Tải bản đầy đủ (.pdf) (85 trang)

Nghiên cứu kỹ năng quản lý tài chính cá nhân của học sinh trung học phổ thông trên địa bàn thành phố đà nẵng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.36 MB, 85 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA TÂM LÝ - GIÁO DỤC

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

NGHIÊN CỨU KỸ NĂNG QUẢN LÝ TÀI CHÍNH CÁ NHÂN
CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TRÊN ĐỊA BÀN
THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

Giảng viên hướng dẫn

:

TS. LÊ MỸ DUNG

Lớp

:

19CTLC

Sinh viên thực hiện

:

LÊ THỊ PHƯƠNG (19CTLC)

Đà Nẵng 04/2023



LỜI CẢM ƠN
Để có thể thực hiện và hồn thành đề tài nghiên cứu khoa học này, trước hết tôi xin bày
tỏ lịng biết ơn đến các thầy cơ đang công tác, giảng dạy tại khoa Tâm lý – Giáo dục trường Đại
học Sư phạm – Đại học Đà Nẵng đã hướng dẫn, giảng dạy và cung cấp cho tôi rất nhiều kiến
thức trong thời gian học vừa qua.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất đến Tiến sĩ Lê Mỹ Dung – người đã đã tận tình
chỉ bảo, giúp đỡ và động viên tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài. Xin chân thành cảm ơn
đến trường Trung học phổ thông Thái Phiên, trường Trung học phổ thông Trần Phú và trường
Trung học phổ thông chuyên Lê Quý Đôn, thành phố Đà Nẵng đã tạo điều kiện thuận lợi cho
tôi được tiếp cận và thực hiện các phương pháp nghiên cứu tại trường, cảm ơn các bạn học sinh
trên trường đã giúp đỡ tận tình và cung cấp các thông tin cần thiết cho đề tài của tơi trong q
trình thực hiện.
Cuối cùng, tơi xin cảm ơn gia đình, bạn bè và người thân đã ln bên cạnh hỗ trợ để tơi
có thể vượt qua những giai đoạn khó khăn nhất trong q trình học tập và thực hiện đề tài.
Xin chân thành cảm ơn!

Đà Nẵng, tháng 04 năm 2023

1


MỤC LỤC
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT..................................................................................... 5
DANH MỤC CÁC BẢNG............................................................................................. 6
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ .......................................................................................7
MỞ ĐẦU .........................................................................................................................8
1. Lý do chọn đề tài .................................................................................................... 8
2. Mục đích nghiên cứu .............................................................................................. 9
3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu ...................................................................... 9
4. Phạm vi nghiên cứu ................................................................................................9

4.1. Phạm vi về nội dung ......................................................................................... 9
4.2. Phạm vi về khách thể và địa bàn ......................................................................9
5. Nhiệm vụ nghiên cứu ............................................................................................. 9
6. Giả thuyết nghiên cứu ............................................................................................ 9
7. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................................9
8. Cấu trúc đề tài ........................................................................................................ 9
CHƯƠNG 1 .................................................................................................................. 11
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KỸ NĂNG QUẢN LÝ TÀI CHÍNH CÁ NHÂN ................ 11
CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG ...................................................... 11
1.1. Tổng quan các cơng trình nghiên cứu về kỹ năng quản lý tài chính cá nhân
của học sinh ............................................................................................................... 11
1.1.1 Ở nước ngoài ................................................................................................. 11
1.1.2. Tại Việt Nam ................................................................................................ 14
1.2. Kỹ năng .............................................................................................................. 19
1.2.1. Khái niệm ..................................................................................................... 19
1.2.2. Mức độ kỹ năng ........................................................................................... 20
1.3. Cơ sở lý luận về kỹ năng quản lý tài chính cá nhận ...................................... 20
1.3.1. Quản lý ......................................................................................................... 20
1.3.2. Tài chính cá nhân ........................................................................................ 21
1.3.3. Kỹ năng quản lý tài chính cá nhân ............................................................. 22
1.3.3.1. Khái niệm .................................................................................................. 22
1.3.3.2. Biểu hiện kỹ năng quản lý tài chính cá nhân ......................................... 22
1.4. Học sinh Trung học Phổ thông ........................................................................ 23
1.4.1. Khái niệm ..................................................................................................... 23
2


1.4.2. Đặc điểm đời sống của học sinh ................................................................. 23
1.4.2.1. Về mặt thể chất ......................................................................................... 23
1.4.2.2. Điều kiện sống và hoạt động .................................................................... 23

1.4.2.3. Hoạt động học tập và sự phát triển trí tuệ ............................................... 24
1.4.2.3. Về mặt tâm lý............................................................................................. 25
1.5. Kỹ năng quản lý tài chính cá nhân của học sinh ............................................ 26
1.5.2. Biểu hiện ...................................................................................................... 27
1.5.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến kỹ năng quản lý tài chính của học sinh ......... 28
1.5.3.1. Các yếu tố chủ quan ................................................................................. 28
1.5.3.2. Các yếu tố khách quan ............................................................................. 29
CHƯƠNG 2 .................................................................................................................. 31
TỔ CHỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................... 31
2.1. Tổ chức nghiên cứu ........................................................................................... 31
2.1.1. Vài nét về địa bàn nghiên cứu ................................................................... 31
2.1.2. Giới thiệu về khách thể nghiên cứu........................................................... 32
2.1.3. Tổ chức nghiên cứu..................................................................................... 33
2.1.3.1. Giai đoạn nghiên cứu lý luận................................................................... 33
2.1.3.2. Giai đoạn nghiên cứu thực trạng kỹ năng quản lý tài chính cá nhân của
học sinh Trung học phổ thông .............................................................................. 34
2.1.3.3. Giai đoạn nghiên cứu đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao kỹ năng
quản lý tài chính cá nhân của học sinh Trung học phổ thông .......................... 34
2.2. Phương pháp nghiên cứu.................................................................................. 35
2.2.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận ................................................... 35
2.2.1.1. Phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh, khái quát hóa tài liệu ....... 35
2.2.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn ................................................ 35
2.2.2.1. Phương pháp điều tra bảng hỏi ............................................................... 35
2.2.2.2. Phương pháp phỏng vấn .......................................................................... 39
2.3. Phương pháp thống kê toán học ...................................................................... 39
Tiểu kết chương 2 ........................................................................................................ 41
CHƯƠNG 3 .................................................................................................................. 42
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VỀ KỸ NĂNG QUẢN LÝ TÀI CHÍNH CÁ NHÂN
CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG ......... 42
3.1. Thực trạng kỹ năng quản lý tài chính cá nhân của học sinh Trung học phổ

thông thành phố Đà Nẵng ....................................................................................... 42
3


3.1.1. Kỹ năng quản lý tài chính cá nhân của học sinh Trung học phổ thông 42
3.1.2. Biểu hiện kỹ năng quản lý tài chính cá nhân của học sinh Trung học
phổ thông ............................................................................................................... 44
3.1.2.1. Kỹ năng tiết kiệm ...................................................................................... 44
3.1.2.2. Kỹ năng lập kế hoạch ngân sách cá nhân ............................................... 48
3.1.2.3. Kỹ năng chi tiêu ........................................................................................ 53
3.1.3. Thực trạng khó khăn của học sinh Trung học phổ thơng khi quản lý tài
chính ....................................................................................................................... 58
3.2. Thực trạng giáo dục tài chính của học sinh Trung học phổ thơng ............... 59
3.2.1. Thực trạng các phương thức tiếp cận tài chính của học sinh về giáo dục
tài chính ................................................................................................................. 59
3.2.2. Thực trạng giáo dục tài chính trong gia đình của học sinh Trung học
phổ thông ............................................................................................................... 62
3.2.3. Thực trạng nhu cầu bồi dưỡng kiến thức về kỹ năng quản lý tài chính
cá nhân của học sinh Trung học phổ thông ........................................................ 65
3.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến kỹ năng quản lý tài chính cá nhân của học sinh
Trung học phổ thơng ................................................................................................ 68
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ..................................................................................... 70
1. Kết luận .............................................................................................................. 70
2. Khuyến nghị ....................................................................................................... 70
2.1. Đối với gia đình .............................................................................................. 70
2.2. Đối với nhà trường ......................................................................................... 70
2.3. Đối với học sinh Trung học phổ thông ......................................................... 71
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................... 72
- Trong nước ............................................................................................................. 72
- Tiếng nước ngoài .................................................................................................... 73

PHỤ LỤC ..................................................................................................................... 75

4


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
CN

Cá nhân

ĐLC

Điểm trung bình

ĐLC

Độ lệch chuẩn

KN

Kỹ năng

KNTK

Kỹ năng tiết kiệm

LKH

Lập kế hoạch


QLCT

Quản lý chi tiêu

QLTD

Quản lý tín dụng

QLTK

Quản lý tiết kiệm

TP

Thành phố

THPT

Trung học Phổ thơng

5


DANH MỤC CÁC BẢNG
Số hiệu
bảng

Tên bảng

Trang


2.1.

