Tải bản đầy đủ (.docx) (239 trang)

Nghiên cứu năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp sản xuất và chế biến nông sản ở tỉnh nghệ anfull

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.16 MB, 239 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI

NGUYỄN THỊ MINH PHƯỢNG

NGHIÊN CỨU NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA
DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT VÀ CHẾ BIẾN NÔNG SẢN
Ở TỈNH NGHỆ AN

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ
Chuyên ngành: Kinh tế phát triển
Mã số: 62 31 05 01

Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS. TS Nguyễn Thị Minh Hiền
2. PGS. TS Nguyễn Hữu Ngoan

HÀ NỘI - 2011


2

2

LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tơi, các kết
quả nghiên cứu trình bày trong luận án là trung thực, khách quan, chưa từng
để bảo vệ bất kỳ một học vị nào, các nguồn trích dẫn có nguồn gốc. Mọi sự
giúp đỡ đã được cảm ơn.
Tác giả luận án

Nguyễn Thị Minh Phượng



2


3

3

LỜI CẢM ƠN
Trong q trình nghiên cứu và hồn thành luận án này, tôi đã nhận
được sự quan tâm giúp đỡ của nhiều tập thể và cá nhân. Nhân dịp này tôi xin
bày tỏ lời cảm ơn sâu sắc đến:
- Tập thể các thầy, cô giáo Khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn, Bộ
môn Phát triển nông thôn, Viện Đào tạo Sau đại học, Trường Đại học Nông
nghiệp Hà Nội đã tận tình giúp đỡ tơi trong q trình học tập, nghiên cứu và
hoàn thành luận án này;
- PGS.TS Nguyễn Thị Minh Hiền - người hướng dẫn khoa học 1 và
PGS.TS Nguyễn Hữu Ngoan - người hướng dẫn khoa học 2 đã tận tình hướng
dẫn, trực tiếp chỉ ra những ý kiến quý báu và giúp đỡ tôi trong q trình
nghiên cứu thực hiện và hồn thành luận án;
- Lãnh đạo địa phương và các doanh nghiệp sản xuất và chế biến nông
sản Nghệ An đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tơi trong q trình điều tra khảo
sát thực địa và nghiên cứu đề tài;
- Ban Giám hiệu Trường Đại học Vinh, tập thể đồng nghiệp khoa Kinh
tế, đặc biệt là tổ bộ môn Kinh tế đã tạo điều kiện về thời gian và tinh thần
động viên, giúp đỡ tơi trong q trình nghiên cứu và hồn thành luận án;
- Các tập thể và cơ quan, ban, ngành, bạn bè và người thân đã tạo điều
kiện, giúp đỡ tơi trong q trình thu thập tài liệu nghiên cứu và động viên tinh
thần trong quá trình nghiên cứu và hồn thành luận án.
Một lần nữa tơi xin chân thành cảm ơn tất cả sự giúp đỡ quý báu của

các tập thể và cá nhân đã động viên, giúp đỡ tơi hồn thành luận án này.
Tác giả luận án
Nguyễn Thị Minh Phượng

3


4

4

MỤC LỤC
L

4


5

5

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
AFTA
ASEAN
CEPT
CN
CNH, HĐH
CP
DN
DNNN

DNTN
DN SX&CB NS
DV
FAO
FDI
GDP
HTX
KT

NXB
SD
SP
SX
TB
TNHH
TP
TTCN
T&L
TX
UBND
USD
VAT
VCCI
WTO

5

Khu vực mậu dịch tự do ASEAN
Hiệp hội các nước Đông Nam Á
Hiệp định ưu đãi thuế quan có hiệu lực chung

Cơng nhân
Cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa
Cổ phần
Doanh nghiệp
Doanh nghiệp nhà nước
Doanh nghiệp tư nhân
Doanh nghiệp sản xuất và chế biến nông sản
Dịch vụ
Tổ chức nông lương thế giới
Đầu tư trực tiếp nước ngoài
Tổng sản phẩm quốc nội
Hợp tác xã
Kỹ thuật
Lao động
Nhà xuất bản
Sử dụng
Sản phẩm
Sản xuất
Trung bình
Trách nhiệm hữu hạn
Thành phố
Tiểu thủ công nghiệp
Tate & Lyle
Thị xã
Uỷ ban nhân dân
Đồng đô la Mỹ
Thuế giá trị gia tăng
Phịng Thương mại và Cơng nghiệp Việt Nam
Tổ chức Thương mại thế giới



6

6

DANH MỤC CÁC BẢNG
STT

6

Tên bảng

Trang


7

7

DANH MỤC SƠ ĐỒ

STT

7

Tên sơ đồ

Trang



8

MỞ ĐẦU
1

Tính cấp thiết của đề tài
Hội nhập kinh tế quốc tế mở ra nhiều cơ hội kinh doanh cho các doanh

nghiệp đồng thời cũng gây ra nhiều sức ép cạnh tranh mới đối với các doanh
nghiệp sản xuất và chế biến nơng sản. Những cơ hội có thể kể đến là: có thị
trường rộng lớn để có thể tiêu thụ sản phẩm; có điều kiện thu hút vốn đầu tư từ
nước ngồi và tiếp nhận cơng nghệ tiến tiến. Tuy nhiên, các doanh nghiệp cũng
phải đối đầu với các thách thức hết sức gay gắt đó là sự cạnh tranh quyết liệt do
hàng rào bảo hộ bị bãi bỏ, khi phải thực hiện chế độ đãi ngộ tối huệ quốc và đối
xử quốc gia. Các sản phẩm nước ta phải cạnh tranh bình đẳng với các sản phẩm
của các nước khác không chỉ trên thị trường thế giới mà ngay cả ở thị trường
nội địa. Như vậy, hội nhập kinh tế quốc tế vừa tạo ra cơ hội, vừa đặt ra những
thách thức. Cơ hội và thách thức cũng luôn luôn vận động, biến đổi. Tận dụng
được cơ hội sẽ đẩy lùi được thách thức và tạo ra cơ hội mới lớn hơn. Ngược lại,
không tận dụng cơ hội thì thách thức sẽ lấn át làm triệt tiêu cơ hội.
Trong những năm qua, tỉnh Nghệ An đã có những bước tiến quan trọng
trong phát triển kinh tế và xã hội. Tỉnh đã ban hành nhiều chủ trương chính
sách, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, tạo điều kiện cho các doanh
nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế đầu tư phát triển, phát huy các nguồn lực,
tiềm năng, lợi thế của từng doanh nghiệp để phát triển nhanh, bền vững trong
điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế. Các doanh nghiệp sản xuất và chế biến nông
sản ở tỉnh Nghệ An đã có đóng góp quan trọng vào các thành tựu kinh tế - xã
hội chung của tỉnh; chiếm 39,32% trong cơ cấu tổng sản phẩm theo giá thực tế
trên toàn tỉnh năm 2010; sử dụng 29.278 lao động (Cục Thống kê Nghệ An,
2010). Số lượng doanh nghiệp sản xuất và chế biến nông sản ở Nghệ An đã

