Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

BAI THU HOACH CHAN DOAN OTO pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.36 MB, 19 trang )

Bài thu hoạch chẩn đoán ôtô GVGD: Trần Phước Phú
TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ ĐÀ NẴNG
KHOA CƠ KHÍ
  
GVGD : Trần Phước Phú
Sinh viên : Lương Thế Vinh
Lớp : 09CK1B
Đà Nẵng, ngày 9 tháng 11 năm 2011
- 1 -
Bài thu hoạch chẩn đoán ôtô GVGD: Trần Phước Phú
Câu hỏi bài thu hoạch:
Câu 1: Nêu cấu tạo, hoạt động của ly hợp và hộp số (có hình vẽ )?
Trình bày những hư hỏng của ly hợp và hộp số, phân tích nguyên nhân
và các phương pháp kiểm tra những hư hỏng trên ?
Câu 2: Nêu cấu tạo, hoạt động của hệ thống nhiên liệu động cơ xăng
(có hình vẽ ) ? Trình bày những hư hỏng của hệ thống nhiên liệu động
cơ xăng, phân tích nguyên nhân và các phương pháp kiểm tra những hư
hỏng trên ?
BÀI LÀM
Câu 1 :
 BỘ LY HỢP (LY HỢP MA SÁT):
Cấu tạo : Gồm 3 bộ phận:
a) Phần chủ động gồm:
- Bánh đà: Bánh đà là chi tiết của động cơ đồng thời là chi tiết của
bộ phận chủ động của ly hợp, được làm bằng gang có tính dẫn
nhiệt cao. Bánh đà được bắt chặt với trục khuỷu, trên bề mặt
phẳng được gia công nhẵn làm bề mặt tiếp xúc của ly hợp, mép
ngoài có các lỗ ren để lắp vỏ ly hợp và có các chốt định tâm đảm
bảo độ đồng tâm giữa bánh đà với vỏ ly hợp.
- Vỏ ly hợp: Làm bằng thép dập có các lỗ để lắp và định vị tâm với
bánh đà. Trên vỏ có các gờ lồi hoặc lỗ để liên kết với đĩa ép và


bên trong có các gờ định vị lò xo ép.
- Đĩa ép: Làm bằng gang có khả năng dẫn nhiệt tốt. Mặt tiếp xúc
với đĩa bị động được gia công nhẵn, mặt đối diện có các gờ lồi
định vị lò xo ép và một số gờ có lỗ để lắp cần bẩy liên kết với vỏ
ly hợp.
- 2 -
Bài thu hoạch chẩn đoán ôtô GVGD: Trần Phước Phú
- Đòn mở: Làm bằng thép, một đầu có lỗ lắp với gờ có lỗ của đĩa
ép bằng chốt, ở giữa có lỗ lắp với bu lông định vị trên vỏ ly hợp
bằng đai ốc điều chỉnh và đầu còn lại có mặt phẳng hoặc bắt bu
lông chống mòn để tiếp xúc với ổ bi tỳ khi mở ly hợp. Loại đòn
mở có quả tạ ly tâm, nhằm tăng lực ép của đĩa ép khi ly hợp quay
ở tốc độ cao.
- Lò xo ép: Làm bằng thép loại lò xo hình trụ có 6- 9 cái, dùng để
ép chặt đĩa ép và đĩa ly hợp vào bánh đà (loại một lò xo ép dạng
màng dung trên ôt ô con là loại kết hợp lò xo ép và đòn mở ).
- 3 -
1. bánh đà
2. đĩa ma sát
3. đĩa ép
4. chốt nối cần bẩy với đĩa ép
5. chốt nối cần bẩy với giá đỡ
6. giá đỡ cần bẩy
7. cần bẩy
8. trục sơ cấp của hộp số
9. khớp trượt
10. vòng bi tì
11. then hoa
12. ló xo ép đĩa ly hợp
13. vỏ bộ ly hợp

