Tải bản đầy đủ (.pdf) (153 trang)

Đánh giá ảnh hưởng của biến đổi khí hậu lên xu thế biến đổi các hiện tượng khí hậu cực đoan lượng mưa và nhiệt độ tại thành phố hồ chí minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (7.51 MB, 153 trang )

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
SỞ KHOA HỌC VÀ CƠNG NGHỆ

THÀNH ĐỒN TP. HỒ CHÍ MINH
TRUNG TÂM PHÁT TRIỂN
KHOA HỌC VÀ CƠNG NGHỆ TRẺ

CHƯƠNG TRÌNH KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP THÀNH PHỐ

BÁO CÁO TỔNG HỢP
KẾT QUẢ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
ĐÁNH GIÁ ẢNH HƯỞNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU LÊN XU THẾ
BIẾN ĐỔI CÁC HIỆN TƯỢNG KHÍ HẬU CỰC ĐOAN (LƯỢNG MƯA
VÀ NHIỆT ĐỘ) TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Cơ quan chủ trì nhiệm vụ: Trung tâm Phát triển Khoa học
và Công nghệ Trẻ
Chủ nhiệm nhiệm vụ: CN. Nguyễn Trọng Quân

Thành phố Hồ Chí Minh – 2019


ỦY BAN NHÂN DÂN

THÀNH ĐỒN TP. HỒ CHÍ MINH

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

TRUNG TÂM PHÁT TRIỂN


SỞ KHOA HỌC VÀ CƠNG NGHỆ

KHOA HỌC VÀ CƠNG NGHỆ TRẺ

CHƯƠNG TRÌNH KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP THÀNH PHỐ

BÁO CÁO TỔNG HỢP
KẾT QUẢ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
ĐÁNH GIÁ ẢNH HƯỞNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU LÊN XU THẾ
BIẾN ĐỔI CÁC HIỆN TƯỢNG KHÍ HẬU CỰC ĐOAN (LƯỢNG MƯA
VÀ NHIỆT ĐỘ) TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

(Đã chỉnh sửa theo kết luận của Hội đồng nghiệm thu ngày
23/05/2019)

Chủ nhiệm nhiệm vụ:
(ký tên)
Chủ tịch Hội đồng nghiệm thu
(Ký và ghi rõ họ tên)

Nguyễn Trọng Qn
Cơ quan chủ trì nhiệm vụ

Đồn Kim Thành

Thành phố Hồ Chí Minh – 2019


Mẫu Báo cáo thống kê (trang 3 Báo cáo tổng hợp kết quả nhiệm vụ)
_________________________________________________________________________

THÀNH ĐỒN TP. HỒ CHÍ MINH

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

TRUNG TÂM PHÁT TRIỂN
KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TRẺ

TP. HCM, ngày … tháng … năm 2019

__________________

BÁO CÁO THỐNG KÊ
KẾT QUẢ THỰC HIỆN NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU KH&CN
I. THƠNG TIN CHUNG
1. Tên nhiệm vụ:
Thuộc: Chương trình/lĩnh vực (tên chương trình/lĩnh vực): Vườn ươm Sáng tạo
Khoa học và Cơng nghệ trẻ
2. Chủ nhiệm nhiệm vụ:
Họ và tên: Nguyễn Trọng Quân
Ngày, tháng, năm sinh: 22/12/1994

Nam/ Nữ: Nam

Học hàm, học vị:
Chức danh khoa học:

Chức vụ:

Điện thoại: Tổ chức:


Nhà riêng:

Fax:

E-mail:

Mobile: 0975535394

Tên tổ chức đang công tác: Viện Khoa học và Công nghệ Tính tốn – Sở KH&CN
TP. HCM
Địa chỉ tổ chức: Phịng 311(A&B), tịa nhà SBI, Cơng viên Phần mềm Quang
Trung, phường Tân Chánh Hiệp, quận 12, TP. Hồ Chí Minh.
Địa chỉ nhà riêng: G27, Khu phố 4, P. Tân Phong, Biên Hịa, Đồng Nai
3. Tổ chức chủ trì nhiệm vụ:
Tên tổ chức chủ trì nhiệm vụ: Trung tâm phát triển Khoa học và Công nghệ Trẻ
Điện thoại: 028 3823 3363

Fax:

E-mail:
Website: www.khoahoctre.com.vn
Địa chỉ: 1 Phạm Ngọc Thạch, Bến Nghé, Quận 1, TP. HCM
Họ và tên thủ trưởng tổ chức: Th.S. Đoàn Kim Thành
Số tài khoản: 37130109327700000
Kho bạc: Nhà nước Quận 1 – TP.HCM
Tên cơ quan chủ quản đề tài: Trung tâm Phát triển Khoa học và Công nghệ Trẻ


II. TÌNH HÌNH THỰC HIỆN

1. Thời gian thực hiện nhiệm vụ:
- Theo Hợp đồng đã ký kết: từ tháng 06/2018 đến tháng 06/2018
- Thực tế thực hiện: từ tháng 06/2018 đến tháng 06/2018
- Được gia hạn (nếu có): Khơng
2. Kinh phí và sử dụng kinh phí:
a) Tổng số kinh phí thực hiện: 80 tr.đ, trong đó:
+ Kính phí hỗ trợ từ ngân sách khoa học: 80 tr.đ.
+ Kinh phí từ các nguồn khác: 0 tr.đ.
b) Tình hình cấp và sử dụng kinh phí từ nguồn ngân sách khoa học:
Số
TT
1
2


Theo kế hoạch
Thời gian
Kinh phí
(Tháng, năm)
(Tr.đ)
Đợt 1
40
Đợt 2
24

Thực tế đạt được
Thời gian
Kinh phí
(Tháng, năm)
(Tr.đ)

10/2018
40
04/2019
24

Ghi chú
(Số đề nghị
quyết tốn)
40
24

c) Kết quả sử dụng kinh phí theo các khoản chi:
Đối với đề tài:
Đơn vị tính: Ngàn đồng
Số
TT

Nội dung
các khoản chi

1

Trả cơng lao
động (khoa học,
phổ thơng)
Ngun, vật liệu,
năng lượng
Thiết bị, máy
móc
Xây dựng, sửa

chữa nhỏ
Chi khác
Tổng cộng

2
3
4
5

- Lý do thay đổi (nếu có):

