Tải bản đầy đủ (.pdf) (53 trang)

Nghiên cứu lên men hệ sợi nấm bào ngư vàng (pleurotus citrinopileatus) trên cơ chất phế phụ phẩm nông nghiệp tạo chế phẩm giàu dinh dưỡng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (9.81 MB, 53 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA SINH - MƠI TRƯỜNG
¾¾¾¾¾¾¾¾¾

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP

NGHIÊN CỨU LÊN MEN HỆ SỢI NẤM BÀO NGƯ VÀNG
(Pleurotus citrinopileatus) TRÊN CƠ CHẤT PHẾ PHỤ PHẨM
NÔNG NGHIỆP TẠO CHẾ PHẨM GIÀU DINH DƯỠNG

PHAN NGUYỄN KHÁNH UYÊN

Đà Nẵng, năm 2023


ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA SINH - MƠI TRƯỜNG
¾¾¾¾¾¾¾¾¾

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP

NGHIÊN CỨU LÊN MEN HỆ SỢI NẤM BÀO NGƯ VÀNG
(Pleurotus citrinopileatus) TRÊN CƠ CHẤT PHẾ PHỤ PHẨM
NƠNG NGHIỆP TẠO CHẾ PHẨM GIÀU DINH DƯỠNG

Ngành: Cơng nghệ sinh học
Khóa: 2019-2023
Sinh viên: Phan Nguyễn Khánh Uyên
Người hướng dẫn: Ths.NCS Nguyễn Thị Bích Hằng



Đà Nẵng, năm 2023


LỜI CAM ĐOAN

Tơi cam đoan các dữ liệu trình bày trong khóa luận này là trung thực. Đây là kết quả
nghiên cứu của tác giả và chưa từng được công bố trong bất kỳ cơng trình nào khác trước
đây. Tơi hồn tồn chịu trách nhiệm nếu vi phạm bất kì quy định nào về đạo đức khoa học.

Tên SV

Phan Nguyễn Khánh Uyên

i


LỜI CẢM ƠN

Ðể có thể hồn thành khóa luận tốt nghiệp này, tôi xin chân thành cảm ơn quý thầy
cô bộ môn Công nghệ sinh học, khoa Sinh - Môi trường, trường Ðại học Sư phạm - Ðại
học Ðà Nẵng.
Tôi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc đến cơ ThS.NCS. Nguyễn Thị Bích Hằng và cơ
ThS. Lê Thị Mai cùng các thầy cô giảng viên khoa Sinh-Môi trường đã tận tâm định
hướng, chỉ dạy tôi những kiến thức về mặt chuyên ngành cũng như tạo mọi điều kiện hỗ
trợ tơi trong suốt q trình thực hiện khóa luận.
Tơi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến anh Bùi Đức Thắng đã luôn giúp đỡ, hướng
dẫn những kỹ năng bổ ích trong suốt thời gian thực hiện đề tài. Cảm ơn anh đã luôn theo
sát, động viên tôi thực hiện đề tài nghiên cứu.
Và lời cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến gia đình, bạn bè, những người đã

giúp đỡ tôi trong suốt thời gian làm khóa luận.
Tơi xin chân thành cảm ơn!

ii


MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN............................................................................................................................ ii
DANH MỤC HÌNH ẢNH ........................................................................................................ vi
DANH MỤC BẢNG BIỂU ..................................................................................................... vii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT .............................................................................................. viii
TÓM TẮT ................................................................................................................................ ix
MỞ ĐẦU ................................................................................................................................... 1
1. Đặt vấn đề .............................................................................................................................. 1
2. Mục tiêu ................................................................................................................................. 2
3. Ý nghĩa của đề tài .................................................................................................................. 2
3.1. Ý nghĩa khoa học ............................................................................................................... 2
3.2. Ý nghĩa thực tiễn ................................................................................................................ 2
4. Nội dung ngiên cứu ............................................................................................................... 2
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ................................................................................... 4
1.1. Tổng quan nấm Bào ngư vàng............................................................................................ 4
1.1.1. Giới thiệu nấm Bào ngư vàng.......................................................................................... 4
1.1.2. Đặc điểm hình thái cấu tạo của nấm Bào ngư vàng ........................................................ 5
1.1.3. Đặc điểm phân bố ............................................................................................................ 5
1.1.4. Chu trình sống ................................................................................................................. 5
1.2. Bã đậu nành ........................................................................................................................ 6
1.2.1. Giới thiệu ......................................................................................................................... 6
1.2.2. Thành phần dinh dưỡng .................................................................................................. 7
1.2.3. Vai trò .............................................................................................................................. 7

1.3. Bã sắn ................................................................................................................................. 8
1.3.1. Giới thiệu ......................................................................................................................... 8
iii


1.3.2. Thành phần dinh dưỡng ................................................................................................... 8
1.3.3. Vai trò .............................................................................................................................. 8
1.4. Thức ăn chăn ni .............................................................................................................. 9
1.5. Tình hình nghiên cứu tại Việt Nam và trên thế giới ......................................................... 10
1.5.1. Tại Việt Nam ................................................................................................................. 10
1.5.2. Trên thế giới .................................................................................................................. 12
CHƯƠNG 2. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU........................................... 15
2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .................................................................................... 15
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu .................................................................................................... 15
2.1.2. Phạm vi nghiên cứu ....................................................................................................... 15
2.2. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................................. 15
2.2.1. Phương pháp nhân giống trên môi trường thạch ........................................................... 15
2.2.2. Phương pháp nuôi cấy trên môi trường lỏng ................................................................. 15
2.2.3. Phương pháp lên men bề mặt trạng thái rắn .................................................................. 16
2.2.4. Phương pháp xác định đường kính lên men bề mặt sợi nấm......................................... 16
2.2.5. Phương pháp tách chiết và định lượng polysaccharide ................................................. 16
2.2.6. Phương pháp đánh giá hoạt tính kháng oxi hố ............................................................ 18
2.2.7. Khảo sát khả năng ức chế vi sinh vật gây bệnh của cao chiết ....................................... 18
2.2.8. Đánh giá khả năng kích thích sinh trưởng của sinh khối sợi nấm đến lợi khuẩn L.
plantarum ................................................................................................................................. 18
2.2.9. Phương pháp đánh giá chỉ tiêu chất lượng .................................................................... 19
2.2.10. Phương pháp đánh giá chỉ tiêu an toàn sinh học ......................................................... 20
2.2.11. Phương pháp xử lý số liệu ........................................................................................... 20
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN .......................................................................... 21
3.1. Ảnh hưởng của cơ chất nuôi cấy đến sự sinh trưởng hệ sợi nấm ..................................... 21