Bảng phân phối khách thể khảo sát

32

2.2.

Bảng tính điểm phiếu trưng cầu ý kiến của học sinh THPT

36

3.1

Mức độ kỹ năng quản lý tài chính cá nhân của học sinh THPT

42

3.2

Mức độ kỹ năng tiết kiệm của học sinh THPT

45

3.3

Sự khác biệt về mức độ kỹ năng tiết kiệm theo phân loại khách
thể nghiên cứu


46

3.4

Mức độ kỹ năng lập kế hoạch ngân sách cá nhân của học sinh
THPT

48

3.5

Sự khác biệt về mức độ kỹ năng lập kế hoạch ngân sách cá nhân
theo phân loại khách thể nghiên cứu

51

3.6

Mức độ kỹ năng chi tiêu của học sinh THPT

53

3.7

Sự khác biệt về mức độ kỹ năng chi tiêu theo phân loại khách
thể nghiên cứu

55

3.8


Thực trạng mức độ khó khăn của học sinh THPT khi quản lý tài
chính

58

3.9

Thực trạng các phương thức giáo dục tài chính của học sinh
THPT

59

3.10
3.11
3.12
3.13

3.14

So sánh tương quan giữa các phương thức giáo dục tài chính với
kỹ năng quản lý tài chính cá nhân và các kỹ năng thành phần
Thực trạng mức độ giáo dục tài chính trong gia đình
của học sinh THPT
So sánh tương quan giữa giáo dục tài chính trong gia đình với
kỹ năng quản lý tài chính cá nhân và các kỹ năng thành phần
Thực trạng nhu cầu bồi dưỡng kiến thức về kỹ năng quản lý tài
chính cá nhân của học sinh THPT
So sánh tương quan giữa nhu cầu bồi dưỡng kiến thức của học
sinh THPT với kỹ năng quản lý tài chính cá nhân và các kỹ năng


60
62
63
65

66

thành phần
3.15

Hệ số hồi quy các yếu tố kỹ năng quản lý tài chính cá nhân
của học sinh THPT

6

67


DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Số hiệu

Tên biểu đồ

Trang

3.1

Phân loại mức độ kỹ năng quản lý tài chính cá nhân của học
sinh THPT


42

3.2

Phân loại mức độ kỹ năng tiết kiệm của học sinh THPT

44

biểu đồ

3.3
3.4

Phân loại mức độ kỹ năng lập kế hoạch ngân sách cá nhân của
học sinh THPT
Phân loại mức độ kỹ năng chi tiêu của học sinh THPT

7

50
55


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong sự phát triển của nền kinh tế, phổ cập tài chính khơng cịn quá xa lạ với
mọi người, tuy nhiên đây là một khái niệm mới lạ và cịn gặp nhiều khó khăn, thách thức
tại Việt Nam. Tài chính cá nhân đóng một vai trị quan trọng khơng chỉ đối với các cá
nhân mà còn đối với tổng thể nền kinh tế xã hội. Việc nâng cao nhận thức về tài chính

cá nhân và tạo ra các sản phẩm, dịch vụ về tài chính cá nhân sẽ góp phần nâng cao chất
lượng cuộc sống của các cá nhân nói riêng, đồng thời góp phần nâng cao hiệu quả hoạt
động của thị trường tài chính cũng như sự phát triển bền vững của xã hội nói chung.
Tài chính ảnh hưởng một phần quan trọng đến sự thành công của mỗi con người.
Xã hội ngày càng phát triển, học sinh càng cần phải được tiếp xúc, làm quen với những
kiến thức tài chính để các em hiểu được giá trị của tiền, nhận thức được trách nhiệm và
hình thành thái độ đúng đắn với tiền, biết trân trọng và chi tiêu một cách hợp lý. Những
kiến thức các em được học tập, sẽ hỗ trợ các em biết cách quản lý tài chính cá nhân, lên
kế hoạch tài chính, có mục tiêu về tài chính, hạn chế những rủi ro, khủng hoảng tài chính
trong sự nghiệp sau này.
Mức độ hiểu biết tài chính của thanh thiếu niên và trẻ em chưa đạt yêu cầu cả
trong khu vực và trên tồn cầu. Tình huống đó có thể dẫn đến các vấn đề cá nhân như
kiệt quệ tài chính, từ đó có thể tác động tiêu cực đến sự ổn định tài chính và tăng trưởng
kinh tế của quốc gia. Nhận thức được tầm quan trọng của kỹ năng quản lý tài chính cá
nhân, tại nhiều quốc gia trên thế giới, giáo dục tài chính được thực hiện ngay từ khi còn
nhỏ và liên tục qua các cấp học khác nhau. Bằng cách đó, học sinh có thể xây dựng sự
hiểu biết trong khoảng thời gian nhiều năm (Mundy, 2009). Tại Việt Nam, một trong
những quốc gia mới nổi, đánh giá mức độ về kỹ năng quản lý tài chính cá nhân vẫn chưa
được thực hiện rộng rãi, lỗ hổng trong nghiên cứu về kỹ năng quản lý tài chính cá nhân
là khá lớn. Đối tượng học sinh, sinh viên những người có sự hiểu biết tài chính thấp và
thường chịu ảnh hưởng tiêu cực cho các quyết định tài chính rất cần sự quan tâm, hỗ trợ
từ nhiều phía. Khi đo lường hiểu biết tài chính của học sinh, phân tích dữ liệu cho thấy
học sinh Việt Nam khơng hiểu biết về tài chính, ngay cả ở trình độ rất cơ bản [17].
Song song đó, với mục tiêu thực hiện thành cơng Chiến lược tài chính toàn diện
quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 theo Quyết định số 149/QĐ-TTg,
cần thực hiện những khảo sát tổng thể về kỹ năng quản lý tài chính cá nhân để có những
giải pháp khả thi với từng đối tượng và khu vực. Vì thế, kết quả nghiên cứu sẽ làm cơ
sở đề xuất các biện pháp phù hợp, góp phần nâng cao mức độ kỹ năng quản lý tài chính
cá nhân cho giới trẻ, đặc biệt là học sinh tại các trường trung học phổ thông, qua đó
thực hiện mục tiêu hình thành kiến thức tài chính tốt, cải thiện năng lực ra quyết định,


8


tăng cường phúc lợi gia đình, bảo vệ người tiêu dùng và đồng thời góp phần phát triển
bền vững thị trường tài chính và tăng trưởng kinh tế.
Với mong muốn đi sâu nghiên cứu vấn đề trên, tôi đã chọn đề tài “Kỹ năng quản
lý tài chính cá nhân của học sinh Trung học phổ thông thành phố Đà Nẵng”.
2. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực trạng về kỹ năng quản lý tài chính cá nhân
của học sinh hiện nay, đề tài đề xuất kiến nghị nâng cao kỹ năng quản lý tài chính cá
nhân của học sinh .
3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu
- Đối tượng: Mức độ và biểu hiện kỹ năng quản lý tài chính cá nhân
- Khách thể nghiên cứu: Học sinh THPT thành phố Đà Nẵng
4. Phạm vi nghiên cứu
4.1. Phạm vi về nội dung
Nghiên cứu về kỹ năng quản lý tài chính cá nhân của học sinh THPT
4.2. Phạm vi về khách thể và địa bàn
154 học sinh thành phố Đà Nẵng. Trong đó 47 học sinh là nam và 107 học sinh
nữ.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu cơ sở lý luận về kỹ năng quản lý tài chính cá nhân của học sinh.
- Nghiên cứu thực trạng về kỹ năng quản lý tài chính cá nhân của học sinh THPT
thành phố Đà Nẵng
- Nghiên cứu đề xuất kiến nghị nhằm nâng cao kỹ năng quản lý tài chính cá nhân
cho học sinh .
6. Giả thuyết nghiên cứu
Kỹ năng quản lý tài chính cá nhân của học sinh THPT thành phố Đà Nẵng ở mức
độ khá, có sự đồng đều giữa các kỹ năng thành phần. Phương thức giáo dục tài chính,

giáo dục tài chính trong gia đình, nhu cầu bồi dưỡng về kỹ năng quản lý tài chính cá
nhân và kết quả học tập là các yếu tố chủ quan ảnh hưởng trực tiếp đến kỹ năng quản lý
tài chính cá nhân của học sinh.
7. Phương pháp nghiên cứu
 Phương pháp nghiên cứu tài liệu
 Phương pháp quan sát
 Phương pháp điều tra bảng hỏi
 Phương pháp phỏng vấn
 Phương pháp thống kê toán học
8. Cấu trúc đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, kiến nghị, mục lục, phụ lục, báo cáo gồm ba phần:
9


Chương 1: Cơ sở lý luận về kỹ năng quản lý tài chính cá nhân của học sinh.
Chương 2: Tổ chức và phương pháp nghiên cứu
Chương 3: Kết quả nghiên cứu về kỹ năng quản lý tài chính cá nhân của học sinh THPT
thành phố Đà Nẵng.