Theo kế hoạch
Tổng

NSKH

Thực tế đạt được
Nguồn
khác

Tổng

70,816.20

70,816.20

9,183.80
80,000.00

9,183.90

80,000.00

NSKH

Nguồn
khác


Đối với dự án:
Đơn vị tính: Triệu đồng
Theo kế hoạch

Số
TT

Nội dung
các khoản chi

1

Thiết bị, máy móc
mua mới
Nhà xưởng xây dựng
mới, cải tạo
Kinh phí hỗ trợ cơng
nghệ
Chi phí lao động
Ngun vật liệu,
năng lượng
Thuê thiết bị, nhà

xưởng
Khác
Tổng cộng

2
3
4
5
6
7

Tổng

NSKH

Nguồn
khác

Thực tế đạt được
Tổng

Nguồn
khác

NSKH

- Lý do thay đổi (nếu có):
3. Các văn bản hành chính trong quá trình thực hiện đề tài/dự án:
(Liệt kê các quyết định, văn bản của cơ quan quản lý từ cơng đoạn xét duyệt, phê duyệt kinh phí, hợp
đồng, điều chỉnh (thời gian, nội dung, kinh phí thực hiện... nếu có); văn bản của tổ chức chủ trì nhiệm

vụ (đơn, kiến nghị điều chỉnh ... nếu có)
Số
TT
1
2


Số, thời gian ban
hành văn bản

Tên văn bản

Ghi chú

4. Tổ chức phối hợp thực hiện nhiệm vụ:
Số
TT

Tên tổ chức
đăng ký theo
Thuyết minh

1
2
...
- Lý do thay đổi (nếu có):

Tên tổ chức đã
tham gia thực
hiện


Nội dung
tham gia chủ
yếu

Sản phẩm
chủ yếu đạt
được

Ghi chú*


5. Cá nhân tham gia thực hiện nhiệm vụ:
(Người tham gia thực hiện đề tài thuộc tổ chức chủ trì và cơ quan phối hợp, không quá 10
người kể cả chủ nhiệm)

2

CN. Phạm Thị
Thảo Nhi

Tên cá nhân đã
Nội dung tham
tham gia thực
gia chính
hiện
CN. Nguyễn
Xây dựng
Trọng Quân
thuyết minh,

Nội dung 1,2,3,
Báo cáo tổng
kết
CN. Phạm Thị
1, 2, 3
Thảo Nhi

3

ThS. Nguyễn
Quang Long

ThS. Nguyễn
Quang Long

4

TS. Đào Nguyên TS. Đào
Khôi
Nguyên Khôi

Số
TT
1

Tên cá nhân
đăng ký theo
Thuyết minh
CN. Nguyễn
Trọng Quân


1, 2, 3

Xây dựng
thuyết minh,
Nội dung 1,2,3,
Báo cáo tổng
kết

Sản phẩm
chủ yếu đạt
được
Báo cáo sản
phẩm các nội
dung tham
gia

Ghi
chú*

Báo cáo sản
phẩm các nội
dung tham
gia
Báo cáo sản
phẩm các nội
dung tham
gia
Báo cáo sản
phẩm các nội

dung tham
gia

- Lý do thay đổi ( nếu có):
6. Tình hình hợp tác quốc tế:
Số
TT

Theo kế hoạch
(Nội dung, thời gian, kinh phí, địa
điểm, tên tổ chức hợp tác, số
đồn, số lượng người tham gia...)

1
2
...
- Lý do thay đổi (nếu có):

Thực tế đạt được
(Nội dung, thời gian, kinh phí, địa
điểm, tên tổ chức hợp tác, số
đoàn, số lượng người tham gia...)

Ghi chú*


7. Tình hình tổ chức hội thảo, hội nghị:
Theo kế hoạch
Số
(Nội dung, thời gian, kinh phí, địa

TT
điểm )
1
Hội thảo khoa học giữa kỳ: "Tọa
đàm Đánh giá tác động của biến
đổi khí hậu đến các hiện tượng
khí hậu cực đoan và xâm nhập
mặn trên địa bàn TP.HCM", kinh
phí 7,2 triệu đồng.

Thực tế đạt được
(Nội dung, thời gian, kinh
phí, địa điểm )
Hội thảo khoa học giữa kỳ:
"Tọa đàm Đánh giá tác động
của biến đổi khí hậu đến các
hiện tượng khí hậu cực đoan
và xâm nhập mặn trên địa
bàn TP.HCM ", tại trường
ĐH Khoa học Tự nhiên
ĐHQG-HCM, ngày
23/01/2019, kinh phí 7,2
triệu đồng

Ghi chú*

2
...
- Lý do thay đổi (nếu có):
8. Tóm tắt các nội dung, công việc chủ yếu:

(Nêu tại mục 15 của thuyết minh, không bao gồm: Hội thảo khoa học, điều tra khảo sát
trong nước và nước ngồi)
Số
TT

Các nội dung, cơng việc
chủ yếu
(Các mốc đánh giá chủ yếu)

Thời gian
(Bắt đầu, kết thúc
- tháng … năm)
Theo kế
Thực tế
hoạch
đạt được

1

Xây dựng thuyết minh chi tiết đề
tài.

Tháng
06/2018

Tháng
06/2018

Theo đúng cá
nhân đăng ký

trong thuyết minh

Tháng 07
– 09/2018

Tháng 07
– 09/2018

Theo đúng cá
nhân đăng ký
trong thuyết minh

Tháng
10/2018 –
01/2019

Tháng
10/2018 –
01/2019

Tháng 02
– 05/2019

Tháng 02
– 05/2019

Tháng
06/2019

Tháng

06/2019

2

3

4

5

Nội dung 1:Thu thập và tổng hợp
tài liệu, số liệu về hiện trạng các
hiện tượng, khí hậu cực đoan và
những ảnh hưởng đến kinh tế - xã
hội tại Tp. HCM
Nội dung 2: Phân tích xu thế các
hiện tượng khí hậu cực đoan giai
đoạn hiện trạng (1980 – 2016)
Nội dung 3: Đánh giá ảnh hưởng
của BĐKH đến xu thế các hiện
tượng khí hậu cực đoan.
Báo cáo tổng kết đề tài

- Lý do thay đổi (nếu có):

Người,
cơ quan
thực hiện

Theo đúng cá

nhân đăng ký
trong thuyết minh
Theo đúng cá
nhân đăng ký
trong thuyết minh
Theo đúng cá
nhân đăng ký
trong thuyết minh