3.2. Kết quả phân tích thành phần dinh dưỡng bột bã thô và sinh khối sợi nấm .................... 23
3.3. Khả năng kháng oxy hóa của cao chiết bã thơ và sinh khối sợi ....................................... 24
3.4. Khả năng ức chế vi sinh vật gây bệnh .............................................................................. 25
iv


3.5. Ảnh hưởng của sinh khối sợi nấm đến sinh trưởng của L. plantarum.............................. 26
3.6. Đánh giá an toàn bột sinh khối sợi nấm ........................................................................... 28
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................................................. 30
1. Kết luận ............................................................................................................................... 30
2. Kiến nghị ............................................................................................................................. 30
Tài liệu tham khảo ................................................................................................................... 31
PHỤ LỤC .................................................................................................................................. a

v


DANH MỤC HÌNH ẢNH

Hình

Tên hình ảnh

Trang

1.1

Nấm Bào Ngư Vàng

4


1.2

Chu trình sống nấm

5

1.3

Bã đậu nành

6

3.1

Sự phát triển của sợi nấm trong q trình lên men

21

3.5

Kết quả phân tích thành phần dinh dưỡng

23

3.2

Vịng vơ khuẩn S. aureus, E. coli ở các nghiệm thức

26


nghiên cứu khác nhau.
3.3

Mật độ khuẩn lạc L. plantarum log(CFU/mL) trên các

27

môi trường nuôi cấy khác nhau
3.4

Số lượng khuẩn lạc L. plantarum trên các môi trường
nghiên cứu

vi

28


DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng

Tên bảng

Trang

3.1

Thông số tốc độ lan tơ của sợi nấm (mm)


22

3.2

Khả năng loại bỏ gốc tự do của cao chiết

25

3.3

Kết quả thử nghiệm các chỉ tiêu an toàn sinh học

28,29

sinh khối sợi nấm

vii


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

BĐN

Bã đậu nành

BNV

Bào ngư vàng


BS

Bã sắn

BT

Bã thơ

CT

Cơng thức

ĐC

Đối chứng

HTX

Hợp tác xã

NT

Nghiệm thức

PS

Polysaccharide

SKS


Sinh khối sợi

TN

Thí nghiệm

viii


TĨM TẮT

Trước những thực trạng lạm dụng các chất kích thích tăng trưởng, chất kháng sinh
trong chăn ni và vấn đề các phế phụ phẩm nơng nghiệp từ q trình chế biến chưa được
tận dụng dẫn đến lãng phí và gây tổn hại đến môi trường. Việc nghiên cứu cải tạo các phế
phụ phẩm nông nghiệp này bằng các tác nhân sinh học nhằm tạo ra nguồn thức ăn giàu
dinh dưỡng giúp tăng cường sức đề kháng vật nuôi là rất cần thiết, khơng những tránh lãng
phí tài ngun mà cịn giảm gánh nặng cho mơi trường. Nghiên cứu này đã sử dụng nấm
Bào ngư vàng lên men trạng thái rắn phụ phẩm bã sắn kết hợp với bã đậu nành kết quả cho
thấy hàm lượng protein trong phế phẩm đã được tăng cường khoảng 1,8 lần từ 10,8% lên
19,2%. Nghiên cứu ảnh hưởng tỉ lệ phối trộn lên men bã sắn và bã đậu nành cho thấy tỉ lệ
50:50 sợi nấm phát triển nhanh, hình thái sợi trắng đều và mật độ tơ cao. Khảo sát các hoạt
tính kháng oxi hoá, ức chế vi khuẩn gây bệnh và khả năng kích thích sinh trưởng lợi khuẩn
đường ruột của cao chiết sợi nấm sau khi lên men cho thấy. Cao chiết có sự ức chế đối với
2 chủng vi khuẩn gây bệnh S. aureus và E. coli, khả năng kháng oxi hố tăng lên sau khi
lên men với IC50=3287,62 µg/mL, sinh khối sợi nấm có khả năng kích thích sinh trưởng
đối với chủng L. plantarum WCFS1 thương mại, với mật độ khuẩn lạc sau 24h nuôi cấy là
9,45 LogCFU/mL. Đánh giá các chỉ tiêu an toàn sinh học cho thấy sinh khối sợi nấm không
nhiễm kim loại nặng, các chỉ tiêu vi sinh, nấm men, nấm mốc đều thấp hơn giới hạn cho
phép theo quy định của QCVN 02-31-2:2019/BNNPTNT về chế phẩm prebiotic bổ sung
thức ăn cho thuỷ sản. Kết quả nghiên cứu này cho thấy sợi nấm Bào ngư vàng có khả năng

lên men các phế phụ phẩm nơng nghiệp, tạo nguồn thức ăn dinh dưỡng bền vững cho vật
ni.
Từ khố: Phế phụ phẩm, kháng oxi hố, kích thích sinh trưởng.

