách thể đánh giá dựa trên thang đo
Likert 5, mức độ từ 1=hồn tồn khơng đồng ý đến 5=hồn tồn đồng ý. Ngồi ra, để
đánh giá thói quen tiêu dùng thơng tin của khách thể nghiên cứu cũng như tác động của
năng lực thông hiểu truyền thông (cao/ thấp) đến mức độ hiểu biết các vấn đề xã hội và
hành vi tiêu thụ thông tin từ các nền tảng truyền thông khác nhau, chúng tôi thiết kế 4
câu hỏi theo thang đo Có/ Khơng. Một số câu hỏi đa lựa chọn về nhân khẩu học như dân
tộc, giới tính, trường đang học, trình độ học vấn của cha mẹ, thời gian sử dụng
Internet,… cũng được sử dụng để tìm kiếm các yếu tố có quan hệ và tác động đến năng
lực thông hiểu truyền thông của sinh viên.
Sau khi thống nhất bảng hỏi, tiến hành khảo sát thử và khảo sát chính thức, người
viết tiến hành nhập liệu và xử lý số liệu bằng phần mềm SPSS 26. Sử dụng các kiểm
định Independent Samples T-Test để so sánh sự khác biệt mang ý nghĩa thống kê giữa
các khách thể có giới tính và dân tộc khác nhau, khách thể có hay không được đào tạo
về năng lực thông hiểu truyền thông. Đồng thời, sử dụng kiểm định One-way ANOVA
để so sánh sự khác biệt mang ý nghĩa thống kê giữa các khách thể có trình độ học vấn
của bố mẹ, trường học, năm học và thời gian sử dụng Internet khác nhau.
Dựa trên giá trị trung bình của mỗi nhóm năng lực, tác giả sử dụng phân tích KMeans Cluster Analysis (k=2) để chia khách thể nghiên cứu thành hai nhóm: (1) Nhóm
khách thể có năng lực thơng hiểu truyền thơng cao (hay cịn gọi là NLTHTH cao) và (2)
nhóm khác thể có năng lực thơng hiểu truyền thơng thấp (hay còn gọi là NLTHTH thấp).
Tiếp tục, tiến hành dùng kiểm định Independent Samples T-Test để phân tích mối quan

hệ giữa năng lực thơng hiểu truyền thơng và thói quen tiêu thụ thông tin của khách thể
nghiên cứu.

9


Hình 1: Mơ hình giả thuyết năng lực thơng hiểu truyền thơng của sinh viên chun ngành
Báo chí - Truyền thông ở Việt Nam

5.1. Xây dựng bảng hỏi
Để thực hiện việc đánh giá năng lực thông hiểu truyền thông của đối tượng nghiên
cứu, các nhà nghiên cứu trên thế giới đã tạo ra nhiều mơ hình đánh giá khác nhau. Cụ
thể, có các mơ hình đánh giá được (Grzegorz, 2019) tổng hợp dưới bảng sau:
Bảng 1: Các mơ hình đánh giá được Grzegorz Ptaszek (2019) tổng hợp
Ba

Năm

Bốn

Bảy

Mười một

Tiếp cận, hiểu,

Công nghệ, nhận

Truy hồi, mục


Phân tích, đánh

Khám phá và thử

kiến tạo

thức, đạo đức và

đích, quan điểm,

giá, phân loại,

nghiệm, sáng tạo

(Buckingham,

tích hợp (Calvani

kỹ thuật, đánh

quy nạp, suy

và tương tác kỹ

2005).

et al., 2008).

giá


diễn, tổng hợp,

thuật số, mơ

Tiếp cận, đánh giá,

(Arke &

trừu tượng hóa

phỏng số hóa, tái

kiến tạo

Primack, 2009).

(Potter, 2014).

sử dụng và phù

(UNESCO, 2013).

Tiếp cận, phân

hợp hóa tài liệu

Sử dụng, hiểu biết

tích và đánh giá,


số, sử dụng cơng

mang tính phản

kiến tạo, phản

cụ số dể nâng cao

biện và cởi mở

ánh và hành động

năng lực nhận

(Celot, 2009).

(Hobbs, 2010).

thức, trí tuệ tập

Nhận thức truyền

thể, đa phương

thơng, tiếp cận

tiện, định hướng,

truyền thông,


mạng lưới liên

nhận thức đạo

kết, đàm phán

đức, đánh giá

(Jenkins et al.,

truyền thơng, sản

2006)

xuất truyền thơng
(Hallaq, 2016).
Chú thích: Tác giả dịch, bảng gốc trình bày tại bảng 20 phần phụ lục.