III. SẢN PHẨM KH&CN CỦA NHIỆM VỤ
1. Sản phẩm KH&CN đã tạo ra:
a) Sản phẩm Dạng I:
Số
TT

Tên sản phẩm và chỉ
tiêu chất lượng chủ
yếu

Đơn
vị đo

Số lượng

Theo kế
hoạch

Thực tế
đạt được


1
2
...
- Lý do thay đổi (nếu có):
b) Sản phẩm Dạng II:
Số
TT

Tên sản phẩm
Báo cáo tổng kết

1

Yêu cầu khoa học cần đạt
Theo kế hoạch
Thực tế
đạt được
Báo cáo phân tích có cơ sở Theo đúng
khoa học rõ ràng, thể hiện đầy kế hoạch
đủ các kết quả nghiên cứu của
đề tài nhằm đáp ứng yêu cầu,
mục tiêu nhiệm vụ của sản
phẩm đề tài.

Ghi chú

...
- Lý do thay đổi (nếu có):
c) Sản phẩm Dạng III:

Số
TT
1

Tên sản phẩm
Bài báo quốc tế

...
- Lý do thay đổi (nếu có):

Yêu cầu khoa học cần đạt
Theo
Thực tế
kế hoạch
đạt được
Được chấp nhận - 1 bài báo trên
đăng trên tạp chí
tạp chí quốc tế
thuộc danh mục
thuộc danh mục
SCOPUS
SCI-E
- 1 bài báo trên kỷ
yếu hội nghị
quốc tế

Số lượng, nơi
cơng bố
(Tạp chí, nhà xuất
bản)

- International
Journal
of
Disaster Risk
Science
- International
Symposium on
Geoinformatics
for
Spatial
Infrastructure
Development in
Earth
and
Allied Sciences
2018


d) Kết quả đào tạo:
Số
TT

Cấp đào tạo, Chuyên ngành
đào tạo

1
2

Thạc sỹ
Tiến sỹ


Số lượng
Theo kế hoạch
Thực tế đạt
được

Ghi chú
(Thời gian kết
thúc)

- Lý do thay đổi (nếu có):
đ) Tình hình đăng ký bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp:
Số
TT

Tên sản phẩm
đăng ký

Kết quả
Theo
kế hoạch

Thực tế
đạt được

Ghi chú
(Thời gian kết
thúc)

1

2
...
- Lý do thay đổi (nếu có):
e) Thống kê danh mục sản phẩm KHCN đã được ứng dụng vào thực tế
Số
TT

Tên kết quả
đã được ứng dụng

Thời gian

Địa điểm
(Ghi rõ tên, địa
chỉ nơi ứng dụng)

Kết quả
sơ bộ

1
2
2. Đánh giá về hiệu quả do nhiệm vụ mang lại:
a) Hiệu quả về khoa học và công nghệ:
(Nêu rõ danh mục công nghệ và mức độ nắm vững, làm chủ, so sánh với trình độ cơng
nghệ so với khu vực và thế giới…)
- Kết quả nghiên cứu mô tả ảnh hưởng của BĐKH đến xu thế biến đổi các hiện tượng,
khí hậu cực đoan tại khu vực Tp. HCM trong giai đoạn hiện trạng (1980 – 2017) và giai
đoạn tương lai (2021 – 2080). Phương pháp nghiên cứu có thể được áp dụng cho các địa
phương khác, và đóng góp cho lĩnh vực KH&CN trong nước một trường hợp nghiên cứu
điển hình.

b) Hiệu quả về kinh tế xã hội:
(Nêu rõ hiệu quả làm lợi tính bằng tiền dự kiến do nhiệm vụ tạo ra so với các sản phẩm
cùng loại trên thị trường…)
- Kết quả nghiên cứu của đề tài có thể đóng góp nguồn dữ liệu và tài liệu tham khảo
cho công tác quản lý bền vững tài nguyên nước và xây dựng kịch bản ứng phó đối với
ảnh hưởng của BĐKH đến xu thế biến đổi các hiện tượng, khí hậu cực đoan tại khu vực
đơ thị.


3. Tình hình thực hiện chế độ báo cáo, kiểm tra của nhiệm vụ:
Số
TT
I

II

III

Nội dung
Báo cáo tiến độ
Lần 1: 12/2018

Báo cáo giám định
Lần 1
….
Nghiệm thu cơ sở
……
Chủ nhiệm đề tài
(Họ tên, chữ ký)


Nguyễn Trọng Quân

Thời gian
thực hiện
12/12/2018

Ghi chú
(Tóm tắt kết quả, kết luận
chính, người chủ trì…)
Đạt

Thủ trưởng tổ chức chủ trì
(Họ tên, chữ ký và đóng dấu)


MỤC LỤC

MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU................................................. 8
1.1. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu ............................................................... 8
1.1.1. Thuật ngữ ................................................................................................ 8
1.1.2. Tổng quan về biến đổi khí hậu .............................................................. 10
1.1.3. Tổng quan về các nghiên cứu liên quan đến đề tài ............................... 15
1.2. Tổng quan thông tin về khu vực nghiên cứu ........................................... 23
1.2.1. Đặc điểm địa lý, địa hình ...................................................................... 23
1.2.2. Đặc điểm khí tượng ............................................................................... 24
1.2.3. Đặc điểm thủy văn ................................................................................ 27
1.2.4. Đặc điểm kinh tế – xã hội ..................................................................... 28
1.2.5. Các hiện tượng thời tiết, khí hậu cực đoan tại TP. HCM ..................... 30
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......................................... 33