ix


MỞ ĐẦU

1. Đặt vấn đề
Hiện nay, việc lạm dụng các chất kích thích tăng trưởng, chất kháng sinh trong chăn
ni rất cao, điều đó ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng vật nuôi và gián tiếp đến sức khỏe
người tiêu dùng. Các biện pháp làm tăng năng suất, tốc độ tăng trưởng, giảm tiêu tốn thức
ăn và tăng chất lượng thịt, là rất cần thiết giúp một phần không nhỏ cho việc đẩy nhanh sản
phẩm thịt trong tiêu dùng. β-glucan là một trong hoạt chất đang được quan tâm nhất hiện
nay, nó dùng để sử dụng như một yếu tố kích thích hệ miễn dịch và tác động tích cực đến
hệ thống miễn dịch, tăng tính đề kháng các loại bệnh nhiễm khuẩn, nấm, virus cùng nhiều
loại ký sinh vật khác. Ngồi ra, nó cịn được biết đến như một yếu tố miễn dịch hiệu quả
trong điều trị ung thư, chất chống oxy hóa... Nhiều nghiên cứu cũng cho thấy bổ sung βglucan vào khẩu phần ăn của gà thịt có thể làm giảm tỷ lệ bệnh do E. coli gây ra và bệnh
đường hô hấp (Huff et al., 2006), tiêu diệt vi khuẩn lên đến 17-23% và tăng khả năng miễn
dịch của bạch cầu (Lowry et al., 2005).
Ở Việt Nam, chế biến tinh bột sắn, đậu phụ và sản xuất sữa đậu nành là những nghề
truyền thống bắt đầu từ những năm 60 của thế kỷ trước. Đặc thù của ngành chế biến nông
sản là lượng bã thải ra với số lượng lớn. Lượng bã thải này chỉ được sử dụng một phần
dưới dạng tươi dùng làm thức ăn cho gia súc…, phần lớn không được tận dụng triệt để dẫn
đến lãng phí và ơ nhiễm mơi trường. Trong bã đậu nành vẫn giữ nhiều chất dinh dưỡng
khoảng 50% carbohydrate, 20–30% protein và 10–20% lipid (trên tổng trọng lượng khơ),
cũng như các khống chất thực vật (Vong & Liu, 2016), cho thấy rằng nó là một nguồn cơ
chất có giá thành thấp, tiềm năng cho sự phát triển của hệ sợi nấm (Shi et al., 2012).
Nấm Bào ngư vàng là một loại nấm ăn quý và được ưa chuộng ở các nước châu Á do

có giá trị dinh dưỡng cao (Lee et al., 2007). Nó có nhiều hoạt chất khác nhau như
polysaccharid, protein, axit amin, khoáng chất, chất xơ và các nguyên tố vi lượng (Liang
et al., 2009). Các polysaccharid từ quả thể nấm BNV là những hoạt chất quan trọng với
nhiều hoạt động khác nhau, chẳng hạn như chống oxy hóa, bảo vệ gan, chống viêm, điều
hịa miễn dịch và chống béo phì (Minato et al., 2016; Liu et al., 2019; Sheng et al., 2019).
Các polysaccharid có hoạt tính sinh học trong nấm xuất hiện từ giai đoạn hệ sợi nấm mà
không cần quả thể phát triển đầy đủ (Song et al., 1998; Hatvani, 2001). Do đó, nhiều nghiên
1


cứu đã chú ý đến việc điều chế sợi nấm P. citrinopileatus. Các hoạt động của polysaccharid
từ sợi nấm P. citrinopileatus chủ yếu tập trung vào hoạt động chống oxy hóa, chống khối
u và điều hịa miễn dịch (Wang et al., 2005; Wu et al., 2013). Việc lên men dịch thể, lên
men bề mặt thu sinh khối sợi nấm rút ngắn chu kì ni trồng, dễ dàng kiểm sốt các điều
kiện nuôi cấy trên quy mô công nghiệp thu được lượng lớn sinh khối hữu cơ. Mở ra triển
vọng phát triển đa dạng nguồn cơ chất sản xuất polysaccharide, tạo nguồn thức ăn dễ hấp
thụ cho gia súc.
Trước thực trạng ô nhiễm môi trường do phụ phẩm nông nghiệp gây ra, việc lạm
dụng chất kháng sinh trong chăn nuôi, cùng với những lợi ích đem lại từ nấm Bào ngư
vàng nên chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài “Nghiên cứu lên men hệ sợi nấm Bào ngư
vàng (Pleurotus citrinopileatus) trên phế phụ phẩm nông nghiệp tạo chế phẩm giàu dinh
dưỡng”.
2. Mục tiêu
Khảo sát khả năng men bề mặt phế phụ phẩm bằng sinh khối sợi nấm để tạo chế phẩm
giàu dinh dưỡng.
Xác định thành phần các chất dinh dưỡng và hoạt tính sinh học của phụ phẩm bã sắn
và bã đậu nành sau khi lên men.
3. Ý nghĩa của đề tài
3.1. Ý nghĩa khoa học
Kết quả nghiên cứu từ đề tài sẽ là dẫn liệu khoa học về quy trình lên men sinh khối

hệ sợi nấm trên bã phụ phẩm nông nghiệp, hàm lượng các chất dinh dưỡng bã và các hoạt
tính sinh học có trong sinh khối sợi nấm. Cung cấp dữ liệu khoa học cho các nghiên cứu
trong tương lai về thức ăn cho chăn nuôi.
3.2. Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả nghiên cứu chứng minh tiềm năng phát triển hệ sợi nấm trên cơ chất phế phụ
phẩm nông nghiệp. Tạo sự đa dạng, phong phú, phục vụ nhu cầu của con người trong việc
tìm kiếm nguồn thức ăn mới cho chăn nuôi gia súc, gia cầm... cũng như phục vụ các nhu
cầu khác của con người.
4. Nội dung nghiên cứu
- Khảo sát ảnh hưởng của cơ chất nuôi cấy đến sự sinh trưởng và phát triển của hệ
sợi nấm Bào ngư vàng.
2


- Xác định thành phần dinh dưỡng, hàm lượng polysaccharide của sinh khối sợi nấm.
- Đánh giá khả năng kháng oxy hóa của cao chiết từ sinh khối sợi mấm.
- Đánh giá khả năng ức chế vi sinh vật gây bệnh của cao chiết sinh khối sợi nấm.
- Đánh giá hoạt tính kích thích sinh trưởng của sinh khối sợi nấm đối với lợi khuẩn
đường ruột.
- Đánh giá chỉ số an toàn sinh học của sinh khối sợi nấm.