tăng lên nhanh chóng, từ 82 doanh nghiệp năm 2000 đến 2010 đã tăng lên 477
8


9

(tăng 5,8 lần) (Cục Thống kê Nghệ An, 2010).
Mặc dù tăng nhanh về số lượng nhưng nhìn chung, các doanh nghiệp sản
xuất và chế biến nơng sản được hình thành trong những năm gần đây nên chủ yếu
là quy mô nhỏ hoặc vừa, thiếu vốn, công nghệ lạc hậu, khả năng quản trị doanh
nghiệp còn nhiều hạn chế nên năng lực cạnh tranh còn thấp. Khi bước vào hội
nhập kinh tế quốc tế, vấn đề đặt ra cho doanh nghiệp sản xuất và chế biến nông
sản tỉnh Nghệ An hiện nay là làm thế nào để tạo ra năng lực và lợi thế cạnh tranh
trong điều kiện cạnh tranh mới? làm thế nào nhận diện và khai thác được các năng
lực và lợi thế cạnh tranh? Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn nói trên, tác giả lựa chọn
đề tài “Nghiên cứu năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp sản xuất và chế
biến nông sản ở tỉnh Nghệ An” làm luận án nghiên cứu.
2

Mục tiêu nghiên cứu

2.1

Mục tiêu chung
Nghiên cứu cơ sở khoa học của năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp

sản xuất và chế biến nông sản ở tỉnh Nghệ An thơng qua các loại hình doanh
nghiệp, nhằm tìm hiểu những yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh và đề
xuất giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp sản
xuất và chế biến nơng sản ở tỉnh Nghệ An.

2.2

Mục tiêu cụ thể
- Góp phần hệ thống hoá những vấn đề lý luận cơ bản về năng lực cạnh

tranh của doanh nghiệp sản xuất và chế biến nơng sản.
- Phân tích và đánh giá năng lực cạnh tranh của các loại hình doanh
nghiệp sản xuất và chế biến nông sản ở tỉnh Nghệ An, phân tích các yếu tố ảnh
hưởng tới năng lực cạnh tranh của các loại hình doanh nghiệp sản xuất và chế
biến nông sản ở Nghệ An thời gian qua.
- Đề xuất định hướng và các giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh cho
doanh nghiệp sản xuất và chế biến nông sản ở tỉnh Nghệ An trong thời gian tới..
9


10

3

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài

3.1

Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là năng lực cạnh tranh của các loại

hình doanh nghiệp sản xuất và chế biến nông sản ở tỉnh Nghệ An.
3.2

Phạm vi nghiên cứu

Về nội dung: Nghiên cứu năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp sản

xuất và chế biến nông sản ở Nghệ An.
Về không gian: Nghiên cứu năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp
sản xuất và chế biến nông sản trên địa bàn tỉnh Nghệ An.
Về thời gian:
+ Thời gian nghiên cứu từ 2009 – 2011
+ Thời gian lấy số liệu: từ năm 2000 - 2010
4

Những đóng góp của luận án về học thuật lý luận và thực tiễn
Luận án đã thảo luận về năng lực cạnh tranh của các loại hình doanh

nghiệp sản xuất và chế biến nơng sản nói chung và ở tỉnh Nghệ An nói riêng,
từ đó đã có những đóng góp mới cả về lý luận, thực tiễn và giải pháp nâng
cao năng lực cạnh tranh của các loại hình doanh nghiệp sản xuất và chế biến
nông sản ở tỉnh Nghệ An như sau:
- Về lý luận, luận án đã hệ thống hoá những vấn đề lý luận và thực tiễn về
năng lực cạnh tranh của các loại hình doanh nghiệp sản xuất và chế biến nông
sản. Năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp sản xuất và chế biến nông sản là
nguồn nội lực và những thế mạnh mà doanh nghiệp có thể huy động được để
duy trì, cải thiện và nâng cao thứ hạng của doanh nghiệp so với đối thủ trên thị
trường nhằm thu được lợi ích ngày càng cao cho doanh nghiệp.
Năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp sản xuất và chế biến nông
sản chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố: Năng lực sản xuất của doanh nghiệp: yếu
tố lao động, yếu tố vật chất kỹ thuật, yếu tố tổ chức kỹ thuật; Năng lực tài
10