2.1. Phương pháp thu thập, tổng hợp và xử lý dữ liệu .................................... 33
2.1.1. Phương pháp thu thập và tổng hợp dữ liệu ........................................... 33
2.1.2. Phương pháp xử lý số liệu..................................................................... 33
2.2. Phương pháp phân tích xu hướng của chuỗi dữ liệu................................ 35
2.2.1. Phương pháp kiểm định thống kê Mann – Kendall .............................. 35
2.2.2. Phương pháp phân tích độ mạnh, độ ổn định và độ lớn thống kê của xu
hướng ............................................................................................................... 37
2.3. Phương pháp xây dựng các bộ chỉ số khí hậu cực đoan .......................... 39
2.3.1. Phương pháp kiểm tra chất lượng dữ liệu ............................................. 39

i


2.3.2. Bộ chỉ số khí hậu cực đoan ................................................................... 40
2.4. Phương pháp chi tiết hóa và hiệu chỉnh kịch bản BĐKH ........................ 43
2.5. Phương pháp biểu diễn phân bố theo không gian .................................... 47
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ................................................ 48
3.1. Kết quả phân tích dữ liệu lượng mưa và nhiệt độ quan trắc tại TP.HCM
trong giai đoạn hiện trạng ............................................................................... 48
3.1.1. Lượng mưa ............................................................................................ 48
3.1.2. Nhiệt độ ................................................................................................. 56
3.2. Kết quả đánh giá chỉ số cực đoan khí hậu trong giai đoạn hiện trạng ..... 58
3.2.1. Kết quả tính tốn các chỉ số cực đoan lượng mưa trong giai đoạn 1980 –
2017 ................................................................................................................. 58
3.2.2. Kết quả phân tích sự biến đổi các chỉ số cực đoan lượng mưa trong giai
đoạn 1980 – 2017 ............................................................................................ 63
3.3. Kết quả cập nhật kịch bản BĐKH cho yếu tố lượng mưa và nhiệt độ trong
giai đoạn tương lai ........................................................................................... 71
3.3.1. Kết quả hiệu chỉnh mơ hình khí hậu vùng ............................................ 71
3.3.2. Kết quả dự báo xu thế biến đổi các chỉ số cực đoan lượng mưa trong giai

đoạn 2021 – 2080 ............................................................................................ 73
3.3.3. Kết quả dự báo xu thế biến đổi các chỉ số cực đoan nhiệt độ trong giai
đoạn 2021 – 2080 ............................................................................................ 83
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...................................................................... 85
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 86

ii


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1 Các chỉ số cực đoan lượng mưa....................................................... 41
Bảng 2.2 Các chỉ số nhiệt độ cực đoan ........................................................... 42
Bảng 2.3. Các mơ hình khí hậu trong dự án CORDEX-EA ........................... 46
Bảng 3.1 Độ mạnh, độ ổn định và độ lớn trung bình về mặt thống kê của các
xu hướng biến đổi giá trị trung bình khơng gian tương ứng với các chỉ số cực
đoan mưa trong giai đoạn 1980 – 2017 trên toàn bộ khu vực nghiên cứu. .... 63
Bảng 3.2 Đặc trưng thống kê mô tả của các chỉ số cực đoan nhiệt độ tại TP.
HCM giai đoạn 1980 – 2017 ........................................................................... 70
Bảng 3.3. Độ lớn xu thế biến đổi theo thời gian của các giá trị phần trăm thay
đổi tương đối trong từng giai đoạn thời gian (Đơn vị: %/thập kỉ). ................. 76
Bảng 3.4. Độ lớn xu thế biến đổi theo thời gian đối với độ chênh lệch tuyệt đối
của các chỉ số cực đoan nhiệt độ trong từng giai đoạn tương lai so sánh với giai
đoạn tham chiếu. ............................................................................................. 84

iii


DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 1. Bản đồ khu vực nghiên cứu ................................................................. 4
Hình 1.1 Số giờ nắng trung bình hàng tháng tại TP. HCM trong giai đoạn 1980

– 2017 (Ho Chi Minh City Statistical Office, 2017) ....................................... 25
Hình 1.2 Độ ẩm trung bình hàng tháng tại TP.HCM trong giai đoạn 1980 –
2017 (Ho Chi Minh City Statistical Office, 2017) .......................................... 27
Hình 2.1. Quy trình hiệu chỉnh dữ liệu kịch bản BĐKH ................................ 44
Hình 3.1 Vị trí các trạm đo mưa ở Tp. Hồ Chí Minh ..................................... 48
Hình 3.2. Lượng mưa hàng năm tại TP.HCM trong giai đoạn 1980 – 2017 .. 49
Hình 3.3. Biểu diễn phân bố khơng gian đối với a) Lượng mưa trung bình năm
và số ngày mưa; b) Hệ số biến thiên lượng mưa (CV) và hệ số tập trung lượng
mưa (PCI) tại TP.HCM trong giai đoạn 1980 – 2017..................................... 50
Hình 3.4. Đồ thị box-plot mơ tả lượng mưa theo tháng tại 11 trạm đo mưa trong
khu vực nghiên cứu giai đoạn 1980 – 2017 .................................................... 52
Hình 3.5. Biểu diễn phân bố lượng mưa trung bình năm và số ngày mưa vào a)
mùa khô và b) mùa mưa tại TP.HCM trong giai đoạn 1980 – 2017 .............. 54
Hình 3.6. Biểu diễn phân bố hệ số biến thiên lượng mưa (CV) và hệ số tập trung
lượng mưa theo thời gian (PCI) vào a) mùa khô và b) mùa mưa giai đoạn 1980
– 2017. ............................................................................................................. 55
Hình 3.10. Khoảng biến thiên giá trị hàng năm của các chỉ số cực đoan lượng
mưa tại 11 trạm quan trắc trong giai đoạn 1980 – 2017 ................................. 60
Hình 3.11. Biểu diễn phân bố không gian đối với các giá trị chỉ số cực đoan
lượng mưa trung bình trong giai đoạn hiện trạng 1980 – 2017 tại TP.HCM. 62
Hình 3.12. Xu thế biến đổi các chỉ số cực đoan lượng mưa trung bình khu vực
trong giai đoạn 1980 – 2017. Đường liền màu đỏ biểu diễn xu hướng tuyến tính
trong giai đoạn này. ......................................................................................... 64

iv


Hình 3.13. Biểu diễn phân bố khơng gian về mức độ ổn định và xu hướng chiếm
ưu thế đối với từng chỉ số cực đoan lượng mưa tại mỗi trạm quan trắc trong giai
đoạn hiện trạng 1980 – 2017. .......................................................................... 67