3


CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1. Tổng quan nấm Bào ngư vàng
1.1.1. Giới thiệu nấm Bào ngư vàng
- Tên gọi, vị trí phân loại
Pleurotus citrinopileatus là một loại nấm ăn được có nguồn gốc từ miền đơng nước

Nga, miền bắc Trung Quốc và Nhật Bản, lồi nấm này rất có họ hàng với P. cornucopiae
ở châu Âu, với một số nhà nghiên cứu nhận thức chúng ở cấp bậc phân lồi (Parmasto et
al.,1987). Ở miền đơng nước Nga, P. citrinopileatus được gọi là iI'mak, là một trong những
loại nấm ăn được phổ biến nhất (Ohira et al., 1990).
Vị trí phân loại nấm Bào ngư vàng:
Giới nấm:

Fungi

Ngành nấm thật: Eumycota
Ngành phụ:

Basidiomycotina

Lớp phụ:

Hymenomycetidae

Lớp:

Hymenomycetes Agaricomycetes
Bộ:

Agaricales
Họ:

Pleurotaceae
Chi:
Loài:


Pleurotus
Pleurotus citrinopileatus

(Dương Đức Tiến và cs, 1978; Nguyễn Lân Dũng, 2003; Trần Văn Minh và cs, 2005)

Hình 1.1. Nấm Bào ngư vàng
4


1.1.2. Đặc điểm hình thái cấu tạo của nấm Bào ngư vàng
Quả thể của P. citrinopileatus mọc thành từng chùm có mũ màu vàng tươi đến vàng
nâu với kết cấu bề mặt khơ và mịn như nhung. Đường kính mũ dao động từ 20–65 mm.
Thịt quả mỏng và trắng, có vị nhẹ và khơng có mùi hắc. Thân cây hình trụ, màu trắng,
thường cong hoặc cuộn, dài khoảng 20–50 mm và đường kính 2–8 mm. Các mang màu
trắng, xếp khít nhau và chạy dọc theo thân. Bào tử của nấm sị vàng có hình trụ hoặc hình
elip, nhẵn, hình quả trám, hình amyloid, kích thước 6-9 x 2–3,5 micromet (Parmasto et
al.,1987; Ohira et al., 1990).
1.1.3. Đặc điểm phân bố
Vì ưa thích nhiệt độ ấm áp cho nên nấm Bào ngư vàng thường được tìm thấy ở các
khu vực như: các vùng của Trung Tây (Minnesota, Iowa, Wisconsin, Illinois, Michigan,
Ohio) và các tiểu bang phía đơng như Delaware, Maryland, Pennsylvania, New York và
Massachusetts. Lồi này có nguồn gốc từ các khu rừng gỗ cứng cận nhiệt đới ở miền đông
Nga, miền bắc Trung Quốc và Nhật Bản. Khu vực Bắc Mỹ có khí hậu lạnh giá nên khơng
thấy dấu hiệu sinh trưởng của nấm Bào ngư vàng.
1.1.4. Chu trình sống
Đảm bào tử nảy mầm cho hệ sợi thứ cấp. Hai sợi sơ cấp khác phối hợp cho hệ sợi thứ
cấp. Hệ sợi thứ cấp phát triển thành mạng hệ sợi. Trong điều kiện thuận lợi mạng hệ sợi sẽ
kết hạch tạo tiền quả thể (nụ nấm). Nụ nấm tiếp tục lớn dần cho tai nấm trưởng thành, các
phiến dưới mũ mang các đảm và sinh ra bào tử. Đảm bào tử được phóng thích và chu trình
lại tiếp tục (Nguyễn Lân Dũng, 2003).


Hình 1.2. Chu trình sống của nấm
5


1.2. Bã đậu nành
1.2.1. Giới thiệu

Hình 3.3. Bã đậu nành
Bã đậu nành là phần bã và các chất dinh dưỡng khác khơng tan trong nước cịn lại
sau khi đã tách khỏi dịch các chất tan hoặc huyền phù trong nước của công nghiệp sản xuất
sữa đậu nành, đậu hũ (Lại Mai Hương, 2008). Bã có màu trắng hay trắng ngà, thường nằm
trên mặt lưới lọc sữa đậu nành, sau sấy có màu vàng, chứa một lượng lớn protein,
carbohydrate, lipid, có cả calci, sắt, riboflavin (Trần Thanh Liền, 2013).
Số lượng lớn bã đậu nành được sản xuất hàng năm đặt ra một vấn đề đáng kể về xử
lý. Các nghiên cứu sâu rộng đã được thực hiện về thành phần hóa học, giá trị dinh dưỡng
và hoạt động sinh học của bã đậu nành và khả năng sử dụng của nó. Do hàm lượng chất xơ
cao và chi phí sản xuất thấp, bã đậu nành là m ột nguyên liệu thô tốt và nguồn phong phú
để chuẩn bị chất xơ và cũng có thể được sử dụng như một chất bổ sung chế độ ăn uống để
ngăn ngừa bệnh tiểu đường, béo phì và tăng lipid máu. Xử lý hóa học hoặc enzyme, lên
men, ép đùn, áp suất cao và vi sinh hóa có thể làm tăng hàm lượng chất xơ hòa tan của
okara, giúp cải thiện chất lượng dinh dưỡng và đặc tính chế biến của nó. Bã đậu nành được
sử dụng làm chất nền lên men để sản xuất nhiều loại sản phẩm (natto, enzyme tiêu sợi
huyết, chất ức chế α-glucosidase, β-fructofuranosidase, nấm ăn được, iturin A, chitosan,
rượu, v.v.) cho người và sản xuất phi thực phẩm. Ngoài ra, việc ứng dụng bã đậu nành
trong thức ăn chăn nuôi và vật liệu thân thiện với môi trường cũng đã được ghi nhận (Li et
al., 2012).
6