10


CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KỸ NĂNG QUẢN LÝ TÀI CHÍNH CÁ NHÂN
CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THƠNG
1.1. Tổng quan các cơng trình nghiên cứu về kỹ năng quản lý tài chính cá nhân
của học sinh
1.1.1 Ở nước ngồi
* Về quản lý tài chính cá nhân
Mặc dù nghiên cứu kiến thức tài chính của thanh thiếu niên ở Mỹ không phải là

một hiện tượng mới trong văn học hàn lâm, nhưng gần đây nó đã nhận được rất nhiều
sự chú ý trong cộng đồng, đặc biệt là trong các phương tiện truyền thông đại chúng
Jumpstart Coalition, 1996; National Coalition for Consumer Education, Inc. 1991;
Wang, 1993. Các nghiên cứu từ đấu trường học thuật, công cộng, các nghiên cứu trước
và gần đây, tất cả đều kết luận rằng thanh thiếu niên thiếu kiến thức về tài chính cá nhân.
[39]
Trong cả lĩnh vực học thuật và truyền thông đại chúng, đã có lời kêu gọi giáo dục
tài chính để tăng kiến thức tài chính biết đọc, biết viết của thanh thiếu niên. Tài chính cá
nhân khơng được giảng dạy một cách có hệ thống ở các trường Trung học. Theo
Stanger.T, Chỉ có 26 tiểu bang ở Hoa Kỳ ủy nhiệm giáo dục tiêu dùng và chỉ có 14 yêu
cầu cấu phần tài chính cá nhân. Người ta biết rất ít về hiệu quả của nền giáo dục này
hoặc là chương trình giảng dạy trong phạm vi các chương trình giáo dục này. [38]
Giáo dục thanh niên về giáo dục tài chính cá nhân là cấp thiết, theo Hội đồng
Giáo dục Kinh tế. McCormick (2009) và Mandell (2009) lặp lại tuyên bố này và nhấn
mạnh rằng giáo dục tài chính cá nhân cho thanh niên nên là ưu tiên hàng đầu. Alan
Greenspan, cựu Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang, cũng tuyên bố: “Con cái chúng ta mù
chữ về tài chính và khơng thể kế thừa nền kinh tế tồn cầu trừ khi chúng ta bắt đầu giáo
dục chúng ở trường tiểu học” [32]
Chen và Heath (2012) nhận thấy rằng học sinh tiểu học và trung học cơ sở đạt
được những kết quả tích cực khi tiếp xúc với các bài học về tài chính cá nhân. [21].
* Về kỹ năng quản lý tài chính cá nhân
Kỹ năng quản lý tài chính cá nhân là một trong những kỹ năng quan trọng trong
cuộc sống của mỗi người. Vì vậy, trên thế giới đã có rất nhiều nghiên cứu tìm hiểu về
kỹ năng quản lý tài chính cá nhân. Các nhà nghiên cứu trong lĩnh vực tài chính cá nhân
đã dựa trên các lý thuyết về phát triển con người (Havighurst, 1972; Baltes, 1987 [40],
xã hội của người tiêu dùng (John, 1999) [27], và hành vi quy hoạch (Ajzen, 1991) [18]
để phát triển các biện pháp quản lý tài chính cá nhân trong các nghiên cứu và tiến hành
là nghiên cứu sâu hơn về các lý luận trong các nghiên cứu giải thích hành vi tài chính.
Theo các tác giả thì một vài hành vi quản lý đã được xác nhận tồn tại, nhưng các nhà
11



nghiên cứu về kỹ năng quản lý tài chính cá nhân thường chỉ sử dụng những tiêu chuẩn
ủy quyền của hành vi tài chính cá nhân như: Mức độ thực tế cho vay tiêu dùng (ví dụ,
Sullivan, 1987; Bernstein, 2004) không phải là việc đánh giá các hành vi (Xiao and Dew,
2011).
Xiao và các cộng sự đã nhận thấy một điểm yếu trong những nghiên cứu kỹ năng
tài chính cá nhân, đó là sự khơng thống nhất và tồn diện về các tiêu chuẩn trong các
nghiên cứu trước. Chính vì vậy, năm 2011, Jing Jian Xiao và các đồng sự đã chính thức
cơng bố những hành vi quản lý tài chính cá nhân chuẩn – đo lường kỹ năng quản lý tài
chính cá nhân hay cịn gọi là thang đo FMBS trên tạp chí tài chính. Nghiên cứu đã xác
định lại các phương diện quan trọng của kỹ năng quản lý tài chính cá nhân, gồm 4
phương diện: quản lý chi tiêu (QLCT), quản lý tín dụng (QLTD), quản lý tiết kiệm
(QLTK) – đầu tư, và quản lý bảo hiểm. Bốn phương diện trên được thực hành bởi 15
hành vi quản lý thực hiện thường xuyên. Phương diện thứ nhất, QLCT gồm 4 hành vi:
so sánh các shop, trả các hóa đơn đúng thời gian, xem lại các hóa đơn, chi tiêu trong
ngân sách. Phương diện thứ hai, QLTD gồm 3 hành vi: trả hết thẻ tín dụng, sử dụng hạn
mức cao nhất của thẻ tín dụng, thanh tốn tối thiểu cho các khoản vay. Phương diện thứ
ba, QLTK – đầu tư gồm 5 hành vi: duy trì và tạo lập một quỹ dự phịng tài chính khẩn
cấp, tiết kiệm từ thu nhập mỗi tháng, tiết kiệm cho mục tiêu dài hạn, tiết kiệm cho hưu
trí, đầu tư tiền. Phương diện thứ tư, quản lý bảo hiểm gồm 3 hành vi: Có được hoặc duy
trì bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm tài sản, bảo hiểm y tế đầy đủ. [41]
Thập kỷ qua đã chứng kiến các chính phủ ở nhiều quốc gia thiết lập các chiến
lược quốc gia về hiểu biết tài chính trong nỗ lực cải thiện phúc lợi tài chính của cơng
dân. Về cơ bản, các chiến lược này đã tìm cách cải thiện kiến thức về tài chính thơng
qua các chương trình giáo dục tài chính.
Trong nhiều trường hợp, các nhóm dân số nhỏ dễ bị thiệt thịi hơn về tài chính,
chẳng hạn như phụ nữ, đã được dành sự quan tâm chính sách cụ thể [28]. Bất chấp những
khoản đầu tư lớn này vào giáo dục tài chính, hầu hết các quốc gia đã có những cải thiện
rất ít về kiến thức tài chính.

Hơn nữa, có vẻ như hiệu quả của nhiều chương trình giáo dục tài chính này chưa
được đánh giá đầy đủ và các chỉ số về căng thẳng tài chính và lo lắng về tài chính vẫn
tồn tại. Nhìn chung, những quan sát này cho thấy rằng các chính sách giáo dục tài chính
được theo đuổi cho đến nay đều có những thiếu sót. Dưới góc độ này, động lực chính
đằng sau nghiên cứu của chúng tôi là nhận ra rằng những nỗ lực tập trung hẹp để cải
thiện hiểu biết về tài chính thơng qua giáo dục tài chính đã có nghĩa là các yếu tố khác
có khả năng đóng góp vào phúc lợi tài chính nói chung dường như đã bị bỏ qua. Mặc dù
mọi người đều thống nhất rằng hiểu biết về tài chính địi hỏi trang bị cho các cá nhân