Hình 3.14. Xu thế biến đổi các chỉ số cực đoan nhiệt độ trong giai đoạn hiện
trạng (1980 – 2017) tại TP. HCM. Đường màu đỏ biểu diễn xu hướng tuyến
tính trong giai đoạn này................................................................................... 70
Hình 3.15. Biểu đồ so sánh nhiệt độ thấp nhất và cao nhất tại Tp.HCM đối với
giá trị mô phỏng và quan trắc trong giai đoạn 1980 – 2009. .......................... 71
Hình 3.16. Sự chênh lệch lượng mưa và nhiệt độ ở TP. HCM trong giai đoạn
tương lai so với giai đoạn hiện trạng............................................................... 72
Hình 3.17. Sự biến thiên theo thời gian của giá trị phần trăm thay đổi trung bình
theo khơng gian tương ứng với các chỉ số cực đoan mưa trên toàn bộ khu vực.
......................................................................................................................... 75
Hình 3.18. Biểu diễn phân bố khơng gian đối với sự thay đổi tương đối giữa
giai đoạn tương lai (2021 – 2050 và 2051 – 2080) và giai đoạn tham chiếu
(1980 – 2009) đối với chỉ số CDD, CWD, R20mm và R25mm. .................... 81
Hình 3.19. Tương tự Hình 3.18 nhưng đối với chỉ số R95p, RX1day, RX5day
và SDII ............................................................................................................ 82
Hình 3.20. Sự biến thiên theo thời gian của độ chênh lệch tuyệt đối giữa các chỉ
số cực đoan nhiệt độ trong giai đoạn tương lai (2021 – 2080) và trong giai đoạn
tham chiếu (1980 – 2009) tại trạm Tân Sơn Hòa............................................ 84

v


MỞ ĐẦU
1.

Đặt vấn đề
Thành phố Hồ Chí Minh (TP. HCM) là một trung tâm kinh tế – tài chính

lớn nhất Việt Nam, là đầu tàu kinh tế quan trọng, giữ vai trị tiên phong trong
cơng cuộc hiện đại hóa nền kinh tế trong nước. Trong nhiều năm qua, việc

chuyển đổi cơ cấu kinh tế Việt Nam từ một nền kinh tế chủ yếu dựa vào nông
nghiệp sang nền kinh tế hiện đại với sự phát triển của các ngành công nghiệp
và xây dựng, phát triển hệ thống bán lẻ, dịch vụ và du lịch, TP. HCM đã đạt
được sự tăng trưởng kinh tế liên tục, với mức tăng trưởng trên 10% ở hầu hết
mỗi năm trong hơn một thập kỷ, đóng góp hơn 30% tổng thu ngân sách quốc
gia, chiếm hơn 1/3 giá trị sản xuất công nghiệp và 1/5 kim ngạch xuất khẩu
toàn quốc (Ho Chi Minh City Statistical Office, 2017). Ngoài ra, TP. HCM
đang được biết đến là trung tâm khoa học và công nghệ của Việt Nam, với
đường lối phát triển chú trọng vào các ngành công nghiệp cơng nghệ cao liên
quan đến cơ khí, cơng nghệ thơng tin, dược phẩm, cơng nghiệp hóa chất và chế
biến thực phẩm. Do có vị trí địa lý thuận lợi, nằm trong khu vực châu thổ được
hình thành bởi sơng Đồng Nai và sơng Sài Gịn với trung tâm thành phố cách
Biển Đông khoảng 60 km, nên hầu hết các ngành công nghiệp và bến cảng ở
miền Nam Việt Nam đều tập trung tại TP. HCM hoặc các tỉnh lân cận, đưa TP.
HCM trở thành một trung tâm thương mại lớn với các tuyến hàng hải quốc tế
chiến lược. Tuy nhiên, bên cạnh tốc độ phát triển kinh tế thần tốc, TP. HCM
đang phải đối mặt với nhiều vấn đề thách thức như mật độ dân số ngày càng
tăng, mạng lưới cơ sở hạ tầng chịu nhiều áp lực để cung cấp đầy đủ dịch vụ cần
thiết, phát triển đô thị làm giảm khoảng không gian xanh và các hệ thống nước
tự nhiên của thành phố bị xâm lấn dẫn đến ngập lụt thường xuyên vào mùa
mưa. Ngoài ra, các hiện tượng khí hậu cực đoan cũng ảnh hưởng rất lớn đến

1


nền kinh tế của thành phố cũng như chất lượng cuộc sống của người dân nơi
đây.
Theo như bảng Chỉ số Tổn thương Toàn cầu (2017) do Bộ Hợp tác Kinh
tế và Phát triển (Cộng hịa Liên bang Đức) cơng bố thì Việt Nam xếp thứ 8
trong số các quốc gia bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi BĐKH và TP. HCM, nằm

trong nhóm 10 đơ thị lớn trên thế giới chịu ảnh hưởng nặng nề nhất từ BĐKH
(Kreft, Eckstein, & Melchior, n.d.). Số liệu quan trắc của Sở Tài nguyên và Môi
trường TP. HCM cho thấy từ năm 1978 – 2015 có 3 cơn bão trực tiếp và gián
tiếp ảnh hưởng đến TP. HCM (1997, 2006 và 2012), nhưng chỉ trong một năm
2017, đã có 2 cơn bão hướng vào Nam Bộ (bão Damrey và Tembin) cho thấy
tần suất xuất hiện bão tại miền Nam đang ngày càng gia tăng. Bên cạnh đó, nền
nhiệt độ trung bình tại thành phố cũng gia tăng khi số ngày nắng nóng xuất hiện
nhiều hơn cùng với những đợt nắng nóng kéo dài trong nhiều ngày. Chính sự
thay đổi mức nhiệt làm ảnh hưởng đến chế độ mưa tại thành phố. Cụ thể, trong
những năm gần đây, những trận mưa lớn mang tính chất cục bộ thường xuyên
xảy ra, kéo theo đó là sự gia tăng liên tục của mực nước trên sơng Sài Gịn gây
ngập nặng tại nhiều khu vực trong nội thành. Theo số liệu của Trung tâm Điều
hành Chương trình chống ngập nước TP. HCM thì cả thành phố hiện nay có 66
điểm ngập được thống kê, phân bố khắp các quận trong thành phố gây nên
những ảnh hưởng không nhỏ đến giao thông, các hoạt động kinh tế - xã hội và
đời sống sinh hoạt của người dân.
BĐKH sẽ dẫn tới những thay đổi về tần suất, cường độ, phạm vi không
gian, thời đoạn và thời gian của các hiện tượng thời tiết và khí hậu cực đoan,
và có thể dẫn đến các hiện tượng thời tiết và khí hậu khắc nghiệt chưa từng
thấy. Những thay đổi mang tính cực đoan đó có thể kéo theo những thay đổi
trong giá trị trung bình, phương sai, hoặc các mơ hình phân bố xác suất. Nhiều
hiện tượng thời tiết và khí hậu cực đoan có thể là kết quả của sự dao động khí