1.2.2. Thành phần dinh dưỡng
Bã đậu nành chứa khoảng 50% chất xơ, 25% protein, 10% lipid và các chất dinh
dưỡng khác (Li et al., 2012). Là nguồn cung cấp khoáng chất và nhiều chất dinh dưỡng:
Bã đậu nành chứa nhiều chất đạm, canxi, kali, tinh bột,….Cứ 100gram bã đậu lại chứa
81mg calcium, 350mg potassium, khoảng 14gram carbohydrate và khoảng 17gram chất
đạm thực vật. Nó cịn chứa một số sinh tố như vitamin E, K, B1, B2. Ngồi ra nó cịn cung
cấp thêm folic acid cùng một số khoáng chất khác như kẽm, magiê, sắt, phốt pho, đồng, và
muối natri.
Tại công ty Tribeco theo quy trình sản xuất sữa đậu nành lọc sữa 1 lần chỉ thu được
khoảng 50% protein của hạt đậu nành (ở nước ngoài lọc 2 lần sẽ thu được khoảng 65 –
70%). Từ 1kg đậu nành thu được 1,5kg bã đậu nành ướt (sau ly tâm), chứa khoảng 20%
chất khô. Bã ướt là dạng phế liệu cuối cùng của công nghệ sản xuất sữa đậu nành và hiện
nay mới chỉ được sử dụng cho chăn nuôi (Li et al., 2012).
1.2.3. Vai trị
Cải thiện tiêu hóa: trong mỗi 100g bã đậu nành có chứa tới 12g chất xơ, lượng chất
xơ này còn nhiều hơn cả rau xanh. Đặc biệt, chất xơ của bã đậu khơng hịa tan trong nước
nên giúp loại bỏ độc tố tích tụ trong ruột dễ dàng, ngăn ngừa quá trình hình thành mỡ thừa
trong cơ thể, phòng ngừa bệnh ung thư ruột.
Giảm béo hiệu quả: với lượng chất xơ nhiều, bã đậu nành rất tốt cho hệ tiêu hóa,
ngồi ra nó cịn khơng chứa cholesterol, tạo ra ít năng lượng nên sử dụng thường xuyên
các sản phẩm làm từ bã đậu nành sẽ giúp giảm cân, duy trì cân nặng lý tưởng hiệu quả.
Tăng cường sức khỏe hệ tim mạch: do không chứa cholesterol, chứa nhiều chất xơ,
khoáng chất kẽm, sắt, magiê, phốt pho, đồng, vitamin nhóm B, E, K, carbohydrate, chất
đạm, canxi,… nên giúp tăng cường sức khỏe, tốt cho hệ tim mạch, rất hữu ích với người
bị bệnh mỡ trong máu cao, mắc bệnh cao huyết áp.
Những người nông dân châu Á như Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc đã dùng bã
đậu nành để làm thức ăn cho gia súc, phân bón hoặc phân ủ tự nhiên cho cây trồng (do
trong bã đậu nành có nhiều Nitơ tốt cho sự phát triển của cây lại không gây hại cho môi
trường). Ở các vùng nông thôn, người ta thường cho vào thùng trộn phân hoặc đào hố, lấp
đất để ủ bã đậu nành cho đến khi hồn thành q trình tự phân hủy thì có thể bón phân cho

7


cây. Một cách khác được những người nông dân áp dụng là ngâm bã đậu nành với nước
qua một ngày rồi đem tưới cho cây.
1.3. Bã sắn
1.3.1. Giới thiệu
Ở Việt Nam, sắn là cây lương thực quan trọng có sản lượng đứng thứ ba sau lúa và
ngô, năm 2019 cả nước trồng 519,4 nghìn ha, năng suất bình quân 19,5 tấn/ha (cao hơn
năng suất bình quân của thế giới 62,7%), sản lượng đạt 10,11 triệu tấn (Cục trồng trọt,
2020). Năm 2020, theo thống kê của CIAT, cả nước có hơn 144 nhà máy, công ty, doanh
nghiệp sản xuất tinh bột sắn quy mô công nghiệp, 07 nhà máy chế biến cồn, trong đó có
03 nhà máy đang hoạt động và gần 285 cơ sở chế biến sắn thủ công (Trần Ngọc Ngoạn và
cs, 2015) với tổng công suất đạt 3,8 triệu tấn củ tươi/năm, xuất khẩu sắn và các sản phẩm
từ sắn là một trong mười mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, mang lại giá
trị ngoại tệ hơn 1,0 tỷ USD/năm (FAO, 2019).
1.3.2. Thành phần dinh dưỡng
Thành phần bã chứa hàm lượng chất hữu cơ cao: gồm 5,3% protein, 56% tinh bột,
0,1% chất béo, 2,7% tro và 35,9% chất xơ (FAO, 2019), vì vậy đã có nhiều nghiên cứu để
tận dụng vào những mục đích khác như: ủ chua làm thức ăn chăn nuôi gia súc, kết hợp với
chế phẩm sinh học để sản xuất phân bón hữu cơ, tận dụng sản xuất ethanol... Tuy nhiên
những nghiên cứu này chưa được ứng dụng nhiều vào thực tế. Hầu hết các nhà máy thường
sử dụng bã sắn bán làm thức ăn chăn nuôi gia súc ở dạng khô hoặc tươi, nhưng lượng bã
bán ra là không nhiều và bã dùng theo dạng này không mang lại giá trị dinh dưỡng cao.
1.3.3. Vai trò
Làm thức ăn chăn nuôi: bã sắn sau khi phơi nắng hoặc sấy khô làm thức ăn cho gia
súc, cho ăn trực tiếp hoặc phối trộn với các chất dinh dưỡng khác. Tuy nhiên, việc
được sử dụng bã sắn làm thức ăn chăn nuôi gia súc hiện nay chỉ nhằm cung cấp
thêm chất xơ là chính, chưa chú ý đến khai thác có hiệu quả các chất có trong bã
sắn. Tận dụng bã sắn làm phân vi sinh: bã sắn có hàm lượng chất hữu cơ và chất xơ cao

làm tăng độ xốp cho q trình lên men làm phân vi sinh. Ngồi tinh bột và cellulose,
bã sắn cịn một ít nitơ, phospho, kali và các chất khoáng khác nên sử dụng bã sắn
làm phân vi sinh rất tốt cho cây trồng. Tuy nhiên, bã sắn có hàm lượng hữu cơ
8