11


chính, kế tốn của doanh nghiệp; Trình độ và năng lực tổ chức, quản lý doanh
nghiệp; Khả năng duy trì và mở rộng thị phần của doanh nghiệp; Khả năng
đáp ứng yêu cầu của khách hàng đối với sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp;
Chất lượng, giá cả sản phẩm của doanh nghiệp; Năng lực marketing và dịch
vụ khách hàng của doanh nghiệp; Văn hóa kinh doanh của doanh nghiệp;
Luận án góp phần làm rõ năng lực cạnh tranh của các loại hình doanh nghiệp
sản xuất và chế biến nơng sản trong điều kiện hội nhập và phát triển.
- Về thực tiễn, luận án đã đánh giá năng lực cạnh tranh của các doanh
nghiệp sản xuất và chế biến nông sản ở tỉnh Nghệ An theo các loại hình sở
hữu thông qua các chỉ tiêu đánh giá năng lực cạnh tranh doanh nghiệp: Mức
độ đổi mới của doanh nghiệp; Nguồn cung ứng đầu vào; Khả năng đổi mới kỹ
thuật, công nghệ sản xuất; Khả năng thiết kế sản phẩm mới; Khả năng tài
chính kế tốn; Khả năng thu thập, quản lý thông tin; Marketing và dịch vụ
khách hàng; Các dịch vụ hỗ trợ phát triển kinh doanh; Văn hóa doanh nghiệp,
khả năng lãnh đạo của doanh nghiệp;
Luận án đã tìm ra các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của
các doanh nghiệp sản xuất và chế biến nông sản ở tỉnh Nghệ An. Từ đó, giúp
các doanh nghiệp sản xuất và chế biến nông sản ở tỉnh Nghệ An phát triển
hoàn thiện và bền vững hơn.
- Luận án đưa ra hệ thống các giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh
tranh của các doanh nghiệp sản xuất và chế biến nông sản ở tỉnh Nghệ An giai
đoạn 2010 - 2020. Kết quả nghiên cứu của luận án sẽ là nguồn cung cấp thông
tin khoa học về phát triển doanh nghiệp sản xuất và chế biến nông sản cho các
nhà nghiên cứu, các cơ quan tham mưu hoạch định chính sách, các doanh
nhân trên cả nước nói chung và của tỉnh Nghệ An nói riêng.

11



12

Chương 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ NĂNG
LỰC CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP, DOANH
NGHIỆP SẢN XUẤT VÀ CHẾ BIẾN NÔNG SẢN
1.1

Một số vấn đề lý thuyết về năng lực cạnh tranh

1.1.1 Định nghĩa và quan điểm về năng lực cạnh tranh
Các học thuyết kinh tế thị trường, dù là trường phái nào đều thừa nhận
rằng: Cạnh tranh chỉ xuất hiện và tồn tại trong nền kinh tế thị trường, nơi mà cung
- cầu và giá cả hàng hoá là những nhân tố cơ bản của cơ chế thị trường, cạnh tranh
là linh hồn sống của thị trường. Cạnh tranh là một hiện tượng kinh tế xã hội phức
tạp, do cách tiếp cận khác nhau nên có các quan niệm khác nhau về cạnh tranh.
1.1.1.1 Khái niệm về cạnh tranh
- Theo Đại từ điển tiếng Việt: Cạnh tranh là sự tranh đua giữa những
cá nhân và tập tể có chức năng như nhau nhằm giành phần hơn, phần thắng
về mình. Năng lực cạnh tranh là khả năng giành thắng lợi trong cuộc cạnh
tranh của những hàng hoá cùng loại trên cùng một thị trường tiêu thụ (Từ
điển Tiếng Việt).
- Theo Từ điển thuật ngữ kinh tế học: Cạnh tranh là sự đấu tranh đối lập giữa
các cá nhân, tập đoàn hay quốc gia. Cạnh tranh nảy sinh khi hai bên hay nhiều bên
cố gắng giành lấy thứ mà khơng phải ai cũng có thể giành được (Từ điển thuật ngữ
Kinh tế học, 2001).
- Trong đại từ điển kinh tế thị trường định nghĩa: Cạnh tranh hữu hiệu
là một phương thức thích ứng với thị trường của xí nghiệp, mà mục đích là
giành được hiệu quả hoạt động thị trường làm cho người ta tương đối thoả
mãn nhằm đạt được lợi nhuận bình qn vừa đủ để có lợi cho việc kinh

12


13

doanh bình thường và thù lao cho những rủi ro trong việc đầu tư, đồng thời
hoạt động của đơn vị sản xuất cũng đạt được hiệu suất cao, khơng có hiện
tượng dư thừa về khả năng sản xuất trong một thời gian dài, tính chất sản
phẩm đạt trình độ hợp lý (Từ điển Kinh tế thị trường, 1998).
- Từ điển Kinh tế Chính trị học định nghĩa: cạnh tranh là cuộc đấu tranh
có tính chất đối kháng giữa những người sản xuất hàng hoá tư nhân nhằm
giành các điều kiện có lợi nhất về sản xuất và tiêu thụ hàng hố. Cạnh tranh
là lực lượng cưỡng bức bên ngồi, buộc những người sản xuất hàng hoá tư
nhân phải tăng năng suất lao động trong các xí nghiệp của họ, phải mở rộng
sản xuất, tăng tích luỹ... (Từ điển Kinh tế chính trị học, 1987).
- Nhà kinh tế học A.Marshall cho rằng: "Cạnh tranh là hiện tượng mà
một người này ganh đua với một người khác, đặc biệt là khi bán hoặc mua
một thứ gì đó, đồng thời thuật ngữ cạnh tranh gắn liền với cái xấu, nó được
hiểu là một phần đáng kể của sự ích kỷ và sự dửng dưng đối với phúc lợi của
những người khác" (A.Marshall, 1983).
- PGS. Lê Hồng Tiệm: "Cạnh tranh là sự đấu tranh giữa các chủ thể sản
xuất kinh doanh nhằm giành lấy những điều kiện thuận lợi nhất trong sản
xuất ra sản phẩm, trong tiêu thụ hàng hoá, trong hoạt động dịch vụ để đảm
bảo thực hiện lợi ích tốt nhất của mình" (Lê Hồng Tiệm, 2005).
- Trước đây khi nghiên cứu về chủ nghĩa tư bản C. Mác đã đề cập đến
vấn đề cạnh tranh của các nhà tư bản “Cạnh tranh tư bản chủ nghĩa là sự
ganh đua, sự đấu tranh gay gắt giữa các nhà tư bản nhằm giành giật những
điều kiện thuận lợi trong sản xuất và tiêu thụ hàng hoá để thu lợi nhuận siêu
ngạch” (Nguyễn Thị Hường, 2005).
Như vậy cạnh tranh có thể được hiểu theo một khái niệm chung nhất đó

là sự ganh đua, là cuộc đấu tranh gay gắt, quyết liệt giữa những chủ thể kinh
doanh với nhau trên một thị trường hàng hoá cụ thể nào đó nhằm giành giật
13