Bài thu hoạch chẩn đoán ôtô GVGD: Trần Phước Phú
b) Phần bị động gồm:
- Đĩa ly hợp: Gồm moay ơ làm bằng thép có then hoa để lắp với
phần then hoa đầu trục sơ cấp phải. Đĩa thép được tán chặt bằng các
đinh tán với đĩa lò xo và các tấm ma sát làm bằng bột amiăng ép dây
đồng có hệ số ma sát lớn, độ bền cao và có tinh dẫn nhiệt cao. Các
lò xo giảm chấn lắp giữa moay ơ và đĩa thép nhằm đảm bảo dao
động xoắn của động cơ.
c) Cơ cấu điều khiển: Cơ cấu điều khiển ly hợp dùng để tách mở ly
hợp khi sang số bao gồm:
- Bàn đạp, thanh kéo (hoặc dây kéo) dùng để truyền lực đến đòn
bẩy.
- Đòn bẩy (hay càng cua) dùng để điều khiển khớp trượt và ổ bi tỳ
mở (cắt) ly hợp.
- 4 -
Bài thu hoạch chẩn đoán ôtô GVGD: Trần Phước Phú
Nguyên tắc hoạt động:
a) Trạng thái đóng: Khi người chưa tác dụng lực vào bàn đạp, dưới
tác dụng lực đẩy của các lò xo ép, thong qua đĩa ép đẩy đĩa ma sát ép
chặt lên bề mặt bánh đà. Nhờ ma sát trên mặt đĩa ma sát nên cả lò xo
ép, đĩa ép, đĩa ly hợp và bánh đà tạo thành 1 khối cứng để truyền
momen từ trục khuỷu động cơ đến trục bị động.
b) Ly hợp ở trạng thái mở:
Khi người lái tác dụng lực lên
bàn đạp ly hợp (khi cần sang số)
thông qua thanh kéo, các chốt và
đòn bẩy, đẩy khớp trượt và ổ bi
tỳ dịch chuyển dọc trục sơ cấp,
ép lên đùa các đòn mở, kéo đĩa
ép nén các lò xo ép, làm cho đĩa

ma sát rời khỏi bánh đà và ỏ
trạng thái tự do, momen của trục
khuỷu động cơ không truyền
qua được trục sơ cấp để cho
công việc sang số được dễ dàng.
Sau khi sang số xong, người lái
thôi tác dụng lực vào bàn đạp từ
từ để cho ly hợp về trạng thái
đóng như ban đầu.
- 5 -
1. bánh đà
2. đĩa ma sát
3. đĩa ép
6. giá đỡ cần bẩy
7. cần bẩy
8. trục sơ cấp
9. khớp trượt
12. lò xo ép
13. vỏ ly hợp
14. bàn đạp
15. thanh nối điều khiển ly
hợp.
Bài thu hoạch chẩn đoán ôtô GVGD: Trần Phước Phú
Hư hỏng và nguyên nhân hư hỏng của ly hợp:
1. Ly hợp bị trượt: Khi người lái thôi tác dụng lực vào bàn đạp
và tăng ga nhưng xe tăng tốc chậm, có mùi khét, xe káo tải yếu hoặc xe
không chuyển động.
 Nguyên nhân:
+ Đĩa ly hợp và đĩa ma sát mòn nhiều hoặc dính dầu mỡ.
+ Điều chỉnh sai hoặc không có khe hở các đầu đòn mở với ổ bi tỳ, hay