cao, nếu không được vận chuyển và xử lý kịp thời sẽ tạo mùi khó chịu, đồng thời,
lượng acid trong bã sắn ảnh hưởng xấu đến chất lượng bã, chất dễ bay hơi trong bã
sắn ảnh hưởng xấu đến môi trường sinh thái.
Tận dụng bã sắn làm cơ chất nuôi trồng nấm: bã sắn được bổ sung vào mùn cưa, rơm,
rạ,... có tác dụng làm tơi xốp, giữ ẩm, cung cấp dinh dưỡng cho môi trường nuôi trồng nấm,
tạo ra sản phẩm có giá trị dinh dưỡng và vệ sinh an tồn thực phẩm.
Làm cơ chất cho q trình lên men ở trạng thái rắn: sử dụng bã sắn thay thế cho cám
lúa mì trong quá trình lên men vi sinh vật ở trạng thái rắn nếu bã sắn được bổ sung thêm
nguồn nitơ. Quy trình này có tính kinh tế làm giảm chi phí phơi khơ bã sắn xuống bằng
khoảng 1/3 chi phí khi sử dụng cám lúa mì.
Thu hồi tinh bột từ bã sắn: bã sắn sau khi ly tâm còn chứa đến 7% tinh bột. Dùng
ngớc sạch thu hồi lại lượng tinh bột này bằng cách rửa bã và ly tâm tách ngớc có thể tăng
hiệu suất thu hồi sản phẩm, đồng thời giảm được lượng chất hữu cơ thải ra mơi trường.
Tuy nhiên cần phân tích hiệu quả kinh tế khi phải sử dụng một lượng ngớc lớn, chi phí
năng lượng cao hơn.
Sản xuất xi rơ glucose, 98 + 99% tinh bột trong bã sắn được chuyển thành xi rô chứa
lượng glucose cao (70% lượng đường khử).
1.4. Thức ăn chăn nuôi
Thức ăn chăn nuôi là sản phẩm mà vật nuôi ăn, uống ở dạng tươi sống hoặc đã qua
chế biến bao gồm thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh, thức ăn đậm đặc, thức ăn bổ sung và thức
ăn truyền thống. Thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh là hỗn hợp của các nguyên liệu thức ăn được
phối chế, có đủ chất dinh dưỡng để duy trì hoạt động sống và khả năng sản xuất của vật
nuôi theo từng giai đoạn sinh trưởng hoặc chu kỳ sản xuất mà khơng cần thêm thức ăn khác
ngồi nước uống. Thức ăn đậm đặc là hỗn hợp của các nguyên liệu thức ăn có hàm lượng

chất dinh dưỡng cao hơn nhu cầu của vật nuôi và dùng để phối chế với nguyên liệu khác
tạo thành thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh. Thức ăn bổ sung là nguyên liệu đơn hoặc hỗn hợp
của các nguyên liệu thức ăn cho thêm vào khẩu phần ăn để cân đối các chất dinh dưỡng
cần thiết cho vật ni, duy trì hoặc cải thiện đặc tính của thức ăn chăn nuôi, cải thiện sức
khỏe vật nuôi, đặc tính của sản phẩm chăn ni. Thức ăn truyền thống là sản phẩm nông
nghiệp, thủy sản, công nghiệp chế biến được sử dụng phổ biến theo tập quán trong chăn
9


ni bao gồm thóc, gạo, cám, ngơ, khoai, sắn, bã rượu, bã bia, bã sắn, bã dứa, rỉ mật đường,
rơm, cỏ, tôm, cua, cá và loại sản phẩm tương tự khác (Quốc Hội, 2018).
Trong những năm gần đây, việc sử dụng thuốc kháng sinh sai mục đích, lạm dụng
thuốc kháng sinh trong chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản kém chất lượng, ngoài danh mục,
nhập lậu đang diễn biến phức tạp, khó kiểm sốt và thực sự trở thành vấn nạn trong đời
sống xã hội. Theo Cục Chăn nuôi, thực trạng sử dụng, kết quả giám sát, kiểm tra, thanh tra
chất cấm trong chăn nuôi được tổng hợp năm 2015 và 2 tháng 2016 kết quả kiểm tra từ các
địa phương và Cục Chăn nuôi như sau: Tổng số cơ sở kiểm tra là 1893 cơ sở, trong đó có
58 cơ sở có vi phạm chất cấm (chiếm 3,1%), trong đó: Tổng số mẫu thức ăn chăn nuôi đã
lấy: 1239 mẫu, 17 mẫu vi phạm chất cấm (chiếm 1,37%); Tổng số mẫu nước tiểu lợn đã
lấy: 3972 mẫu, 257 mẫu vi phạm chất cấm (chiếm 6,47%); Tổng số mẫu thịt, phủ tạng đã
lấy: 451 mẫu, 12 mẫu vi phạm chất cấm (chiếm 2,66%). Như v ậy, việc triển khai các đợt
cao điểm về kiểm soát chất lượng vật tư và an tồn nơng sản đã có tác dụng rất tích cực:
vừa huy động lực lượng lớn các bộ ngành và các địa phương vào cuộc vừa góp phần giảm
thiểu rõ rệt tỷ lệ các mẫu dương tính với chất cấm trong chăn ni, trong đó TACN chỉ cịn
1,3 % so với 5-6% các tháng đầu năm; nước tiểu còn 3,9 % so với thời gian cao điểm lên
tới 16-25% mẫu kiểm tra dương tính Các chất cấm trong chăn ni chủ yếu là Salbutamol
và một số rất ít là chất Vàng ô (Auramine) (Viện chăn nuôi Quốc gia, 2000).
1.5. Tình hình nghiên cứu tại Việt Nam và trên thế giới
1.5.1. Tại Việt Nam
Hiện nay nước ta đã có nhiều báo cáo khoa học, nghiên cứu về tận dụng các phụ phẩm

nông nghiệp làm cơ chất lên men sợi nấm. Tuy nhiên việc sử dụng bã sắn và đậu nành để
lên men sợi nấm vẫn chưa được nghiên cứu nhiều.
Theo nghiên cứu của Trần Thị Phương (2000), bã mía có thể xử lý ni trồng nấm
với các thời gian lên men thích hợp, nấm sò là 12 ngày, nấm rơm là 20 ngày với chu kỳ
đảo 4 ngày/lần. Độ ẩm của cơ chất là 68-70%. Năng suất nấm sò đạt 62% và nấm rơm đạt
20% tính theo trọng lượng khơ của giá thể. Bã mía sau khi lên men có số lượng vi sinh vật
phong phú, có khả năng phân giải xenlulose tốt.Đặc biệt là xạ khuẩn, vi khuẩn hoat động
mạnh. Do đó, bã thải sau khi trồng nấm được sử dụng làm phân vi sinh. Sử dụng bã mía
để ni trồng nấm rơm và nấm sị có hiệu quả kinh tế. Một tấn bã mía có thể thu được