12


kiến thức và kỹ năng nhận thức cần thiết để hiểu lĩnh vực tài chính và xử lý các vấn đề
tài chính của họ, các yếu tố khác cũng đóng một vai trị quan trọng.
Có thể quản lý thành cơng tài chính cá nhân của một người cũng địi hỏi những
đặc điểm tâm lý và bản lĩnh: một cá nhân cần có động lực để tìm kiếm thơng tin tài
chính, khả năng kiểm sốt những cảm xúc có thể ảnh hưởng đến việc ra quyết định của
họ và sự đảm bảo trong việc ra quyết định của chính họ và khả năng quản lý tài chính
(Atkinson và Messy 2011 , Trung tâm Nghiên cứu Xã hội 2011). [20]
Nhiều nghiên cứu cho thấy, kỹ năng quản lý tài chính cá nhân có xu hướng đạt
đến đỉnh điểm ở những người trưởng thành và thấp hơn đáng kể ở những người trẻ tuổi
[43], [38]. Kỹ năng quản lý tài chính cá nhân của thanh thiếu niên và trẻ em không đạt
yêu cầu cả trong khu vực và trên tồn cầu. Tình huống đó có thể dẫn đến các vấn đề cá
nhân (kiệt quệ tài chính), làm trầm trọng thêm sự bất ổn định tài chính, có tác động tiêu
cực đến tăng trưởng kinh tế. Do đó, ngày càng có nhiều nghiên cứu về giáo dục tài chính
dành cho đối tượng thanh thiếu niên.
Tại Úc, một nghiên cứu thực nghiệm cho thấy kỹ năng quản lý tài chính cá nhân
của thanh niên ở mức thấp. Ở Hoa Kỳ, kết quả nghiên cứu thực nghiệm cho thấy kỹ năng
quản lý tài chính cá nhân của những người trẻ đã giảm kể từ cuối những năm 1990.
Những người trong độ tuổi từ 25 đến 65 có xu hướng thực hiện các câu hỏi về quản lý

tài chính tốt hơn khoảng 5% so với những người dưới 25 tuổi [38]. Đáng chú ý, có ít
hơn một phần ba thanh thiếu niên Hoa Kì (từ 12-17 tuổi) có kiến thức cơ bản về lãi suất,
lạm phát và đa dạng hóa rủi ro. Ngồi ra, de Souza Fernandes & Candido (2014) cho
rằng, thế hệ thanh thiếu niên hiện nay khơng thể tự quản lí nguồn tài chính của mình
[22].
Robb (2011) đưa ra bằng chứng rằng, giáo dục tài chính có thể cải thiện hành vi
sử dụng có ý thức các nguồn tài chính, đặc biệt là đối với thanh niên ở độ tuổi thích hợp
để phát triển các kỹ năng mà họ sẽ mang theo suốt đời; giáo dục tài chính là một mơn
học thiết yếu trong giảng dạy ở trường học [34]. Bên cạnh đó, việc đưa giáo dục tài chính
đến với trẻ em càng sớm thì họ sẽ có nhiều cơ hội để thực hành kĩ năng tài chính, đưa ra
các quyết định chi tiêu và tiết kiệm ở tuổi trưởng thành tốt hơn. Việc phát triển các
chương trình giáo dục tài chính trong trường học nhằm giúp học sinh đối phó với những
thách thức hằng ngày và thực hiện ước mơ của mình thơng qua việc sử dụng hợp lí các
cơng cụ tài chính, góp phần xây dựng một tương lai tốt đẹp hơn.
Bên cạnh đó, việc cải thiện chất lượng giáo dục tài chính với đối tượng thanh
thiếu niên sẽ phát huy hiệu quả nếu có sự tham gia đồng lịng từ trường học, gia đình và
chính phủ [29] [30]. Thật vậy, người trẻ thường học các kiến thức và kĩ năng tài chính
từ cha mẹ và giáo viên lúc nhỏ và khi ngồi trên ghế nhà trường. Tuy nhiên, các bậc phụ
huynh thường bỏ qua việc dạy các kiến thức, kĩ năng tài chính cơ bản như tiết kiệm, lập
13


ngân sách và đầu tư. Khi vào đại học, sinh viên buộc phải học cách xử lý tiền, đặc biệt
là đối với việc vay nợ để trang trải các chi phí học tập. Vì thiếu kiến thức, kĩ năng tài
chính nên sinh viên có thể vay quá nhiều tiền, dẫn đến khoản nợ phải trả sau khi tốt
nghiệp quá lớn, làm trì hỗn các mục tiêu tài chính khác. Hira & Brinkman (1992) phát
hiện ra rằng, 42% sinh viên không biết khi nào sẽ bắt đầu trả nợ, 37% không biết lãi suất
các khoản vay của họ và gần 25% không biết thời gian ân hạn khoản vay của họ [32].
Do vậy, hầu như tất cả các sinh viên đều bày tỏ mong muốn được học về quản lí tài
chính khi cịn ở bậc Trung học phổ thơng.

Khi nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến hiểu biết tài chính, kết quả cho thấy
giới tính, tuổi, dân tộc, nơi ở, hộ khẩu, trình độ học vấn, thu nhập và nghề nghiệp của
cha mẹ có ảnh hưởng đến mức độ hiểu biết tài chính [33] [35]. Sự tham gia của các bậc
phụ huynh vào các giáo dục tài chính đã cải thiện kiến thức và kinh nghiệm về quản lí
tiền của sinh viên đại học Malaysia [35]
Hơn nữa, sự tham gia của cha mẹ vào giáo dục tài chính của trẻ em là một yếu tố
quan trọng. Do đó, giáo dục tài chính trong trường học sẽ khơng có đủ tác động để phát
triển kiến thức tài chính của một cá nhân nếu khơng có sự tham gia hỗ trợ từ phía các
bậc phụ huynh. Sự tham gia của cha mẹ và giáo dục của nhà trường cùng với các yếu tố
khác có vai trị quan trọng trong việc hình thành các đặc điểm tài chính của cá nhân, đặc
biệt là thanh thiếu niên.
Ngoài ra, các đặc điểm về nhân khẩu học như tuổi, giới tính,… và yếu tố xã hội
hóa tài chính có thể ảnh hưởng đến thái độ tài chính của trẻ em và thanh thiếu niên [36].
Khi phân tích yếu tố xã hội hóa tài chính tại Hàn Quốc, kết quả phát hiện ra rằng, thanh
thiếu niên ở quốc gia này đã chọn các phương tiện truyền thơng và mở tài khoản ngân
hàng để thực hành thì có kiến thức tài chính tốt hơn; đồng thời, những thanh thiếu niên
được cha mẹ trợ cấp tiền hàng tháng sẽ có kiến thức tài chính cao hơn [35]. Xã hội hóa
tài chính là q trình mà qua đó mọi người có được kiến thức, kĩ năng và thái độ từ mơi
trường bên trong lẫn bên ngồi để tối ưu hóa chi tiêu của họ trên thị trường tài chính.
Qua đó, gia đình nên chủ động trong việc phổ biến, trao đổi về các kiến thức tài chính
với con cái nhằm góp phần giúp họ trưởng thành hơn trong tương lai.
Thông qua nghiên cứu tài liệu, tác giả thấy rằng đã có rất nhiều nghiên cứu trên
thế giới nghiên cứu về kỹ năng quản lý tài chính cá nhân trên nhiều phương diện khác
nhau. Đây sẽ là những tài liệu bổ ích, cơ sở để tác giả nghiên cứu kỹ năng quản lý tài
chính của học sinh THPT tại thành phố Đà Nẵng nói riêng và tại Việt Nam nói chung.
1.1.2. Tại Việt Nam
* Về quản lý tài chính cá nhân
Theo tác giả Nguyễn Tiến Thành, tài chính cá nhân là việc quản lý, chi tiêu, sử
dụng tiền bạc và của cải của các cá thể hoặc hộ gia đình với một mức độ rủi ro và các
14



kế hoạch tương lai đã lường trước. Tài chính cá nhân cũng là các quyết định tài chính,
các hoạt động liên quan tới tài chính bao gồm lập ngân sách, tiết kiệm, bảo hiểm, đầu
tư, hưu trí và di sản.[9]
Về mức độ hiểu biết tài chính, các cuộc điều tra nghiên cứu cho thấy người dân
Việt Nam, đặc biệt người dân nông thôn, vùng sâu vùng xa đang đối mặt với thực trạng
năng lực hiểu biết tài chính khá thấp so với các nước trên thế giới và trong khu vực.
Theo WB, Việt Nam chỉ có 31% người dân có tài khoản tại tổ chức tín dụng, và với
vùng nơng thơn, vùng sâu vùng xa thì con số này cịn thấp hơn, 27%), khiến Việt Nam
chỉ đứng 103/144 về mức độ sẵn có về dịch vụ tài chính trong Báo cáo cạnh tranh toàn
cầu 2015 – 2016 của Diễn đàn kinh tế thế giới (World Economic Forum – WEF). Cuộc
điều tra của Standard & Poor năm 2014 về mức độ hiểu biết tài chính cho thấy Việt Nam
ở vị trí thấp hơn nhiều so với các nước cùng khu vực bởi chỉ ¼ dân số trưởng thành có
năng lực “hiểu biết tài chính”. [14]
Tại Việt Nam, một nghiên cứu được thực hiện bởi Ngân hàng Thế giới (WB),
tiến hành đo lường hiểu biết tài chính của sinh viên của các trường đại học ở Hà Nội trên
ba khía cạnh: kiến thức tài chính, kỹ năng tài chính và hành vi tài chính, trong đó phần
thái độ tài chính ảnh hưởng đến việc ra quyết định được gộp vào phần hành vi tài chính.
Nghiên cứu này cho thấy mức độ hiểu biết tài chính cá nhân của sinh viên trên địa bàn
Hà Nội đang ở mức trung bình - kém.
Tác giả Nguyễn Thị Hải Yến (2015) khi áp dụng bài kiểm tra khách quan để đo
lường trình độ hiểu biết về tài chính của sinh viên đại học tại Việt Nam cho thấy giới
tính, nơi cư trú, lĩnh vực học tập, kinh nghiệm học tập, tỷ lệ phụ thuộc tài chính của học
sinh vào gia đình và nhu cầu của sinh viên về giáo dục có ảnh hưởng đáng kể đến trình
độ hiểu biết tài chính của họ ở mọi cấp độ. Hầu hết các sinh viên có chuyên ngành liên
quan đến lĩnh vực kinh tế đã được học về kiến thức tài chính cơ bản trong những năm
đầu tiên và ngay cả đối với sinh viên không phải chuyên ngành kinh tế, kiến thức tài
chính của họ cũng có thể được cải thiện trong quá trình học do nhu cầu học về tài chính
ngày càng tăng để tham gia thị trường tài chính sau khi tốt nghiệp. Một yếu tố quan trọng