không có hành trình tự do.
+ Các lò xo ép mòn, giảm độ đàn hồi hoặc gãy.
2. Ly hợp mỏ (cắt) không dứt khoát: Khi người lai tác dụng lực
vào bàn đạp và giảm ga nhưng sang số khó có tiếng khua và rung giật ở
cụm ly hợp hoặc không sang số được.
 Nguyên nhân:
+ Đĩa ly hợp và đĩa ép bị vênh, lỏng đinh tán
+ Điều chỉnh sai hành trình tự do của bàn đạp, chiều cao các đầu đòn
mở không đều (khe hở ổ bi tỳ quá lớn).
3. Ly hợp hoạt động không êm, có tiếng ồn: Nghe tiếng khua
nhiều ở cụm ly hợp, xe vận hành bị rung giật.
 Nguyên nhân:
+ Các chi tiết mòn nhiều, thiếu dầu mỡ bôi trơn các chốt ổ bi …
+ Đĩa ly hợp mòn then hoa, nứt vỡ và chai cứng bề mặt ma sát, gãy yếu
các lò xo giảm chấn.
+ Điều chỉnh các đầu đòn mở không đều.
+ Các lò xo ép mòn, gãy.
+ Độn cơ và phải lắp không đồng tâm.
4. Bàn đạp ly hợp nặng và bị rung giật: Khi người lái tác dụng
lực vào bàn đạp thấy nặng và bị rung giật.
 Nguyên nhân:
+ Bàn đạp bị cong hoặc kẹt khô dầu mỡ.
+ Các chốt, khớp trượt khô thiếu mỡ bôi trơn.
+ Điều chỉnh các đầu đòn mở không đều.
+ Đĩa ly hợp và đĩa ép bị vênh.
- 6 -
Bài thu hoạch chẩn đoán ôtô GVGD: Trần Phước Phú
Phương pháp kiểm tra ly hợp:
a) Kiểm tra bên ngoài ly hợp:
- Dùng kính phóng đại để quan sát các vết nứt, chảy rỉ bên ngoài

cụm ly hợp.
- Kiểm tra tác dụng và hành trình của bàn đạp ly hợp.
b) Kiểm tra khi vận hành: Khi vận hành ôtô thử đạp ly hợp và sang
số, đồng thời lắng nghe tiếng kêu ồn khác thường ở cụm ly hợp,
nếu có tiếng ồn khác thường và ly hợp mở không dứt khoát hoặc
không còn tác dụng làm việc theo yêu cầu kĩ thuật, cần phải kiểm
tra điều chỉnh và sửa chữa kịp thời.
c) Kiểm tra các đầu đòn mở:
- Khi kiểm tra, ly hợp đã tháo ra ngoài ôtô, tiến hành gá lắp ly hợp
lên bề mặt phẵng. Dùng thước đo chiều sâu để đo khoảng cách từ
bề mặt phẳng tiếp xúc với đĩa ép đến đầu đòn mở (đầu tiếp xúc
với ổ bi tỳ).
- Đối với ly hợp đang lắp trên xe, dung căn lá để đo khe hở giữa
đầu đòn mở với ổ bi tỳ.
d) Kiểm tra hành trình tự do của bàn đạp: Dùng thước dài đo khoảng
cách từ vị trí bàn đạp chưa tác dụng lực đén vị trí ấn bàn đạp
bằng tay cho đến khi có lực cản lại (hơi nặng).
e) Kiểm tra hành trình công tác: Dùng thước đo khoảng cách từ vị
trí bàn đạp có lực cản (hết hành trình tự do) đến vị trí bàn đạp có
lực cản lớn (ly hợp mở hoàn toàn).
f) Kiểm tra đĩa ly hợp: Dùng thước cặp và đồng hồ so để đo độ mòn
và vênh của đĩa ly hợp so với tiêu chuẩn kĩ thuật (chiều cao tấm
ma sát so với đầu các đinh tán không nhỏ hơn 0.3mm, độ vênh
của đĩa không lớn hơn 0.8mm trên toàn bộ chu vi). Quan sát các
vết nứt, vỡ, lỏng các đinh tán.
g) Kiểm tra đĩa ép và mặt phẳng của bánh đà: Dùng đồng hồ so đo
độ mòn, vênh của bề mặt đĩa ép và bánh đà (độ vênh không lớn
hơn 0.2mm), dùng kính phóng đại kiểm tra các vết nứt.
h) Kiểm tra lò xo ép: Dùng thước cặp đo độ dài của lò xo ép so với
tiêu chuẩn (sai lệch không quá 3mm).