14

khách hàng và thị trường, thơng qua đó mà tiêu thụ được nhiều hàng hoá và
thu được lợi nhuận cao.
1.1.1.2 Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp
Trong các tài liệu hiện nay liên quan đến vấn đề này chưa có định nghĩa
thống nhất về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Tuy nhiên có thể nêu ra
một số định nghĩa về năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp như sau:
- Khái niệm về năng lực cạnh tranh được nêu ra lần đầu tiên ở Mỹ vào
đầu những năm 1980. Theo Aldington Report “Doanh nghiệp có khả năng
cạnh tranh là doanh nghiệp có thể sản xuất sản phẩm và dịch vụ với chất
lượng vượt trội và giá cả thấp hơn các đối thủ cạnh tranh trong nước và quốc
tế. Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp đồng nghĩa với việc đạt được lợi
ích lâu dài của doanh nghiệp và khả năng bảo đảm thu nhập cho người lao
động và chủ doanh nghiệp” (Nguyễn Hữu Thắng, 2006).
- Theo Fafchamps cho rằng: Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là
khả năng doanh nghiệp đó có thể sản xuất ra sản phẩm với chi phí biến đổi
trung bình thấp hơn giá của nó trên thị trường, có nghĩa là doanh nghiệp nào
có khả năng sản xuất ra sản phẩm có chất lượng tương tự như sản phẩm của
doanh nghiệp khác, nhưng với chi phí thấp hơn thì được coi là có khả năng
cạnh tranh cao (Nguyễn Vĩnh Thanh, 2005)
- Còn Markasen (1992) lại đưa ra một khái niệm: “Một nhà sản xuất là
cạnh tranh nếu như nó có một mức chi phí đơn vị trung bình bằng hoặc thấp
hơn chi phí do đơn vị của các nhà cạnh tranh quốc tế” (Nguyễn Vĩnh Thanh,
2005).

- Theo Philip Lasser cho rằng: Năng lực cạnh tranh của một công ty
trong một lĩnh vực được xác định bằng những thế mạnh mà cơng ty có hoặc
huy động được để có thể cạnh tranh thắng lợi (Nguyễn Vĩnh Thanh, 2005).
- Theo Báo cáo về sức cạnh tranh (1985) của Diễn đàn kinh tế thế giới
14


15

(WEF) cũng chỉ ra rằng: Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là năng lực
và cơ hội trong hoàn cảnh riêng trước mắt và tương lai của doanh nghiệp có
sức hấp dẫn về giá cả và chất lượng hơn so với đối thủ canh tranh trong và
ngoài nước để thiết kế sản xuất, tiêu thụ hàng hoá và cung cấp dịch vụ. Đến
năm 1995 WEF lại định nghĩa “Năng lực cạnh tranh quốc tế của doanh
nghiệp là khả năng của một công ty, một nước trong việc sản xuất ra của cải
trên thị trường thế giới nhiều hơn đối thủ cạnh tranh của doanh nghiệp”
- Theo một số nhà nghiên cứu trong nước về cạnh tranh của doanh nghiệp:
+ TS. Vũ Trọng Lâm (2006) cho rằng: Năng lực cạnh tranh của doanh
nghiệp thể hiện ở khă năng tạo dựng, duy trì, sử dụng và sáng tạo mới các lợi
thế cạnh tranh của doanh nghiệp nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu khách hàng
và đạt được các mục tiêu của doanh nghiệp trong môi trường cạnh tranh và
trong nước và quốc tế (Vũ Trọng Lâm, 2006). Quan niệm này cho thấy nếu
doanh nghiệp có khả năng duy trì và sáng tạo liên tục các lợi thế cạnh tranh
của mình, doanh nghiệp sẽ luôn đi trước các đối thủ và giành phần thắng
trong cuộc cạnh tranh để đạt được mục đích duy trì và mở rộng thị trường, gia
tăng lợi nhuận.
+ Theo TS.Nguyễn Hữu Thắng (2006): Năng lực cạnh tranh của doanh
nghiệp là khả năng duy trì và nâng cao lợi thế cạnh tranh trong việc tiêu thụ
sản phẩm, mở rộng mạng lưới tiêu thụ, thu hút và sử dụng có hiệu quả các
yếu tố sản xuất nhằm đạt lợi ích kinh tế cao và bền vững. Quan niệm này đã

phần nào bao quát được mục đích và chiến lược trong quá trình hình thành và
phát triển của doanh nghiệp.
Nếu hiểu cạnh tranh là cuộc đấu tranh gay gắt và quyết liệt của các chủ
thể kinh doanh trên thị trường thì chỉ có cạnh tranh giữa các cá nhân, các
doanh nghiệp và cạnh tranh giữa các nền kinh tế, thông qua cạnh tranh hàng
hố. Trong q trình các chủ thể cạnh tranh với nhau, để giành được lợi thế về
15