khác quyết định đến kiến thức tài chính của sinh viên là nhu cầu hiểu biết tài chính. Tuy
nhiên, chỉ có 50% sinh viên tham gia có nhu cầu này. [17]
Khi phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến tiếp cận tài chính cá nhân tồn diện, Trần
Hùng Sơn cùng các cộng sự đã nhận thấy thu nhập ảnh hưởng đến việc sử dụng tài khoản
chính thức và có tiết kiệm chính thức. Học vấn có tương quan dương với việc sở hữu tài
khoản chính thức và tiết kiệm chính thức nhưng lại tương quan âm với việc sử dụng tín
dụng chính thức. Độ tuổi có ảnh hưởng đến việc tiết kiệm chính thức và sử dụng tín
dụng chính thức và mối quan hệ này là phi tuyến. Giới tính khơng ảnh hưởng đến việc
sử dụng tài khoản chính thức và có tiết kiệm chính thức. Tuy nhiên, phụ nữ có khuynh
15


hướng sử dụng kênh tài khoản chính thức nhiều hơn. Lý do khơng sở hữu tài khoản
chính thức của các cá nhân tại Việt Nam chủ yếu mang tính chủ quan (liên quan đến thu
nhập của cá nhân). Phụ nữ, người lớn tuổi ít sử dụng nguồn tín dụng phi chính thức, cịn
người có thu nhập thấp nhất lại có khuynh hướng sử dụng nguồn tín dụng phi chính thức.
[13]
Trong tài liệu hội thảo quốc gia “Tài chính cá nhân - Lý thuyết và thực hành trong
bối cảnh mới” đã nhấn mạnh rằng khi toàn thế giới đang phải đối mặt với đại dịch Covid19, đời sống của mỗi công dân bị ảnh hưởng ở nhiều cấp độ khác nhau tại các quốc gia
và vùng lãnh thổ, trong đó có Việt Nam. Việc trang bị những kiến thức, sự hiểu biết về
tài chính cá nhân, kỹ năng quản lý tài chính cá nhân lúc này trở nên cấp thiết đối với cá
nhân nói riêng và xã hội nói chung để có thể ứng phó tốt với các tình huống bất thường,
đảm bảo đời sống cá nhân và gia đình, từ đó góp phần ổn định xã hội và phát triển bền
vững. Do đó, Hội thảo tập trung thảo luận về một số vấn đề gồm: (1) Quản lý chi tiêu,
tiết kiệm và lập kế hoạch tài chính cá nhân, đầu tư và tài sản cá nhân; quản lý tài chính
gia đình (xác lập mục tiêu và tổ chức tài chính gia đình, cân bằng các nhu cầu và giải
quyết xung đột về tài chính gia đình, tài chính cá nhân trong các tình huống pháp lý, tài
chính cho trẻ em, tài chính cho người trẻ tuổi, tiết kiệm cho kế hoạch học tập, tài chính
gia đình bền vững…; (2) An ninh tài chính cá nhân (các hành vi lừa đảo, các rủi ro và
nguy cơ đe dọa tài chính cá nhân, các vấn đề về an ninh thông tin và quyền riêng tư trong

quản lý, kiểm soát và minh bạch tài chính cá nhân); (3) Thực trạng và những vấn đề đặt
ra về giảng dạy, phổcập kiến thức về tài chính cá nhân trong bối cảnh mới; (4) Phát triển
dịch vụ tài chính cá nhân, ứng dụng cơng nghệ mới trong các dịch vụ tài chính cá nhân;
(5) Các hành vi tài chính cá nhân khi lựa chọn và sử dụng các cơng cụ tài chính trên thị
trường, ứng phó với các thay đổi của môi trường, đặc biệt ứng phó với đại dịch Covid19 hiện nay. [16]
Có thể thấy rằng vẫn cịn rất ít các nghiên cứu trong nước về vấn đề tài chính cá
nhân và cịn một số khoảng trống nghiên cứu. Nhiều tác giả trên thế giới đã nghiên cứu
về kỹ năng quản lý tài chính cá nhân cũng như các nhân tố tác động đến nó. Tuy nhiên,
hầu hết các đề tài nghiên cứu đều phân tích ở các quốc gia có nền giáo dục phát triển,
nơi mà học sinh được tiếp cận, giáo dục tài chính ngày từ rất nhỏ. Trong khi đó, ở Việt
Nam, nền giáo dục vẫn mang nặng tính lý thuyết, cịn ít các mơ hình thực hành cho học
sinh, đặc biệt là về mảng tài chính. Học sinh Việt Nam có ít trải nghiệm thực tế về tài
chính trước khi lên đại học, và hầu như tài chính phụ thuộc hồn tồn vào cha mẹ. Vì
vậy, các nhân tố ảnh hưởng đến hiểu biết về quản lý tài chính cá nhân ở Việt Nam có
thể có sự khác biệt so với các nghiên cứu quốc tế.
*Về kỹ năng quản lý tài chính cá nhân

16


Ở Việt Nam, đã có nhiều nghiên cứu về kỹ năng quản lý tài chính cá nhân được
thực hiện dựa trên nhiều cách tiếp cận khác nhau.
Kết quả điều tra sinh viên tại các trường đại học TP. Hồ Chí Minh năm 2016
(OECD, 2016) cho thấy, có đến 47% sinh viên tự đánh giá mình khơng có bất kỳ kiến
thức gì về tài chính. Đồng thời, đối với những cá nhân có kinh nghiệm làm việc trung
bình 5 năm, điểm am hiểu tài chính (ở mức độ căn bản) chỉ đạt 2,411/5. Điều này cho
thấy người trưởng thành Việt Nam chưa có nhận thức đúng về tầm quan trọng của am
hiểu tài chính.
Theo tác giả Trần Thị Thanh Vân, Việt Nam là quốc gia đang phát triển với nền
kinh tế năng động và thu nhập của người dân tăng trưởng mỗi năm. Với mật độ dân số

trẻ cao và thu nhập ngày càng tăng, nhu cầu mua sắm và tiêu dùng nói chung và nhu cầu
về các dịch vụ tài chính cá nhân để cải thiện cuộc sống của người dân từ đó cũng khơng
ngừng tăng lên. Vấn đề phát triển dịch vụ tài chính cá nhân có ý nghĩa rất lớn khi toàn
thế giới đang phải đối mặt với đại dịch Covid-19, đời sống của mỗi công dân bị ảnh
hưởng ở nhiều cấp độ khác nhau tại các quốc gia và vùng lãnh thổ, trong đó có Việt
Nam. Việc trang bị những kiến thức, về tài chính cá nhân, kỹ năng quản lý tài chính cá
nhân trở nên cấp thiết đối với cá nhân nói riêng và xã hội nói chung để có thể ứng phó
tốt với các tình huống bất thường, đảm bảo đời sống cá nhân và gia đình, từ đó góp phần
ổn định xã hội và phát triển bền vững. Cùng với đó, việc cơ quan quản lý và các tổ chức
tín dụng có các chiến lược, kế hoạch phát triển các dịch vụ tài chính cá nhân sẽ giúp thị
trường tài chính Việt Nam, đáp ứng yêu cầu của hội nhập kinh tế quốc tế. Đặc biệt khi
nghiên cứu các tiềm năng và thách thức để phát triển dịch vụ tài chính cá nhân tại Việt
Nam, bà đã phát hiện nhiều thách thức quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến dịch vụ tài
chính cá nhân ở Việt Nam như sau:
- Các văn bản pháp quy liên quan tới các dịch vụ quản lý tài chính cá nhân chưa
đầy đủ. Việc phát triển dịch vụ tài chính cá nhân sẽ kéo theo nhiều vấn đề liên quan giữa
các bên và cần có các quy định cụ thể để điều chỉnh nhằm đảm bảo lợi ích của các bên,
đặc biệt là lợi ích của khách hàng.
- Nhận thức, kiến thức về tài chính cá nhân và dịch vụ tài chính cá nhân cịn hạn
chế. Theo kết quả của một khảo sát mới đây cho thấy, trên 80% số người được khảo sát
khơng biết rõ tài chính cá nhân là gì và ít quan tâm đến các kế hoạch tài chính trong
tương lai; trên 90% số người được khảo sát chưa nắm rõ được các khoản chi tiêu của
mình trong tháng vừa qua và họ cũng khơng có khoản tiết kiệm để dự phòng rủi ro khẩn
cấp. Bên cạnh đó, hiện nay, người dân, đặc biệt người dân vùng nơng thơn, vùng sâu
vùng xa có rất ít thơng tin hoặc khó tiếp cận với thơng tin về dịch vụ tài chính cá nhân,
nên làm hạn chế khả năng tham gia của họ.