i) Kiểm tra cơ cấu điều khiển: Dùng kính phóng đại kiểm tra các vết
nứt, dung đồng hồ so để kiểm tra độ cong, vênh và dung thước
cặp kiểm tra mòn các lỗ, chốt. Sau đó so với tiêu chuẩn kĩ thuật.
- 7 -
Bài thu hoạch chẩn đoán ôtô GVGD: Trần Phước Phú
 HỘP SỐ CƠ KHÍ:
Cấu tạo hộp số:
a) Trục sơ cấp ( trục chủ động): Được làm bằng thép, chế tạo liền
với bánh răng chủ động và vành răng, có then hoa để lắp đĩa ly
hợp. đầu trục sơ cấp lắp với ổ bi ở đuôi trục khuỷu và được lắp
với ổ bi ở vỏ hộp số.
b) Trục thứ cấp (trục bị động): trục thứ cấp có các rãnh then hoa để
lắp các bánh răng gài số và các bộ đồng tốc di trượt. đầu trước
trục thứ cấp có một vòng bi đũa lắp vào hốc của bánh răng trên
trục sơ cấp, đầu sau lắp vào ổ bi cầu ở vỏ phải, co phần răng lắp
với bộ phận báo tốc độ và sô kilomet xe chạy, cuối trục lắp với
mặt bích lắp nối trục các đăng.
c) Trục trung gian: Được lắp vào hai ổ bi cầu trong vỏ hộp số, có
các bánh răng chế tạo liền với truc, có một bánh răng luôn ăn
khớp với bánh răng tren trục chủ động.
- 8 -
Bài thu hoạch chẩn đoán ôtô GVGD: Trần Phước Phú
d) Trục số lùi: Được lắp chặt trong vỏ hộp số có một bánh răng quay
trơn trên trục có hai vòng bi kim.
e) Vỏ và nắp hộp số:
- Vỏ và nắp hộp số chế tạo bằng gang hoặc hợp kim nhôm. Vỏ hộp
số dùng để chứa các cụm trục, bánh răng số và dầu bôi trơn (loại
dầu API GL có độ nhớt 75- 80 W). trên vỏ có các lỗ lắp các ổ bi
cầu, các lỗ ren để lắp mặt bích và nắp hộp số.
- Nắp hộp số dùng để chứa cơ cấu điều khiển hộp số, công tắc đèn

báo lui xe và đậy kín hộp số.
f) Cơ cấu điều khiển hộp số: Được lắp trong nắp hộp số, gồm có
cần điều khiển, các trục trơn, các càng sang số, bộ đồng tốc và cơ
cấu khóa hãm, định vị khi sang số (các bi hãm và lò xo). Cơ cấu
khóa hãm, định vị giúp cho việc sang số nhẹ nhàng, êm, và mỗi
lần sang số chỉ di trượt được một trục trượt và sang được một số.
- 9 -
Bài thu hoạch chẩn đoán ôtô GVGD: Trần Phước Phú
Nguyên tắc hoạt động của hộp số:
- khi động cơ hoạt động các bánh răng trên trục trung gian, trục số
lùi và trục sơ cấp luôn quay theo trục khuỷu của động cơ, các
bánh răng trên trục thứ cấp không quay (vị trí số 0).
- Khi sang số người lái tác dụng lực qua cần điều khiển làm cho
nạng gài số dịch chuyển trên trục trượt đẩy bánh răng trên trục
thứ cấp dịch chuyển vào ăn khớp với bánh răng trên trục trung
gian (hoặc đẩy bộ đồng tốc vào ăn khớp với bánh răng quay trơn
trên trục thứ cấp) làm cho trục bị động quay, momen được truyền
tù trục sơ cấp đến trục thứ cấp.
Đường truyền ăn khớp của các bánh răng khi sang số:

Vị trí số trung gian (số N) vị trí số 1

Vị trí số 3 vị trí số lùi
- 10 -
Bài thu hoạch chẩn đoán ôtô GVGD: Trần Phước Phú
Bộ đồng tốc:
- Bộ đồng tốc có tác dụng làm đồng đều tốc độ của trục bị động
với bánh răng cần sang số để cho việc sang số êm dịu và dể dàng.
- Tác dụng đồng tốc được tạo ra là do hai vành răng đồng tốc, mặt
côn trong của hai vành răng này ăn khớp với hai mặt côn ngoài

của các bánh răng khi vào số.
- Vành răng trong của khớp trong ăn khớp với các vành răng ngoài
khi vào số. Trên khớp trượt có lắp tấm hãm luôn bị bung ra do hai
lò xo đẩy tấm hãm tỳ lên vành răng.
- Khi sang số khớp trượt đẩy về phía trái hoặc phải làm cho mặt
côn của các vành răng tiếp xúc với nhau tạo momen ma sát làm
giảm tốc độ của bánh răng cần sang số về bằng tốc độ của khớp
trượt để cho khớp trượt vào ăn khớp với các vành răng ngoài của
bánh răng làm cho trục bị động quay.
Những hư hỏng và nguyên nhân hư hỏng của hộp số:
1. Sang số khó khăn: Khi người lái điều khiển cần sang số
cảm thấy nặng hơn bình thường và có tiếng kêu.
 Nguyên nhân:
+ Càng sang số và trục trượt mòn, cong.
+ Bộ đồng tốc mòn, kẹt hoặc các vòng đệm, phanh hãm các bánh
răng mòn, gãy.
+ Các ổ bi mòn làm lệch tâm các trục của hộp số.
+ Ly hợp mở không dứt khoát.
- 11 -
Bài thu hoạch chẩn đoán ôtô GVGD: Trần Phước Phú
2. Hộp số tự nhảy số: Khi ôt ô vận hành, người lái không
điều khiển cần sang số, nhưng phải tự động nhảy về số
khác.
 Nguyên nhân:
+ Cơ cấu khóa hãm, thanh trượt mòn, lò xo hãm gãy yếu.
+ Bộ đồng tốc mòn tấm hãm hoặc bi hãm, mòn các răng ăn khớp.
+ Các ổ bi mòn hoặc vỡ.
+ Các càng gài số mòn, hành trình tự do quá lớn.
3. Hộp số hoạt động không êm, có tiếng ồn khác thường:
Nghe tiếng ồn, khua nhiều ở hộp số khi xe vận hành.

 Nguyên nhân:
+ Các trục, bánh răng mòn và các đệm, phanh hãm cong, mòn,
gãy.
+ Dầu bôi trơn thiếu.
+ Các ổ bi bị mòn, vỡ, khe hở các cặp bánh răng lớn.
+ Các lò xo ép mòn, gãy.
+ Động cơ và trục sơ cấp hộp số lắp không đồng tâm.
4. Hộp số chảy, rỉ dầu bôi trơn: Bên ngoài hộp số chảy, rỉ
dầu.
 Nguyên nhân:
+ Vỏ hộp số bị nứt
+ Bề mặt lắp ghép bị nứt, joăng đệm hỏng.
+ Bu lông hãm chờn, hỏng, phớt chắn dầu đầu trục sơ cấp và thứ
cấp hỏng.
5. Hộp số quá nóng: Sờ bên ngoài hộp số thấy quá nóng, hộp
số bốc hơi.
 Nguyên nhân: Thiếu dầu bôi trơn, dầu bôi trơn bẩn.
Phương pháp kiểm tra hộp số:
a) Kiểm tra khi sang số: Điều khiển cần sang số vào đủ các số khi
động cơ chưa hoạt động và khi động cơ hoạt động. Nếu khi sang
số khó, bị kẹt, có tiếng kêu khác hoặc hộp số làm việc không êm,
có tiếng kêu cần kiểm tra sửa chữa.
b) Kiểm tra bên ngoài hộp số: Dùng kính phóng đại để kiểm tra các
vết nứt bên ngoài vỏ và nắp hộp số.
- 12 -
Bài thu hoạch chẩn đoán ôtô GVGD: Trần Phước Phú
c) Kiểm tra vỏ và nắp hộp số: Dùng thước cặp và panme để đo độ
mòn của các lỗ so với tiêu chuẩn kĩ thuật (không lớn hơn
0,05mm) và đo độ vênh của bề mặt nắp so với tiêu chuẩn (không
lớ hơn 0,01mm). Dùng kính phóng đại quan sát vết nứt bên ngài