2


hậu tự nhiên. Biến thiên tự nhiên sẽ là một yếu tố quan trọng trong việc định
hình cho các cực đoan trong tương lai do ảnh hưởng của BĐKH gây ra. Do đó,
việc thực hiện nghiên cứu, phân tích xu thế biến đổi các cực đoan khí hậu trong
giai đoạn quá khứ đến hiện tại và dự đoán sự thay đổi trong tương lai của chúng

có thể giúp ích cho các nhà quản lý trong việc xây dựng chiến lược giảm nhẹ
tác động của BĐKH. Vì thế, các nghiên cứu về xu thế biến đổi các hiện tượng,
khí hậu cực đoan trong bối cảnh BĐKH đã nhận được sự chú ý ngày càng tăng
trong những năm gần đây, nhiều nghiên cứu đã được thực hiện ở nhiều nơi trên
thế giới, bao gồm Châu Á, Châu Phi, Châu Âu, Mỹ và Úc. Nhìn chung, trong
những nghiên cứu này, phương pháp kiểm tra phi tham số (Mann-Kendall và
độ dốc Sen) và bộ chỉ số cực đoan (Climate Change Indices) thường được sử
dụng để xác định xu thế thay đổi của các hiện tượng, khí hậu cực đoan (như
lượng mưa, nhiệt độ). Mặc dù, nhu cầu thông tin về xu thế biến đổi các hiện
tượng, khí hậu cực đoan trong bối cảnh BĐKH đang gia tăng, tính bền vững
của phát triển kinh tế và chất lượng cuộc sống, đặc biệt là ở các đô thị lớn, phụ
thuộc mật thiết vào khả năng quản lý các rủi ro liên quan đến các sự kiện cực
đoan, thì hiện nay số lượng và chất lượng các nghiên cứu, phân tích tồn diện
về xu thế và sự biến thiên của cực đoan khí hậu tại TP. HCM vẫn cịn hạn chế.
Vì vậy, nghiên cứu “Đánh giá ảnh hưởng của Biến đổi Khí hậu lên xu thế
biến đổi các hiện tượng khí hậu cực đoan (lượng mưa và nhiệt độ) tại thành
phố Hồ Chí Minh” được đề xuất thực hiện với mục tiêu tổng quát là xây dựng
các hình biểu diễn phân bố những thay đổi về cực đoan khí hậu tại TP. HCM
và đánh giá các tác động ảnh hưởng của BĐKH lên sự thay đổi này trong giai
đoạn tương lai. Kết quả nghiên cứu sẽ hỗ trợ cho các đề án quy hoạch và quản
lý bền vững tài nguyên nước đô thị, cũng như đề xuất giải pháp giảm nhẹ rủi ro
thiên tai do BĐKH tại TP. HCM.

3


2.

Mục tiêu nghiên cứu


2.1.

Mục tiêu tổng quát
Đánh giá ảnh hưởng của Biến đổi Khí hậu (BĐKH) lên xu thế các hiện

tượng khí hậu cực đoan (lượng mưa và nhiệt độ) tại Tp. HCM.
2.2.

Mục tiêu cụ thể
- Phân tích xu thế các hiện tượng khí hậu cực đoan giai đoạn hiện trạng

(1980 – 2017);
- Đánh giá ảnh hưởng của BĐKH đến xu thế các hiện tượng khí hậu cực
đoan trong giai đoạn tương lai (2021 – 2080).
3.

Phạm vi nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu áp dụng tại khu vực Thành phố Hồ Chí Minh (Hình 1),

vị trí địa lý tại miền Đơng Nam Bộ (10𝑜 10′ − 10𝑜 40′ vĩ độ Bắc và 106𝑜 20′ −
106𝑜 50′ kinh độ Đông) với tổng diện tích tự nhiên khoảng 2093,70 𝑘𝑚2 , bao
gồm 17 quận nội thành (tổng diện tích 440 𝑘𝑚2 ) và 5 huyện ngoại thành ( tổng
diện tích 1653,7 𝑘𝑚2 ).

Hình 1. Bản đồ khu vực nghiên cứu

4


4.


Nội dung nghiên cứu
Các nội dung nghiên cứu chi tiết được thực hiện trong đề tài gồm có:



Nội dung 1: Thu thập và tổng hợp tài liệu, số liệu về hiện trạng các

hiện tượng, khí hậu cực đoan và những ảnh hưởng đến kinh tế – xã hội tại
TP. HCM.
o Thu thập và tổng hợp thông tin, tài liệu, dữ liệu về đặc điểm tự nhiên,
kinh tế – xã hội, các hiện tượng khí hậu cực đoan và các tác động ảnh
hưởng tại khu vực TP. HCM;
o Tổng quan các kết quả nghiên cứu trong nước và quốc tế về vấn đề đánh
giá xu thế các hiện tượng khí hậu cực đoan dưới các tác động của
BĐKH;
o Thu thập, biên tập số liệu khí tượng (mưa và nhiệt độ) tại khu vực Tp.
HCM trong gian đoạn 1980 – 2017.


Nội dung 2: Phân tích xu thế các hiện tượng khí hậu cực đoan giai

đoạn hiện trạng (1980 – 2017)
o Đánh giá các đặc trưng thống kê mơ tả và tính tốn các chỉ số khí hậu
cực đoạn cho yếu tố lượng mưa và nhiệt độ;
o Phân tích xu thế biến đổi các hiện tượng khí hậu cực đoan (lượng mưa
và nhiệt độ);
o Thành lập hình biểu diễn phân bố xu thế các hiện tượng cực đoan (lượng
mưa và nhiệt độ).