16

mình, các chủ thể phải áp dụng tổng hợp nhiều biện pháp nhằm duy trì và
phát triển vị thế của mình trên thị trường. Các biện pháp này thể hiện một sức
mạnh nào đó, một khả năng nào đó hoặc một năng lực nào đó của chủ thể,
được gọi là là năng lực cạnh tranh của chủ thể đó.
Hiện nay, vẫn còn tồn tại nhiều quan niệm khác nhau về năng lực cạnh
tranh (nhiều tài liệu gọi là sức cạnh tranh hay khả năng cạnh tranh) của doanh
nghiệp. Có quan điểm gắn năng lực cạnh tranh với ưu thế của sản phẩm mà
doanh nghiệp đưa ra thị trường. Có quan niệm lại gắn năng lực cạnh tranh của
doanh nghiệp theo thị phần mà nó chiếm giữ, có người lại đồng nghĩa năng
lực cạnh tranh với hiệu quả của sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Tuy
nhiên nếu năng lực cạnh tranh chỉ là thực lực và lợi thế của bản thân doanh
nghiệp thì chưa đủ bởi vì doanh nghiệp cạnh tranh có thắng lợi hay khơng lại
bị tác động của rất nhiều nhân tố, trong đó có sự tác động của ngoại lực, của
sự vay mượn tạm thời để duy trì vị trí của nó trên thị trường bằng rất nhiều
cách khác nhau. Trong thực tế có nhiều doanh nghiệp thực lực rất nhỏ nhưng
vẫn duy trì được vị trí của nó trên thị trường so với các đối thủ cạnh tranh
khác. Do vậy, nếu chỉ hiểu năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là thực lực
và lợi thế của doanh nghiệp sẽ làm giảm những suy nghĩ sáng tạo, dám nghĩ
dám làm, dám huy động thực lực hoặc những lợi thế của doanh nghiệp khác

vào việc duy trì vị trí của doanh nghiệp trên thị trường.
Theo chúng tơi: Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là nguồn nội lực
và những thế mạnh mà doanh nghiệp có thể huy động được để duy trì, cải
thiện và nâng cao thứ hạng của doanh nghiệp so với các đối thủ trên thị
trường nhằm thu được lợi ích ngày càng cao cho doanh nghiệp.
1.1.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh
1.1.2.1 Các nhân tố nội tại doanh nghiệp
16


17

 Sự lựa chọn phạm vi kinh doanh của doanh nghiệp
+ Phạm vi kinh doanh, một nội dung quan trọng trong tuyên bố sứ
mệnh của doanh nghiệp, được Derek Abell (1980) luận giải là sự kết hợp của
ba khía cạnh mà doanh nghiệp cần phải làm rõ:
- Khách hàng là ai? Hay doanh nghiệp đang phục vụ cho đối tượng
khách hàng nào, phân đoạn thị trường nào?
- Nhu cầu nào của khách hàng được thỏa mãn? Theo quan điểm của các
nhà kinh tế, sở dĩ khách hàng khi tiêu dùng sản phẩm thu được lợi ích là do hàng
hóa, dịch vụ đó có những đặc tính giúp thỏa mãn nhu cầu của họ. Do vậy, câu
hỏi trên dẫn đến một vấn đề là doanh nghiệp cần thiết kế, chế tạo và cung ứng
sản phẩm với những đặc tính cụ thể nào để thỏa mãn nhu cầu khách hàng.
- Doanh nghiệp đáp ứng nhu cầu khách hàng bằng cách nào? Câu hỏi này
liên quan đến việc xác định các năng lực đặc biệt của doanh nghiệp. Đó là những
lợi thế cạnh tranh bền vững của doanh nghiệp được xây dựng dựa trên hai yếu tố
mang tính bổ sung và hỗ trợ cho nhau là các nguồn lực và khả năng.
Xác định đúng sự kết hợp của ba khía cạnh trên là tối quan trọng đối
với việc nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Xác định đúng phạm
vi kinh doanh cho doanh nghiệp biết cần đưa ra thị trường những sản phẩm gì,

nhằm vào đối tượng khách hàng mục tiêu nào, đối thủ cạnh tranh trực tiếp là
ai, vũ khí và cách thức cạnh tranh là gì (năng lực đặc biệt của doanh nghiệp).
Trong quá trình phát triển kinh doanh, doanh nghiệp cũng thường
xuyên tìm cách mở rộng phạm vi kinh doanh thông qua tác động vào "ba
chiều" của mô hình Abell. Doanh nghiệp có thể mở rộng thị trường bằng cách
thu hút các đối tượng khách hàng mới hoặc tiêu thụ sản phẩm trên các
đoạn/khu vực thị trường mới, mở rộng danh mục sản phẩm với những đặc
tính khác nhau hoặc phát triển những sản phẩm hoàn toàn mới, sáng tạo
những năng lực mới cho phép cạnh tranh có hiệu quả hơn so với đối thủ. Tất
17


18

cả những điều đó đều làm thay đổi phạm vi kinh doanh theo cách mà doanh
nghiệp mong muốn.
 Năng lực quản lý, quyết tâm và cam kết của lãnh đạo doanh nghiệp đối với
việc nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp
Năng lực lãnh đạo thể hiện trong các công việc "đối nội" và "đối ngoại"
của nhà lãnh đạo doanh nghiệp. Về hoạt động đối nội, năng lực này thể hiện ở
chỗ biết phát huy sở trường của từng người và từng tập thể, gắn lợi ích của cá
nhân với lợi ích tập thể và của cả tồn doanh nghiệp nhằm hướng tới mục tiêu
chung của toàn doanh nghiệp,... Về quan hệ đối ngoại, người lãnh đạo có
năng lực là người biết nhìn xa trơng rộng, có óc quan sát và phân tích, phán
đốn chính xác các cơ hội, nguy cơ từ mơi trường, có khả năng xử lý tốt các
mối quan hệ với các đối tượng hữu quan bên ngoài (như khách hàng, người
cung ứng, cơ quan nhà nước, cộng đồng địa phương,...) để tận dụng thời cơ và
tránh nguy cơ cho doanh nghiệp.
Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp có thể được quan niệm là khả
năng tạo dựng, duy trì và phát triển liên tục các lợi thế cạnh tranh một cách

bền vững. Bản thân cách quan niệm này đã hàm ý năng lực cạnh tranh là một
vấn đề mang tính dài hạn. Khơng thể bằng lối kinh doanh "chụp giật", "bóc
ngắn cắn dài", "chỉ thấy cái lợi trước mắt" mà doanh nghiệp có thể đạt được
khả năng cạnh tranh mạnh. Điều này có nghĩa, nâng cao năng lực cạnh tranh
cần sự quyết tâm và cam kết dài hạn họ mới ln tìm mọi cách phát huy
những lợi thế hiện có, lãnh đạo tồn bộ tổ chức sáng tạo những lợi thế mới và
nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.
Nếu ban lãnh đạo của doanh nghiệp không quyết tâm nâng cao lợi thế
cạnh tranh, sẽ dẫn đến tình trạng "nửa đường đứt gánh", thiếu tâm huyết trong
việc tìm kiếm mọi cách nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp,
nhân viên cấp dưới cũng không có động lực để phát huy tài năng đóng góp
18