vỏ và nắp hộp số.
d) Kiểm tra các trục của hộp số: Dùng thước cặp, panme, đồng hồ so
để đo độ mòn, cong của trục (không lớn hơn 0,05mm) và phanh
hãm. Dùng kính phóng đại kiểm tra vết nứt của trục.
e) Kiểm tra các bánh răng: Dùng thước cặp, panme, đồng hồ so để
đo độ mòn của các bánh răng (độ mòn, vênh không quá
0,03mm).Dùng kính phóng đại kiểm tra vết nứt.
f) Kiểm tra cơ cấu điều khiển: Dùng kính phóng đại kiểm tra vết
nứt, dùng căn lá, đồng hồ so kiểm tra độ mòn, cong của các càng
sang số, bộ đồng tốc và trục trượt.
- 13 -
Bài thu hoạch chẩn đoán ôtô GVGD: Trần Phước Phú
Câu 2 :
Cấu tạo hệ thống nhiên liệu động cơ xăng:
Hệ thống nhiên liệu động cơ xăng bao gồm các bộ phận sau: Bầu lọc
không khí, thùng chứa xăng, các bầu lọc xăng, bơm xăng, đường ống
dẫn xăng, bộ chế hòa khí, ồng hút, ống xả và bình tiêu âm.
1. thùng nhiên liệu
2. ống dẫn nhiên liệu
3. bơm nhiên liệu
4. bầu lọc thô
5. bầu lọc tinh
6. bầu lọc không khí
7. bộ chế hòa khí
8. cụm ống nạp
9. cụm ống xả
10. đồng hồ báo
nhiên liệu
11. bầu giảm thanh
Sơ đồ hệ thống nhiên liệu động cơ xăng dùng bộ chế hòa khí.

Nguyên lý hoạt động:
Khi động cơ làm việc, bơm xăng hút xăng từ thùng chứa, qua ống dẫn
xăng vào bầu lọc đi lên bộ chế hòa khí. Trong kì nạp của động cơ
không khí từ bên ngoài trời đi vào bầu lọc không khí rối qua bộ chế
hòa khí hòa trộn với xăng tạo thành hòa khí, sau đó hòa khí theo ống
hút qua xupap nạp vào xylanh động cơ. Sản phẩm cháy sau khi giản nở
sinh công trong xylanh được đưa ra ngoài qua ống xã và ống giảm
thanh.
- 14 -
Bài thu hoạch chẩn đoán ôtô GVGD: Trần Phước Phú
Những hư hỏng - nguyên nhân hư hỏng hệ thống nhiên liệu động
cơ xăng và phương pháp kiểm tra hư hỏng:
a) Tiếng gõ, ồn của hệ thống nhiên liệu:
- Bộ chế hòa khí có tiếng gõ, ồn khác thường: Động cơ hoạt động
có tiếng gõ, ồn khác thường ở bộ chế hòa khí.
 Nguyên nhân:
+ Các cầu dẫn động cong hoặc mòn.
+ Đặt lửa quá sớm, nổ dội ngược lại bộ chế hòa khí.
- Bơm xăng có tiếng gõ, ồn khác thường: Động cơ hoạt động có
tiếng gõ, ồn khác thường ở cụm bơm xăng, đặc biệt khi tốc độ lớn
tiếng ồn càng rõ.
 Nguyên nhân:
+ Khe hở lớn giữa chốt và cần bơm.
+ Cần bơm cong, nứt, gãy.
+ Hỏng lò xo cần bơm.
- 15 -
Bài thu hoạch chẩn đoán ôtô GVGD: Trần Phước Phú