Nội dung 3: Đánh giá ảnh hưởng của BĐKH đến xu thế các hiện

tượng khí hậu cực đoan trong giai đoạn tương lai (2021 – 2080)
o Cập nhật kịch bản BĐKH cho yếu tố lượng mưa và nhiệt độ dựa theo
kết quả mơ phỏng của các mơ hình khí hậu vùng từ dự án CORDEXEA;

5


o Tính tốn các chỉ số khí hậu cực đoan cho yếu tố lượng mưa và nhiệt
độ theo kịch bản BĐKH từ các mơ hình khí hậu khu vực trong dự án
CORDEX-EA;
o Phân tích xu thế các hiện tượng khí hậu cực đoan (lượng mưa và nhiệt
độ) theo kịch bản BĐKH;
o Đánh giá, phân tích ảnh hưởng của BĐKH đến xu thế hiện tượng khí
hậu cực đoan (lượng mưa và nhiệt độ).
5.

Ý nghĩa khoa học và thực tiễn

5.1.

Ý nghĩa khoa học
Đề tài đóng góp phương pháp luận trong nghiên cứu những ảnh hưởng của

BĐKH đến xu thế biến đổi các hiện tượng, khí hậu cực đoan (dựa trên hai yếu
tố lượng mưa và nhiệt độ), và áp dụng hiệu quả trong trường hợp nghiên cứu
cụ thể tại khu vực TP. HCM. Phương pháp nghiên cứu có thể được áp dụng cho
các địa phương khác và đóng góp cho lĩnh vực Khoa học & Công nghệ trong

nước một trường hợp nghiên cứu điển hình.
5.2.

Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả nghiên cứu sẽ là nguồn tài liệu tham khảo có cơ sở khoa học và

tính ứng dụng thực tiễn cho các nhà quản lý và quy hoạch đô thị khi thực hiện
các công tác quản lý bền vững tài nguyên nước, cũng như xây dựng kịch bản
ứng phó và thích nghi đối với ảnh hưởng của BĐKH đến xu thế biến đổi các
hiện tượng, khí hậu cực đoan tại khu vực TP. HCM trong tương lai.
Đề tài nghiên cứu là cơ hội để nhóm tác giả được học hỏi nâng cao kiến
thức, rèn luyện kỹ năng và nhận thức chuyên sâu hơn về vấn đề quản lý tài
nguyên nước trong bối cảnh BĐKH, cũng như tích lũy kinh nghiệm trong cơng
tác triển khai các đề tài, dự án nghiên cứu khoa học với mục tiêu định hình và
trở thành một trong những nhóm nghiên cứu mạnh trong lĩnh vực quản lý tài
nguyên nước và biến đổi khí hậu tại Việt Nam.

6


6.

Tính cấp thiết và tính mới của đề tài
Thời gian qua ở Việt Nam nói chung và thành phố Hồ Chí Minh nói riêng

lượng mưa và phân bố mưa thay đổi, các hiện tượng khí hậu thời tiết cực đoan
gia tăng cả về tần suất, mức độ và qui mô. Lượng mưa và phân bố mưa thay
đổi có thể gây lũ lụt nghiêm trọng vào mùa mưa và khô hạn vào mùa khô, tăng
mâu thuẫn trong khai thác và sử dụng tài nguyên nước, càng làm trầm trọng
thêm vấn đề an ninh nguồn nước trong bối cảnh tài nguyên nước đang chịu

nhiều áp lực từ các hoạt động phát triển thượng nguồn và tình trạng ơ nhiễm,
suy thối ở nhiều nơi do tốc độ phát triển kinh tế, xã hội ngày càng tăng. Do
đó, với kết quả nghiên cứu là những phân tích, đánh giá xu thế biến đổi khí hậu
và các hiện tượng cực đoan trong giai đoạn hiện trạng và dự báo sự thay đổi
trong tương lai dưới ảnh hưởng của BĐKH, cùng với hình biểu diễn phân bố
khơng gian tại khu vực nghiên cứu sẽ góp phần mô tả bức tranh tổng thể về
lượng mưa, nhiệt độ và các hiện tượng cực đoan trong tương lai tại thành phố
Hồ Chí Minh. Kết quả đề tài là cơ sở khoa học để các nhà quản lý, quy hoạch
đô thị tham khảo và đề xuất những kế hoạch phát triển bền vững cho TP. HCM,
đồng thời cũng là điều kiện cần thiết để thiết lập các phương án, kế hoạch ứng
phó rủi ro liên quan đến khí hậu cực đoan đối với con người, hệ sinh thái, cơ
sở hạ tầng và phát triển khả năng phục hồi thông qua các chiến lược thích ứng
cho từng khu vực tại TP. HCM.
Hiện nay, theo hiểu biết của nhóm tác giả, các đề tài nghiên cứu về xu thế
biến đổi của các hiện tượng, khí hậu cực đoan trong bối cảnh BĐKH tại Việt
Nam vẫn cịn hạn chế và vẫn chưa có nghiên cứu nào được thực hiện cho riêng
khu vực TP. HCM. Do đó, đề tài sẽ đóng góp khung nghiên cứu chi tiết, cũng
như là tiền đề phát triển cho những nghiên cứu tiếp theo trong tương lai về sự
thay đổi trong xu thế của các hiện tượng, khí hậu cực đoan khơng chỉ tại khu
vực TP. HCM mà cịn tại nhiều vùng khác nhau trên cả nước.

7


TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
1.1. TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1.1. Thuật ngữ
Dựa trên Báo cáo Đặc biệt (Special Report) của Ủy ban Liên Chính phủ
về Biến đổi Khí hậu (IPCC) và Báo cáo Rủi ro Toàn cầu (Global Risk Report)
được xuất bản bởi Diễn đàn Kinh tế Thế giới (World Economic Forum) (IPCC,

2012; WEF, 2019), một số thuật ngữ khoa học có liên quan đến vấn đề nghiên
cứu được giải thích như sau:
- Biến đổi khí hậu (Climate change): là sự thay đổi trạng thái của khí
hậu, có thể được xác định bởi những thay đổi về giá trị trung bình và/hoặc sự
biến thiên của các đặc tính khí hậu và tồn tại trong một khoảng thời gian dài
(thường là hàng thập kỷ hoặc lâu hơn);
- Sự kiện cực đoan (Extreme events): là một khía cạnh của biến đổi khí
hậu trong điều kiện khí hậu ổn định hoặc thay đổi, các sự kiện này được định
nghĩa là sự xuất hiện các giá trị cao hơn (hoặc thấp hơn) một giá trị ngưỡng
giới hạn trên (hoặc giới hạn dưới) của một biến thời tiết hoặc khí hậu;
- Thảm họa (Disasters): là sự thay đổi nghiêm trọng trong hoạt động bình
thường của cộng đồng hoặc xã hội do các sự kiện vật lý nguy hiểm tương tác
với các điều kiện xã hội dễ bị tổn thương, dẫn đến các tác động bất lợi đối với
con người, tài sản, nền kinh tế hoặc mơi trường tự nhiên, địi hỏi phải ứng phó
khẩn cấp ngay lập tức để đáp ứng các nhu cầu thiết yếu của con người và có
thể cần sự hỗ trợ từ bên ngoài để phục hồi;
- Rủi ro thảm họa (Disaster risk): là khả năng hay nguy cơ trong một
khoảng thời gian xác định có sự thay đổi nghiêm trọng đối với hoạt động bình
thường của cộng đồng hoặc xã hội do các sự kiện vật lý nguy hiểm tương tác
với các điều kiện xã hội dễ bị tổn thương, dẫn đến sự lan rộng các tác động bất
lợi đối với con người, tài sản, nền kinh tế hoặc mơi trường tự nhiên, địi hỏi