19

các sáng kiến cải thiện kết quả và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Hậu
quả tất yếu là doanh nghiệp bị mất dần các lợi thế cạnh tranh hiện tại, suy
giảm khả năng cạnh tranh và dẫn đến tiêu vong. Do vậy, có thể nói sự tâm
huyết và cam kết của lãnh đạo doanh nghiệp là một yếu tố rất quan trọng ảnh
hưởng đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.
 Chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp
Chiến lược kinh doanh ảnh hưởng đến việc tạo dựng và nâng cao năng
lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Một mặt, chiến lược được xây dựng dựa
trên các lợi thế năng lực cạnh tranh, phát huy yếu tố "sở trường" của doanh
nghiệp nhằm cạnh tranh với các yếu tố "sở đoản" của các đối thủ qua đó mà
giành thắng lợi trong cạnh tranh. Mặt khác, thơng qua các chiến lược, doanh
nghiệp có thể tạo dựng, duy trì và phát triển các lợi thế cạnh tranh mới, và do
đó năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp được nâng cao. Vấn đề mấu chốt ở
đây là doanh nghiệp phải xây dựng, lựa chọn, và thực hiện có hiệu quả các

chiến lược thích hợp để có thể khai thác tốt nhất các điều kiện mơi trường
kinh doanh bên ngoài và nội bộ doanh nghiệp.
 Văn hóa doanh nghiệp
Văn hóa doanh nghiệp là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến năng lực
cạnh tranh của doanh nghiệp vì yếu tố này tác động đến cách thức cá nhân,
nhóm, bộ phận tương tác với nhau và khả năng sáng tạo của họ. Nếu doanh
nghiệp xây dựng được truyền thống văn hóa thích hợp sẽ là nhân tố thuận lợi
khai thơng mọi ý tưởng sáng tạo, tìm ra những cách thực hiện tốt hơn những
nhiệm vụ thông thường, nhạy cảm hơn với những thay đổi của môi trường,
đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng, ... Ngược lại, nếu văn hóa doanh
nghiệp đề cao cách làm việc mang tính "rập khn" máy móc, thụ động,
khơng khuyến khích những ý tưởng mới sẽ làm hạn chế khả năng đối mới của
doanh nghiệp.
19


20

 Năng lực tài chính của doanh nghiệp
Năng lực tài chính của doanh nghiệp khơng chỉ thể hiện ở quy mơ vốn
kinh doanh. Có những doanh nghiệp quy mơ vốn "lớn" nhưng "khơng mạnh",
đó là do cơ cấu tài sản, nguồn vốn không hợp lý, doanh nghiệp chưa biết cách
khai thác và sử dụng có hiệu quả nguồn lực tài chính của mình. Ngược lại, có
những doanh nghiệp quy mơ nhỏ nhưng vẫn được coi là mạnh vì doanh
nghiệp đã duy trì tình trạng tài chính tốt, biết cách huy động những nguồn tài
chính thích hợp để sản xuất kinh doanh những sản phẩm hàng hóa có sức
cạnh tranh phục vụ tốt thị trường mục tiêu.
Vấn đề không nằm ở chỗ quy mô vốn của doanh nghiệp là bao nhiêu
mà là doanh nghiệp sử dụng vốn hiệu quả như thế nào để phục vụ tốt đến đâu
nhu cầu của đối tượng khách hàng mục tiêu trong phạm vi kinh doanh của

doanh nghiệp. Doanh nghiệp có số vốn càng nhỏ thì càng cần chú trọng đáp
ứng nhu cầu đặc thù của đối tượng khách hàng mục tiêu, điều mà các doanh
nghiệp lớn không làm được hoặc không hiệu quả. Doanh nghiệp có năng lực
tài chính mạnh sẽ là điều kiện cần thiết và quan trọng để nâng cao nặng lực
cạnh tranh.
 Năng lực công nghệ của doanh nghiệp
Năng lực công nghệ khơng chỉ thể hiện ở trình độ trang bị cơng nghệ
mà cịn thể hiện ở trình độ chun mơn, kỹ năng, kỹ xảo của người lao động
trong doanh nghiệp. Một doanh nghiệp có trình độ trang bị cơng nghệ cao
nhưng khơng có đội ngũ lao động sử dụng có hiệu quả cơng nghệ ấy thì cũng
khơng thể có khả năng cạnh tranh mạnh được. Cơng nghệ thích hợp, hiện đại
là điều kiện cần thiết để sản xuất các sản phẩm có chất lượng cao, giá thành
hạ, có nhiều tính năng ưu việt hơn các sản phẩm cùng loại trên thị trường, và
do đó giúp doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh.
1.1.2.2 Các nhân tố bên ngoài doanh nghiệp
20