17



- Các đối tượng được đào tạo bài bản về tài chính cá nhân cịn khá khiêm tốn.
Một bộ phận lớn dân cư tại các tỉnh thành nhỏ và các khu vực hẻo lánh khó có thể tiếp
cận được các khóa học về tài chính cơ bản để có những hiểu biết cần thiết về tài chính
cá nhân và các dịch vụ tài chính cá nhân. Các cá nhân, hộ gia đình ở Việt Nam chưa
quan tâm tới quản trị tài chính cá nhân và các chương trình đào tạo về kiến thức tài chính.
Trong khi đó, các tổ chức tín dụng cũng chưa chủ động trong việc nâng cao nhận thức
cho người dân nói chung và khách hàng nói riêng về tầm quan trọng của dịch vụ tài
chính cá nhân.
- Vấn đề an ninh tài chính cá nhân chưa được quan tâm, nhất là trong bối cảnh
hội nhập kinh tế quốc tế và sự phát triển của công nghệ tài chính trên phạm vi tồn cầu.
Những rủi ro trong quản lý tài chính cá nhân, các hành vi lừa đảo, những vấn đề liên
quan đến xâm phạm bí mật thơng tin riêng tư… có nguy cơ đe dọa tài chính cá nhân
ngày càng tinh vi và phức tạp.
- Các đơn vị cung cấp dịch vụ cũng chưa có nhiều sản phẩm tài chính đa dạng
và các điều kiện để cung cấp đầy đủ các dịch vụ tài chính cá nhân, đội ngũ tư vấn tài
chính chưa được đào tạo chuyên nghiệp và thiếu kỹ năng. [15]
Khi phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ hiểu biết tài chính cá nhân của
sinh viên Việt Nam, tác giả Lê Hoàng Anh đã nhấn mạnh tầm quan trọng của kiến thức
tài chính đối với học sinh, bằng cách tìm hiểu đặc điểm cá nhân, gia đình, trải nghiệm
tài chính,... Kết quả phân tích dữ liệu chỉ ra phần lớn học sinh cịn thiếu hiểu biết về tài
chính, nữ giới hiểu biết về tài chính hơn nam giới, và những sinh viên đi làm thêm lại
có điểm số hiểu biết tài chính thấp hơn những người chưa đi làm.[1]
Trong nghiên cứu mới đây (2019) của các tác giả Lê Long Hậu, Lê Tấn Nghiêm
và Nguyễn Lê Trang Anh với đề tài “Các nhân tố ảnh hưởng đến kỹ năng quản lý ngân
quỹ cá nhân của sinh viên Trường Đại học Cần Thơ”. Trong nghiên cứu này, kỹ năng
quản lý tài chính cá nhân được đánh giá thông qua kỹ năng quản lý tiết kiệm và chi tiêu
của sinh viên. Kết quả cho thấy các yếu tố gồm giới tính, khóa học, có đi làm thêm, nhận
được sự hướng dẫn tài chính từ cha mẹ, và kiến thức tài chính có tác động tích cực đến
cả hai kỹ năng này. Trạng thái chung sống cùng gia đình có ảnh hưởng tích cực đến kỹ
năng quản lý chi tiêu, nhưng lại không ảnh hưởng đến kỹ năng quản lý tiết kiệm; tuy

nhiên, ảnh hưởng của việc tham gia các lớp về kỹ năng quản lý tài chính đến hai kỹ năng
này là ngược lại. Cuối cùng, kết quả cũng cho thấy có sự khác biệt giữa sinh viên ở các
khoa và ngành học khác nhau đối với kỹ năng quản lý tiết kiệm, nhưng khơng có sự khác
biệt đối với kỹ năng quản lý chi tiêu.[5]
Kết quả điều tra tại 7 trường phổ thơng ở TP Hồ Chí Minh năm 2012 và 2013 cho
thấy chỉ có 17,2% học sinh biết cách tiết kiệm và chỉ sử dụng một phần tiền, 8,8% tiêu
toàn bộ số tiền có được (Đinh Thị Vân Anh & Nguyễn Thị Huệ, 2017).[14]
18


Điều tra của OECD năm 2014 cho thấy có 33% người trả lời không thiết lập ngân
quỹ từ thu nhập và quản lý chi tiêu. [33]
Nhận thức rõ thực trạng hiểu biết của học sinh và sinh viên tại Việt Nam cịn ở
mức trung bình kém, và việc tiếp cận các dịch vụ tài chính ngân hàng của Việt Nam còn
khá nhiều khoảng trống, đặc biệt là khoảng trống về kiến thức. Các trường quốc tế tại
Việt Nam với tư duy giáo dục khai phóng đã có những chương trình giáo dục tài chính
cho cả giáo viên và học sinh nhằm thay đổi hành vi tiêu dùng của học sinh cũng như cha
mẹ học sinh. Tiêu biểu phải kể đến gameshow “Những đứa trẻ thông thái” (VTV1) và
“Tiền khéo tiền khơn” (VTV3), chương trình hợp tác giữa Vụ truyền thơng NHNN phối
hợp với VTV nhằm giáo dục tài chính cho trẻ. Chương trình hướng đến mục tiêu thay
đổi hành vi, giảm chi phí xã hội, đảm bảo an tồn, bảo mật và giảm thiểu rủi ro cho
người sử dụng dịch vụ tài chính ở Việt Nam; hướng dẫn các dịch vụ thanh toán, cách sử
dụng thẻ, dịch vụ tiêu dùng cá nhân, cung cấp thông tin.
Tháng 4/2018, Vinschool đưa chương trình Giáo dục Tư duy tài chính và khởi
nghiệp cho học sinh phổ thông qua ký kết hợp tác với JA và BK Holdings (tại
Chương trình gồm ba nội dung là kiến thức tài
chính, kiến thức kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp, hướng nghiệp. Tập đoàn Bảo Việt
cũng triển khai chương trình truyền thơng về bảo hiểm nhân thọ nhằm thay đổi nhận
thức của người dân về sản phẩm bảo hiểm.
Sự bùng nổ của Internet và mạng xã hội gần đây đã cho phép các chương trình

giáo dục tài chính tại Việt Nam đa dạng về phương thức, phong phú về nội dung và có
sức ảnh hưởng đến cộng đồng cao hơn. Đã nửa thập kỷ trôi qua, liệu rằng học sinh THPT
hiện nay có tiếp cận được những chương trình trên, thực trạng mức độ kỹ năng quản lý
tài chính hiện nay đã có sự thay đổi hay khơng. Trong phạm vi tìm kiếm tài liệu của
mình, tác giả chủ yếu tiếp cận được các nghiên cứu về kỹ năng quản lý tài chính cá nhân
của sinh viên tại Việt Nam. Tuy nhiên những nghiên cứu về kỹ năng quản lý tài chính
cá nhân của học sinh THPT tại Việt Nam vẫn chưa xuất hiện nhiều. Nghiên cứu này
nhằm tìm hiểu thực trạng kỹ năng quản lý tài chính cá nhân của học sinh THPT thành
phố Đà Nẵng, từ đó có những biện pháp nâng cao kỹ năng quản lý tài chính cá nhân của
học sinh.
1.2. Kỹ năng
1.2.1. Khái niệm
Trên cơ sở nghiên cứu, phân tích các quan niệm về kỹ năng, tôi nhận thấy rằng,
dù theo quan niệm nào thì khi nói đến kỹ năng chúng ta đều chứa đựng nội hàm sau:
- Kỹ năng được biểu hiện trong hành động và hoạt động của cá nhân qua các thao
tác.
19