8


phải có phản ứng khẩn cấp ngay lập tức để đáp ứng các nhu cầu thiết yếu của
con người và có thể cần sự hỗ trợ từ bên ngồi để phục hồi. Rủi ro thiên tai xuất
phát từ sự kết hợp của các mối nguy vật lý và tính dễ tổn thương của các yếu
tố chịu ảnh hưởng và sẽ biểu thị nguy cơ gián đoạn nghiêm trọng các hoạt động
bình thường của xã hội khi thảm họa xảy ra;

- Quản lý rủi ro thảm họa (Disaster risk management): là các quy trình
thiết kế, thực hiện và đánh giá các chiến lược, chính sách và các biện pháp nâng
cao hiểu biết về rủi ro thiên tai, thúc đẩy giảm thiểu rủi ro thiên tai, và thúc đẩy
cải tiến liên tục các biện pháp phịng ngừa, ứng phó và khắc phục thảm họa,
với mục đích rõ ràng là tăng cường an ninh, phúc lợi, chất lượng cuộc sống và
phát triển bền vững.
Theo Báo cáo Đặc biệt (Special Report) của Ủy ban Liên Chính phủ về
Biến đổi Khí hậu (IPCC), các sự kiện thời tiết và khí hậu cực đoan khi tương
tác với các hệ thống tự nhiên và nhân tạo dễ bị tổn thương, có thể dẫn đến các
thảm họa mơi trường. Do đó, việc tìm hiểu và quản lý rủi ro bởi khí hậu cực
đoan nhằm thúc đẩy q trình thích ứng với biến đổi khí hậu hiện nay là một
thách thức lớn đang nhận được ngày càng nhiều sự quan tâm trên toàn cầu.
Ngoài ra, các thảm họa liên quan đến thời tiết và khí hậu cực đoan thường bao
gồm các yếu tố vật lý và cả khía cạnh xã hội. Nói cách khác, khơng chỉ những
thay đổi về tần suất và mức độ nghiêm trọng của các sự kiện vật lý mới ảnh
hưởng đến rủi ro thảm họa, mà cịn có sự đa dạng của các mơ hình tiếp xúc và
tổn thương theo thời gian và không gian. Vì vậy, cơ hội và thách thức trong vấn
đề quản lý và giảm thiểu rủi ro đối với các thảm họa môi trường liên quan đến
sự kiện thời tiết và khí hậu cực đoan có thể được nghiên cứu và phát triển ở
mọi quy mô, từ địa phương cho đến quốc tế.
Tuy nhiên, việc đánh giá rủi ro thường gặp khó khăn trong việc ước tính
nguy cơ và mức độ của các sự kiện cực đoan và tác động của chúng. Hơn nữa,
việc dự báo xu hướng và sự không chắc chắn về các mối nguy hiểm, sự phơi

9


nhiễm và tính dễ bị tổn thương liên quan đến biến đổi khí hậu khiến cho khả
năng ứng phó hoặc phục hồi ngày càng không đủ cơ sở để quản lý và điều
chỉnh. Do những thiếu sót của cách quản lý rủi ro thiên tai trong quá khứ và

chiều hướng mới của biến đổi khí hậu, yêu cầu cần phải cải thiện và tăng cường
đáng kể năng lực nghiên cứu, quản lý và ứng phó rủi ro thiên tai là một phần
tất yếu của quá trình phát triển. Những nỗ lực này sẽ hiệu quả hơn khi có sự kết
hợp giữa kinh nghiệm và thành công trong quản lý rủi ro thiên tai ở các khu
vực khác nhau, cùng với các phương pháp khoa học thích hợp để xác định rủi
ro, giảm thiểu, ứng phó và phục hồi sau thảm họa. Sự tham gia của các nhà
khoa học và các nhà quản lý vào việc nghiên cứu, lập kế hoạch, sử dụng kiến
thức và năng lực của địa phương và kết hợp với các chính sách và hành động
của quốc gia là rất quan trọng để giảm thiểu rủi ro thiên tai. Trong đó, việc sử
dụng các phương pháp phân tích bối cảnh và rủi ro thiên tai ở cấp địa phương
sẽ mang lại hiệu quả cụ thể trong quản lý rủi ro thiên tai dưới tác động của biến
đổi khí hậu hiện nay cho từng khu vực nghiên cứu.
1.1.2. Tổng quan về biến đổi khí hậu
1.1.2.1. Nguyên nhân

i.

Nguyên nhân tự nhiên
Nguyên nhân gây ra BĐKH do tự nhiên bao gồm thay đổi cường độ sáng

của Mặt Trời, xuất hiện các điểm đen Mặt Trời, các hoạt động núi lửa, thay đổi
đại dương, thay đổi quỹ đạo quay của Trái Đất. Với sự xuất hiện các điểm đen
làm cho cường độ tia bức xạ mặt trời chiếu xuống Trái Đất thay đổi, nghĩa là
năng lượng chiếu xuống mặt đất thay đổi làm thay đổi nhiệt độ bề mặt Trái Đất.
Cụ thể là từ khi tạo thành mặt trời đến nay gần 4,5 tỷ năm cường độ sáng của
Mặt Trời đã tăng lên hơn 30%. Như vậy có thể thấy khoảng thời gian khá dài
như vậy thì sự thay đổi cường độ sáng Mặt Trời là không ảnh hưởng đáng kể
đến BĐKH.

10



×