10


650kg nấm sò và 200kg nấm rơm với lãi suất là 1.850.000 đồng/1tấn bã mía (chưa tính giá
phân vi sinh sau trồng nấm) (Trần Thị Phương, 2000).
Năm 2016, Hoàng Quốc Hùng đã nghiên cứu ảnh hưởng của các mức bã sắn lên
men trong khẩu phần ăn đến hiệu quả sinh trưởng, năng suất và chất lượng thịt gà Ri. Kết
quả cho thấy khẩu phần ăn có chứa các mức khác nhau của bã sắn lên men đã không làm
ảnh hưởng đến khối lượng cơ thể, tốc độ sinh trưởng tuyệt đối của gà Ri khi so sánh với
khẩu phần ĐC. Lượng ăn vào thấp nhất ở lô ăn khẩu phần ĐC và khẩu phần BSLM10.
Hệ số chuyển hóa thức ăn và chi phí thức ăn/kg tăng trọng là khơng khác nhau giữa các
khẩu phần thí nghiệm (P>0,05). Từ đó có thể thay thế 30% BSLM trong khẩu phần ăn
của gà Ri mà không ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng và thành thành phần hóa học
của thịt gà Ri. Mang lại hiệu quả kinh tế, tận dụng được nguồn phế phẩm nơng nghiệp
(Hồng Quốc Hùng, 2016).
Nguyễn Như Ngọc (2017) nhận thấy bã thải dong riềng là nguồn cơ chất giàu dinh
dưỡng, có thể tái sử dụng đem lại hiệu quả kinh tế gia tăng cho người dân làng nghề, đồng
thời đạt mục đích lớn hơn là giảm thiểu ơ nhiễm mơi trường, nhóm nghiên cứu đã sử dụng
bã thải dong riềng làm nguồn cơ chất để ni trồng nấm sị trắng Pleurotus florida. Kết
quả cho thấy, hồn tồn có thể sử dụng bã thải dong riềng làm nguồn cơ chất để ni trồng

nấm sị trắng cho hiệu quả cao. Kết quả nghiên cứu một số yếu tố ảnh hưởng đến năng suất
nấm sò trắng trên bã dong riềng cho thấy, khi sử dụng bã dong riềng khô xử lý với nước
vôi nồng độ 1%, bổ sung 5% cám gạo và 1% CaCO3, hệ sợi nấm phát triển sau 25 ngày kín
bịch nguyên liệu và năng suất thu quả thể đạt 49,52% (Nguyễn Như Ngọc và cs, 2017).
Năm 2018, Dương Thu Hương và cs. tiến hành nghiên cứu thực hiện cải thiện chất
lượng dinh dưỡng của bã sắn bằng đường hóa và lên men đồng thời. Bã sắn tươi sau khi
hòa vào nước với tỷ lệ 30% được đường hóa bằng chế phẩm đa enzyme thô (α- amylase,
glucoamylase, cellulase) ở các nồng độ khác nhau (0, 2, 4, 6, 8 và 10%). Kết quả phân tích
cho thấy sau 24 giờ bã sắn tươi được đường hoá bằng chế phẩm đa enzyme thơ ở nồng độ
8% và 10% có lượng đường khử cao nhất trong khi hàm lượng tinh bột và xơ thơ thấp nhất.
Q trình đường hóa và lên men lỏng bã sắn xảy ra đồng thời trong các bình lên men dung
tích 3 lít có bổ sung 8% enzyme, 1% (NH4)2SO4 và S. cerevisiae, Lactobacillus sp. và
Baciilus sp. (107 cfu/mL mỗi chủng) ở nhiệt độ phòng. Sau 48 giờ lên men, phân tích thành
phần dinh dưỡng cho thấy protein thơ tăng 7,3 lần, protein thực tăng 5,5 lần so với bã sắn
tươi khơng lên men, đồng thời HCN giảm cịn 20,54 mg/kg VCK, lượng axit hữu cơ tăng
11


5,9 lần, pH 3,7, mùi thơm, chua dịu, khơng có độc tố aflatoxin (Dương Thu Hương và cs,
2018).
Năm 2021, Nguyễn Thị Quyên và cs. đã tiến hành nghiên cứu tiến hành trồng thử
nghiệm nấm Hoàng đế trên cơ chất phế phẩm nông nghiệp bao gồm lõi ngô nghiền, mùn
cưa, bông phế thải tại Sơn La. Các cơng thức thí nghiệm có bổ sung thêm cám gạo, cám
ngơ, bột đậu tương ở mức 5% để đánh giá sinh trưởng và năng suất của nấm Hồng đế,
cơng thức đối chứng khơng sử dụng chất bổ sung. Kết quả cho thấy, nấm Hoàng đế sinh
trưởng tốt trên các cơng thức thí nghiệm. Ở công thức 3 (10% mùn cưa + 20 % bông phế
phẩm + 64 % lõi ngô nghiền + 1% CaCO3 + 5% bột đậu tương) nấm Hoàng đế sinh trưởng
tốt hơn, đạt năng suất và hiệu quả kinh tế cao nhất. Tổng thời gian thu hoạch của công thức
3 là 69 ngày, năng suất nấm đạt cao nhất 590,0 kg/tấn cơ chất khô, hiệu quả kinh tế đạt
28,916 triệu đồng/tấn nguyên liệu. Các kết quả chỉ ra tính khả thi của việc trồng nấm Hồng

đế trên phế phẩm nơng nghiệp tại Sơn La (Nguyễn Thị Quyên và cs, 2021).
Năm 2021, Nguyễn Ngọc Kiên và cs. tiến hành nghiên cứu khả năng lên men bột sắn
và bã sắn bằng vi sinh vật. Kết quả nghiên cứu cho thấy protein thô của bột sắn và bã sắn
đã tăng tương ứng từ 3,3 và 2,96% lên 16,87 và 15,80% ở ngày thứ 5 sau lên men, trong
đó protein thực đạt tương ứng là 85,77 và 81,22%. Số lượng các vi sinh vật gây bệnh như
E. coli dung huyết, Salmonella, Clostridium perfringens và Staphylococcus aureus đều
nằm trong giới hạn cho phép. Bò vỗ béo được ăn thức ăn TMR có sử dụng bột sắn và bã
sắn được làm giàu protein đã cho kết quả tăng khối lượng cao hơn và chi phí thức ăn cho
1 kg tăng khối lượng thấp hơn so với bò vỗ béo được ăn thức ăn TMR sử dụng bột sắn và
bã sắn không qua chế biến (1.561,1 so với 1.424,1 g/ngày và 52.105 so với 63.164 đ/kg
tăng khối lượng) (Nguyễn ngọc kiên và cs, 2021).
1.5.2. Trên thế giới
Trên thế giới đã có nhiều nghiên cứu khoa học về tận dụng bã săn và đậu nành lên
men sợi nấm, một số nghiên cứu như:
Zied và cộng sự (2011) đã chứng minh việc có thể sử dụng khơ dầu đậu nành các sản
phẩm phụ khác từ quá trình chế biến đậu nành trong việc trồng nấm ăn và nấm dược liệu
là như là nguồn cung cấp N hữu cơ tốt (được sử dụng làm nguyên liệu cô đặc hoặc chất bổ
sung). Nhiều lợi ích của việc sử dụng phế phẩm đó như: một nguồn protein chất lượng cao,
khơng có kim loại nặng, được tìm thấy trong tất cả các mùa, chiếm ít không gian (nhưng
12