- Kỹ năng là sự vận dụng những tri thức, kinh nghiệm phù hợp với điều kiện hoạt
động cụ thể.
- Sự vận dụng kỹ năng phải mang đến kết quả cho hành động.
Do đó, có thể đi đến một cách hiểu chung, khái quát về kỹ năng như sau: Kỹ năng
là là khả năng thực hiện một hành động với kết quả được xác định thường trong một
khoảng thời gian cùng năng lượng nhất định, trên cơ sở vận dụng những kiến thức, kinh
nghiệm, thái độ liên quan vào hành động thực tiễn.
1.2.2. Mức độ kỹ năng
Một số tác giả dựa vào giai đoạn phát triển để phân loại phân loại kỹ năng. Tác
giả Vũ Dũng cho rằng kỹ năng phát triển qua 3 giai đoạn nên có 3 loại: Kỹ năng ở mức
độ làm quen với vận động và lĩnh hội vận động, kỹ năng ở mức độ tự động hóa vận

động;kỹ năng ở mức độ ổn định hóa và tiêu chuẩn hóa. [4]
Một số tác giả xác định quá trình hình thành kỹ năng phải trải qua 5 giai đoạn.
Đại diện tác giả K.K. Platonov và G.G. Golubev đã phân chia giai đoạn phát triển kỹ
năng tương ứng 5 mức độ.
- Giai đoạn 1: Kỹ năng còn rất sơ đăng, chủ thể mới ý thức được mục đích và tìm
kiếm cách thức hoạt động dưới dạng thử “đúng hoặc sai”.
- Giai đoạn 2: Kỹ năng đã có nhưng chưa đầy đủ (hiểu biết về phương thức thực hiện).
- Giai đoạn 3: Kỹ năng đã có nhưng cịn mang tính riêng lẻ.
- Giai đoạn 4: Kỹ năng ở trình độ cao, cá nhân đã đạt đến sự thành thạo các thao tác
kỹ thuật cách thức thực hiện để đạt được mục đích.
- Giai đoạn 5: Kỹ năng tay nghề cao, cá nhân không những sử dụng các kỹ năng khác
nhau thành thạo mà còn sáng tạo trong những điều kiện khác nhau.
1.3. Cơ sở lý luận về kỹ năng quản lý tài chính cá nhận
1.3.1. Quản lý
Quản lý là một hoạt động cần thiết cho tất cả các lĩnh vực của đời sống con người.
Ở đâu có con người tạo lập nên nhóm xã hội ở đó cần đến quản lý. Có nhiều cách định
nghĩa về khái niệm quản lý. Các nhà nghiên cứu nhiều góc độ tiếp cận để có những quan
niệm khác nhau về khái niệm này.
Xét về chức năng, quản lý là một hệ thống tổ chức. Từ góc độ của hoạt động kinh
doanh, các nhà doanh nghiệp Mỹ cho rằng: “Quản lý là đưa những nguồn vốn về con
người và của cải vào các đơn vị tổ chức và năng động để đạt được mục tiêu, một mặt,
đảm bảo thỏa mãn tối đa người hưởng lợi, mặt khác đảm bảo tinh thần và tình cảm về
thực hiện cho những người cấp vốn”. Khi phân tích khái niệm này các nhà nghiên cứu
rất chú ý đến đối tượng của hoạt động quản lý.
Theo Mary Parker Follet (Mĩ): Quản lý là nghệ thuật khiến công việc được thực
hiện thông qua người khác. Một số nhà nghiên cứu khác lại cho rằng quản lý là một quá
20


trình kỹ thuật và xã hội nhằm sử dụng các nguồn tác động tới hoạt động con người, nhằm

đạt được các mục tiêu của tổ chức.
Theo Nguyễn Quốc Chí - Nguyễn Thị Mỹ Lộc: “Hoạt động quản lý là tác động
có định hướng, có chủ đích của chủ thể quản lý (người quản lý) đến khách thể quản lý
(người bị quản lý) trong một tổ chức nhằm làm cho tổ chức vận hành và đạt được mục
đích của tổ chức”.
Theo nghĩa chung nhất từ góc độ Tâm lý học, quản lý được hiểu như sau: Quản
lý là sự tác động có định hướng, có mục đích, có kế hoạch và có hệ thống thơng tin của
chủ thể đến khách thể của nó [3]
Như vậy có thể khái quát chung về quản lý: “Quản lý là sự tác động có định
hướng, có mục đích, có kế hoạch và có hệ thống thơng tin của chủ thể đến khách thể của
nó nhằm sử dụng có hiệu quả nhất các tiềm năng của khách thể”
1.3.2. Tài chính cá nhân
Để có thể hiểu về tài chính cá nhân, trước tiên chúng ta cần hiểu rõ một khái niệm
rộng hơn, đó là tài chính. Theo ơng Nguyễn Tiến Thành, tài chính có thể được hiểu là
một lĩnh vực khoa học nghiên cứu việc quản lý tiền tệ. Một trong các điểm mấu chốt của
tài chính là giá trị thời gian của tiền. Tài chính nhằm vào việc định giá các tài sản dựa
vào mức độ rủi ro và lợi nhuận kỳ vọng của các tài sản đó. Tài chính có thể được chia
thành ba nhóm chính: Tài chính cơng, tài chính doanh nghiệp và tài chính cá nhân.
Tài chính cá nhân là việc quản lý, chi tiêu, sử dụng tiền bạc và của cải của các
cá thể hoặc hộ gia đình với một mức độ rủi ro và các kế hoạch tương lai đã lường trước.
Tài chính cá nhân cũng là các quyết định tài chính, các hoạt động liên quan tới tài chính
bao gồm lập ngân sách, tiết kiệm, bảo hiểm, đầu tư, hưu trí và di sản. [11]
Khi nói đến tài chính cá nhân, một trong các vấn đề quan trọng nhất mà các cá
nhân, hộ gia đình cũng như những tổ chức cung cấp dịch vụ quan tâm là hoạch định tài
chính cá nhân. Hoạch định tài chính cá nhân là một quy trình thiết kế, thực hiện, giám
sát và đánh giá thường xuyên một kế hoạch tổng thể nhằm đạt được các mục tiêu về tài
chính trong cuộc sống. Thơng thường hoạch định tài chính bao gồm 5 bước chính:
- Đánh giá: tình hình tài chính của mỗi cá nhân được đánh giá dựa trên một báo cáo
tài chính giản lược, cũng bao gồm bảng cân đối kế toán và báo cáo thu nhập. Bảng cân
đối kế toán liệt kê các tài sản và các khoản nợ của cá nhân. Trong khi báo cáo thu nhập

liệt kê các khoản thu nhập và chi phí của khách hàng.
- Thiết lập mục tiêu: Thơng thường mỗi cá nhân thường có nhiều mục tiêu cùng lúc,
cả ngắn hạn và dài hạn. Ví dụ mục tiêu dài hạn có thể như việc đảm bảo cuộc sống sau
khi nghỉ hưu trong khi mục tiêu ngắn hạn đơn thuần chỉ là việc mua một chiếc xe máy
trong năm tới. Thiết lập mục tiêu giúp cá nhân đáp ứng được các yêu cầu về tài chính
trong cuộc sống.
21


- Lập kế hoạch: Việc lập kế hoạch tài chính chi tiết giúp các cá nhân có thể đạt được
các mục tiêu đã đề ra. Kế hoạch có thể bao gồm việc cắt giảm các chi tiêu không cần
thiết, tăng nguồn thu nhập hoặc đầu tư vào thị trường chứng khoán.
- Thực hiện: Bước thực hiện thường yêu cầu những quy tắc và kỷ luật nhất định.
Thông thường, bước này địi hỏi nhiều nhân sự có chun mơn hỗ trợ, có được th
ngồi như kế tốn, chun gia lập kế hoạch tài chính, chuyên gia tư vấn đầu tư và luật
sư.
- Giám sát và đánh giá lại: Trong quá trình thực hiện, kế hoạch tài chính ban đầu
cần được giám sát, đánh giá lại và điều chỉnh cho phù hợp.
1.3.3. Kỹ năng quản lý tài chính cá nhân
1.3.3.1. Khái niệm
Từ việc tổng quan tài liệu và cơ sở lý luận như được trình bày ở trên, chúng tơi đi
đến xây dựng khái niệm như sau:
Kỹ năng quản lý tài chính cá nhân là khả năng vận dụng những kiến thức, kinh
nghiệm một cách có mục đích và hệ thống vào quản lý, chi tiêu, sử dụng tiền bạc của cá
nhân hoặc hộ gia đình nhằm ngăn ngừa sự suy giảm của tài sản và tăng lượng tài sản
một cách hiệu quả.
1.3.3.2. Biểu hiện kỹ năng quản lý tài chính cá nhân
Trong nghiên cứu của Deacon và Firebaugh (1988), quản lý tài chính cá nhân được
định nghĩa là tập hợp các hành vi được thực hiện liên quan đến việc lập kế hoạch, thực
hiện và đánh giá liên quan đến lĩnh vực tiền mặt, tín dụng, đầu tư, bảo hiểm và hưu trí