21

 Khả năng phản ứng nhanh và linh hoạt của đối thủ cạnh tranh
Nếu đối thủ có khả năng nhanh chóng điều chỉnh chiến lược, từ bỏ các
"cam kết" đối với chiến lược "cũ" để chuyển sang chiến lược mới nhằm bắt
chước bài học thành cơng của doanh nghiệp thì lợi thế cạnh tranh của doanh
nghiệp có xu hướng tồn tại nhất thời, khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp
là khơng bền vững. Nếu ngược lại, doanh nghiệp có nhiều khả năng duy trì lợi
thế cạnh tranh của mình và có năng lực cạnh tranh mạnh và bền vững hơn.
 Tốc độ đổi mới công nghệ trong ngành
Nếu doanh nghiệp kinh doanh trong ngành có tốc độ đổi mới cơng nghệ
nhanh chóng (như ngành điện tử, viễn thơng, cơng nghệ thơng tin,...) chu kỳ

sống của sản phẩm rút ngắn thì các lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp có xu
hướng chỉ tồn tại trong khoảng thời gian ngắn trước khi bị các cơng nghệ mới
thay thế. Trong khi đó, doanh nghiệp hoạt động trong những ngành có tốc độ
đổi mới công nghệ chậm hơn (như ngành khai thác lâm sản, ngành dệt) có xu
hướng kéo dài thời gian tồn tại của các lợi thế và năng lực cạnh tranh cũng
tương đối bền vững.
 Mơi trường thể chế và các chính sách kinh tế vĩ mô của Nhà nước
Sự ổn định chính trị và trật tự an tồn xã hội là điều kiện cần thiết yên
tâm đầu tư, phát triển sản xuất - kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh của
doanh nghiệp. Sự ổn định chính trị và đảm bảo trật tự an toàn xã hội làm giảm
rủi ro trong kinh doanh, hấp dẫn đầu tư nước ngoài.
Hệ thống pháp luật đồng bộ, nhất quán và ổn định cần hướng tới tạo lập
mơi trường cạnh tranh bình đẳng cho các doanh nghiệp thuộc các thành phần
kinh tế. Với vai trò là người "nhạc trưởng" điều tiết các hoạt động trong nền
kinh tế thị trường. Nhà nước cần xác định việc tạo lập mơi trường pháp lý
đồng bộ, thơng thống và ổn định cho hoạt động sản xuất - kinh doanh của
các doanh nghiệp là một nhiệm vụ ưu tiên.
21


22

Hệ thống pháp luật và các chính sách kinh tế vĩ mơ của Nhà nước cũng
nhằm hình thành đồng bộ các loại thị trường (thị trường yếu tố đầu vào, thị
trường đầu ra). Các loại thị trường được hình thành đồng bộ và thơng thống
sẽ làm tăng khả năng tiếp cận các nguồn lực và tiêu thụ sản phẩm của doanh
nghiệp. Nếu cho rằng làm như vậy là "dễ người, dễ ta" không dẫn đến nâng
cao năng lực cạnh tranh cho một doanh nghiệp riêng lẻ nào đó thì điều đó là
khơng chính xác. Mỗi doanh nghiệp có những điều kiện đặc thù riêng, có
năng lực khai thác cơ hội khác nhau và có thể được hưởng lợi ở những mức

độ không giống nhau từ sự đồng bộ và thông thoáng của các loại thị trường.
Doanh nghiệp nào khai thác cơ hội tốt hơn sẽ có khả năng cạnh tranh mạnh
hơn trên thương trường.
Hơn nữa, việc hình thành đồng bộ các thị trường còn giúp nâng cao
năng lực cạnh tranh quốc tế của sản phẩm, doanh nghiệp, ngành và của cả
quốc gia nói chung. Khía cạnh này có thể được nghiên cứu sâu sắc dựa theo
mơ hình kim cương của M. Porter.
1.2

Lý luận về doanh nghiệp, doanh nghiệp sản xuất và
chế biến nông sản

1.2.1 Khái niệm
Doanh nghiệp là một phạm trù đa nghĩa, vì thế khi nói đến doanh
nghiệp, có rất nhiều cách hiểu khác nhau dựa trên những tiêu chí khác nhau:
Theo kinh tế học vi mơ, "Doanh nghiệp là một đơn vị kinh doanh hàng
hóa, dịch vụ theo nhu cầu thị trường và xã hội để đạt lợi nhuận tối đa và đạt
hiệu quả kinh tế - xã hội cao nhất" (Trang Thị Tuyết, 2006).
Từ điển thuật ngữ kinh tế học năm 2001 của Nhà xuất bản Từ điển
thuật ngữ Bách khoa lại đưa ra định nghĩa như sau: "Doanh nghiệp là đơn vị
kinh doanh được thành lập nhằm mục đích chủ yếu là thực hiện các hoạt
động kinh doanh của những chủ sở hữu (nhà nước, tập thể, tư nhân) về một
22


23

hay nhiều ngành" (Từ điển thuật ngữ kinh tế học, 2001).
Ở Việt Nam, khái niệm doanh nghiệp cũng đã có nhiều thay đổi theo từng
giai đoạn phát triển của nền kinh tế đất nước. Trong Khoản 1, Điều 4, Luật

Doanh nghiệp 2005 ghi rõ: "Doanh nghiệp là một tổ chức kinh tế có tên riêng,
có tài sản, có trụ sở giao dịch ổn định, được đăng ký kinh doanh theo quy định
của pháp luật nhằm mục đích thực hiện các hoạt động kinh doanh" (Luật Doanh
nghiệp, 2005).
Đến nay, vẫn chưa có một văn bản pháp lý hay tài liệu nào đưa ra khái
niệm cụ thể về doanh nghiệp sản xuất và chế biến nơng sản. Nói đến doanh
nghiệp sản xuất và chế biến nông sản là để phân biệt với doanh nghiệp nhà
nước, với hợp tác xã và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi. Cho đến nay
cịn có nhiều quan niệm khác nhau.
Có quan điểm cho rằng, doanh nghiệp sản xuất và chế biến nông sản
đồng nghĩa với khái niệm doanh nghiệp nơng nghiệp. Đó là những doanh
nghiệp thuộc khu vực kinh tế tư nhân và khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước
ngồi. Có thể hiểu doanh nghiệp sản xuất và chế biến nông sản là tất cả các
loại hình doanh nghiệp được thành lập và sản xuất kinh doanh dựa trên sở
hữu tư nhân, sở hữu tập thể trong nước về tư liệu sản xuất, trong đó bao gồm
các hình thức sở hữu cá nhân, sở hữu gia đình, sở hữu hỗn hợp. Đặc trưng
mang tính bản chất của các doanh nghiệp sản xuất và chế biến nông sản là sử
dụng đồng vốn của các chủ thể cá nhân, tập thể với mục đích được hưởng kết
quả kinh doanh.
Về hình thức pháp lý, doanh nghiệp sản xuất và chế biến nơng sản cũng
có những hình thức pháp lý chung như các doanh nghiệp khu vực khác, đó là
cơng ty cổ phần, cơng ty TNHH, cơng ty hợp danh.
1.2.2 Vai trò của doanh nghiệp sản xuất và chế biến nông sản
Sau hơn 20 năm thực hiện đường lối đổi mới, Việt Nam đã đạt được
23