không cần phải bảo quản), giá thành tương đối thấp làm tăng giá trị dinh dưỡng của nấm
và giá trị năng suất từ 5-20% và đôi khi cao hơn (Zied et al., 2011).
Năm 2015, Lai và cộng sự đã tiến hành nghiên cứu ảnh hưởng của hỗn hợp vỏ đậu
nành và cuống bã Pleurotus eryngii được đồng lên men bởi Aureobasidium pullulans đến
năng suất và hình thái ruột ở gà thịt. Hỗn hợp có nồng độ Xylotriose và Mannobiose cao
hơn so với nghiệm thức 100% vỏ đậu nành lên men. Tổng cộng 400 gà thịt được phân ngẫu
nhiên thành bốn nhóm: chế độ ăn cơ bản (đối chứng), chế độ ăn cơ bản bổ sung 0,5% vỏ
đậu nành lên men (0,5% FSBH), 0,5% hỗn hợp lên men (0,5% FSHP) và 1,0% hỗn hợp

lên men (1,0% FSHP) tương ứng cho đến 35 ngày tuổi. So với nhóm đối chứng, nhóm
FSHP 0,5% đã làm tăng đáng kể tỷ lệ vi khuẩn axit lactic đối với Clostridium perfringens
trong manh tràng cũng như chiều cao nhung mao hồi tràng. Tỷ lệ chiều cao nhung mao
hỗng tràng / độ sâu hốc ruột tăng. Kết luận, bổ sung 0,5% FSHP trong chế độ ăn khơng chỉ
có thể cải thiện mức tăng trọng lượng cơ thể mà cịn tạo ra hình thái đường ruột tối ưu bằng
cách sử dụng các đặc tính chuyển hóa có hoạt tính sinh học của nó khi cho gà thịt ăn (Lai
et al., 2015).
Li-Chan Yang và cộng sự (2019), đã nghiên cứu hoạt động chống oxy hóa và mức độ
hợp chất hoạt tính sinh học trong lên men G. lucidum (GLFO) và okara lên men L. edodes
(LEFO) trên cơ chất bã đậu nành. Và thử nghiệm hoạt tính sinh học chống lỗng xương
được đánh giá bằng cách sử dụng mơ hình động vật. Kết quả nghiên cứu chứng minh rằng
các sản phẩm bã đậu nành lên men G. lucidum (GLFO) và L. edodes (LEFO) có hiệu quả
trong điều trị lỗng xương sau mãn kinh ở người (Yang et al., 2020).
Gần đây Fatemeh Heidari và cộng sự (2022) đã nghiên cứu sử dụng nấm nấm bào
ngư (Pleurotus ostreatus) lên men trạng thái rắn bột hạt cải dầu ở các phân đoạn cơ học
khác nhau nhằm cải thiện thành phần dinh dưỡng của bột hạt cải. Kết quả cho thấy rằng
quá trình lên men ở trạng thái rắn 12 ngày với Pleurotus ostreatus đã làm tăng hàm lượng
protein trong tất cả các phân đoạn lên 11-18%, giảm sinapine, glucosinolate và phytate lần
lượt là 99,8%, 98,8% và 75,8% và tăng khả năng tiêu hóa trong ống nghiệm của các phân
đoạn chọn lọc. Nhìn chung, quá trình lên men ở trạng thái rắn dựa trên P. ostreatus có tiềm
năng là một phương pháp điều trị hiệu quả để cải thiện thành phần dinh dưỡng của bột hạt
cải (Heidari et al., 2022).

13


J. Sánchez-García và cs. (2022) đã phân tích tác động của quá trình lên men ở trạng
thái rắn (SSF) với P. Ostreatus đối với hàm lượng protein, phytate và polyphenol, cũng
như hoạt động chống oxy hóa trong cơ chất đậu lăng và hạt Diên mạch. Kết quả thấy rằng
Lên men ở trạng thái rắn (SSF) với P. Ostreatus đã được chứng minh là một cách hiệu quả

để tăng cường thành phần dinh dưỡng của đậu lăng và hạt Diên mạch về việc tăng hàm
lượng protein và giảm hàm lượng phytates và nghiên cứu này góp phần giải quyết những
thách thức khác nhau của công nghệ thực phẩm trong thế kỷ XXI liên quan đến đa dạng
hóa protein và sản xuất sinh học bền vững với môi trường của các thành phần thực phẩm
(Sánchez-García et al.,2022).
Phân tích tình hình nghiên cứu trong và ngồi nước có thể thấy xu hướng sử dụng sợi
nấm ăn làm giàu dinh dưỡng cho phế phụ phẩm nông nghiệp và ứng dụng sản xuất thực
phẩm, thức ăn bổ sung cho vật nuôi ngày càng được quan tâm trên Thế Giới. Với lợi thế
nền kinh tế nông nghiệp chủ lực của Việt Nam thì sản lượng phụ phẩm nơng nghiệp hằng
ngày rất lớn. Thêm vào đó, với khí hậu nhiệt đới nóng ẩm cũng là điều kiện thuận lợi cho
sự sinh trưởng sợi nấm ăn giàu dinh dưỡng. Vì vậy, việc sử dụng sợi nấm để làm giàu dinh
dưỡng cho phụ phẩm nông nghiệp là vấn đề cấp thiết để sử dụng hiệu quả phụ phẩm đồng
thời tạo ra sinh khối giàu dinh dưỡng.

14


×