10


Tham khảo các khung lý thuyết năng lực thông hiểu truyền thơng của các nhà
nghiên cứu trong và ngồi nước, chúng tôi quyết định sử dụng khung đánh giá năng lực
thông hiểu truyền thông mới (new media literacy scale - NMLS) được Mustafa Koc và
Esra Barut (2016) sử dụng trong nghiên cứu Development and validation of New Media
Literacy Scale (NMLS) for university students làm khung tham chiếu lý thuyết. Koc và
Barut đã sử dụng khung lý thuyết năng lực thông hiểu truyền thông được xây dựng bởi
(Lin, Li, Deng, & Lee, 2013)

Hình 2: Khung lý thuyết Năng lực thơng hiểu truyền thông mới (new media literacy scale NMLS). Nguồn: (Lin, Li, Deng, & Lee, 2013)


Nghiên cứu của (Chen, Wu, & Wang, 2011) đề xuất 4 thành phần của NML bao
gồm: (1) functional consuming (FC), (2) critical consuming (CC), (3) functional
prosuming (FP) và (4) critical prosuming (CP). Kế thừa nghiên cứu này, Lin et al. (2013)
vẫn giữa nguyên 4 thành phần của NML nhưng đề xuất 10 chỉ số chi tiết để làm rõ hơn
các thành phần này. Koc và Barut lý giải quy trình thiết lập các nhận định sử dụng trong
nghiên cứu của mình như sau:
• Thứ nhất, kiểm tra các giải thích lý thuyết về các mơ hình đánh giá khác nhau
của NML và các chỉ số chi tiết của chúng để hiểu khái niệm về cấu trúc NML.
• Thứ hai, thảo luận và nêu rõ các nhận định tiềm năng có thể đại diện cho năng
lực thơng hiểu truyền thông mới. Tại bước này, các nhận định cũng được kiểm
tra độ tương thích. Hầu hết, các nhận định liên quan đến các khía cạnh quan trọng
và tiềm năng của khung NML được phát triển dựa trên các cuộc phỏng vấn nhóm
11


tập trung (focus group). Sau khi thống nhất về thuật ngữ, họ đã viết bản tuyên bố
chung của năng lực thông hiểu truyền thông mới. Danh sách các nhận định được
xem xét một cách cẩn thận để loại bỏ các cách diễn đạt phức tạp, phi logic, lặp
lại hay lỗi chính tả, v.v.
• Cuối cùng, chọn 45 nhận định tích cực và sử dụng thang đo Likert 5 từ mức
“1=hoàn tồn khơng đồng ý” đến “5=hồn tồn đồng ý”. Các nhận định đại diện
bao gồm: “Tôi sử dụng thành thạo các kênh/ nền tảng truyền thơng khác nhau để
tìm kiếm thơng tin”; “Tơi có thể so sánh tin tức và thông tin trên các nền tảng/
kênh truyền thông khác nhau”; “Tơi có thể sử dụng các cơng cụ phần mềm để
sáng tạo các nội dung truyền thơng” và “Tơi có thể hợp tác và tương tác với nhiều
người dùng phương tiện truyền thông khác nhau để hướng đến mục tiêu chung”.
Dựa trên khung lý thuyết, Koc và Barut triển khai 45 nhận định. Tuy nhiên, tham
chiếu ý kiến từ nghiên cứu (Lynn, 1986), họ đã loại bỏ 5 nhận định không phù hợp. Hai
nhà nghiên cứu đã mang 40 nhận định thực hiện phỏng vấn nhóm tập trung với 15 tình

nguyện viên là các sinh viên trường đại học. Kết luận cuộc phỏng vấn nhóm tập trung
này, các sinh viên tham gia cho rằng các nhận định dễ hiểu và dễ dàng có thể đánh giá
trên thang đo Likert 5. Sau đó, họ tiếp tục thực hiện phân tích nhân tố khám phá (EFA)
và phân tích nhân tố khẳng định (CFA) bằng phần mềm SPSS 20. Cuối cùng, có 35 nhận
định thỏa mãn yêu cầu của nghiên cứu và thống nhất: (1) functional consuming (FC, 7
nhận định); (2) critical consuming (CC, 11 nhận định); (3) functional prosuming (FP, 7
nhận định), và (4) critical prosuming (CP, 10 nhận định).
Tác giả quyết định sử dụng 35 nhận định của Koc và Barut đã triển khai để xây
dựng bảng hỏi. Tuy nhiên, căn cứ vào bối cảnh nghiên cứu, bảng hỏi thực tế chỉ sử dụng
27 nhận định và đã loại đi 8 nhận định không phù hợp với bối cảnh và đối tượng nghiên
cứu ở Việt Nam. Bên cạnh đó, tác giả thêm vào 4 nhận định về thói quen tiêu thụ thơng
tin với mục đích xem xét sự tác động của năng lực thơng hiểu truyền thơng đối với các
thói quen này. Như vậy, bảng hỏi có 27 nhận định được lấy của Koc, 4 nhận định về
thói quen tiêu dùng thông tin và 9 câu hỏi nhân khẩu học, nhằm kiểm tra yếu tố nào tác
động đến năng lực thông hiểu truyền thông của khách thể nghiên cứu.

12


×