Phương pháp kiểm tra:
+ Kiểm tra vết nứt, rỉ bên ngoài các bộ phận của hệ thống.

+ Vận hành động cơ đến nhiệt độ tiêu chuẩn.
+ Tiến hành quan sát bên ngoài và nghe âm thanh, bơm xăng và bộ
chế hòa khí, thay đổi tốc độ động cơ để xác định tiếng gõ của các
chi tiết.
+ Tổng hợp âm thanh, so sánh với tiêu chuẩn và loại trừ dần để xác
định các chi tiết hư hỏng.
b) Bộ phận cung cấp và độ kín của hệ thống nhiên liệu:
- Các bộ phận có sự chảy rỉ nhiên liệu: Mức tiêu hao nhiên liệu
tăng, có mùi xăng bên ngoài các bộ phận.
 Nguyên nhân:
+ Bơm xăng nứt, vỡ.
+ Các đầu nối và đường ống nứt, hở, hỏng ren.
+ Các cổ trục và bạc lót mòn nhiều.
+ Đường ống dẫn nứt, hở, chảy rỉ.
- Bơm xăng không bơm được xăng hoặc bơm yếu: Không có xăng
lên bộ chế hoặc xăng lên yếu.
 Nguyên nhân:
+ Màng bơm bị chùng, than bơm nứt vỡ, lò xo yếu.
+ Màng bơm thủng, lò xo gãy.
- Bộ chế hòa khí cung cấp hòa khí quá loãng hoặc chảy xăng: Động
cơ khó khởi động, công suất giảm, nhiệt độ động cơ tăng.
 Nguyên nhân:
+ Bộ chế nứt, hở, vênh bề mặt lắp ghép.
+ Các đường ống chân không thủng hở.
+ Mòn, vênh van kim gây chảy xăng.

Phương pháp kiểm tra hư hỏng:
+ Kiểm tra vết nứt, rỉ bên ngoài các bộ phận của hệ thống.
+ Vận hành động cơ và kiểm tra bên ngoài các đường ống, bơm
xăng và bộ chế.

+ Tiến hành kiểm tra bên ngoài và kiểm tra độ kín riêng từng bộ
phận, loại trừ dần để xác định hư hỏng.
- 16 -
Bài thu hoạch chẩn đoán ôtô GVGD: Trần Phước Phú
c) Bộ chế hòa khí:
- Động cơ không nổ được khi mở hết cánh bướm gió: Đóng bướm
gió động cơ nổ bình thường, nhưng khi mở cánh bướm gió và tăng
ga động cơ chết máy.
 Nguyên nhân:
+ Đường ống nạp hoặc bộ chế bị vênh nứt, hở.
+ Thiếu nhiên liệu, mức xăng điều khiển thấp.
+ Tắc bẩn vòi phun chính.
- Động cơ khởi động nổ được nhưng không chạy không tải được:
Động cơ khởi động nổ bình thường, nhưng không nổ được ở chế độ
không tải, chỉ hoạt động ở tốc độ cao.
 Nguyên nhân:
+ Đường ống nạp hoặc bộ chế hở.
+ Mức xăng điều chỉnh cao, thừa xăng hoặc tắc bẩn giclo không khí.
+ Tắc bẩn đường xăng không tải.
- Động cơ hoạt động yếu ở chế độ tải lớn: Tăng tốc chậm, không đạt
tốc độ lớn nhất, có nhiều khói trắng, hoặc khí xả co nhiều khói đen,
có mùi xăng và tiếng nổ nhiều ở ống xả.
 Nguyên nhân:
+ Bơm làm đậm mòn hỏng, thiếu xăng hoặc van làm đậm tắc bẩn.
+ Thừa xăng do bơm làm đậm điều chỉnh sai.
- Động cơ hoạt động yếu ở chế độ tăng tốc: tăng tốc chậm, không
đạt tốc độ lớn nhất, có nhiều khói trắng.
- 17 -
Bài thu hoạch chẩn đoán ôtô GVGD: Trần Phước Phú
 Nguyên nhân:

+ Bộ chế hòa khí, đường ống nạp hở.
+ Bơm tăng tốc mòn hỏng.
+ Vòi phun tăng tốc tắc bẩn.
+ Van xăng vào và ra bị hở.
- Động cơ tiêu hao nhiên liệu nhiều: Nhiên liệu tiêu hao nhiều hơn
so với bình thường, khí xả có màu đen và có mùi xăng.
 Nguyên nhân:
+ Bộ chế điều chỉnh sai, mức xăng cao.
+ Bơm tăng tốc, van làm đậm điều chỉnh sai.
+ Các giclo mòn nhiều, bướm gió kẹt không mở hoàn toàn.
Bộ chế hòa khí K88-A

Phương pháp kiểm tra hư hỏng:
+ Kiểm tra vết nứt, rỉ bên ngoài các bộ phận của hệ thống.
+ Vận hành động cơ và kiểm tra hoạt động của bộ chế ở mọi chế độ.
+ Quan sát và phân tích khí xả của động cơ.
+ Kiểm tra bên ngoài các bộ phận và bộ chế, loại trừ dần để xác
định chi tiết hư hỏng.
- 18 -
Bài thu hoạch chẩn đoán ôtô GVGD: Trần Phước Phú
d) Hệ thống phun xăng:
- Động cơ không nổ được và đèn báo lỗi check engine sang: Khởi
động động cơ nhưng không nổ được.
 Nguyên nhân:
+ Đường ống nạp hở.
+ Bơm xăng mòn hỏng, giảm áp suất, thiếu xăng.
+ Tắc bẩn vòi phun.
+ ECU, rơle, các cảm biến bị hỏng.
- Động cơ hoạt động yếu ở chế độ tải lớn hoặc tăng tốc: Tăng tốc
chậm, không đạt tốc độ tối đa, có nhiều khói trắng.

 Nguyên nhân:
+ Tắc bẩn vòi phun.
+ Áp suất bộ điều áp thấp.
+ Cảm biến, ECU làm việc không chính xác.
+ Hệ thống đánh lửa quá muộn, bugi hỏng.
- Động cơ tiêu hao nhiên liệu nhiều: Nhiên liệu tiêu hao nhiều hơn
so với bình thường, khí xả có màu đen và có mùi xăng.
 Nguyên nhân:
+ Vòi phun mòn nhiều.
+ Bộ điều áp sai, áp suất quá lớn.
+ Đánh lửa quá sớm, bugi hỏng.

Phương pháp kiểm tra hư hỏng:
+ Kiểm tra các vết nứt, chảy rỉ bên ngoài hê thống.
+ Vận hành động cơ và kiểm tra hoạt động của hệ thống ở mọi chế
độ làm việc.
+ Quan sát và phân tích thành phần khí xả.
+ Tiến hành kiểm tra bên ngoài và hoạt động của hệ thống, loại trừ
dần để xác định bộ phận hư hỏng.
  
( xong- mệt)
Email :
Gmail :
- 19 -

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×