và lập kế hoạch bất động sản.
Nhận thấy số một điểm yếu trong những nghiên cứu kỹ năng quản lý tài chính cá
nhân trước đây, đó là sự khơng thống nhất và toàn diện về các tiêu chuẩn trong các
nghiên cứu trước, vào năm 2011 Jing Jian Xiao và các đồng sự đã chính thức cơng bố
những hành vi quản lý tài chính cá nhân chuẩn – đo lường kỹ năng quản lý tài chính cá
nhân hay cịn gọi là thang đo FMBS trên tạp chí tài chính. Nghiên cứu đã xác định lại
các phương diện quan trọng của kỹ năng quản lý tài chính cá nhân, gồm 4 phương diện:
quản lý chi tiêu, quản lý tín dụng, quản lý tiết kiệm – đầu tư, và quản lý bảo hiểm. Bốn
phương diện trên được thực hành bởi 15 hành vi quản lý thực hiện thường xuyên.
Phương diện thứ nhất, quản lý chi tiêu gồm 4 hành vi: so sánh các shop, trả các
hóa đơn đúng thời gian, xem lại các hóa đơn, chi tiêu trong ngân sách.
Phương diện thứ hai, quản lý tín dụng gồm 3 hành vi: trả hết thẻ tín dụng, sử dụng
hạn mức cao nhất của thẻ tín dụng, thanh tốn tối thiểu cho các khoản vay.
Phương diện thứ ba, quản lý tiết kiệm – đầu tư gồm 5 hành vi: duy trì và tạo lập
một quỹ dự phịng tài chính khẩn cấp, tiết kiệm từ thu nhập mỗi tháng, tiết kiệm cho
mục tiêu dài hạn, tiết kiệm cho hưu trí, đầu tư tiền.
22


Phương diện thứ tư, quản lý bảo hiểm gồm 3 hành vi: Có được hoặc duy trì bảo
hiểm nhân thọ, bảo hiểm tài sản, bảo hiểm y tế đầy đủ. [41]
1.4. Học sinh Trung học Phổ thông
1.4.1. Khái niệm
Đến nay thuật ngữ của giai đoạn phát triển của độ tuổi này chưa hồn tồn thống
nhất. Dựa trên các tiêu chí khác nhau, các nhà tâm lý học thường có những ý kiến khác
nhau: I.X.Kon gọi tâm lý của học sinh THPT vì đây là giai đoạn tương đương với lứa
tuổi học sinh THPT, tuy nhiên thực tế không phải bất cứ trẻ em nào ở độ tuổi này cũng
qua nhà trường, nghĩa là qua giáo dục THPT.
- A.V.Petrovski gọi đặc điểm của giai đoạn này là tâm lý học của lứa tuổi thanh xuân,
có ghi chú thêm phạm vi nghiên cứu chỉ xét ở học sinh THPT.

- D.B.Elkonin gọi đặc điểm của giai đoạn này là tâm lý học đầu tuổi thanh niên.[8]
Để bao hàm được nội dung của tâm lý học phát triển thì thuật ngữ tâm lý học đầu
tuổi thanh niên (đầu tuổi thanh xuân) dường như là hợp nhất. Tuy nhiên do phạm vi của
những kết quả nghiên cứu khác nhau nên cho đến nay chưa bao hàm hết độ tuổi này cả
trong và ngoài nhà trường, vả lại khi xét nó dưới góc độ tâm lý học sư phạm và tâm lý
học lứa tuổi thì gọi giai đoạn này là tâm lý học học sinh THPT cũng có thể chấp nhận
được.
Trong tâm lý học lứa tuổi, học sinh THPT được định nghĩa là nhóm dân số trong
giai đoạn đầu tuổi thanh niên từ 14, 15 tuổi đến 17, 18 tuổi.
Nhằm khoanh vùng và dễ nhận biết đối tượng, chúng tôi lựa chọn khái niệm học
học sinh Trung học Phổ thơng là nhóm dân số có độ tuổi 15, 16 đến 17, 18 tuổi.
1.4.2. Đặc điểm đời sống của học sinh
1.4.2.1. Về mặt thể chất
Tuổi học sinh THPT là thời kì đạt được sự trưởng thành về mặt cơ thể. Sự phát
triển thể chất đã bước vào thời kì phát triển bình thường, hài hịa, cân đối. Cơ thể của đã
đạt tới mức phát triển của người trưởng thành, nhưng sự phát triển của các em còn kém
so với người lớn. Hoạt động trí tuệ của các em có thể phát triển tới mức cao. Tư duy
ngơn ngữ và những phẩm chất ý chí có điều kiện phát triển mạnh. Ở tuổi này, các em dễ
bị kích thích và sự biểu hiện của nó cũng giống như ở tuổi thiếu niên. Nhìn chung ở tuổi
này các em có sức khỏe và sức chịu đựng tốt hơn tuổi thiếu niên.
1.4.2.2. Điều kiện sống và hoạt động
- Vị trí trong gia đình
Trong gia đình, các em đã có nhiều quyền lợi và trách nhiệm như người lớn, cha
mẹ bắt đầu trao đổi với các em về một số vấn đề quan trọng trong gia đình. Các em cũng
thấy được quyền hạn và trách nhiệm của bản thân đối với gia đình. Các em bắt đầu quan

23


tâm chú ý đến nề nếp, lối sống sinh hoạt và điều kiện kinh tế chính trị của gia đình. Có

thể nói rằng cuộc sống của các em trong độ tuổi này là vừa học tập vừa lao động.
- Vị trí trong nhà trường
Ở nhà trường, học tập vẫn là hoạt động chủ đạo nhưng tính chất và mức độ thì
phức tạp và cao hơn hẳn so với tuổi thiếu niên. Địi hỏi các em tự giác, tích cực độc lập
hơn, phải biết cách vận dụng tri thức một cách sáng tạo. Nhà trường lúc này có ý nghĩa
đặc biệt quan trọng vì nội dung học tập khơng chỉ nhằm trang bị tri thức và hồn chỉnh
tri thức mà cịn có tác dụng hình thành thế giới quan và nhân sinh quan cho các em. Việc
trở thành Đồn viên địi hỏi các em phải tích cực độc lập, sáng tạo, phải có tính ngun
tắc, có tinh thần trách nhiệm, biết phê bình và tự phê bình.
-Vị trí ngồi xã hội
Xã hội đã giao cho lứa tuổi học sinh THPT quyền cơng dân, quyền tham gia mọi
hoạt động bình đẳng như người lớn. Tất cả các em đã có suy nghĩ về việc chọn nghề.
Khi tham gia vào hoạt động xã hội các em được tiếp xúc với nhiều tầng lớp xã hội khác
nhau, quan hệ xã hội được mở rộng, có dịp hịa nhập và cuộc sống đa dạng phức tạp của
xã hội giúp các em tích lũy vốn kinh nghiệm sống để chuẩn bị cho cuộc sống tự lập sau
này.
Tóm lại: Ở lứa tuổi học sinh THPT, các em có hình dáng người lớn, có những
nét của người lớn nhưng chưa phải là người lớn, còn phụ thuộc vào người lớn.
1.4.2.3. Hoạt động học tập và sự phát triển trí tuệ
- Hoạt động học tập của học sinh TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
Hoạt động học tập vẫn là hoạt động chủ đạo đối với học sinh THPT nhưng yêu
cầu cao hơn nhiều đối với tính tích cực và độc lập trí tuệ của các em. Các em phải có
một trình độ tư duy khái niệm, tư duy khái quát phát triển đủ cao để lĩnh hội tri thức.
Hứng thú học tập của các em ở lứa tuổi này gắn liền với khuynh hướng nghề nghiệp nên
hứng thú mang tính đa dạng, sâu sắc và bền vững hơn.
Học sinh đã lớn, các em ý thức được rằng mình đang đứng trước ngưỡng cửa của
cuộc đời tự lập. Thái độ có ý thức đối với việc học tập của các em được tăng lên mạnh
mẽ. Các em bắt đầu có thái độ lựa chọn đối với từng môn học. Rất hiếm xảy ra trường
hợp có thái độ như nhau với các mơn học.
Mặt khác, ở lứa tuổi này các hứng thú và khuynh hướng học tập của các em đã trở

nên xác định và được thể hiện rõ ràng hơn. Các em thường bắt đầu có hứng thú ổn định
đặc trưng đối với một khoa học, một lĩnh vực tri thức hay một hoạt động nào đó.
-Về mặt nhận thức
Lứa tuổi học sinh THPT là giai đoạn quan trọng trong việc phát triển trí tuệ. Do
cơ thể các em đã được hồn thiện, đặc biệt là hệ thần kinh phát triển mạnh tạo điều kiện
cho sự phát triển các năng lực trí tuệ.
24


×