24

những thành tựu to lớn trong phát triển kinh tế - xã hội, trong đó có sự đóng

góp quan trọng của các doanh nghiệp sản xuất và chế biến nông sản. Về cơ
bản, vai trò của doanh nghiệp sản xuất và chế biến nơng sản thể hiện ở các
khía cạnh sau:
1.2.2.1 Doanh nghiệp sản xuất và chế biến nông sản có đóng góp ngày càng
nhiều vào tăng trưởng kinh tế của quốc gia
Chủ trương của Đảng Cộng sản Việt Nam về phát triển nền kinh tế nhiều
thành phần đã tạo điều kiện thuận lợi để phát huy mọi nguồn lực trong xã hội. Đặc
biệt từ khi Luật Doanh nghiệp (1999) ra đời, số lượng doanh nghiệp đăng ký hoạt
động kinh doanh tăng lên nhanh chóng, trong đó phần lớn là doanh nghiệp sản
xuất và chế biến nông sản. Với số lượng ngày càng đông đảo, doanh nghiệp sản
xuất và chế biến nông sản đã tạo ra một khối lượng hàng hóa, dịch vụ hết sức
phong phú, đóng góp đáng kể cho GDP của cả nước. Nhìn chung sự đóng góp của
khu vực kinh tế tư nhân nói chung, doanh nghiệp sản xuất và chế biến nơng sản
nói riêng ngày càng tăng, chứng tỏ tính ưu thế và hiệu quả của khu vực này đã
được cải thiện đáng kể.
1.2.2.2 Sản xuất và chế biến nơng sản đã góp phần quan trọng trong việc huy
động các nguồn lực để phát triển kinh tế ở Việt Nam
Doanh nghiệp nhỏ và vừa trong lĩnh vực sản xuất và chế biến nông sản
không chỉ huy động có hiệu quả nguồn vốn trong xã hội mà còn huy động các
nguồn lực khác của đất nước. Trước hết, khối doanh nghiệp này khai thác có
hiệu quả nguồn lực đất đai, mặt nước, nơng sản, diện tích rừng, khoáng sản... ở
ngay tại địa phương. Đây là những tài sản thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước
thống nhất quản lý. Khi Nhà nước giao cho các tổ chức, cá nhân, trong đó có
doanh nghiệp sản xuất và chế biến nông sản phục vụ hoạt động sản xuất kinh
doanh thì các nguồn lực này sẽ phát huy được tác dụng của nó. Nhờ có sự phát
triển của doanh nghiệp này, kinh tế trang trại trong lĩnh vực nông - lâm - thủy
24


25


sản phát triển nhanh chóng, tạo ra khối lượng sản phẩm hàng hóa phong phú,
phục vụ tiêu dùng trong nước và xuất khẩu ra thị trường thế giới.
Theo dự báo của các nhà nghiên cứu, với sự ra đời của Luật Doanh
nghiệp, Luật Đầu tư mới (có hiệu lực từ 1-7-2006) cùng với việc Việt Nam
trở thành thành viên chính thức của của WTO sẽ tạo động lực mạnh mẽ cho
các doanh nghiệp sản xuất và chế biến nông sản mở rộng quy mô đầu tư trong
những năm tới.
1.2.2.3 Doanh nghiệp sản xuất và chế biến góp phần quan trọng giải quyết việc
làm, giảm tỷ lệ thất nghiệp, hạn chế di dân vào đơ thị
Theo số liệu thống kê chính thức, năm 2006 tổng số lao động làm việc
tại các doanh nghiệp sản xuất và chế biến là 277.562 người, chiếm 7,06% tổng
số lao động trong các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế; năm 2007 là
339.638 người, chiếm 7,29%; năm 2009 là 1,6-2 triệu lao động. Như vậy, lao
động trong các doanh nghiệp sản xuất và chế biến có xu hướng tăng lên qua
các năm (Trịnh Thị Mai Hoa, 2005). Sự phát triển của các doanh nghiệp sản
xuất và chế biến không chỉ tạo ra công ăn việc làm mới cho người lao động mà
còn thu hút số lượng lớn lao động thời vụ trong thời gian nông nhàn vào hoạt
động sản xuất kinh doanh, rút dần lực lượng lao động nông nghiệp sang làm
công nghiệp và dịch vụ, góp phần làm thay đổi diện mạo nền kinh tế. Q trình
đó thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu lao động ở các vùng nông thôn, theo hướng từ
lao động nông nghiệp sang công nghiệp, dịch vụ nhưng số lao động này vẫn
làm việc ngay tại quê hương, giảm bớt lượng người di cư từ các huyện ngoại
thành vào các quận, huyện nội thành và từ các tỉnh vào thành phố lớn.
Ngoài ra, doanh nghiệp sản xuất và chế biến cịn có vai trị quan trọng
trong việc đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ tay nghề cho người lao động.
Bộ phận lớn lao động trước khi vào làm việc tại cơ sở tư nhân là những lao
động phổ thông, tay nghề thấp, chưa quen với tác phong lao động cơng nghiệp,
cịn mang nặng tư duy sản xuất tự cung, tự cấp, chưa quen với cơ chế thị
25



×